Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

bai thu hoach BDTX MN 27 va 34

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.91 KB, 13 trang )

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Module 27. Thiết kế các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung bảo
vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và giáo dục an toàn
giao thông
Qua thời gian tự học, tự nghiên cứu Module 27: Thiết kế các hoạt động
giáo dục lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm và giáo dục an toàn giao thông. Bản thân tôi đã thu hoạch được các nội
dung sau:
Như chúng ta đã biết thiết kế các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung
bảo vệ môi trường, giáo dục sử dung năng lượng tiết kiệm và giáo dục an toàn
giao thông rất quan trọng đối với su thế đất nước ta hiện nay và nhất là về vấn đề
môi trường cần thiết kế các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung bảo vệ môi
trường và biến đổi khí hậu. "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố
vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Môi trường là
không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển
con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, ánh sáng,...
cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do
môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con
người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở
từng thời kì. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con
người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do
môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm
của nó trong xã hội. Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của
con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài
nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các
chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy
thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức
1



năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người
vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi
trường.
Giáo dục An toàn giao thông cho trẻ mầm non về một số phương tiện giao
thông quen thuộc: Phương tiện giao thông đường bộ (Người đi bộ, ô tô, xe đạp,
xe máy...), phương tiện giao thông đường thủy (Tàu thủy, thuyền, bè...); phương
tiện giao thông đường hàng không (máy bay...) và phuơng tiện giao thông đường
sắt (tàu hỏa). An toàn khi đi bộ, khi sử dụng các phương tiện giao thông, khi vui
chơi: chấp hành luật lệ giao thông. Làm quen với tín hiệu đèn giao thông và 4
nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ (nhóm biển báo cấm, nhóm biển báo
nguy hiểm, nhóm biển hiệu lệnh, nhóm biển chỉ dẫn).
Thiết kế các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm ở trong giờ học, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên,
trẻ tích cực lĩnh hội các tri thức đơn giản dưới dạng biểu tượng về các sự vật
hiện tượng xung quanh.Hoạt động học giúp cho việc củng cố và hệ thống hóa
các kiến thức mà trẻ tích lũy được trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, có thể sử
dụng hoạt động học để thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giáo dục an toàn
giao thông cho trẻ mầm non một cách hiệu quả. Ở trường mầm non, trẻ đuợc
tham gia vào nhiều hoạt động học khác nhau: Phát triển thể chất, khám phá khoa
học, âm nhạc, tạo hình, làm quen với tác phẩm văn học... Mọi hoạt động trên có
những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau trong việc lồng ghép nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
hoặc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Vì vậy, giáo viên mầm non cần dựa
vào các hoạt động cụ thể để xác định nội dung, mức độ tích hợp cho phù hợpvới
từng độ tuổi.
Ngoài ra, hoạt động lao động và các hoạt động khác như ăn ngủ, vệ sinh
cá nhân, dạo chơi, thăm quan là hình thức quan trọng để giáo dục bảo vệ môi
trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giáo dục an toàn

giao thông. Sân chơi, vườn trường với không gian trong lành, thoáng mát; với
2


bao sự vật hiện tượng mới lạ, hấp dẫn tự bản thân nó đã trờ thành yếu tố tích cực
trong việc giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả cho trẻ. Trong sân chơi, vườn trường, trẻ được khám phá các loài cây
(cây xanh cho bóng mát, cây hoa, cây cảnh, cây ăn quả, rau...), các loài động
vật/côn trùng nhỏ bé (ong, bướm, dế, châu chấu, cáo cáo...) và thế giới thiên
nhiên vô sinh kì thú (đất, nước, đá, cát, sỏi, không khí, ánh sáng...). Tại vườn
trường, trẻ có thể tham gia cùng với giáo viên rất nhiều các hoạt động có ý nghĩa
đối với việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng như: làm thí nghiệm đơn
giản về quá trình phát triển của cây, lao động chăm sóc cây, con vật, nhặt lá
rụng, vệ sinh sân trường... Trong quá trình lao động đơn giản đó dần hình thành
ở trẻ những hiểu biết về môi trường xung quanh, hình thành kĩ năng lao động và
thái độ, hành vi tích cực của trẻ đối với việc bảo vệ môi trường và sử dụng tiết
kiệm nguồn năng lượng. Trường mầm non,sân trường còn là một xã hội thu nhỏ,
nơi diễn ra các mối quan hệ xã hội mà trẻ có thể quan sát, trải nghiệm. Trong
thời gian hoạt động lao động ngoài vườn trường, trẻ đuợc quan sát hoạt động
của các cô, các bác bảo vệ, công việc của cô lao công và hoạt động của các anh
chị lớn trong trường. Trẻ cũng được quan sát người và các phương tiện giao
thông trên con đường trước cổng trường và trong sân trường. Chính vì vậy, giáo
viên có thể tận dụng khoảng thời gian này để giáo dục bảo vệ môi trường, giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giáo dục an toàn giao thông cho
trẻ. Căn cứ vào độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế của trường/lớp địa phương,
giáo viên có thể tổ chức cho trẻ lao động dưới nhiều hìnhthức khác nhau và công
việc khác nhau, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả và giáo dục an toàn giao thông cho trẻ có thể tiến
hành. Thông qua sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non từ lúc đón trẻ
tới lúc trả trẻ. Chương trình giáo dục mầm non được thiết kế theo hướng tích

hợp thông qua các chủ đề giáo dục. Chính vì vậy, việc chuyền tải nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lương tiết kiệm, hiệu quả và giáo
dục an toàn giao thông đến với trẻ đuợc thực hiện bằng nhiều hình thức, trong
đó chủ yếu được thực hiện thông qua các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo
3


các chủ đề giáo dục ở trường mầm non. Tuy nhiên, mức độ của các nội dung
lồng ghép để đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả và giáo dục an toàn giao thông đến với trẻ lại phụ
thuộc rất lớn vào nội dung của chủ đề, đặc trưng của chủ đề, bên cạnh đó là đặc
điểm nhận thức của trẻ và đặc điểm riêng cửa vùng miền, địa phương.
Qua thời gian nghiên cứu về module 27 này thì tôi nhận thấy,trong bối
cảnh ngày nay, các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang
phải đối mặt với những vấn đề rất cấp bách về nạn ô nhiễm môi trường, về sự
suy giảm nguồn tài nguyên thìên nhiên dẫn tới nguy cơ cạn kiệt nguồn năng
luợng và đặc biệt là tình trạng mất trật tự về an toàn giao thông đã trở thành một
vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Hiện tượng ùn tắc giao thông luôn luôn xảy ra
và hàng ngày không biết bao nhiêu tai nạn giao thông cũng đã xảy ra. Một trong
những nguyên nhân cơ bản gây ra hiện trạng báo động trên là do ý thức của con
người, vì vậyviệc giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn năng lượng và an
toàn giao thông là vô cùng quan trọng. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tìên
trong hệ thống giáo dục, tạo nền tảng, cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc
giáo dục trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước. Ở lứa tuổi đang phát triển
và định hình về nhân cách,trẻ mầm non dễ tiếp thu những giá trị mới. Vì vậy, là
một cán bộ quản lý tôi đã chỉ đạo các giáo viên đưa nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường, sử dụng năng lương tiết kiệm và giáo dục an toàn giao thông vào
các hoạt động giáo dục hằng ngày của trẻ để rèn cho trẻ có thái độ và hành vi
tích cực đối với môi trường xung quanh, biết yêu quý và trân trọng những giá trị
của cuộc sống, biết thân thiện với môi trường và biết sử dụng tiết kiệm nguồn

năng lượng ngay từ nhỏ.
* Kết quả đạt được:
Khi áp dụng việc giáo dục cho trẻ biết bảo vệ môi trường, sử dụng năng
lượng tiết kiệm và giáo dục an toàn giao thông đã thu được một số kêt qủa sau:
- Các giáo viên nâng cao hình thức đổi mới, tổ chức giờ học, giờ chơi
sinh động hấp dẫn hơn.
4


- Hình thành cho trẻ những hành vi thái độ bảo vệ môi trường, giáo dục
trẻ thường xuyên, thực hiện tốt hoạt động lao động.
- Trẻ rất thích tham gia cùng cô làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên liệu
mở, sẵn có ở địa phương
- Trẻ có kỹ năng thói quen tốt bảo vệ môi trường như ăn bánh kẹo biết bỏ
giấy, vỏ vào thùng rác, biết đi vệ sinh đúng chỗ, biết tiết kiệm nước và biết phân
biệt hành động đúng, sai đối với môi trường.
- Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường ở lớp học, ở trường, gia đình và nơi
công cộng.
- Trẻ đã nắm được những kiến thức đơn giản về lợi ích của năng lượng
với con người và nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng đối với đời
sống con người. Trẻ phân biệt được những hành vi tốt về sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả và những hành vi xấu gây nên cạn kiệt dần nguồn năng lượng
đang có. Từ đó các hành động, hành vi, kỹ năng của trẻ sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả đã được hình thành và trở thành một thói quen thường xuyên ăn
sâu vào trong ý thức của trẻ. Trẻ đã có thói quen sống tự lập, thói quen sử dụng
tiết kiệm các nguồn năng lượng. Trẻ rất tích cực tham gia các hoạt động tuyên
truyền người thân sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Trẻ có ý thức tiết
kiệm các nguồn năng lượng, có phản ứng với các hành vi làm lãng phí nguồn
năng lượng.
Khi đưa các trò chơi có nội dung về giáo dục an toàn giao thông, trẻ lớp

tôi học rất nhanh và đạt kết quả như sau :
* Đối với trẻ:
- Trẻ luôn hào hứng tham gia, có ý thức trong học tập
- Trẻ mạnh dạn hồn nhiên năng động và chủ động hơn trong các hoạt động
- Khi trẻ tham gia các hoạt động, không bị gò bó, không gây cho trẻ nhàm
chán
- 100% trẻ được tham gia hoạt động trực tiếp tham gia các hoạt động trải
nghiệm ở lớp
5


- Trẻ biết được một số luật lệ an toàn giao thông đơn giản khi đi trên
đường
- Biết được khi đi trên xe phải thực hiện đúng nội quy
- Kiến thức truyền đạt cho trẻ phát huy tư duy sáng tạo của trẻ. Thông qua
hình thức chơi mà học-học mà chơi, từ đó giúp trẻ nhớ lâu và khắc sâu kiến
thức, hình thành trong trẻ ý thức ban đầu về luật lệ an toàn giao thụng.
* Đối với phụ huynh:
- Đa số phụ huynh đó thấy rừ được tầm quan trọng của việc giáo dục an
toàn giao thông cho trẻ mầm non và đó dành thời gian giỏo dục an toàn giao
thụng cho trẻ.
- Phối kết hợp và ủng hộ nhiệt tình cho giáo viên và nhà trường để cùng
nhau giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
* Đối với giáo viên:
- Các giáo viên linh hoạt chủ động hơn trong mọi hoạt động, có nhiều
phương pháp hình thức tổ chức giáo dục an toàn giao thông cho trẻ một cách
hiệu quả.
- Cùng trao đổi, giúp đỡ, chia sẻ với các chị em đồng nghiệp nhiều kinh
nghiệm và phương pháp hay để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
* Kết luận:

Trong điều kiện hiện nay môi trường bị ô nhiễm, việc xây dựng và bảo vệ
môi trường để tạo ra môi trường xanh- sạch – đẹp là việc làm rất cần thiết. Đòi
hỏi mỗi người đều phải có ý thức và trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ
môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình thông qua các hoạt
động giáo nhằm giúp cho con người có được những hiểu biết, có thái độ, kỹ
năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những
hiểu biết ban đầu về môi trường, biết cách sống tích cực với môi trường.Việc
xây dựng và bảo vệ môi trường được tiến hành thường xuyên, liên tục đã đem
lại một số hiệu quả nhất định trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
6


Môi trường thiên nhiên ở trường có xanh- sạch - đẹp sẽ là môi trường gần
gũi thân thiện nhất, tạo điều kiện cho giáo viên hướng dẫn tổ chức cho trẻ vui
chơi, hoạt động tích cực với thế giới xung quanh, qua đó hình thành và phát triển
thể chất, tinh thần cho trẻ.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ từ lứa tuổi mầm non và được thực
hiện mọi lúc, mọi nơi bằng các hình thức như lồng ghép vào các giờ học, hoạt
động ngoài trời, hoạt động góc, tuyên truyền, trò chơi...tạo hứng thú, giúp trẻ
tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà lại đạt hiệu quả cao…. Mục tiêu của
hoạt động này là giúp trẻ nhận biết được môi trường sạch và môi trường bẩn,
nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Từ đó trẻ có kỹ năng thói quen vệ sinh
cá nhân, vệ sinh trường lớp, nơi công cộng, chăm sóc cây… làm cho môi trường
luôn xanh- sạch- đẹp
Giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm
non là một việc làm rất quan trọng. Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về năng lượng và ích lợi
của năng lượng đối với đời sống con người, từ đó trẻ biết cách sống tích cực hơn
nhằm tiết kiệm nguồn năng lượng, tiết kiệm chi phí cho cá nhân, gia đình và cho

quốc gia. Vì vậy ngày nay giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường
học.
Việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ không chỉ là công việc của nhà
trường mà còn là tâm sức của các nhà văn, nhạc sĩ, ca sĩ…đã góp phần cho nội
dung giáo dục an toàn giao thông không bị khô cứng mà rất sinh động phù hợp
với lứa tuổi của trẻ mầm non. Ngoài các biện pháp giáo dục của cô giáo, nhà
trường, sự kết hợp của phụ huynh đã góp phần mang lại hiệu quả cao cho việc
giáo dục an toàn giao thông. Chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông là
trách nhiệm chung của mọi người, mọi nhà và của toàn xã hội góp phần xây
dựng khin tế đất nước, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.Việc
giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo là bước khởi đầu cho chương trình
7


giáo dục an toàn cho học sinh các cấp đã đặt nền móng, hình thành thói quen tốt
cho các cháu sau này.
Người viết

MODULE 34: SỬ DỤNG BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM 5 TUỔI
1.1.Tên modul MN 34:
Sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
1.2. Lí do chọn chuyên đề:
Giao dục mầm non là cấp học đầu tiên của quá trình giáo dục thường
xuyên cho mọi người, là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành và phát triển
nhân cách. Những kết quả trẻ đạt được ở lứa tuổi này có ý nghĩa quyết định đến
sự hình thành và phát triển toàn diện trong suốt cuộc đời của đứa trẻ, điều này
phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường và gia đình, xã hội.
Chuẩn PTTE 5 tuổi thể hiện sự mong đợi về những gì trẻ nên biết và có
thể làm được dưới tác động của giáo dục trong các lĩnh vực phát triển nền tảng

của trẻ.
Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi còn là cơ sở cung cấp cá thông tin phản hồi về sự
phát triển cá nhân của mỗi trẻ, giúp giáo viên và cha mẹ trẻ lựa chọn nội dung và
các biện phát giáo dục phù hợp, nâng cao chất lương chăm sóc, giáo dục trẻ.
Đối với cộng đòng bộ chuẩn PTTE 5 tuổi là căn cứ để thực hiện công
bằng trong giáo dục, đó chính là lý do tôi chọn đề tài này
1.3. Một số khái niệm liên quan:
Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ đối chiếu để hướng theo đó mà làm
Chuẩn PTTE 5 tuổi là những mong đợi về những gì trẻ em nên biết và có
thể làm được.
Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá
trẻ mẫu giáo 5 tuổi, là căn cứ để xây dựng chương trình tài liệu tuyên truyền
,hướng dẫn các bậc phụ huynh và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ
em 5 tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ, cơ sở đó tạo sự
thống nhất trong chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
1.4. Mục tiêu cần đạt sau khi bồi dưỡng:
Nâng cao hiểu biết về chuẩn PTTE 5 tuổi
8


Sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi trong trường mầm non
Quan tâm, đánh giá bộ chuẩn cho trẻ em 5 tuổi trong trường mầm non
1.5. Tiến trình thực hiện bồi dưỡng:
- Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung
- Những hoạt động bồi dưỡng của cá nhân theo lịch trình thời gian:
+ Từ 09/04 – 20/04 tự tìm hiểu tài liệu và viết bài thu hoạch
1.6. Những kết quả bồi dưỡng về lý thuyết (kiến thức, kỹ năng, nhận
thức....) đạt được sau bồi dưỡng.
1.6.1. Khái niệm về chuẩn vai trò và ích lợi của chuẩn PTTE 5 tuổi:
- Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ đối chiếu để hướng theo đó mà làm

- Chuẩn PTTE là những mong đợi về những gì trẻ em nên biết và có thể
làm được
- Chuẩn PTTE 5 tuổi là những mong đợi về những gì trẻ em nên biết và
có thể làm được
*Vai trò và lợi ích của chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
- Chuẩn cho giáo viên, cha mẹ và cộng đồng hiểu được khả năng của trẻ
để:Không đòi hỏi ở trẻ những điều trẻ không làm được hoặc đánh giá quá thấp
về khả năng của trẻ. Hỗ trợ cho trẻ phát triển hết tài năng của trẻ. Theo dõi sự
phát triển của trẻ.
1.6.2. Mục đích sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
*Mục đích sử dụng bộ chuẩn PTTE 5 tuổi
- Hỗ trợ cải thiện phương pháp giáo dục trẻ
- Nâng cao kỹ năng hành vi của các bậc phụ huynh
- Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non
- Đánh giá chất lượng chương trình giáo dục mầm non
- Nâng cao kiến thức cộng đồng
- Giám sát sự tiến bộ quốc gia
1.6.3. Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
* Nguyên tắc khi sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi:
- Mục đích:
+ Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm
sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt đông chăm sóc, giáo dục cho phù hợp
với trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
+ Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi là căn cứ để xây dựng chương trình tài liệu tuyên
truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục
trẻ em 5 tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em .
*Một số nguyên tắc khi sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
9



- Nguyên tắc 1: Đánh giá trẻ trong mối quan hệ và liên hệ
- Nguyên tắc 2: Đánh giá trẻ trong môi trường gần với môi trường sống
của trẻ
- Nguyên tắc 3: Đánh giá trẻ trong hoạt động
- Nguyên tắc 4: Đánh giá trẻ trong sự phát triển
- Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính khách quan nhất quán, kết hợp giữa phân
tích định tính và định lượng
*Nội dung bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
- Cấu trúc của bộ chuẩn PTTE 5 tuổi:
Lĩnh vực phát triển
Chuẩn
Chỉ số
- Nội dung bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
+ Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi gồm 4 lĩnh vực: PTTC, PTTCXH, PTNN, PTNT
bốn lĩnh vực này hể hiện được sự phát triển toàn diện của trẻ.Trong bộ chuẩn
PTTE 5 tuổi bốn lĩnh vực được trình bày độc lập, song trong thực tế chúng liên
quan chặt chẽ lẫn nhau.
*Cách sử dụng bộ chuẩn PTTE 5 tuổi
- Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi có 28 chuẩn 120 chỉ số đây chính là
mục tiêu giáo dục cụ thể đầu ra của trẻ mẫu giáo 5 tuổi cần đạt được trong và
sau trong quá trình giáo dục
-120 chỉ số trong bộ chuẩn được thực hiện trong các chủ đề của năm
học,vaò đầu năm học căn cứ vào các chủ đề dự kiến, giáo viên phân bổ các mục
tiêu phù hợp nhất với từng chủ đề.
*Các bước xây dựng bộ công cụ theo dõi,đánh giá sự phát triển của trẻ
- Bộ công cụ bao gồm: Phiếu theo dõi sự phát triển của trẻ / danh mục
kiểm tra
- Các bài tập đánh giá,các phương pháp theo dõi sự phát triển của trẻ
- Các phương tiện ,các dụng cụ hỗ trợ như: Đồ dùng ,đồ chơi, học liệu có
liên quan.....

+ Bước 1:Lựa chọn các chỉ số cần theo dõi
+ Bước 2: Thống nhất thang điểm
+ Bước 3:Nghiên cứu minh chứng của các chỉ số để lựa chọn phương
phát theo dõi ,kiểm tra ,dụng cụ hỗ trợ
+ Bước 4: Thảo luận về danh mục
+ Bước 5: Thử nghiệm danh mục
10


*Sử dụng bộ công cụ:
- Bước 1: Theo dõi ,đo trên trẻ
- Bước 2: Kết quả :Đạt ( +) ,chưa đạt ( - ) .Dựa vào minh chứng ,ghi vào
phiếu theo dõi.
* Ghi kết quả vào phiếu theo dõi
Phần 2: Vận dụng thực tiễn
2.1. Mô tả quá trình vận dụng kết quả bồi dưỡng phần lý thuyết vào
thực tiễn hoạt động giáo dục, giảng dạy.
Nhận thức được tầm quan trọng của chuẩn trẻ em là những căn cứ ,mong
đợi về những gì trẻ nên biết và làm được và việc sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ
em 5 tuổi, đánh giá trẻ em 5 tuổi để bước vào lớp 1 là bước ngoặt quan trọng của
trẻ mẫu giáo. Vì vậy sau khi nghiên cứu và học tập module MN 34 sử dụng bộ
chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tôi đã áp dụng vào thực tiễn cụ thể như sau:
Trước tiên phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn,
phải có kiến thức hiểu biết về đánh giá trẻ em 5 tuổi hiểu tâm lí ,học lực của
từng trẻ mà mình đang giảng dạy.
Biết bộ chuẩn PTTE 5 tuổi có 4 lĩnh vực: PTTC, PTTCXH, PTNN, PTNT.
Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi gồm 28 chuẩn, 120 chỉ số
Tham mưu với Ban giám hiệu tăng cường cơ sở vật chất đồ dùng, đồ chơi
để trẻ được phát huy tính linh hoạt sáng tạo qua các hoạt động vui chơi do giáo
viên tổ chức nhờ đó mà trẻ được học và hoạt động nhiều để tiện cho việc đánh

giá trẻ
- Tạo môi trường hấp dẫn và bố chí các góc chơi trong các hoạt động
chơi. Lên những bài dạy hứng thú lấy trẻ làm trung tâm để đánh giá trẻ.
*Liên hệ với bản thân:
Qua nghiên cứu module này bản thân tôi nắm được một số nội dung cơ
bản của moule như khái niệm về Chuẩn phát triển trẻ em, vai trò và ích lợi của
Chuẩn phát triển trẻ em. Mục đích sử dụng Chuẩn phát triển trẻ em và nội dung
của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Biết dử dụng Bộ chuẩn trong quá trình
giáo dục trẻ, có kĩ năng xây dựng công cụ đánh giá sự phát triển trẻ em 5 tuổi.
Ngoài ra khi nghiên cứu Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi còn giúp tôi
đánh giá được sự phát triển của trẻ thông qua Bộ công cụ đánh giá. Thông qua
kết quả thu được giúp tôi có thể xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
phát triển của trẻ. Từ đó làm căn cứ để giúp tôi cũng như ban giám hiệu xây
11


dựng, điều chỉnh kế hoạch chung của nhà trường như về cơ sở vật chất, trang
thiết bị đồ dùng, đồ chơi, bồi dưỡng giáo viên...từ đó nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trường nói riêng và cả gia đình trẻ nói chung.
Mặt khác, khi nghiên cứu Bộ Chuẩn còn giúp tôi và ban giám hiệu nói
biết cách phối hợp cùng với giáo viên, gia đình trẻ trong việc chăm sóc, giáo dục
trẻ một cách có hiệu quả nhất để trẻ lĩnh hội một cách tốt nhất tri thức ở trường
mà cô giáo truyền dạy hay do trẻ tự lĩnh hội được, cũng như khi ở nhà cha mẹ
dạy trẻ hàng ngày.
2.2. Kết quả thực tiễn thu được sau khi vận dụng lý thuyết vào thực
tiễn (nêu những vấn đề đã thực hiện được và chưa thực hiện được so với lý
thuyết đã học được trong quá trình bồi dưỡng).
Qua một thời gian thực hiện các biện pháp trên tôi thấy rằng
- Đối với giáo viên:
+ Nắm được nội dung và phương pháp khi sử dụng PTTE 5 tuổi để đánh

giá trẻ.
+ Theo dõi sự phát triển đối với từng trẻ
+ Ghi lại những tiến bộ của từng trẻ theo thời gian
+ Điều chỉnh kế hoạch các hoạt động và thiết kế bài dạy phù hợp với nhu
cầu của trẻ
+ Sử dụng làm thông tin để báo cáo, trao đổi với các bậc phụ huynh
- Đối với phụ huynh:
+ Phụ huynh và giáo viên phối hợp với nhau để thống nhất các biện pháp,
hoạt động giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ
+ Qua một thời gian phụ huynh và giáo viên phối hợp với nhau để chăm
sóc đánh giá trẻ tôi thấy phụ huynh đã hiểu được việc đánh giá giá trẻ ,phụ
huynh chăm chút cho việc giáo dục trẻ nhiều hơn
2.3. Đánh giá hiệu quả (Ưu điểm, hạn chế trong quá trình vận dụng)
- Ưu điểm:
+ Giáo viên luôn học hỏi nghiên cứu khi sử dụng bộ chuẩn để đánh giá trẻ
+ Đã áp dụng đúng bộ chuẩn khi đánh giá trẻ
+ Giáo viên đã đầu tư trang thiết bị cho những bài dạy có hiệu quả cao để
đánh giá trẻ. Luôn trang trí, làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề để thu hút trẻ và
tiện cho việc đánh giá.
- Nhược điểm:
12


+ Có những lúc còn chưa hiểu cách đánh giá trẻ và sử dụng bộ chuẩn,cần
học hỏi và tham mưu với ban giám hiệu
2.4. Bài học kinh nghiệm:
Để nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ 5 tuổi cho các bậc cha mẹ
và cộng đồng, tạo sự thống nhất trong giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã
hội tôi đã thực hiện như sau:
- Trước khi thực hiện cách đánh giá tham mưu kỹ với tổ trưởng chuyên

môn và ban giám hiệu nhà trường.
- Thực hiện đúng những nguyên tắc khi đánh giá trẻ
- Tư vấn cho phụ huynh kỹ về việc đánh giá trẻ ở nhà.
- Giới thiệu về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại góc tuyên truyền của
trường.
- Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về vai trò, ích lợi của Bộ chuẩn phát
triển trẻ em 5 tuổi với việc chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi.
- Gợi ý cho các bậc cha mẹ thực hiện các hoạt động giáo dục trong gia
đình để đạt được các chỉ số của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
- Trao đổi, giải đáp thắc mắc của phụ huynh thông qua giờ đón và trả trẻ
tại lớp.

NGƯỜI VIẾT

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×