Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc tiên (passitflora foetida l ) nhân giống bằng hạt tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

LỒ DI MỀNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM DIỀU HÒA SINH
TRƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CÂY
LẠC TIÊN (Passiflora foetida L.) NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT TẠI
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Sinh thái và Bảo tồn ĐDSH
Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2015 - 2019

Thái Nguyên - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------



LỒ DI MỀNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM DIỀU HÒA SINH
TRƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CÂY
LẠC TIÊN (Passiflora foetida L.) NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT TẠI
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Sinh thái và Bảo tồn ĐDSH

Lớp

: K47 – ST&BTĐDSH

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2015 - 2019


Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thu Hiền

Thái Nguyên – 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm
điều hòa sinh trưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây Lạc tiên
(Passitflora foetida L.) nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên” là công trình
nghiên cứu của bản thân tôi, đề tài đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau,
các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa, hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 7 năm 2019.
Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên

TS. Nguyễn Thị Thu Hiền

Lồ Di Mềnh

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận đã sửa chữa sai xót sau khi Hội đồng chấm đánh giá
(Ký, họ và tên)



ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một thời gian có ý nghĩa rất quan trọng trong quá
trình học tập của mỗi sinh viên. Đây là một quá trình giúp sinh viên hệ thống
hóa, củng cố lại kiến thức đã học. Đồng thời cũng là thời gian để cho sinh viên
học hỏi, làm quen với công tác nghiên cứu, tiếp xúc và cọ sát với thực tế, giúp
mỗi sinh viên nâng cao kiến thức, kĩ năng, thái độ trước khi ra trường. Là tiền
đề cho sự thành công của mình trong tương lai.
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm
khoa Lâm nghiệp, ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa
sinh trưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển cây Lạc tiên (Passitflora
foetida L.) nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên”. Trong quá trình thực tập
được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo trong khoa,
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt cô giáo hướng dẫn: TS.
Nguyễn Thị Thu Hiền là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này
cùng sự cố gắng của bản thân đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc
tới Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt cho tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với chân thành và sâu sắc tới cô
giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hiền đã hướng dẫn tận tình trong suốt
thời gian tôi thực tập và hoàn thành khóa luận.
Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.Vì vậy tôi rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 7 năm 2019
Sinh viên

Lồ Di Mềnh


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

3.1.

Tỉ

lệ

pha

nồng

GA3………………………………………Error!

độ
Bookmark

thuốc
not

defined.
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến tỷ lệ sống cây Lạc tiên Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.2. Thời gian nảy mầm của hạt Lạc tiên ở 5 công thức thí
nghiệm ................................................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến giai đoạn phân cành cấp
1 ............................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến D00 cây con Lạc tiên .... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến Hvn cây con Lạc tiên .... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến động thái tăng trưởng D00 và
Hvn

cây

con

Lạc

tiên



giai

đoạn

vườn

ươm ............. …………………………..Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến số lá cây con Lạc tiên ở giai
đoạn vườn ươm ..................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.8. Tình hình sâu bệnh hại cây con Lạc tiên ở giai đoạn vườn
ươm ....................................................... Error! Bookmark not defined.



iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Ảnh về cây Lạc tiên ở vườn khi quả chín ở thái nguyên ............... 25
Hình 3.1. Loại thuốc Atonik được sử dụng trong đề tài ................................. 28
Hình 3.2. Loại thuốc GA3 được sử dụng trong đề tài..................................... 29
Hình 4.1. Tỉ lệ sống của cây Lạc tiên ở 5 công thức thí nghiệm .................... 37
Hình 4.2. Thời gian nảy mầm của hạt Lạc tiên ở 5 công thức thí nghiệm……38
Hình 4.3. Ảnh tỷ lệ nẩy mầm của hạt Lạc tiên ở giai đoạn vườn ươm ........... 39
Hình 4.4. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến giai đoạn phân cành cấp 1 .. 40
Hình 4.5. Ảnh hưởng của chế phầm ĐHST đến D00 cây con Lạc tiên ........... 42
Hình 4.6. Tác giả đo đếm chỉ tiêu D00 cây Lạc tiên ở giai đoạn vườn ươm ... 43
Hình 4.7. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến Hvn cây con Lạc tiên ........... 45
Hình 4.8. Tác giả đo đếm chỉ tiêu Hvn cây con Lạc tiên……………………….45
Hình 4.9. Động thái tăng trưởng Hvn, D00 cây con Lạc tiên ở giai đoạn vườn
ươm ....................................................................................................... 47
Hình 4.10. Ảnh hưởng của chế phầm ĐHST đến số lá cây con Lạc tiên ....... 49
Hình 4.11. Tác giả đo đếm chỉ tiêu số lá cây con Lạc tiên ............................. 49
Hình 4.12. Tác giả theo dõi tình hình sâu hại cây con Lạc tiên ...................... 50


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt/ký hiệu

Cụm từ đầy đủ

Cm


Xentimet

Mm

Milimet

CT

Công thức

DC

Đối chứng

D00

Đường kính

H

Chiều cao

Stt

Số thứ tự

Tb

Trung bình



vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học .................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................. 4
PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống bằng hạt ............................ 5
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt ............................ 6
2.3. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam .......................................... 16
2.3.1. Trên thế giới ................................................................................... 16
2.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam................................................ 18
2.4. Tổng quan đặc điểm khu vực nghiên cứu ................................................ 21
2.4.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 21
2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 22
2.4. Đặc điểm chung của cây Lạc tiên ............................................................ 23
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 27
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 27



vii
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 27
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 27
3.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 27
3.2.1. Atonik và công dụng của Atonik ................................................... 27
3.2.2. GA3 và công dụng của GA3 .......................................................... 28
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................ 30
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.............................................. 30
3.4.3. Phương pháp nội nghiệp................................................................. 35
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 36
4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến tỷ lệ sống của cây Lạc tiên nhân giống
bằng hạt ở giai đoạn vườn ươm ...................................................................... 36
4.2. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến giai đoạn này mầm và phân cành của
cây Lạc tiên ở giai đoạn vườn ươm................................................................. 37
4.2.1. Ảnh hưởng đến giai đoạn nảy mầm ............................................... 37
4.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến giai đoạn phân cành ........... 39
4.3. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến đường kính và chiều cao của cây con
Lạc tiên nhân giống bằng hạt ở giai đoạn vườn ươm ..................................... 41
4.3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến đường kính (D00)................ 41
4.3.2. Ảnh hường của các chế phẩm đến chiều dài thân chính (Hvn) ....... 43
4.4. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đến động thái tăng trưởng D00 và Hvn cây
con Lạc tiên nhân giống bằng hạt ở giai đoạn vườn ươm............................... 46
4.5. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đếm số lá của cây Lạc tiên nhân giống
bằng hạt ở giai đoạn vườn ươm ...................................................................... 47
4.5. Ảnh hưởng của chế phẩm ĐHST đén tình hình sâu bệnh hại cây Lạc tiên
nhân giống bằng hạt ở giai đoạn vườn ươm ................................................... 49



viii
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 51
5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng dân có dân số đông
gần 97 triệu người vào ngày 27/06/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp
Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,27% dân số thế giới. Việt Nam đang
đứng thứ 14 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh
thổ. Mật độ dân số của Việt Nam là 314 người/km2. Với tổng diện tích đất
là 310.060 km2. 35,92% dân số sống ở thành thị (34.658.961 người vào năm
2018). Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 31 tuổi. Việt nam cũng là một trong
những có địa hình hiểm trở chủ yếu là miền núi, tại đây có nhiều tài nguyên
có giá trị cao đặc biệt nguồn cây thuốc dân gian ở nhiều dân tộc khác nhau.
Theo thống kê hiện tại ở Việt Nam đã có 10.340 loài như hà thủ ô đỏ, bình
vôi, sâm vũ điệp...... trong đó không thể kể đến cây Lạc tiên là một loại dược
liệu được dùng trong sản xuất đông dược và tân dược. Cây mọc ở nhiều nơi
nhưng thường được tìm thấy ở các bãi hoang, bờ bụi. Loại cây này còn có nhiều
tên gọi: cây lạc, cây lồng đèn, hồng tiên, mắc mát, long châu quả... Cây Lạc
tiên có tên khoa học (Passiflora Foetida L.), thuộc họ tầm gửi. Cây mọc tự
nhiên ở ven rừng, đồi núi. Lạc tiên là loại dây leo, thân mềm, rỗng, có nhiều
lông thưa. Lá mọc so le hình trái tim, mép và hai mặt có lông mịn, tua cuốn

cuộn tròn. Hoa có màu trắng, ở giữa tím nhạt. Quả mọng màu vàng, dùng ăn
được. Hoa Lạc tiên mọc riêng lẻ, quả của nó hình trứng, dài 2-3cm, được bao
bởi các lá ở ngoài. Quả Lạc tiên thuộc loại “quả tương” (vỏ mỏng, bên trong
chứa chất dịch và có hạt nhỏ).
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố, tỉ lệ người mất ngủ
có thể từ 4% cho tới 48% tùy theo đối tượng và lứa tuổi. Khoảng 33% dân số
bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 18% không thoả mãn với giấc ngủ.
30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần,... Theo số liệu thống kê, có tới


2

khoảng 20% dân số gặp phải tình trạng mất ngủ về đêm. Trước đây tình trạng
khó ngủ về đêm, mất ngủ… thường chỉ xảy ra ở những người cao tuổi thì hiện
nay càng có nhiều người trẻ phải vật lộn chứng khó ngủ, mất ngủ. Tình trạng
khó ngủ, mất ngủ về đêm kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, làm ảnh hưởng tới
cuộc sống và hiệu quả công việc. Việc sử dụng thuốc ngủ và thuốc an thần
trong thời gian dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể gây nghiện. Hiện nay,
sử dụng thảo dược trong điều trị mất ngủ và rối loạn an thần đang được chú
trọng, khắc phục được các hạn chế của thuốc ngủ và thuốc an thần.
Cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) là một loại dược liệu được dùng
trong sản xuất đông dược và tân dược. Cây còn có nhiều tên gọi: cây Lạc, cây
Lồng đèn, Hồng tiên, Mắc mát, Long châu quả... Cây Lạc tiên có trong Dược
điển Pháp và được nhiều nước ở châu Âu, Mỹ sử dụng. Các nghiên cứu cho
thấy nó có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: trấn tĩnh, an thần, chống hồi
hộp, lo âu, mất ngủ. Nó còn có tác dụng trực tiếp lên cơ trơn, làm giãn và chống
co thắt nên chữa được các chứng đau do co thắt đường tiêu hóa, tử cung.
Dân gian thường dùng dây và lá cây Lạc tiên sắc uống làm thuốc an thần
chữa mất ngủ. Theo Đỗ Tất Lợi, dây, lá, hoa cây Lạc tiên thái nhỏ, phơi khô có
công dụng an thần, giải nhiệt, mát gan; chữa trị chữa đau đầu, mất ngủ, thường

phối hợp thêm với một số vị thuốc khác. Quả cây Lạc tiên vị ngọt, tính bình,
có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, dùng chữa ho do phế nhiệt, phù
thũng, giã đắp chữa ung nhọt lở loét ở chân.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc có điều kiện
tự nhiên, khí hậu thích hợp với phát triển trồng cây dược liệu. Trong quy hoạch
phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đã xác định rõ trồng
cây dược liệu là một hướng phát triển bên cạch phát triển các cây trồng truyền
thống với mục tiêu hình thành một số vùng chuyên canh trông cây dược liệu.
Cây Lạc tiên là một loại thảo dược quý, dễ trồng, thích hợp với nhiều điều kiện


3

tự nhiên khí hậu nhiệt đới khác nhau. Do đó, trồng cây Lạc tiên và chế biến cây
Lạc tiên thành các sản phẩm điều trị và hỗ trợ điều trị an thần, mất ngủ tại Thái
Nguyên là một hướng thích hợp, đem lại hiệu quả kinh tế và y dược cao.
Xuất phát từ những lý do trên, bước đầu tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm điều hòa sinh trưởng đến quá trình
sinh trưởng phát triển cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng
hạt tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài góp phần tạo giống cây con Lạc tiên, cung cấp dược liệu, cho
nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sống và sản xuất.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được loại chế phẩm và nồng độ chế phẩm điều hòa sinh trưởng
thích hợp nhất cho cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt tại
Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
- Là tài liệu trong học tập, cho những nghiên cứu tiếp theo và là cơ sở

trong những đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan.
- Giúp cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn và có
thể tích lũy được những kiến thức thực tiễn quý giá phục vụ cho quá trình công
tác trong tương lai.
- Qua quá trình nghiên cứu sẽ giúp sinh viên nắm được những kiến thức
trong lĩnh vực lâm sinh: Kỹ thuật đóng bầu, chọn hạt trước khi gieo, xử lý hạt
khi mang đi gieo… Đồng thời biết được quá trình sinh trưởng của hạt từ lúc bắt
đầu gieo cho đến lúc cây có đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Trong quá trình nghiên
cứu còn được bổ sung thêm kiến thức qua một số tài liệu, sách báo thông tin
trên mạng. Từ đó áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, và tạo cho
sinh viên tác phong làm việc sau khi ra trường.


4

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Có được kỹ năng nhân giống cây Lạc tiên bằng phương pháp gieo hạt.
- Áp dụng kết quả nghiên cứu trong nhân giống cây Lạc tiên bằng phương
pháp gieo hạt.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống bằng hạt
Bảo tồn nguồn gen ở thực vật hay động vật là bảo tồn các đa dạng đi
truyền cần thiết cho các loài nhằm phục vụ công tác cải thiện, duy trì giống
trước mắt hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi khác. Một trong nhiều phương pháp
đang được sử dụng nhiều hiện nay là phương pháp gieo bằng hạt ,giâm

hom....Gieo hạt: là chôn hạt với độ sâu bằng 2 đến 3 lần đương kính của hạt.
Đối với các loại hạt quá nhỏ thì ta có thể rải trực tiếp trên bề mặt chất trồng
hoắc đất ẩm sau đó phun sương cho hạt bám vào bề mặt chất trồng là được. Với
các loại hạt to hơn thì nên chôn sâu khoảng 0,2-0,3cm (lưu ý quan trọng là
không nên nén đất quá chặt khi chôn vì hạt sẽ không nảy mầm được).Sau khi
gieo hạt xong nên phun sương lên bề mặt vài lần để đất và hạt tiếp xúc với nhau
tốt hơn.
Gieo hạt là phương pháp nhân giống cây trồng thường được dùng phổ
biến. Cơ sở khoa học của phương pháp là sau khi tiến hành gieo hạt, dưới ảnh
hưởng của các chất chế phẩm như ngân hạt với thuốc tính sau 30 phút đem gieo
trong bầu, khi gặp những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì sẽ hình thành
và phát triển thành cây con.
Thực vật có hai hình thức sinh sản chủ yếu là sinh sản vô tính và sinh
sản hữu tính. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản trong đó có sự kết hợp
giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử lưỡng bội. Hợp tử phát triển thành
cá thể mới. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không qua thụ tinh, nó bao
gồm sự kết hợp của vô tính và các dạng sinh sản dinh dưỡng.Trong các biện
pháp sinh sản vô tính, gieo hạt là hình thức phổ biến nhất và là một trong những
công cụ có hiệu quả cho việc lưu giữ, bảo vệ và duy trì giống những loài có giá
trị. Bởi chúng có các đặc điểm sau:


6

- Gieo hạt có thể dùng hạt sau khi thu hoạch quả chín toàn những nguyên
liệu sẵn có, dễ làm, dễ thao tác.
- Nhân giống bằng hạt cho hệ số nhân giống lớn, tương đối rẻ tiền,
nên được dùng phổ biến cho trong nhân giống cây ăn quả, cây rừng và cây
cảnh (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 1998) [6].
- Nhân giống bằng hạt luôn giữ được các đặc trưng hình thái giải phẫu

và đặc điểm di truyền mong muốn của cây mẹ.
Gieo hạt là phương pháp nhân giống cây thô sơ và cổ truyền nhất. Cơ sở
khoa học của phương pháp này là sau khi tiến hành gieo hạt, dưới ảnh hưởng
của các chất chế phẩm khi gặp được những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp
thì cây con sẽ được hình thành.
Chất chế phẩm điều hòa sinh trưởng có tác động lớn đến quá trình nẩy
mầm, quá trình ra rễ và hình thành cây con của hầu hết các nghiên cứu về nhân
giống cây từ hạt. Qua các nghiên cứu cho thấy rằng trong điều kiện có chất kích
thích thì khả năng nảy mầm, số lượng và trọng lượng sẽ cao hơn.Việc sử dụng
các chất chế phẩm ra rễ sẽ tạo cơ sở khoa học phục vụ việc sử dụng hợp lý và
bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.
Vấn đề có ý nghĩa quyết định trong gieo hạt là làm cho hạt nảy mầm ,
phát triển thành cây con sẽ được hình thành. Tuy nhiên khả năng nảy rễ và hình
thành cây con cũng phải phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của loài cây, bộ phận
quả của cây lấy làm giống cũng như loại tế bào đã phân hóa của cây, do đó
người ta phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chúng.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt
Kết quả của hạt gieo đã được xác định bởi thời gian ngắn và tỷ lệ nảy mầm
cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của việc gieo hạt, nhưng phụ thuộc
bởi ba yếu tố chính là: Khả năng nảy mầm (cá thể, hạt già hay hạt non của quả
được thu), môi trường gieo hạt và các chất chế phẩm điều hòa. Cơ bản thuộc 2


7

nhóm nhân tố gồm nhóm nhân tố ngoại sinh và nhóm nhân tố nội sinh (dẫn theo
Phạm Văn Tuấn ,1996)[14].
- Nhân tố ngoại sinh: gồm đặc điểm của di truyền của từng xuất xứ, từng cá
thể cây, tuổi thu hoạch của quả, pha phát triển của con và các chất điều hòa sinh
trưởng. Các nhân tố ngoại sinh ảnh hưởng đến nẩy mầm của hạt gieo: Điều kiện

sinh sống của cây mẹ được lấy quả, nhân tố ảnh hưởng đến quá trình gieo hạt,
điều kiện sinh sống của cây mẹ trước khi thu hoạch: Điều kiện sinh sống của cây
mẹ khi thu hoạch có ảnh hưởng đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt gieo, đặc biệt là chọn
quả già.
- Nhân tố nội sinh: các loại chế phẩm điều hòa sinh trưởng và các nhân
tố ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…).
- Nhân tố môi trường: Nhóm nhân tố môi trường có tác dụng tổng hợp
ảnh hưởng tới quá trình giâm hom là: Thời vụ, mùa giâm hom, nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng, giá thể, và môi trường ra rễ.
+ Ánh sáng: Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sống của
cây vì đó là nhân tố cần thiết cho quá trình quang hợp và trong quá trình nẩy
mầm của hạt gieo và nhất là ánh sáng tán xạ. Ánh sáng có ảnh hưởng đến quá
trình quang hợp tạo nên các chất đồng hóa tham gia vào vận chuyển trong mạch
libe và ánh sáng có tác dụng kích thích dòng vận chuyển các chất hữu cơ ra khỏi
lá, ở ngoài sáng tốc độ vận chuyển các chất đồng hóa trong libe nhanh hơn trong
tối. Nhưng trong gieo hạt không có lá thì quá trình quang hợp không diễn ra do
đó không thể có hoạt động. Hầu hết các loài cây nảy mầm trong điều kiện tối
hoàn toàn. Trong điều kiện nhiệt đới, ánh sáng tự nhiên mạnh và nhiệt độ cao
làm cho quá trình hạt nẩy mầm xảy ra. Vì vậy trong quá trình gieo hạt phải che
bóng thích hợp cho từng loài cây khác nhau với độ tàn che khác nhau (dẫn theo
Huỳnh Lợi và cs ,2011 ) [8]. Trên thực tế ảnh hưởng của ánh sáng đến sự nảy

mầm của gieo hạt thường mang tính chất tổng hợp: Ánh sáng - nhiệt - ẩm mà
không phải là từng nhân tố riêng lẻ.


8

Ngoài ra tùy từng loại cây mà mức độ yêu cầu ánh sáng là khác nhau.
Mức độ này còn phụ thuộc vào chất dinh dưỡng có trong hạt.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng tới quá trình hạt nẩy mầm,các chất dinh
dưỡng trong hạt sẽ được duy trì bảo đảm tỷ lệ sống của hạt ở mức cao. Vì thế
nhiệt độ không khí là một yếu tố quyết định đến tốc độ phát triển và hình thành
nên cây con của hạt. Nhiệt độ trung bình cho hạt nẩy mầm đều từ 20 đến 250C
Tùy vào từng loại hạt gieo mà cần nhiệt độ nảy mầm khác nhau. Khi cây đã
phát triển thành cây con các loài cây nhiệt đới thường có yêu cầu cao hơn các
loài cây ôn đới. Đối với cây nhiệt đới:
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp: Nhiệt độ tối thấp từ 5 -70C
cây bắt đầu quang hợp, nhiệt độ tối ưu mà cây đạt hiệu quả quang hợp tốt nhất
là 25-300C và nếu duy trì nhiệt độ tối cao lâu thì cây sẽ bị chết.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp: Nhiệt độ tối thấp từ 10-200C
cây bắt đầu hô hấp, nhiệt độ tối ưu là 35-400C và nhiệt độ tối cao 45-550C cây
sẽ bị phá hủy.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, vận chuyển các chất
trong cây: Nhiệt độ thấp làm tăng độ nhớt của các sợi protein, cản trở tốc độ
dòng vận chuyển chất và làm giảm hô hấp của mô libe đặc biệt của tế bào kèm
làm thiếu năng lượng cung cấp cho sự vận chuyển; nhiệt độ quá cao làm cho
quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra mạnh đẫn đến mất nước gây ra héo; nhiệt
độ tối ưu 25-300C.
Vì vậy nhiệt độ là nhân tố quyết định tốc độ nẩy mầm của hạt gieo. Ở
nhiệt độ quá thấp hạt nằm ở trạng thái tiềm ẩn và không nẩy mầm, ở nhiệt độ
quá cao tăng cường hô hấp và hạt bị hỏng từ đó làm giảm tỷ lệ nẩy mầm của
hạt gieo.
Cũng như nhân tố nhiệt độ và ánh sáng để có khả năng nẩy mầm cao
cần có thêm đầy đủ các điều kiện thích hợp về độ ẩm:


9

+ Độ ẩm: Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố không thể thiếu là

thành phần hết sức quan trọng trong quá trình gieo hạt. Các hoạt động quang hợp,
hô hấp, phân chia tế bào và chuyển hóa các chất cần đến nước. Thiếu nước thì độ
ẩm giá thể bị khô dẫn đến hạt khó nẩy mầm, thừa nước thì hoạt động của men thủy
phân tăng lên, hạt sẽ bị ngân trong nước lâu vì vậy dẫn đến hạt bị thối. Vậy khi
gặp thời tiết bất lợi như độ ẩm quá cao hoặc quá thấp thì cần phải có biện pháp bổ
xung hợp lý. Khi gieo hạt mỗi loài cây đều cần chú ý đến để đảm bảo duy trì độ
ẩm thích hợp, ví dụ như đối với hạt to hơn thì yêu cầu độ ẩm cao hơn hạt kim
giao, keo, mỡ .... hạt có diện tích lá lớn thì yêu cầu độ ẩm cũng cao hơn. Khi làm
mất độ ẩm của hom 15% thì hom không có khả năng nẩy mầm.
Yêu cầu độ ẩm của hạt gieo thay đổi theo loài, theo mức độ phát triển
của hạt. Phun sương là yêu cầu bắt buộc khi tiến hành gieo hạt, giúp làm tăng
độ ẩm, giảm nhiệt độ không khí và giảm sự thoát hơi nước . Vào từng thời điểm
mà mức độ phun khác nhau: Trong mùa nóng thời gian phun sương và thời gian
ngắt quãng có thể ngắn hơn trong mùa lạnh.
Để duy trì độ ẩm của giá thể thích hợp cho hạt nảy mầm cần lựa chọn vật
liệu làm giá thể có khả năng thông thoáng tốt, thoát nước song phải giữ được
độ ẩm thích hợp.
+ Giá thể gieo hạt: Giá thể và môi trường gieo hạt: Giá thể cũng góp
phần quan trọng vào thành công của gieo hạt giá thể là nơi cung cấp chất dinh
dưỡng mà phần dinh dưỡng đó từ ngay trong chính bản thân được gieo hạt vì
thế nó chỉ cần đáp ứng yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp rất nhiều
giá thể được sử dụng trong gieo hạt hiện nay tùy thuộc vào mục đích nghiên
cứu, điều kiện, thời vụ, khí hậu và loài cây mà thành phần giá thể có thể là khác
nhau. Các giá thể thường được dùng hiện nay là cát tinh, mùn cưa, xơ dừa, bầu
đất hay đất vườn. Khi gieo hạt trực tiếp vào bầu thì giá thể thường là mùn cưa
để mục, cát tinh, xơ dừa băm nhỏ hoặc đất vườn ươm trộn lẫn với nhau.


10


Giá thể gieo hạt là nơi gieo trực tiếp hạt lên miệng bầu sau khi đã xử lí
qua chất chế phẩm. Giá thể được dùng làm thí nghiệm này là đất thịt. Một giá
thể túi bầu thoát hơn nước tốt là thoát khí tốt và duy trì được độ ẩm trong thời
gian dài mà không ứ nước, tọa điều kiện cho hạt phát triển tốt, đồng thời làm
sạch không bị nhiễm nấm, không có nguồn sâu bệnh, độ pH thích hợp. Đất thịt
sẽ cung cấp vi lượng cho cây, trấu và các chất trộn sẽ cung cấp độ phốp, thoáng
và chế độ điều hòa độ ẩm thích hợp cho rễ cây phát triển. Phân hữu cơ nhớ phải
để hoai mục không nên dùng phân hữu cơ tươi sống vì dễ làm cho cây bị bệnh
(Nguồn

bài

viết: />
canh/ky-thuat-trong-cham-soc-hoa-qua-17/ky-thuat-gieo-tat-ca-loai-hat1682.html | Tiếp Thị Nông) [28].
+ Thời vụ gieo hạt: Thời vụ gieo hạt là một trong những nhân tố quan
trọng nhất ảnh hưởng tới sự nảy mầm của hạt. Tỷ lệ nảy mầm của hạt gieo phụ
thuộc vào thời vụ thu hạt và thời vụ gieo hạt. Một số loài có thể gieo hạt quanh
năm song cũng có những cây có mùa vụ rõ rệt. Theo Frison (1967) và Nesterow
(1967) thì mùa xuân là mùa gieo hạt có tỷ lệ nảy mầm nhiều nhất ở nhiều loài
cây, trong khi đó có một số loài khác thì lại có tỷ lệ ra rễ cao hơn ở mùa xuân.
Thời vụ gieo hạt đạt kết quả cao hay thấp thường gắn với điều kiện thời
tiết, khí hậu trong năm, thường sinh trưởng mạnh vào mùa xuân - hè, sinh
trưởng chậm vào thời kỳ cuối thu và mùa đông. Vì vậy thời gian gieo hạt tốt
nhất vào mùa xuân, hè và đầu thu. Thời vụ gieo hạt có ý nghĩa quyết định đến
sự thành công hay thất bại của nhân giống bằng hạt .
Đối với loài cây nghiên cứu là cây dây leo rụng thân mền và rụng lá thì
nên thu như sao: Trồng bằng hạt, sau 18 – 24 tháng cây sẽ cho quả. Quả chín
sau khi ra hoa khoảng 3 tháng, được thu vào tháng 6 – 7 và tháng 9 – 10. Cây
3 năm tuổi cho từ 20 – 25 kg quả, 1 hecta đạt 12 – 15 tấn. Thâm canh tốt có thể
đạt 30 tấn/ha. Nếu trồng theo quy mô lớn thì chu kỳ 3 – 4 năm. Sau đó cần xử



11

lý đất và luân canh vì cây bị tuyến trùng gây hại. Ngoài ra cần chú ý phòng trừ
rệp, nhện đỏ, ruồi đục quả. Thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất nên thu hoạch
vào mùa xuân – hè, có thể dùng tươi hoặc băm nhỏ rồi phơi hay sấy khô
( [26].
- Nhân tố nội sinh: các loại chế phẩm điều hòa sinh trưởng và các nhân
tố ngoại cảnh (IAA, NAA, IBA,…).
+ Các chất điều hòa sinh trưởng: Các chất chế phẩm điều hòa sinh
trưởng chia theo hoạt tính sinh lý gồm hai nhóm tác dụng là nhóm điều hòa
sinh trưởng và nhóm kìm hãm sinh trưởng. Một số chất kích thích sinh trưởng
như Auxin, Giberellin và Xytokinin. Trong các chất chế phẩm điều hòa sinh
trưởng thì Auxin được coi là chất quan trọng nhất trong quá trình sinh trưởng
của cây hạt.
Rhizocalin bản chất là axit được coi là chất đặc biệt cần thiết trong quá
trình hình thành rễ nhiều loài cây.
Một số nhóm chất điều hòa sinh trưởng: Nhóm Auxin gồm NAA (a.
Naphthalene acetic acid), IAA (Indol-3acetic acid), IBA (Indol butyric acid),
IPA (Indol-3yl-Acetonitrile), Atonik và một số chất khác; nhóm Cytokinin
gồm Zeatin, Kinetin; nhóm Giberellin gồm: GA3 (Giberellic acid), GA8
(Giberellin - Lije Substances) và nhiều chất giống Giberellin khác; nhóm chất
có khả năng kìm hãm sinh trưởng hoặc thúc đẩy quá trình già hóa như ABA
(Abscisic scid), Ethophone (2-chloroethyl), Phosphonic acid, các phenol,
retedant (Turesskaia (1993), ) [21]…
* Các nhân tố kích thích:
- Loại thuốc: Các chất chế phẩm điều hòa sinh trưởng có vai trò đặc biệt
quan trọng trong quá trình hình thành rễ phát triển của hạt gieo. Một số loại
chất kích thích sinh trưởng như: Auxin, Giberellin, Cytokinin…



12

Auxin: Có hai loại Auxin là Auxin tự nhiên và Auxin tổng hợp. Auxin tự
nhiên là IAA (acid ß - indol axetic) và Auxin tổng hợp là các chất có bản chất hóa
học khác nhau nhưng có hoạt tính sinh lý tương tự như IAA (acid ß - indol axetic).
Các Auxin tổng hợp như: ɑ-NAA (acid ɑ - Naphtylaxetic), 2,4D (acid 2.4
Dichlorophenoxyaxetic), 2.4.5T (Acid 2,4,5 Trichlorophenoxyaxetic), IBA (acid
ß-indolbutyric), 2M4C (Acid 2metyl-4 Chlorophenoxyaxetic), Atonik… Trong sự
sinh trưởng phát triển của cây, đặc biệt là rễ bất định phát sinh từ các cơ quan dinh
dưỡng. Auxin là hoocmon hình thành tăng trưởng về chiều cao, đường kính và
phát triển (Christophe Wiart, Pharm. D (2006), ) [17].
- Nồng độ: Cùng một loại thuốc nhưng nồng độ khác nhau có ảnh hưởng
khác nhau đến khả năng sinh trưởng của cây hạt. Tùy từng loài cây mà hạt của
chúng thích ứng với một loại chất cũng như nồng độ thích hợp nhất định. Nếu
nồng độ chất kích thích thấp sẽ không có tác dụng phân hóa tế bào đến tỷ lệ
nảy mầm, nếu nồng độ quá cao sẽ ức chế quá trình nảy mầm và sinh trưởng của
cây sẽ làm cho hạt bị thối không nảy mầm hoặc sinh trưởng chậm. Khi lựa chọn
nồng độ chất chế phẩm cần chú ý đến nhiệt độ không khí và mức độ hóa của
hạt. Trong quá trình gieo hạt khi điều kiện nhiệt độ quá cao cần phải xử lý với
nồng độ thấp hơn và ngược lại khi nhiệt độ môi trường thấp thì cần xử lý lâu
hơn. Nếu thân cây quá non phải xử lý với nồng độ thấp và khi thân đủ già (hạt
đã phát triển thành cây gần hoàn toàn) phải xử lý với nồng độ cao hơn.
- Thời gian xử lý thuốc:
Cùng một loại thuốc, cùng một nồng độ nhưng thời gian xử lý khác nhau
sẽ cho kết quả khác nhau. Khi thực hiện thí nghiệm cần chú ý là giữa thời gian xử
lý, nồng độ, nhiệt độ không khí có mối liên quan nhất định. Với thuốc kích thích
sử dụng với nồng độ cao thì thời gian xử lý ngắn và thuốc kích thích sử dụng với
nồng độ thấp thì thời gian xử lý dài hơn.



13

- Phương pháp xử lý hạt:
Theo cách thông thường hạt được xử lý bằng cách ngâm hạt trong dung dịch
chất chế phẩm cho hạt nảy mầm. Chất chế phẩm hạt nảy mầm là hỗn hợp chất tan
thì phần gốc của hạt được ngâm nước và chất chế phẩm trước khi gieo, hạt sẽ
nảy mầm nhanh hơn ở vườn ươm, sau 2 – 3 tuần sẽ nẩy mầm.
- Ảnh hưởng của các chất chế phẩm:
Các thuốc chế phẩm thường dùng là loại hoocmon thực vật như: Atonik;
IAA(Indol – 3 – axetic – axit); IBA (Indol – Butiric – axit); NAA (Napthalen –
axetic – axit); TTG và 2,4D; …
- Loại thuốc chế phẩm điều hòa sinh trưởng: Loại thuốc khác nhau có tác
dụng khác nhau đến khả năng phát triển của cây . Với đa số các loài cây dây
leo Atonik có tác dụng sinh trưởng phát triển hơn, với cây gieo hạt có tác dụng
tốt hơn.
+ Nồng độ chất chế phẩm : Cùng loại thuốc kích thích nhưng nồng độ
khác nhau có tác dụng khác nhau. Nồng độ thuốc quá thấp sẽ không có tác dụng
phân hóa phát triển của cây, nồng độ quá cao khi thành cây con sẽ bị chết khi
tăng về chiều cao.
+ Nồng độ chất chế phẩm còn phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và mật
độ phát triển của cây con. Nếu nhiệt độ không khí cao cần phải xử lý nồng độ
thuốc thấp hơn so với bình thường và ngược lại. Hạt chưa phát triển thân còn
mền hoặc cây con còn yếu cần phải xử lý nồng độ thấp hơn so với những cây
con già và ngược lại.
+ Thời gian xử lý hạt: Cùng loại thuốc, cùng nồng độ nhưng thời gian xử
lý khác nhau sẽ cho tỷ lệ hạt nảy mầm khác nhau. Giữa nông độ, thời gian,
nhiệt độ không khí có mối quan hệ nhất định. Nồng độ thấp hơn thời gian xử
lý lâu hơn và ngược lại, nhiệt độ cao cần xử lý nồng độ thấp và thời gian ngắn

hơn và ngược lại.


14

+ Phương pháp xử lý: Hạt thường được xử lý bằng hai phương pháp kích
thích hạt nẩy mầy. Nếu nồng độ cao ngâm 5 – 10 phút, nếu nồng độ trung bình
thì ngâm 20- 30 phút và nếu nồng độ thấp ngâm 3 – 6 giờ.
- Xử lí thuốc bằng nước:
Khi xử lý hạt bằng thuốc nước thì nồng độ và thời gian xử lý ảnh hưởng
rất lớn đến tỉ lệ nẩy mầm của hạt gieo. Nồng độ xử lý quá thấp, không có tác
dụng kích thích hạt nảy mầm của hạt gieo, nồng độ quá cao hạt bị thối rữa
trước lúc mang đi gieo, nồng độ thấp phải xử lý thời gian dài, còn nồng độ cao
thì phải xử lý trong thời gian ngắn.
Khi lựa chọn nồng độ chất chế phẩm điều hòa sinh trưởng cần chú ý đến
nhiệt độ không khí và mức độ trưởng thành của hạt thành con. Trong quá trình
gieo hạt khi nhiệt độ cao cần xử lý với nồng độ thấp hơn và ngược lại. Khi cây
đã phát triển thành cây con còn quá non phải xử lý với nồng độ thấp, ngược lại
cây con đủ già phải xử lý với nồng độ cao hơn. Cái khéo của người thực hiện
là chọn được nồng độ thích hợp với từng loại hạt để nhận được tỷ lệ ra rễ cao
nhất.
Nhận xét: Như vậy, để hình thành một cây con mới phải trải qua quá
trình rất phức tạp, tổng hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nội sinh, ngoại
sinh, sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng (auxin)… Quá trình hình thành rễ
phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn cần phức hệ nhất
định các điều kiện và hoàn cảnh, có thể nói chọn đúng thời gian gieo hạt, cây
tuổi mẹ lấy quả (hạt), chọn đúng thuốc xử lý và nồng độ thích hợp, kết hợp với
các yếu tố kỹ thuật chăm sóc tốt…. thì hạt sẽ có tỷ lệ nảy mầm cao nhất, chất
lượng của bộ rễ tốt nhất. Chính vì vậy, nắm chắc cơ sở của việc nhân giống
bằng hạt thì gieo hạt sẽ đạt tỷ lệ cao nhất.

- Những kỹ thuật khi gieo hạt:
Giống: chủ yếu sử dụng giống thu hoạch(quả tím) và một số giống do
các công ty nhập khẩu từ Đài Loan. Hiện nay người ta dùng giống quả tím ghép


15

lên gốc ghép giống quả vàng, để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, tuyến
trùng và khả năng sinh trưởng phát triển.
1. Chuẩn bị đất: Trước khi trồng cây phải xử lý đất để diệt trừ mầm sâu,
bệnh bằng cách cuốc sới tươi, lên luống , nhặt sạch cỏ dại và tàn dư thực vật
khác.
2. Thiết kế đường lô, mật độ khoảng cách trồng:
- Thiết kế đường lô: Thích hợp với những nơi đất bằng phẳng, độ dốc
<80, vườn trồng có thể thiết kế theo hình chữ nhật hoặc hình vuông diện tích từ
0,2 - 0,5 ha/lô, đường lô rộng 3m. Trồng trên đất dốc, hàng cây phải bố trí theo
đường đồng mức để thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, chăm sóc và thu
hoạch.
- Tùy theo điều kiện đất đai, địa hình và khả năng thâm canh, có thể trồng
các mật độ: 1.660 cây/ha: khoảng cách 3 x 2m; 1.330 cây/ha: khoảng cách 3 x
2,5m; 1.100 cây/ha: khoảng cách 3 x 3 m; 850 cây/ha: khoảng cách 3 x 4m.
3. Cách trồng: Hố trồng có kích thước 60x60x60cm, đào một hố nhỏ ở
giữa bồn có độ sâu bằng bầu, đạt cây và lấp đất phủ kín bằng mặt bầu. Sau đó
rắc thuốc xung quanh để tránh mối, kiến, dế cắn phá. Dùng cây chống cắm xung
quanh và dùng các vật liệu che chắn nhằm hạn chế gió.
4. Tưới nước: Cây Lạc tiên có bộ rễ ăn cạn, cho nên vấn đề tưới giữ ẩm
và tủ gốc là rất cần thiết. Không để nước ngập úng trong mùa mưa nhưng phải
đủ nước tưới trong mùa khô đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa. Định kỳ tưới 2
lần/1 ngày vào mùa khô.
5. Bón phân: Cây Lạc tiên rất thích hợp với các loại phân hữu cơ, nhất là

phân chuồng ủ hoai. Lượng phân bón cho cây theo giai đoạn sinh trưởng, tuỳ
thuộc mật độ trồng khác nhau cần điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp
( [25].


×