Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn nâng cao chất lượng dạy học môn vật lý 9 qua tiết bài tập vận dụng định luật ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.04 KB, 13 trang )

Phòng giáo dục đào tạo huyện Mỹ hào
Trường THCS thị trấn Bần
Tổ :KHTN
Sáng kiến kinh nghiệm
ĐỂ DẠY TỐT MỘT TIẾT BÀI TẬP VẬT LÝ 9
Người thực hiện : Phan Thị Hằng
Trường THCS thị trấn Bần
Tổ :KHTN
Tháng 5 năm 2007-2008
Nâng cao chất lượng dạy học môn vật lý 9
QUA TIẾT BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM
VÀ CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN
A-MỞ ĐẦU:
I-Lý do chọn đề tài
Hưởng ứng cuộc vận động ( Hai không ) của bộ trưởng bộ giáo dục .Người
thầy cần phải có những đổi mới về tư duy sao cho phù hợp với sự phát triển chung
của toàn xã hội
Một trong những mục tiêu quan trọng đó là việc nâng cao chất lượng dạy
học trong nhà trường chính là công tác đổi mới phương pháp dạy học được thể
hiện ở việc tích cực hoá các hoạt đông tiếp thu kiến thức của học sinh .Để làm
được điều đó thì người thày phải gây được hứng thú học tập cho học sinh ,phải biết
khai thác những tiềm năng của các em ,thày phải biết hướng dẫn học sinh tìm tòi
,nghiên cứu ,phán đoán ,suy luận đi đến hiểu vấn đề và giải quyết vấn đề .Học sinh
áp dụng những hiểu biết để linh hoạt giải các bài tập liên quan như bài toán
thuận ,bài toán nghịch ,bài toán tổng hợp .
Vì vậy nếu học sinh không nắm vững được các công thức và phương pháp
giải một bài tập vật lý thì sẽ khó khăn trong việc giải quyết các bài tập vật lý nói
chung và bài tập vận dụng định luật ôm và công thức tính điện trở dây dẫn nói
riêng .
Trong quá trình giảng dạy môn vật lý ở cấp trung học cơ sở ( Đặc biệt ở lớp
9) tôi thấy còn rất nhiều học sinh chưa biết giải một bài tập vật lý như thế nào .Các


em còn lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp giải ,cách phân tích một bài tập
cách phân tích một mạch điện ,cách sử dụng các công thức có liên quan .
Qua tìm hiểu và nghiên cứu tôi thấy có một số lý do sau khiến học sinh
không làm được là :
+ Không nắm vững phương pháp phân tích mạch điện
+Không biết sử dụng công thức suy diễn
+Không biết trình bày bài giải
Để giúp các em khắc phục những khó khăn trên ,vì vậy tôi nghiên cứu đề tài
này để hệ thống cho học sinh những kiến thức cơ bản ,cần thiết .Nhằm trang bị cho
học sinh một phương pháp giải bài tập trong sách giáo khoa cũng như bồi dưỡng
học sinh khá,giỏi môn vật lý .Từ đó học sinh có kĩ năng vận dụng thành thạo công
thức vào một số bài tập cơ bản nâng cao ,gây hứng thú học tập cho các em.
II-Mục đích ,vai trò kĩ năng nâng cao chất lượng dạy học tiết bài tập .
Qua tiết bài tập rèn cho học sinh kĩ năng tính toán ,áp dụng công thức để
khắc sâu kiến thức bài học .
Rèn cho học sinh có thái độ nghiêm túc ,tính cẩn thận và cách trình bày có lô
gich một bài tập .
B-PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1-Giảng dạy trực tiếp thông qua các tiết bài tập trong phân phối chương
trình.
2-Củng cố kĩ năng thông qua bài tập mẫu
3-Đánh giá kết quả thông qua ôn tập kiểm tra miệng thường xuyên
4-Đối tượng : Học sinh khối 9 và giáo viên trong tổ KHTN
C-NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI : Tiết bài tập phần điện học
Phân phối chương trình vật lý 9
Môn vật lý 9 được phân ra làm 4 chương ,mỗi bài tập của mỗi chương có
những đặc thù riêng tạm phân ra làm các dạng sau .
Dạng 1: Bài tập phần điện học
Dạng 2:Bài tập về điện từ học
Dạng 3: Bài tập quang hình học .

Nhưng trong đề tài của tôi ,tôi tập trung vào chương 1 .Đó là bài tập phần
điện học .Được phân ra làm 3 dạng bài toán
Bài toán 1: Bài toán thuận –Cho đầy đủ giá trị các điện trở tính U,I
Phương pháp giải : Chủ yếu áp dụng định luật ôm cho đoạn mạch nối tiếp và
đoạn mạch song song .
Công thức chủ yếu áp dụng cho đoạn mạch nối tiếp là
I=I
1
=I
2
= I
n
U=U
1
+U
2
+ U
n
R=R
1
+R
2
+ R
n
n
n
R
U
R
U

R
U

2
2
1
1
==
.
Nếu với 3 điểm bất kì trong mạch điện A,B,C ta luôn có U
AC
=U
AB
+U
BC
.
Công thức áp dụng cho đoạn mạch có các điện trở mắc song song là .
I=I1+I2+ In
U=U1=U2= Un
n
RRRR
1

111
21
++=
Công thức tính dòng điện rẽ từ dòng mạch chính là.
I
1
=

11
.
R
IR
R
U
=
; I
2
=
22
.
R
IR
R
U
=

1
2
2
1
R
R
I
I
=
.
Với mạch điện có 2 điện trở mắc song song .
I

1
=
I
RR
R
.
21
2
+
; I2=
I
RR
R
.
21
1
+
Bài toán 2: Bài toán nghịch .Hỏi điện trở R
-Với dạng bài 2 phương pháp giải chủ yếu dựa vào những đại lượng đã biết
rồi vận các công thức đối với các đoạn mạch đã nêu ở bài 1 để suy ra các đại lương
cần tìm .
Bài toán 3: Bài toán tổng hợp
Đây là dạng bài tập vận dụng toàn bộ kiến thức của chương để giải do vậy
học sinh cần phải thực hành thành thạo các công thức định luật ôm và công thức
suy diễn ,công thức tính điện trở ,công thức tính công suất ,công thức tính điện
năng .Vận dụng thành thạo kĩ năng vẽ hình ,vẽ sơ đồ mạch điện khi các nút có sự
thay đổi .
Để tiến hành giải các bài tập dạng 1 cần phải tuân theo các bước sau .
Bước 1: Tìm hiểu tóm tắt đề bài ,vẽ sơ đồ mạch điện (nếu có ).
Bước 2:Phân tích mạch điện ,tìm các công thức có liên quan đến các đại

lượng cần tìm .
Bước 3: So sánh hiệu điện thế định mức của đồ dùng điện với hiệu điện thế
nguồn .
Bước 4: Kết luận .
Ví dụ cụ thể của đề tài qua bài 11.
Về phương pháp dạy học
1-Thực hiện các phương pháp dạy học chung đối với tiết bài tập cụ thể là :
Hướng dẫn học sinh tự lực thực hiện các bước giải chung đối với tiết bài
tập :
+Đọc kĩ đầu bài để ghi nhớ những dữ liệu đã cho và những yêu cầu cần tìm
hoặc giải đáp ;phân tích so sánh và tổng hợp những thông tin trên nhằm xác định
được phải vận dụng hiện tượng ,công thức hay định luật vật lý nào để tìm ra lời
giải hay đáp số cần có ;tiến hành giải ;nhận xét và biện luận kết quả đã tìm được .
+Đối với việc giải những bài tập hoặc những phần của 1 bài tập mà chỉ cần
áp dụng công htức ,vận dụng hiểu biếtd về 1 hiện tượng hay 1 một định luật vật lý
(Gọi là các bài tập đơn giản ) thì giáo viên nên yêu cầu học sinh tự lực giải những
bài tập này và chỉ nên theo dõi ,nhắc nhở những học sinh có sai sót trong quá trình
giải để những học sinh đó tự lực phát hiện và sửa chữa những sai sót này .
+Đối với bài tập phức tạp ,mà việc giải chúng đòi hỏi phải áp dụng nhiều
công thức ,vận dụng nhiều kiến thức về hiện tượng và địnhluật vật lý ,GV cần tập
trung làm việc với học sinh ở bước thứ 2 (Phân tích so sánh và tổng hợp những
thông tin từ đầu bài nhằm xác định được phải vận dụng hiện tượng ,công thức hay
định luật vật lý nào để tìm ra lời giải hay đáp số cần có ) Trong số các bước giải
chung đã nêu ở trên .
Nếu điều kiện thời gian cho phép ,GV có thể chia HS ra thành các nhóm và
đề nghị các nhóm thảo luận để tìm ra cách giải ,sau đó yêu cầu đại diện một nhóm
hay hai nhóm nêu cách giải của nhóm đã tìm ra để trao đổi chung trước lớp .
Nếu điều kiện thời gian không cho phép ,GV có thể đề nghị 1 vài học sinh
nêu cách giải của mình trước lớp và cho cả lớp thảo luận để tìm ra cách giải hợp
lý .

Chỉ trong trường hợp tất cả học sinh thật sự khó khăn thì GV mới đề nghị
HS làm theo các bước gợi ý đã được nêu trong SGK.Tuy nhiên ,GV cũng nên
chuẩn bị những gợi ý cụ thể hơn nữa nếu học sinh vẫn còn khó khăn cả ngay cả khi
làm theo những gợi ý này.
GV tuyệt đối không được chép lời giải lên bảng hoặc đọc lời giải cho học
sinh chép vào vở .Cách làm này không có tác dụng phát huy tư duy sáng tạo ,tính
tự lực và tích cực học tập của học sinh .
Khuyến khích HS giải bài tập theo các cách khác nhau ,nếu các cách này đều
hợp lý .Tuy vậy sau khi học sinh giải xong bài tập theo các cách khác nhau GV
cần cho học sinh nhận xét và so sánh ưu nhược điểm của các cách giải này ,để từ
đó học sinh rút ra được cách giải tốt nhất hay nhất .
Giờ bài tập này trong sách giáo khoa chỉ có thể đưa ra 3 bài tập cơ bản phần
kiến thức đã học .Đối với học sinh khá giỏi giáo viên nên đưa thêm dạng bài tập
:Tìm cách mắc đồ dùng điện vào mạch điện để chúng hoạt động bình thường khi
biết hiệu điện thế định mức và cường độ dòng điện định mức của chúng .
Trong khi giải bài tập vận dụng định luật ôm ,học sinh thường lầm lẫn công
thức áp dụng cho 2 loại đoạn mạch nối tiếp và song song do chưa xác định được rõ
cách mắc mạch điện (Nhất là đoạn mạch có 3 điện trở trở lên ) .Vì vậy ,sau khi tóm
tắt đề bài cần có bước phân tích mạch điện trước khi vận dụng công thức tính toán
Trong phần phân tích mạch điện ,HS phải chỉ ra được cách mắc của từng bộ phận
trong mạch và vai trò của từng dụng cụ đo trong sơ đồ
Đối với học sinh khá giỏi ,loại bài toán tìm cách mắc các đồ dùng điện vào
hiệu điện thế cho trước để chúng hoạt động bình thường khi biết hiệu điện thế và
cường độ dòng điện định mức của chúng cũng là loại bài khó .Học sinh dễ mắc vào
một trong 2 sai lầm sau
–Chỉ dựa vào yếu tố cường độ dòng điện định mức bằng nhau đã kết luận 2
đèn mắc nối tiếp sẽ hoạt động bình thường là chưa đủ .
-Chỉ dựa vào yếu tố tổng hiệu điện thế định mức của 2 đèn bằng hiệu điện
thế của nguồn đã kết luận 2 đèn mắc nối tiếp là chưa chắc chắn .
Tóm lại có thể gói gọn lại trong 2 trường hợp sau :

+Nếu gặp hiệu điện thế định mức của các đồ dùng điện bằng hiệu điện thế
của nguồn thì ta nên mắc chúng song song vứi nhau vào nguồn điện đó ,chúng sẽ
hoạt động bình thường .
Nếu hiệu điện thế định mức của các đồ dùng điện nhỏ hơn hiệu điện thế
nguồn thì ta phải mắc chúng nối tiếp nhau vào nguồn điện đó .Lúc này ,muốn biết
chúng có hoạt động bình thường hay không ,ta xét hiệu điện thế giữa 2 đầu đồ
dùng điện đó hoặc cường độ dòng điện thực tế chạy qua nó .Nếu hiệu điện thế giữa
2 đầu của đồ dùng đó bằng hiệu điện thế định mức hoặc cường độ dòng điện thực
tế chạy qua nó bằng cường độ dòng điện định mức thì chúng hoạt động bình
thường .
2- Tiến trình cụ thể bài giảng
Bài 1 (Đây là bài toán đơn giản chỉ cần áp dụng công thức là tính được đại
lượng cần tìm ) Nên cho học sinh tự lực giải .
GV có thể gợi ý :
+Để tìm được cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn thì trước hết cần phải
tìm đại lượng nào trước ? Trả lời tìm R
+Để tìm đại lượng đó cần áp dụng công thức nào ?Trả lời
S
l
R .
ρ
=
.
+Sau khi tìm được điện trở rồi ta áp dụng công thức nào để tính cường độ
dòng điện ? Trả lời I=
R
U
.
Cụ thể :
Tóm tắt .

l=30m
S=0,3mm
2
=0,3.10
-6
m
2
U=220V
ρ
=1,1.10
-6

m
I=?
Bài giải .
Điện trở của dây dẫn là .
Từ công thức
S
l
R .
ρ
=
. thay số ta được R=1,1.10-6.
6
10.3,0
30

=110(

).

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là .
áp dụng công thức định luật ôm I=
R
U
.thay số ta được I=
)(2
110
220
A=
.
Đáp số:2A
Bài 2.Bài toán này phức tạp hơn bài toán 1 vì thế GV sẽ phải yêu cầu HS
đọc và tìm hiểu đề bài cần tìm gì ?đã cho biết gì ? Phân tích đề bài để xác định các
bước giải .
GV có thể gợi ý cho học sinh nếu học sinh không nêu được cách giải .
+Phân tích mạch điện .
+Để bóng đèn sáng bình thường cần có điều kiện gì ?
+Để tính được R
2
cần biết gì ?( Có thể biết U
2
,I
2
hoặc cần biết
Rtđ
của đoạn
mạch ).
Từ đó HS có thể giải lần lượt theo gợi ý của GV tuy nhiên có học sinh giải
theo cách khác nhưng vẫn đúng ta sẽ công nhận cách giải đó nhưng sau khi kết
thúc bài giải GV nên điểm lại các cách giải nhận xét ưu nhược của từng cách đã

giải rồi chọn cách giải phù hợp để ghi vở .
Có thể giải bài 2 theo cách sau.
Tóm tắt
Mạch điện như sơ đồ SGK
R
1
=7,5(

)
I=0,6A
U=12V
a, Để đèn sáng bình thường R
2
=?
Giải .
a, Phân tích mạch R
1
ntR
2
Vì đèn sáng bình thường do đó I
1
=0,6A và R
1
=7,5

R
1
ntR
2
=> I

1
=I
2
=I=0,6A
áp dụng công thức R=U/I=12/0,6=20(

)
Mà R=R
1
+R
2
=> R
2
=R-R
1
=> R
2
=20-7,5=12,5(

)
b.Tóm tắt .
R
b
=30

S=1mm
2
=10
-6
m

2
ρ
=0,4.10
-6

m
l=?
Giải .
Áp dụng công thức
S
l
R .
ρ
=
.=>l=
)(75
10.4,0
10.30.
6
6
m
SR
==


ρ
.
Vậy chiều dài của dây làm biến trở là 75m.
Bài 3.Bài này khá phức tạp vì còn phải tính đến điện trở của đoạn dây dẫn từ
M->A và từ N->B chính vì thế để giải bài tập 3 học sinh cần phải phân tích rõ

mạch rồi mới tiến hành giải .
GV có thể gợi ý Nếu tính cả điện trở của dây dẫn thì mạch được phân tích
thành R
MA
nt(R1//R
2
)nt R
BN
như vậy ta phải vận dụng cách tính điện trở tương
đương của đoạn mạch hỗn hợp .
-Sau khi GV đã gợi ý học sinh vẫn còn thấy khó khăn thì các em có thể tham
khảo gợi ý SGK
Cụ thể bài 3
Tóm tắt
R
1
=600

R
2
=900

U=220V
l=200m
S=0,2mm2=0,2.10
-6
m
2
ρ
=1,7.10

-8

m
a,R
MN
=?
b,U
AB
=?
Bài giải
a,Áp dụng công thức
S
l
R .
ρ
=
=1,7.10-8.
)(17
10.2,0
200
6
Ω=

Vậy điện trở của dây là 17

Vì R
1
//R
2
nên.

R
1,2
)(360
900600
900.600
.
21
21
Ω=
+
=
+
=
RR
RR
Coi R
d
nt (R
1
//R
2
)=> R
MN
=
R1,2
+R
d
<=>R
MN
=360+17=377(


)
Vậy điện trở của đoạn mạch MN bằng 377

b,áp dụng công thức : I=
R
U
.=> I
MN
=
)(
377
220
A
R
U
MN
MN
=
.
U
AB
=I
MN
.R
1,2
=
)(210360.
377
220

V≈
Vì R
1
//R
2
-> U
1
=U
2
=210V
Hiệu điện thế đặt vào 2 đầu mỗi đèn là 210V.
Nếu hs nêu được cách giải khác của câu b GV nên khuyến khích các em để
các em tìm ra những cách giải khác nhau.Sau đó GV chốt lại nên làm cách nào hay
nhất gọn nhất lô gích nhất để hs nhận thấy và vận dụng vào các bài tập trong SBT
3-Một số chú ý rút ra từ bài giảng
Đối với học sinh
Cần đọc kĩ nội dung bài học trước đồng thời soạn bài đưa ra phương án
giải ,tìm các công thức liên quan để sử dụng tìm các đại lương chưa biết .
Biết tóm tắt đầu bài và lựa chọn phương án phù hợp
Học sinh phải chăm chỉ ,có sự yêu thích môn học ,tập trung cao cho tiết
học .
Đối với GV Chú ý phân loại học sinh nhằm hướng dẫn kĩ hơn đối với học
sinh yếu và trung bình ,còn với học sinh khá giỏi chỉ gợi ý để học sinh nêu phương
án và cách giải phù hợp hay ,rõ ràng .
D.KẾT LUẬN .
Bộ môn vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm mọi kiến thức được học
trong nhà trường đều có thể áp dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày giúp cho
học sinh có những hiểu biết để ứng dụng vào cuộc sống .
Đổi mới phương pháp dạy học đối với bộ môn vật lý là cần thiết và đặc biệt
với tiết bài tập giúp cho các em có kĩ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành ,vận

dụng hiểu biết vào cuộc sống .Do vậy :
Giáo viên phải xây dựng cho các em niềm đam mê hứng thú học tập .Trân
trọng suy nghĩ ,ý kiến phát biểu và sáng tạo dù rất nhỏ của các em để động viên
,khích lệ ,kích thích khả năng tự nghiên cứu tìm tòi khám phá của các em .
Giáo viên thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các em trong
quá trình học ,bổ sung thiếu sót ,sai lệch về kiến thức để các em rút ra kinh nghiệm
.Phải dạy sâu dạy chắc .Dạy học sinh biết kết hợp nhuần nhuyễn ,lô gích giữa các
dạng bài khác nhau .
Nghiên cứu đề tài tôi hy vọng nó là cơ sở động lực giúp cho bản thân tôi có
thêm hiểu biết mới .Đối với các em sẽ yêu thích tự tin hơn khi gặp phải những bài
toán hắc búa ,không những vậy các em còn có hứng thú hơn trong việc học bộ môn
vật lý để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Trên đây là những việc mà tôi đã làm trong năm học qua góp phần vào việc
nâng cao chất lượng dạy học kiến thức cho học sinh.
Do trình độ năng lực có hạn ,nội dung bài viết không thể tránh khỏi những
thiếu sót về cấu trúc ,ngôn ngữ và kể cả những nội dung kiến thức khoa học do vậy
tôi rất mong các đồng chí đồng nghiệp bổ sung góp ý cho bản thân tôi và nội dung
của đề tài .
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Phố Bần –Ngày 6/5/2008
Người viết
Phan Thị Hằng

×