Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tieu luan cao học bao chi va du luan xa hoi vai trò, những vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm tăng khả năng khơi nguồn, định hướng, điều chỉnh và điều hòa DLXH của báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.68 KB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
Sự phát triển của báo chí truyền thông hiện đại đã làm gia tăng nhanh
chóng vai trò, vị thế đặc biệt của báo chí trong đời sống xã hội, trên tất cả các
lĩnh vực hoạt động. Có thể thấy rất rõ bản chất xã hội của báo chí truyền thông
hiện nay là phương tiện liên kết xã hội thông qua giao tiếp và chia sẻ; là phương
tiện can thiệp thông qua thông tin - giao tiếp xã hội theo nhóm đối tượng và
công chúng trên diện rộng không biên giới; là phương tiện tuyên truyền hữu
hiệu nhất; là công cụ kích thích năng lực sáng tạo cá nhân, khơi nguồn, huy
động và tổ chức nguồn lực phát triển xã hội; là vũ khí lợi hại nhất trong cuộc
đấu tranh chính trị tư tưởng. Báo chí đã xác lập được một vai trò rất to lớn trong
đời sống tinh thần, phát triển nhanh về số lượng, chất lượng và loại hình. Đời
sống báo chí ngày càng trở nên sống động, phong phú, góp phần làm cho mọi
hoạt động của xã hội của đất nước ngày càng khởi sắc.
Giáo sư Khoa Báo chí Đại học Tổng hợp Mátxcơva Lômônôxốp (MGƯ),
Yaxcn Nliicôlaiiavích Zaxurơxki khẳng định rằng: “Niềm tin trong báo chí là sự
tin tưởng của công chúng đối với chất lượng và nội dung thông tin được báo chí
đem lại cho họ. Chính từ sự tin tưởng đó, công chúng mới đi theo định hướng và
tự nguyện dấn mình vào tầm ảnh hưởng của báo chí, có phản hồi và tích cực hợp
tác, trở thành nguồn tin, đối tác đồng hành của báo chí. Có như vậy báo chí mới
hoàn thành chức năng định hướng dư luận xã hội của mình. Có thể nói, niềm tin
mà báo chí có được từ công chúng đã làm nên những điều kỳ diệu mà đôi khi
chúng ta chưa hình dung hết ảnh hưởng của nó. Sức mạnh của niềm tin này có
thể làm thay đổi bộ mặt xã hội hoặc thậm chí lật đổ cả một thể chế chính trị.
GS nhấn mạnh, “Báo chí là một nghệ thuật, nghệ thuật thuyết phục. Nhà
báo phải thuyết phục công chúng bằng những văn bản tác phẩm thuyết phục”.
Thực tế cho thấy, chỉ có những bài báo nào có được niềm tin của công chúng
mới có thể đạt được sự thuyết phục. Với đặc thù của mình, báo chí giúp công
chúng liên kết và giao tiếp với nhau bởi vì công chúng cùng quan tâm tới thông
tin mà họ được tiếp nhận qua tờ báo. “Nền báo chí nào chiếm được niềm tin của
1



công chúng thì nền báo chí đó mới có tương lai”.
Báo chí - truyền thông không chỉ là diễn đàn rộng rãi nhất để mọi người
dân bày tỏ chính kiến, bàn luận những vấn đề quốc kế dân sinh mà còn là công
cụ thể hiện và trường học nâng cao năng lực, trình độ dân trí về dân chủ và công
khai, minh bạch cũng như công cụ tập hợp, tổ chức, huy động dư luận xã hội
(DLXH) trong cuộc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng.
Trong quá trình hoạt động, báo chí thực hiện có hiệu quả chức năng giám
sát xã hội của mình tức là góp phần tích cực bảo vệ lợi ích của đất nước, của dân
tộc và nhân dân; đồng thời gia tăng niềm tin của dân đối với Đảng và Nhà nước;
đồng thời đó cũng là giải pháp quan trọng tham gia xây dựng và quảng bá
thương hiệu quốc gia ở trong nước và nhất là trên trường quốc tế trong thời kỳ
hội nhập và phát triển bền vững.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã căn dặn các nhà báo luôn luôn xác định
viết cái gì? viết cho ai? và viết như thế nào? để có được thông điệp - tác phẩm
báo chí hay, hấp dẫn công chúng, đòi hỏi ở người viết quá trình lao động sáng
tạo, công phu, nghiêm túc, có tâm và nhiệt thành, không chỉ đòi hỏi trình độ,
năng lực mà còn năng khiếu nghề nghiệp; không chỉ trình độ văn hoá và vốn
sống mà quan trọng là năng lực nhận thức, sức bật tư duy, khả năng phản ứng
nhanh nhạy và chính xác trước sự kiện và vấn đề của cuộc sống...
Sau khi tác phẩm báo chí được hoàn tất sẽ được mã hoá và chuyển tải
bằng các kênh truyền thông tác động đến công chúng xã hội, tức là tác động vào
ý thức quần chúng. Nói báo chí tác động vào ý thức quần chúng, trước hết là tác
động vào DLXH. Hiệu lực tác động của báo chí chính là năng lực tạo sự quan
tâm, thu hút sự chú ý của công chúng, tạo ra những chấn động dư luận xã hội,
khơi thức, truyền dẫn, có thể định hướng và điều hoà dư luận xã hội. Hiệu quả
tác động của báo chí - truyền thông được thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành
vi của công chúng xã hội, của nhân dân nói chung về những vấn đề cơ bản, bức
xúc, thiết thực của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như việc hình thành
nhân cách và diện mạo văn hoá của mỗi cá nhân.


2


Yêu cầu đầu tiên và tiền đề quan trọng nhất của hoạt động báo chí - truyền
thông là góp phần thay đổi nhận thức của công chúng xã hội, làm cho nhận thức
của nhân dân từ chưa đúng đến đúng đắn hơn, từ nông đến sâu, từ khác biệt đến
tương đồng,... Và cuối cùng là thống nhất nhận thức để hình thành niềm tin, ý
chí làm cơ sở cho hành động của đông đảo quàn chúng giải quyết những vấn đề
đặt ra trong quá trình phát triển. Tạo lập, gây dựng được niềm tin và ý chí cho
hàng triệu người là tiêu chí hiệu quả quan trọng nhất của báo chí - truyền thông.
Và trước hết là làm cho công chúng tin cậy vào cơ quan báo chí thông qua việc
cung cấp thông tin nóng hổi, chân thực và hoạt động quan hệ công chúng một
cách chuyên nghiệp.
Trong lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại, báo chí và dư luận xã hội có
mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng xét trên hai bình diện lý luận và thực tiễn hoạt
động. Các luồng ý kiến phán xét của dư luận xã hội là nội dung quan trọng hàng
ngày mà báo chí truyền thông đăng tải; và chính từ dư luận xã hội lại nảy sinh ra
tin tức – sự kiện báo chí. Báo chí lại là phương tiện chuyển tải các sự kiện, ý
kiến, phán xét … của DLXH; báo chí vừa có thể phản ánh và biểu đạt dư luận,
vừa có thể định hướng DLXH mà sự định hướng này đối với DLXH có thể sẽ
dẫn đến một luồng dư luận mới được sản sinh từ trong thực tế cuộc sống. Chính
vì vậy, xét về tổng thể, chưa có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể nào về cả
phương diện lý luận và thực tiễn bàn đến vai trò những vấn đề đặt ra và giải
pháp nhằm tăng khả năng khơi nguồn, định hướng, điều chỉnh và điều hòa
DLXH của báo chí nói chung, báo chí chính luận ở nước ta hiện nay.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc sản xuất được giấy và xuất hiện kỹ thuật in đã giúp loại người cố
định hóa, lưu giữ và nhân bản được tri thức và kinh nghiệm của mình cho người
đương thời và cho đời sau. Việc ra đời báo chí hiện đại (ban đầu là báo in) đã

giúp loài người phát tán rộng khắp những tin tức, sự kiện, những tri thức và kinh
nghiệm, là sức mạnh được lan truyền và nhân lên gấp bội. Những năm 20 của
thế kỷ XX, sự xuất hiện báo chí phát thanh đã tạo ra cuộc bùng nổ thông tin đại
3


chúng. Vào những năm 40, báo chí truyền hình ra đời; cuối những năm 50, đã có
vệ tinh nhân tạo, các trạm liên hệ mặt đất - vũ trụ, cùng với hệ thống các phương
tiện kỹ thuật khác đã tạo nên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng đã
đang có sức mạnh chưa từng có. Chính hệ thống này đã đưa những vấn đề toàn
cầu về mỗi góc phố, mỗi nhà và đến từng người trong suốt thời gian trường tồn
của nhân loại.
Ngày nay, sau mỗi ngày lao động, chỉ cần một vài giờ đọc báo, nghe đài,
xem truyền hình, bạn có thể biết được không chỉ quê hương bản quán mình,
không chỉ đất nước mình, châu lục mình mà còn biết được và hình dung cả hành
tinh đang làm gì, những vấn đề gì đang nồi cộm. Báo chí không chỉ cung cấp dữ
liệu nóng hổi của cuộc sống, nâng cao nhận thức, nối dài sự hiểu biết mà còn
nâng cao tầm suy nghĩ, và do đó điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân, tạo điều
kiện cho mỗi cá nhân gắn kết với cộng đồng, với xã hội.
Với những đặc trưng bản chất vốn có của mình, báo chí quan hệ chặt chẽ,
biện chứng với quá trình hình thành DLXH. Trong mối quan hệ này, báo chí có
vai trò quan trọng khơi nguồn, định hướng, điều hòa và điều chỉnh tạo lập
DLXH. Báo chí phản ánh DLXH. Thực hiện chức năng này sẽ đem lại cho báo
chí hơi thở cuộc sống, báo chí sẽ phong phú hơn, hấp dẫn hơn. Và chính sự phản
ánh đa dạng phong phú, nhiều chiều ấy sẽ giúp công chúng nâng cao nhận thức
và bản lĩnh chính trị. Do đó, phản ánh DLXH đi liền với việc tuân thủ nguyên
tắc tính chân thật của hoạt động báo chí, phải phản ánh đúng bản chất của cuộc
sống trong xu thế vận động, phát triển của nó. Phản ánh thế nào, khen và biểu
dương thế nào mà không tô hồng, chê thế nào, phê phán thế nào mà không bôi
đen. Vấn đề là ở chỗ cách thức lựa chọn, mức độ và cách thức phản ánh. Đấy

chính là nghệ thuật, phản ánh DLXH của báo chí.
Phản ánh đa dạng, nhiều chiều DLXH nhằm làm cho nhân dân ta quan
tâm đến những vấn đề xã hội, những vấn đề bức xúc, lôi kéo họ vào cuộc để tập
hợp, giáo dục và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị đương thời.
Đồng thời làm phong phú thêm nhận thức của nhân dân về những vấn đề nóng
hổi, cơ bản của cuộc sống trong và ngoài nước, nhằm tạo khả năng miễn dịch tư
4


tưởng cho mỗi người dân và cho cộng động. Phản ánh DLXH còn có tác dụng
phát huy vai trò, huy động sức mạnh của DLXH vào việc tổ chức và quản lý xã
hội, ổn định đời sống chính trị, tinh thần xã hội, huy động sức mạnh tinh thần,
sức mạnh vật chất của xã hội vào mục đích chính trị, vào sự nghiệp xây dựng,
phát triển đất nước.
Xuất phát từ sự cấp thiết về lý luận và thực tiễn trên, nhóm tác giả chọn đề
tài “Vai trò, những vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm tăng khả năng khơi nguồn,
định hướng, điều chỉnh và điều hòa DLXH của báo chí chính luận ở nước ta
hiện nay” làm đề tài tiểu luận cho môn học Báo chí truyền thông và DLXH.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận về vai trò, những vấn đề đặt ra và giải
pháp nhằm tăng khả năng khơi nguồn, định hướng, điều chỉnh và điều hòa
DLXH của báo chí chính luận ở nước ta hiện nay. Nêu những thuận lợi, khó
khăn và đề xuất giải pháp nhằm tăng khả năng khơi nguồn, định hướng, điều
chỉnh và điều hòa DLXH của báo chí chính luận ở nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm công cụ: “báo chí”, “báo chí chính luận”, “dư
luận xã hội”, "khơi nguồn", "định hướng", "điều chỉnh" và “điều hòa” làm cơ sở
lý luận cho việc nghiên cứu của tiểu luận.
- Làm rõ vai trò của báo chí chính luận so với các loại hình báo chí khác.

- Thông qua việc khảo sát vai trò của một số báo in, báo điện tử, phát
thanh và truyền hình, Đánh giá đúng mặt thuận lợi, khó khăn, qua đó nêu những
vấn đề đặt ra đối với báo chí chính luận trong việc khơi nguồn, định hướng, điều
chỉnh và điều hòa DLXH.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng khả năng khơi nguồn, định hướng, điều
chỉnh và điều hòa DLXH của báo chí chính luận ở nước ta hiện nay, cùng đưa ra
những xu hướng phát triển nhằm góp phần xây dựng báo chí chính luận tại Việt
Nam.
5


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Báo in, báo điện tử, đài phát thanh - truyền hình tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát các bài viết trên báo: Hà Nội mới, Nhân dân, báo điện tử Nhân
dân, Tạp chí Tuyên giáo; Đài PTTH tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh, và Nam Định.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- DLXH là hiện tượng xã hội phổ biến, nó chi phối suy nghĩ, tình cảm,
nhận thức,... của con người và cộng đồng. Đây là hiện tượng phức tạp, liên quan
đến nhiều lĩnh vực và có thể nghiên cứu, tiếp cận nó từ cách tiếp cận của các
ngành khoa học khác hoặc xem xét ứng đụng trên nhiều bình diện hoạt động
thực tiễn ở Việt Nam. Do vậy, tìm hiểu vai trò của báo chí chính luận, nêu những
vấn đề đặt ra, chính là làm thế nào để tăng vị thế xã hội của báo chí chính luận
trong việc khơi nguồn, định hướng, điều chỉnh và điều hòa DLXH?
- Trong thư gửi thầy và trò lớp viết báo Huỳnh Thúc Kháng mùa hè năm
1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nói đến báo chí, trước hết phải nói
đến người làm báo chí", tức là nhà báo. "Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách
mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ"; vũ khí ấy trước hết phục vụ

sự nghiệp phò chính trừ tà, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của đất
nước. Trong quá trình ấy, sự nghiệp ấy, báo chí chính luận và đội ngũ các nhà
chính luận có vai trò rất quan trọng. Giải pháp nhằm tăng khả năng khơi nguồn,
định hướng, điều chỉnh và điều hòa DLXH của báo chí chính luận ở nước ta
hiện nay là gì?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Sức sống của chính luận là ở tính lý luận sâu sắc và tính thực tiễn nóng
hổi của nó, là ở chỗ các sự kiện và vấn đề đang đặt ra trong công luận được liên
kết, xâu chuỗi và được soi xét bởi các quan điểm, lý thuyết để có thể tác động
6


vào lý trí, vào tư duy logic và làm lay động hàng triệu con tim.
Báo chí thông tin sự kiện và lựa chọn sự kiện thông tin. Thông tin chính là
thể hiện cấp độ đầu tiên, thường xuyên liên tục và phố kiến nhất trong cách thể
hiện thái độ hàng ngày trên mặt báo và trên chương trình phát thanh truyền hình.
Như vậy, chính luận có thể có ở trong các thể loại tin, tưởng thuật, phỏng vấn,
phóng sự… theo cách trình bày và miêu tả sự kiện và vấn đề có sự xung đột và
có khả năng định hướng DLXH và hướng dẫn nhận thức tư tưởng cho công
chúng. Báo chí chính luận cần thực hiện tốt vai trò khơi nguồn, định hướng, điều
chỉnh và điều hòa DLXH.
- Nhà báo - nhà chính luận phải là người có kiến thức, am hiểu lịch sử. Sự
kiện và vấn đề lịch sử trong mối liên hệ với hiện tại, được nhà báo chính luận
khơi thức, làm sống lại và dẫn dắt nó theo cách riêng của mình, thu hút công
chúng và định hướng dư luận. Báo chí thông qua việc khơi nguồn, phản ánh và
xét cho cùng nó phải đạt được mục đích là định hướng dư luận xã hội. Định
hướng dư luận xã hội là định hướng ý thức quần chúng, hướng dẫn nhận thức
của nhân dân. Báo chí vừa lấy DLXH làm nội dung, làm chất liệu phản ánh, vừa
thông qua đó để định hướng DLXH. Nếu báo chí không phản ánh được DLXH
tức là xa rời thực tiễn, xa lạ với nhận thức của nhân dân; nhưng nếu phản ánh

mà không định hướng được DLXH tức là không đạt được mục đích của sự phản
ánh. Dùng dư luận để giải thích, thuyết phục dư luận và để định hướng dư luận
là cách làm có sức hấp dẫn của báo chí.
Trong tình hình hiện nay, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa, vai trò của báo
chí chính luận trong việc khơi nguồn, định hướng, điều chỉnh và điều hòa
DLXH đôi khi còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là cần nâng cao vai trò bằng cách thực
hiện đồng bộ các giải pháp: quy hoạch, lãnh đạo, chính sách quản lý, nghiệp
vụ…
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Đề tài
5.1. Cơ sở lý luận

7


Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí, báo chí chính luận, lý thuyết về vai trò,
những vấn đề đặt ra, giải pháp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng tổng tích hợp các phương pháp nghiên cứu của các
khoa học xã hội như: phương pháp phân tích tài liệu, khảo sát,… để thu thập
những thông tin đa dạng, phong phú và mang tính khách quan về đối tượng
nghiên cứu. Sau khi thu thập được thông tin, nhóm tác giả sẽ phân tích, tổng
hợp, đánh giá rút ra những kết luận cần thiết tạo ra các giải pháp cụ thể, khoa
học.
6. Đóng góp mới của Tiểu luận
- Xây dựng khung lý thuyết và lý luận về vai trò, những vấn đề đặt ra và
đề xuất giải pháp nhằm tăng khả năng khơi nguồn, định hướng, điều chỉnh và
điều hòa dư luận xã hội của báo chí chính luận ở nước ta hiện nay - đây là vấn
đề còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam.

- Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của báo chí chính luận hiện nay.
Phân tích những nguyên nhân của thuận lợi và khó khăn đó.
- Đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển của báo chí chính luận trên thế
giới và ở Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Tiểu luận
- Tiểu luận góp cái nhìn tổng thể về vai trò của báo chí chính luận trong
việc khơi nguồn, định hướng, điều hóa và điều chỉnh dư luận xã hội. Đề
xuất giải pháp đồng bộ, phù hợp, khả thi nhằm tăng khả năng khơi nguồn, định
hướng, điều chỉnh và điều hòa dư luận xã hội của báo chí chính luận ở nước ta
hiện nay. Là một trong những căn cứ tin cậy để cấp có thẩm quyền nghiên cứu,
tham mưu hoạch định chính sách, quản lý phát triển báo chí.

8


- Là tài liệu nghiên cứu tin cậy cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, về vai
trò, những vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm tăng khả năng khơi nguồn, định
hướng, điều chỉnh và điều hòa dư luận xã hội của báo chí chính luận ở nước ta
hiện nay và trong những năm tiếp theo.
8. Kết cấu của đề tài
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG: Gồm … chương
CHƯƠNG I: Vai trò của báo chí chính luận trong việc khơi nguôn, định
hướng, điều chỉnh và điều hòa dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
CHƯƠNG II: Thực trạng vai trò của báo chí chính luận trong việc khơi
nguồn, định hướng, điều chỉnh và điều hòa dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
CHƯƠNG III: Những vấn đề đặt ra nhằm tăng khả năng khơi nguồn, định
hướng, điều chỉnh và điều hòa dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
NỘI DUNG
Chương I
VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN TRONG VIỆC KHƠI NGUỒN,
ĐỊNH HƯỚNG, ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐIỀU HÒA DƯ LUẬN XÃ HỘI Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Báo chí
Theo Từ điển Tiếng Việt – NXB Đà Nẵng 2011, Báo là các loại hình thông
tin tuyên truyền như báo, tạp chí.. giới báo chí, tin tức biết được qua báo chí.
Theo Điều 1, Luật Báo chí, “...báo chí ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là
phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội: là cơ quan
ngôn luận của các tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân” làm rõ hơn chức
năng thông tin và vai trò của báo chí.
9


Thuật ngữ “báo chí” trong Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) giải thích
như sau: “Báo chí xuất phát từ hai từ báo và tạp chí, nói một cách khái quát là
những xuất bản phẩm định kỳ. Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông
khác như đài phát thanh, đài truyền hình. Định nghĩa này cũng được áp dụng cho
một tạp chí liên tục xuất bản trên web”. Cách định nghĩa này cũng chỉ đưa ra
được tính chất định kỳ và các loại hình báo chí hiện nay.
- Trong sách Cơ sở lý luận Báo chí, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững (NXB Lao
động - 2012) đưa ra khái niệm: “Báo chí là hoạt động thông tin – giao tiếp xã hội
trên quy mô rộng nhất, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất,
là công cụ và phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ với
công chúng và dư luận xã hội, với nhân dân và với các nhóm lợi ích, với các
nước trong khu vực và quốc tế…”
Khái niệm này đã nêu được những đặc trưng cơ bản của báo chí là:

- Trước hết, báo chí là hoạt động thông tin – giao tiếp xã hội trên quy mô
rộng nhất. Như vậy báo chí ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận
thức của con người. Từ khi xuất hiện đến nay, báo chí luôn năng động trong việc
phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn vận động phát triển. Báo chí là
một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mọi người, mọi dân
tộc.
- Báo chí là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất, là công
cụ và phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất. Báo chí luôn lấy hiện thực
khách quan làm đối tượng phản ánh. Thông tin trong báo chí vừa có tính xã hội
cao vừa có tính tư tưởng, khuynh hướng rõ rệt. Với nhiều cách phản ánh khác
nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của mọi đối tượng, báo chí đã trở thành một hoạt
động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất.
Tác giả tóm lại, báo chí là một trong những hiện tượng phức tạp, tùy theo góc
độ tiếp cận khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên hiểu báo chí
một cách trực diện nhất, như đã nêu trên, tác giả cho rằng: Theo nghĩa hẹp báo
chí là những ấn phẩm được xuất bản định kỳ (bao gồm nhật báo, báo thưa kỳ,
bản tin thời sự, bản tin thông tấn) với số lượng lớn nhằm phục vụ đông đảo
10


các tầng lớp công chúng. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ báo chí được dùng để
chỉ chung các loại hình truyền thông đại chúng hiện đại bao gồm báo in,
báo phát thanh (báo nói), báo truyền hình (báo hình) và báo mạng điện tử .
Có một số ý kiến gọi báo mạng điện tử là báo điện tử, theo chúng tôi là
chưa chính xác. Bởi thuật ngữ báo điện tử còn bao gồm cả báo phát thanh và
báo truyền hình.
1.2. Báo chí chính luận
* Khái niệm dư luận xã hội
DLXH là một hiện tượng xã hội xuất hiện cùng với sự xuất hiện xã hội
loài người. Ngay từ buổi sơ khai hình thành, DLXH có tác dụng định hướng

nhận thức, thái độ và hành vi của từng cá nhân, nhóm và cộng đồng người trong
xã hội, thông qua những ngôn ngữ giao tiếp nguyên sơ như kí hiệu, tiếng động
(tiếng chiêng, trống...), đốt lửa, nhằm thông báo cho nhau tin tức về thức ăn, thú
dữ, thiên tai lũ lụt và cả những nhu cầu kết cấu cộng đồng. Đến giữa thế kỷ XII,
khái niệm, thuật ngữ khoa học về DLXH được nhà nghiên cứu xã hội người Anh
John Solsbery (năm 1159) đề cập một cách khá chỉnh thể. Và đến đầu thế kỷ
XX, DLXH trở thành đối tượng quan tâm trong thực tiễn hoạt động quản lý nhà
nước và là vấn đề lý luận của nhiều ngành khoa học như Xã hội học, Tâm lý học
xã hội, Chính trị học và Báo chí học...
DLXH là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân nhưng có mối quan hệ hữu cơ,
cộng hưởng với nhau trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự, thể
hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các lực lượng xã hội nhất định trong những
thời điểm nhất định.
DLXH được coi là những trạng thái đặc trưng của ý thức xã hội, tâm trạng
xã hội. DLXH là sự biểu hiện trạng thái ý thức của một cộng đồng người, là một
phương thức tồn tại đặc biệt của ý thức xã hội. DLXH tham gia, có mặt trong tất
cả các bộ phận, các thành phần của ý thức xã hội. Khi có một sự việc, sự kiện,
hiện tượng xã hội nào đó có đụng chạm đến lợi ích của cộng đồng xã hội và thu
hút được sự quan tâm chú ý của họ, thì khi đó sẽ nảy sinh DLXH. DLXH gắn

11


chặt với thực tiễn cuộc sống, xuất phát từ thực tiễn rồi tác động trở lại thực tiễn
đó.
Xung quanh thuật ngữ DLXH có nhiều ý kiến và định nghĩa khác nhau,
mà điển hình là: theo nhà triết học cổ đại Socrat thì “dư luận xã hội” là nhằm
đóng vai trò điều hòa các mối quan hệ và hành vi của xã hội. Trên cơ sở phán
xét, đánh giá các sự kiện, hiện tượng DLXH nêu ra các chuẩn mực xã hội,
hướng dẫn những việc nên làm, nên tránh.

DLXH một khi đã được hình thành thì nó tác động vào ý thức con người,
chi phối ý thức cá nhân. DLXH có thể động viên, khuyến khích hc phê phán,
công kích những suy nghĩ lệch lạc hoặc hành vi sai trái của từng cá nhân và cả
các nhóm người trong xã hội, nó buộc từng cá nhân hành động theo chuẩn mực
chung của xã hội. Nhà nghiên cứu xã hội học Nguyễn Quý Thanh cho rằng “Sức
mạnh điều chỉnh của DLXH mạnh nhất khi có sự đồng thuận ý kiến giữa DLXH
và ý kiến của tiểu môi trường xã hội. Nói một cách đơn giản là nếu như tất cả
đều nói một giọng thì sức mạnh điều chỉnh sẽ mạnh hơn”.
DLXH là ý kiến, thái độ của số đông, của nhóm lớn trong xã hội, hoặc của
toàn thể xã hội hay của các vùng dân cư…
DLXH là một yếu tố cấu thành ý thức quần chúng, nhưng là yếu tố biểu
hiện trạng thái của ý thức quần chúng ở thời điểm hiện tại
Như vậy, DLXH là một biểu hiện của trạng thái ý thức xã hội; nó phản
ánh ý chí, tình cảm và nguyện vọng của xã hội đối với một sự kiện, hiện tuợng,
vấn đề, nhân vật nào đó; là biểu hiện thái độ đồng tình ủng hộ hay phản đối của
các nhóm xã hội lớn hoặc của cộng đồng về các sự kiện vấn đề đã và đang diễn
ra có liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ.
(Vậy khái niệm báo chí chính luận là gì ạ??? - phần này của chị Hậu và
chị Từ làm)
1.3. Mối quan hệ tương tác giữa báo chí với dư luận xã hội

12


Dư luận là nội dung quan trọng hàng ngày mà báo chí truyền thông đăng
tải; và từ dư luận xã hội lại đến lượt nó nảy sinh ra tin tức báo chí. Báo chí lại là
phuơng tiện chuyển tải các sự kiện, ý kiến, phán xét của dư luận xã hội; tin tức
báo chí vừa có thể phản ánh và biểu đạt dư luận vừa có thể định hướng dư luận
xã hội, mà sự định hứớng của tin tức báo chí đối với dư luận xã hội lại dãn đến
một luồng dư luận mới đựoc sản sinh ra.

Dư luận và tin tức báo chí đã hình thành nên một mqh tuần hoàn luân
chuyển, một quá trình tác động qua lại lẫn nhau. Đó chính là mqh mật thiết cùng
dựa vào nhau giữa chúng.
Dư luận xã hội và báo chí là hai hiện tuợng xã hội đặc biệt, có những tính
chất đặc thù, có duyên nợ và quan hệ chặt chẽ với nhau như hình với bong, khó
có thể tách rời trong quá trình hình thành và phát triển.
Báo chí và dư luận xã hội có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại,
ảnh hưởng chặt chẽ tới nhau. Báo chí là chủ thể khơi nguồn dư luận xã hội, có
vai trò không thể thay thế trong định hướng dư luận xã hội, và ngược lại, dư
luận xã hội là đối tượng phản ánh của báo chí, đồng thời là thước đo để đánh giá
khả năng và hiệu quả tác động của báo chí đối với xã hội. Trong xã hội hiện đại,
phần lớn dư luận xã hội được châm ngòi từ báo chí.
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, báo chí phải có trách nhiệm định hướng
dư luận xã hội, bởi đó là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội của người làm
báo. Song cũng cần nhìn nhận, chỉ ra một cách thẳng thắn những nhược điểm
cần khắc phục trên thực tế, như nhiều trường hợp báo chí thông tin trái chiều,
mâu thuẫn, nhiều sự việc bị đẩy lên quá mức, suy diễn, làm ảnh hưởng đến uy
tín của báo chí, gây thiệt hại, phương hại đến quyền lợi của tổ chức, cá nhân
được đề cập.
Báo chí tác động vào dư luận xã hội - bộ phận dễ bị tác động nhất - bằng
hai con đường: lý trí và tình cảm, trong đó tác động vào lý trí là cách thức cơ
bản và quan trọng nhất bởi tác động vào lý trí, dư luận xã hội sẽ được tạo dựng
bền vững và sâu sắc, còn tác động vào tình cảm sẽ tạo nên hiệu quả nhanh

13


chóng, tức thì. Đó là lý do báo chí phải quan tâm thích đáng đến cả hai con
đường này.
Có 2 con đường hình thành DLXH, đó là qua kênh giao tiếp cá nhân và

qua kênh giao tiếp đại chúng dưới tác động của phương tiện truyền thông đại
chúng. Bàn về mối quan hệ giữa báo chí với DLXH, về thực chất là nói về mối
quan hệ của báo chí với ý thức hay nhận thức của công chúng xã hội, của quần
chúng nhân dân; đó là mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể, giữa chủ quan
với khách quan, giữa báo chí với đối tượng tác động, đối tượng điều chỉnh của
chính nó. Tính hai mặt trong mối quan hệ giữa báo chí và DLXH được thể hiện
như sau:
- Báo chí tác động đến dư luận xã hội
Đối tượng tác động của báo chí là ý thức quần chúng trong xã hội. Ý thức
quần chúng là một dạng thức biểu hiện của ý thức xã hội, nhưng là dạng thức
hằng ngày. Nó được cấu thành bởi thế giới quan, nhân sinh quan, tri thức lịch sử,
văn hóa và DLXH. Trong đó, DLXH là bộ phận quan trọng. Báo chí hiện đại coi
DLXH là đối tác của mình. Bởi DLXH cung cấp nguồn dữ liệu phong phú, cập
nhật cho báo chí và báo chí là kênh truyền dẫn chủ yếu của DLXH. Tách khỏi
DLXH, báo chí giảm đi tính phong phú, sức hấp dẫn và khả năng lôi cuốn bạn
đọc.
Cơ chế tác động của báo chí đến DLXH được thể hiện như sau:
Chủ thể

Thông điệp

Ý thức XH

Hành vi XH

Hiệu quả XH

Trong đó, chủ thể xây dựng các thông điệp hàm chứa nội dung thông tin
để thông qua các phương tiện truyền thông chuyển tải đến công chúng xã hội
rộng rãi. Thông tin qua phương tiện tác động vào ý thức quần chúng, hình thành

tri thức, thái độ mới hay thay đổi nhận thức, thái độ cũ. Sự thay đổi về ý thức
quần chúng sẽ dẫn đến các hành vi xã hội, sau đó tạo hiệu quả xã hội. Khuynh
hướng của thông tin quy định khuynh hướng của hành vi xã hội. Tuy nhiên, hiệu
quả xã hội của sự tác động của báo chí cũng phụ thuộc vào sự tiếp nhận thông
tin của công chúng. Ở nước ta, mối quan hệ giữa báo chí và DLXH đã được qui
14


định thành luật, Tại điều 6, chương III, Luật báo chí nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam qui định nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí, khoản 3 đã ghi báo
chí có nghĩa vụ và quyền hạn “phản ánh và hướng dẫn DLXH; làm diễn đàn
thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân”. Do chức năng đặc biệt của
mình, là một vũ khí thông tin cực kỳ lợi hại, cho nên báo chí quan hệ chặt chẽ,
biện chứng với quá trình hình thành DLXH. Tính chất, nội dung và cường độ
của DLXH phụ thuộc vào tính chất của sự kiện, của vấn đề và quá trình truyền
tải thông tin về sự kiện, vấn đề đó
Báo chí vừa lấy DLXH làm nội dung, làm chất liệu phản ánh, vừa thông
qua đó để định hướng DLXH. Báo chí thông qua việc khơi nguồn, phản ánh và
xét cho cùng để đạt được mục đích là định hướng DLXH, nhằm điều hòa tâm lý,
tâm trạng xã hội. Nội dung định hướng DLXH trước hết là khả năng nhìn nhận
và thẩm định đời sống hiện thực một cách có hệ thống. Báo chí không chỉ dừng
ở việc mô tả, phản ánh mà phải “mổ xẻ”, tìm ra chiều hướng vận động của hiện
thực, qua đó định hướng nhận thức của công chúng.
Báo chí định hướng và điều hòa DLXH chủ yếu và quan trọng nhất là
bằng và thông qua việc thông tin, giải thích các sự kiện, vấn đề thời sự đã và
đang diễn ra liên quan mật thiết đến vấn đề mà DLXH đang quan tâm. Thông
qua đó tạo thành luồng ý kiến chủ lưu có khả năng thuyết phục, chiếm lĩnh và
chi phối nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng xã hội. Mặt khác, thông
qua việc cung cấp và phân tích sự kiện, giải thích và giải đáp vấn đề thời sự, báo
chí đã giúp nâng cao trình độ hiểu biết, nhận thức của nhân dân, từ đó định

hướng và điều hòa DLXH.
Như vậy, việc báo chí định hướng DLXH đã phát huy vai trò, huy động
sức mạnh của DLXH vào việc tổ chức và quản lý xã hội, ổn định đời sống chính
trị, tinh thần xã hội. Đặc biệt với việc báo chí kịp thời định hướng và điều hòa
DLXH đã nhanh chóng gạt bỏ được những tin đồn thất thiệt, các tư tưởng phân
tán, xóa đi tâm trạng xã hội lo âu, góp phần phát huy sức mạnh nội lực của xã
hội, của đất nước.

15


Với sức mạnh của công nghệ số, mạng Internet cùng nhiều thiết bị kết nối
đầu cuối thông minh: máy tính, mobile phone, v.v... vai trò và vị thế của công
chúng báo chí - truyền thông đã thay đổi hẳn, từ thụ động và tiếp thụ sản phẩm
do báo chí cung cấp sang chủ động tham gia, cùng sản xuất, chia sẻ, đánh giá và
bình luận. Thông qua hệ thống báo chí - truyền thông đã mang đến cơ hội cho
mỗi công dân có thể phát biểu trên diễn đàn quốc gia và quốc tế; do vậy, chỉ cần
một sự kiện được thông tin trên báo chí - truyền thông cũng có thể đủ sức thổi
bùng lên thành DLXH.
* Báo chí khơi nguồn DLXH

* Báo chí định hướng DLXH
- Theo sách báo chí với dư luận xã hội của PGS,TS Nguyễn Văn Dững thì
Định hướng là hoạt động có ý thức của con người trong nhận thức, thái độ và
hành vi; và muốn nhận thức, thái độ và hành vi của mình đạt được hiệu quả,
nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của mỗi con người và cộng đồng cần sự định
hướng tập trung - tập trung nỗ lực nhận thức và nguồn lực vào việc nhận thức
hoặc thực hiện một việc, hoạt động hay vấn đề nào đó. Trên phạm vi cộng đồng
và xã hội, muốn tập trung nguồn sức mạnh - cả về nguồn lực tinh thần và vật
chất, vào việc giải quyết vấn đề gì đó, cần phải có định hướng huy động, tổ chức

nguồn lực - cả về tinh thần và vật chất, thì mới đạt được hiệu quả cao.
- Báo chí định hướng DLXH là thể hiện yêu cầu thống nhất giữa yêu cầu từ
bên trên của lãnh đạo quản lý và nhu cầu từ bên dưới của quần chúng nhân dân.
Bảo đảm được tính thống nhất này, báo chí sẽ là phương thức và công cụ quan
trọng nhất trong việc khơi nguồn, tập hợp và phát huy nguồn sức mạnh mềm, tài
nguyên mềm của quốc gia trong quá trình phát triển bền vững đất nước. Nguồn
lực trí tuệ và cảm xúc của nhân dân là sức mạnh mềm, niềm tin của người dân
vào chế độ xã hội, vào thể chế chính trị và đội ngũ cán bộ công chức trọng bộ
máy công quyền là sức mạnh mềm. Dư luận xã hội dù ở dạng thức âm ỉ hay bộc
16


phát ra bên ngoài với thái độ ủng hộ đối với các chính sách các quyết sách mới
được ban hành là sức mạnh mềm, hệ thống giá trị văn hóa truyền thống và chuẩn
mực đại đức xã hội là sức mạnh mềm…
- Báo chí định hướng dư luận xã hội, định hướng nhận thức, tư tưởng, thái
độ hành vi của nhân dân nhằm tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội ớn
đang đặt ra là đòi hỏi tất yếu khách quan và phổ biến của sự phát triển. Vấn đề là
báo chí định hướng DLXH như thế nào đạt hiệu quả mong đợi.
* Báo chí điều hòa DLXH

* Báo chí điều chỉnh DLXH

- Ảnh hưởng và tác động của DLXH đối với báo chí
Trong mối quan hệ với báo chí, DLXH là nội dung, là khơi nguồn, là chất
liệu của báo chí. DLXH tác động, gợi ý đề tài cho báo chí thâm nhập, phản ánh.
Mặt khác, DLXH không thể tự hình thành, tự phát tán, mà chủ yếu và trước hết
phải nhờ cậy vào hệ thống báo chí truyền thông. Nhờ những đặc trưng bản chất
của mình, báo chí có thể giúp các cá nhân và các nhóm nhanh chóng xã hội hóa
ý kiến của mình. Từ một ý kiến, một sự kiện ở một vài cá nhân, một vài nhóm

nhỏ, thông qua báo chí được lan tỏa ra cả cộng đồng xã hội, được xã hội hóa để
rồi rất nhanh cả cộng đồng xã hội tiếp nhận, chia sẻ, cùng tỏ thái độ và bung ra
thành DLXH. Từ dư luận của số ít, thông qua báo chí, thành dư luận của số

17


đông, của toàn thể xã hội trên phạm vi một quốc gia, thậm chí trở thành dư luận
của cả cộng đồng thế giới.
Báo chí là kênh giao tiếp đại chúng, của số đông và đến với đám đông,
bản chất của hoạt động báo chí là hoạt động thông tin đại chúng, hình thành
dòng thông tin chính thống, hướng tác động vào đông đảo công chúng với mục
đích lôi kéo, thuyết phục, tập hợp và tổ chức quần chúng nhân dân. Cùng một
lúc hoặc trong thời gian ngắn nhất, báo chí tác động đến đông đảo quần chúng.
Do đó, báo chí là kênh hình thành, phát tán DLXH nhanh nhất, có hiệu quả nhất.
Vì thế, có thể coi báo chí chính là sự biểu hiện của DLXH. DLXH không tồn tại
chung chung, trừu tượng mà luôn luôn được biểu hiện cụ thể, sinh động và được
phản ánh kịp thời trên báo chí.
5 tác động của dư luận xã hội đối với đời sống xã hội
Một là, bằng sức mạnh xã hội – cộng đồng của mình, DLXH tích cực góp
phần duy trì trật tự xã hội.
Đối với các nước đang phát triển, nền kinh tế xã hội đang trong quá trình
chuyển đối với tốc độ nhanh, vai trò này có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì khi
mà các mối quan hệ kinh tế- xã hội chưa ổn định hay tính bền vững thấp, nhiều
khi vai trò của DLXH có ý nghĩa quyết định, gíup cho mỗi thành viên và cộng
đồng định hướng và tự định hướng nhận thức, thái độ hành vi hàng ngày.
Hai là, DLXH tích cực biểu thị sự tán thành, ủng hộ các quyết sách lớn của
lực lựong lãnh đạo, quản lý và biểu thị quyết tâm thực hiện nó bằng thái độ và
hành vi, hành động thực tiễn.
Ví dụ: Khi ban hành chính sách thuế VAT vào dịp sát Tết nguyên đán 1998,

trong DLXH có sự băn khoăn vì thời điểm này là “tháng củ mật” để nhân dân lo
“kiếm cái tết” nhưng hệ thống báo chí của chúng ta đã thông tin, giải thích một
cách rộng rãi và nhất quán nên tạo được DLXH ủng hộ, chính sách thuế đi vào
cuộc sống và được thực thi thuận lợi.
Nói chung những chủ truơng, chính sách mới của chính phủ luôn đuợc báo
chí và DLXH đồng tình, ủng hộ với thái độ tích cực; báo chí tạo lập đuợc dư

18


luận xh tích cực và đồng thuận trong nhân dân là đk quan trọng bảo đảm cho
chính sách đuợc thực thi.
Ba là, DLXH được coi là phuơng thức quản lý kinh tế xã hội, góp phần
thiết lập trật tự xã hội là một công cụ điều chỉnh chính sách
Ví dụ: Cuối năm 2004 khi báo chí phản ánh sự tạm ngừng cấp phép họat
động cho các nhà hàng karaoke nay đầu năm 2005, nhờ đó việc ban hành quyết
định này đã lui lại một thời gian. Vai trò của DLXH có ý nghĩa đến đâu còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó văn hóa chính trị có ý nghĩa quan trọng.
Bốn là, DLXH tích cực có vai trò phản biện và giám sát các quyết định
quản lý, đặc biệt là các quyết sách quan trọng Êquan đến lợi ích cộng đồng, từ
khi chuẩn bị ban hành, quá trình thực thi và đánh giá hiệu quả.
Ví dụ: Phản biện của báo chí và DLXH về việc 18 tỉnh cho công ty nước
ngoài thuê rừng, vấn đề cấp phép tràn lan lấy đất nông nghiệp làm các dụ án san
golf đã có hiệu ứng tích cực, ngăn chặn các vấn ạn này khá kịp thời.
Năm là, DLXH có ý nghĩa quan trọng tong việc bảo vệ các nhân tố mới, tạo
tiền đề về nhận thức, thái độ và hành vi cho cái mới tồn tại, phát triển và nhân
rộng trong cộng đồng; khi các nhân tố mới nảy sinh ra trong long cái cũ, chịu
sức ép từ cái cũ bao quanh và có nguy cơ chèn ép, gây khó dễ thậm chí tiêu diệt
nó.
Mặt khác DLXH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình đấu tranh

chống các hiện tuợng tiêu cực, lạc hậu góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ
xã hội
1.4. Vai trò của báo chí chính luận trong việc khơi nguồn, định hứớng,
điều chỉnh và điều hòa dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
1.4.1. Vai trò của báo chí chính luận trong việc khơi nguồn dư luận xã
hội (chị từ làm)

19


1.4.2. Vai trò của báo chí chính luận trong việc định hướng dư luận xã
hội
Trong các tác phẩm “Ý kiến báo chí và ý kiến nhân dân”, “Hệ tư tưởng
Đức”, “Dư luận xã hội nước Anh”,... C.Mác và F.Ăngghen đã khẳng định vai trò
to lớn của DLXH. Theo C.Mác, DLXH là dư luận của nhân dân; sự tiến bộ to
lớn của DLXH là tiền đề của các biến đổi xã hội; DLXH là sản phẩm quan trọng
của hoạt động truyền thông.
Xét trên bình diện toàn xã hội, PGS,TS. Tạ Ngọc Tấn cho rằng “nhiệm vụ
đặt ra cho công tác tư tưởng chính là liên kết những thành viên riêng rẽ của xã
hội thành một khối thống nhất trên cơ sở lập trường chính trị chung, thái độ
trách nhiệm tích cực nhằm thực hiện những mục tiêu chung”.
Định hướng xã hội, là phương hướng của nhận thức trong sự tiếp nhận
thực tại và xác định ý nghĩa của nó đối với mỗi cá nhân, trên cơ sở đó hình thành
lập trường công dân của mình và chương trình hoạt động thiết thực trong sự phù
hợp của xu hướng tích cực của tình hình đang đặt ra. Định hướng DLXH là định
hướng ý thức quần chúng; tức là hướng dẫn được nhận thức, tư tưởng cho công
chúng xã hội, thông qua đó hình thành và tập hợp lực lượng xã hội. Định hướng
DLXH là một yêu cầu tất yếu khách quan. Trong cuộc sống hàng ngày, công
chúng xã hội và nhân dân cần thống nhất nhận thức, tư tưởng và hành động, cần
tăng cường mở rộng giao lưu, mở rộng sự tương đồng và giảm dần sự khác biệt

trong đời sống văn hóa tinh thần giữa các cá nhân, giữa các nhóm công chúng
trong xã hội để tập hợp, phát huy hiệu quả mọi nguồn lực vật chất và tinh thần
để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại, DLXH được nhìn nhận như
đối tác của báo chí để chỉ mối quan hệ gắn bó, tác động chặt chẽ qua lại giữa hai
hiện tượng có nhiều nét đặc thù và tương đồng. Một mặt, DLXH là đối tượng tác
động, đối tượng phản ánh, đối tượng điều chỉnh của báo chí; mặt khác, DLXH là
nguồn dữ liệu thông tin đa dạng và phong phú vô tận của báo chí. Nói cách
khác, báo chí khơi nguồn, phản ánh, định hướng và điều hòa DLXH, hướng dẫn
nhận thức của quần chúng nhân dân chủ yếu bằng chính các sự kiện, vấn đề mới
20


nảy sinh, nóng hổi và bức xúc của cuộc sống. Càng gắn chặt với DLXH, phản
ánh đầy đủ diện mạo DLXH thì báo chí ngày càng sinh động và hấp dẫn. Đồng
thời, báo chí là những kênh truyền dẫn, những kênh phát tán, là phương tiện thể
hiện, làm gia tăng gấp bội áp lực và sức mạnh xã hội của DLXH.
Bàn về vai trò của báo chí trong định hướng DLXH, GS.Yaxen
Nhicolaiiavich Zaxurơxki cho rằng: “Có thể nói, niềm tin mà báo chí có được từ
công chúng đã làm nên những điều kỳ diệu mà đôi khi chúng ta chưa hình dung
hết ảnh hưởng của nó. Sức mạnh của niềm tin có thể làm thay đổi bộ mặt xã hội
hoặc thậm chí lật đổ cả một thể chế chính trị...”
Thực tiỄn hoạt động của báo chí các nước phương Tây cũng cho thấy, vai
trò định hướng DLXH của nhà báo cũng như trách nhiệm xã hội của các phương
tiện truyền thông cũng luôn được coi trọng và nhấn mạnh. Trong suốt chiến
tranh vùng Vịnh, các phương tiện truyền thông Mỹ không hề đưa ra những hình
ảnh về “đầu rơi máu chảy” - những hình ảnh vốn rất dễ tạo làn sóng dư luận
phản kháng. Trái lại là hình ảnh những người dân hân hoan khi được giải phóng
khỏi chế độ “độc tài”, sự phô trương sức mạnh quân sự qua những vũ khí tối tân
hiện đại thể hiện tầm vóc một cường quốc văn minh luôn tự nhận vai trò “lãnh

đạo thế giới”, luôn thực hiện các cuộc “chiến tranh sạch” cả về mục đích lẫn
phương pháp quân sự...
Như thế, mục đích định hướng DLXH, dù được gọi dưới những cái tên
khác nhau vẫn luôn là điều báo chí chú ý tuân thủ.
DLXH như đã phân tích ở trên có cả yếu tố chân lý được nhận thức, chứa
đựng sự thật của đời sống hiện thực. Song sự thật ấy còn bị chi phối bởi nhiều
yếu tố tứ nhận thức chủ quan của cá nhân đến lợi ích cụ thể của từng nhóm
người trong xã hội. Mặt khác, sự kiện diễn ra rất nhanh, thời gian để định lượng
đánh giá không đủ độ dài cần thiết, dư luận lại dễ bị thổi phồng, nương theo
chiều hướng mong muốn tiếp nhận những thông tin “độc” hơn, giật gân hơn nên
dễ có chiều hướng chiếu chính xác, thiên lệch. Ngay cả những thông tin chính
xác thì cũng cần phải điều chỉnh dưới góc độ lợi ích xã hội và bảo vệ các giá trị
cơ bản, nhân văn của con người. Do đó, bên cạnh việc phản ánh DLXH, báo chí
21


còn có nhiệm vụ quan trọng là định hướng đúng đắn DLXH, “chỉnh” cho dòng
chảy ấy đi thuận chiều, góp phần tích cực giải quyết các nhiệm vụ xã hội đặt ra.

22


Khi xảy ra vụ việc sai phạm ở PMU18, DLXH phẫn nộ vì hành vi đánh
bạc, sa đọa về đạo đức ở một số cán bộ được giao trọng trách của ngành giao
thông vận tải, cụ thể là một đơn vị quản lý giải ngân hàng tỷ đô lâ đầu tư là
PMU18. Sự bức xúc của dư luận làm bùng lên làn sóng phẫn nộ, đòi hỏi phải xử
lý nghiêm người sai phạm và cả những cá nhân bao che sai phạm. Khi người dân
và DLXH ý thức sâu sắc và lên án hành vi tiêu cực, đó là cơ sở tích cực để
phanh phui và xử lý dứt điểm những tiêu cực ấy, trả lại môi trường lành mạnh và
sự phát triển cho đơn vị, rộng ra là cho cả lĩnh vực kinh tế trọng yếu ấy. Song, ở

một góc độ khác, việc dư luận bùng phát mạnh mẽ mà thiếu những cơ sở thông
tin đầy đủ, dẫn đến hiểu không đúng bản chất vấn đề, thổi phồng sự việc có thể
lại gây ra những ảnh hưởng không tốt đến mối trường xã hội. Cách nhìn định
kiến “cán bộ xã hội nào cũng tham nhũng, dự án giao thông nào cũng có tiêu
cực” đã tạo nên áp lực rất nặng nề lên bộ máy hoạt động của ngành giao thông.
Mặc dù kết luận của cơ quan điều tra sau đó đã làm rõ vụ PMU18 không nghiêm
trọng đến như một số cơ quan truyền thông đã hào hứng mô tả, nhưng hơn một
năm sau khi vụ việc xảy ra, trên diễn đàn quốc hội, tân bộ trưởng bộ giao thông
vận tải vẫn phải thừa nhận “di chứng của PMU18 là rất lớn”, vì rất nhiều dự án
giải ngân chậm, do nhà thầu và chủ đầu tư “e dè” khi xuất vốn và nghiệm thu.
Thái độ “thủ thế”, sợ đủ bề, né tránh trách nhiệm một phần rất quan trọng là do
áp lực DLXH, áp lực của các cơ quan giám sát, cơ quan quản lý nhà nước và
tâm lý tự thân những người có trách nhiệm khi bị dư luận “quan tâm” săn sóc kĩ
lưỡng, đánh giá khắt khe, vượt quá tầm mức thật sự của vấn đề.
Vấn đề đặt ra là, báo chí cần phải có trách nhiệm định hướng đúng đắn
DLXH (có người dùng cụm từ hướng dẫn DLXH). Song định hướng như thế
nào cho hiệu quả lại cần sự nghiên cứu, xem xét thấu đáo, tránh tư duy giản đơn,
áp đặt.

23


Để định hướng DLXH, theo PGS,TS. Mai Quỳnh Nam, các phương tiện
truyền thông đại chúng có những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, tăng cường và phát triển dân chủ hóa các mặt của đời sống xã
hội; tổ chức và động viên nhân dân tham gia vào các hoạt động quản lý xã hội.
Thứ hai, thông tin cho nhân dân về tình trạng của DLXH trên các vấn đề
đang tạo nên mối quan tâm chung của toàn xã hội, nhất là các vấn đề có tính cấp
bách.
Thứ ba, tác động lên các thiết chế xã hội và đề xuất các phương án hoạt

động.
Thứ tư, hình thành DLXH về một vấn đề nào đó nhằm thúc đẩy hoặc hạn
chế sự phát triển của thực tế đó.
Thứ năm, xây dựng lòng tin, thế giới quan và ý thức quần chúng.
Thứ sáu, điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, làm tăng cường
tính tích cực chính trị - xã hội của quần chúng.
Như vậy, chìa khóa của vấn đề “nhận thức”. Thông tin chính là điều kiện
để thay đổi, định hướng, hoặc làm sâu sắc thêm nhận thức của đối tượng, và từ
nhận thức (hiểu), mỗi cá nhân và cộng đồng sẽ hành động đúng đắn.

24


Chương II
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN TRONG VIỆC
KHƠI NGUỒN, ĐỊNH HƯỚNG, ĐIỀU CHỈNH, ĐIỀU HÒA DƯ LUẬN
XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Để tìm hiểu thực trạng vai trò của báo chí chính luận trong việc khơi
nguồn, định hướng, điều chỉnh, điều hòa dư luận xã hội ở nước ta hiện nay,
nhóm tác giả tiến hành khảo sát các bài viết trên báo: Hà Nội mới, Nhân dân,
báo điện tử Nhân dân, Tạp chí Tuyên giáo; Đài PTTH tỉnh Quảng Ninh, Bắc
Ninh, và Nam Định.
1. Báo Hà Nội mới (khảo sát trên ba số khác nhau)
1.1. Khơi nguồn dư luận xã hội.
Số báo 16855 thứ ba ngày 19 tháng 01 năm 2016, trong chuyên mục
Luận bàn và Hành động đăng tải bài viết: “Không để cơ hội trở thành cách
thức” (trang 1 và 7), đề cập trước vấn đề Việt Nam hội nhập ASEAN sẽ tạo ra
càng nhiều thách thức hơn trong việc đào tạo nguồn lao động để đáp ứng được
nhu cầu đặt ra về mặt nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng của các doanh
nghiệp thuộc khu vực 10 nước ASEAN. Nước ta đang đứng trước cơ hội mở

rộng và tăng trưởng kinh tế rất lớn khi trở thành thành viên của AEC (Cộng
đồng kinh tế ASEAN), người lao động trong nước có thể được các doanh nghiệp
nước ngoài xem xét và tuyển dụng, nhưng đứng trước lợi thế rất lớn đó thì các
thách thức mới lại phát sinh ngày một lớn.
Từ hội thảo “Cơ hội và thách thức khi hội nhập ASEAN về giáo dục nghề
nghiệp” tổ chức sáng 18-1 tại Hà Nội, nhà báo sau đó đã phân tích, thu thập dữ
liệu rồi sau đó đã chỉ ra được những vấn đề về việc đào tạo lao động còn vướng
mắc, khơi ra được chủ đề nóng để người dân, các trung tâm đào tạo trường lớp
nhận thấy và thay đổi phương pháp đào tạo. Đưa ra cho Nhà nước và các cơ
quan ban ngành biết được các vấn đề đó còn tồn tại, vướng mắc và cần được giải

25


×