Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Sử dụng phương pháp tìm kiếm tranh ảnh trên mạng internet và ứng dụng phần mền corel draw x5 (phần mềm đồ họa) trong thiết kế bài giảng điện tử môn lịch sử ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.05 MB, 66 trang )

A – MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Có lẽ trong mỗi người dân Việt Nam, không ai không biết đến câu nói của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Câu nói của Bác là lời đúc kết về vai trò của Lịch sử đối với dân
tộc Việt Nam, đối với mỗi thế hệ người dân Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng những giá trị văn
hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiếu kinh nghiệm cha ông vào sự phát triển hôm
nay. Đó là hồn cốt, truyền tải những giá trị truyền thống, mà nếu không có lịch sử
thì không hiểu được vị trí của hiện tại, với ý nghĩa đó thì lịch sử còn văn hóa còn,
và văn hóa còn thì dân tộc còn.
Sử học (nói rộng ra là KHLS) là một trong những ngành tri thức sớm nhất của
con người và luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, sử học đáp ứng nhu
cầu tự nhiên và ngày càng cao của con người vì ai cũng cần biết nguồn gốc của
mình. Nếu lịch sử bị lãng quên, nó sẽ sinh ra một một thế hệ con người “vô thức”.
Hiện nay, xu thế Toàn cầu hóa là một xu thế không thể đảo ngược, và đang
diễn ra như cơn bão táp, đã đưa các nước trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau
hơn, biên giới của mỗi quốc gia chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị. Vì thế, chúng ta
muốn hội nhập cần phải nói rõ lịch sử dân tộc mình với thế giới để họ biết và hiểu
đúng.
Việt Nam là nước đang phát triển, cần phải học hỏi kinh nghiệm. Vì vậy, việc
tìm hiểu lịch sử thế giới, nhất là lịch sử của các nước láng giềng trong khu vực, các
nước lớn có mối quan hệ mật thiết với chúng ta để hiểu họ, học hỏi tinh hoa văn
hóa của họ là điều không thể thiếu, để đất nước phát triển trong hoàn cảnh hiện nay
thì chúng ta phải hiểu sâu sắc các bài học kinh nghiệm của quá khứ và phải biết
vận dụng những hiểu biết về lịch sử vào thực tiễn sinh động của cuộc sống.
Tầm quan trọng của lịch sử đối với cuộc sống thì có lẽ chúng ta đều biết, tuy
nhiên, việc dạy và học lịch sử ở trường học đặc biệt là các trường THPT đang có
vấn đề, chưa thật sự xứng tầm với vai trò và ý nghĩa của môn học này mang lại cho
cho cuộc sống. Nhiều người sau khi ra trường được hỏi, môn học nào ấn tượng


nhất? thì có rất nhiều người trả lời là môn lịch sử vì:
Thứ nhất, ấn tượng về những trận đánh lịch sử của dân tộc và thế giới, những
chiến tích kì diệu của con người…
Tuy nhiên, rất nhiều người lại có ấn tượng vì đó là môn học khó học nhất vì có
quá nhiều sự kiện và nội dung làm cho họ sợ.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, đặc biệt là mạng Internet thì
việc dạy và học môn lịch sử ở trường THPT phải đối mặt với nhiều thách thức:
1


Thứ nhất: Phần lớn học sinh – chủ thể của quá trình nhận thức thì gần như thờ ơ
với môn lịch sử, các em cho rằng học lịch sử không để làm gì, không phục vụ gì
cho cuộc sống, còn một bộ phận có quan tâm nhưng cũng chỉ để đối phó với những
kỳ thi, còn thật sự yêu thích môn học này thì quả thật là rất ít. Đặc biệt hiện nay
với tác động của sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội đã lôi cuốn học sinh vào
các trang mạng xã hội khiến các em không có thời gian để học.
Thứ hai: Chương trình sách giáo khoa chậm đổi mới cho phù hợp với thực tiễn.
Hiện nay cuộc cách mạng KHCN phát triển rất mạnh nhưng hầu như chương trình
SGK vẫn như hàng chục năm trước đây làm giảm hiệu quả dạy học.
Thứ ba: Các cơ quan giáo dục có thẩm quyền, cũng đã đưa ra nhiều chính sách
nhằm đổi mới giáo dục nhưng hiệu quả chưa thật sự cao, cơ sở vật chất của nhiều
trường chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học, đặc biệt là việc áp dụng CNTT vào
dạy học.
Thứ tư: Do tác động của nền kinh tế thị trường, phụ huynh học sinh cũng không
thật sự quan tâm việc học tập của học sinh, đặc biệt là môn lịch sử.
Và cuối cùng là giáo viên – cầu nối giữa chương trình giáo dục và học sinh thì
đang gặp nhiều áp lực, đời sống gặp nhiều khó khăn nên cũng chưa thật sự tâm
huyết với nghề, phần lớn giáo viên vẫn còn giữ nguyên phương pháp cũ “đọc –
chép”, khi có những tiết dự giờ, thao giảng thì mới thật sự đầu tư và áp dụng
CNTT vào bài giảng, những bài giảng đó có chất lượng cao được đầu tư, tuy nhiên

những bài giảng đó là quá ít trong một năm, còn thường ngày thì vẫn là những
phương pháp truyền thống.
Theo tôi, đó là những nguyên nhân làm cho học sinh hiện nay chưa thật sự thích
thú với môn lịch sử, trong đó giáo viên đóng vai trò mấu chốt để khắc phục tình
trạng trên. giáo viên phải là người đi đầu, phải tiếp thu những thành tựu của cuộc
cách mạng công nghệ để đổi mới phương pháp dạy học, tạo ra những bài giảng
sinh động, mang thương hiệu bài giảng 4.0.
Trong thời đại ngày nay, với những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 mang lại,
là người giáo viên tôi thấy, chúng ta đứng trước rất nhiều cơ hội: Cho phép chúng
ta sử dụng kho tư liệu phong phú, sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ chúng ta
thỏa sức sáng tạo trong bài giảng của mình…, vấn đề là chúng ta phải nhận thức
được điều đó và tâm huyết để thực hiện.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môm lịch sử, tôi đã và đang áp dụng
những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 vào việc thiết kế bài giảng và nhận thấy
hiệu quả của nó mang lại là rất cao, học sinh thích thú với bài học, nắm được kiến
thức một cách tự nhiên.
Từ những vấn đề trên, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Sử dụng phương pháp tìm
kiếm tranh ảnh trên mạng Internet và ứng dụng phần mền Corel Draw X5 (phần
mềm đồ họa) trong thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử ở trường THPT”.
2


Để qúy thầy cô tham khảo, đóng góp ý kiến nhằm góp phần đổi mới phương
pháp dạy học ở trường THPT trong thời đại công nghệ 4.0.
2. Mục đích nghiên cứu
Bác Hồ từng viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc
Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một
phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.
Ý thức được tầm quan trọng câu nói của Bác, hiện nay Đảng – nhà nước ta
luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Vì vậy, tại kỳ họp Quốc hội khóa X

năm 2000 đã thông qua NQ số 40/2000/QH10 về đổi mới phương pháp giáo dục
phổ thông.
Hiện nay trong thời đại 4.0, việc dạy và học lịch sử ở trường THPT đang phải
đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó đặc biệt là giáo viên phải đổi mới phương pháp
giảng dạy cho phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả bài học.
Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT trong thời
đại công nghệ 4.0, đề tài này mong muốn góp phần nhỏ bé để đổi mới cách thiết kế
bài giảng của giáo viên theo hướng ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng
công nghệ 4.0.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
Một số phương pháp tìm kiếm các loại tranh ảnh trên mạng Internet.
Giới thiệu một số trang Web về tranh ảnh mà giáo viên cần biết.
Hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ việc thiết kế bài giảng lịch sử ở Trường THPT
bằng phần mềm Corel DRAW X15 – phần mềm thiết kế đồ họa (gọi tắt là Corel
DRAW X5).
Được áp dụng vào giảng dạy môn lịch sử ở Trường THPT Yên Thành 2,
Trường THPT Phan Thúc Trực, Trường THPT Nam Yên Thành.
Tuy nhiên đề tài này có thể áp dụng cho các cấp học và các môn học khác
nhau và thậm chí ở các lĩnh vực khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp sử dụng mạng Internet.
- Phương pháp ứng dụng các phần mềm hỗ trợ.
5. Những thuận lợi, khó khăn khi nghiên cứu
5.1. Thuận lợi
3



Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, giúp đỡ Ban giám hiệu các
trường THPT trên địa bàn huyện.
Sự góp ý của đồng nghiệp, học sinh trong quá trình thực hiện.
Sự bùng nổ của CNTT, đặc biệt là mạng Internet nên dễ dàng thực hiện.
Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được cải thiện.
5.2. Khó khăn
Đây là một phương pháp mới nên không học hỏi được kinh nghiệm của các
đồng nghiệp.
Cơ sở vật chất của nhà trường tuy được cải thiện nhưng chưa đồng bộ nên việc
áp dụng phương pháp rộng rãi còn gặp khó khăn.
Học sinh chưa thật sự thích ứng với cách học mới…
6. Lịch sử nghiên cứu
Việc sử dụng CNTT vào dạy học, đặc biệt là thiết kế bài học đã được triển
khai từ lâu để góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên việc ứng
dụng CNTT chưa thật sự phát huy hết tính năng của nó, chưa đưa đến những đột
phá trong việc thiết kế bài giảng để tạo ra những bài học lịch sử sinh động hấp dẫn.
Hiện nay, phần lớn giáo viên chưa nắm được một số ứng dụng của cuộc cách
mạng KHCN đem lại, để với tư cách là người làm chủ công nghệ, chủ động trong
việc thiết kế bài giảng theo ý tưởng của mình, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT vào dạy học, nhưng mang
tính chung chung, chưa thật sự cụ thể để giáo viên có thể áp dụng một cách dễ
dàng trong công tác giảng dạy của mình.
Đề tài: “Sử dụng phương pháp tìm kiếm tranh ảnh trên mạng Internet và ứng
dụng phần mền Corel Draw X5 (phần mềm đồ họa) trong thiết kế bài giảng điện
tử môn Lịch sử ở trường THPT”, tập trung hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết một
số phương pháp tìm kiếm các loại tranh ảnh trên mạng Internet, hướng dẫn cách
ứng dụng phần mềm đồ họa Corel DRAW X5 để hỗ trợ cho việc thiết kế bài giảng
lịch sử ở Trường THPT.
7. Điểm mới của đề tài
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung, dạy học môn lịch sử nói riêng ở

các trường THPT đã được triển khai và áp dụng từ lâu, tuy nhiên việc ứng dụng
CNTT mới chỉ dừng lại ở việc giáo viên sử dụng những bài giảng có sẵn trên
mạng, tải về chỉnh sửa và sử dụng. Khi cần tranh ảnh thì cũng chỉ tải về và sử dụng
gần như không thể chỉnh sửa theo ý tưởng của mình, ngoài ra còn chưa biết đến
những tranh ảnh trên mạng có rất nhiều loại khác nhau.
Đề tài này sẽ tạo ra những phương pháp khác nhau trong việc tìm kiếm hình
ảnh trên mạng Internet, giúp chúng ta có được những bức ảnh sinh động, phong
4


phú về thể loại. Giới thiệu một số trang Web cung cấp hình ảnh mà gần như giáo
viên chưa hề biết tới.
Đặc biệt đề tài còn hướng dẫn cách sử dụng và thiết kế bài giảng trên phần
mềm Corel DRAW X5 (phần mềm thiết kế đồ họa) nhằm giúp giáo viên thực hiện
ý tưởng thiết kế bài giảng của mình.
Với những điểm mới trên, đề tài mong muốn hỗ trợ giáo viên trong việc thiết
kế bài giảng của mình nhằm nâng cao hiệu quả bài học trong thời đại công nghệ
4.0.

5


B - NỘI DUNG
I. Phương pháp tìm kiếm tranh ảnh trên mạng Internet
1. Khái quát
Tranh ảnh là loại đồ dùng trực quan, nằm trong nhóm đồ dùng trực quan tạo
hình để phục vụ cho việc dạy và học môn lịch sử, tranh ảnh có vai trò hết sức quan
trọng trong việc dạy học lịch sử, tranh ảnh không chỉ để minh họa cho kênh chữ
mà nó còn là nguồn cung cấp kiến thức mới một cách sinh động và hấp dẫn.
Trước đây, khi CNTT chưa phát triển tranh ảnh chỉ có ở trong SGK, có nghĩa

là nó đã cố định để minh họa hay nói về một vấn đề nào đó nên giáo viên cứ theo
như mẫu đã có sẵn để giảng dạy. Tuy nhiên, tranh ảnh trong sách thường rất ít và
chủ yếu là những tranh ảnh đen trắng không sinh động hấp dẫn học sinh.
Hiện nay, với sự phát triển của cuộc cách mạng KHCN, đặc biệt là mạng
Internet, chúng ta đã có một kho tư liệu tranh ảnh khổng lồ trên các trang mạng,
với hình thức và chủng loại đa dạng, phong phú, cho phép chúng ta dễ dàng chỉnh
sửa để phù hợp với ý tưởng thiết kế của chúng ta trong từng bài giảng. Vấn đề là,
chúng ta cần có những hiểu biết, những thủ thuật khi khai thác tranh ảnh trên mạng
là sẽ có một nguồn tư liệu quý giá để phục vụ việc dạy học.
Tranh ảnh trên mạng Internet thường có một số loại sau:
Ảnh tĩnh: Là những bức ảnh không có chuyển động, được chụp về một sự
kiện - hiện tượng nào đó, đây cũng là loại ảnh phổ biến và nhiều nhất trên mạng
hiện nay và cũng là loại ảnh giáo viên hay dùng nhất. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn
giáo viên chưa hiểu đầy đủ về tranh ảnh trên mạng, về cách thức khai thác, chủ yếu
là lên mạng tải một cách đơn thuần về và sử dụng. Vì vậy, khi sử dụng chưa đạt
hiệu quả cao nhất khi khai thác tranh ảnh trong việc thiết kế bài học. Loại ảnh này
có nhiều loại khác nhau, cách tải nó cũng có phương pháp và quy trình. Sau đây,
tôi xin giới thiệu một số loại ảnh trên mạng.
Ảnh có nền: là loại ảnh có cả màu của nền bức ảnh, đây là loại mà chúng ta hay
sử dụng trong thiết kế bài học.
Ví dụ: Khi chúng ta dạy về các cuộc chiến tranh, hay kháng chiến chúng ta cần
sử dụng hình ảnh một chiếc Xe tăng, thường thì chúng ta lên mạng và tải về thì nó
sẽ có cả hình nền như hình H.1

6


H.1. Xe Tăng
Loại ảnh này rất nhiều, nhưng hạn chế của nó là có cả màu của nền nên khi bỏ
vào các Sile sẽ che lấp nền Sile cản trở việc bỏ thêm các yếu tố khác vào Sile, tính

hấp dẫn không cao.
- Ảnh rỗng nền: Là loại ảnh không có nền, mà chỉ có hình của đối tượng, còn nền
của nó là trong suốt, loại ảnh này thì nhiều giáo viên chưa biết tới và sử dụng nó
như H.3.
Ví dụ: Cũng dạy về các cuộc chiến tranh, hay kháng chiến chúng ta cần sử
dụng hình ảnh một chiếc Xe tăng, chúng ta sẽ sử dụng một bức ảnh rỗng nền H.3.

H.2. Nền Sile

H.3. Xe tăng rỗng nền

Khi chúng ta bỏ hình Xe tăng rỗng nền (H.3) vào Nền Sile (H.2) ta thấy kết quả
như hình sau:

7


Như vậy cùng một bức ảnh, nhưng có nhiều loại khác nhau, chúng ta thấy khi
bỏ ảnh xe tăng rỗng nền vào Sile thì sẽ có một số ưu điểm sau: Nền của Sile không
bị che khuất, chúng ta có thể chèn thêm các bức ảnh khác vào như: Khói, quân
lính, cảnh vật…tạo nên một cuộc hành quân sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh,
học sinh như được hòa mình vào không gian thật của một cuộc hành quân, qua đó
hiệu quả bài học sẽ cao hơn.

Ngoài ra còn có nhiều loại tranh ảnh khác: Ảnh màu, đen trắng, hình vẽ…tùy
thuộc vào ý tưởng của chúng ta để có sự lựa chọn phù hợp.
8


Ảnh động: Là loại ảnh chuyển động, thực chất là một bức ảnh có nhiều lớp ảnh

được chồng lên nhau tạo nên chuyển động, việc sử dụng loại này làm cho bài học
sinh động, hấp dẫn học sinh. Tuy nhiên, giáo viên cũng gần như chưa khai thác
loại ảnh này vào việc thiết kế bài giảng của mình. Hiện nay, có rất nhiều kho ảnh
động trên mạng Internet, nếu chúng ta biết cách khai thác để thiết kế bài giảng thì
hiệu quả bài học sẽ cao hơn.
2. Một số phương pháp tìm kiếm tranh ảnh trên mạng Internet
2.1. Sử dụng công cụ tìm kiếm Google
Đây cũng là cách phổ biến nhất mà chúng ta thường sử dụng, cách này tình
trạng phổ biến là chúng ta vào GOOGLE và đánh nội dung tranh ảnh chúng ta
cần, sau đó tải về và sử dụng mà không để ý đến các thông số nên hiệu quả không
cao.
Để tìm kiếm tranh ảnh theo cách này có hiệu quả, tôi xin đề xuất trình tự các
bước như sau:
Bước 1: Vào GOOGLE đánh nội dung tranh ảnh chúng ta cần, sau đó ấn Enter,
một cửa sổ sẽ xuất hiện như hình H.4

(H.4)
Bước 2: Vào chọn Tranh ảnh sau đó chọn mục Công cụ, một bảng Menu xuất
hiện sau đó chúng ta tùy chọn các thông số và loại tranh ảnh mình cần như H.5

9


(H.5)
Thứ nhất: Mục Kích thước khi chúng ta chọn vào mục này, một bảng gồm
các thông số xuất hiện như H.6. Sau đó chúng ta tùy chọn, nếu dùng tranh ảnh để
in chúng ta nên chọn Lớn để có độ nét cao hơn, thông thường chúng ta chọn mục
Mọi kích thước

(H.6)

Thứ hai: Mục Màu, khi chúng ta chọn vào mục này một bảng gồm các loại
màu xuất hiện như hình H.7, tùy thuộc vào mục đích sử dụng để lựa chọn màu
sắc của ảnh cho phù hợp.

(H.7)
Trong bảng này chúng ta thường chọn Mọi màu, còn Trong suốt đó chính là
loại rỗng nền (không có màu nền), loại này chúng ta có thể chèn vào bất kỳ nền
Sile nào, rất sinh động, hấp dẫn.
10


Thứ ba: Mục Loại, khi chọn, một bảng Menu xuất hiện gồm nhiều loại ảnh
khác nhau chúng ta tùy chọn như hình H.8

(H.8)
Trong bảng này chúng ta thường chọn Mọi loại, còn Khuôn mặt là loại ảnh
chân dung, Bức vẽ là loại ảnh vẽ tay, chú ý Hình động là loại ảnh chuyển động
hay còn gọi là ảnh GIF. Tùy vào mục đích thiết kế để lựa chọn loại ảnh phù hợp
nhất.
Bước 3: Sau khi tùy chọn các thông số theo mục đích sử dụng tranh ảnh và loại
cần tìm, chúng ta chọn ảnh cần tìm và tải về như bình thường.
Với việc thực hiện theo quy trình trên, theo tôi sẽ đạt được một số hiệu quả sau:
Thứ nhất: Sẽ chọn được nhiều loại tranh ảnh khác nhau với cùng một nội dung
cần tìm kiếm, qua đó chúng ta sẽ lựa chọn bức ảnh phù hợp nhất cho việc thiết kế
của mình.
Thứ hai: Những bức ảnh sẽ có chất lượng cao hơn, có thể sử dụng vào nhiều
mục đích khác nhau.
Thứ ba: Các Sile sẽ được thiết kế một cách sinh động, việc phục dựng các sự
kiện lịch sử sẽ dễ dàng hơn.
Thứ tư: Làm cho bài học sinh động, hấp dẫn, thu hút học sinh tập trung chú ý

vào bài học, qua đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, nâng cao
hiệu quả bài học.
* Lưu ý: Để đạt được kết quả cao trong việc sử dụng phương pháp này, chúng ta
cần chú ý một số vấn đề sau:
Ý tưởng thiết kế hoạt động phải căn cứ vào mục tiêu bài học, theo hướng phát
huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, phải hướng các hoạt động vào
người học, đây là yếu tố quyết định đến việc thành công của bài học.
Khi lựa chọn tranh ảnh cần phải đảm bảo tính thẩm mĩ, tính giáo dục và phù
hợp với đặc thù bộ môn.
Không lạm dụng quá nhiều bức ảnh trong thiết kế.
Các tranh ảnh phải được sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm.
11


Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung tranh ảnh để lĩnh hội kiến thức. Kết hợp
đa dạng các phương pháp dạy học tích cực.
Trong trường hợp chúng ta đã tìm tất cả các phương pháp mà chưa có hình ảnh
phù hợp cho việc thiết kế, thì chúng ta chọn một ảnh tương đối sau đó sẽ cắt ghép
ở phần mềm Corel thì sẽ được hình ảnh phù hợp.
Ví dụ: Bài 11: Tình hình các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế
giới (1918 – 1939)
Khi dạy mục 1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai – Oa sinh
tơn, giáo viên nói về những nội dung của hội nghị Véc xai – Oa sinh tơn. Giáo viên
nên lên ý tưởng về nội dung của hội nghị để giúp học sinh thấy được sự áp đặt, nô
dịch của các nước thắng trận đối với các nước bại trận…
Theo tôi, giáo viên nên thiết kế như sau:

(H. 9)
Những hình ảnh này chúng ta áp dụng phương pháp tìm tranh ảnh bằng Google
theo các bước trên, sau đó thiết kế thành một Sile như H. 9. Khi trình chiếu Sile

này giáo viên đặt câu hỏi: Thông qua những hình ảnh biếm họa trên kết hợp với
SGK hãy cho biết trật tự Véc xai – Oasinh tơn có đặc điểm gì?
Học sinh thông qua những hình ảnh và SGK để trả lời, từ đó nắm được bản chất
của trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Sau đó GV cũng cố và chốt lại nội dung của bức ảnh.
Với những hình ảnh trên giúp học sinh chú ý hơn đến việc thực hiện nhiệm vụ,
qua đó khắc sâu cho học sinh về trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất.
12


Việc thiết kế như trên sẽ làm bài học hấp dẫn và sinh động hơn, từ đó học sinh
nắm được kiến thức mà giáo viên không phải làm việc nhiều.
Hay khi nói về cách giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước
đế quốc đã hình hình hai khối nước đế quốc, để học sinh nhận thức sâu sắc hơn,
chúng ta cũng sử dụng phương pháp này và tạo ra Sile sau:

(H. 10)
Thông qua những hình ảnh , GV hướng dẫn học sinh khai thác những nội dung
kiến thức trong SGK được minh họa ở những hình ảnh H.10 để HS thấy được
khủng hoảng kinh tế đã tạo ra hai khối nước đế quốc đối lập nhau, chạy đua vũ
trang làm cho tình hình thế giới căng thẳng, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
Chiến tranh thế giới thứ 2.
2.2. Sử dụng trang Web cung cấp tranh ảnh
2.2.1. PNG img.com
PNG img.com Là trang chuyên cung cấp miễn phí các hình ảnh rỗng nền trong
tất cả các lĩnh vực của đời sống, trang này hiện tại có hơn 770.000 ảnh và đang liên
tục cập nhật, đặc biệt có rất nhiều ảnh lịch sử qua các thời kỳ.
Cách tìm kiếm:
Bước 1: Chúng ta vào Google đánh PNG img.com sau đó ấn Enter một cửa sổ sẽ

hiện ra, chú ý một số nội dung sau H.11

13


(H. 11)
Bước 2: Bấm vào biểu tượng phía trên, bên phải để dịch sang tiếng Việt (H.11).
Bước 3: Lựa chọn hình ảnh theo yêu cầu, sau đó tải về bình thường ( H.11).
Ví dụ : Bài 11: Tình hình các nước Tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh
thế giới (1918 – 1939)
Khi dạy mục 1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai – Oa sinh
tơn. Sau khi học sinh nắm được những đặc điểm của trật tự thế giới mới, giáo viên
khắc sâu cho học sinh thấy được sau hội nghị Véc xai – Oa sinh tơn thì nền hòa
bình thế giới được lập lại nhưng chỉ tạm thời và mong manh.
Theo tôi, giáo viên nên thiết kế như sau:

(H. 12)
Để thiết kế được Sile trên chúng ta làm như sau:
Bước 1: Vào Google đánh PNG img.com → Enter một cửa sổ sẽ hiện ra như
hình H.9. Sau đó tìm kiếm các ảnh liên quan: Quả địa cầu (globe)., Bom hẹn giờ
(time bomb), biểu tượng bàn tay (hand)
14


Đánh chữ Quả địa cầu bằng tiếng Anh là: globe vào bảng nhập nội dung tìm
kiếm sau đó bấm Enter một bảng sẽ xuất hiện như hình H.10. Các hình ảnh khác
cũng làm tương tự.

(H.13)
Bước 2: Sau đó bấm chuột phải vào tranh ảnh cần tải về, một bảng hộp thoại

xuất hiện, chọn vào mục Lưu hình ảnh thành và chọn vị trí lưu.
Bước 3: Chúng ta đưa những hình ảnh mới tải về vào PowerPoint và thiết kế.
Chúng ta sẽ có một Sile như sau:

(H. 14)
Với Sile này, bằng những hình ảnh minh họa, học sinh sẽ thấy được nền hòa
bình thế giới chỉ là tạm thời, mong manh, thế giới như đang bị gắn với một quả
15


bom có thể phát nổ bất kỳ lúc nào. việc thiết kế những hình ảnh rỗng nền này giúp
học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, làm cho bài học sinh động, hấp dẫn
học sinh.
Cũng trong bài này khi dạy mục 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và
hậu quả của nó.
Khi nói về hậu quả của cuộc khủng hoảng, để khắc sâu cho học sinh những
hậu quả nặng nề của nó đối với các nước đặc biệt là Mĩ và Đức thì GV có thể thiết
kế Sile này và sử dụng một số hình ảnh trong Trang PNG
Cách làm cũng làm tương tự như trên, GV trình chiếu Sile:

(H. 15)
Ví dụ 2: Khi dạy Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ
xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)
Khi dạy đến mục I.2. Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ, để nhấn
mạnh ý nghĩa của chiến thắng Vạn Tường. GV vừa kết hợp lược đồ trong SGK
đồng thời có thể thiết kế thêm Sile sau để làm cho bài học sinh động hơn.

16



Trận địa (H. 16)
Khi sử dụng trang Web này giúp chúng ta một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Đây là trang Web cung cấp một kho hình ảnh rỗng nền rất lớn, bao
gồm nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là những hình ảnh lịch sử: vũ khí,
phương tiện chiến tranh, nhân vật….giúp chúng ta dễ dàng lựa chọn những hình
ảnh phù hợp cho việc thiết kế bài học.
Thứ hai: Hình ảnh của trang này có độ nét rất cao, có thể sử dụng để in ấn.
Thứ ba: Giúp việc thiết kế các Sile trở nên sinh động hấp dẫn, có thể phục
dựng những sự kiện lịch sử vì có thể chèn nhiều bức ảnh vào một Sile mà không sợ
các bức ảnh chồng lên nhau.
Thứ tư: Ảnh loại này có thể chèn vào các lược đồ, bản đồ mà không sợ nền
của ảnh che lấp nội dung của bản đồ hay lược đồ.
Lưu ý:
Đây là trang Web của nước ngoài nên khi sử dụng phải dùng tiếng Anh, nên
sẽ hạn chế cho những người không thành thạo về tiếng Anh. Vì vậy, khi sử dụng
trang Web này để thuận tiện cho việc tìm kiếm nên mở thêm một trang dịch từ
tiếng Việt sang tiếng Anh là có thể dễ dàng tìm kiếm.
Khi tìm kiếm tranh ảnh phải dựa vào mục đích sử dụng tranh ảnh để cung cấp
kiến thức mới cho học sinh, hay là để minh họa kiến thức… để tìm kiếm và xử lý
hình ảnh một cách hợp lý theo mục tiêu bài học về kiến thức, kỹ năng và thái độ
của từng bài.
2.2.2 Trang All-free-download.com
Đây cũng là trang cung cấp một kho hình ảnh rất lớn trong tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, ở trang này có rất nhiều loại hình ảnh khác nhau đặc biệt là
loại ảnh rỗng nền.
17


- Cách tìm kiếm:
Bước 1: Chúng ta vào Google nhập All-free-download.com → Enter một cửa sổ

sẽ hiện ra như hình H.17.

(H. 17)
Bước 2: Chúng ta nhập thông tin hình ảnh cần tìm kiếm, lưu ý đây là trang web
của nước ngoài ,vì vậy chúng ta phải sử dụng tiếng Anh, nên khi sử dụng trang
web này chúng ta cùng lúc đó mở một trang Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh
(nếu chúng ta không biết tiếng Anh).
Bước 3: Tải về bình thường.
Ví dụ: Khi dạy về các Chiến lược chiến tranh của Mĩ tiến hành ở Việt Nam từ
1954 – 1973, chúng ta cần sử dụng các ảnh về vũ khí, phương tiện chiến tranh như:
Súng đạn, Máy bay, Xe tăng… thì GV có thể sử dụng trang Wb này để tải những
hình ảnh về để phục vụ cho việc thiết kế
Muốn tải hình ảnh khẩu súng chúng ta vào Trang All-free-download.com →
Enter một cửa sổ sẽ hiện ra như hình H.17.và đánh Enter. Nhập bằng tiếng Anh
từ khẩu súng: gun→ Enter thì nó sẽ hiện ra kết quả H.18.

(H.18)
18


Sau đó tải về theo các bước như trên
Lưu ý: - Ảnh rỗng nền là ảnh có nền là những ô ca rô đen trắng.
- Trong trang này chủ yếu là các dạng ảnh gộp. Vì vậy, nếu chúng ta
cần lấy một nội dung nào đó trong bức ảnh thì chúng ta tải về và sau đó sẽ sử dụng
phần mềm Corel draw X5 để tách nó ra
2.2.3. Tìm kiếm ảnh động hay còn gọi là ảnh GIF.
Có nhiều cách để tìm kiếm ảnh động trên mạng Internet:
- Cách 1: Chúng ta vào Google đánh nội dung cần tìm thêm đuôi GIF ở phía
sau,một hộp thoại xuất hiện như H.19


`

(H.19)

Nhấn vào hình cần, bấm chuột phải và chọn Lưu hình ảnh thành như H.20

(H.20)

19


Sau đó chọn vị trí lưu H. 21

(H. 21)
-Cách 2: Vào Google và đánh GIPHY.com→ Enter. Một bảng hộp thoại xuất
hiện làm các thao tác như H.22

(H.22)
Nhập nội dung cần tìm bằng tiếng Anh sau đó tìm kiếm và tải về.
-Cách 3: Vào Google và đánh Power Point.vn→ Enter. Đây là trang chuyên
cung cấp những ảnh động cho việc trình chiếu, khi vào trang này chúng ta chọn
vào mục 300k ảnh động sau đó chọn vào chủ đề cần tìm và tải bình thường về và
sử dụng như H.23 –H.24 – H.25.

(H.23)
20


(H.24)


(H.25)
Ví dụ1: Khi dạy về việc Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc bằng
không quân và hải quân, để nhấn mạnh tính ác liệt và tội ác của Mĩ về việc sử dụng
máy bay B52 để ném bom bắn phá miền Bắc, chúng ta nên sử dụng hình ảnh động
về máy bay B52 để khắc sâu cho học sinh sự tàn phá khủng khiếp, góp phần làm
cho bài học sinh động hấp dẫn hơn.
Bước 1: Google và đánh GIPHY.com→ Enter. Một bảng hộp thoại xuất hiện
như H.22
Bước 2: Nhập B52 → Enter. Những ảnh động về máy bay B52 sẽ xuất hiện,
sau đó chúng ta lựa chọn và tải về bình thường.
Ví dụ2: Khi dạy về Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 và Chiến dịch Biên
giới thu- đông 1950, để tường thuật lại diễn biến của chiến dịch kết hợp với lược
đồ, chúng ta nên tài thêm những bức ảnh động về lính nhảy dù để chèn vào các
Sile để lược đồ thêm sinh động.
21


Cách làm: vào Power Point.vn→ Enter vào mục 300k ảnh động, vào mục
Cảnh sát… như hình sau:

(H. 26)
Sau đó bấm vào mục Xem tiếp một bảng thoại sẽ xuất hiện như hình dưới, sau
đó tải về và chèn vào lược đồ.

(H. 27)
Với những trang Web trên, hy vọng quý thầy cô sẽ tìm được những hình ảnh
ưng ý, với nhiều thể loại khác nhau để phục vụ cho việc thiết kế bài giảng một
cách sinh động, hấp dẫn học sinh. Qua đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức bài học
22



một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và đặc biệt làm cho bài học hấp dẫn lôi cuốn học
sinh thông qua những hoạt động học tập để đạt mục tiêu bài học.
Điều quan trọng là chúng ta phải lên ý tưởng cho việc thiết kế bài học một
cách sinh động, phù hợp với nội dung và mục tiêu của bài học.
II. Phương pháp sử dụng phần mềm Corel draw X15 - phần mềm thiết kế đồ
họa (gọi tắt là Corel draw X5)
1.Khái quát phần mềm Corel draw X5
- Phần Corel draw X5- phần mềm thiết kế đồ họa được sử dụng phổ biến trong
lĩnh vực thiết kế đồ họa, quảng cáo… nó cho phép sử dụng các công cụ để sáng tạo
nên những đối tượng và tạo thành những tác phẩm thiết kế với những hình ảnh ảnh
mô hình sinh động, hấp dẫn.
- Phần mềm Corel draw X5 có nhiều phiên bản khác nhau từ X12 đến X18 và
chúng ta có thể cài đặt miễn phí phần mềm này trên mạng Internet, tính năng của
nó rất mạnh, cách thức sử dụng đơn giản, đạt hiểu quả cao, trong đề tài này tôi sử
dụng phần mềm Corel draw X5.
- Phần mềm này theo tôi có thể áp dụng được vào những công việc sau để hỗ trợ
cho việc thiết kế bài giảng môn lịch sử ở trường THPT:
Về việc thiết kế chữ: Nó có thể tạo ra rất nhiều loại chữ khác nhau, tùy vào
mục đích của chúng ta.
Về màu sắc: Cho phép chúng ta tô màu một cách đơn giản, với nhiều kiểu
màu khác nhau và tùy vào ý muốn của chúng ta.
Về chỉnh sửa hình ảnh: Có thể làm nét ảnh, cắt ghép hình ảnh tương tự như
phần mềm Photoshop.
Đặc biệt phần mềm này có thể vẽ các hình, đặc biệt là các biểu đồ, lược đồ,
bản đồ hoặc sơ đồ tư duy một cách cực kì đơn giản và nhanh chóng theo ý muốn,
ngoài ra chúng ta còn có thể đồ lại các bản đồ hay sơ đồ phức tạp một cách dễ
dàng.
Khi chúng ta đã nắm bắt được tính năng các công cụ của phần mềm này chúng
ta có thể ứng dụng đó trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt là quý thầy cô có

thể chủ động trong việc thiết kế các Sile.
2. Hướng dẫn cách sử dụng một số tính năng cơ bản của phần mềm Corel
Draw X5 (phần mềm thiết kế đồ họa).
* Cài đặt: Chúng ta lên mạng và tải phần mềm Corel Draw X5 cài đặt như bình
thường.
* Hướng dẫn cách sử dụng một số tính năng cơ bản:
- Cài đặt xong phần mềm sẽ có hình dạng sau H.28
23


(H.28)
Nhấn đúp chuột vào phần mềm một cửa sổ sẽ xuất hiện, đây là giao diện làm
việc của phần mềm, ở đây tôi sử dụng phần mềm Corel Draw X5 như H.29

(H.29)
* Thanh Menu trên cùng H.30

(H.30)
+ Thứ nhất: Vào File một cửa sổ sẽ xuất hiện, chú ý một số lệnh sau H.31
(H.31)

24


Khi thiết kế bài học chúng ta có thể mở phần mền này để hỗ trợ việc thiết kế
các Sile: Ctrl N: mở một trang làm việc mới.
Ctrl S: Lưu trang làm việc.
Ctrl E: Xuất đối tượng.
Lưu ý: Ctrl E là để xuất đối tượng ra File ảnh, sau đó chúng ta đưa vào các
Sile trong Power Point.

+ Thứ hai: Thanh Edit chúng ta cần chú ý lệnh sau H.32

(H.32)
Đây là lệnh mà muốn Copy nội dung văn bản từ Word sang Corel
Lưu ý: Nếu chúng ta copy và paste bình thường thì cũng được. Nhưng khi vào
phần mềm Corel thì chúng ta không chỉnh sửa được. Còn khi chúng ta copy từ
word, sau đó vào Edit → Paste Special thì khi sang phần mềm Corel chúng ta có
thể chỉnh sửa tùy ý như hình H.30 ở trên.
+ Thứ ba: Thanh Effects là thanh hiệu ứng, trong thanh này chúng ta cần chú ý
các lệnh sau H.33

(H.33)
25


×