Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ in ấn của công ty cổ phần truyền thông á đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.78 KB, 47 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường và nhất là trong xu thế hội nhập về kinh tế hiện nay,
sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đang gia nhập
WTO, có rất nhiều cơ hội, thời cơ cũng như thách thức cho các doanh nghiệp, điều đó
đồng nghĩa với việc sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng diễn ra một cách
quyết liệt . Các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trên thị trường, muốn sản phẩm
của mình có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác thì
không còn cách nào khác là phải tiến hành các hoặt động động kinh doanh sao cho có
hiệu quả. Nền kinh tế phát triển, tương ứng với điều đó cũng là nhu cầu nghành in ấn
và dịch vụ liên quan đến in ấn sản phẩm của doanh nghiệp cũng ngày càng cấp thiết .
Đây chính là tiền đề cho việc hàng loạt doanh nghiệp, các cơ sở in gia tăng một cách
chóng mặt trong thời gian gần đây, đặc biệt là trên địa bàn Hà Nội, và công ty cổ phần
truyền thông Á Đông cũng không nằm ngoài xu thế đó. Các doanh nghiệp muốn tồn
tại, đứng vững trên thị trường, muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với
các sản phẩm của các Doanh Nghiệp khác ngoài cách là phải tiến hành các hoạt động
kinh doanh sao cho có hiệu quả thì doanh nghiệp còn phải mở rộng thi trường để tận
dụng nguồn khách hàng khổng lồ trong nước.
Qua nghiên cứu kết hợp với các vấn đề thực tiễn phát hiện được trong quá trình
thực tập em đã chọn đề tài “Mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ in ấn của Công ty cổ
phần truyền thông Á Đông”.
Về lý thuyết, đề tài nêu nổi bật các vấn đề lý thyết cơ bản về mở rộng thị trường,
các nhân tố ảnh hưởng và hệ thống chỉ tiêu đánh giá mở rộng thị trường cung ứng dịch
vụ của doanh nghiệp
Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu thực trạng kinh doanh của Công ty cổ phần
truyền thông Á Đông, qua đó đưa ra được những thành công trong kinh doanh của
công ty, cũng như những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về mặt
chất và lượng. Từ đó đề xuất các giải pháp mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ của
Công ty cổ phần truyền thông Á Đông

LỜI CẢM ƠN
1



1


Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu và tích
lũy nhưng kiến thực trên trường học. Trước hết em xin chân thành cảm ơn tới tất cả
thầy cô giáo đã truyền thụ những kiến thức trong quá trình học tập tại Trường Đại
Học Thương Mại
Để có kết quả này em vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc đối với
Th.S Ngô Ngân Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ hoàn thành báo cáo luận văn này.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm tạ đối với thầy, cô giáo Khoa Kinh Tế Trường Đại
Học Thương Mại. Xin Cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm đã tạo điều kiện giúp
đỡ về mọi mặt để em có thể hoàn thành chương trình học tập và viết luận văn tốt
nghiệp.
Cuối cùng, em cũng cũng xin gửi lời biết ơn đến các anh chị trong công ty cổ
phần In Sao Việt đã tạo điều kiện về mọi mặt thuận lợi để giúp em có được những điều
cần thiết cho luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,Ngày 3 Tháng 12 năm 2019
Sinh Viên thực tập
Nguyễn thị xoan

2

2


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


3

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp hoạt động
trong ngành in ấn và dịch vụ liên quan đến in ấn có nhiều cơ hội xong cũng không ít
thách thức. Trong nước có nhiều Công ty in ấn ra đời. Trong bối cảnh đất nước đang
bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế có nhiều công ty gia nhập thị trường Việt nam
trong khi các công ty trong nước chỉ là các công ty có quy mô vừa và nhỏ với công
nghệ lạc hâu chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường in ấn, viêc mở rộng được thị
trường lại càng khó khăn hơn. Thị trường đầu ra hay thị trường cung ứng dịch vụ của
doanh nghiệp vì thế mà trở thành vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Có nghiên
cứu mở rộng thị trường hiện tại thì doanh nghiệp mới có khả năng đối với mặt với các
nguy cơ, thách thức mà thị trường sản sinh ra, từ đó nắm bắt được các cơ hội, tận dụng
lợi thế của mình để ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai..
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là một nền kinh tế năng động, có
tính cạnh tranh cao. Vì vậy Công ty đang nỗ lực mở rộng thị trường từ đó tăng tính
cạnh tranh của công ty từ đó khai thác tối đa thị trường trong nước . Khẳng định vị thế
của Công ty trên thị trường và tạo chỗ đứng trong lòng khách hàng. Ngoài ra mở rộng
thị trường còn giúp Công ty phát huy tối đa nguồn lực của mình. Đồng thời mở rộng
thị trường còn gíup đảm bảo sự thành công của Công ty. Vì là một Công ty nhỏ công
ty đã gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường từ những công ty in ấn có tiến
khác lớn hơn như: Công ty in nhanh Viễn Đông, Công ty in ấn Nguyễn Kim… Duy trì thị
trường là việc công ty giữ chân thành công khách hàng đang sử dụng dịch vụ. Để có
đựoc sự tin tưởng và ủng hộ từ phía khách hàng là mục tiêu cơ bản của Công ty. Bên
cạnh những khách hàng trung thành Công ty cần mở rộng hơn nữa thị trường từ đó

mới có thể đẩy mạnh doanh số và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong xu thế hội nhập hóa toàn cầu hiện nay thì ngành dịch vụ ở Việt nam nói
chung và ngành dịch vụ in ấn nói riêng đã và đang gặp nhiều khó khăn trong việc cạch
tranh với các công ty khác trong và ngoài nước do khả năng cạnh tranh cùng công
nghệ tiên tiến của doanh nghiệp không đủ phát triển để có thể đáp ứng được toàn diện
nhu cầu cảu khách hàng. Thị trường cung ứng dịch vụ in ấn của công ty ccor phần
truyền thông Á Đông còn tập trung chủ yếu ở các thị trường lớn như Hà Nội, Tp Hồ
Chí Minh đây là những thị trường lớn đầy tiềm năng nhưng song song với nó là nhiều
thách thức bởi sự cạnh tranh của các thị trương này rất cao vì vậy nên Công ty cần mở
rộng thị trường để tận dụng ngồn khách hàng ỏ các địa phương khác tiềm năng và phù
hợp với điều kiện của công ty hơn. Tuy nhiên hoạt động mở rộng thị trường đòi hỏi
Công ty phải giữ vững được lượng khách hàng hiện có vừa phải có các biện pháp để
4


mở rộng thị trường tiềm năng đòi hỏi Công ty phải sử dụng phát huy tối đa nguồn lực
hiện có để duy trì hoạt động và phát trỉên sản xuất kinh doanh.
Trong điều kiện thị trường hiện nay khả năng cạnh tranh đối với các Doanh
Nghiệp được quan tâm hàng đầu. Đối với các doanh nghiệp đây là vấn đề khó khăn
chưa được giải quyết triệt để. Để giải quyết nó không những phải có kiến thức năng
lực mà cần có năng lực thực tế, đó là kinh nghiệp sự nhạy bén với thị trường. Trước
yêu cầu thực tế đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm chuyên ngành Quản lý kinh tế
của trường Đại Học Thương Mai. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Mở rộng thị
trường cung ứng dịch vụ in ấn của Công ty cổ phần truyền thông Á Đông”.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước nối về vấn đề mở rộng thị trường
cung ứng dịch vụ nói chung cũng như là các công trình nghiên cứu về sự phát triển
của ngành in ấn nói riêng. Có thể kể đến các đề tài nghiên cứu tiêu biểu sau:
Nguyễn Tiến Độ ( 2016), “Nhu cầu hợp tác phát triển ngành in ấn” luận văn thạc
sĩ Đại học Đà Nẵng . Luận văn chỉ ra những triển vong, tiềm năng thu hút các doanh

nghiệp trong nước cũng như là đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghệ in, tù đó
chỉ ra những thách thực và cơ hội của nghành in trong thời kỳ bùng nổ internet
Phan Xuân Hoàng (2013), “Mở rộng thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông
3G của viettle trên địa bàn tỉnh Sơn La” Luận văn thạc sĩ Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Luận văn đã hệ thông hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng thị trường
kinh doanh cho doanh nghiệp như: Thị trường, mở rộng thị trường, các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường,… Bên cạnh đó, tác giả còn đánh giá đúng
thực trạng mở rộng thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông 3G của Viettle về những
thành công và những hạn chế trong công tác mở rộng thị trường kinh doanh dịch vụ
của công ty trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đồng thời tác giả đưa ra các giải pháp hợp lý các
kiến nghị đến cơ quan cấp cao hơn nhằm tạo điều kiện cho Viettle mở rộng thị trường
kinh doanh dịch vụ của mình trên địa bàn tỉnh Sơn La
Thân Văn Đông (2017), “Mở rộng thị trường kinh doanh dịch vụ của công ty
trách nhiệm hữu hạn dịch vụ tài chính Orbital” Luận văn tốt nghiệp Đại học Thương
Mại. Tác giả đã giải quyết được vấn đề chủ yếu sau. Thứ nhất, Luận văn được hệ
thống hóa được hệ thống lý luận về mở rộng thị trường kinh doanh như ; Thị trường ,
mở rộng thị trường, dịch vụ, kinh doanh dịch vụ, các nhân tố ảnh hưởng đến hoặt động
mở rộng thị trường, nguên tắc mở rộng thị trường,… Thứ hai, Tác giả đã cho ta thấy
thực trạng kinh doanh và mở rộng thị trường của công ty những thành công , những
hạn chế và nguyên nhân trong công tác mở rộng thị trường kinh doanh dịch vụ của
công ty. Thứ ba, tác giả đã đưa ra các giải pháp phù hợp đồng thời có những kiến nghị
5


với cơ quan cấp cao hơn nhằm tạo điều kiện cho Orbital mở rộng thị trường kinh
doanh dịch vụ của
Đặng Thu Hiền (2018), “ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bao bì carton
song của công ty cổ phần bao bì Việt Nam” Luận Văn tốt nghiệp Đại hoạc Thương
Mại. Tác giả đã hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm như: Thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, các nhân tố ảnh

hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường,…Tiếp đó, tác giả cũng đã đánh giá được
hoạt động kinh doanh cũng như là hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
công ty ty những thành công , những hạn chế và nguyên nhân trong công tác mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Đồng thời tác giả đưa ra các giải pháp hợp lý
các kiến nghị đến cơ quan cấp cao hơn nhằm tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm của mình
Trong điều kiện thị trường hiện nay mở rộng thị trường đối với các Doanh
Nghiệp được quan tâm hàng đầu. Đối với các doanh nghiệp đây là quan trong và cần
thiết của mỗi doanh nghiệp. Để giải quyết nó không những phải có kiến thức năng lực
mà cần có năng lực thực tế, đó là kinh nghiệp sự nhạy bén với thị trường. Trước yêu
cầu thực tế đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm chuyên ngành Quàn lý kinh tế của
trường Đại Học Thương Mại. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Mở rộng thị trường
cung ứng dịch vụ in ấn của công ty cổ phần truyền thông Á Đông”.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài kết hợp với trong quá trình thực tập tại công
ty cổ phần truyền thing Á Đông, em nhận thấy công ty còn rất nhiều vấn đề trong hoạt
động mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ in ấn nên em quyết định lựa chọn đề tài: “
Mở rộng thị cung ứng dịch vụ in ấn của công ty cổ phần truyề thông Á Đông ” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp.
Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau đây:
- Những lý luận về thị trường dịch vụ in ấn , mở rộng thị trường và mở rộng thị trường
cung ứng dịch vụ in ấn
- Thực trạng kinh doanh và mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ in ấn của công ty cổ
phần truyền thông Á Đông
- Thành công cũng như hạn chế mà công ty đạt được của công ty cổ phần truyền thông
Á Đông.
- Từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để mở rộng thị trường của công ty cổ phần
truyền thông Á Đông
4. Đối tượng phạm, mục tiêu phạm vi nghiên cứu


6


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ của công ty cổ phần truyền
thông Á Đông

-

-

4.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra các cơ sở lí thuyết của việc mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ in ấn
Đánh giá hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường của công ty cổ phần truyền
thông Á Đông. Nam bắt được được hạn chế và khó khăn cũng như là hướng đinh cũng
như là tiềm lực của công ty
Cuối cùng đưa ra những giải pháp và kiến nghị để giúp công ty đẩy mạnh việc mở
rộng thị trường cung ứng dịch vụ in ấn

4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian; đề tài nghiên cứu việc mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ in ấn của
công ty cổ phần truyền thông Á Đông trong thị trường nội địa
- Về thời gian: Dề tài nghiên cứu hoạt động mở rộng thị trường của những năm gần đây
cung như là việc định hướng cho việc mở rộng thị trường trong tương lai
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài: “Mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ in ấn của công ty cổ phần
truyền thông Á Đông” được nghiên cứu dựa trên các phương pháp nghiên cứu như sau:
phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu…
-Phương pháp thu thập dữ liệu: Nguồn dữ liệu được thu thập bao gồm dữ liệu thứ
cấp, là những dữ liệu có sẵn tại thời điểm nghiên cứu, đã được thu thập từ trước khi

nghiên cứu. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là việc thu thập các dữ liệu từ các
nguồn đã có sẵn. Từ phòng kinh doanh của công ty cổ phần truyền thông Á Đông
ngoài ra còn từ các nguồn tài liệu sẵn có sẽ được thu thập ở các nguồn uy tín, có độ tin
cậy cao, ví dụ: Số liệu tại Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bộ Công Thương, báo cáo
kinh tế hàng tháng tại các tạp chí kinh tế để có những cái nhìn tổng thể và các nguồn
dữ liệu thứ cấp khác như sách, báo, Internet,…
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu là quá trình kiểm tra, chuyển
đổi và mô hình hóa dữ liệu với mục đích tìm thông tin hữu ích, cho thấy kết luận, và
hỗ trợ ra quyết định. Phân tích dữ liệu có nhiều khía cạnh và phương pháp tiếp cận,
bao gồm các kỹ thuật đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau khoa học, các lĩnh vực xã
hội.
+ Phương pháp mô hình hóa: sử dụng bảng và biểu đồ giúp cho hệ thống hóa dữ
liệu sinh động và logic.
+ Phương pháp lượng hóa: Sử dụng phần mềm excel, word,.. để tổng hợp, phân
tích các dữ liệu thu thập được
6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
7


Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu
tham khảo,bài nghiên cứu bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ in ấn
Chương 2: Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường của công ty cổ phần truyền
thông Á Đông
Chương 3: Giải pháp mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ in ấn của Công ty cổ
phần truyền thông Á Đông

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CUNG ỨNG
DỊCH VỤ IN ẤN
1.1. Tổng quan về in ấn và dịch vụ liên quan đến in ấn

1.1.1.Khái niệm in ấn
In ấn là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nền bằng một chất liệu
khác có tên là mực in và công việc này thường được thực hiện với số lượng lớn và in
ấn là một phần không thể thiếu đối với ngành xuất bản và quảng cáo.
Phát triển sau này trong in ấn được lan rộng, đầu tiên được phát triển ở Trung
Quốc, đặc biệt trở thành một công cụ hiệu quả hơn cho các ngôn ngữ phương Tây
với bảng chữ cái hạn chế của họ, được phát triển bởi Johannes Gutenberg vào thế kỷ
XV. Cùng lật lại vài trang lịch sử của ngành in ấn:
In bằng giấy than: Bắt nguồn từ mong muốn của vua triều Hán muốn lưu lại
những tài liệu của Khổng giáo cho đời sau.Dùng giấy than đề lên bản gốc và sau đó
dùng ván gỗ và chà xát để có một bản sao chép trắng đen.
Phát minh ra khuôn in : Chính các tín đồ Khổng giáo đã tiếp tục cải tiến kĩ thuật
in giấy than có từ trước bằng một phương pháp khuôn in đó là chỉ cần khắc nổi tài liệu
lên những tấm gỗ , sau đó quét mực lên trên mặt nổi và up vào giấy trắng.Với kĩ thuật
in ấn mới này sẽ giúp tạo nên nhiều bản sao chép với thời gian nhanh hơn
Cách in bằng đất sét : Đây là phương pháp do một người thợ in đời Tống nghĩ ra,
khắc tài liệu lên một mẫu đất sét và sau đó mẫu đất sét này sẽ được nung lên và gắn
với một tấm sắt mỏng để tạo ra một bản in. Sau khi dùng xong bản in này sẽ được cắt
8


rời từng chữ ra và dùng cho những lần in sau.Đây là kiểu in đã được lan nhanh ở châu
Á và qua cả châu Âu trong thời gian đó.
Công nghệ in sử dụng chữ cái bằng kim loại : Năm 1448, Johann Gutenberg áp
dụng phương pháp in giống với kiểu in bằng đất sét nhưng những chữ cái được ông tạo
nên bằng kim loại và theo bảng chữ cái alphabet.Ông nhập những chữ cái bằng kim
loại thành một thông điểm hoàn chỉnh trước khi ép chặc thành một khuôn và in ra bằng
loại mực dầu ( loại mực in lần đầu được áp dụng vào công nghệ in).ới kiểu in vượt trội
này sẽ giúp bản in trở nên đậm nét hơn và được xem là phát minh vĩ đại nhất trong lịch
sử 1000 năm trở lại đây.

Máy in đầu tiên ra đời: Được tạo ra năm 1811 bởi Friedrich Koenig, máy chạy
bằng hơi nước và có khả năng in ra khoảng 1100 trang/giờ và sau đó khi được tạp chí
times tiếp nhận thì nó được cải tiến thêm chức năng in hai mặt.
Cột mốc đáng nhớ của ngành in : Đó là năm 1884 khi chiếc máy in Lino ra
đời.Với chiếc máy này người ta có thể cho ra hàng triệu bản in trong một ngày và tạo
nên bước đột phá trong lịch sử ngành in ấn.Và đó cũng là mốc rất quan trọng cho sự
phát triển của ngành in cho tới nay với những loại máy móc tiên tiến hơn và cho ra đời
hàng tỉ bản in một ngày. Chiếc máy in là nền tảng của nhiều loại máy khác, tất nhiên,
tinh xảo hơn chiếc bánh xe nhiều. Sự truyền bá kiến thức trong sách vở đã giúp những
người khác có điều kiện tiếp cận các công nghệ mới và phát minh ra nhiều thứ hơn.
Đến nay trên thế giới đã phát triển nhiều loại máy in khác nhau tạo rã những bản
in với chất lượng và màu sắc đa dạng điều đó đã tiếp nối thành công phát triển về
ngành in ấn
1.1.2.Phân loại ngành in ấn và dịch vị liên quan đến in ấn
Nhóm ngành in ấn và dịch vụ liên quan đến in gồm những hoạt động được quy
định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống
ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, (có hiệu lực ngày
20/08/2018), theo đó:
In ấn và dịch vụ liên quan đến in: Nhóm này gồm: In các sản phẩm như sách,
báo, ấn phẩm định kỳ, các mẫu văn bản thương mại, thiệp chúc mừng và các tài liệu
khác, cùng các hoạt động hỗ trợ như đóng gáy sách, dịch vụ làm đĩa và hình ảnh. In có
thể được thực hiện bằng cách kỹ thuật khác nhau và trên các vật liệu khác nhau.
Nhóm in ấn gồm:
-

In ấn báo chí, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ khác, sách và sách quảng cáo, bản thảo
âm nhạc, bản đồ, tập bản đồ, áp phích, mục lục quảng cáo, tờ quảng cáo và các ấn
9



phẩm quảng cáo khác, tem bưu điện, tem thuế, tài liệu, séc và các chứng khoán bằng
giấy khác, nhật ký, lịch, các mẫu văn bản thương mại và các ấn phẩm in ấn thương mại
khác, đồ dùng văn phòng phẩm cá nhân và các ấn phẩm khác bằng chữ, in ốp-sét, in
nổi, in bản thạch và các thuật in khác, bản in máy copy, in máy vi tính, in chạm nổi;
-

In trực tiếp lên vải dệt, nhựa, kim loại, gỗ và gốm;

-

Các ấn phẩm in ấn được cấp bản quyền.

-

Nhóm này cũng gồm: In nhãn hiệu hoặc thẻ (in thạch bản, in bản kẽm, in nổi, và in
khác).
Nhóm dịch vụ liên quan đến in ấn nhóm này gồm:

-

Đóng sách thành quyển, tạp chí, sách quảng cáo, catalo,... bằng cách gấp, xếp, khâu,
dán hồ, kiểm tra thứ tự (trang sách), khâu lược, dán bìa, tỉa, xén, in tem vàng lên sách;

-

Xếp chữ, sắp chữ, sắp chữ in, nhập dữ liệu trước khi in bao gồm quét và nhận biết chữ
cái quang học, tô màu điện tử;

-


Dịch vụ làm đĩa bao gồm sắp hình ảnh và sắp đĩa (để in ốp-sét và in sắp chữ);

-

Khắc chạm, khắc axit trên trục lăn cho khắc kẽm

-

Xử lý đĩa trực tiếp sang đĩa (cũng bao gồm đĩa nhựa);

-

Chuẩn bị đĩa và nhuộm nhằm làm giảm công việc in ấn và dán tem;

-

In thử;

-

Các sản phẩm nghệ thuật bao gồm in thạch bản và mộc bản (phiến gỗ để làm các bản
khắc);

-

Sản xuất các sản phẩm sao chụp;

-

Thiết kế các sản phẩm in như bản phác thảo, maket, bản nháp;


-

Các hoạt động đồ họa khác như khắc rập khuôn, rập khuôn tem, in nổi, in dùi lỗ, chạm
nổi, quét dầu và dát mỏng, kiểm tra thứ tự và sắp xếp.

1.1.3.
10

Vai trò của in ấn và dịch vụ liên quan đến in ấn


Công nghệ và các sản phẩm của công nghệ ra đời có vai trò rất quan trọng đối
với sự phát triển của một cá nhân nào đó nói riêng, quan trọng đối với sự phát triển của
ngành kinh tế nói chung. In ấn chính là một lĩnh vực công nghệ mang lại cho chúng ta
rất nhiều những giá trị thương mại đến giá trị tinh thần nếu bỏ qua chắc chắn sẽ gặp
phải những khó khăn lớn trong hoạt động kinh doanh của mình.
In ấn tạo ra các sản phẩm có giá trị thương mại: Ngành in cho ra đời rất nhiều
những sản phẩm được xem như cách giới thiệu trực tiếp các sản phẩm nào đó chi tiết
nhất về thành phần, nơi sản xuất, thời hạn sử dụng, cách sử dụng sản phẩm, … qua
những điều này người khách hàng đã có thể chọn lựa sản phẩm nhanh chóng, thúc đẩy
cho sự phát triển doanh thu của hoạt động kinh doanh nhờ tính quảng cáo mà dịch vụ
in ấn mang lại.
In ấn giúp một tập thể, giúp một cá nhân nào đó quảng bá tốt hình ảnh của mình
khi tiến hành hoạt động kinh doanh và hòa nhập vào thị trường thông qua những sản
phẩm được tạo thành từ việc in như in card, in thẻ VIP, in những sản phẩm có liên
quan khác thuận tiện cho việc giới thiệu và hợp tác giữa các cá nhân và tổ chức khác
nhau, ….
In ấn tạo được sản phẩm giàu tính nhân văn: Ngành in cho ra đời nhiều tác phẩm
nghệ thuật có giá trị lưu trữ lâu dài, có được năng suất cao khi gia công và sản xuất sản

phẩm đó mà có thể thực hiện vẽ thủ công không thể tạo được hiệu ứng kết quả như vậy
như in được những tấm lịch đẹp, những tấm thiệp đẹp, in được những bao túi nilon,
tạo được sản phẩm hình ảnh trên các bề mặt của các vật dụng gia dụng, … tất cả
những điều này làm cuộc sống của chúng ta nhiều màu sắc và trở nên sinh động hơn
bao giờ hết.
In ấn chất lượng giúp người sử dụng dịch vụ nhận được nhiều giá trị khác nhau
thông qua hoạt động này từ giá trị vật chất đến những giá trị khác. Khi bạn phân vân
không biết nên thực hiện chọn địa điểm in ấn chất lượng để nhận được hai vai trò trên
bạn có thể tìm đến và sử dụng những dịch vụ in ấn được thực hiện tại Công ty TNHH
Thương Mại Dịch Vụ XNK Trường Phát, đảm bảo rằng những điều bạn mong muốn
và yêu cầu sẽ được thực hiện tốt nhất và có những mức giá hợp lý.
1.2. Mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ in ấn
1.2.1.Khái niệm mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ

Thị trường
11


Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với quá trình sản xuất,
lưu thông hàng hóa. Thị trường có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau,
chúng được xem xét từ nhiều góc độ và qua các thời kỳ phát triển của kinh tế hàng
hóa, khái niệm thị trường ngày càng được mở rộng hơn.
Theo quan điểm kinh tế: “Thị trường là nơi mà ở đó có sự gặp gỡ giữa cung và
cầu, giữa người bán với người mua và là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi
hàng hóa và dịch vụ”.
Theo quan điểm kinh tế chính trị Mác – Lê nin: “ Thị trường là lĩnh vực trao đổi
mà ở đó các chủ thể kinh tế cạnh tranh nhau để xác định giá cả hàng hóa và sản lượng
”.Quan điểm này dựa trên cơ sở sự phân công lao động xã hội và mối quan hệ hàng
hóa - tiền tệ, do đó thị trường gắn liền với phân công lao động xã hội. Trên thị trường
luôn có sự canh tranh, thậm chí là cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế để

xác định giá cả hàng hóa. Không có sự cạnh tranh này, thị trường không còn là thị
trường đúng nghĩa nữa.
Theo quan điểm marketing: “Thị trường là tập hợp các khách hàng, những người
cung ứng hiện thực và tiềm năng, có nhu cầu tiêu thụ về mặt hàng mà công ty đang
kinh doanh trong các mối quan hệ với tập người bán - đối thủ cạnh tranh và môi
trường kinh doanh”.
Mở rộng thị trường
Mở rộng thị trường thực chất là các nỗ lực của doanh nghiệp nhằm củng cố mối
quan hệ chặt chẽ thường xuyên với khách hàng cũ và thiết lập mối quan hệ với khách
hàng mới. Hay nói khác đi mở rộng thị trường chính là nhằm tăng thị phần của doanh
nghiệp và thông qua đó doanh nghiệp có thể tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của
mình. Từ đó giúp doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và thúc đẩy
việc mở rộng đầu tư qui mô sản xuất kinh doanh.
Mở rộng thị trường theo chiều rộng nghĩa là lôi kéo khách hàng mới, khách hàng
theo vùng địa lý, tăng doanh số với khách hàng cũ.
Mở rộng thị trường theo chiều sâu nghĩa là phân đoạn cắt lớp thị trường để thoả
mãn nhu cầu muôn hình, muôn vẻ của người tiêu dùng. Mở rộng theo chiều sâu là
thông qua sản phẩm để thoả mãn từng lớp nhu cầu, để từ đó mở rộng theo vùng địa lý.
Đó là vừa tăng số lượng sản phẩm bán ra, vừa tạo nên sự đa dạng về chủng loại sản
phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Đó là việc mà doanh nghiệp giữ vững, thậm
chí tăng số lượng sản phẩm cũ đã tiêu thụ trên thị trường, đồng thời tiêu thụ được
những sản phẩm mới trên thị trường đó. .
Tóm lại mở rộng thị trường theo chiều rộng hay chiều sâu cuối cùng phải dẫn đến
tăng tổng doanh số bán hàng, tiến tới công suất thiết kế và xa hơn nữa là vượt công
suất thiết kế. Để từ đó doanh nghiệp có thể đầu tư phát triển theo quy mô mới.
12


Mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ
Cung ứng là một khái niệm kinh tế cơ bản mô tả tổng số lượng của một hàng hóa

hoặc dịch vụ cụ thể có sẵn cho người tiêu dùng. Nguồn cung có thể liên quan đến số
hàng hóa có sẵn ở một mức giá cụ thể hoặc trên một phạm vi giá nếu được hiển thị
trên biểu đồ. Điều này liên quan chặt chẽ đến nhu cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ ở một
mức giá cụ thể; tất cả những yếu tố khác đều không đổi, nguồn cung do các nhà sản
xuất cung cấp sẽ tăng lên nếu giá tăng vì tất cả các công ty đều tìm cách tối đa hóa lợi
nhuận.
Theo Luật giá năm 2013: Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất
và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản
phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.Còn trong kinh tế học Dịch vụ được hiểu
là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên
về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa
số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
Theo điều 3 luật thương mại (2005) cung ứng dịch vụ được định nghĩa như sau:
Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung
ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên
sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng
dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ
Mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ là việc doanh nghiệp đưa các sản phẩm
dịch vụ của mình vào thị trường mới làm tăng thị phần của doanh nghiệp và thông qua
đó doanh nghiệp có thể tăng khả năng cung ứng dịch vụ, tăng lượng khách hàng, tăng
doanh thu, lợi nhuận. Việc mở rộng thị trường cung ứng phải nghiên cứu nhân tố trong
sự liên kết tác động qua lại với nhau để từ đó thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, ta có thể thấy được cung ứng dịch vụ in ấn là việc doanh nghiệp đưa sản
phẩm dịch vụ in ấn của mình vào thị trường mới làm tăng thị phần của doanh nghiệp
và thông qua đó doanh nghiệp có thể tăng khả năng cung ứng dịch vụ in ấn, tăng lượng
khách tăng doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp lên. Từ đó, doanh nghiệp có thể
khẳng định thương hiệu, uy tín, giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường đồng
thời thúc đẩy việc mở rộng đầu tư kinh doanh.
1.2.2.Vai trò của hoạt động mở rộng thị trường

• Đối với nền kinh tế quốc dân

Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
góp phần giúp nền kinh tế của quốc gia tăng trưởng ổn định, bền vững. Hoạt động mở
rộng thị trường của doanh nghiệp giúp gia tăng số lượng hàng bán, chủng loại, chất
13


lượng, kích thích nền kinh tế phát triển. Mở rộng thị trường giúp cho các ngành liên
quan cùng phát triển. Ngoài ra, ngân sách quốc gia phần lớn được thu từ thuế, trong đó
phần thuế do các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nếu doanh nghiệp phát triển,
tăng lợi nhuận thì các khoản thuế mà doanh nghiệp đóng cho Nhà nước cũng tăng, làm
ngân sách tăng lên.
Mở rộng thị trường giúp tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động.
Nếu mở rộng thị trường ra nước ngoài còn tăng một lượng ngoại tệ lớn cho quốc gia,
tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và tạo mối quan hệ giao thương với nước ngoài…Như
vậy, mở rộng thị trường của doanh nghiệp là hoạt động cần thiết đối với nền kinh tế
quốc dân, có tác dụng tích cực đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
• Đối với doanh nghiệp
Mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận tối đa và thông qua
trao đổi mua bán trên thị trường doanh nghiệp đạt được mục tiêu này. Như vậy, thị
trường là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Ngay cả khi doanh nghiệp duy trì được
thị phần của mình mà không đầu tư nghiên cứu phát triển mở rộng thị trường thì khó
có thể trở thành doanh nghiệp lớn mạnh. Nền kinh tế đòi hỏi doanh nghiệp phải vận
động không ngừng để không tụt hậu, doanh nghiệp không được phép thỏa mãn với
những gì mình đã có, nếu không sẽ bị thị trường đào thải, loại bỏ. Vì vậy, hoạt động
mở rộng thị trường là hoạt động cần thiết để doanh nghiệp khai thác tốt khả năng tiềm
tàng của doanh nghiệp và hướng doanh nghiệp ra thị trường rộng lớn phù hợp với xu
thế hội nhập của thời đại.
Mở rộng thị trường còn giúp doanh nghiệp san sẻ được rủi ro và mở rộng quy mô

của mình. Nếu tập trung vào một thị trường nhất định, khi thị trường có biến động, có
những rủi ro bất ngờ doanh nghiệp không lường trước được thì doanh nghiệp sẽ chịu
thiệt hại lớn và trở nên khó xoay sở do quá bị động. Nếu thị trường của doanh nghiệp
không ngừng mở rộng, có nhiều khu vực thị trường khác nhau, doanh nghiệp san sẻ
bớt rủi ro khi có biến động ở một thị trường nào đó.
Mở rộng thị trường là hoạt động cần thiết để doanh nghiệp tạo ra bước đột phá
trong hoạt động kinh doanh của mình và là cơ sở để doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị
trường ngày càng lớn. Từ đó, doanh nghiệp có thể khai thác tốt hơn lợi thế theo quy
mô, giảm được giá thành sản xuất, lôi kéo được khách hàng đến với doanh nghiệp
nhiều hơn.
• Đối với người tiêu dùng
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng đến người tiêu dùng, đều cố gắng
thõa mãn tốt nhất nhu cầu của họ. Các doanh nghiệp mở rộng thị trường giúp người tiêu
dùng có cơ hội lựa chọn những mặt hàng mới với mẫu mã, chủng loại, chất lượng, giá cả
14


phong phú hơn. Khách hàng có nhiều lựa chọn để có được sản phẩm xứng đáng với đồng
tiền bỏ ra.
Như vậy, công tác mở rộng thị trường cũng mang lại những lợi ích cho khách
hàng, giúp khách hàng mua được sản phẩm phù hợp có chất lượng với chi phí hợp lý,
nhu cầu của khách hàng sẽ được đáp ứng một cách tốt nhất.
1.2.3.Nội dung mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ in ấn
• Mở rộng thị trường theo chiều rộng :
Mở rộng thị trường theo chiều rộng tức là doanh nghiệp cố gắng mở rộng phạm
vi thị trường, tìm kiếm thêm những thị trường nhằm tăng khả năng tiêu thụ, tăng
doanh số bán, tăng lợi nhuận. Phương thức này thường được doanh nghiệp sử dụng khi
thị trường hiện tại bắt đầu có xu hướng bão hòa. Đây là một hướng đi rất quan trọng
đối với doanh nghiệp được tiêu thụ thêm nhiều sản phẩm, tăng vị thế trên thị trường.
+ Xét theo tiêu thức địa lý, mở rộng thị trường theo chiều rộng được hiểu là việc

doanh nghiệp mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh, tăng cường sự hiện diện của
mình trên các địa bàn mới bằng các sản phẩm hiện tại. Doanh nghiệp tìm cách khai
thác những địa điểm mới và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường này. Mục
đích của doanh nghiệp là thu hút thêm khách hàng đồng thời quảng bá sản phẩm của
mình tới tay người tiêu dùng ở những địa điểm mới. Tuy nhiên, để đảm bảo thành
công cho công tác mở rộng thị trường này, các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu
thị trường mới để đưa ra những sản phẩm phù hợp với đặc điểm của từng thị trường.
+ Xét theo tiêu thức sản phẩm, mở rộng thị trường theo chiều rộng nghĩa là
doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm mới trên thị trường hiện tại (thực chất là phát triển sản
phẩm). Doanh nghiệp luôn đưa ra những sản phẩm mới có tính năng, nhãn hiệu, bao bì
phù hợp với người tiêu dùng khiến họ có mong muốn tiếp tục sử dụng sản phẩm của
doanh nghiệp.
+ Xét theo tiêu thức khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ đồng nghĩa doanh
nghiệp khuyến khích, kích thích nhiều nhóm khách hàng mới sử dụng sản phẩm của
doanh nghiệp.
+ Xét theo mạng lưới cung ứng Mở rộng thị trường đồng ngĩa với việc mạng lưới
cung ứng của công ty cung phải gia tăng để đáp ứng được nhu cầu của khách cùng như
là làm tằng thêm chất lượng phục vụ trong thời gian nhanh nhất cho khách hàng
Để thực hiện việc mở rộng thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đi tìm các thị
trường mới để tiêu thụ sản phẩm hiện có tức là tìm kiếm những người tiêu dùng mới ở
các thị trường chưa thâm nhập. Việc tìm kiếm thị trường mục tiêu mới cũng là mục
tiêu mở rộng thị trường. Cách làm này bao hàm cả việc tìm kiếm các nhóm đối tượng
khách hàng hoàn toàn mới ngay trên cả thị trường hiện tại. Sau khi phát hiện được thị
trường mới, doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, phát triển các kênh phân phối mới,
15


tìm ra các giá trị sử dụng mới và phong phú hơn để tạo điều kiện phát triển thị trường
mới và tăng số lượng khách hàng sử dụng. Mỗi công dụng mới của sản phẩm có thể
tạo ra một thị trường hoàn toàn mới. Mở rộng thị trường trên góc độ tăng số lượng quy

mô thị trường, nó đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường mới phải chặt chẽ, cẩn thận vì
thị trường hàng hóa đầy biến động và nhu cầu luôn phát triển vươn cao không ngừng.
• Mở rộng thị trường theo chiều sâu :
Mở rộng thị trường theo chiều sâu là việc doanh nghiệp khai thác tốt hơn thị
trường hiện có của doanh nghiệp, tiến hành phân đoạn, cắt lớp thị trường, cải tiến hệ
thống phân phối, thực hiện các chính sách về sản phẩm, giá, dịch vụ sau bán hàng. Mở
rộng thị trường theo chiều sâu tức là trước kia người tiêu dùng chỉ mua một sản phẩm
nhưng nay người tiêu dùng có thể sẵn lòng mua đến 2 hay nhiều hơn 2 sản phẩm của
doanh nghiệp.
Các nhà sản xuất kinh doanh cũng có thể đặt câu hỏi liệu với nhãn hiệu sản phẩm
hiện tại của mình, với tiếng vang sẵn có về sản phẩm thì có thể tăng khối lượng hàng
bán cho nhóm khách hàng hiện có mà không phải thay đổi gì cho sản phẩm. Từ đó tiến
tới tăng doanh số bán và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Hay nói cách khác doanh
nghiệp vẫn phải tiếp tục kinh doanh những sản phẩm quen thuộc trên thị trường hiện
tại, nhưng tìm cách đẩy mạnh khối lượng hàng tiêu thụ trên. Trong trường hợp này
doanh nghiệp có thể vận dụng bằng cách hạ thấp giá sản phẩm để thu hút người mua
mua nhiều hơn trước hoặc quảng cáo sản phẩm mạnh mẽ hơn nữa để đạt được mục
đích cuối cùng là không để mất đi một người khách nào hiện có của mình và tập trung
sự tiêu dùng của nhóm khách hàng sử dụng đồng thời nhiều sản phẩm tương tự sang
sử dụng duy nhất sản phẩm của doanh nghiệp mình.
+ Xâm nhập sâu hơn vào thị trường: Đây là hình thức mở rộng thị trường theo
chiều sâu trên cơ sở khai thác tốt hơn sản phẩm hiện tại trên thị trường hiện tại. Do đó
để tăng được doanh số bán trên thị trường này doanh nghiệp phải thu hút được nhiều
khách hàng hiện tại. Với thị trường này khách hàng đã quen với sản phẩm của doanh
nghiệp. Do vậy, để thu hút họ doanh nghiệp có thể vận dụng chiến lược giảm giá thích
hợp, tiến hành quảng cáo, xúc tiến, quảng cáo mạnh mẽ hơn nữa để không mất đi
khách hàng nào hiện có của mình và tập trung sự tiêu dùng của nhóm khách hàng sử
dụng đồng thời nhiều sản phẩm tương tự sang sử dụng duy nhất sản phẩm của doanh
nghiệp mình.
+ Phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu: Các nhóm người tiêu dùng có thể

được hình thành theo các đặc điểm khác nhau như các đặc điểm về tâm lý, trình độ, độ
tuổi, ... Qúa trình phân chia người tiêu dùng thành nhóm trên cơ sở các đặc điểm khác
biệt về nhu cầu, về tính cách hay hành vi được gọi là phân đoạn thị trường.
16


Mỗi đoạn thị trường khác nhau thì lại quan tâm tới một đặc tính khác nhau của
sản phẩm. Cho nên mỗi một doanh nghiệp đều tập trung mọi nỗ lực của mình vào việc
thỏa mãn tốt nhất nhu cầu đặc thù của mỗi đoạn thị trường. Mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dùng sản phẩm của mình để thỏa mãn
tốt nhất bất kỳ một đoạn thị trường nào, từ đó tăng doanh số bán và tăng lợi nhuận.
+ Đa dạng hóa sản phẩm: Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người
càng tăng, chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường ngày càng ngắn lại. Do vậy sản
phẩm ngày càng đòi hỏi phải được đổi mới theo chiều hướng tốt và phù hợp với nhu
cầu tiêu dùng. Quy luật dung ích trong cơ chế thị trường chỉ ra rằng mục tiêu cuối
cùng của người tiêu dùng là tối đa hóa lợi ích của mình và cùng với một khối lượng
hàng hóa nhất định tiêu dùng tăng lên thì dung ích của nó đối với người ta giảm đi.
Nghiên cứu quy luật này, các doanh nghiệp phải bán được hàng khi người tiêu dùng
đang ở dung ích tối đa họ sẽ trả với bất cứ giá nào, tránh bán hàng ở dung tích tối thiểu
vì người tiêu dùng sẽ dửng dưng với hàng hóa. Do vậy phải nghiên cứu dung ích tối đa
và dung ích tối thiểu của các loại hàng hóa mà hãng kinh doanh, từ đó không ngừng
thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm để thay đổi dung ích của người tiêu
dùng. Tuy nhiên, nghiên cứu quy luật dung ích chỉ là một phần của tìm hiểu nhu cầu
của khách hàng đối với sản phẩm mới. Ở đây, ý muốn nói nhu cầu đó còn chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố khác như sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thu nhập của
người tiêu dùng, kỳ vọng của họ,...
1.2.4.Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng thị trường
1.2.4.1.
Chỉ tiêu theo chiều rộng
• Số lượng dịch vụ

Số lượng của dịch vụ mà công ty cung cấp là chỉ tiêu quan trong trong hoạt động
mở rộng thị trường của công ty. Hoạt động mở rộng thị trường yều cầu công ty phải có
các dịch vụ tốt đẻ có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong những thị trường
mới
• Doanh thu
Doanh thu là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
nó giúp doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của từng thị trường và toàn
doanh nghiệp:
DT = P x Q
DT : Doanh thu tiêu thụ trung bình trên các thị trường
P : Giá bán trung bình cho một đơn vị sản phẩm trên các thị trường
Q : Tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên các thị trường
Doanh thu của thị trường là chỉ tiêu không thể thiếu để đánh giá hoạt động của
doanh nghiệp. Vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế
17


làm thế nào để doanh thu ngày càng tăng lên. Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì
mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp
khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng sản xuất, kinh doanh vừa đảm bảo đời sống
cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để làm được điều đó
doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến về
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp
trong mối quan hệ với môi trường xung quanh và tìm ra những biện pháp để không
ngừng tăng doanh thu của doanh nghiệp
• Lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa
lại.Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả

kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.
LN = DT – CF
LN : Lợi nhuận các thị trường
DT : Doanh thu tiêu thụ trung bình trên các thị trường
CF : Tổng chi phí trung ình trên các thị trường
Lợi nhuận là chỉ tiêu phẩn anh hiệu quarkinh doanh của Công ty. Lợi nhuận tuy
không phải là chỉ tiêu phản anh trực tiếp kết quả của công tác mở rộng thị trường
nhưng nó lại là chỉ tiêu liên quan mật thiết tới công tác này.Lợi nhuận có vai trò quan
trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội
nói chung. Đây chính là động lực thôi thúc doanh nghiệp năng động hơn nữa để khẳng
định mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt. vì vậy, thông qua múc tăng trưởng của
lợi nhuận cả về tương đối và tuyệt đối ta có thể nắm được phần nào kết quả của công
tác cung ứng và mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ của Công ty
1.2.4.2.
Chỉ tiêu theo chiều sâu
• Tốc độ tăng trưởng doanh thu
+ Tốc độ tăng của doanh thu được hiểu là phần doanh thu tăng lên trong kỳ so
với doanh thu tiêu thụ ở kỳ trước:
Trong đó:
: Là doanh thu sản phẩm của năm nghiên cứu.
: Là doanh thu sản phẩm của năm gốc (năm so sánh).
Tốc độ tăng trưởng nếu cao và ổn định qua các năm có thể cho thấy được khả
năng mở rộng thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp đang tiến triển tốt. Ngược lại, nếu
tốc độ tăng trưởng cao nhưng không ổn định là biểu hiện của việc mở rộng thị trường
chưa thực sự vững chắc, hiệu quả.
18


+ Tốc độ tăng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ: là chỉ tiêu để so sánh mức độ
tăng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ giữa các năm tăng của doanh nghiệp hay có thể

sử dụng để so sánh với mức độ tăng này với mức độ tăng của các đối thủ cạnh tranh
khác…)
Tốc độ tăng của khối
lượng sản phẩm tiêu thụ
=
năm thứ ( i+1)

Số sản phẩm tăng của doanh nghiệp năm
thứ (i+1) so với năm thứ i
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh
nghiệp năm thứ i

100%

Hoặc:
Trong đó:
: Sản lượng năm nghiên cứu
: Sản lượng năm gốc.
: Tăng trưởng sản lượng tiệu thụ
Nếu tăng trưởng dương tức là sản lượng tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước, hay
ngược lại, âm tức là sản lượng tiêu thụ năm sau thấp hơn năm trước. Do đó, ta thấy
được sự mở rộng về sản lượng tiệu thụ của doanh ngiệp.


Chuyển dịch cơ cấu thị trường cung ứng
Sự chuyển dịch về cơ cấu của sản phẩm: là sự thay đổi về tỷ trọng của các loại
sản phẩm trên thị trường tiêu thụ.

Trong đó:
: là doanh thu của thị trường A

: là doanh thu tổng.
Chuyển dịch cơ cấu thị trường là sự thay đổi số lượng dịch vụ cung ứng mà công
ty đang cung cấp trên thị trường. Công ty sẽ xem xét đến việc tăng khả năng cung ứng
trên thị trường có nhiều yếu tố thuận lợi để phát trển dịch vụ của mình ở đó. Đồng thời
ở những thị trường có nhiều khó khăn cho việc cung ứng dịch vụ sẽ có những biện
pháp khắc phục khó khăn đó
1.2.5.Nguyên tắc mở rộng thị trường
Có bốn nguyên tắc chủ yếu để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mà các nhà
hoạch định chính sách cần phải luôn đảm bảo tuân thủ trong quá trình hoạch định đó
là: căn cứ nhu cầu của khách hàng, căn cứ vào mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp,
căn cứ vào chiến lược của đối thủ cạnh tranh và căn cứ vào luật lệ, chính sách của nhà
nước.
Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng: Để tồn tại và phát triển sản xuất kinh
doanh, mỗi doanh nghiệp phải chiếm được một số lượng khách hàng nhất định một
phần nào đó của thị trường, không chiếm được khách hàng thì doanh nghiệp không có
19


đối tượng để phục vụ và do đó không tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến không thể tiếp
tục sản xuất kinh doanh. Do đó căn cứ vào nhu cầu khách hàng là cơ sở của mọi kế
hoạch, chính sách, là yếu tố xuyên suốt trong quá trình xây dựng, triển khai và thực
hiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Căn cứ vào mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp: Chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp liên hệ chặt chẽ với sự kết hợp hài hòa giữa phương hướng hoạt động
trong tương lai, cũng như là các nguồn lực sẽ được sử dụng, để xác định được tầm
nhìn của việc kinh doanh và các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Đó là một hướng
dẫn tới những nhà quản lý, quy định họ nên cấp phát và sử dụng các yếu tố sản xuất
như thế nào để tạo nên lợi thế trong kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp đưa ra được các
kế hoạch cụ thể để thực hiện phù hợp, thống nhất với các mục tiêu, chiến lược đã được
đề ra trước đó.

Căn cứ vào chiến lược của đối thủ cạnh tranh: Cơ sở của căn cứ này là so sánh
kế hoạch, chiến lược, chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp với đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế. Lợi thế của doanh nghiệp thể hiện ở hai
góc độ: lợi thế hữu hình có thể định lượng được là tiền vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật,
công nghệ,... và lợi thế vô hình là lợi thế không định lượng được như uy tín của doanh
nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm nổi tiếng, tài năng quản trị của ban lãnh đạo, bầu không
khí của nội bộ công ty... Thông qua phân tích điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh
tranh và của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể tự xây dựng được các kế hoạch,
chính sách nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ phù hợp.
Căn cứ vào luật lệ, chính sách của nhà nước: Các kế hoạch, chính sách của
doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Nhà Nước hiện hành.
Không được có những hành vi vi phạm pháp luật, lách luật và phải phù hợp với các
chủ trương, chính sách của Nhà Nước đề ra trong từng thời kỳ.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng thị trường
1.3.1.Các nhân tố chủ quan
Là các yếu tố mà doanh nghiệp có thể tác động vào để làm ảnh hưởng tới việc
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
- Chính sách giá cả của dịch vụ
Chính sách giá đối với mỗi sản phẩm của các đơn vị sản xuất kinh doanh là việc
quy định mức giá bán hay có thể là những mức giá bán cho từng đối tượng cụ
thể.Chính sách giá là một trong các chính sách bộ phận của chiến lược Marketing và
nó có vị trí quan trọng trong việc liên kết giữa các bộ phận khác. Đồng thời nó có vai
trò ảnh hưởng thúc đẩy hoặc kìm hãm tác dụng của các chính sách Marketing của
doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp định một chính sách giá hợp lý hay giá bán ra phù
hợp với giá trị của sản phẩm thì hàng hoá sẽ được người tiêu dùng chấp nhận. Nếu
20


-


doanh nghiệp đưa ra một chính sách giá không hợp lý hay giá bán ra quá cao hoặc quá
thấp so với giá trị của sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ không mua nó.
Điều này có nghĩa là chính sách giá có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến
việc thực hiện các mục tiêu chiến lược chung cũng như mục tiêu chiến lược Marketing
của doanh nghiệp.Hơn nữa giá cả có một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, nó là nhân tố quan trọng trong quá trình quyết định sản
xuất và cung ứng sản phẩm tiếp cho thị trường nữa hay không? đã cần thay thế sản
phẩm mới hay chưa? Trong xây dựng thì nó quyết định doanh nghiệp sẽ bỏ thầu với
giá bao nhiêu để vừa chiếm lĩnh thị trường, vừa có cơ sở để tích luỹ cho doanh nghiệp.
Giá cả là yếu tố quyết định đến khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra(giá cả
hợp lý thì bán được nhiều và ngược lại) nên nó có ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Đối với người mua thì giá cả có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách
hàng. Đối với họ thì giá cả phản ánh tổng hợp đặc trưng sản phẩm mà họ cảm nhận
trực tiếp được.Ngày nay, sự cạnh tranh về giá đang chuyển về cạnh tranh chất lượng
sản phẩm, thời gian giao hàng... song cạnh tranh về giá vẫn diễn ra gay gắt. Trong lĩnh
vực xây dựng cơ bản, cạnh tranh giá bỏ thầu diễn ra gay gắt, nó thể hiện sự cạnh tranh,
lợi ích kinh tế và vị trí độc quyền của doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với doanh nghiệp xây dựng thì chính sách giá có những điểm khác so với
ngành khác: việc lập giá, cơ cấu giá được tính riêng cho từng công trình, hạng mục
công trình, từng khu vực, phải cạnh tranhvói nhiều doanh nghiệp khác thông qua đấu
thầu. Để thắng thầu thì doanh nghiệp phải có chính sách giá hợp lý: chp phí thấp nhất,
đảm bảo chất lượng, mỹ quan, thời gian thi công ngắn nhất...
Chất lượng dịch vụ
Theo American Society for Quality “Chất lượng thể hiện sự vượt trội của hàng
hóa và dịch vụ, đặc biệt đạt đến mức độ mà người ta có thể thỏa mãn mọi nhu cầu và
làm hài lòng khách hàng”.
Theo quan điểm của Gronroos (1984) cho rằng, chất lượng dịch vụ được đánh
giá trên hai khía cạnh: chất lượng kỹ thuật và chất lưỡng kỹ năng. Chất lượng kỹ thuật
liên quan đến những gì được phục vụ còn chất lượng chức năng nói lên chúng được
phục vụ như thế nào.

Dịch vụ cung cấp tốt hay không là tùy thuộc vào người cung cấp dịch vụ qua thái
độ, quan hệ bên trong công ty, hành vi, tinh thần phục vụ, sự biểu hiện bên ngoài, tiếp
cận và tiếp xúc khách hàng. Muốn tạo dịch vụ tốt, phải có sự giao thoa giữa chất lượng
kỹ thuật và chất lượng chức năng. Chất lượng dịch vụ tốt tương xứng với giá cả mà
khách hàng bỏ ra cũng là cách tốt nhất để đạt được. Từ đó cho thất chất lượng của sản
phẩm và dịch vụ là nhân tố thiết yếu để công ty thực hiện hoạt động mở rộng thị
trường một cách tốt nhất
21


Tiềm năng của dịch vụ
Tiềm năng của dịch vụ quyết định dịch vụ đó có thể vươn ra các thị trường khách
để đáp ứng như cầu của các khách hàng khó tính nhất hay không. Tiềm năng của một
dịch vụ luôn được xem xét bởi 3 yếu tố sau; Thứ nhất là khả năng mở rộng quy mô,
một dịch vụ có thể dáp ứng một lượng như cầu lớn của phần lớn đối tượng khách hàng
mà doanh nghiệp hướng đến thì dịch vụ đó có khả năng phát triển quy mô lớn. Thứ hai
là khả năng khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm dịch vụ, Khách hàng có thể tiếp tục
quay lại sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp chứng tỏ sản phẩm dịch vụ đó đã
đưa ra giá trị sử dụng đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ đó khách hàng có thể quay
lại sử dụng sản hẩm dịch vụ khi mong muốn. Thứ ba là khả năng có một mức giá phải
chăng, giá cả là một trong những yếu tố quan trọng quyết định người tiêu dùng có lựa
chọn sản phẩm dịch vụ đó để đáp ứng như cầu sử dụng cúa họ với một mức giá mà họ
có thể sẵn sang chi trả. Từ đó cho thấy tiềm lực của dịch vụ là rất quan trọng khi doanh
nghiệp muốn mở rộng thị trường cung ứng các dịch vụ sản phẩm ra thị trường mới
1.3.2.Các nhân tố khách quan
Đây là các yếu tố mà doanh nghiệp không thể tác động vào để ảnh hưởng tới việc
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nó bao gồm các yếu tố cơ bản
sau:
- Môi trường kinh tế: bao gồm các chính sách vĩ mô như chính sách tài khoá và chính
sách tiền tệ. Chính sách tài khoá sử dụng chi tiêu và thuế, còn chính sách tiền tệ sử

dụng lãi suất ngân hàng để điều chỉnh hoạt động kinh tế trên thị trường, ổn định giá cả,
cung cầu hàng hoá. Ngoài ra còn có các chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp,
các chính sách củng cố và hoàn thiện các biện pháp xúc tiến thương mại, các chính
sách phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ cho tiêu thụ và xuất khẩu,... có ảnh hưởng lớn
tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu các chính sách
này được ban hành và áp dụng theo hướng có lợi thì sẽ làm tác động tốt đến việc gia
tăng quy mô cũng như nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp.
- Môi trường chính trị pháp luật:
Bất kể doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải nằm
trong giới hạn luật pháp cho phép. Hoạt động thương mại mặt hàng đá ốp lát không
những nhập khẩu các trang thiết bị máy móc hiện đại từ nước ngoài mà còn xuất khẩu
mặt hàng này sang nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới nên không những
chịu sự tác động từ phía luật pháp trong nước mà còn chịu sự tác động từ luật pháp
quốc tế.
Trong nước, hoạt động thương mại chịu sự quản lý của nhà nước về hoạt động
sản xuất, phân phối, quảng cáo trong kinh doanh nhằm bảo vệ lợi ích cho người tiêu
dùng. Luật pháp nhà nước có vai trò trong việc tạo lập trật tự thị trường, khắc phục
-

22


tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không đảm bảo sức
khoẻ cho người tiêu dùng, cũng như bảo vệ cho những doanh nghiệp kinh doanh chân
chính.
Ngoài ra, các thủ tục pháp lý liên quan cũng ảnh hưởng lớn tới mở rộng thị
trường sản phẩm đá ốp lát. Nếu các thủ tục hành chính rườm rà, chậm chạp sẽ làm tiêu
tốn thời gian, nguồn lực của doanh nghiệp một cách không cần thiết, gây chậm trễ
trong việc đưa mặt hàng tới thị trường tiêu thụ. Nhà nước có xây dựng hệ thống luật
pháp đồng bộ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng thì hoạt động thương mại mặt hàng

đá ốp lát mới có điều kiện phát triển thuận lợi.
- Các yếu tố văn hoá xã hội : Có ảnh hưởng lớn tới khách hàng cũng như hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp ,là yếu tố hình thành tâm lí, thị hiếu của người tiêu
dùng . Thông qua yếu tố này cho phép các doanh nghiệp hiểu biết ở mức độ khác nhau
về đối tượng phục vụ qua đó lưạ chọn các phương thức kinh doanh cho phù hợp .
Thu nhập có ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lượng đáp ứng,
nghề nghiệp tầng lớp xã hội tác động đến quan điểm và cách thức ứng xử trên thị
trường , các yếu tố về dân tộc ,nền văn hoá phản ánh quan điểm và cách thức sử dụng
sản phẩm , điều đó vừa yêu cầu đáp ứng tình riêng biệt vừa tạo cơ hội đa dạng hoá khả
năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp .
-Yếu tố kỹ thuật công nghệ : ảnh hưởng đến yêu cầu đổi mới công nghệ trong
thiết bị khả năng sản xuất sản phẩm với chất lượng khác nhau, Năng suất lao động và
khả năng cạnh tranh, lựa chọn và cung cấp công nghệ
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG Á ĐÔNG
2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến mở thị
trường của công ty cổ phần truyền thông Á Đông
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần truyền thông Á Đông
Công ty Cổ phần truyền thông Á Đông được thành lập theo Giấy chứng nhận
kinh doanh số: 0103018831 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày
08/08/2007
Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần truyền thông Á Đông
Tên công ty viết tắt: A DONG MEDIA.,JSC
Tên công ty bằng tiếng anh: A DONG MEDIA JOINT STOCK COMPANY
Địa chỉ trụ sở chính: Số 58 Ngõ 408, đường Ngô Gia Tự, Phường Đức Giang,
Quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội.
Trụ sở làm việc: Số 58 Ngõ 408, đường Ngô Gia Tự, Phường Đức Giang, Quận
Long Biên, Thành Phố Hà Nội.
Năm thành lập: 2007
23



-

-

Vốn điều lệ: 600.000.000 ( sáu trăm triệu đồng chẵn)
Mã số thuế: 0102334883
Số điện thoại: 0965948080
Người đại diện pháp luật: Lý Thị Chung
Email:
Các dịch vụ mà công ty cung cấp bao gồm:
Ngành nghề kinh doanh chính là in ấn và dịch vụ in ấn
Thiết kế nhận diện thương hiệu, logo, ấn phẩm in ấn, sách quảng cáo, catalo, bao bì,
thiệp,..
- In các sản phẩm như sách, báo, ấn phẩm định kỳ, thiếp chúc mừng, các mẫu
văn bản thương mại và các tài liệu khác và thực hiện hoạt động hỗ trợ như đóng sách,
- In ấn báo chí, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ khác, sách và sách quảng cáo,
bản thảo âm nhạc, bản đồ, tập bản đồ, áp phích, mục lục quảng cáo, tờ quảng cáo và
các ấn phẩm quảng cáo khác, tài liệu và các chứng khoán bằng giấy khác, nhật ký,
lịch, các mẫu văn bản thương mại và các ấn phẩm in ấn thương mại khác, đồ dùng văn
phòng phẩm cá nhân và các ấn phẩm khác bằng chữ
Đóng sách thành quyển, tạp chí, sách quảng cáo, catalo,…bằng cách gấp,
xếp, khâu, dán hồ, kiểm tra thứ tự (trang sách), khâu lược, dán bìa, tỉa, xén, in tem
vàng lên sách
In nhãn mác bao bì cho ngành thực phẩm, chế biến, sản xuất, tiêu dùng….
Hộp thực phẩm, hộp công nghiệp,…
In ấn trọn gói: thiết kế, chế bản, in offset, gia công thành phẩm sau in…
2.1.2. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của công ty
Trong vài năm gần đây nhu cầu dịch vụ in ấn là rất lớn. Để đáp ứng quy luật

cung cầu, công ty đã đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại, nâng cao hiệu quả sản
xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy, công ty đã thực hiện được một số chỉ
tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh từ 2016-2018 như sau:
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần truyền thông Á Đông trong
giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu

Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018

So sánh
6 tháng
đầu năm
2019

2017/2016
Chênh
Tỷ lệ %
lệch

2018/2017
Chênh

Tỷ lệ %
lệch

Doanh thu

1253.889 1684.385 2229.601

1275.364

430.496

134.33

545.216

132.37

Chi phí

1084.892 1406.482 1788.741

1011.451

321.59

129.64

382.259

127.18


263.913

108.909

164.45

162.958

158.64

Lợi nhuận
trước thuế

24

168.994

277.903

440.861


Thuế
TNDN
Lợi nhuận
sau thuế

-


-

-

33.799

55.581

88.172

52.783

21.782

164.45

32.591

158.64

135.195

222.322

352.689

211.13

73.232


164.45

130.367

158.64

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty qua các năm từ 2016 – 2018)
Qua bảng số liệu kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2016-2018 có
thể thấy được tình hình biến động của hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty qua
các năm như sau:
Chỉ tiêu doanh thu:
Doanh thu của Công ty đạt khá cao, năm 2016 đạt 1253.889 triệu đồng và có xu
hướng tăng trong 2 năm tiếp theo năm 2017 đạt 1684.385 triệu đồng, năm 2018 đạt
2229.602 triệu đồng.
Doanh thu của Công ty tăng trung bình 133.35%/năm trong giai đoạn 3 năm
2016-2018, trong đó 2016-2017 đạt 134.33% có tốc độ tăng nhanh hơn 2017-2018 là
132.37%, đạt tốc độ tăng trưởng nhanh.
Chỉ tiêu chi phí:
Trong giai đoạn 2016-2018, chi phí của Công ty ở mức cao. Mức chi phí chủ yếu
từ nguồn đầu vào( thuê xưởng in,…), chi phí quản lý, thuê văn phòng, đổi mới trang
thiết bị… Chi phí kinh doanh của Công ty năm 2016 là 1084.892 triệu đồng (chiếm
84.5% doanh thu), năm 2017 đạt 1406.482 triệu đồng (chiếm 83.5% doanh thu), năm
2018 là 1788.741 triệu đồng (chiếm 80.02% doanh thu). Có thế thấy, Mức chi phí tính
trên tổng doanh thu giảm trong giai đoạn 2016-2018, từ 84.4% xuống 80.02%. Hoạt
động kinh doanh của Công ty đã có hiệu quả hơn.
Chỉ tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2016 đạt 168.994 triệu đồng. Năm 2017,
mức lợi nhuận trước thuế tăng đạt 277.903 triệu đồng tăng 164.45% so với năm 2016.
Năm 2018, lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng chậm hơn, đạt 440.861 triệu đồng
tăng 158.63% so với năm 2017.

Theo đó có được số liệu 6 tháng đầu năm của công ty có số liệu được lấy từ
phòng kinh doanh của công ty như sau:
Từ kết quả trên cho thấy công ty đã có những tiến bộ nhất định doanh thu 6 tháng
đầu năm 2019 đã đạt tới con số 1275.364 triệu đồng có tổng chi phí là 1011.451 triệu
đồng tù đó 6 tháng đầu năm 2019 Công ty đã thư được khoản lợi nhuận trước thuế là
263.913 triệu đồng. Từ đó ta thấy, công ty đã từng bước có sự phát triển đi lên so với
các công năm trước và nếu không có gì thay đổi thì doanh số cuối năm của Công ty
được dự tỉnh là khoảng 2400 triệu đồng có khả năng sẽ đạt được như mục tiêu của
công ty
25


×