Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Dạy học môn giáo dục học ở trường đại học sư phạm có mô phỏng các yếu tố của truyền hình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.11 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐÀO THỊ NGỌC ANH

DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÓ MÔ PHỎNG CÁC
YẾU TỐ CỦA TRUYỀN HÌNH
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 9.14.01.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2020
Công trình được hoàn thành tại:


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ TUYẾT OANH

Phản biện 1: GS.TS.Phan Văn Kha
Viện khoa học giáo dục Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường ĐHSP – Đại học Thái Nguyên
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Hữu Hoan
Học viện quản lý giáo dục

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp
tại.............................hồi.....giờ.....ngày......tháng.....năm.......


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện trường ĐHSP Hà Nội


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đào Thị Ngọc Anh (2015). Định hướng đổi mới dạy học môn Giáo dục học ở
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên trung học phổ thông
trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Tâm lý học và Giáo
dục học trong sự nghiệp phát triển con người Việt Nam” của trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, tr. 584-587.
2. Đào Thị Ngọc Anh (2015). Mô phỏng trong dạy học môn Giáo dục học ở trường
Đại học Sư phạm: Những vấn đề lý luận. Tạp chí khoa học của trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, Volume 60, số 8B, tr. 241-247.
3. Đào Thị Ngọc Anh (2016). Vai trò của truyền hình trong việc hình thành bản sắc
liên văn hóa trong giới trẻ. Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần XVII nhân kỷ niệm 85 năm thành
lập trường Đại học các Dân tộc phía bắc của trường Tổng hợp Sư phạm quốc gia LB
Nga mang tên A.I. Gerxen, tr.154-157 (Роль телевидения в формировании у
молодежи межкультурной идентичности// Реальность эноса. Роль образования,
культуры и литературы в формировании российской гражданской индентичности:
Сборник статей по материалам XVII Международной научно-практической
конференции, посвященной 85-летию Института народов Севера Герценовского
университета. Санкт-Петербург, 10-12 ноября 2015 г./ Под науч. ред. И.Л.Набока –
СПб.: Изд-во РГПУ им.А.И. Герцена, 2016.- 503с.).
4. Đào Thị Ngọc Anh (2016). Chương trình dạy học và vai trò của môn Giáo dục
học trong đào tạo giáo viên ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kỷ yếu hội thảo quốc tế
“Giáo dục Sư phạm trong thế giới hiện đại: từ những nghiên cứu khoa học đến những
giải pháp hiệu quả” của Viện nghiên cứu sư phạm của trường Tổng hợp Sư phạm quốc
gia LB Nga mang tên A.I. Gerxen, tr. 169-172 (Учебная программа и роль

дисциплины Педагогика в непрерывном педагогическом образовании на
материалах Ханойского института Вьетнама./ Непрерывное педагогическое
образование в современном мире: от исследовательского поиска к продуктивным
решениям. Образовательные и профессиональные стандарты в обеспечении
готовности выпускника к профессиональной деятельности в сфере образования:
Сборник статей по материалам всероссийской научной конференции с
международным учаситием 14 апреля 2016 года. – СПб.: Изд-во РГПУ им.А.И.
Герцена, 2016.- 356с.).
5. Đào Thị Ngọc Anh (2017). Bản chất quá trình dạy học trong các tư tưởng, lý
thuyết giáo dục nước ngoài xưa và nay. Tạp chí giáo dục số 399, kỳ 1,tr. 39-42.
6. Đào Thị Ngọc Anh (2017). Những phương pháp mô phỏng trong dạy học môn
Giáo dục học dựa vào kịch bản truyền hình. Tạp chí “Trường Đại học” số 13, LB Nga,
tr.24-26 ( Имитационные методы обучения Педагогике на основе сценарий
программ телевидения.//Научно-практический журнал «Высшая школа», № 13).


7. Đào Thị Ngọc Anh, Trần Thị Tuyết Oanh (2017). Dạy học môn GDH dựa vào
mô phỏng kịch bản truyền hình dành cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tạp
chí “Con người và giáo dục” số 2 (51), LB Nga, tr. 108-113 (Симуляционное обучение
на основе сценариев программ телевидения в рамках курса Общая Педагогика для
студентов Ханойского униерситета Вьетнама./Научный журнал «Человек и
образование », № 2(51).
8. Đào Thị Ngọc Anh (2018). Kịch bản dạy học như là một thành tố của dạy học
môn GDH dựa mô phỏng kịch bản truyền hình dành cho sinh viên sư phạm. Tạp chí
quốc tế “Nhà khoa học trẻ”, số 43 (229), LB Nga, tr.57-61 (Педагогический сценарий
как элемент симуляционного обучения на основе сценария программ телевидения
в рамках курса «Педагогика» для студентов-педагогов./ Международный научный
журнал «Молодой ученй», № 43 (229) .
9. Đào Thị Ngọc Anh (2019), Tổ chức giờ học môn Giáo dục học dựa vào mô
phỏng các yếu tố của truyền hình. Tạp chí giáo dục và đào tạo, LB Nga số 2(22), tr.7-9.

(Организация учебных занятий по педагогике на основе имитации элементов
телевидения. Международный научный журнал “Образование и воспитание”, № 2
(22) / 2019.
10. Đào Thị Ngọc Anh (2019).Thiết kế phương pháp dạy học dựa vào mô phỏng các
yếu tố của truyền hình là sự sáng tạo sư phạm của các giảng viên các trường ĐHSP của
Việt Nam. Tạp chí quốc tế “Nhà khoa học trẻ”, số 40 (278), LB Nga, tr.209-211
(Проектирование методов обучения на основе имитации элементов телевидения
как педагогическое творчество преподавателя в педвузах Вьетнама./
Международный научный журнал «Молодой ученй», № 40 (278) .
11. Đào Thị Ngọc Anh (2019). Training Based on Imitation of Elements of
Television: a New Approach to Organizing Lessons in Education in Pedagogical
Universities of Vietnam (Dạy học dựa vào mô phỏng các yếu tố của truyền hình: Một
tiếp cận mới tới việc tổ chức giờ học môn Giáo dục học ở trường Đại học Sư phạm của
Việt Nam). Tạp chí quốc tế có chỉ số ESCIE “Mediaeducation” thuộc danh mục Web of
Science số 59 (4) tháng 12 năm 2019, tr. 463-470


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thực tế cho thấy, dạy học môn GDH hiện nay ở các trường đại học sư phạm vẫn
mang tính hàn lâm, nặng về trang bị cho sinh viên lý thuyết hơn là phát triển ở những
năng lực và lòng yêu nghề. Để giải quyết vấn đề đổi mới dạy học môn Giáo dục học
trong phạm vi luận án này chúng tôi gắn đổi mới dạy học môn Giáo dục học với việc vận
dụng các yếu tố của truyền hình. Ý tưởng nghiên cứu này xuất phát từ sự phát triển
mạnh mẽ của phương tiện thông tin đại chúng điện tử, trong đó phải kể đến truyền hình.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu hiện nay về ứng dụng truyền hình vào trong dạy
học nói chung chưa hề đề cập đến việc khai thác loại truyền thông đại chúng này như là
những phiên bản để giúp cho giảng viên (GV) có những ý tưởng mới trong việc thay đổi

cách thức tổ chức những giờ học, tạo điều kiện cho sinh viên (SV) làm việc với thông tin
một cách đa chiều, phát huy ở họ năng lực sáng tạo, năng lực phân tích và phê phán vấn
đề. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn về đổi mới dạy học môn Giáo dục học ở trường
đại học, từ những thiếu hụt trong nghiên cứu lý luận về mối liên hệ giữa dạy học và
truyền hình trong phạm vi luận án này chúng tôi đề xuất đề tài nghiên cứu “Dạy học
môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm có mô phỏng các yếu tố của truyền hình”.
Qua đây chúng tôi mong muốn đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng dạyhọc môn Giáo dục học trong trường đại học sư phạm.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong
dạy học môn Giáo dục học, từ đó xác định các biện pháp dạy học môn GDH ở trường
ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình nhằm nâng cao hiệu quả học tập của SV,
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của
truyền hình.
4. Giả thuyết khoa học


2

Các yếu tố của truyền hình có khả năng tạo ra sự thay đổi tích cực cho đổi mới dạy
học môn GDH. Nếu xây dựng được các biện pháp dạy học môn học này ở trường ĐHSP
có mô phỏng các yếu tố của truyền hình bao gồm việc thiết kế kịch bản dạy học theo các
chủ đề môn GDH, thiết lập được các điều kiện dạy học cần thiết, đồng thời tổ chức giờ
học hợp lý với hệ thống đánh giá phù hợp thì sẽ nâng cao được kết quả học tập của SV
thể hiện ở việc phát triển trình độ năng lực sáng tạo và các năng lực nghề của họ (năng
lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể) và bồi dưỡng

cho họ động cơ, hứng thú học tập môn Giáo dục học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô
phỏng các yếu tố của truyền hình.
5.2. Xác định cơ sở thực tiễn của dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô
phỏng các yếu tố của truyền hình.
5.3. Đề xuất các biện pháp dạy học môn Giáo dục học ở trường ĐHSP có mô phỏng
các yếu tố của truyền hình và thực nghiệm các biện pháp dạy học.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Trong đề tài này chúng tôi lựa chọn truyền hình, một lĩnh vực truyền thông đại
chúng có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội để mô phỏng khi thiết kế và tổ chức
quá trình dạy học môn Giáo dục học . Luận án tiến hành khảo sát ý kiến trên 1080 sinh
viên đại học sư phạm thuộc các khoa tự nhiên và các khoa xã hội (SV chính quy) và 46
cán bộ giảng viên có tham gia giảng dạy môn Giáo dục học của các trường ĐHSP có tính
đại diện trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam bao gồm: Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học
Sư phạm Hà Nội II, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài: quan điểm hệ thống–cấu trúc, quan điểm
lịch sử- lôgic, quan điểm thực tiễn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Pương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu sản
phẩm hoạt động, thực nghiệm.
- Phương pháp xử lý thông tin: Toán học thống kê, Microsoft Office Excel và SPSS
20.0 for Window.


3


8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Truyền hình có vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin, phổ biến tri
thức, tác động tích cực đến nhận thức, nhu cầu, hứng thú của con người. Vận dụng các
yếu tố của truyền hình trong dạy học môn GDH ở trường ĐHSP được xem như một con
đường để nâng cao hiệu quả học tập của SV.
8.2. Dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình là sự thay
đổi cách thức xây dựng nội dung dạy học và cách thức tương tác giữa các chủ thể trong
quá trình dạy học, chú trọng hình thành và phát triển năng lực nghề, lòng yêu nghề cho
sinh viên đại học sư phạm.
8.3. Xác định được các biện pháp dạy học môn GDH ở trường ĐHSP có mô phỏng
các yếu tố của truyền hình, tập trung vào việc thiết kế các kịch bản dạy học theo các chủ
đề môn GDH, thiết lập được các điều kiện dạy học cần thiết, tổ chức các giờ học hợp lý
và xây dựng hệ thống đánh giá phù hợp sẽ nâng cao được hiệu quả học tập của SV, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên hiện nay.
9. Đóng góp mới của luận án
Về lý luận: Làm sâu sắc, phong phú hơn lý luận về dạy học môn GDH ở trường
ĐHSP, trong đó nghiên cứu đổi mới dạy học môn học này có mô phỏng các yếu tố của
truyền hình như một tiếp cận dạy học mới. Phân tích được các khả năng của dạy học có
mô phỏng các yếu tố của truyền hình. Làm rõ bản chất các khái niệm công cụ, xác định
các cơ sở, đặc trưng và các yêu cầu đặt ra để quá trình dạy học môn GDH ở trường
ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình đạt được hiệu quả.
Về thực tiễn: Đánh giá được thực trạng dạy học môn GDH hiện nay, chỉ ra được
những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. Phân tích được thực trạng vận dụng các
yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn học GDH, từ đó xác định các vấn đề cần
phải giải quyết khi tổ chức dạy học môn học này có mô phỏng các yếu tố của truyền
hình trong thực tiễn. Đề xuất và chỉ rõ nội dung, cách thức thực hiện của 4 biện pháp dạy
học môn GDH ở trường ĐHSP có mô phỏng các yếu tố của truyền hình. Các biện pháp
này góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn GDH của SV.



4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÓ MÔ PHỎNG CÁC YẾU TỐ CỦA
TRUYỀN HÌNH
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về dạy học môn Giáo dục học
* Trên thế giới
Ở các nước Tây Âu, môn GDH luôn được xem như là một môn học quan trọng
trong đào tạo giáo viên nên các vấn đề dạy học môn học này thu hút được sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu. Tại Anh quốc, các vấn đề dạy học môn GDH cho sinh viên
chuyên ngành giáo viên tiểu học được bàn luận đến trong cuốn sách của các tác giả Iram
Siraj, Brenda Taggart, Edward Melhuish, Pam Sammons và Kathy Sylva. Các tác giả
này đã phân tích các yếu tố tạo nên hiệu quả của việc dạy học môn Giáo dục học. Ngoài
ra các tác giả Chris Husbands và Jo Pearce (Anh quốc) đã đưa ra 9 yêu cầu để dạy và
học hiệu quả môn GDH. Đổi mới phương pháp dạy và học môn GDH còn là mối quan
tâm hàng đầu của tác giả người Ấn Độ C. M. Khairnar. Theo tác giả này, giáo dục học
tiên phong là cách thức để tăng cường hiệu quả giảng dạy và học tập. Các vấn đề dạy
học môn GDH được xem xét trong các công trình của các tác giả L.A. Kosolapova, O.V.
Matveeva, N.V.Tarinova.

G.P. Trofimova , A.P. Triapitsưna, L.A.Kosolapova. Phương

pháp dạy học môn Giáo dục học được đề cập đến trong bài báo của tác giả S.A. Pavlova.
Vấn đề phương tiện dạy học môn GDH trở thành đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ
của tác giả T. G. Gđalina
* Ở Việt Nam
Vấn đề đổi mới nội dung, chương trình dạy học môn Giáo dục học được các nhà
nghiên cứu đặc biệt quan tâm thể hiện ở việc xuất hiện hàng loạt các công trình khoa học
về việc xây dựng nội dung, chương trình môn học này theo môđun – một cách tiếp cận

mới, hiện đại trong việc xây dựng chương trình dạy học: Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Thị
Bích Hạn, Hồ Văn Liên, Phan Thị Hồng Vinh, Từ Đức Văn, Trần Lương. Vấn đề phương
pháp dạy học môn Giáo dục học được xem xét sớm nhất trong các công trình nghiên cứu
về dạy học môn Giáo dục học: Nguyễn Như An, Phan Thị Hồng Vinh, Trịnh Thị Thúy
Giang, Nguyễn Kim Chuyên.v.v.
1.1.2. Nghiên cứu về dạy học mô phỏng
*Trên thế giới


5

Trong lĩnh vực đào tạo, trên thế giới có nhiều nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết về
mô phỏng, đặc biệt trong lĩnh vực y học như: Carol A. Rauen, A.V.Butrov, S.V. Sviridov,
V.A. Moros, P.S.Malahov; trong lĩnh vực khoa học xã hội: Nigel Gilbert, Klaus Troitzsch
(2005); Jason P. Davis, Phát triển học thuyết thông qua mô phỏng (2007); trong lĩnh vực
kinh tế, thống kê có: David M. Lane, S. Camille Peres (2006), Mô phỏng tương tác trong
dạy học thống kê: triển vọng và thách thức; Alfonso Novales (2000), Vai trò của phương
pháp mô phỏng trong kinh tế vĩ mô; Trong lĩnh vực giáo dục: Alke Martens, Mô phỏng
trong dạy học và đào tạo; Ken Jones (1995), Mô phỏng: sổ tay cho giáo viên và người
huấn luyện; Michael Magee (2006), Mô phỏng trong giáo dục….
* Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng mô phỏng với tư cách là một phương
pháp dạy học đang được quan tâm và triển khai trong một số lĩnh vực nhất là về kĩ thuật,
y học, tin học, quân sự… Trong lĩnh vực giao thông, tác giả Thái Nguyễn Bạch Liên đã
ứng dụng mô hình toán học để giải thích và chứng minh dao động hệ thống xe đường bộ.
Trong lĩnh vực kinh tế, năm 1984, tác giả Nguyễn Văn Thiều đã mô phỏng hệ thống
phân bố lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Trong lĩnh vực sinh học - y học,
tác giả Trần Văn Con ứng dụng mô phỏng để nghiên cứu cấu trúc và đặc trưng của hệ
sinh thái. Trong y tế người ta ứng dụng mô phỏng trong việc nghiên cứu lắp ghép các bộ
phận trên cơ thể người, mô phỏng hệ thống tuần hoàn, hệ thống tiêu hóa... Trong lĩnh

vực giáo dục, năm 1996, tác giả Trịnh Hải Yến đã sử dụng các mô hình tĩnh để mô
phỏng các hiện tượng vật lý trong quá trình dạy học môn vật lý. Trong khoa học giáo
dục, đề tài khoa học và công nghệ cấp đại học của tác giả Nguyễn Thị Hồng Chuyên.
1.1.3. Nghiên cứu về ứng dụng truyền hình vào trong dạy học
* Trên thế giới
Những công trình nghiên cứu những vấn đề, những đặc điểm chung mang tính khái
quát của truyền hình dạy học, truyền hình khoa giáo, truyền hình học tập: V.P. Mushtaev,
V.V. Egorov, V.S.Sobkin, O.R.Samartsev.v.v. Nghiên cứu về cơ sở lý luận của ứng dụng
truyền hình vào trong dạy học. Người có đóng góp lớn trong việc làm rõ những cơ sở
tâm lý học của việc ứng dụng truyền hình vào trong dạy học là tác giả A.A. Stepanov.
-Vấn đề các chức năng giáo dục và dạy học của truyền hình: S.N. Penzin, V.V.
Ksenofontov, G.Ya.Vlaskina, A.V.Fedorov.
* Ở Việt Nam


6

Những nghiên cứu về thực hiện các hoạt động dạy học trên truyền hình. Năm 2006
tác giả Phan Văn Tú đăng bài báo “Dạy học trên sóng truyền hình: Tương tác và hiệu
quả” trên Tạp chí Người Làm Báo số 389 đã phân tích và tổng hợp thực tiễn dạy học trên
sóng truyền hình và coi đó là những đóng góp của truyền hình vào việc xây dựng một xã
hội học tập.
Về mặt lý luận, dạy học trên truyền hình ở Việt Nam chưa được nghiên cứu sâu vì
đây còn là vấn đề mới mẻ đối với các nhà giáo dục Việt Nam. Những nghiên cứu về vấn
đề này chủ yếu thuộc về lĩnh vực báo chí. Đó là nghiên cứu của tác giả Hà Thị Ngần về
đổi mới nội dung thông tin, cách thức truyền tải thông tin, sự tham gia của chuyên gia tư
vấn trong các chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn; nghiên cứu của tác giả Lê Thị Nhung về
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình giáo dục hướng nghiệp cho
Thanh niên nông thôn trên VT6 ; luận văn thạc sĩ “Giáo dục kỹ năng sống cho thanh

thiếu niên trên kênh VTV6 – Đài truyền hình Việt Nam” của các tác giả Đinh Thị Xuân
Hòa, Nguyễn Thị Thủy bảo vệ 2014.
Tiếp theo là những nghiên cứu về mô hình dạy học theo hình thức hội nghị truyền
hình (Video Conferencing). Xét về góc độ lý luận dạy học, mô hình dạy học “hội nghị
truyền hình” được phân tích sâu trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hòa. Tác giả
Nguyễn Văn Hòa đã chỉ ra rất cụ thể các thuận lợi và khó khăn của đào tạo từ xa bằng
truyền hình hội nghị. Cuối cùng chúng ta phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Lan Hường về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các kênh
truyền hình như một nguồn tư liệu phong phú và hiệu quả phục vụ cho việc giảng dạy
tiếng Anh .
1.2. Dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm
1.2.1. Khái niệm dạy học ở trường đại học và dạy học môn Giáo dục học
* Khái niệm quá trình dạy học ở trường đại học
Bản chất quá trình dạy học đại học là quá trình thiết kế, tổ chức những các tình
huống học tập-nghiên cứu trong những điều kiện sư phạm linh hoạt (môi trường dạy
học) để đảm bảo sự thực hiện tối ưu những mối quan hệ sư phạm đặc thù giữa các chủ
thể của quá trình dạy học, trong đó chủ yếu là giữa hai chủ thể chính: giữa giảng viên và
sinh viên. Các mối quan hệ này được duy trì và thể hiện thông qua hàng loạt các hoạt
động tương tác giữa các chủ thể, trong đó dưới vai trò lãnh đạo của giảng viên, sinh viên
tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo tự tổ chức, tự kiểm tra-đánh giá hoạt động học tập-


7

nghiên cứu của mình nhằm phát triển nhân cách của mình như là một chuyên gia tương
lai trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định.
* Khái niệm quá trình dạy học môn GDH
Quá trình dạy học môn GDH là một quá trình thiết kế, tổ chức những các tình huống
học tập-nghiên cứu trong những điều kiện sư phạm linh hoạt (môi trường dạy học) để
đảm bảo sự thực hiện tối ưu những mối quan hệ sư phạm đặc thù giữa các chủ thể của

quá trình dạy học, trong đó chủ yếu là giữa hai chủ thể chính: giữa giảng viên và sinh
viên. Các mối quan hệ này được duy trì và thể hiện thông qua hàng loạt các hoạt động
tương tác giữa các chủ thể, trong đó dưới vai trò lãnh đạo của giảng viên, sinh viên tự
giác, tích cực, chủ động, sáng tạo tự tổ chức, tự kiểm tra-đánh giá hoạt động học tậpnghiên cứu các nội dung môn GDH của mình nhằm phát triển nhân cách của bản thân
như là một nhà giáo dục tương lai.
1.2.2. Vai trò của môn Giáo dục học trong trường ĐHSP
Với tư cách là một môn học, Giáo dục học bao gồm các khía cạnh lý thuyết và thực
tiễn của dạy học và giáo dục thế hệ trẻ. Đây vừa là môn lý luận, vừa là môn nghiệp vụ,
có vị trí quan trọng trong việc hình thành những năng lực sư phạm cho người giáo viên
tương lai.
1.2.3. Các thành tố của quá trình dạy học môn Giáo dục học
Theo quan điểm hệ thống-cấu trúc, quá trình dạy học môn GDH tại một thời điểm
nhất định là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố sau: mục tiêu và nhiệm vụ dạy
học, nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, các chủ
thể của quá trình dạy học gồm giảng viên và sinh viên, kết quả dạy học. Các thành tố này
có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau trong một môi trường dạy học với
những điều kiện xác định.
1.2.4. Định hướng đổi mới dạy học môn Giáo dục học trong trường Đại học sư
phạm
- Dạy học môn Giáo dục học theo định hướng phát triển năng lực, đặc biệt là phát
triển năng lực độc lập, sáng tạo cho sinh viên sư phạm.
- Dạy học môn Giáo dục học theo định hướng gắn với thực tiễn dạy học, giáo dục
phổ thông, gắn với đổi mới chương trình giáo dục và thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Dạy học môn Giáo dục học theo hướng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học,
tạo ra một môi trường dạy học tương tác đa chiều, mang tính đa chủ thể


8

- Dạy học môn Giáo dục học chuyển từ định hướng khoa học sang định hướng hoạt

động
1.3. Những vấn đề lý luận của việc vận dụng các yếu tố của truyền hình vào
trong dạy học môn Giáo dục học
1.3.1. Khái niệm truyền hình và các khái niệm liên quan
1.3.1.1. Khái niệm truyền hình
Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng có nhiệm vụ sáng tạo những
thông tin dưới dạng nghe-nhìn (âm thanh và hình ảnh) được thể hiện thành các chương
trình truyền hình để phổ biến đến công chúng tạo nên một môi trường văn hóa ứng xử
đại chúng, có sự tương tác đa chiều.
1.3.1.2. Khái niệm và phân loại chương trình truyền hình
Dưới góc nhìn của tác giả Dương Xuân Sơn, chương trình truyền hình là sự liên kết,
sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bảng tư liệu bằng hình ảnh và âm thanh trong một thời
gian nhất định được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm
biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu
quả cao nhất cho khán giả.
Căn cứ vào thể loại người ta chia chương trình truyền hình thành các nhóm sau: các
chương trình thuộc thể loại thông tấn; các chương trình thuộc thể loại bình luận; các
chương trình thuộc thể loại giải trí; các chương trình thuộc thể loại khoa giáo; các
chương trình thuộc thể loại mạn đàm; các chương trình thuộc thể loại quảng cáo; các
chương trình thuộc thể loại phát biểu .v.v
1.3.1.3. Khái niệm kịch bản chương trình truyền hình
Kịch bản truyền hình là “kim chỉ nam” cho hoạt động của phóng viên và quay phim,
là “linh hồn” cho tập thể làm chương trình giúp cho tác phẩm có chủ đề tư tưởng, đối
tượng phục vụ, cách thể hiện tác phẩm rõ ràng, rành mạch… Có thể nói kịch bản của các
tác phẩm báo chí truyền hình là mô hình thực tế của xã hội, là sự tiên đoán, là kế hoạch
để quay phim.
1.3.1.4. Khái niệm format chương trình truyền hình
“Format” bản thân là một từ chuyên môn của nước ngoài để chỉ một văn bản ghi lại
hoàn chỉnh các yếu tố cần và đủ để tạo nên một chương trình truyền hình (bao gồm các
loại chương trình truyền hình như âm nhạc, nghệ thuật, trò chơi, du lịch …).

1.3.2. Vai trò của truyền hình đối với dạy học môn Giáo dục học ở trường đại
học sư phạm


9

- Vai trò truyền tải thông tin giáo dục; phổ biến tri thức khoa học giáo dục; thực
hiện các nội dung giáo dục; cung cấp tư liệu học tập cho dạy học môn Giáo dục học; gợi
mở ý tưởng cho việc đổi mới dạy học môn Giáo dục học trong trường đại học sư phạm
1.3.3. Các yếu tố của truyền hình và khả năng vận dụng chúng trong dạy học
môn GDH ở trường đại học sư phạm
1.3.3.1. Các yếu tố của truyền hình
Do truyền hình tồn tại dưới hình thức các chương trình truyền hình nên tác giả luận
án phân chia các yếu tố của truyền hình theo cấu trúc của một chương trình truyền hình,
bao gồm: nội dung, chủ đề của chương trình truyền hình; kịch bản, format chương trình
truyền hình, người làm truyền hình (MC, biên tập viên, quay phim, đạo diễn …), phong
cách và kỹ thuật tương tác, công chúng truyền hình và không gian văn hóa truyền hình.
1.3.3.2. Khả năng vận dụng các yếu tố truyền hình trong dạy học môn Giáo dục
học ở trường đại học sư phạm
. • Yếu tố nội dung, chủ đề chương trình truyền hình: Vận dụng nội dung, chủ đề các
chương trình truyền hình vào dạy học môn GDH, giảng viên có thể nắm bắt được các sự
kiện, vấn đề quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh,
quốc phòng …của đất nước và của các địa phương để có thể bổ sung vào các nội dung
dạy học môn GDH làm cho nội dung dạy học môn học này được cập nhật thường xuyên
và gắn với đời sống xã hội, không xa lạ với sinh viên. giảng viên học ở những người
làm truyền hình cách thức xây dựng nội dung, chủ đề môn GDH gây ấn tượng với sinh
viên. Trong lĩnh vực truyền hình, khi xây dựng các chủ đề người ta thường lấy phản hồi
của khán giả về chủ đề đó để có thể biết hiệu ứng xã hội. Giảng viên còn học từ lĩnh vực
truyền hình ở chỗ khi xây dựng nội dung, chủ đề dạy học cần phải thu nhận phản hồi của
sinh viên về các chủ đề đó trước khi triển khai hoạt động dạy học. Điều này vừa tạo

được cho SV tâm thế chuẩn bị tiếp nhận nội dung dạy học và tạo nên hiệu ứng phản hồi
trong lớp học.
• Yếu tố kịch bản tryền hình: Kịch bản truyền hình là một yếu tố có thể vận dụng để
thay đổi cách thức xây dựng kịch bản dạy học môn GDH. Trong dạy học truyền thống
giáo án dạy học được xây dựng theo các nội dung dạy học và hoạt động dạy học tương
ứng. Kịch bản dạy học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình sẽ được thiết kế theo các
phân cảnh (giống với kịch bản truyền hình). Vận dụng kịch bản truyền hình đã có sẵn
vào trong dạy học môn GDH sẽ làm thay đổi cách dạy và cách học môn này, thay đổi về
cả chiều rộng và chiều sâu sự tương tác giữa các chủ thể trong quá trình dạy học môn
GDH.


10

• Yếu tố format truyền hình: Yếu tố này có thể tạo ra những hình thức tương tác
khác nhau giữa GV với SV, giữa SV với SV… Nhiều format của các chương trình truyền
hình nổi tiếng có khả năng ứng dụng rộng rãi trong dạy học môn GDH ở các khâu khác
nhau như format các chương trình “Đuổi hình bắt chữ”, “Ai là triệu phú?”, “Chiếc nón
kỳ diệu”.
• Yếu tố “người làm truyền hình”: Nếu nghiên cứu và vận dụng hiệu quả yếu tố này
vào trong dạy học môn GDH sẽ tạo ra những đột phá trong việc đổi mới vai trò của
giảng viên và sinh viên (ví dụ, GV-MC, GV- đạo diễn, GV- biên tập truyền hình, GV –
khán giả truyền hình, GV – nhân vật truyền hình .v.v.).
• Yếu tố phong cách và kỹ thuật tương tác của truyền hình: Vận dụng yếu tố phong
cách tương tác truyền hình vào trong dạy học môn GDH sẽ tạo cho giảng viên, sinh viên
những phong cách giao tiếp và ứng xử mới. Ngoài yếu tố phong cách tương tác, yếu tố
kỹ thuật tương tác của truyền hình nếu được vận dụng tối đa sẽ làm cho tương tác giữa
GV và SV, SV và SV diễn ra theo nhiều cách như tương tác trực tiếp mặt đối mặt hoặc
gián tiếp online với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
• Yếu tố không gian văn hóa truyền hình: Yếu tố này có thể tạo ra những ý tưởng

mới cho giảng viên về cách bố trí không gian lớp học trong dạy học môn GDH, ý tưởng
tạo ra một không gian tương tác mở, đa chiều.
1.4. Lý luận về dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền
hình
1.4.1. Khái niệm mô phỏng và phân loại mô phỏng
1.4.1.1. Khái niệm mô phỏng
Tác giả Nguyễn Tường Dũng cho rằng mô phỏng là việc nghiên cứu trạng thái của
mô hình để qua đó hiểu được hệ thống thực, mô phỏng là tiến hành thử nghiệm trên mô
hình. Đó là quá trình tiến hành nghiên cứu trên vật thật nhân tạo, tái tạo hiện tượng mà
người nghiên cứu cần để quan sát và làm thực nghiệm, từ đó rút ra kết luận tương tự vật
thật
1.4.1.2. Phân loại mô phỏng trong dạy học
- Mô phỏng kinh nghiệm (experiencing simulations) được sử dụng để thiết lập nhận
thức hoặc giai đoạn học hiệu quả cho học trong tương lai; mô phỏng khai báo (informing
simulations); mô phỏng củng cố, mô phỏng tích hợp (integrating simulation).
1.4.2. Khái niệm dạy học mô phỏng và dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu
tố của truyền hình


11

1.4.2.1. Khái niệm dạy học mô phỏng
Dạy học mô phỏng là loại hình dạy học lấy các phương pháp, kỹ thuật mô phỏng
làm phương pháp, kỹ thuật dạy học chủ đạo trong quá trình tổ chức hoạt động học tậpnghiên cứu của học sinh (sinh viên) được thực hiện dưới vai trò lãnh đạo của giáo viên
(giảng viên) để khám phá ra bản chất và quy luật của các quá trình, sự vật, sự việc trong
hiện thực khách quan.
1.4.2.1. Khái niệm dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố của truyền hình
Dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm có mô phỏng các yếu tố của
truyền hình là một quá trình dạy học lấy các phương pháp mô phỏng các yếu tố của
truyền hình như nội dung, kịch bản, format các tác phẩm truyền hình, phong cách và kỹ

thuật tương tác của truyền hình làm phương pháp dạy học chủ đạo. Quá trình dạy học
này được hiện thực hóa bằng một một hệ thống các giờ học triển khai theo kịch bản dạy
học đã được gia công sư phạm và diễn ra trong một môi trường dạy học phỏng theo môi
trường tương tác truyền hình, trong đó hoạt động học tập-nghiên cứu của sinh viên được
tổ chức phỏng theo hình thức (format) các chương trình truyền hình dưới sự hướng dẫn,
điều khiển và điều chỉnh của người giảng viên thông qua một hệ thống bài tập thực hành.
1.4.3. Các quan điểm và lý thuyết sư phạm làm căn cứ cho dạy học môn Giáo
dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình
- Quan điểm phát triển năng lực người học; quan điểm dạy học tương tác; lý thuyết
“Đối thoại văn hóa”
1.4.4. Đặc trưng của dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của
truyền hình
1.4.4.1. Đặc trưng về mục tiêu của dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu
tố của truyền hình
Mục tiêu của dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình
được xây dựng theo quan điểm phát triển năng lực. Ở đây mục tiêu dạy học được phân
chia thành mục tiêu các chủ đề. Tác giả luận án đồng tình với quan điểm với các nhà
giáo dục Đức khi chia năng lực giáo viên ra làm 4 nhóm năng lực: năng lực chuyên môn,
năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể.
1.4.4.2. Đặc trưng về nội dung của dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu
tố của truyền hình
Nội dung của dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình
được thiết kế theo chủ đề. Các chủ đề được hình thành dựa trên tên các bài học đã được
định sẵn trong chương trình dạy học của môn học này. Các chủ đề dạy học được xây
dựng mô phỏng theo cách thức xáy dựng các chủ đề của chương trình truyền hình.


12

1.4.4.3.Đặc trưng về phương pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu

tố của truyền hình
Các phương pháp dạy học (PPDH) môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của
truyền hình được thiết kế trên nền chất liệu ý tưởng của các chương trình truyền hình
nên đa dạng về thể loại, gần gũi với sinh viên, góp phần nâng cao hứng thú cho người
học. Do đó sẽ xuất hiện những phương pháp dạy học được thâm nhập từ lĩnh vực báo chí
truyền hình như: tọa đàm, trò chơi truyền hình, điểm báo….
1.4.4.4. Đặc trưng về hình thức tổ chức dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố
của truyền hình
Dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố của truyền hình sẽ khai thác tối đa ưu thế
của các hình thức dạy học truyền thống (trên lớp, ngoại khóa, theo tập thể, theo nhóm, theo
cá nhân). Mặt khác tác giả luận án còn đóng góp vào kho tàng lý luận của GDH một hình
thức dạy học nữa, đó là hình thức dạy học mô phỏng trường quay truyền hình.
1.4.4.5. Đặc trưng về vai trò của người dạy và người học trong dạy học môn Giáo
dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình
• Vai trò của người giảng viên:
Bên cạnh vai trò truyền thống là người truyền thụ tri thức, giảng viên ở đây có thêm
những vai trò mới. giảng viên “Designer” (nhà thiết kế), giảng viên “Editors and
screenwriters” (nhà biên tập, biên kịch), giảng viên “Director” (người đạo diễn), giảng
viên “Artist” (người nghệ sĩ).
• Vai trò của sinh viên: sinh viên “executor” (người thực hiện), biên kịch, “Artist”
(người nghệ sĩ, diễn viên)
1.4.4.6. Đặc trưng về không gian, môi trường cung ứng trong dạy học môn Giáo dục
học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình
Dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình tạo điều kiện
cho sinh viên thực hiện các hoạt động học tập-nghiên cứu, thực hành đa dạng và phong
phú nên đòi hỏi một không gian với sự bố trí lớp học linh hoạt.
Kết luận chương 1
Trong chương 1 của luận án, tác giả trình bày toàn bộ kết quả nghiên cứu lý luận của
mình. Tác giả đã phân tích và làm rõ được bản chất của các khái niệm cơ bản như mô
phỏng, dạy học mô phỏng, dạy học môn GDH có mô phỏngcác yếu tố của truyền hình. ,

cấu trúc chương 1 được xây dựng một cách biện chứng và các nội dung trình bày ở
chương 1 đã cho thấy tác giả đã hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu lý luận của đề tài.
Kết quả nghiên cứu lý luận này sẽ chỉ dẫn, soi đường cho tác giả nghiên cứu ở chương 2
và chương 3.


13

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÓ MÔ PHỎNG CÁC YẾU TỐ CỦA TRUYỀN
HÌNH
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
2.1.1. Mục đích, nội dung khảo sát
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá quan điểm của sinh viên, giảng viên về dạy học
môn Giáo dục học và việc vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn
học này, tác giả luận án rút ra những kết luận cần thiết để từ đó làm cơ sở thực tiễn định
hướng cho việc xây dựng các biện pháp dạy học môn Giáo dục học cho sinh viên đại học
sư phạm có mô phỏngcác yếu tố của truyền hình được trình bày ở chương 3 của luận án.
Khảo sát được tiến hành theo các mạch nội dung sau đây: thực trạng dạy học môn
GDH ở trường đại học sư phạm; thực trạng dạy học môn GDH ở trường đại học sư
phạm; thực trạng học tập môn GDH của sinh viên; thực trạng tác động của truyền hình
đến hoạt động học tập của SV trong QTDH môn GDH; đánh giá của sinh viên và giảng
viên về khả năng vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn Giáo dục
học; 2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát
2.1.2.1. Địa bàn khảo sát: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội II, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng thuộc trường Đại học Đà Nẵng,
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo
sát lấy ý kiến của sinh viên và giảng viên trong thời gian năm học 2015-2016 và năm
học 2016-2017.
2.1.2.2. Đối tượng khảo sát: 1080 sinh viên và 46 giảng viên

2.1.3. Phương pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát: Khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn
2.1.4. Cách xử lý số liệu và thang đánh giá
- Cách xử lý số liệu: Các thông tin định tính được phân tích, tổng hợp để đưa ra đặc
điểm chung. Các thông tin định lượng được xử lý theo thống kê toán học, phần mềm
Microsoft Excel.
- Thang ĐG: Sử dụng thang đo khoảng theo giá trị trung bình.
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Thực trạng dạy học môn GDH ở trường đại học sư phạm
Cả GV và SV đều nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của môn GDH trong đào tạo
giáo viên. Các giảng viên đã có ý thức áp dụng các PPDH và HTDH mới, hiện đại


14

nhưng mức độ thường xuyên chưa cao. Điều đặc biệt là các PPDH và HTDH được du
nhập từ lĩnh vực truyền hình hoàn toàn không được các giảng viên nghĩ đến để đổi mới
dạy học môn học này
2.2.2. Thực trạng học tập môn Giáo dục học của sinh viên
53,4% sinh viên được hỏi cho rằng ít hứng thú hoặc không hứng thú đối với môn
Giáo dục học, chỉ có 9,4 % là thấy rất hứng thú với môn học này. Giá trị xuất hiện nhiều
nhất trong phân bố này (mode) là 1 tương ứng với mức độ ít hứng thú.
Về các điều kiện nâng cao kết quả học tập môn GDH, sinh viên rất chú ý đến các
điều kiện như sự tương tác đa chiều, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học môn
Giáo dục học. Việc ứng dụng các phương tiện truyền thông hiện đại như truyền hình vào
trong dạy học môn Giáo dục học tuy chưa được phổ biến nhưng số lượng sinh viên chọn
điều kiện này cũng khá cao (64,4%). Số liệu này cho thấy sinh viên cũng rất quan tâm
đến việc ứng dụng truyền hình vào trong dạy học môn Giáo dục học. Các điều kiện như:
mối quan hệ dân chủ giữa sinh viên và giảng viên, phương tiện dạy học, đổi mới phương
pháp và hình thức kiểm tra-đánh giá môn Giáo dục học có tỷ lệ sinh viên chọn khá thấp.

2.2.3.Thực trạng tác động của truyền hình đến hoạt động học tập của SV trong
QTDH môn GDH
GV và SV đều thừa nhận những tác động mạnh mẽ của truyền hình đến các thức tiếp
cận và khai thác thông tin , tư duy và thái độ học tập, phong cách và PP học cũng như
hứng thú học tập của SV.
2.2.4. Thực trạng vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn
Giáo dục học
2.2.4.1. Các loại chương trình truyền hình được sinh viên yêu thích
Kết quả khảo sát cho thấy các chương trình khoa giáo được sinh viên yêu thích nhất
(điểm TB cao nhất 4,24 tiệm cận với mức rất thích), tiếp sau đó là đến các chương trình
giải trí (điểm TB là 4,08 ), các chương trình mạn đàm (điểm TB là 3,77). Đối các
chương trình bình luận đa số sinh viên chọn mức độ tương đối thích (43,7% SV chọn
tương đối thích). Các thể loại thông tấn, quảng cáo không thuộc những loại được sinh
viên yêu thích.
2.2.4.2. Mức độ phù hợp của các thể loại chương trình truyền hình được vận dụng
vào dạy học môn Giáo dục học
Ở mức độ “rất phù hợp” các giảng viên ưu tiên dành cho thể loại chương trình khoa
giáo (điểm TB cao nhất 4,52 thiên về mức rất phù hợp). Ở mức độ “phù hợp”, các thể


15

loại thông tấn, bình luận chiếm ưu thế (điểm TB là 4,37 và 4,11 ). Ở mức độ “Không
phù hợp”, chiếm tỷ lệ cao nhất là thể loại quảng cáo (tỷ lệ % ở mức này 28,3%).
2.2.4.3. Các nội dung môn GDH phù hợp với dạy học có mô phỏng các yếu tố của
truyền hình
Để có cơ sở thực tiễn cho việc lựa chọn các nội dung môn GDH và xây dựng các
chủ đề của dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố của truyền hình, nhóm khảo sát
đã phỏng vấn các giảng viên về vấn đề này. Hơn 70% giảng viên được hỏi cho biết nên
chọn các nội dung dạy học có tính xã hội và tính thời sự đối với hiện nay. Theo ý kiến

của các giảng viên, những nội dung dạy học có tính khoa học, hàn lâm như khái niệm
quá trình dạy học, quá trình giáo dục, nguyên tắc dạy học và giáo dục v.v. không phù
hợp cho dạy học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình.
2.2.4.4. Khả năng tạo ý tưởng đổi mới dạy học môn Giáo dục học của các yếu tố
truyền hình
Tỷ lệ % số lần lựa chọn của giảng viên ở các phương án đều cao (trừ phương án kỹ
thuật truyền phát) cho thấy phần lớn các giảng viên đều nhận thức được ý nghĩa của các
yếu tố của truyền hình đối với dạy học môn Giáo dục học. Trong các yếu tố của chương
trình truyền hình kể trên, các giảng viên rất chú ý đến nội dung và chủ đề chương trình
truyền hình.
2.2.4.5. Những ưu thế của việc vận dụng các yếu tố của truyền hình tạo ra cho dạy
học môn Giáo dục học
* Sử dụng tư liệu truyền hình: Ý kiến đánh giá của giảng viên về mức độ cần thiết
của việc sử dụng tư liệu truyền hình để thực hiện các mục đích dạy học khác nhau được
tác giả tổng hợp trong các bảng PL 3.7. Điểm trung bình dao động từ 2.3 đến 2,5 thiên
về mức độ “rất cần thiết”. Số liệu khảo sát cho thấy các giảng viên đánh giá cao ý nghĩa
của các tư liệu truyền hình đối với dạy học môn Giáo dục học.
*Tổ chức dạy học mô phỏng theo kịch bản các chương trình truyền hình. Điểm TB ở
nhóm GV dao động từ 2,07 đến 2,35 thiên về mức độ “cần thiết”. Điều này cho thấy các
giảng viên rất coi trọng việc tổ chức dạy học mô phỏng theo kịch bản các chương trình
truyền hình. Nhóm sinh viên đánh giá cao ưu thế của dạy học có mô phỏngkịch bản
truyền hình trong việc tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động thực hành có
tính tương tác cao, tạo sự tương tác đa chiều và tạo điều kiện cho sự phát triển tư duy
phê phán và tư duy sáng tạo cho sinh viên, đổi mới cách thức dạy học môn Giáo dục học
*Mô phỏng phong cách tương tác của truyền hình trong một kiểu không gian văn
hóa ứng xử đại chúng: Điểm TB ở nhóm GV dao động từ 2,09 đến 2,3 thiên về mức độ


16


cần thiết. Sinh viên và GV rất coi trọng các yếu tố phong cách, kỹ thuật tương tác và
không gian văn hóa truyền thông
*Mô phỏng kỹ thuật sáng tạo và phát sóng các tác phẩm truyền hình: Theo kết quả
khảo sát, việc mô phỏng kỹ thuật sáng tạo và phát sóng của các tác phẩm truyền hình
được đa số giảng viên đánh giá ở mức độ cần thiết (điểm trung bình dao động từ 1,91
đến 2,11 thiên về mức cần thiết). Trong đó, theo đánh giá của các giảng viên, sự mô
phỏng này có ý nghĩa nhiều trong việc rèn cho sinh viên kỹ năng thu nhận thông tin phản
hồi và kỹ năng phản hồi tích cực, kỹ năng truyền tải clip dạy học do mình sáng tạo trên
các mạng thông tin, kỹ năng thu hút được sự chú ý của công chúng đối với tác phẩm của
mình.
2.2.4.6. Tác động tích cực của việc vận dụng các yếu tố của truyền hình đến các
phương diện của dạy học môn Giáo dục học
Giảng viên và sinh viên đều đánh giá cao những tác động tích cực của việc vận dụng
các yếu tố của truyền hình (tỷ lệ chọn thấp nhất ở sinh viên là 54,2%, ở giảng viên thấp
nhất là 65,2%). Điều đáng chú ý là ở cả nhóm giảng viên và sinh viên đều có tỷ lệ chọn
rất cao ở các phương án đổi mới tư duy dạy học và phương pháp, phong cách dạy của
giảng viên
2.2.4.7. Những điều kiện để vận dụng thành công các yếu tố của truyền hình vào
trong dạy học môn Giáo dục học
Cả giảng viên và sinh viên rất coi trọng yếu tố nghệ thuật và năng lực sư phạm của
người giảng viên, coi đây điều kiện tiên quyết để vận dụng thành công các yếu tố của
truyền hình vào trong dạy học môn Giáo dục học (tỷ lệ % SV, GV chọn điều kiện này là
cao nhất so với các điều kiện khác). Về các điều kiện như sự chuẩn bị tâm thế, tri thức,
kỹ năng, thái độ, động cơ học tập của sinh viên, đổi mới trong tư duy dạy của giảng viên
và tư duy học của sinh viên, đổi mới trong đánh giá dạy học môn Giáo dục học, phương
tiện dạy học đa dạng và phong phú ở nhóm giảng viên tỷ lệ % chọn không quá chênh
lệch nhau dao động từ 71,7 cho đến 82,6%, ở nhóm sinh viên tỷ lệ chọn các phương án
này có biên độ dao động lớn hơn từ 49% đến 68,1%.
2.2.4.8. Đánh giá của giảng viên về hướng nghiên cứu của đề tài
Kết quả khảo sát cho thấy 91,3% số giảng viên được hỏi đều bày tỏ quan điểm là

“mong muốn” hoặc “rất mong muốn” có những công trình khoa học nghiên cứu sâu về
vấn đề này.


17

2.3. Đánh giá thực trạng
2.3.1. Ưu điểm
SV và GV đều nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của môn Giáo dục học trong
đào tạo giáo viên. Họ coi đây vừa là môn lý luận vừa là môn nghiệp vụ. Các giảng viên
đã có ý thức đổi mới phương pháp, hình thức dạy học môn GDH theo hướng phát huy
tính tích cực, sáng tạo của SV và coi đây là con đường nâng cao hiệu quả dạy học môn
học này. SV và GV đều thừa nhận những khả năng to lớn của các yếu tố của truyền hình
đối với dạy học môn GDH. Trong đó, cả hai nhóm nghiệm thể khảo sát đều nhận thấy
tác động mạnh mẽ của truyền hình đến phong cách, phương pháp và hứng thú học tập
môn GDH của sinh viên.
2.3.2. Hạn chế
Hứng thú học tập môn GDH của SV chưa cao liên quan đến cách tổ chức dạy học
môn học này. Trong dạy học GDH, giảng viên mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng các
PPDH, HTDH tích cực chứ chưa tiệm cận được với hoạt động sáng tạo các PPDH và
HTDH mới. Giảng viên tuy nhận thức được các khả năng to lớn của truyền hình nhưng
thực tế họ chưa khai thác được hết các khả năng đó vào trong dạy học môn GDH. Một
số GV tuy đã tổ chức dạy học môn GDH theo format một số chương trình truyền hình
nhưng vẫn còn mang tính tự phát, lẻ tẻ và không theo một hệ thống nhất định.
2.3.3. Nguyên nhân
Tư duy dạy của GV và tư duy học của SV vẫn tư duy lối mòn chứ không phải là tư
duy khác biệt, tư duy đột phá.Cơ chế quản lý hoạt động dạy học chưa tạo điều kiện tối đa
cho GV đổi mới, sáng tạo trong dạy học nói chung và dạy học môn GDH nói riêng.Các
GV chưa được thực hành nhiều hoạt động thiết kế PPHD, HTDH mới. Hiện nay chưa có
một hệ thống lý luận toàn diện, sâu sắc về việc vận dụng của yếu tố của truyền hình vào

trong dạy học nói chung và dạy học môn GDH nói riêng.
Kết luận chương 2
Chương 2 của luận án đã đặt ra mục đích khảo sát là thu thập, phân tích, tổng hợp và
đánh giá quan điểm của giảng viên, sinh viên về các phương diện khác nhau của dạy học
môn Giáo dục học và vận dụng các yếu tố của truyền hình vào trong dạy học môn Giáo
dục học. Tương ứng với mục đích khảo sát, tác giả luận án đã phân định các nội dung
khảo sát theo lôgic đi từ cái chung đến cái riêng. những kết quả khảo sát ở chương 2 là
những minh chứng khẳng định tính đúng đắn của những luận điểm lý thuyết được tác giả
đã trình bày ở chương 1. Đối với chương 3 của luận án, những kết quả khảo sát ở
chương 2 là những cơ sở thực tiễn có tính tin cậy cao để định hướng cho việc xây dựng
các biện pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của truyền hình ở
chương.


18

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÓ MÔ PHỎNG CÁC YẾU TỐ CỦA TRUYỀN HÌNH
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp
- Đảm bảo quá trình dạy học mang tính thống nhất, thực hiện theo mục tiêu và nội
dung chương trình dạy học môn Giáo dục học
- Đảm bảo tính kỹ thuật và tính nghệ thuật của các biện pháp
- Các biện pháp dạy học phải có tính chuyển giao.
- Các biện pháp phải có mối liên hệ biện chứng và có tính liên tục, kế thừa
3.2. Các biện pháp dạy học môn GDH ở trường đại học sư phạm có mô phỏng
các yếu tố của truyền hình
3.2.1. Biện pháp 1: Thiết kế kịch bản dạy học có mô phỏngcác yếu tố của truyền
hình theo các chủ đề của môn GDH
Các giai đoạn thiết kế kịch bản dạy học: phân tích, đánh giá bối cảnh dạy học; thiết
kế chủ đề dạy học; thiết kế mục tiêu dạy học; thiết kế PPDH; xây dựng kịch bản dạy

học. Mỗi giai đoạn được chia thành các khâu và các bước (nếu có).
3.2.2. Biện pháp 2: Thiết lập các điều kiện để tổ chức hiệu quả dạy học môn
GDH có mô phỏng các yếu tố của truyền hình
Để dạy học hiệu quả môn GDH có mô phỏng các yếu tố của truyền hình giảng viên
phải thiết lập các điều kiện sau:
3.2.2.1. Thiết lập nguồn học liệu chuẩn bị cho dạy học môn GDH có mô phỏng các
yếu tố của truyền hình
Thiết lập một kho học liệu phong phú giúp cho SV khai thác, khám phá và sáng tạo
ra những giá trị khoa học mới về dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu tố của truyền
hình.
3.2.2.2. Thiết lập môi trường tương tác có hiệu quả trong dạy học môn GDH có mô
phỏng các yếu tố của truyền hình
- Xây dựng các mô hình tương tác trong giờ học: Ví dụ các mô hình tương tác thuận
giữa SV với SV như mô hình tương tác đồng đẳng, tương tác theo góc quan điểm khác
nhau nhưng không đối lập, tương tác theo vòng tròn mở rộng và mô hình tương tác
nghịch (tương tác theo góc quan điểm đối lập).
- Tăng cường khả năng diễn xuất cho GV trong vai trò điều phối các tình huống dạy
học bằng kỹ thuật nhập vai trước ống kính.


19

- Dân chủ hóa mối quan hệ giữa GV với SV, giữa SV với SV bằng phương pháp
khuyến khích «Để SV tỏa sáng» .
3.2.2.3. Thiết lập các phương tiện hỗ trợ cho dạy học môn GDH có mô phỏng các
yếu tố của truyền hình
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức giờ học môn GDH có mô phỏngcác yếu tố của
truyền hình
3.2.3.1. Khâu 1: Khởi động
a.Bước 1: Tìm hiểu tâm thế của SV trước giờ học và giới thiệu chương trình hoạt

động có mô phỏngcách thức giới thiệu chương trình truyền hình trên VTV
b. Bước 2: Khởi động tạo tâm thế học tập
3.2.3.2. Khâu 2: Tổ chức các hoạt động học tập-nghiên cứu của sinh viên dựa theo
mô phỏng các yếu tố của truyền hình
a. Bước 1: Tổ chức các hoạt động nhằm phát triển các năng lực chuyên môn (Tal
show, điểm báo, bản tin thời sự)
b. Bước 2: Tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực phương pháp cho sinh
viên (trò chơi truyền hình)
c. Bước 3: Tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực xã hội cho sinh viên (trò
chơi truyền hình)
d. Bước 4: Tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực cá thể cho sinh viên (mô
phỏng các chương trình truyền hình khác nhau).
3.2.3.3. Khâu 3: Thư giãn (diễn hài kịch như trong chương trình xả xì-chét của
VTV3).
3.2.3.4. Khâu 4: Thu nhận thông tin phản hồi của sinh viên về giờ học (tổ chức mô
phỏng theo format chương trình truyền hình “Ý kiến bạn xem truyền hình” của VTV3)
3.2.4. Biện pháp 4: Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận quá
trình trong dạy học có mô phỏngcác yếu tố truyền hình
3.2.4.1. Mục đích của đánh giá quá trình trong dạy học môn GDH có mô phỏng các
yếu tố của truyền hình
- Xác định kết quả dạy học theo mục tiêu dạy học đã đề ra:
- Tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học tập của sinh viên.
- Cung cấp thông tin phản hồi có tác dụng giúp cho GV giảng dạy tốt hơn.
- Giúp cho người GV quản lý và giảng dạy tốt hơn


20

3.2.4.2. Các phương pháp đánh giá quá trình trong dạy học môn GDH có mô phỏng
các yếu tố của truyền hình

Phương pháp làm việc nhóm, phương pháp đặt câu hỏi và thảo luận lớp học, phương
pháp cho bài kiểm tra và bài tập về nhà, phương pháp trắc nghiệm, phương pháp quan
sát.
3.2.4.3. Nội dung đánh giá quá trình trong dạy học môn GDH có mô phỏng các yếu
tố của truyền hình
- Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ thực hành phát triển năng lực sáng tạo
của sinh viên
- Đánh giá hiệu quả dạy học tác động đến việc hình thành và phát triển các năng lực
nghề của sinh viên
-Đánh giá hiệu quả tác động đến động cơ học tập môn Giáo dục học của sinh viên
-Đánh giá hiệu quả tác động đến hứng thú học tập môn Giáo dục học của sinh viên
3.3. Thực nghiệm các biện pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các
yếu tố của truyền hình
3.3.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm
3.3.1.1.Mục đích thực nghiệm:
Nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra và khẳng định
tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đã được đề xuất.
3.3.1.2. Nội dung và đối tượng thực nghiệm
+Thực nghiệm lần 1 (từ tháng 8/2017 đến tháng 12/2017) với 195 sinh viên K67.
Trong đó 98 sinh viên của lớp tín chỉ PSYC 102 - K67.4_LT được chọn là lớp thực
nghiệm (lớp TN1) và 97 sinh viên của lớp tín chỉ PSYC 102 - K67.5_LT được chọn là
lớp đối chứng (lớp ĐC1).
+ Thực nghiệm lần 2 (từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2019) được tiến hành tại lớp tín
chỉ PSYC 102- K68.4_LT với 41 sinh viên K68.
3.3.1.3. Giả thuyết thực nghiệm
Nếu áp dụng các biện pháp dạy học môn Giáo dục học có mô phỏng các yếu tố của
truyền hình với mục đích đổi mới hoạt động dạy học môn học này thì có thể tạo ra
những thay đổi tích cực về mặt năng lực và động cơ, hứng thú học tập môn Giáo dục học
ở sinh viên, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học môn học này.
3.3.1.4. Tiến trình thực nghiệm



21

- Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm; Bước 2: Tiến hành thực nghiệm; Bước 3: Phân
tích, đánh giá kết quả sau thực nghiệm
3.3.1.5. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả thực nghiệm
* Tiêu chí và thang đo kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên: Mức xuất
sắc: đạt từ 8,5 đến 10 điểm;

Mức giỏi: đạt từ 7,5 đến 8,4 điểm; Mức khá: đạt từ 6,5

đến 7,4 điểm; Mức trung bình từ 5,0 đến 6,4 điểm; Mức yếu: dưới 5,0 điểm
*Tiêu chí và thang đo sự thay đổi động cơ học tập môn Giáo dục học của sinh viên
- Học môn Giáo dục học vì bắt buộc do chương trình dạy học quy định: tương ứng
với 1 điểm;
- Học môn Giáo dục học do thấy môn học này hay: tương ứng với 2 điểm;
- Học môn giáo dục vì việc học môn học này đem lại cho tôi niềm vui: tương ứng
với 3 điểm;
- Học môn Giáo dục học xuất phát từ nhu cầu và trách nhiệm của bản thân: tương
ứng với 4 điểm.
* Tiêu chí và thang đo hứng thú học tập của SV lớp TN
- Mức độ hứng thú cao (tương ứng với tần suất xuất hiện các biểu hiện hứng thú ở
mức “rất thường xuyên” và thường xuyên ): 3 điểm
- Mức độ hứng thú trung bình (tương ứng với tần suất xuất hiện các biểu hiện hứng
thú ở mức “Bình thường” ): 2 điểm
- Mức độ hứng thú thấp (tương ứng với tần suất xuất hiện các biểu hiện của hứng
thú ở mức “Ít” và “Không có”): 1 điểm
*Tiêu chí và thang đo năng lực sáng tạo của sinh viên
+ Tiêu chí và thang đo sự sáng tạo:

- Mức độ rất cao ( ý tưởng độc đáo, tạo sự đột phá): đạt từ 8,5 đến 10 điểm;
- Mức độ cao (linh hoạt trong tư duy, ý tưởng mới): đạt từ 7,5 đến 8,4 điểm;
- Mức khá (tìm tòi sự khác biệt giữa những cái đã có): đạt từ 6,5 đến 7,4 điểm;
- Mức độ trung bình (bắt đầu có sự độc lập trong tư duy) từ 5,0 đến 6,4 điểm
- Mức độ thấp (rập khuôn, máy móc, ý tưởng không mới): dưới 5,0 điểm
3.3.2.. Kết quả thực nghiệm
* Kết quả TN lần 1:

nhóm TN1 đã tăng lên đáng kể so với trước TN và nằm trong

khoảng từ 3.08 đến 3.54, tức là NL từ mức khá đến đầu mức giỏi. Còn của nhóm ĐC1
sau TN nằm trong khoảng từ 2,48 đến 2,79 tức là NL từ mức trung bình đến đầu mức
khá. Như vậy, điểm trung bình 4 nhóm NL của nhóm TN1 đã cao hơn đáng kể so với
nhóm ĐC1.


×