Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

tham luan nâng cao chat lương dạy học môn vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.2 KB, 5 trang )

THAM LUẬN VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bậc trung
học cơ sở là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu được của đổi mới giáo dục phổ thông hiện
nay.
Mục đích của quá trình đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hoá hoạt động học tập của học
sinh. Dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh dựa trên nguyên tắc giáo viên giúp học
sinh tự khám phá trên cơ sở tự giác và được tự do (tự suy nghĩ, tranh luận, đề xuất vấn đề đang
giải quyết). Cụ thể hơn, dạy học tích cực hoá là nhằm tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu,
phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác và được tự do, được tạo khả năng và điều kiện
chủ động trong hoạt động nhận thức.
Như vậy người giáo viên đồng thời phải là người tổ chức, chuẩn đoán, người hướng dẫn, học sinh
trở thành người khám phá, người thực hiện và giải quyết vấn đề.Các hình thức đánh giá kết quả
học tập của học sinh ảnh hưởng sâu sắc tới phương pháp dạy học. Đánh giá và thi cử như thế nào
sẽ có lối dạy tương ứng như thế đó. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một
cách đồng bộ đổi mới từ nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến
kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. Kiểm tra đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất
lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để diều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học
và quản lý giáo dục. Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về mặt chất lượng đào tạo
gây tác hại to lón trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu
cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính
xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực
sáng tạo trong học tập.
Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong đổi mới giáo
dục phổ thông. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để không những kiểm tra được kiến thức của học sinh
mà còn kiểm tra được các kỹ năng, năng lực hành động của học sinh trong môi trường gắn với
thực tiễn cuộc sống xã hội.
II. ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC
1.Thực trạng:


Trong thực tế lâu nay việc kiểm tra đối với môn Vật lý có hiện tượng thiên về KTĐG mức độ tiếp
thu và vận dụng kiến thức của người học thông qua chủ quan đánh giá của người dạy. Vì vậy việc
KTĐG kết quả học tập còn chưa có tác dụng mạnh mẽ, kích thích, động viên học sinh nỗ lực học
tập, hoặc ra đề quá khó làm cho học sinh có học lực từ trung bình trở xuống đễ chán hoặc ra đề
quá dễ sẽ dẫn đến học sinh có tâm lí thoả mãn, kém nỗ lực phấn đấu.
KTĐG mới chỉ tập trung vào việc GV đánh giá HS, ít tạo điều kiện cho HS tự đánh giá mình và
đánh giá lẫn nhau. Nhiều giáo viên ra đề kiểm tra với mục đích làm sao để chấm dễ, chấm nhanh
nên kết quả đánh giá chưa khách quan. Một bộ phận giáo viên chưa nắm vững yêu cầu đổi mới
KTĐG, việc KTĐG chủ yếu được tiến hành tự phát theo kinh nghiệm của từng giáo viên, một bộ
phận không nhỏ chưa bám sát mục tiêu môn học, chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình.
Những năm gần đây, xu thế áp dụng hình thức kiểm tra rắc nghiệm phát triển khá mạnh trong các
trường học, môn học. Hình thức kiểm tra này được giáo viên và học sinh hưởng ứng và áp dụng
khá tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa cân đối giữa hình
thức tự luận với trắc nghiệm, có biểu hiện đơn điệu hoặc lạm dụng hình thức trắc nghiệm làm
giảm hiệu quả KTĐG.
Tình trạng thiếu khách quan trong KTĐG vẫn còn khá phổ biến. Bệnh thành tích và thói quen dạy
học thụ động, nặng đối phó với thi cử còn khá phổ biến. Kết quả thực hiện cuộc vận động “Hai
không” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và
Đào tạo một phần quan trọng phụ thuộc vào việc bảo đảm khách quan, chính xác công bằng trong
KTĐG, thi cử.
2. Giải pháp thực hiện
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một việc làm cần thiết trong quá
trình dạy và học. Thông qua kiểm tra, GV có thể đánh giá một cách chính xác kết quả học tập
của học sinh.
Để thực hiện tốt việc đổi mới đánh giá kết quả HS của HS, GV cần phải:
1. Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình.
2. Ra đề kiểm tra theo ma trận thể hiện ở 3 nội dung: Biết - Hiểu - Vận dụng. Tốt nhất nên ra
theo tỉ lệ 3:3:4.
3. Khi ra đề thì phối hợp giữa TNKQ và tự luận (tuỳ theo nôị dung chương, bài, khối lớp mà
có thể ra theo tỉ lệ: 7/3; 6/4; 5/5).

Tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá trong thực tế còn gặp những khó khăn:
- Đối với khối 6,7,8 do PPTC có 1 tiết/tuần, không có tiết bài tập nên việc rèn luyện kĩ năng
diễn đạt cũng như kĩ năng tính toán còn hạn chế.
- Trong một lớp học còn quá đông HS.
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đồng bộ.
Từ những khó khăn trên nên dẫn tới việc kiểm tra đánh giá cũng có những trở ngại
nhất định.
1. Kiểm tra miệng: Không thể tiến hành kiểm tra miệng (vấn đáp) tất cả HS. Về
nguyên tắc cách kiểm tra này cho phép đánh giá chính xác trình độ kiến thức, kĩ năng và
năng lực của HS. Tuy nhiên, thực tế là chưa thể thực hiện được. Vì vậy ngoài kiểm tra vấn
đáp, GV còn sử dụng phiếu học tập hoặc bài kiểm tra trên giấy.
2. Kiểm tra TN thực hành: Như đã nói ở trên, dụng cụ TN chưa đồng bộ, phòng lại
quá chật, bàn ghế thì sát nhau. Trong kiểm tra TNTH đòi hỏi mọi HS phải tham gia. Từ đó
HS tranh giành nhau làm việc (để không bị trừ điểm) nên đã dẫn tới có khi kết quả thực
hành chưa xong. Từ thực trạng đó, GV cho HS làm TNTH trước, ghi kết quả vào vở nháp,
sau đó, phát mẫu báo cáo thực hành cho từng HS để mỗi HS tự trả lời câu hỏi và xử lí số
liệu theo kết quả đã ghi. Tránh tình trạng HS làm chung cả nhóm hoặc vừa làm TN vừa ghi
báo cáo, tạo cơ hội cho HS dễ quay cóp, bài giống nhau.
3. Kiểm tra viết:
a. Kiểm tra 15 phút:
- Bài kiểm tra có thể tiến hành vào đầu hoặc cuối tiết học.
- Nội dung: Thường kiểm tra 1 hoặc 2 bài mới học.
- Hình thức: Phối hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. Tuỳ theo nội dung bài, khối lớp
mà GV có thể ra theo tỉ lệ: 7/3; 6/4 hoặc 5/5.
b. Kiểm tra 1 tiết:
- Bài kiểm tra viết 1 tiết thường được tiến hành sau một chương hoặc một số bài.
- Để kiểm tra thường phối hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận theo tỉ lệ trên cơ
sở xây dựng ma trận của đề.
• Nhận biết: là trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ HS có thể nhận ra
một khái niệm, một đại lượng, một công thức, một sự vật, một hiện tượng (chiếm

30%).
• Thông hiểu: là trình độ nhận thức cao hơn nhận biết, thể hiện ở
chỗ HS phải nắm ý nghĩa, những mối quan hệ của nhẫn nội dung đã biết (chiếm 30%).
• Vận dụng: Trình độ này đòi hỏi HS phải biết sử dụng kiến thức
và kĩ năng đã “biết’ và”hiểu” để giải quyết một tình huống mới, nghĩa là phải biết di
chuyển kiến thức và kĩ năng từ tình huống quen thuộc sang tình huống mới. Đây là
trình độ nhận thức đòi hỏi có sự sáng tạo của HS (chiếm 40%).
- Trong trắc nghiệm khách quan thì có thể ra đề dưới nhiều hình thức:
• TNKQ nhiều lựa chọn.
• TN điền khuyết
• TN đúng , sai
• TN ghép cột, dòng
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một việc làm hết sức quan trong. Nó không
chỉ có tác dụng giúp GV biết được tình hình học tập, phấn đấu của HS, hiệu quả của việc
dạy và học, mà nó còn tác dụng điều chỉnh quá trình dạy học, động viên, khuyến khích HS
trong học tập. Vì vậy, GV cần phải đổi mới các hình thức kiểm tra để đánh giá đúng thực
chất của HS.
3. Kết quả đạt được:
- Đánh giá được thực lực của học sinh, để từ đó có hướng giảng dạy phù hợp với từng đối
tượng.
- Giúp học sinh có chú ý hơn trong quá trình học tập.
- Tạo cho học sinh có được những suy luận, lập luận, có được sự tự tin khi phát biểu trước
đám đông.
- Trong tiết học, học sinh hứng thú hơn, sinh động hơn và tích cực hơn.
- Giáo viên cũng tạo cho học sinh phát huy tính tư duy và sáng tạo.
- Học sinh có thể nắm được khối lượng kiến thức khá lớn và có cách học mới để đạt kết quả
cao.
- Giáo viên nhẹ nhàng hơn trong khâu chấm bài.
4. Bài học kinh nghiệm:
- Đối với những câu hỏi ở giữa bài mang tính chất phân tích tổng hợp hay vận dụng kiến thức

trả lời thì giáo viên nên gợi ý và cho điểm khuyến khích.
- Trong một đề kiểm tra nên phân theo thang điểm 4 – 6 hay 7 – 3 để số lượng câu trắc nghiệm
nhiều, đối với câu tự luận thì ở mức độ phân tích, tổng hợp hoặc đánh giá để học sinh vận
dụng kiến thức giải quyết vấn đề có thể hạn chế những câu hỏi tái hiện kiến thức.
- Phải trộn đề trắc nghiệm (theo mã đề) để tránh việc trao đổi của học sinh.
5. Kiến nghị:
- Trong đề kiểm tra học kì có thể có 2 hoặc 3 hình thức (trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm
khách quan hay phương pháp quan sát). Không nên chỉ có một hình thức là tự luận.
- Cần trang bị đồ dùng dạy học và dụng cụ thí nghiệm cho môn Vật lý đủ số lượng, đảm
bảo tính chính xác, đồng bộ để kết quả học tập của bộ môn được nâng cao hơn..
6. Những việc cần làm ngay để giúp đỡ HS yếu kém và đề xuất :
1. Trong trường, trước mắt tăng cường phụ đạo HS yếu kém, nhằm lấp lỗ hổng của tình
trạng ngồi nhầm lớp và bệnh thành tích để lại(vấn đề nầy không chỉ giáo viên mà đòi hỏi cả địa
phương, phụ huynh cùng nhau bàn bạc tháo gỡ)
2.Các biện pháp giúp đỡ HS yếu kém phải nghiên cứu một cách khoa học phổ biến rộng rãi
cho mọi người cùng áp dụng nhằm hạn chế dần tình trạng học sinh học yếu kém.
3.Huy động gia đình, xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm với nhà trường trong việc khắc phục
tình trạng học sinh học yếu kém.
4. Kết quả giáo dục, sản phẩm của giáo dục được tạo ra từ một quá trình và do nhiều người
, nhiều cấp thực hiện và còn do nhiều nguyên nhân khác từ bên ngoài tác động vào. Do đó chất
lượng HS của mỗi lớp không phải là thành quả riêng, cũng không phải là tai hoạ riêng của giáo
viên phụ trách dạy các bộ môn của lớp đó, của giáo viên chủ nhiệm lớp đó cho nên nhà trường,
nghành giáo dục phải linh hoạt, sâu sát hơn trong việc đánh giá giáo viên.
5. Cần nghiên cứu kĩ để đưa ra chỉ tiêu phù hợp thực tế, không nên đối chiếu, so sánh với
năm trước để tránh tình trạng chạy theo chỉ tiêu. Có như vậy mới khắc phục dần dần HS yếu kém
được.
6. Phải tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm có nề nếp và nghiêm túc để giáo viên phân
tích, đánh giá kết quả đạt được của học sinh từ đó có chỉ tiêu phấn đấu cho phù hợp.
Đông Nam, ngày 5 tháng 10 năm 2010
Người viết

Trịnh Quốc Trung

×