Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

FINTECH CÁCH TIẾP CẬN TỪ CÁC BÊN LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.26 KB, 27 trang )

FINTECH - CÁCH TIẾP CẬN TỪ CÁC BÊN LIÊN QUAN
Bài viết mô tả vai trò của các bên liên quan trong hỗ trợ cho sự
phát triển của hệ sinh thái Fintech (công nghệ tài chính) và liên
hệ thực tế tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy: (1)
Số lượng các công ty Fintech trong nước mặc dù phát triển
nhanh về số lượng, nhưng quy mô còn nhỏ và chưa được đánh
giá về chất lượng; (2) Khuôn khổ pháp lý hoạt động Fintech còn
quá chưa đầy đủ; (3) Các tổ chức tài chính truyền thống vẫn
còn e dè trong việc hợp tác với các công ty Fintech; (4) Các
công ty phát triển công nghệ được đánh giá cao trong phát
triển công nghệ chung như chưa chuyên sâu trong lĩnh vực
fintech; (5) người tiêu dùng đầy tiềm năng về số lượng nhưng
để trở thành người tiêu dùng thực sự cần được trang bị kiến
thức tài chính và công nghệ… Từ những phát hiện đó, bài viết
cũng đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy phát triển
Fintech tại Việt Nam.

1. Sự cần thiết phải phát triển Fintech
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
4- kỷ nguyên mà các công nghệ cao như thực tế ảo, vạn vật kết
nối Internet, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng
vào mọi lĩnh vực của đời sống. Cuộc cách mạng này tạo nên
một xu thế đặc biệt, có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế
- xã hội của nhiều quốc gia. Sự ra đời và bùng nổ của Fintech
tạo ra nhiều thời cơ và thách thức.
1


Việt Nam với dân số 98 triệu người, phần lớn là người trẻ
trong đó có 44 triệu người sử dụng điện thoại thông minh, đứng
hàng thứ 14 trên thế giới về số người sử dụng điện thoại thông


minh và 80-90% dân số sử dụng internet (Statista, 2019a). Tuy
nhiên, theo thống kê của World Bank (2019), Việt Nam có tỷ lệ
dân số chưa có tài khoản ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong
tương quan so sánh với các nước trong khu vực cũng như toàn
thế giới (Bảng 1).
Bảng 1: Tỷ lệ dân số chưa có tài khoản ngân hàng
Quốc gia
Việt Nam
Thái Lan
Singapore
Philippines
Myanmar
Malaysia
Lào
Indonesia
ASEAN
Thế giới

2011
79%
27%
2%
73%
34%
73%
80%
68%
49%

2


2014
69%
22%
4%
79%
77%
19%
74%
53%
38%

2017
69%
18%
2%
64%
74%
15%
71%
51%
30%
31%


Nguồn: World Bank (2019)
Bối cảnh người dân chưa có nhiều tài khoản ngân hàng nhưng
lại có dân số trẻ và tỷ lệ cao trong tiếp cận công nghệ là lựa
chọn phù hợp cho phát triển Fintech vì (1) người tiêu dùng có
thể gia tăng tiếp cận với dịch vụ tài chính; (2) chính phủ đạt

được mục tiêu của chiến lược tài chính toàn diện; (3) doanh
nghiệp tài chính công nghệ có thể xâm nhập và cung cấp các
tiện ích phục vụ cho thị trường đầy tiềm năng. Lĩnh vực Fintech
hiện nay vẫn còn khá mới mẻ, phần lớn các công ty chỉ hoạt
động tập trung vào mảng thanh toán (chiếm khoảng 60%), các
hoạt động còn lại vẫn chưa được khai thác triệt để. Do đó, để
đảm bảo cho sự phát triển fintech an toàn, hiệu quả cần quan
tâm đến vai trò của các bên liên quan trong hệ sinh thái fintech
và đó cũng là mối quan tâm của nghiên cứu này.

2. Fintech và các bên liên quan
2.1. Khái niệm

Ban đầu, Fintech được hiểu theo nghĩa từ nguyên, ghép từ
“Financial” (tài chính) và “Technology” (công nghệ). Fintech
thường được dùng để mô tả quá trình ứng dụng các công nghệ
mới nhằm tự động hóa việc cung ứng và sử dụng dịch vụ tài
chính. Trong đó, các định chế tài chính ứng dụng công nghệ
thông tin, tạo ra các phần mềm chuyên dụng để nâng cao hiệu
quả các giao dịch tài chính. Về sau, Fintech được hiểu rộng hơn:
Đó chính là việc ứng dụng các phát minh về công nghệ mới
nhằm gia tăng số lượng khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ
tài chính như: gọi vốn trực tiếp, cho vay ngang hàng, thanh
toán và chuyển tiền tự3 động, quản lý tài chính cá nhân, quản trị
đầu tư (Dorfleitner và các cộng sự., 2017). Cách tiếp cận này
cũng phù hợp với (BIS, 2018) trong Bảng 2.


Bảng 2: Các lĩnh vực Fintech tham gia
Lĩnh vực

Bao gồm
Dịch vụ quản lý đầu Các sàn giao dịch kỹ thuật số

Robot tư vấn
Giao dịch điện tử.
Quản lý giao dịch
Thanh toán
Bán lẻ (ví điện tử, chuyển tiền ngang
hàng, tiền kỹ thuật số)
Bán buôn (trao đổi kỹ thuật số, thương
mại trực tuyến B2C)
Dịch vụ hỗ trợ tiếp Cổng thông tin và tập hợp dữ liệu.
thị
Ứng dụng dữ liệu
Phân phối công nghệ sổ cái
Bảo mật – an ninh
Điện toán đám mây
Mô hình dự báo
Tín dụng, tiền gửi, Gọi vốn cộng đồng
dịch vụ huy động Thị trường cho vay
vốn, tài trợ
Ngân hàng di động
Xếp hạng tín dụng
Cho vay tiêu dùng hàng ngang

4


Nguồn: (BIS, 2018)
2.2. Lý thuyết về các bên liên quan trong hệ sinh thái


Fintech
(Lee et al., 2018) đã xác định năm thành phần liên quan
trong hệ sinh thái Fintech thể hiện trong Hình 1. Các thành
phần này đóng góp một cách cộng sinh vào sự đổi mới, kích
thích nền kinh tế, tạo điều kiện cho sự hợp tác và cạnh tranh
trong ngành tài chính và cuối cùng mang lại lợi ích cho người
tiêu dùng trong ngành tài chính.
Hình 1: Các bên liên quan trong hệ sinh thái Fintech

.
Nguồn: (Lee et al., 2018) (Hien và các cộng sự., 2018)
Các bên liên quan trong hệ sinh thái gồm:
-

Các công ty khởi nghiệp Fintech: các công ty Fintech thanh
toán, quản lý tài sản, cho vay, huy động vốn từ cộng đồng, thị
trường vốn, và bảo hiểm-insurtech. Các công ty này tiên phong
trong hoạt động kinh doanh theo Fintech và đã thực hiện nhiệm
vụ thúc đẩy sự đổi mới quan trọng trong các lĩnh vực thanh
toán, quản lý tài sản,5 cho vay, huy động vốn, cung cấp các
công cụ đầu tư trên thị trường vốn.


-

Các tổ chức phát triển công nghệ: cung cấp nền tảng kỹ thuật
số cho phương tiện truyền thông xã hội như phân tích dữ liệu
lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, điện thoại thông minh
và các dịch vụ điện thoại di động. Việc phát triển công nghệ

điện toán đám mây cho phép các Fintech trong giai đoạn đầu
có thể triển khai các dịch vụ như thanh toán di động và ngân
hàng di động đến khách mà không phải tốn kém quá nhiều chi
phí cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng. Sự hiện diện khắp nơi của
thiết bị di động đã thế chỗ cho những điểm giao dịch truyền
thống thông thường như các quầy thanh toán, cây ATM... Đổi
lại, ngành công nghiệp fintech đang tạo ra doanh thu cho các tổ
chức phát triển công nghệ này khi nhu cầu cải tiến công nghệ
cũng như công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) liên tục được

-

các công ty Fintech cập nhật.
Chính phủ: xây dựng một môi trường pháp lý thuận lợi cho
Fintech. Tùy thuộc vào các kế hoạch và chính sách phát triển
kinh tế của từng quốc gia, các chính phủ ban hành các mức độ
quản lý khác nhau như cấp phép các dịch vụ tài chính, nới lỏng
các yêu cầu về vốn, ưu đãi thuế cho các công ty khởi nghiệp
Fintech để kích thích đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech và
thúc đẩy năng lực cạnh tranh tài chính toàn cầu (Strategy,
2015). Ví dụ, Singapore thay đổi các quy định thanh toán trực
tuyến trở nên thân thiện hơn với các nhà cung cấp dịch vụ
thanh toán và thúc đẩy tăng trưởng công nghệ thanh toán

-

(Reuter, 2016).
Khách hàng tài chính: khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Đây là đối tượng khách hàng tạo ra thu nhập chính
6


cho các công ty Fintech. Khách hàng áp dụng Fitech thường có
xu hướng hiểu biết về công nghệ, trẻ tuổi, sinh sống ở đô thị và
có thu nhập cao (FinTech, 2015).


-

Các tổ chức tài chính truyền thống: thường là các ngân hàng.
Các định chế tài chính truyền thống có lợi thế cạnh tranh dựa
vào quy mô doanh nghiệp và nguồn lực tài chính hiện có so với
các các công ty khởi nghiệp Fintech còn non trẻ. Tuy nhiên, các
định chế tài chính truyền thống lại có xu hướng tập trung nhiều
vào dịch vụ đi kèm, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính
trọn gói cho người tiêu dùng thay vì đưa ra các sản phẩm và
dịch vụ riêng biệt chú ý vào trải nghiệm cho từng nhóm khách
hàng cụ thể như các các công ty khởi nghiệp Fintech đang thực
hiện. Trong thời gian đầu, các định chế tài chính truyền thống
coi sự phát triển nhanh chóng của các công ty Fintech như một
mối đe dọa đến hoạt động kinh doanh của mình, dần dần, họ đã
chuyển trọng tâm của họ từ đối đầu sang hợp tác với các công
ty khởi nghiệp Fintech. Với ưu thế của Fintech, nếu Fintech và
ngân hàng hợp tác với nhau tận dụng lợi thế về công nghệ và
kinh nghiệm của nhau thì hiệu quả đầu tư sẽ là cao nhất. Việc
này giúp Fintech và ngân hàng tiến đến một nền tảng công
nghệ chất lượng hơn trong hoạt động ngân hàng, hỗ trợ khách
hàng giám sát tài chính một cách độc lập, tiếp cận thông tin
ngay trong tầm tay họ (Mellon, 2015). Sự hợp tác góp phần
vào việc đổi mới, kích thích kinh tế, tạo điều kiện cho sự hợp
tác và cạnh tranh trong ngành công nghiệp tài chính, và cuối

cùng đem lại lợi ích cho người tiêu dùng (Yang, 2015).

3. Thực trạng phát triển Fintech tại Việt Nam từ phía các
bên liên quan
-

Các công ty khởi nghiệp Fintech
7


Ở Việt Nam, kể từ cuối năm 2016, các công ty khởi nghiệp
Fintech bắt đầu phát triển mạnh sau khi Ngân hàng Nhà nước
chính thức cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán cho các Fintech. Đến 2018, các doanh nghiệp Fintech đã
phát triển mạnh mẽ và có 154 công ty, trong đó có 37 công ty
hoạt động trong mảng thanh toán, 25 công ty hoạt động trong
lĩnh vực cho vay; 22 công ty làm về Blockchain, Crypto &
Remittance… Có đến 70% công ty Fintech tại Việt Nam là các
công ty khởi nghiệp có vốn đầu tư từ các quốc gia phát triển
như Nhật Bản, Mỹ, Đan Mạch, (MBS, 2018). Có khoảng 72% số
công ty Fintech lựa chọn hợp tác với ngân hàng để cùng kinh
doanh, cung ứng dịch vụ. Các lĩnh vực hoạt động và các công ty
khởi nghiệp Fintech tại Việt Nam thể hiện trong Hình 2, trong đó
một số startup tiêu biểu với mức vốn đầu tư lớn như MoMo,
Timo, 1Pay, LoanVi, OnOnPay, Payoo, Money Lover, BankGo,
FundStart. Các công ty Fintech đã có các giải pháp rất sáng tạo
và linh hoạt nhưng còn gặp khó khăn, thách thức trong triển
khai mô hình kinh doanh như: Khó khăn về huy động vốn,
khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ, sự dè dặt các ngân hàng trong
việc hợp tác với các công ty Fintech (Ngân và các cộng sự,

2019).
Hình 2: Toàn cảnh Fintech Việt Nam

8


Nguồn: (MBS, 2018)
-

Các công ty phát triển công nghệ

Việt Nam có nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển
công nghệ đã tạo dựng được thương hiệu và uy tín ở trong nước
và quốc tế như: Tập đoàn công nghệ viễn thông quân đội
Viettel, Tập đoàn Đầu tư và phát triển công nghệ, Công ty cổ
phần Vinagame (VNG)... Theo Young (2018), Việt Nam đứng
thứ hai trong số các quốc gia thành viên ASEAN về số lượng
các vườn ươm khởi nghiệp, tăng tốc khởi nghiệp và phòng thí
nghiệm đổi mới trong khu vực. Sự phát triển công nghệ như
hiện nay sẽ rất có lợi cho các công ty Fintech triển khai các
dịch vụ hiệu quả, cạnh tranh cao với các tổ chức tài chính
truyền thống. Tuy nhiên, một rào cản lớn trong việc phát triển
lực lượng này là nguồn nhân lực của lĩnh vực công nghệ còn
mỏng về lượng, yếu về chất, mà nguyên nhân chủ yếu là do sự
yếu kém trong khâu đào
tạo và định hướng nghề nghiệp
9
-

Chính phủ



Cơ quan quản lý luôn luôn có sức ảnh hưởng lớn đến tất cả
mọi mặt của hệ sinh thái thông qua các chính sách quản lý và
điều phối của mình. Tại thị trường fintech nói riêng và thị
trường tài chính nói chung còn mới mẻ như ở Việt Nam, sự can
thiệp sâu rộng của cơ quan quản lý là rất cần thiết để ngăn
ngừa các rủi ro gây bất ổn xã hội. Chính phủ sẽ giữ vai trò
hoạch định chính sách, điều phối và kiểm soát các hoạt động,
tham gia vào các công ty phát triển công nghệ (các nghiệp vụ,
tiêu chuẩn, hạ tầng,…), cung cấp dịch vụ thiết yếu. Để phát
triển fintech, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ.
Ngoài hỗ trợ về tài chính (đặc biệt cho việc phát triển các công
ty công nghệ cao như hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới,
sáng tạo quốc gia đến năm 2025” được phê duyệt tại Quyết
định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ
và cũng là nhiệm vụ được nêu tại Quyết định 999/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thúc đẩy mô hình kinh tế
chia sẻ; thành lập Trung tâm CMCN 4.0 liên kết với Diễn đàn
Kinh tế thế giới), chính phủ còn tạo hành lang pháp lý cho
Fintech (Bảng 3).

10


Bên cạnh các văn bản của Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành cũng
tham gia thúc đẩy sự phát triển Fintech, điển hình là Ngân hàng
Nhà nước. Riêng NHNN đã có nhiều chương trình thúc đẩy sự
phát triển của Fintech. Có thể kể các hoạt động và văn bản
(Hộp 1). Hiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của các công ty

Fintech còn khá đơn giản (Ngân và các cộng sự, 2019). Đánh
giá này cũng phù hợp với đánh giá chung liên quan đến đánh
giá về hiệu quả của khung pháp lý trong việc tạo điều kiện
thuận lợi tạo điều kiện cho dịch vụ thanh toán qua điện thoại
phát triển bền vững, hỗ trợ cho mục tiêu phát triển tài chính
toàn diện tại Việt Nam (Chỉ số về dịch vụ thanh toán qua điện
thoại di động - Mobile Money Regulatory Index). Chỉ số này
được Tổ chức GSMA công bố. Thống kê của GSMA (2019) có hơn
80 quốc gia được khảo sát, Việt Nam đứng hàng thứ 64 với chỉ
số 69,96. Trong khối ASEAN có 5 nước được khảo sát, vị trí của
Việt Nam còn khá khiêm tốn so với các nước này (Bảng 4).
Hộp 1: Các chương trình và văn bản của NHNN

11


-

-

-

-

-

-

-


-

NHNN tổ chức Hội thảo với chủ đề “Nuôi dưỡng hệ sinh
thái Fintech Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” tại
TP. HCM
NHNN đã chủ động tiếp cận với Fintech thông qua việc
thành lập Ban Chỉ đạo Fintech của NHNN vào tháng
03/2017 với mục tiêu hoàn thiện hệ sinh thái Fintech
(bao gồm cả khuôn khổ pháp lý) hỗ trợ cho sự hình
thành và phát triển của các công ty Fintech tại Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo “Phát
triển Hệ sinh thái Fintech: Bài học kinh nghiệm và đề
xuất nhằm hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam”.
NHNN tổ chức Diễn đàn Công nghệ tài chính và Phối hợp
với ADB tổ chức cuộc thi Fintech Challenge Vietnam năm
2018 và năm 2019 nhằm tạo sân chơi cho các công ty
Fintech trong nước và nước ngoài giới thiệu các giải
pháp, qua đó phát hiện và nuôi dưỡng các doanh nghiệp
có giải pháp hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của thị
trường.
NHNN đã hoàn thiện Đề án về Cơ chế quản lý thử
nghiệm Fintech (Regulatory Sandbox) trình Thủ tướng
Chính phủ. Mục tiêu của đề án là hiện thực hóa các giải
pháp tại Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới,
sáng tạo quốc gia đến năm 2025" được phê duyệt tại
Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ
tướng Chính phủ.
Thông tư số 39/2014/TT-NHNN do Thống đốc ban hành
ngày 11/12/2014 về việc Hướng dẫn dịch vụ trung gian

thanh toán.
Thông tư số 23/2019/TT-NHNN do Thống đốc ban hành
ngày 22/11/2019 về việc sửa đổi và bổ sung một số điều
trong Thông tư số 39/2014/TT-NHNN về việc hướng dẫn
dịch vụ trung gian thanh toán.
Quyết định số 488/QĐ-NHNN do Thống đốc ban hành
ngày 27/03/2017 về việc ban hành kế hoạch ứng dụng
công nghệ thông tin của các TCTD giai đoạn 2017-2020.

12


Bảng 3: Chính sách hỗ trợ Fintech của Chính phủ Việt
Nam

13


Chính sách
Nội dung
Quyết
định
số Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng
689/QĐ-TTg ngày thương mại điện tử.
11/05/2014
tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức
về thương mại điện tử; đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực thương mại điện tử.
Hợp tác quốc tế về thương mại điện tử;
nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt

động phát triển thương mại điện tử.
Quyết
định
số Xây dựng cổng thông tin, khu tập trung dịch
844/QĐ-TTg ngày vụ hỗ trợ khởi nghiệp; hỗ trợ kinh phí; phát
18/05/2016 về đề triển hoạt động đào tạo; phát triển cơ sở vật
án hỗ trợ hệ sinh chất kỹ thuật; hỗ trợ một phần kinh phí xây
thái khởi nghiệp dựng chương trình truyền thông, kết nối các
đổi mới sáng tạo mạng lưới khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm;
quốc gia đến năm giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, khuyến khích
2025
sử dụng các quỹ phát triển khoa học và
công nghệ; nghiên cứu, đề xuất ban hành
mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản cần thiết
để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo.
Quyết
định
số Tạo lập khung khổ pháp lý, hoàn thiện thể
1726/QĐ-TTg ngày chế chính sách, tạo lập môi trường thuận lợi
05/09/2016 về đề để phát triển mở rộng mạng lưới,đa dạng
án nâng cao khả sản phẩm dịch vụ đến đông đảo người dân
năng tiếp cận dịch ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tăng cường
vụ ngân hàng cho kết nối ngân hàng và doanh nghiệp.
nền kinh tế
Quyết
định
số Hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế
2545/QĐ-TTg ngày chính sách.
30/12/2016 về đề Phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên

án phát triển thanh ngân hàng, thúc đẩy thanh toán không
toán không dùng dùng tiền mặt.
tiền mặt tại VN giai Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin,
đoạn 2016-2020
đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu
dùng.
Quyết
định
số Hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan
754/QĐ-TTg ngày đến việc ưu tiên ứng dụng khoa học và công
14
31/05/2017 về đề nghệ.
án ứng dụng khoa
học và công nghệ
trong quá trình tái


cơ cấu ngành công
thương giai đoạn
đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm
2030
Quyết
định
số
1255/QĐ-TTg ngày
21/08/2017 về Đề
án
hoàn
thiện

khung pháp lý để
quản lý, xử lý đổi
với các loại tài sản
ảo, điện tử, tiền ảo.
Quyết
định
số
999/QĐ-TTg
của
Thủ tướng chính
phủ ban hành ngày
12/08/2019 về việc
thúc đẩy mô hình
kinh tế chia sẻ

Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các
luật, pháp lệnh nhằm hoàn thiện khung
pháp lý quản lý, xử lý tài sản ảo, tiền ảo.
Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban
hành mới văn bản quy phạm pháp luật về
thuế đối với các tài sản trên.
Giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xây
dựng đề án cơ chế quản lý thử nghiệm
(Sandbox) cho hoạt động Fintech.
Nghiên cứu cơ chế thí điểm hoạt động cho
vay ngang hàng.

15



Nguồn: Tổng hợp
Bảng 4 cho thấy Việt Nam đạt chỉ số giới hạn giao dịch tuyệt
đối, cho thấy quan điểm của NHNN tương đối thoáng trong quy
định về hạn mức giao dịch và số dư tài khoản, giúp gia tăng
nhu cầu sử dụng mobile money. Tuy nhiên, phần định danh
khách hàng, Việt Nam chỉ đạt 50/100, cho thấy khung pháp lý
về mặt này vẫn còn nhiều vấn đề. Hơn nữa, vấn đề định danh
khách hàng vẫn còn nhiều trở ngại ở Việt Nam, như vấn đề sim
rác.
Bảng 4: Chỉ số Mobile Money Regulatory Index một số
nước trong khối ASEAN
Quốc gia Chỉ
số
chun
g

Ủy
thác

Bảo vệ
người
tiêu
dùng

Giới
hạn
giao
dịch

Định

danh
khách
hàng

Malaysia 89.7
0
Myanma 73.6
r
3
Philippin 82.1
es
8
Thái Lan 93.1
5
Việt
69.9
Nam
6

96.5
1
82.9
4
80.0
0
89.6
7
96.5
5


80.00

90.00

80.00

100.0
0
70.00

80.00

87.03

100.00

80.00

100.0
0
100.0
0

100.00

80.00

16

70.00


50.00

Mạng Cơ sở
lưới
hạ
đại lý tầng

môi
trườn
g đầu

96.6 57.50
7
65.0 60.00
0
69.1 77.50
7
100. 92.50
00
0.00 65.00


Nguồn: GSMA (2019)
Bên cạnh đó, các quốc gia có chiến lược phát triển Fintech
đều quan tâm đến sandbox. Nhiều nước trên thế giới tùy theo
từng mức độ đã triển khai: đang thực hiện, thông báo, đang
nghiên cứu, thực hiện thí điểm, ban hành các quy định liên
quan, thử nghiệm… (Hộp 2).
Hộp 2: Triển khai khung pháp lý thử nghiệm cho fintech

ở các nước

17


Australia; Bahrain; Bermuda; Brunei; Canada; China; Denmark;
Fiji; Hong Kong; India; Indonesia; Japan; Jordan; Kazakhstan;
Kenya; Kuwait; Korea, South; Lithuania; Malaysia; Malta;
Mauritius; Mexico; Mozambique; Netherlands; Nigeria; Norway;
Philippines; Poland; Russian Federation; Rwanda; Saudi Arabia;
Sierra Leone; Singapore; South Africa; Spain; Sri Lanka; Sweden;
Switzerland; Taiwan; Tanzania; Thailand; Uganda; UAE; UK; US
(AZ); US (WY).

18


Nguồn: Regulatory Sandboxes(2019)
Theo báo cáo Regulatory Sandboxes (2019) có 45 quốc gia
(Hộp 2) đã áp dụng cơ chế thử nghiệp pháp lý cho fintech,
trong đó có 6 nước thuộc Đông Nam Á: Brunei, Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand, trong khi đó, Việt
Nam chưa triển khai thực hiện cơ chế này.
Do vậy, trong thời gian tới, ngoài Chính phủ là người chịu
trách nhiệm ban hành các văn bản pháp lý liên quan, các tổ
chức còn lại như NHNN, Ban chỉ đạo về công nghệ tài chính,
Tổng công ty thanh toán quốc gia của Việt Nam…cần hỗ trợ,
chung tay cùng Chính phủ phát triển lĩnh vực này.
- Khách hàng
Trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng đã nắm bắt và

triển khai nhiều dịch vụ mang lại từ Cách mạng công nghiệp 4.0
như internet banking, mobile banking. Năm 1997, tỷ lệ dân số
sử dụng internet chỉ là 0% thì tháng 6/2018, Việt Nam đã có 64
triệu người dùng, chiếm 66,3% dân số (Stats, 2019) tỷ lệ người
dân sử dụng điện thoại thông minh tăng qua các năm và đã đạt
mức 35,67% năm 2019 (Hình 2). Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng người dân sử dụng internet khá cao, bình quân lên đến
9%/năm, xếp hạng thứ 15 trên thế giới (Bảng 5).
Bảng 5: Tỷ lệ dân số sử dụng internet giai đoạn 20102018

19


Năm
Việt

20

201 201 201 201 201 201 201

11
35,

2
3
4
5
6
7
36,8 38,5 41,0 43,5 46,5 -


8
70,

Nam
1
Singapor 71,

3
72,0 80,9 79,0 79,0 84,5 84,4 88,

e
Thái Lan

0
23,

2
26,5 28,9 34,9 39,3 47,5 52,9 56,

Đông

7
4,0

11,0 17,5 23,0 25,2 -

8
27,


36,2 48,1 49,6 53,7 55,5 -

5
60,

4,0

1
30,

Timor
Philippin

29,

es
Myanma

0
1,0

7,0

8,0

11,5 21,7 25,1 -

r
Malaysia 61,


7
65,8 57,1 63,7 71,1 78,8 80,1 81,

0
9,0

10,7 12,5 14,3 18,2 21,9 -

2
25,

Indonesi

12,

5
14,5 14,9 17,1 22,0 25,5 32,3 39,

a
Campuc

3
3,1

8
14,0 22,3 32,4 34,0 40,

Lào

4,9


hia

6,8

0

20


Nguồn: (Statista, 2019)
Đây là một thị trường màu mỡ để khai thác nguồn khách
hàng tiềm năng. Chỉ trong hai năm trở lại đây tỷ lệ khách hàng
sử dụng các giao dịch điện tử đã tăng nhiều lần. Tỷ lệ khách
hàng của hệ thống NHTM tại Việt Nam sử dụng dịch vụ ngân
hàng số chiếm khoảng 36,4%/tổng số giao dịch tại các ngân
hàng (Bảng 6).
Bảng 6: Hoạt động của ngân hàng điện tử
201 20

Năm

1
Tỷ lệ thẻ có phát sinh giao

dịch

năm/Tổng

số


3
-

4
-

5
-

6
63

17
38

-

-

-

-

36,

7,7

khách


tiện

điện

tử/Tổng số giao dịch
Tỷ lệ giao dịch qua ATM,

12
-

trong

hàng cá nhân
Tỷ lệ giao dịch bằng phương

201 201 201 201 20

POS/Tổng

số

giao dịch

21

4
-

-


-

-

18,
1

4,1


Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông (2011, 2017, 2018).
Hình 3: Tỷ lệ người dùng internet trên toàn thế giới

Nguồn: (Statista, 2019b)
- Các tổ chức tài chính truyền thống

22


Thực tế ngân hàng tại Việt Nam được đánh giá cao hơn so với
các doanh nghiệp Fintech do mức độ an toàn trong quản lý rủi
ro. Timo, ngân hàng số thế hệ mới đầu tiên của Việt Nam, là
một ví dụ của một công ty Fintech hợp tác với VPBank thay vì
trở thành ngân hàng được cấp phép. Timo ra mắt vào năm
2015 thành công trong việc cung cấp giao dịch thay thế cho
ngân hàng truyền thống. Thay vì điều hành qua các chi nhánh
chính thức, Timo sử dụng mô hình Timo Hangout giúp giảm
thiểu các thủ tục, chi phí phát sinh, tiếu kiệm thời gian cho
người dùng cũng như cho phép các giao dịch ngân hàng qua
các trang web hoặc ứng dụng một cách an toàn. Ngoài ngân

hàng là tổ chức tài chính truyền thống đặc trưng, còn có một số
tổ chức khác cũng đang hợp tác với các công ty Fintech như
IDG, Mekong Capital, Standard Chartered, Goldman Sachs
(MBS, 2018)... Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác, vấn đề nhân
sự cần được quan tâm, đào tạo có hiệu quả.
4. Một số gợi ý chính sách nhằm phát triển Fintech

Nhìn chung, cho đến nay, tại Việt Nam, Fintech còn khá mới
mẻ với đại đa số ứng dụng của Fitech tập trung trong lĩnh vực
điện tử. Chỉ một số ít Fintech hoạt động có hiệu quả và có lợi
nhuận với một mảng thị trường riêng, trong khi đại đa số còn lại
vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong thời gian sắp tới, để
Fintech phát triển mạnh tương xứng với tiềm năng với thị
trường ở Việt Nam, các bên liên quan gồm: Chính phủ, NHNN,
các tổ chức tín dụng và bản thân các công ty Fintech cần có các
giải pháp hiệu quả, cụ23thể:


Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động
của các công ty Fintech. Mặc dù NHNN đã ban hành nhiều văn
bản pháp quy liên quan đến hoạt động Fintech, tuy nhiên, hiện
nay, ngoại trừ khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực thanh toán, các
lĩnh vực còn lại chưa có khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh. Trong
bối cảnh đó, Sandbox là một trong những giải pháp hàng đầu.
Theo đó, NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án Sandbox
vào tháng 5/2019. Mục tiêu của đề án là hiện thực hóa các giải
pháp tại đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng
tạo quốc gia đến năm 2025” được phê duyệt tại Quyết định số
844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ và cũng
là nhiệm vụ được nêu tại Quyết định 999/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ.
NHNN có kế hoạch nghiên cứu, áp dụng cách thức quản lý theo
cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (regulatory sandbox) phù hợp
với thực tiễn, thông lệ quốc tế, tiến tới việc ban hành khuôn khổ
pháp lý và quản lý chính thức.
Thứ hai, cần học hỏi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế với các
nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore để khai thác lợi thế về
nguồn nhân lực đam mê công nghệ, sáng tạo để có thể nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các vườn ươm, trung
tâm khởi nghiệp fintech.

24


Thứ ba, các tổ chức tài chính truyền thống như ngân hàng
nếu lựa chọn hợp tác cần tiến hành để phát huy thế mạnh hai
bên như đưa ra chiến lược mua lại hoặc tiến hành xem xét lựa
chọn công ty Fintech đối tác phù hợp. Đồng thời, ngân hàng
nên bảo đảm trình độ nguồn nhân lực có hiểu biết sâu rộng về
số hóa để kiểm soát và giải quyết rủi ro như các loại tiền tệ,
những khoản thanh toán, đảm bảo ngân hàng có sự chuẩn bị và
chủ động.
Thứ tư, xây dựng và triển khai những biện pháp tổng thể để
tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính, nâng cao hiểu
biết về sản phẩm, dịch vụ tài chính của người dân. Vì thực tế, tỷ
lệ sử dụng điện thoại di động cao nhưng nhận thức và hiểu biết
tài chính của người dân còn hạn chế.
Với quy mô thị trường rộng lớn, kinh tế đang đà tăng trưởng,
rõ ràng Fintech Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng khai thác. Do
đó, để Fintech phát triển mạnh trong tương lai, mỗi thành phần

liên quan cần có các chính sách, biện pháp hỗ trợ, gắn kết với
nhau để cùng nhau phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
BIS. (2018). Sound Practices on the implications of fintech
developments for banks and bank supervisors Retrieved
from />Bộ Thông Tin và Truyền thông và Hội Tin học Việt Nam (2011,
2017, 2018). Báo 25
cáo tóm tắt chỉ số sẵn sàng cho phát triển


ứng

dụng

CNTT-TT

Việt

Nam

năm

2017.

/>

×