BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
THÁI NGỌC ANH KHÔI
LẠI NGUYỄN DUY
NGUYỄN ĐỨC ANH
GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH
MẠNG CISCO CƠ BẢN
(GIÁO TRÌNH DÙNG CHO HỆ CAO ĐẲNG NGÀNH
CNKT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG)
TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
NỘI QUY PHÒNG THỰC HÀNH
( ĐỐI VỚI HỌC SINH - SINH VIÊN)
1. Đến đúng giờ, mặc đồng phục, mang giày bảo hộ lao động theo qui định của
nhà trường, trễ quá 15 phút không được vào phòng.
2. Mang theo sổ thực hành, tài liệu thực hành, dụng cụ liên quan đến buổi thực
hành.
3. Thực hiện nghiêm túc các qui định về an tòan lao động, qui định sử dụng dụng
cụ đo kiểm và các thiết bị thực hành.
4. Để cặp sách, mũ, nón, vật dụng cá nhân đúng chỗ quy định.
5. Không được sử dụng, điều chỉnh thiết bị, tháo gở các linh kiện khi chưa có sự
cho phép của giáo viên hướng dẫn (GVHD).
6. Không mang thiết bị, dụng cụ ra khỏi phòng khi chưa có sự cho phép của
GVHD.
7. Không viết, vẽ bậy lên bàn, ghế, tường nhà. Không đùa nghịch hoặc tùy tiện ra
khỏi phòng.
8. Không làm việc riêng, không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc lá,
không ăn uống trong phòng thực hành.
9. Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Lau chùi, bảo quản dụng cụ đo kiểm và các
thiết bị thực hành sạch sẽ. Hoàn trả đầy đủ dụng cụ, thiết bị cho GVHD. Làm
vệ sinh phòng thực hành, sắp xếp bàn ghế ngay ngắn và tắt đèn, quạt, cắt điện
trước khi ra về.
10. Sinh viên không chấp hành các qui định trên, sẽ không được thực hành và phải
chịu hình thức kỷ luật theo qui định của nhà trường.
MỤC LỤC
BÀI 1: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CƠ BẢN TRÊN THIẾT BỊ CISCO ................... 1
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU ........................................................................................... 1
1. Mục đích ................................................................................................................. 1
2. Yêu cầu.................................................................................................................... 1
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH ....................................................................................... 1
1. Đăng nhập vào Router qua giao diện dòng lệnh ..................................................... 2
2. Cài đặt các loại mật khẩu đăng nhập cho Router .................................................... 5
3. Các lệnh cấu hình Router cơ bản ............................................................................ 7
BÀI 2: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CÁC CHỨC NĂNG NÂNG CAO .................... 10
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU ......................................................................................... 10
1. Mục đích ............................................................................................................... 10
2. Yêu cầu.................................................................................................................. 10
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH ..................................................................................... 10
1. Chức năng Telnet .................................................................................................. 10
2. Chức năng Cisco Discovery Protocol ................................................................... 12
3. Chức năng DHCP .................................................................................................. 13
4. Chức năng khôi phục mật khẩu Cisco 2800.......................................................... 15
5. Nạp IOS cho Router chạy từ Flash qua TFTP Server ........................................... 17
BÀI 3: CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN TĨNH .................................................................. 19
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU ......................................................................................... 19
1. Mục đích ............................................................................................................... 19
2. Yêu cầu.................................................................................................................. 19
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH ..................................................................................... 19
1. Cấu hình kết nối Router . ...................................................................................... 21
2. Giao thức định tuyến tĩnh ...................................................................................... 24
BÀI 4: CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG SỬ DỤNG GIAO THỨC RIP ............. 27
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU ......................................................................................... 27
1. Mục đích ............................................................................................................... 27
2. Yêu cầu.................................................................................................................. 27
i
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH .................................................................................... 27
1. Giao thức định tuyến RIPv1 ................................................................................. 28
2. Giao thức định tuyến RIPv2 ................................................................................. 35
3. Cấu hình RIP sử dụng Passive Interface............................................................... 45
BÀI 5: CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG SỬ DỤNG GIAO THỨC OSPF ......... 54
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU ........................................................................................ 54
1. Mục đích ............................................................................................................... 54
2. Yêu cầu ................................................................................................................. 54
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH .................................................................................... 54
1. Cấu hình OSPF đơn vùng ..................................................................................... 55
2. Cấu hình OSPF đa vùng ....................................................................................... 61
3. Cấu hình kết hợp giữa RIPv2 và OSPF ................................................................ 66
BÀI 6: NETWORK ADDRESS TRANSLATION..................................................... 72
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU ........................................................................................ 72
1. Mục đích ............................................................................................................... 72
2. Yêu cầu ................................................................................................................. 72
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH .................................................................................... 72
1. Ôn lại lý thuyết ..................................................................................................... 72
2. Cấu hình NAT....................................................................................................... 75
3. Phương pháp NAT tĩnh......................................................................................... 77
4. Phương pháp NAT động ....................................................................................... 78
5. Phương pháp PAT ................................................................................................ 79
BÀI 7: ACCESS CONTROL LIST ............................................................................. 82
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU ........................................................................................ 82
1. Mục đích ............................................................................................................... 82
2. Yêu cầu ................................................................................................................. 82
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH .................................................................................... 82
1. Ôn lại lý thuyết ..................................................................................................... 82
2. Cấu hình ACL ....................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 93
ii
BÀI 1: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CƠ BẢN TRÊN THIẾT BỊ CISCO
BÀI 1
HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CƠ BẢN
TRÊN THIẾT BỊ CISCO
Họ và tên sinh viên:
Ngày:
Thời gian thực hiện: 6 tiết
Điểm
Nhận xét
1. Kỹ thuật (6đ):
2. Thao tác (1đ):
3. An toàn (1đ):
4. Tổ chức nơi làm việc (1đ):
5. Thời gian (1đ):
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
Trang bị cho người học:
-
Kỹ năng cấu hình cơ bản trên thiết bị Cisco.
-
Kỹ năng cài đặt thông số trên máy tính.
-
Kỹ năng lựa chọn kết nối giữa thiết bị Cisco và máy tính.
2. Yêu cầu
Sau khi hoàn thành bài thực hành, người học cần đạt được các yêu cầu sau:
-
Cấu hình thành công các chức năng cơ bản.
-
Cài đặt đúng các thông số trên máy tính.
-
Kiểm tra được kết nối giữa máy tính và thiết bị.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH
➢ Chuẩn bị:
-
Máy tính có hệ điều hành Windows.
-
Thiết bị Cisco
-
Dây cáp kết nối
1. Đăng nhập vào Router qua giao diện dòng lệnh
Phần thực hành này giúp người học làm quen với chế độ dòng lệnh và một vài lệnh cơ bản
trên hệ điều hành của CISCO. PC và Router kết nối thông qua cáp Console.
1
BÀI 1: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CƠ BẢN TRÊN THIẾT BỊ CISCO
Hình 1.1. Kết nối Router qua cáp Console
Các bước thực hiện:
1. Nối cáp.
2. Đăng nhập vào Router.
3. Xem các thông tin của Router.
4. Sử dụng Hyper Terminal.
Bước 1: Nối cáp
Dùng cáp Console cắm vào cổng RJ45 trên Router và RS232 trên PC. Chú ý trong khi cắm
cáp không bật nguồn cho Router.
Bước 2: Đăng nhập vào Router
Khởi động Hyper Terminal trên Windows:
Communications –> HyperTerminal.
Start
Chọn tên và biểu tượng tùy thích: Lựa chọn kết nối COM1
2
–> Program
–>Accessories
BÀI 1: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CƠ BẢN TRÊN THIẾT BỊ CISCO
Sử dụng các thiết lập mặc định:
Hình 1.2. Thiết lập mặt định các thông số Port
3
BÀI 1: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CƠ BẢN TRÊN THIẾT BỊ CISCO
Bắt đầu khởi động Router. Các thông tin về Router hiển thị trên màn hình:
Hình 1.3. Giao diện Hyper Terminal
Khi bắt đầu Router đang ở chế độ User mode, để chuyển sang chế độ Priviledge mode bạn
dùng lệnh enable:
Router>
Router>enable
Router#
Để quay trở lại chế độ User mode, sử dụng lệnh exit hoặc disable.
Router#exit
Để xem các lệnh thuộc chế độ này, dùng lệnh dấu “ ?”
Router>?
Để xem các phần còn lại của câu lệnh show, các bạn dùng cú pháp tương tự:
Router>show ?
Để chuyển sang chế độ Global configuration mode dùng lệnh Configuration terminal.
Bước 3: Xem thông tin cấu hình Router
Các lệnh này được thực hiện tại chế độ Privilegdge mode:
Router#show version
Router#show flash
Router#show interface
Router#show running-config
4
BÀI 1: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CƠ BẢN TRÊN THIẾT BỊ CISCO
Router#show startup-config
Router#show configuration
Router#show clock
Router#show user
Router#show line
Router#show ip route
Router#show arp
Router#show host
Để xóa các cấu hình Router sử dụng lúc khởi động, dùng lệnh:
Router#erase startup-config
Hoặc
Router#write erase
Bước 4: Sử dụng Hyper Terminal
Để cấu hình nhanh một Router. Bạn có thể sử dụng các tập tin “kịch bản”. Bạn mở notepad:
soạn thảo các câu lệnh theo trình tự, mỗi câu lệnh một dòng, rồi lưu tập tin lại dưới đuôi .txt.
Trên Hyper Terminal chọn Transfer -> Send Text File.
Một chú ý, cách làm này không dùng cho các câu lệnh cần xác nhận tham số, ví dụ như nhập
mật khẩu, ...
Nhận xét:
-
Khi cấu hình cho thiết bị Router Cisco cần sử dụng loại cáp nào?
-
Router Cisco có những chế độ (mode) nào?
-
Nhóm lệnh show được thực hiện ở chế độ (mode) nào?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Cài đặt các loại mật khẩu đăng nhập cho Router
Phần thực hành này giúp người học làm quen với cách đặt mật khẩu cho từng chế độ truy cập
vào router. Router kết nối tới PC thông qua cáp Console.
5
BÀI 1: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CƠ BẢN TRÊN THIẾT BỊ CISCO
Các bước thực hiện:
1. Đặt mật khẩu truy cập vào chế độ Priviledge mode.
2. Đặt mật khẩu truy cập qua cổng AUX của Router.
3. Đặt mật khẩu truy cập qua cổng Console của Router.
4. Đặt mật khẩu khi truy cập Telnet.
Bước 1. Đặt mật khẩu truy cập vào chế độ Priviledge mode.
Router(config)#enable secret matkhauuutien
Router(config)#enable password matkhau
Khi đặt cả 2 mật khẩu này, mật khẩu secret sẽ được ưu tiên sử dụng. Mặc định, các mật khẩu
được cấu hình đều ở dạng clear text trên tập tin cấu hình.
Bước 2. Đặt mật khẩu khi truy cập Router thông qua cáp AUX:
Router(config)#line aux 0
Router(config-line)#password auxpassword
Router(config-line)#login
Bước 3: Đặt mật khẩu khi truy cập Router thông qua cáp Console:
Router(config)#line console 0
Router(config-line)#password consolepassword
Router(config-line)#login
Bước 4: Đặt mật khẩu khi truy cập Router thông qua Telnet:
Router(config)#line vty 0 4
Router(config-line)#password telnetpassword
Router(config-line)#login
Sau khi đặt địa chỉ IP cho Router, có thể dùng chương trình Telnet để kết nối tới Router thay
vì sử dụng cáp console.
Lưu ý: Câu lệnh login có tác dụng yêu cầu chứng thực khi truy cập. Nếu không có câu lệnh
này, Router sẽ không hỏi mật khẩu khi truy cập.
6
BÀI 1: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CƠ BẢN TRÊN THIẾT BỊ CISCO
Để kiểm tra các mật khẩu đã cấu hình, sử dụng câu lệnh:
Router#show running-config
Để mã hóa các mật khẩu đã thiết lập trong tập tin cấu hình sử dụng lệnh:
Router(config)#service password-encryption
Sau khi mã hóa, bạn có thể kiểm tra lại các mật khẩu trong tập tin cấu hình qua câu lệnh show
running-config.
Để lưu lại tập tin cấu hình sử dụng lệnh:
Router# copy run start
Hoặc
Router# write
Nhận xét:
-
Router Cisco có những loại mật khẩu nào?
-
Lệnh nào dùng để kiểm tra các mật khẩu đã cấu hình?
-
Khi cài đặt mật khẩu cần thực hiện ở chế độ (mode) nào?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Các lệnh cấu hình Router cơ bản
Phần thực hành này giúp người học hiểu về các lệnh cấu hình cơ bản nhất trên Router Cisco.
7
BÀI 1: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CƠ BẢN TRÊN THIẾT BỊ CISCO
Các bước thực hiện:
1. Đặt Router banner (thông báo hiển thị khi đăng nhập qua Telnet hoặc Console).
2. Cấu hình các cổng giao tiếp trên router .
3. Đặt host name cho router.
4. Lưu cấu hình cho Router.
5. Các lệnh kiểm tra cấu hình Router.
Bước 1. Đặt Banner thông báo cho Router dùng lệnh:
Router(config)#banner motd # nhập thông tin muốn hiển thị #
Để tắt banner, dùng lệnh no banner motd.
Bước 2. Cấu hình cổng giao tiếp trên Router:
Router(config)#int f0/0
Router(config-if)#ip address 192.168.1.1 255.255.255.0
Router(config-if)#no shutdown
Mặc định, các port của router đều ở trạng thái shutdown, để port hoạt động, cần sử dụng câu
lệnh no shutdown. Để port ngừng hoạt động, dùng câu lệnh shutdown.
Trên cổng Serial của router, cần đặt xung clock, dùng lệnh sau:
Router(config)#int s0/0
Router(config-if)#clock rate 9600
Lưu ý: chỉ đặt clock rate cho cổng Serial DCE, để biết cổng nào là DCE hay DTE dùng lệnh
show controller (có thể show riêng từng cổng).
Câu lệnh giúp tạ đặt lời mô tả cho cổng giao tiếp.
Router(config-if)#description Cong Ket Noi S0/0
Bước 3. Đặt hostname cho Router
Chú ý: việc đặt tên chỉ hiển thị cục bộ trên router đó ,giúp dễ dàng thao tác hơn khi cấu hình.
Router(config)#hostname Router1
Bước 4. Lưu cấu hình Router từ DRAM vào NVRAM
Router1#copy run start
Hoặc
Router1#write
8
BÀI 1: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CƠ BẢN TRÊN THIẾT BỊ CISCO
Bước 5. Các lệnh kiểm tra cấu hình Router
Kiểm tra kết nối:
Router1#ping 192.168.1.100
Kiểm tra các giao diện kết nối:
Router1#sh int (có thể show riêng từng cổng)
Nhận xét:
-
Cấu hình địa chỉ IP cho cổng kết nối (interface) cần dùng lệnh nào ?
-
Sử dụng lệnh nào để lưu cấu hình vào bộ nhớ ?
-
Cần cài đặt clock rate trên thiết bị DTE hay DCE? Tại sao.
-
Mặc định các cổng kết nối (interface) ở trạng thái nào?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
9
BÀI 2: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CÁC CHỨC NĂNG NÂNG CAO
BÀI 2
HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH
CÁC CHỨC NĂNG NÂNG CAO
Họ và tên sinh viên:
Ngày:
Thời gian thực hiện: 6 tiết
Điểm
Lời phê
1. Kỹ thuật (6đ):
2. Thao tác (1đ):
3. An toàn (1đ):
4. Tổ chức nơi làm việc (1đ):
5. Thời gian (1đ):
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
Trang bị cho người học:
-
Kỹ năng cấu hình các chức năng nâng cao: Telnet, CDP, DHCP.
-
Kỹ năng khôi phục mật khẩu.
-
Kỹ năng sao lưu và phục hồi hệ điều hành (IOS) trên thiết bị Cisco.
2. Yêu cầu
Sau khi hoàn thành bài thực hành, người học cần đạt được các yêu cầu sau:
-
Cấu hình được các chức năng: Telnet, CDP, DHCP
-
Khôi phục thành công mật khẩu.
-
Sao lưu và phục hồi thành công hệ điều hành (IOS)
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH
➢ Chuẩn bị
-
Máy tính có hệ điều hành Windows.
-
Thiết bị Cisco
-
Dây cáp kết nối
1. Chức năng Telnet
Phần thực hành giúp người học nắm rõ về cách sử dụng lệnh Telnet và các lệnh liên quan.
10
BÀI 2: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CÁC CHỨC NĂNG NÂNG CAO
Hình 2.1. Cấu hình kết nối 2 Router
Các bước thực hiện:
1. Sử dụng lệnh Telnet trên Router.
2. Telnet vào nhiều thiết bị đồng thời.
3. Kiểm tra các thiết bị kết nối.
4. Kết thúc phiên làm việc Telnet.
Bước 1: Thực hiện cấu hình địa chỉ IP cho các port như hình 2.1.
Để Telnet được vào RouterB, cần phải cấu hình mật khẩu cho đường VTY trên RouterB:
RouterB(config)# enable password cisco
RouterB(config)#line vty 0 4
RouterB(config-line)#password telnet
RouterB(config-line)#login
Từ RouterA thực hiện telnet vào RouterB:
RouterA#172.16.1.2
Chú ý: RouterA sẽ telnet vào RouterB ở chế độ User mode, để vào được chế độ Priviledge
mode cần đặt enable password
Bước 2: Telnet tới nhiều thiết bị cùng lúc.
Nhấn Ctrl + Shift + 6 rồi nhả tay và nhấn phím X.
Bước 3: Kiểm tra các kết nối Telnet bằng lệnh show sessions
RouterA#sh sessions
Đóng phiên làm việc Telnet: có thể sử dụng lệnh exit hoặc disconnect.
Nhận xét:
-
Mục đích của việc sử dụng chức năng telnet?
-
Để telnet thành công vào một thiết bị cần biết các thông số nào?
.........................................................................................................................................
11
BÀI 2: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CÁC CHỨC NĂNG NÂNG CAO
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Chức năng Cisco Discovery Protocol
Phần thực hành giúp người học nắm rõ về một giao thức riêng của Cisco (CDP) giúp thu thập
thông tin
của các thiết bị Cisco liền kề. Hai router đặt địa chỉ và kết nối với nhau thông qua cổng
Serial. Router A kết nối tới Switch thông qua cổng E0.
Hình 2.2. Cấu hình CDP
Các bước thực hiện:
1. Xem thông tin và các thông số thời gian của CDP.
2. Hiện thông tin các thiết bị kết nối trực tiếp.
3. Hiển thị thông tin trạng thái CDP trên port.
Bước 1: Để xem các thông số của CDP dùng lệnh show cdp hoặc sh cdp
Router#sh cdp
Chú ý: Tham số CDP timer là chu kỳ gửi gói CDP tới tất cả các cổng đang hoạt động
Tham số CDP holdtime là khoảng thời gian thiết bị giữ gói nhận được từ láng giềng.
RouterA#config t
RouterA(config)#cdp timer 90
RouterA(config)#cdp holdtime 240
Tắt hoàn toàn giao thức CDP trên thiết bị bằng lệnh no cdp run. Để tắt CDP trên một cổng,
dùng lệnh no cdp enable trên c ổng đó.
Bước 2: Để kiểm tra thông tin các thiết bị kết nối trực tiếp dùng lệnh show cdp neighbor hoặc
sh cdp nei (các lệnh tương đương là show cdp neighbor detail và show cdp entry):
RouterA#sh cdp nei
12
BÀI 2: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CÁC CHỨC NĂNG NÂNG CAO
Để hiển thị tổng số gói CDP gửi và nhận:
RouterA#show cdp traffic
Để kiểm tra trạng thái CDP trên port:
RouterA#sh cdp interface
Nhận xét:
-
Mục đích của việc sử dụng chức năng CDP?
-
Chức năng CDP chỉ có thể sử dụng trên các thiết bị Cisco đúng hay sai?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Chức năng DHCP
Phần thực hành này giúp người học làm quen với chức năng cấp phát IP tự động (DHCP) của
router Cisco.
Hình 2.3. Cấu hình DHCP
Các bước thực hiện: Đặt hostname, cấu hình cho các cổng loopback, fastEthernet và Serial
trên R1, R2, …
Bước 1: Cấu hình trên R1
Router> en
Router# conf t
Router(config)# hostname R1
13
BÀI 2: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CÁC CHỨC NĂNG NÂNG CAO
R1(config)#int f0/0
R1(config-if)# description ## INTERNET ##
R1(config-if)# ip address dhcp
R1(config-if)#no shut
R1(config-if)#exit
Bước 2: Cấu hình cổng
R1(config)#int f0/1
R1(config-if)# description ## MY LAN ##
R1(config-if)#ip addr 192.168.1.1 255.255.255.0
R1(config-if)#no shut
R1(config-if)#exit
Bước 3: Cấu hình DHCP
R2(config)# ip dhcp pool MY_DHCP
R2(config)# network 192.168.1.0 255.255.255.0
R2(config)# default-router 192.168.1.1
R2(config)# dns-server 8.8.4.4 8.8.8.8
R2(config)# ip dhcp excluded-address 192.168.1.0 192.168.1.99
Bước 4: Cấu hình NAT
R1(config)# ip access-list standard MY_LAN
R1(config)# permit 192.168.1.0 0.0.0.255
R1(config)# int f0/0
R1(config-if)#ip nat outside
R1(config)# int f0/1
R1(config-if)#ip nat inside
R1(config)# ip nat inside source list MY_LAN interface f0/0 overload
Kiểm tra:
Kiểm tra địa chỉ IP tự động đã được cấp trên PC.
Kiểm tra kết nối internet trên Router
R1# ping google.com
Kiểm tra kết nối internet trên PC:
R1#ping google.com
14
BÀI 2: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CÁC CHỨC NĂNG NÂNG CAO
Nhận xét:
-
Mục đích của việc sử dụng chức năng DHCP?
-
Có thể sử dụng đồng thời việc đặt IP tĩnh và IP động (DHCP) hay không?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
4. Chức năng khôi phục mật khẩu Cisco 2800
Phần thực hành này giúp người học biết khôi phục lại mật khẩu của Router trong các trường
hợp mất mật khẩu. PC kết nối tới Router thông qua cáp Console. Bản chất là khởi động
Router ở chế độ không đọc file cấu hình trong NVRAM.
Bước 1: Kết nối PC và Router bằng cáp Console. Khởi động Router, chờ khoảng 3-5s nhấn
Ctrl + Break để vào Router trong chế độ Monitor. Sau khi chuyển vào chế độ này, gõ lệnh
confreg 0x2142
Rommon1>confreg 0x2142
Bước 2: Khởi động lại Router để các thay đổi có tác dụng
Rommon1>reset
Bước 3: Để xem cấu hình hiện tại của chế độ Monitor dùng lệnh:
Router1#sh run
Bước 4: Để xem cấu hình khởi động của Router dùng lệnh:
Router1#sh start
15
BÀI 2: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CÁC CHỨC NĂNG NÂNG CAO
Chú ý: Ở cấu hình khởi động, có thể xem được mật khẩu truy cập Router. Tuy nhiên, nếu đặt
chế độ mã hóa, thì sẽ không xem được mật khẩu này, do đó, cần đặt mật khẩu mới. Copy cấu
hình khởi động vào cấu hình hiện hành để thay đổi pass mới rồi sau đó copy ngược trở lại vào
cấu hình khởi động.
Router1#copy start run -> copy cấu hình khởi động vào cấu hình hiện hành
Router1#config t
Router1(config)#enable secret 123 -> đặt password mới
Router1(config)#line console 0
Router1(config-line)#password consolepassword -> đặt password mới
Router1(config-line)#login
Router1(config)#exit
Router1#copy run start -> copy cấu hình hiện hành vào cấu hình khởi động
Sau đó, cần thay đổi lại trạng thái thanh ghi về khởi động từ NVRAM. Ctrl + Break sau khi
khởi động Router tương tự như ban đầu. Sau đó gõ confreg 0x2102
Rommon>confreg 0x2102
Rommon>reset
Router sẽ khởi động lại vào chế độ bình thường.
Nhận xét:
-
Khi cấu hình cho thiết bị Router Cisco nên sử dụng loại mật khẩu nào?
-
Mặc định Router Cisco sẽ khởi động từ thanh ghi nào?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
5. Nạp IOS cho Router chạy từ Flash qua TFTP Server
Phần thực hành này giúp người học nắm rõ về cách thức đẩy file IOS vào flash của Router
16
BÀI 2: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CÁC CHỨC NĂNG NÂNG CAO
Hình 2.4. Cấu hình nạp IOS
Trong mô hình này, Router đóng vai trò TFTP Client và hoạt động trong cùng mạng LAN với
TFTP Server. PC kết nối tới Router thông qua cổng Ethernet.
Bước 1: Thực hiện đặt địa chỉ IP cho RouterA và máy TFTP Server như mô hình. Từ
RouterA để kiểm tra flash hiện tại gõ lệnh:
RouterA#show flash
Bước 2: Nạp IOS từ TFTP sang Router sử dụng lệnh copy tftp flash
Router#copy tftp flash
Lưu ý: để backup IOS từ Router sang TFTP dùng lênh copy flash tftp
Bước 3: Bạn sẽ được hỏi địa chỉ IP máy TFTP Server
Address or name of remote host []? 192.168.1.1
Bước 4: Nhập tên file IOS trên TFTP Server:
Source filename []? c2600-i-mz.122-28.bin
Yêu cầu nhập tên IOS khi file được copy lên Router, nếu không thay đổi thì nhấn Enter luôn:
Destination filename [c2600-i-mz.122-28.bin]?
Cảnh báo về tập tin đã có sẵn (nếu có), các yêu cầu về ghi đè, xóa bộ nhớ, …
%Warning:There is a file already existing with this name
Do you want to over write? [confirm]
Erase flash: before copying? [confirm]
Erasing the flash filesystem will remove all files! Continue? [confirm]
Erasing device...
eeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee
17
BÀI 2: HƯỚNG DẪN CẤU HÌNH CÁC CHỨC NĂNG NÂNG CAO
eeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee
...erased
Erase of flash: complete
Accessing tftp://192.168.1.1/c2600-i-mz.122-28.bin....
Loading c2600-i-mz.122-28.bin from 192.168.1.1:
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
!!!!!!!!!!!!!
[OK - 5571584 bytes]
5571584 bytes copied in 3.406 secs (374814 bytes/sec)
Router#
Nhận xét:
-
Để sao lưu và phục hồi IOS của router dùng lệnh nào?
-
Chức năng của TFTP SERVER là gì?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
18
BÀI 3: CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN TĨNH
BÀI 3
CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN TĨNH
Họ và tên sinh viên:
Ngày:
Thời gian thực hiện: 6 tiết
Điểm
Lời phê
1. Kỹ thuật (6đ):
2. Thao tác (1đ):
3. An toàn (1đ):
4. Tổ chức nơi làm việc (1đ):
5. Thời gian (1đ):
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
Trang bị cho người học:
-
Kỹ năng cấu hình định tuyến tĩnh.
-
Kỹ năng nhận biết và khắc phục các lỗi thông thường khi định tuyến
2. Yêu cầu
Sau khi hoàn thành bài thực hành, người học cần đạt được các yêu cầu sau:
-
Cấu hình thành công định tuyến tĩnh.
-
Xử lý các lỗi thông thường khi định tuyến.
-
Hiểu được vai trò của định tuyến tĩnh.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH
➢ Lý thuyết:
Định tuyến là quá trình xác định đường đi tối ưu để đi đến một đích nào đó trên mạng. Thiết
bị chuyên dùng để định tuyến là bộ định tuyến (Router). Các đại lượng quan tâm để xác định
đường đi tối ưu là số lượng các router trung gian phải đi qua, độ trì hoãn trung bình gói tin,
cước phí truyền tin.
Để có thể định tuyến cho lưu lượng đến một mạng nào đó thì router cần cập nhật thông tin về
mạng này trong bảng định tuyến (routing table) và phải xác định được đường đi tối ưu. Có
hai cách router cập nhật thông tin vừa nêu:
- Định tuyến tĩnh (static routing): người quản trị tự tay cấu hình về mạng đích vào bảng định
tuyến và đồng thời chỉ rõ router cần chuyển dữ liệu theo đường nào để đến mạng đích.
19
BÀI 3: CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN TĨNH
- Định tuyến động (dynacmic routing): các router tự trao đổi thông tin về các địa chỉ trên sơ
đồ mạng, tự chạy một phương thức tính toán nào đó để xác định xem để đi đến mạng đích thì
đường nào là tối ưu.
Việc cấu hình định tuyến tĩnh trên router Cisco được sử dụng bằng một số lệnh có cú pháp
như sau:
Router(config)#ip route [destination_subnet] [subnetmask] [ip_next_hop|output_interface] [AD]
Trong đó:
- destination_subnet: mạng đích đến
- subnetmask: subnet_mask của mạng đích
- ip_next_hop: địa chỉ ip của trạm kế tiếp trên đường đi
- output_interface: cổng ra trên router
- AD: chỉ số AD của router khai báo, sử dụng trong trường hợp có cấu hình dự phòng
Ví dụ:
RouterX(config)# ip route 172.16.1.0 255.255.255.0 172.16.2.1 hoặc
Router(config)#ip route 172.16.1.0 255.255.255.0 s0/0/0
Câu lệnh hiển thị bảng định tuyến trên Router:
Router(config)#show ip route
➢ Chuẩn bị:
-
Máy tính có hệ điều hành Windows.
-
Thiết bị Cisco
-
Dây cáp kết nối
➢ Thực hành:
Phần thực hành này giúp người học nắm vững:
-
Cấu hình Static Route trên các router A, router B và router C.
-
Router C hoạt động như DCE router, Router A là DTE router.
-
Từ các router, ta có thể ping được tất cả các địa chỉ trong mạng
Hình 3.1. Cấu hình định tuyến tĩnh
20
BÀI 3: CẤU HÌNH ĐỊNH TUYẾN TĨNH
Các bước thực hiện: Cấu hình trên từng Router, cấu hình kết nối giữa các Router. Sau đó
tiến hành cấu hình định tuyến tĩnh.
1. Cấu hình kết nối Router
Bước 1: Cấu hình trên RouterA
Router (config)#hostname RouterA
RouterA(config)#no ip domain-lookup
RouterA(config)#interface s0/0
RouterA(config-if)#ip address 10.0.3.2 255.255.255.0
RouterA(config-if)#no shutdown
Lưu ý: Khi thực hiện lệnh no shutdown, sẽ xuất hiện dòng thông báo:
00:06:47.067: %LINK-3-UPDOWN: Interface Serial0/0, changed state to up
RouterA(config-if)#exit
RouterA(config)#interface fastEthernet 0/0
RouterA(config-if)#ip add
RouterA(config-if)#ip address 10.0.2.2 255.255.255.0
RouterA(config-if)#no shutdown
00:09:19.427: %LINK-3-UPDOWN: Interface FastEthernet0/0, changed state to up
00:09:20.427: %LINEPROTO-5-UPDOWN: Line protocol on Interface
FastEthernet0/0, changed state to up
RouterA(config-if)#end
00:10:20.783: %SYS-5-CONFIG_I: Configured from console by console
RouterA#
Bước 2: Cấu hình Router B
Router(config)#hostname RouterB
RouterB(config)#no ip domain-lookup
RouterB(config)#interface fastEthernet 0/1
RouterB(config-if)#ip address 10.0.2.1 255.255.255.0
RouterB(config-if)# no shutdown
RouterB(config-if)#
00:13:15.083: %LINK-3-UPDOWN: Interface FastEthernet0/1, changed state to up
00:13:16.083: %LINEPROTO-5-UPDOWN: Line protocol on Interface
FastEthernet0/1, changed state to up
21