Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

De thi lich su nha nuoc viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.11 KB, 11 trang )

Đề Thi Học Phần Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật
Việt Nam

1. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là:
A. Văn Lang
B. Âu Lạc
C. Nam Việt
D. Đại Việt
2. Trong Nhà nước Âu Lạc, người đứng đầu một bộ, cai quản 1 đơn vị hành chính địa
phương gọi là:
A. Lạc hầu
B. Lạc tướng
C. Bồ chính
D. Tù trưởng
3. Trong Nhà nước Âu Lạc, người đứng đầu công xã nông thôn gọi là:
A. Lạc hầu
B. Lạc tướng
C. Bồ chính
D. Tù trưởng
4. Nguồn gốc pháp luật của NN Văn Lang – Âu Lạc gồm:
A. Pháp luật tập quán
B. Pháp luật khẩu truyền
C. Pháp luật thành văn
D. Cả 3 đều đúng
5. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của:
A. Chung của cả công xã
B. Từng thành viên trong công xã
C. Gia đình dòng họ
D. Tầng lớp quý tộc
6. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, quyền chiếm hữu và sử dụng ruộng đất thuộc về:
A. Chung của cả công xã


B. Từng thành viên trong công xã
C. Gia đình dòng họ
D. Tầng lớp quý tộc
7. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, chế độ hôn nhân gia đình được quy định:
A. Một vợ một chồng
B. Đa thê
C. Cha mẹ sắp đặt
D. Bình đẳng tự nguyện
8. Thời kì đô hộ nhà Hán, đơn vị hành chính ở nước ta được chia thành:
Nguồn: Lawctu.com
Diễn đàn sinh viên luật cần thơ


A. Châu – huyện – quận – làng xã
B. Châu – quận – huyện – làng xã
C. Quận – huyện – châu – làng xã
D. Quận – châu – huyện – làng xã
9. Mùa xuân năm 40, cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng nổ ra để chống quân:
A. Nam Hán
B. Đông Hán
C. Tây Hán
D. Nhà Tấn
10. An Nam đô hộ phủ là tên gọi nước ta dưới thời cai trị của:
A. Nhà Đường
B. Nhà Tề
C. Nhà Tùy
D. Nhà Trần
11. Đơn vị hành chính của An Nam đô hộ phủ được chia thành:
A. Đô hộ phủ - huyện – châu – hương – xã
B. Đô hộ phủ - huyện – hương – châu – xã

C. Đô hộ phủ - châu – huyện – hương – xã
D. Đô hộ phủ - châu – hương – huyện –xã
12. Nguồn gốc luật của chính quyền đô hộ thời kì Bắc thuộc bao gồm:
A. Luật tục
B. Luật khẩu truyền
C. Luật phong kiến Trung Hoa
D. Chỉ gồm A và C
13. Chế độ sở hữu ruộng đất thới Bắc thuộc bao gồm:
A. Sở hữu Nhà nước & sở hữu tư nhân
B. Sở hữu tối cao & sở hữu làng xã
C. Sở hữu Nhà nước & sở hữu làng xã
D. Sở hữu tối cao & sở hữu tư nhân
14. Thời kì Bắc thuộc, trong nhóm tội kinh tế, chính quyền đô hộ giữ độc quyền về kinh
doanh:
A. Muối & sản vật quý
B. Muối & sắt
C. Sắt & sản vật quý
D. Muối, sắt & sản vật quý
15. Năm 540, khởi nghĩa Lý Bí nổ ra lật đổ ách thống trị của:
A. Nhà Hán
B. Nhà Đường
C. Nhà Tống
D. Nhà Lương
16. Năm 545, kinh thành Vạn Xuân lần đầu rơi vào tay giặc, ai là người giành lại quyền
tự chủ cho Nhà nước Vạn Xuân:
Nguồn: Lawctu.com
Diễn đàn sinh viên luật cần thơ


A. Lý Thiên Bảo

B. Lý Thiệu Long
C. Triệu Quang Phục
D. Lý Phật Tử
17. Sau 60 năm độc lập của Nhà nước Vạn Xuân, nước ta lại rơi vào ách thống trị của
phong kiến:
A. Nhà Tùy
B. Nhà Trần
C. Nhà Tống
D. Nhà Lương
18. Luật lệ về hôn nhân & gia đình thời Bắc thuộc quy định độ tuổi kết hôn của nam giới
là:
A. Từ 16 – 50 tuổi
B. Từ 18 – 50 tuổi
C. Từ 20 – 50 tuổi
D. Từ 22 – 50 tuổi
19. Luật lệ về hôn nhân & gia đình thời Bắc thuộc quy định độ tuổi kết hôn của nữ giới
là:
A. Từ 15 – 40 tuổi
B. Từ 17 – 40 tuổi
C. Từ 15 – 45 tuổi
D. Từ 17 – 45 tuổi
20. Về luật hình thời kì Bắc thuộc, hình phạt phổ biến cho tội phản loạn, phản nghịch là:
A. Tử hình
B. Lưu đày
C. Cắt mũi, thích chữ vào mặt
D. Cả 3 đều đúng
21. Trên thực tế, về cơ bản, ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến Trung Quốc đã
kết thúc ở nước ta bởi:
A. Khúc Thừa Dụ
B. Mai Thúc Loan

C. Phùng Hưng
D. Dương Thanh
22. Khi Khúc Hạo lên làm tiết độ sứ, ông chia lãnh thổ nước ta thành các cấp hành
chính:
A. Phủ - lộ - châu – giáp – xã
B. Châu - phủ - lộ - giáp – xã
C. Phủ - châu – lộ - giáp - xã
D. Lộ - phủ - châu – giáp – xã
23. Năm 930, chính quyền họ Khúc thất thủ trước quân Nam Hán, người đã giành lại
quyền tự chủ cho nước ta là:
A. Ngô Quyền
B. Dương Đình Nghệ
Nguồn: Lawctu.com
Diễn đàn sinh viên luật cần thơ


C. Mai Thúc Loan
D. Phùng Hưng
24. Trong chế độ phong kiến nước ta người có quyền định ra luật pháp là:
A. Nhà Vua
B. Nghị viện
C. Bộ lại
D. Thượng thư
25. Về quyền lực kinh tế, quyền sở hữu ruộng đất tối cao đối với ruộng đất của làng xã
thuộc về:
A. Tầng lớp quý tộc địa phương đó
B. Quan lại địa phương đó
C. Vhung của cả công xã
D. Nhà Vua
26. Theo những tập quán chính trị cơ bản nhất, ngôi Vua được truyền theo nguyên tắc:

A. Ngôi Vua không thể phân chia (chỉ truyền cho một người)
B. Trọng nam (chỉ truyền cho nam)
C. Trọng trưởng (truyền cho con trai trưởng hoặc cháu trưởng)
D. Cả 3 đều đúng
27. Bằng chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã thực sự chấm dứt hơn 1000 năm
đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Trận đánh này diễn ra năm nào? Chống
quân?
A. Năm 938 – Nhà Hán
B. Năm 936 – Nhà Hán
C. Năm 938 – Nam Hán
D. Năm 936 - Nam Hán
28. Sắp xếp quốc hiệu nước ta thời kì độc lập tự chủ theo thời gian:
A. Đại Cồ Việt, Đại Việt, Nam Việt, Việt Nam – Đại Nam
B. Đại Cồ Việt, Nam Việt, Đại Việt, Việt Nam – Đại Nam
C. Đại Việt, Đại Cồ Việt, Nam Việt, Việt Nam – Đại Nam
D. Đại Việt, Nam Việt, Đại Cồ Việt, Việt Nam – Đại Nam
29. Các niên hiệu Quang Thuận, Hồng Đức, đều chỉ vua:
A. Lê Thái Tông
B. Lê Thánh Tông
C. Lê Thái Tổ
D. Lê Đại Hành
30. Trong các quy phạm pháp luật thời kì phong kiến nước ta, chế tài được áp dụng phổ
biến là:
A. Chế tài Dân sự
B. Chề tài Hành chính
C. Chế tài Hình sự
D. Cả 3 đều đúng
31. Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở:
A. Hoa Lư
Nguồn: Lawctu.com

Diễn đàn sinh viên luật cần thơ


B. Cổ Loa
C. Thanh Oai
D. Thuận Thành
32. Triều đại nhà Ngô kết thúc, người đã thống nhất lại đất nước, lấy hiệu Đại Thắng
Minh là:
A. Đinh Tiên Hoàng
B. Đinh Phế Đế
C. Đinh Liễn
D. Đinh Tuệ
33. Trong chính thể quân chủ phong kiến, xét về phương diện tuyển bổ, đội ngũ quan lại
có nguồn gốc từ:
A. Tiến cử và nhiệm từ
B. Khoa cử
C. Mua bán chức tước
D. Cả 3 đều đúng
34. Trong chính thể quân chủ phong kiến, xét về nguồn gốc xuất thân, đội ngũ quan lại
chia làm:
A. Tiến cử và nhiệm từ
B. Quan lại quý tộc, quan lại không phải quý tộc
C. Mua bán chức tước, khoa cử
D. Cả 3 đều đúng
35. Chức năng chủ yếu của quan lại được quy định là:
A. Tư vấn cho nhà Vua
B. Phụ tá cho nhà Vua
C. Thực thi quyền lực nhà Vua
D. Cả 3 đều đúng
36. Nước Đại Cồ Việt vị vua có các niên hiệu Thiên Phúc, Hưng Thống, Ứng Thiên là:

A. Lê Long Việt
B. Lê Trung Thông
C. Lê Long Đỉnh
D. Lê Hoàn
37. Thời nhà Đinh, đơn vị hành chính nước ta được chia thành:
A. Châu – huyện – hương – xã
B. Lộ - phủ – hương
C. Đạo – giáp – xã
D. Phủ - đạo – xã
38. Pháp luật thời Ngô – Đinh – Tiền – Lê bao gồm:
A. Luật thành văn, lễ nghi, luật khẩu truyền
B. Luật tục, lễ nghi, tập quán chính trị
C. Tập quán chính trị, luật tục, luật thành văn
D. Luật khẩu truyền, luật tục, lễ nghi
39. Pháp luật thời Ngô – Đinh – Tiền – Lê mang tính chất:

Nguồn: Lawctu.com
Diễn đàn sinh viên luật cần thơ


A. Bạo lực, dã man, hà khắc
B. Giản dị, khoan dung
C. Thân dân
D. Cả 3 đều đúng
40. Pháp luật thành văn và tập quán chính trị chủ yếu xác lập và điều chỉnh các lĩnh vực:
A. Quan chế & hình sự
B. Quân sự & quan chế
C. Hình sự & quan chế
D. Hình sự, quân sự & quan chế
41. Nhà Lý, vị vua có niên đại lâu nhất là:

A. Lý Thánh Tông
B. Lý Nhân Tông
C. Lý Thái Tông
D. Lý Thái Tổ
42. Nước ta chính thức mang tên “Đại Việt” từ thời vua:
A. Lý Thánh Tông
B. Lý Nhân Tông
C. Lý Thái Tông
D. Lý Thái Tổ
43. Vị vua đầu tiên đưa ra và thực hiện chính sách ngụ binh ư nông là:
A. Trần Thánh Tông
B. Lý Thánh Tông
C. Trần Nhân Tông
D. Lý Nhân Tông
44. Tác giả “Đại Việt sử kí”, bộ quốc sử đầu tiên của nước ta là:
A. Mạc Đỉnh Chi
B. Phan Huy Chú
C. Ngô Sĩ Liên
D. Lê Văn Hưu
45. Năm 1397, Nhà Trần dời đô về An Tôn và gọi là Tây Đô (thành Nhà Hồ), dưới thời vị
vua nào? Tây Đô thuộc địa phận tỉnh nào ở nước ta?
A. Trần Thiếu Đế - Thanh Hóa
B. Trần Thiếu Đế - Nghệ An
C. Trần Thuận Đông – Thanh Hóa
D. Trần Thuận Đông – Nghệ An
46. Dưới thời Lý – Trần, cơ quan xét xử có tên gọi:
A. Thẩm hình viện
B. Đăng văn viện
C. Tam ty viện
D. Hàn lâm viện

47. Thời Nhà Trần, việc giám sát quan lại và giám sát việc thi hành pháp luật thuộc về:
A. Hàn lâm viện
B. Ngự sử đài
Nguồn: Lawctu.com
Diễn đàn sinh viên luật cần thơ


C. Tôn chính phủ
D. Khu mật viện
48. Chính sách “ngụ binh ư nông” không được áp dụng đối với:
A. Cấm vệ quân
B. Sương quân
C. Quân ở cấp lộ
D. Cảm tử quân
49. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là:
A. Đại Việt sử kí toàn thư ( thời Lý)
B. Quốc triều hình luật (thời Trần)
C. Bộ Hình thư (thời Lý)
D. Bộ Hoàng triều Đại Điển (thời Trần)
50. Thời vua Trần Thuận Tông, từ sau 1379, đơn vị hành chính nước ta được chia ra
thành:
A. Lộ - phủ - châu – hương –xã
B. Lộ - phủ - trại – châu – hương
C. Lộ - phủ - trại - châu – hương
D. Lộ - phủ - châu – huyện – xã
51. Người đứng đầu một châu dưới thời Lý – Trần – Hồ được gọi là:
A. Châu phủ
B. Thông phán
C. Lệnh úy
D. Thiêm phán

52. Các văn bản do vua ban hành (văn bản đơn hành) mang tên gọi:
A. Lệnh
B. Chiếu
C. Quy định
D. Cả A & B
53. Mục đích chung của pháp luật thời kì Lý – Trần – Hồ là:
A. Cải tạo
B. Trừng trị
C. Thị uy
D. Cả 3 đều đúng
54. Khái niệm đồng phạm bắt đầu xuất hiện từ thời kì nhà:
A. Lý
B. Trần
C. Hồ
D. Lê
55. Thời kì Lý – Trần – Hồ, những người được nhà vua phong cấp đất đai thì đối với đất
đai đó họ không có quyền:
A. Sở hữu
B. Chiếm dụng
C. Định đoạt
Nguồn: Lawctu.com
Diễn đàn sinh viên luật cần thơ


D. Sử dụng
56. Pháp luật thời nhà Lý quy định, thời hạn xác lập quyền và nghĩa vụ đối với vật bất
động sản là:
A. 1 năm
B. 2 năm
C. 3 năm

D. 4 năm
57. Để điều chỉnh quan hệ mua bán, chuyển nhượng, và các quan hệ khác liên quan đến
ruộng đất, pháp luật thời Lý – Trần phân biệt các loại hợp đồng:
A. Bán đứt & cho thuê
B. Cho thuê & cầm đợ
C. Cầm đợ & bán đứt
D. Cả 3 loại hợp đồng trên
58. Pháp luật thời Lý – Trần quy định việc tranh chấp ruộng đất chỉ được quyền tâu kiện
khi sự việc đó xảy ra trong vòng:
A. 1 – 5 năm hoặc 1 – 8 năm tùy vụ việc
B. 1 -5 năm hoặc 1 – 10 năm tùy vụ việc
C. 1- 8 năm hoặc 1 – 10 năm tùy vụ việc
D. 1- 10 năm cho tất cả các vụ việc
59. Hình thức thừa kế theo di chúc viết được ghi nhận lần đầu tiên trong luật pháp thời
nhà:
A. Lê
B. Lý
C. Trần
D. Hồ
60. Sở hữu ruộng đất thời kì Lý – Trần bao gồm:
A. Nhà nước & tư nhân
B. Tư nhân & tập thể
C. Tập thể & nhà nước
D. Nhà nước, tập thể & tư nhân
61. Thời Tiền Lê, vị vua đầu tiên cho dựng bia tiến sĩ ở VĂn Miếu là:
A. Lê Thái Tổ
B. Lê Thái Tông
C. Lê Thánh Tông
D. Lê Nhân Tông
62. Bản đồ đầu tiên của quốc gia Đại Việt được hoàn thành dưới thời vua:

A. Lê Thái Tổ
B. Lê Thái Tông
C. Lê Thánh Tông
D. Lê Nhân Tông
63. Chế độ lộc điền dưới thời Tiền Lê có đặc điểm:
A. Chỉ cấp đất, không cấp hộ nông dân trên đất ấy
B. Không có quyền thu thuế ruộng đất làm lộc
Nguồn: Lawctu.com
Diễn đàn sinh viên luật cần thơ


C. Có quyền chuyển nhượng, trao đổi
D. Cả 3 đều đúng
64. Một trong những cơ quan có tính chất văn phòng lần đầu xuất hiện ở thời Lê Sơ:
A. Quốc Tử giám
B. Quốc Sử viện
C. Thượng thư tỉnh
D. Trung thư tỉnh
65. Thời Tiền Lê, việc thải loại nhứng quan chức không đủ năng lực và phẩm hạnh, đồng
thời sắp xếp, thăng bổ những người có đủ tài đức vào đúng bậc tương ứng gọi là:
A. Khoa cử
B. Tiến cử
C. Khảo khóa
D. Cả 3 hình thức trên
66. Nhà nước phong kiến, bộ này có chức năng tương tự, là tiền thân Bộ Nội vụ hiện
nay:
A. Bộ Lễ
B. Bộ Lại
C. Bộ Công
D. Bộ Hộ

67. Cuộc cải tổ bộ máy Nhà nước lớn nhất & thành công nhất trong lịch sử phong kiến
Việt Nam là dưới thời vua:
A. Lê Thái Tổ
B. Lê Thái Tông
C. Lê Thánh Tông
D. Lê Nhân Tông
68. Thời Tiền Lê, việc cân đối thu chi ngân khố Nhà nước, định lượng và tổng kết việc chi
tiêu hàng năm là nhiệm vụ của:
A. Bộ Lễ
B. Bộ Lại
C. Bộ Công
D. Bộ Hộ
69. Thời Tiền Lê, hệ thống cơ quan trực thuộc nhà vua có chức năng giám sát, kiểm soát
những cơ quan trực thuộc tương ứng khác là:
A. Lục Bộ
B. Lục Tự
C. Lục Khoa
D. Lục Ty
70. “Bộ luật” thể hiện cao nhất tính tự trị của làng xã gọi là:
A. Lệ làng
B. Hương ước
Nguồn: Lawctu.com
Diễn đàn sinh viên luật cần thơ


C. Tập tục
D. Cả 3 đều đúng
71. Bản đồ Hồng Đức, bộ bản đồ nổi tiếng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
được hoàn thành năm:
A. 1468

B. 1469
C. 1470
D. 1471
72. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, quyền Tổng chỉ huy quân đội thuộc về:
A. Thái úy
B. Nhà vua
C. Tổng chỉ huy quân sự
D. Thừa tướng
73. Trạng nguyên là người đỗ đầu của kì thi:
A. Thi hương
B. Thi hội
C. Thi đình
D. Thi tuyển
74. Một loại hình của tiến cử, nhưng chỉ được thực hiện đối với những chức quan khuyết
người đảm đương:
A. Bảo cử
B. Ấm sung
C. Khoa cử
D. Tuyển bổ

Nguồn: Lawctu.com
Diễn đàn sinh viên luật cần thơ


75. Thời Tiền Lê, thời gian tiến hành 1 lần sát hạch sơ khảo quan lại là:
A. 2 năm
B. 3 năm
C. 4 năm
D. 5 năm
76. Bộ Lê triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) ra đời năm nào? Dưới thời vị vua nào?

A. 1482 – Lê Thánh Tông
B. 1483 – Lê Thánh Tông
C. 1482 – Lê Thái Tông
D. 1483 – Lê Thái Tông
77. Điều 680 Quốc triều Hình luật quy định: phụ nữ đang mang thai mà phạm tội tử hình
thì:
A. Giảm xuống 1 bậc trong khung hình phạt
B. Giảm xuống lưu hình & cải tạo
C. Nuôi con tròn 1 tuổi, sau đó căn cứ mức độ cải tạo mà xem xét
D. Sau khi sinh 100 ngày phải đem hành hành
78. Điểm khác biệt trong hệ thống hình phạt của Bộ luật Hồng Đức so với pháp luật
Trung Hoa:
A. Có thêm hình thức phạt tiền & biếm chức
B. Có thêm hình thức xuy hình
C. Truy cứu trách nhiệm Hình sự đối với cả tập thể
D. Cả 3 đều đúng
79. “Trị binh bảo phạm” gồm 50 điều, trong đó có một số quy phạm pháp luật hình sự
được ban hành dưới thừi vua:
A. Lê Chiêu Tông
B. Lê Tương Mục
C. Lê Cung Hoàng
D. Lê Anh Tông
80. Nhà Lê (Tiền Lê) kết thúc dưới thời vua:
A. Lê Ngọa Triều
B. Lê Mẫn Đế
C. Lê Cung Hoàng
D. Lê Chiêu Tông

Nguồn: Lawctu.com
Diễn đàn sinh viên luật cần thơ




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×