Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 TP phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.63 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ
DỤNG DẤT ĐẾN NĂM 2020 THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

GV hướng dẫn:

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

SV thực hiện:

Phan Thị Huyền

Địa điểm thực tập:

Phòng Tài Nguyên &Môi Trường
Thành Phố Phúc Yên

Hà Nội, 2019


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................3
DANH MỤC BẢNG, HÌNH............................................................................................4
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 5
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................5
2. Mục tiêu của đề tài.........................................................................................................6


3. Cơ sở pháp lý của việc Quy hoạch sử dụng đất thành phố Phúc Yên trên các căn cứ .. .6
CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............8
1.1. Đối tượng....................................................................................................................8
1.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................8
1.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................................8
1.3.1. Điều tra đánh giá về tình hình cơ bản của Thành phố Phúc Yên..............................8
1.3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất đai của Thành phố Phúc Yên....................................8
1.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố
Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc...................................................................................................9
1.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện phương án QHSDĐ
trên địa bàn thành phố Phúc Yên......................................................................................10
1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................10
1.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu........................................................10
1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................................11
1.4.3. Phương pháp minh hoạ...........................................................................................11
1.4.4. Phương pháp chuyên gia........................................................................................11
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ SỐ LIỆU, TÀI LIỆU THU THẬP ĐƯỢC........................12


2.1. Các tài liệu thu thập được tại thành phố Phúc Yên....................................................12
2.2. Đánh giá nguồn tài liệu thu thập được tại thành phố Phúc Yên.................................12
3.1. Đánh giá tình hình cơ bản tại thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc..........................14
3.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................14
3.1.2. Các nguồn tài nguyên.............................................................................................17
3.1.3. Thực trạng môi trường...........................................................................................20
3.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.....................................................................21
3.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường của thành
phố................................................................................................................................... 32
3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai của Thành phố Phúc Yên........34
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai của thành phố.................................................................34

3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của thành phố Phúc Yên...................................41
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH,
SỬ DỤNG ĐẤT..............................................................................................................52
4.1. Phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Phúc Yên đến năm 2020.....................52
4.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước................................53
4.2.1. Đất nông nghiệp.....................................................................................................54
4.2.2. Đất phi nông nghiệp...............................................................................................55
4.2.3. Đất chưa sử dụng...................................................................................................60
4.2.4. Đất đô thị............................................................................................................... 60
4.3. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của thành phố Phúc Yên............60
4.3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2018.............................61
4.3.2. Kết quả thực hiện kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2018....................64
4.3.3. Kết quả thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2018.............65


4.3.4 Kết quả đánh giá theo danh mục công trình, dự án được phê duyệt trong kế hoạch
sử dụng đất năm 2018......................................................................................................65
4.4. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện
quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.......................................................................................66
4.4.1. Những mặt đạt được...............................................................................................66
4.4.2. Tồn tại trong quy hoạch sử dụng đất kỳ trước........................................................66
4.4.3. Nguyên nhân..........................................................................................................67
4.5. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sử dụng
đất kỳ tới..........................................................................................................................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................69
1. Kết luận........................................................................................................................ 69
2. Kiến nghị...................................................................................................................... 69


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTNMT

Bộ Tài nguyên và môi trường

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018
Bảng 3.2: Biến động diện tích tự nhiên
Bảng 3.3: Đánh giá tình hình biến động đất đai từ năm 2010 đến 2018
Bảng 4.1: Phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Phúc Yên

giai đoạn 2010-2020
Bảng 4.2: Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước
Thành phố Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 4.3: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 thành
phố Phúc Yên theo QHSDĐ đã duyệt
Bảng 4.4: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng dất phi nông nghiệp thành phố Phúc Yên
đến năm 2015 theo quy hoạch được duyệt
Bảng 4.5: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2018 thành phố
Phúc Yên.
Hình 1. Bản đồ hành chính thành phố Phúc Yên


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh (Luật đất đai, 2013b). Điều
18, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy đinh: “Đất đai thuộc
quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm
bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả nhất. Nhà nước giao đất cho các tổ chức
và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài” (Quốc hội nước CHXHCNVN,2013a). Vai trò của
đất đối với con người và các hoạt động sống là rất quan trọng, nhưng lại giới hạn về diện
tích và cố định về vị trí. Do vậy việc sử dụng đất cần phải hết sức tiết kiệm và hợp lý.
Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một nội dung quan trọng trong công
tác quản lý Nhà nước về đất đai. Luật đất đai năm 2013 quy định: “quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất” là 1 trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai; công tác quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất được quy định từ Điều 31 đến Điều 51 của Luật đất đai và được cụ thể
tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi
hành Luật đất đai (từ Điều 7 đến Điều 12), Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày
02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) quy định chi tiết việc lập, điều

chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ nền kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá-hiện đại hoá đã gây áp lực lớn lên nguồn tài nguyên đất. Chính vì vậy,
lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là rất cần thiết và giữ một vai trò đặc biệt quan
trọng, giúp cho việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, tránh lãng phí,
huỷ hoại môi trường đất, phá vỡ môi trường sinh thái hoặc kìm hãm quá trình phát triển
kinh tế của địa phương. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) còn là công cụ để
quản lý và phát triển bền vững.
Trong hệ thống QHSDĐ thì cấp huyện có vị trí quan trọng làm cơ sở cho việc xây
dựng kế hoạch SDĐ. QHSDĐ cấp huyện tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất của các
bộ, ngành, các vùng trọng điểm, các tỉnh,…đảm bảo tính thống nhất về quản lý sử dụng
đất đai cả nước. QHSDĐ cấp huyện, cụ thể hóa QHSDĐ cấp tỉnh trên địa bàn cụ thể.
Để đánh giá một cách chính xác kết quả thực hiện phương án QHSDĐ đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011-2015; kế hoạch sử dụng đất 2016, 2017, 2018; thì
phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại trong quá trình thực hiện quy


hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kiến nghị các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao thực
hiện phương án QHSDĐ là rất quan trọng.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành
phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” là rất cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và kế hoạch
sử dụng đất năm 2016, năm 2017, năm 2018 nhằm tìm ra những ưu điểm và tồn tại trong
quá trình thực hiện.
- Đề xuất giải pháp để khắc phục các tồn tại và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức
thực hiện QHSDĐ.
3. Cơ sở pháp lý của việc Quy hoạch sử dụng đất thành phố Phúc Yên trên các căn cứ

sau:
- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
- Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về Điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Nghị định số 43/2014/NĐ – CP ngày 15 tháng 04 năm 2014 cảu Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai.
- Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về Điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050.
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài


nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
- Công văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất các cấp.
- Quyết định số 76/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2014 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
(2011 – 2015) thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quyết định số 357/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị
Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050



CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng
- Đất đai trên địa bàn thành phố Phúc Yên.
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quy hoạch sử dụng
đất của thành phố Phúc Yên.
- Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Phúc Yên.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trong phạm vi ranh giới hành chính thành phố Phúc Yên tỉnh
Vĩnh Phúc
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu hiện trạng: 2018
+ Số liệu thu thập: 2010-2018
1.3. Nội dung nghiên cứu
1.3.1. Điều tra đánh giá về tình hình cơ bản của Thành phố Phúc Yên
-

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường thành phố Phúc Yên: vị
trí địa lý, khí hậu, thủy văn; Các nguồn tài nguyên.

-

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phúc Yên; Tăng trưởng kinh tế
thành phố Phúc Yên giai đoạn 2010-2018; Thực trạng phát triển các ngành kinh
tế: nông nghiệp, công nghiệp, TTCN, xây dựng cơ bản; dịch vụ, du lịch; các lĩnh
vực khác; dân số, lao động, việc làm và thu nhập;

-

Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn;


-

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;

-

Đánh giá chung.

1.3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất đai của Thành phố Phúc Yên
a. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố


Đánh giá tình hình thực hiện 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn
thành phố Phúc Yên
b. Đánh giá tình hình sử dụng và biến động đất đai thành phố Phúc Yên
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 thành phố Phúc Yên
- Biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2010-2018 theo các nhóm đất: nông nghiệp,
phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng;
- Xu thế và nguyên nhân biến động sử dụng đất thành phố Phúc Yên giai đoạn
2010-2018.
1.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành
phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
1.3.3.1. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Phúc Yên
1.3.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2015 tại thành
phố Phúc Yên
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2015 so với các chỉ tiêu đã được
duyệt trong phương án QHSDĐ đến năm 2020;
- Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất theo phương án QHSDĐ đã duyệt;
- Kết quả khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích theo

phương án QHSDĐ đã duyệt;
- Đánh giá chung kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
1.3.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2017-2018 tại
thành phố Phúc Yên
- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2017-2018 so với các chỉ tiêu đã
được duyệt trong kế hoạch sử dụng đất;
- Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất 2017-2018 đã
duyệt;
- Kết quả khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích theo kế
hoạch sử dụng đất đã duyệt giai đoạn 2017-2018.


1.3.3.4. Đánh giá việc thực hiện các công trình, dự án so với phương án quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất thành phố Phúc Yên
- Các công trình dự án sử dụng đất đến năm 2015 trong phương án QHSDĐ đã và
đang thực hiện theo phương án quy hoạch;
- Các công trình dự án sử dụng đất đến năm 2017, năm 2018 trong phương án
QHSDĐ đã và đang thực hiện theo phương án quy hoạch;
- Các công trình sử dụng đất phát sinh không có trong phương án QHSDĐ và kế
hoạch sử dụng đất đã duyệt năm 2017;
- Các công trình dự án sử dụng đất đến năm 2018 trong kế hoạch sử dụng đất nhưng
chưa được thực hiện theo kế hoạch đã duyệt.
1.3.3.5. Đánh giá chung kết quả thực hiện phương án QHSDĐ thành phố Phúc Yên
- Những kết quả đạt được;
- Những tồn tại, hạn chế;
+ Về phương án QHSDĐ;
+ Về đánh giá khả năng thực hiện công trình, dự án;
+ Về huy động nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch;
+ Về quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch.
- Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.

1.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện phương án
QHSDĐ trên địa bàn thành phố Phúc Yên.
- Nâng cao chất lượng phương án QHSDĐ;
- Đánh giá khả năng thực hiện công trình, dự án;
- Huy động nguồn vốn;
- Về quản lý quy hoạch và truyền thông, thông tin.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu


Số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban của thành phố, từ các nghiên cứu
trước đây.
- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, vị trí địa lý, địa hình, thổ
nhưỡng, thủy văn .
- Thu thập thông tin về kinh tế - xã hội như cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất của các
ngành, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng các công trình xây dựng cơ bản, giáo dục, y tế.
- Thu thập thông tin về tình hình quản lý và sử dụng đất đai: hiện trạng sử dụng các
loại đất, biến động đất đai qua một số năm, điều tra các loại bản đồ, báo cáo tổng kết
hàng năm, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội những năm tới của địa phương.
1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích;
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện
tích các công trình, dự án đã thực hiện theo QHSDĐ hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch;
tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án
QHSDĐ. Các số liệu được tổng hợp và xử lý trên Excel.
Kết quả thực hiện phương án QHSDĐ được đánh giá thông qua việc so sánh giữa
kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong phương án QHSDĐ đã duyệt (về số
lượng diện tích, về vị trí, về thời gian thực hiện,…) với kế hoạch đề ra.
1.4.3. Phương pháp minh hoạ
Tất cả các thông tin cần thiết, số liệu thu thập được được minh họa dưới dạng các

bảng biểu để thuận lợi hơn trong việc phân tích, so sánh giữa các năm trong giai đoạn
thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Phúc Yên.
1.4.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được áp dụng trong suốt báo cáo nhằm tham khảo các tài liệu có
giá trị pháp lý, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia và cán bộ có nhiều kinh nghiệm.


CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ SỐ LIỆU, TÀI LIỆU THU THẬP ĐƯỢC
2.1. Các tài liệu thu thập được tại thành phố Phúc Yên.
- Bản đồ địa chính: Thu thập được 01 tờ bản đồ dạng giấy, thể hiện thông tin về các
thửa đất phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã, phường, tỷ lệ
1/1000, được lập năm 2017. Trên các tờ bản đồ địa chính, thể hiện thông tin tên chủ sử
dụng đất, số thửa, diện tích, mục đích sử dụng đất , hình dạng thửa đất và các yếu tố xã
hội.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Phúc Yên.
- Sổ mục kê: Tại thành phố hiện nay vẫn lập và quản lý sổ mục kê dưới dạng giấy.
Sổ được lập theo Thông tư 29/2004/TT-BTNMT và được quản lý một cách chặt chẽ và
hợp lý. Các thông tin thể hiện trên sổ mục kê là của chủ sử dụng đất, đối tượng sử dụng
đất, diện tích đất, mục đích sử dụng, nội dụng thay đổi khi có biến động. Trong đó thu
thập được 01 quyển của phường Phúc Thắng từ trang 01 đến 07.
- Sổ địa chính: Hiện nay thành phố đang dần chuyển đổi việc lập và quản lý sổ địa
chính từ dạng giấy sang dạng số. Tuy nhiên ở một số xã phường vẫn quản lý theo mẫu sổ
cũ được lập theo thông tư 29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
Trong đó thu thập được 01 quyển của xã Cao Minh dưới dạng file số.
- Tại địa phương thu thập được tài liệu về báo cáo thống kê kiểm kê đất đai năm
2015 và năm 2016; kế hoạch sử dụng đất năm 2018 và báo cáo thuyết minh tổng hợp đên
năm 2020 dưới dạng số.
2.2. Đánh giá nguồn tài liệu thu thập được tại thành phố Phúc Yên
- Về số lượng: Nguồn tài liệu thu thập được tương đối đầy đủ
- Về chất lượng: Tất cả đều là bản photo trên giấy A4 trừ tờ bản đồ được in trên giấy

A0.
* Thuận lợi
+ Tại địa bàn thành phố Phúc Yên việc điều tra thu thập số liệu, tài liệu được dễ
dàng và thuận lợi.
+ Các số liệu, tài liệu thu thập được đều liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Việc
thu thập các tài liệu được sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và sự giúp đỡ của các


cán bộ địa chính, cán bộ phòng tài nguyên môi trường tại địa phương cũng như các
phòng ban khác tại địa điểm thực tập.
* Khó khăn
- Nhiều loại tài liệu đã bị rách nát do bảo quản chưa cẩn thận và quá trình hao mòn
của thời gian như: bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê. Gây ra việc khó khăn trong
quản lí sử dụng đất ở những giai đoạn trước 1995. Việc tìm kiếm, truy xuất dữ liệu địa
chính của các chủ sử dụng đất vẫn diễn ra thủ công chưa đồng bộ với cơ sở dữ liệu địa
chính trên cả nước.
- Chất lượng hồ sơ lưu trữ giai đoạn trước do cán bộ địa chính phường cũ thực
hiện còn thấp, do hạn chế về trình độ, về công nghệ. Số hồ sơ phải bổ sung, hoàn thiện
nhiều, gây khó khăn cho công tác đăng ký thống kê đất đai.
- Công tác lưu trữ hồ sơ còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về diện tích của phòng
và còn thiếu các tủ đựng đồ nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết.


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá tình hình cơ bản tại thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Phúc Yên được thành lập theo Nghị quyết số 484/NQ-UBTVQH14 ngày
07 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ quốc hội. Thành phố nằm ở phía Đông của
tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng diện tích tự nhiên 11.498,60 ha; chiếm 9,72% tổng diện tích tự
nhiên của tỉnh. Thành phố có vị trí địa lý từ 105o22’ đến 105041’ vĩ độ Bắc, từ 21022’ đến

21035’ độ kinh Đông và có ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên;
- Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội;
- Phía Nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội;
- Phía Tây giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Hình 1. Bản đồ hành chính thành phố Phúc Yên


Thành phố có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 08 phường (Đồng Xuân, Hùng
Vương, Nam Viêm, Phúc Thắng, Tiền Châu, Trưng Nhị, Trưng Trắcvà Xuân Hòa) và 02
xã (Cao Minh và Ngọc Thanh).
Thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng đồng bằng sông Hồng là
một trong những đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, thể
dục thể thao, là trung tâm kinh tế công nghiệp-dịch vụ quan trọng của tỉnh và là 1 đầu
mối giao thông của vùng phía Bắc và quốc gia. Trong xu thế phát triển hiện nay thì vị trí
của thành phố có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập:
- Về giao thông: với vị trí cửa ngõ phía Đông Bắc của vùng và của tỉnh nên thành
phố Phúc Yên có điều kiện thuận lợi thông thươn với các địa phương trong và ngoài tỉnh
nhờ các trục giao thông quan trọng như: đường sắt Hà Nội – Lào Cai, đường bộ (QL 2,
QL 23,…) và đặc biệt là thành phố nằm rất gần với sân bay quốc tế Nộ Bài (8km), cách
thành phố Hà Nội 30km.
- Về mở rộng thị trường: Với vị trí giao thông thuận lợi như trên, thành phố Phúc
Yên đã trở thành 1 trong những mắt xích quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc, có thị trường
rộng lớn để cung cấp và tiêu thụ hàng hóa do có hệ thống giao thông thuận tiện tới cảng
Hải Phòng thông qua đường QL 5, cảng Cái Lân – Quảng Ninh ( thông qua QL 18). Kết
hợp với hệ thống đường bộ đi các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang; đường sắt di các tỉnh phía Bắc
trên tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai và tuyến đường xuyên Á ( Côn Minh – Lào Cai –
Hà Nội – Hải Phòng) do đó thị trường không chỉ mở rộng đến các tỉnh trong nước mà còn
mở rộng thị trường với Trung Quốc và các nước ASEAN.

- Về liên kết vùng trong nước: thành phố Phúc Yên có lợi thế về địa lý tiếp giáp với
Hà Nội và là đô thị vệ tinh của Hà Nội, trong những năm qua trên địa bàn thành phố đã
hình thành các khu công nghiệp trong hệ thống vành đai công nghiệp các tỉnh phía Bắc,
là nơi có khu du lịch nghỉ dưỡng mang tính quốc gia ( hồ Đại Lải) và là nơi đào tạo
nguồn nhân lực không chỉ cho các tỉnh phía Bắc mà cả nước. Vì vậy sự phát triển của
tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thành phố Phúc Yên nói riêng gắn liền với sự phát triển của
vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đặc biệt đối với Hà Nội trong mối quan hệ về phát triển
công nghiệp (gần các khu công nghiệp của Hà Nội) tốc độ đô thị hóa, sức ép về lao động,
giải quyết việc làm, đất đai và những mối quan hệ về du lịch, dịch vụ, các vấn đề về xã
hội,…
Như vậy, vị trí địa lý của thành phố Phúc Yên không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, tiếp cận nhanh với các tiến bộ


khoa học kĩ thuật và giao lưu dễ dàng với các địa phương khác mà còn là mắt xích có vai
trò rất quan trọng của tỉnh Vĩnh Phucs và đối với cả vùng Bắc Bộ.
3.1.1.1. Địa hình, địa mạo
Thành phố Phúc Yên thuộc vùng trung du, tiếp giáp núi cao của tỉnh Vĩnh Phúc, địa
hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và mang tính đa dạng, được chia làm 2 vùng chính:
- Vùng đồi núi bán sơn địa: gồm có các xã Ngọc Thanh, Cao Minh và phường Xuân
Hòa, Đồng Xuân với diện tích khoảng 9.605ha (chiếm 80,38% diện tích tự nhiên)
- Vùng đồng bằng: Vùng này gồm các phường Nam Viêm, Tiền Châu, Phúc Thắng,
Hùng Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị với diện tích khoảng 2.344ha ( chiếm 19,62% tổng
diện tích tự nhiên).
3.1.1.2. Khí hậu
Thành phố Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng bắt đầu
từ tháng 4 đến tháng 10, muag lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 0C – 23,50C; nhiệt độ trung bình tháng nóng
nhất là 390C và tháng lạnh nhất là 100C.
- Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.646 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất là

tháng 7 với 195 giờ.
- Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.650mm; lượng mưa không đồng đều trong
năm, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, tháng 8 có lượng mưa trun bình
lớn nhất là 310mm.
- Độ ẩm không khí trung bình năm từ 84 – 86%, cao nhất là 86 – 87% (tháng 4),
thấp nhất 79 – 80% (tháng 2).
- Gió có 2 hướng chủ yếu là gió Đông – Nam (thổi từ tháng 4 đến tháng 9) vận tốc
gió trung bình là 2,4m/s; gió Đông Bắc (thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau)
thường kéo theo không khí lạnh và sương muối gây ảnh hưởng trược tiếp đến sản xuất
nông nghiệp vụ Đông Xuân.
Nhìn chung khí hậu của thành phố khá thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt; tuy
nhiên do địa hình của thành phố có đồi núi cao nên khí hậu cũng có sự chi phối của khí
hậu vùng cao (chủ yếu ở khu vực xã Ngọc Thanh).
3.1.1.3. Thủy văn


Chế độ thuỷ văn của Thành phố Phúc Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ nước của
hệ thống sông Cà Lồ, hồ Đại Lải, sông Bá Hanh. Chỉ tính riêng khu vực Thành phố thì
việc điều tiết nước cho sản xuất và sinh hoạt luôn đảm bảo trong cả 2 mùa: Mùa Đông và
mùa Hè.
- Sông Cà Lồ là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho Thành phố thông qua các
trạm bơm đồng thời là hệ thống tiêu thoát nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp.
- Sông Bá Hanh bắt nguồn từ suối Nhảy Nhót nằm giữa xã Trung Mỹ huyện Bình
Xuyên và xã Ngọc Thanh Thành phố Phúc Yên sau đó nhập vào sông Cánh và đổ vào
sông Cà Lồ.
- Hồ Đại Lải có diện tích khá lớn (trên 500 ha), nằm ở vùng đồi núi thuộc xã Ngọc
Thanh và Cao Minh. Do vậy ngoài tác dụng điều tiết khí hậu, nguồn nước cho sinh hoạt
và sản xuất, hồ Đại Lải cùng với các điều kiện môi trường và sinh thái xung quanh góp
phần tạo nên điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
- Ngoài ra trên địa bàn Thành phố còn có các đầm như đầm Diệu và các hồ nhỏ... có

tác dụng cung cấp nước và điều hòa môi trường sinh thái trong khu vực.
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
a.1. Về tính chất thổ những của đất
Tính chất thổ nhưỡng của đất trên địa bàn Thành phố được chia làm các loại đất chủ
yếu sau:
- Đất Feralitic có màu nâu vàng, được hình thành trên nền phù sa cổ; đất thường
chua, cấu tượng viên tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, thuận lợi cho
trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâm nghiệp và trồng hoa màu.
- Đất Feralitic có màu vàng hoặc đỏ được hình thành trên phiến thạch sét; loại đất
này thích hợp với trồng rừng, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.
- Đất Feralitic có màu vàng đỏ hoặc vàng xám được hình thành trên đá Macma, nằm
ở tầng đất mặt mỏng, đất chua, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.
- Đất Feralitic có màu vàng đỏ hoặc vàng xám được hình thành trên đá thạch
quăczit cuội kết, dăm kết. Đất thường ở dạng trơ sỏi đá, tính chất dinh dưỡng nghèo.


- Đất Feralitic xói mòn mạnh, trơ sỏi đá nằm trên địa hình dốc thoải, được phân bố
dọc theo quốc lộ 2 từ Phúc Yên đi Vĩnh Yên.
a.2. Về phân bố theo địa hình
- Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 1/3 diện tích của Thành phố và phân bổ ở xã Cao
Minh, phường Nam Viêm, phường Tiền Châu.
- Nhóm đất đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích của Thành phố, phân bố khá tập
trung ở xã Ngọc Thanh, phường Xuân Hoà.
Do đất đai của Thành phố khá đa dạng, điều kiện khí hậu, môi trường ít ô nhiễm,
cùng với vị trí địa lý thuận lợi (gần thủ đô Hà Nội và thành phố Vĩnh Yên) đã tạo điều
kiện cho đất đai của Thành phố trở thành nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế rất lớn.
b. Tài nguyên nước
b.1. Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt của Thành phố rất dồi dào không chỉ do lượng nước mưa mà còn

do trên địa bàn có các con sông, hồ đập có trữ lượng nước lớn, trong đó:
- Sông Bá Hanh chạy dọc theo địa phận của xã Ngọc Thanh, Cao Minh, phường
Tiền Châu đổ về sông Cà Lồ.
- Sông Cà Lồ là một nhánh của sông Diệp Du (sông Nguyệt Đức). Sông Cà Lồ chảy từ
xã Vạn Yên (huyện Mê Linh) theo hướng Tây Nam – Đông Bắc qua Thành phố Phúc Yên
sau đó đổ vào sông Cầu thuộc huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội). Lưu lượng nước sông chủ yếu từ
các sông suối của dãy núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn đổ vào; lưu lượng bình quân 30 m 3/giây,
lưu lượng cao nhất về mùa mưa khoảng 286 m 3/giây. Sông có tác dụng tiêu thoát nước và
phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
- Hồ Đại Lải là hồ nhân tạo lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 525 ha, chứa 26,4
triệu m3 nước; có tác dụng như đầm tích thủy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản và là nơi du lịch lý tưởng.
- Ngoài ra còn có các đầm hồ khác như hồ Lập Đinh, đầm Diệu,... có thể phát triển
các loại hình du lịch vui chơi giải trí, du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái, kết hợp với
nuôi trồng thuỷ sản.


b.2. Nguồn nước ngầm
Qua khảo sát đánh giá của Liên đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình miền
Bắc (đã được Hội đồng trữ lượng Quốc gia thẩm định) trên địa bàn thành phố có một số
bãi giếng nước ngầm có trữ lượng khá lớn đã và đang được khai thác như: Bãi giếng
nước ngầm từ Khả Do đến Đại Phùng trữ lượng 19.000m3/ngày; Bãi Tháp Miếu - Tiền
Châu có trữ lượng 10.000m3/ngày. Nguồn nước ngầm này sẽ bổ sung thêm cho nguồn
nước mặt, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân thành phố.
c. Tài nguyên rừng
- Hiện trạng đất lâm nghiệp Thành phố hiện có 4.476,09 ha, chiếm 37,46% diện tích
tự nhiên, trong đó đất rừng sản xuất có 2.874,17 ha; đất rừng phòng hộ có 1.003,24 ha và
đất rừng đặc dụng có 598,68 ha. Diện tích rừng phần lớn phân bố trên địa bàn xã Ngọc
Thanh (4.252,54 ha, chiếm 95,01%).
- Trữ lượng rừng của thành phố kể cả động thực vật đều nghèo; chủ yếu rừng phục vụ

phòng hộ và kết hợp tạo cảnh quan môi trường, du lịch sinh thái, chống xói mòn.
d. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản trên địa bàn Thành phố không nhiều, trữ lượng và chất lượng các
khoáng sản không cao. Nhìn chung Thành phố ít có điều kiện để phát triển ngành công
nghiệp khai khoáng.
e. Tài nguyên du lịch
- Thành phố Phúc Yên có địa hình đa dạng như đồi rừng, bán sơn địa và đồng bằng;
có hồ, có núi ... bước đầu đã định hình là khu du lịch, vì vậy Thành phố có điều kiện để
phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí, du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái.
- Trên địa bàn Thành phố còn có các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc
gia như Đền Ngô Miễn (phường Phúc Thắng), Chùa Bảo Sơn và Đình Khả Do (phường
Nam Viêm), Đình Cao Quang (xã Cao Minh), chiến khu cách mạng Ngọc Thanh (xã
Ngọc Thanh) và 7 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra trên địa bàn Thành phố còn lưu giữ nhiều di
sản văn hóa vật thể, điển hình là tấm bia thời Lý Cao Tông (1209) và những di tích phi
vật thể khác. Những di tích lịch sử không chỉ mang tính giáo dục truyền thống dựng nước
và giữ nước của cha ông mà còn là sản phẩm của du lịch văn hóa, du lịch tâm linh.


3.1.3. Thực trạng môi trường
a. Môi trường nước
a.1. Nước mặt: Những năm gần đây chất lượng nước sông Cà Lồ bị suy giảm đáng
kể. Kết quả phân tích cho thấy các thông số TSS, COD, BOD 5, NH4+, NO2+ đều đã vượt
QCVN08:2008/BTNMT cột A2 dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Trên các sông
nhánh, sông thượng của sông Cà Lồ các kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước sông
đã bị ô nhiễm do tác động của hoạt động chăn nuôi quy mô lớn. Đặc biệt chỉ tiêu Phốt
phát, Amoni, Coliform cao bất thường cho thấy có sự ảnh hưởng lớn của các nguồn thải
sinh hoạt và chăn nuôi trên lưu vực.
a.2. Nước ngầm: Diễn biến chất lượng nước dưới đất được đánh giá thông qua kết
quả phân tích thành phần hóa học trong những năm qua theo mạng lưới quan trắc quốc
gia và kết quả quan trắc của địa phương. Kết quả trong những năm gần đây cho thấy:

- Nước dưới đất tầng (Holocen) qh và (Pleistocen) qp chủ yếu là nước nhạt với độ
tổng khoáng hóa giảm dần theo chiều sâu và ít thay đổi, nhìn chung dao động trong
khoảng 61 mg/l – 616 mg/l. Hàm lượng các cation và anion chính cao hơn ở tầng qh và
nhỏ hơn ở tầng qp.
- Độ pH tại các điểm quan trắc thuộc mạng quốc gia đo được dao động trong
khoảng 6,94 – 7,88 và trong mạng quan trắc của tỉnh năm 2014 là 5,47 – 7,11, nằm trong
giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT là 5,5 – 8,5.
- Về thành phần nhiễm bẩn, hàm lượng NH + hầu hết trong các loox khoan đều nằm
trong giới hạn cho phép.
b. Môi trường không khí
b.1. Tổng bụi lơ lửng: Nồng độ bụi lơ lửng của các năm 2014; 2015 có chiều hướng
giảm so với năm 2013 nguyên nhân do các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tần đã giảm và
hoàn thiện, ý thức bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cá
nhân được nâng cao. Tại thành phố Phúc Yên có nồng độ bụi cao hơn các khu vực trung
du, miền núi (vượt từ 1,1 đến 1,4 lần QCVN05:2013/BTNMT). Nguyên nhân, tại khu
vực đồng bằng có nhiều KCN hoạt động, nhiều phương tiện tham gia giao thông...


b.2. Diễn biễn CO: Kết quả quan trắc hàng năm cho thấy ở các vị trí lấy mẫu nồng
độ CO đều ở mức thấp và nằm trong giới hạn cho phép QCVN 05/2013/BTNMT, tuy
nhiên có chiều hướng tăng dần qua các năm.
b.3. Diễn biến Nitơ đioxit (NO2): Nồng độ NO2 cũng tương tự như đối với CO, kết
quả quan trắc hàng năm tại các vị ttris đều nhỏ hơn quy chuẩn cho phép của QCVN
05:2013/BTNMT (là 0,2 mg/m3 trung bình 1 giờ).
b.4. Diễn biến nồng độ SO 2: Kết quả quan trắc hàng năm về nồng độ SO 2 cho thấy
tại các vị trí quan trắc cũng đều nhỏ hơn quy chuẩn cho phép của QCVN
05:2013/BTNMT (là 0,2 mg/m3 trung bình 1 giờ) mức dao động trong khoảng từ 0,01
mg/m3 đến 0,015 mg/m3.
c. Môi trường đất
Trong những năm từ 2012 – 2015, thông số pH dao động từ 4,77 – 7,48, xu hướng

qua các năm là độ pH tăng dần. Nguyên nhân có thể do cấu tạo địa chất tự nhiên hoặc do
chế độ canh tác (bón vôi hoặc tro rơm rạ).
Độ ẩm dao động từ 26,8% xuống 7,3%, có xu hướng giảm dần theo năm ở tất cả các
điểm lấy mẫu. Độ ẩm đất giữa mùa mưa và mùa khô năm 2013 có độ chênh lệch lớn từ
2,71 đến 5,25%, năm 2014 độ chênh lệch nhỏ từ 0,016 đến 1,53%. Độ ẩm đất mùa mưa
luôn cao hơn mùa khô.
Các thông số dư lượng thuốc BVTV tại các vị trí quan trắc hầu như không có biến
động và hàm lượng phát hiện rất nhỏ so với QCVN. Năm 2015 có một số chỉ tiêu không
phát hiện được, những chỉ tiêu khác có phát hiện nhưng lượng rất nhỏ.
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015).

3.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, kinh tế trên địa bàn thành phố tăng trưởng khá, giá trị sản
xuất các ngành kinh tế bình quân tăng 8,46%/năm (Mục tiêu đại hội là 18%/năm). Tổng
thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5 năm (2011 – 2015) đạt 77.273 tỷ đồng, bình quân
tăng 16%/năm (Mục tiêu đại hội 15%/năm); tổng chi ngân sách đạt 2.271 tỷ đồng, bình
quân tăng 9,4%/năm.


* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2011 - 2015 có sự chuyển
dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng và nông, lâm
nghiệp, thủy sản; tăng tỷ trong khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại, trong đó:
- Tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng giảm từ 92,71% năm 2010
xuống còn 90,22%.
- Tỷ trọng khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại tăng từ 6,72% năm 2010 lên 9,32%
năm 2015.
- Tỷ trọng khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 0,57% năm 2010

xuống 0,46% năm 2015.
3.1.4.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản trong 5 năm đạt 1.938 tỷ đồng (theo
giá so sánh năm 2010), bình quân tăng 4,02%/năm (Mục tiêu đại hội 4%/năm) trong đó giá
trị ngành trồng trọt chiếm 56,2%; ngành chăn nuôi chiếm 37,8%, trong đó:
a.1. Trồng trọt
Thành phố tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy về phát
triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sông người dân. Tổng diện tích gieo
trồng 5 năm đạt 27.500 ha; đã chú trọng phát triển cây lúa có năng suất, chất lượng cao
với quy mô trên 300 ha/vụ; vùng chuyên sản xuất rau trên 300 ha/năm; vùng trồng hoa và
cây cảnh đạt 15 ha,... nhiều hộ nông dân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Thành phố
đã quan tâm chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ trong nông nghiệp như ứng dụng
trồng bí đỏ, trồng rau an toàn, dưa lê, hoa ly,... nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm Bi-ômic dạng nước nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả trong chăn nuôi gia
cầm.
Tổng diện tích gieo trồng năm 2018 là 5.569 ha, bằng 104,4% so với cùng kỳ; trong
đó: Diện tích lúa là 3.971 ha bằng 103,9 % so với cùng kỳ; Năng suất đạt 51,16 tạ/ha tăng
1,27% so với cùng kỳ; sản lượng đạt 20,319 tấn tăng 7,7% so cùng kỳ.
a.2. Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi phát triển nhanh theo hướng chăn nuôi trang trại và gia trại. Đến nay
toàn thành phố đã có 102 trang trại chăn nuôi, trang trại tổng hợp và thủy sản.


Số lượng và một số sản phẩm chăn nuôi của thành phố đến năm 2018 như sau:
- Tổng đàn trâu, bò có 3.976 ngàn con trâu, bò, giảm 0,3% so với cùng kỳ;
- Tổng Gia cầm có 183.715 con tăng 13,09 % so với cùng kỳ;
- Đàn Lợn có 15.737 con tăng 11,8% so với cùng kỳ .
Trong năm 2018, Phúc Yên tổ chức cấp phát thuốc vệ sinh tiêu độc, khử trùng trong
chăn nuôi, môi trường chăn nuôi, cấp về cho các xã, phường tổ chức phun tổng số 134 lít
hoá chất để phun cho 588 hộ chăn nuôi; đã làm tốt công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn

gia súc, gia cầm và phun khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi nên gia súc, gia cầm an
toàn, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố.
a.3. Nuôi trồng thủy sản
- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản khoảng 346,82 ha, tăng 19,59% so với cùng kỳ năm
trước.
Tổng giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành năm 2018 đạt 22.763,6 triệu đồng,
bằng 92,67% so với năm 2010, trong đó:
- Khai thác thủy sản

: 1.436,3 triệu đồng, chiếm 6,31%

- Nuôi trồng thủy sản

: 21.327,3 triệu đồng, chiếm 93,69%

a.4. Lâm nghiệp
Công tác phát triển rừng, bảo vệ rừng được quan tâm. Trong năm 2018 trồng được
là 140.000 cây các loại tăng 38,87% so với cùng kỳ và đạt 110% so với kế hoạch; Trồng
rừng tập trung được hơn 60 ha rừng (gồm các loại cây Keo, Bạch đàn, thông) đạt 100% kế
hoạch, giảm 25% so với cùng kỳ, trong đó:
- Trồng và nuôi rừng

: 648 triệu đồng, chiếm 15,18%

- Khai thác gỗ và lâm sản khác

: 3.473 triệu đồng, chiếm 81,37%

- Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác
:

3 triệu đồng, chiếm 0,07%
- Dịch vụ lâm nghiệp

:

144 triệu đồng, chiếm 3,37%

Công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện quản lý và bảo vệ rừng được thực hiện
thường xuyên; công tác PCCCR được duy trì.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng
Tổng giá trị sản xuất khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng đạt gần 360.000 tỷ
đồng (theo giá so sánh năm 2010); trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 350.332 tỷ


×