Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

GDCD_ Thất nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 20 trang )



I.Thất nghiệp và tình hình chung của thất
nghiệp ở nước ta hiện nay
Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động
muốn có việc làm mà không tìm được việc làm . Tỷ lệ thất
nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên
tổng số lực lượng lao động xã hội.
Thất nghiệp, đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm. Bất kỳ một
quốc gia nào dù nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa
thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là vấn đề không tránh khỏi chỉ có
điều là thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay cao mà thôi. Với thời
gian không cho phép chính vì thế mà bài viết này chúng ta chỉ đề
cập đến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam.Thất nghiệp , nó còn kéo
theo nhiều vấn đề đằng sau:Sẽ dẫn đến tình trạng làm giảm nền
kinh tế,sự gia tăng của các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp,
làm sói mòn nếp sống lành mạnh, phá vỡ nhiều mối quan hệ tạo
ra sự lo lắng cho toàn xã hội .




- Do tốc độ tăng cầu lao động thấp hơn so với tốc độ tăng cung lao động
và do một số vấn đề bất cập như vấn đề chất lượng lao động, trình độ lao
động,...nên tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội những năm gần đây tuy có giảm
nhưng vẫn ở mức cao 5,2%.

- Hà Nội sau khi mở rộng có qui mô dân số lớn thứ hai toàn quốc (sau
thành phố Hồ Chí Minh). Số người bước vào tuổi lao động hàng năm
khoảng 80 nghìn người, số lao động dôi dư mất việc làm do chuyển đổi
mục đích sử dụng đất nông nghiệp 30 nghìn người/năm; số người cần tìm


việc hàng năm khoảng 120 nghìn người.
- Trên thực tế, người lao động thường tìm việc làm qua các kênh: các
tổ chức giới thiệu việc làm; mạng internet; ngày hội việc làm, ngày
tuyển dụng trực tiếp,...Tuy nhiên, hoạt động của các kênh này còn có
nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều trung tâm chủ yếu chỉ
hoạt động dạy nghề ngắn hạn, số lao động tiếp cận qua các dịch vụ
này chỉ chiếm khoảng 15-20%...

Thất nghiệp tăng mạnh ở làng nghề
- Năm 2009, Hiệp hội Làng nghề
Việt Nam dự đoán khoảng 5
triệu lao động sẽ thất nghiệp.
Đây là những lao động làm
trong các ngành nghề nghề thủ
công như gốm sứ, mộc, gỗ, mây
tre đan.
Dự tính khoảng năm
triệu lao động trong
làng nghề bị mất việc
trong năm 2009
- Thủ công mỹ nghệ là các mặt
hàng xuất khẩu quan trọng của
Việt Nam. Và chúng là đầu mối
giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động vùng nông thôn.




II.Hậu quả của thất nghiệp

II.Hậu quả của thất nghiệp
1. Thiệt thòi cá nhân
Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế
giao tiếp với những người lao động khác,
tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả
năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu
cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố
sau là vô cùng trầm trọng cho người gánh
vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa
bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng,
gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ
tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất
lượng sức khỏe.
Theo một số quan điểm, rằng người lao động nhiều khi phải chọn công việc thu
nhập thấp (trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ
cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao
động thì sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công
cho mình (như không cải thiện môi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương
thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến, v.v..).

- Cái giá khác của thất nghiệp còn là, khi thiếu các nguồn tài chính và phúc
lợi xã hội, cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình
độ, năng lực. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng.
Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp là cần thiết.
- Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của
công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và
sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào
cản với người muốn gia nhập công việc, hạn chế di dân, và hạn chế cạnh
tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm
phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc

và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác.

2. Ảnh hưởng tới tâm lý
Người thất nghiệp dễ ở trong
tình trạng mình là người thừa
tuy nhiên sự tác động là khác
nhau giữa hai giới. Ở phụ nữ
nếu không có việc làm ngoài
thì việc nội trợ và chăm sóc
con cái vẫn có thể được chấp
nhận là sự thay thế thỏa đáng,
ngược lại ở người nam, đem
thu nhập cho gia đình gắn chặt
đến giá trị cá nhân, lòng tự
trọng.
Nam giới khi mất việc làm thường tự ti, rất nhạy cảm và dễ cáu bẳn,
họ có thể tìm đến rượu, thuốc lá để quên đi buồn phiền, tình trạng này
kéo dài ngoài khả năng gây nghiện ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
còn có thể khởi tạo một vấn đề mới đó là bạo hành gia đình. Họ cũng
dễ bị rối loạn tâm lý như buồn phiền, mất ngủ, trầm cảm và như đã nói
ở trên đôi khi còn dẫn đến hành vi tự sát.

Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác
nhau. Kinh tế học Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt
giảm sản xuất và sa thải công nhân (thất nghiệp chu kỳ). Một số khác
chỉ rằng các vấn đề về cơ cấu ảnh hưởng thị trường lao động (thất
nghiệp cơ cấu). Kinh tế học cổ điển và tân cổ điển có xu hướng lý giải
áp lực thị trường đến từ bên ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các
quy định hạn chế thuê mướn người lao động (thất nghiệp thông
thường). Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ yếu là sự lựa chọn tự

nguyện. Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp là thực tế
giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản. Các quan
điểm khác nhau có thể đúng theo những cách khác nhau, góp phần
đưa ra cái nhìn toàn diện về tình trạng thất nghiệp.
Việc áp dụng nguyên lý cung - cầu vào thị trường lao động giúp lý giải
tỷ lệ thất nghiệp cũng như giá cả của lao động.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới ở Châu Phi, Trung Đông và Châu
Mỹ Latinh chỉ ra, ở các nước đang phát triển, tình trạng thất nghiệp
cao trong phụ nữ và thanh niên còn là hậu quả của những quy định về
trách nhiệm chủ lao động.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×