Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ĐIỀU HÀNH CHỦ ĐỘNG VÀ LINH HOẠT CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THỰC HIỆN MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.05 KB, 20 trang )

ĐIỀU HÀNH CHỦ ĐỘNG VÀ LINH HOẠT CÁC CÔNG CỤ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THỰC HIỆN MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ

Trong những năm qua, cũng như năm 2019 và khoảng thời gian ngắn
đầu năm 2020, nhìn lại việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) Việt Nam có thể khẳng định, đã đạt được những thành công
quan trọng, với sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với điều hành các chính sách
kinh tế vĩ mô khác. Trực tiếp và gần đây nhất là năm 2019, điều hành chính
sách tiền tệ đã góp phần đạt được toàn diện 12 chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, tăng
trưởng GDP tiếp tục đạt cao, tới 7,02%; kiềm chế lạm phát, chỉ số CPI chỉ tăng
2,73%. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội khác cũng đã đạt và vượt theo Nghị
quyết của Quốc hội và định hướng của Chính phủ. NHNN đã điều hành chính
sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt, gắn với thực hiện quyết liệt tái cơ cấu
Tổ chức tín dụng (TCTD) xử lý nợ xấu, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng
trưởng bền vững và góp phần giải quyết một số vấn đề an sinh xã hội. Thành
công nói trên về điều hành chính sách tiền tệ được đặt trong bối cảnh kinh tế
thế giới và kinh tế vĩ mô trong nước có nhiều diễn biến bất thường.
Diễn biến kinh tế thế giới tác động đến điều hành chính sách tiền tệ
Trên thế giới, nổi bật và tác động lớn nhất đó là cuộc chiến thương mại Mỹ Trung Quốc căng thẳng và kéo dài, cùng với đó là các lệnh áp các mức thuế nhập
khẩu ở mức độ lớn của Chính phủ mỗi nước lên hàng hóa nhập khẩu của nhau
thường xuyên được đưa ra, dịch dịch nCoV xẩy ra tại Trung Quốc đầu năm 2020
đang ảnh hưởng lớn đến nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Năm 2019, nhiều


đồng tiền chủ chốt đều biến động mạnh, Nhân dân tệ mất giá mạnh kỷ lục, đầu
năm 2020 có xu hướng phục hồi nhẹ.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc trong năm 2019 sụt giảm lớn nhất
trong 14 năm qua, đầu năm 2020 tiếp tục sắc đỏ do dịch cúm xẩy ra. Nhiều thị
trường chứng khoán lớn khác trên thế giới cũng biến động mạnh. Năm 2019, thị
trường chứng khoán thế giới cũng đạt nhiều kỷ lục mới. Chỉ số Dow Jones tính từ
đầu năm 2019 đến cuối tháng 12/2019 tăng được 18%; S&P 500 tăng 22%, một số


thời điểm đầu năm 2020 giảm mạnh. Trên thị trường châu Âu, trong năm 2020 thị
trường chứng khoán Đức tăng được gần 20%, thị trường chứng khoán Anh tăng
11%. Diễn biến của thị trường chứng khoán có liên quan trực tiếp đến đàm phán
thương mại Mỹ – Trung Quốc. Trong năm 2019, thị trường chứng khoán toàn cầu
đã tăng thêm 17 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường. Tuy nhiên trong đầu năm
2020 dịch viêm phổi cấp do virus corona xẩy ra tại Trung Quốc, vốn hóa nhiều thị
trường cũng bị bốc hơi không nhỏ.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu cũng có nhiều phen trồi sụt do chịu tác
động trực tiếp từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng như các thông tin liên
quan đến triển vọng kinh tế thế giới. Khởi đầu năm 2019 ở mức 44USD/thùng, đến
ngày 23/4/2019, giá dầu đã lên mức 66USD/thùng, đến cuối năm 2019 giá dầu trên
thị trường New York ở mức 60USD/thùng. Ngày 5/2/2020 giá dầu Brent giao
tháng 4/2020 đứng ở mức 54,02 USD/thùng.
Giá vàng trên thị trường thế giới trong năm 2019 cũng tăng tới mức kỷ lục,
tăng 16%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2010. Ngày 4/9/2019, giá vàng giao ngay
trên thị trường New York lập kỷ lục, đạt 1.552 USD/ounce khi mà bất ổn toàn cầu
lan rộng, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc khi đó đang ở giai đoạn cao
điểm. Đến ngày 6/2/2010, giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.556 USD/ounce.


Trong năm 2019, Nhân dân tệ của Trung Quốc nhiều lần lao dốc vì căng
thẳng thương mại với Mỹ. Đến tháng 8/2019, Nhân dân tệ lần đầu tiên xuống dưới
mốc quan trọng 7 CNY/USD trong 11 năm qua. Kinh tế Trung Quốc năm 2019 tiếp
tục chịu nhiều sức ép cả trong và ngoài nước. GDP quý II và quý III của nước này
chỉ tăng lần lượt 6,2% và 6%, thấp nhất kể từ đầu thập niên 90. Đầu năm 2020, với
những lo ngại về dịch bệnh viêm phổi do virus Corona gây ra, ngày 6/2/2020, tỷ
giá USD/CNY tăng 1,2% so với đầu năm, lên 7,0173.
Tháng 6/2019, Facebook gây chấn động khi tuyên bố sẽ phát hành tiền điện
tử Libra, xây dựng trên nền tảng khối chuỗi và do một tổ chức gồm hàng chục
công ty tên tuổi điều hành – Libra Association.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) thời điểm tháng 8/2019 cũng
thông báo sẽ phát hành tiền số để thay thế tiền mặt trong lưu thông và hỗ trợ tham
vọng quốc tế hóa nhân dân tệ. Các NH và Tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung
Quốc sẽ tham gia phân phối loại tiền này. Ngày 3/2/2020, PBOC công bố bơm vào
nền kinh tế 1,2 ngàn tỷ Nhân dân tệ (173 tỷ USD) trong nỗ lực thúc đẩy tăng
trưởng, giữa lúc dịch cúm do virus corona chủng mới đang hoành hành gây tác
động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong năm 2019 và cho đến đầu năm 2020, Ngân
hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng quyết định cắt giảm tiền gửi từ -0,4%
xuống mức thấp kỉ lục mới -0,5%. PBoC và Ngân hàng Trung ương nhiều nước
khác trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines,…cũng đã có những
động thái cắt giảm lãi suất, nới lỏng chính sách tiền tệ.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran, một số quốc gia khác trên thế giới cũng tác
động lớn đến thị trường tài chính quốc tế nói chung, giá dầu thô nói riêng. Tiến
trình Brexit kéo dài, căng thẳng thương mại Nhật Bản - Hàn Quốc, biểu tình kéo


dài nhiều tháng tại Hongkong,…cũng tác động không nhỏ tới kinh tế thế giới, đặc
biệt là thương mại quốc tế.
Diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước tác động đến điều hành chính sách
tiền tệ
Về diễn biến kinh tế vĩ mô ở trong nước, nổi bật nhất đó là dịch bệnh lợn
châu Phi kéo dài và trên diện rộng, giá thịt lợn tăng cao nhất trong lịch sử, đầu năm
2010 bị ảnh hướng lớn bởi dịch viêm phổi cấp do virus corona xẩy ra tại Trung
Quốc. Bên cạnh đó thiên tai xẩy ra ở nhiều nơi tác động lớn đến sản xuất nông
nghiệp và đời sống người dân. Giá cả và tiêu thụ nông sản biến động bất thường,
có nhiều khó khăn trong đảm bảo thu nhập và tái đầu tư của người nông dân. Các
địa phương và các ngành giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp. Thị trường bất động
sản tiếp tục phát triển mạnh nhưng thiếu bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thị
trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển mạnh, giảm áp lực lên vốn tín dụng trung
dài hạn của ngân hàng thương mại (NHTM), nhưng tác động mạnh lên mặt bằng

lãi suất và sự phát triển ổn định của thị trường tài chính. Quy mô phát hành trái
phiếu Chính phủ tăng cao nhưng lãi suất trúng thầu lại giảm khá. Cổ phần hóa
doanh nghiệp tiếp tục diễn ra rất chậm so với mục tiêu đề ra. Thị trường chứng
khoán diễn biến bất thường và giảm điểm mạnh so với các năm 2017 và 2018.
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2019 và đầu năm 2020 biến động bất
thường và sụt giảm mạnh nhất trong 3 năm gần đây. Thị trường chứng khoán năm
2019 khởi đầu với hy vọng trở lại ngưỡng kỷ lục 1.200 điểm của năm 2018, nhưng
diễn biến thực tế lại hoàn toàn trái ngược. VN-Index trồi sụt quanh ngưỡng 1.000
điểm. Năm 2017 tăng trưởng quá tốt, năm 2018 có dấu ấn khi VNIndex tăng lên
ngưỡng 1.200 điểm nhưng năm 2019 sụt giảm trên nhiều phương diện, đặc biệt là
thanh khoản. So với các năm trước, số doanh nghiệp lớn lên sàn cũng không nhiều,


việc thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa cũng thấp hơn, một phần cũng từ diễn biến
kém tích cực của thị trường. Chỉ số VNIndex trên Thị trường chứng khoán Việt
Nam trong nhiều thời điểm cũng sụt giảm mạnh xuống còn 878,22 điểm vào ngày
3/1/2019, lên đỉnh cao 1.024 điểm vào ngày 6/11/2019 và nhiều thời điểm cuối
năm 2019 giảm xuống còn 950 điểm. Ngày 3/2/2020 trong phiên giao dịch đầu giờ
sáng chỉ số VN-Index đã giảm hơn 4% xuống vùng dưới 900 điểm, đây cũng là
vùng thấp nhất của chỉ số này kể từ năm 2017 đến nay.
Hình số 1: Diễn biến VN-Index trong năm 2019

Nguồn: Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM
Hình số 2: Diễn biến VN-Index trong năm 2019 và đến ngày 3/2/2020


Nguồn: Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM
Quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam trên cả 3 sàn tính đến hết
cuối tháng 12/2019 đạt gần 5,6 triệu tỷ đồng (240 tỷ USD), tăng 10,18% so với
cùng kỳ năm trước, tương đương với 101,04% GDP. Trong đó, vốn hóa trên sàn

HOSE đạt hơn 3,3 triệu tỷ đồng (140 tỷ USD); HNX và UpCom đạt 1,1 triệu tỷ
đồng (gần 48 tỷ USD). Thị trường chứng khoán năm 2019 có nhiều đóng góp trong
việc huy động vốn cho nền kinh tế với tổng mức huy động vốn đạt 313,9 nghìn tỷ
đồng, tăng 12,6% so với năm trước. Trên thị trường cổ phiếu, mức vốn hóa thị
trường (tính đến 17/12/2019) đạt 4,4 triệu tỷ đồng. Trên thị trường trái phiếu, hiện
có 509 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.162 nghìn tỷ đồng, tăng
3,7% so với cuối năm 2018.
Đầu năm 2019, Vietcombank đã phát hành riêng lẻ hơn 111 triệu cổ phiếu
VCB (trị giá khoảng 310 triệu USD) cho GIC Private Limited của Singapore và
Mizuho Bank Ltd của Nhật Bản. Trong tháng 11/2019, BIDV đã hoàn tất bán hơn
600 triệu cổ phần (15% vốn) cho KEB Hana Bank của Hàn Quốc thu về 20,3 ngàn
tỷ đồng (khoảng 870 triệu USD). MBank cũng đang có kế hoạch huy động khoảng


240 triệu USD từ việc bán 7,5% cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tập đoàn
Vingroup bán hơn 200 triệu cổ phiếu cho SK Group của Hàn Quốc để thu về 1 tỷ
USD.
Năm 2019, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt kỷ lục, trên 18 triệu lượt
người, tăng 16,2% so với năm trước. Kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng cao,
đạt gần 517 tỷ USD, tăng xấp xỉ 8% so với 2018. Trong đó, xuất khẩu đạt gần
263,5 tỷ USD, tăng hơn 8% so với 2018. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu kiểm soát
tốt, khoảng 253,5 tỷ USD. Nhờ đó, thặng dư thương mại 9,9 tỷ USD, cao nhất từ
trước đến nay.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2019 đã thấy rất rõ dòng
vốn chuyển hướng qua Việt Nam, củng cố vị thế ngành sản xuất. Trong năm 2019,
dòng vốn FDI đăng ký mới đã đổ vào nhiều vào ngành sản xuất, cụ thể là điện tử.
Trong khi đó, vốn thực hiện cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tính đến ngày
20/12/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của
nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm
2018. Tính lũy kế, cả nước có 30.827 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký

362,58 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt 211,78 tỷ USD, bằng 58,4% tổng
vốn đăng ký còn hiệu lực. Trong năm 2019, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
đã giải ngân đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với
cùng kỳ năm 2018.
Về góp vốn, mua cổ phần, trong năm 2019 có 9.842 lượt góp vốn, mua cổ
phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp 15,47 tỷ USD, tăng 56,4% so với
cùng kỳ năm 2018 và chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký. Vốn đầu tư gián tiếp vào
Việt Nam tiếp tục tăng cao,đặc biệt là khoản đầu tư 875 triệu USD (trị giá gần
20.300 tỷ đồng) của KEB Hana Bank vào BIDV sau khi BIDV phát hành riêng lẻ


603,3 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên, KEB Hana Bank,
trở thành vụ đầu tư chiến lược có giá trị lớn nhất ngành Ngân hàng Việt Nam tính
đến nay.
Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đưa vào nền kinh tế Việt Nam cũng
đạt con số kỷ lục trong năm 2019 nói trên chưa tính đến số tiền đầu tư trực tiếp trên
thị trường chứng khoán, đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính
phủ, do các Quỹ đầu tư chuyển vào Việt Nam. Trên thị trường Trái phiếu Chính
phủ thứ cấp, khối ngoại đã mua ròng tổng cộng hơn 13.900 tỷ đồng (tính theo giao
dịch Outright) trong 11 tháng đầu năm 2019. Trong nửa đầu tháng 12/2019 khối
ngoại đã tiếp tục mua ròng gần 1.200 tỷ đồng trái phiếu, trong đó riêng phiên ngày
12/12/2019 mua ròng hơn 1.988 tỷ đồng. Dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) thông
qua hoạt động góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại bùng
nổ. Riêng giá trị góp vốn mua cổ phần đã lên tới 11,24 tỷ USD, tăng 47,1% so
cùng kỳ năm 2018. Dòng vốn FII vào Việt Nam không chỉ có tác động kích thích
thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng
quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho DN trong nước dễ dàng tiếp cận
với nguồn vốn mới mà còn góp phần nâng cao chất lượng quản trị DN
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), lượng kiều hối chuyển về Việt
Nam năm 2019 ước đạt 16,7 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2018. Đây là năm thứ

ba liên tiếp Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới.
Tiêu dùng cá nhân của Việt Nam chiếm tới 75% trong tăng trưởng GDP năm
năm gần đây nhất, chỉ đứng thứ hai sau Philippines về tỷ trọng trong GDP. Nền
kinh tế cũng được hưởng lợi từ việc chuyển đổi lao động từ nông nghiệp qua các
ngành đòi hỏi kỹ năng cao. Nền kinh tế của Việt Nam đang dần chuyển sang nền
kinh tế tập trung vào tiêu dùng, chỉ số niềm tin tiêu dùng cũng thuộc hàng cao nhất


trên thế giới do triển vọng tích cực về nghề nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Tầng lớp
trung lưu cũng đang gia tăng. Những điều này đang đem lại vị thế tích cực cho Việt
Nam để có thể tận dụng các lợi thế cạnh tranh của mình.
Một số kết quả trong điều hành chính sách tiền tệ
Trong năm 2019, điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam tiếp tục
đạt được các mục tiêu. Mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ đó là thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%,
tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm
2011-2017. Lạm phát được kiềm chế. Kiểm soát lạm phát cơ bản bình quân ở mức
2,01%, tạo dư địa thuận lợi để điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý,
đặc biệt trong điều kiện ảnh hưởng phức tạp của dịch bệnh đối với đàn lợn. Qua đó
góp phần kiểm soát lạm phát CPI bình quân cả năm ở mức thấp nhất trong 3 năm
qua. Bình quân năm 2019, CPI tăng 2,79% so với bình quân năm 2018, dưới mục
tiêu Quốc hội đề ra.
Về mục tiêu trung gian, đến hết năm 2019, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư của
hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế tăng 13,7% với năm 2018, phù hợp với
định hướng đưa ra từ đầu năm nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát và hạn chế rủi ro
trong nền kinh tế trong điều kiện dư nợ tín dụng so với GDP ở mức cao, khoảng
130%.
Hình số 3: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng
đối với nền kinh tế các năm 2017 - 2019



Nguồn: Tổng cục Thống kê
Huy động vốn của các TCTD tăng 12,5%, cao hơn năm trước (cùng kỳ năm
2018 tăng 11,5%). Tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao. Tính
đến hết năm 2019, tổng phương tiện thanh toán (cung tiền M2) tăng 12,1% so với
đầu năm, cao hơn khá nhiều mức tăng 11,3% của cùng kỳ 2018 nhờ các giao dịch
mua vào ngoại tệ của NHNN, tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia lên mức kỷ lục,
đạt gần 80 tỷ USD, chủ động sẵn sàng can thiệp trước những tác động rủi ro của thị
trường tài chính quốc tế đến ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Tỷ giá
VND/USD biến động bất thường trong năm 2019, có thời điểm tăng 1% so với đầu
năm, tuy nhiên đến cuối năm 2019 giảm 0,5% so với cuối năm 2018, trái với dự
báo trước đó, sức mua của Đồng Việt Nam được nâng lên nhưng vẫn tác động tích
cực đến xuất khẩu và vay nợ nước ngoài của nền kinh tế.
Điều hành công cụ lãi suất


Với Việt Nam, xu hướng suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đáng kế
đến kinh tế trong nước, do Việt Nam là nước có độ mở lớn trên thế giới (tổng kim
ngạch xuất khẩu năm 2019 ước tính tương đương 200% GDP). Do đó, hệ thống tài
chính nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ chịu rủi ro nhất định dưới tác động
kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Theo đó, không nằm ngoài xu hướng, trong
năm 2019, NHNN Việt Nam công bố giảm một loạt các loại lãi suất điều hành.
Cụ thể, ngày 16/9/2019, NHNN quyết định giảm 0,25 điểm phần trăm đối
với một loạt lãi suất điều hành, bao gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu;
lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp
thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với các NH và lãi
suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO). Đây là lần đầu
tiên NHNN điều chỉnh lãi suất điều hành kể từ tháng 10/2017.
Hai tháng sau, ngày 19/11/2019, NHNN tiếp tục ban hành 2 quyết định điều
chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND và lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa

bằng VND của tổ chức tín dụng đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế, cũng như
giảm thêm lãi suất OMO. Cùng đó, kể từ trung tuần tháng 7 đến hết năm 2019,
NHNN đã có tới 3 lần điều chỉnh lãi suất tín phiếu, theo mức giảm dần từ 3%
xuống chỉ còn 2,25%/năm.
Trong năm 2019, NHNN điều hành lãi suất theo hướng giảm mạnh cả lãi
suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Trong đó, quy định về việc giảm lãi suất tiền gửi
đối với một số kỳ hạn ngắn và lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên có hiệu
lực từ tháng 11/2019. Kết quả sau các động thái điều hành của NHNN, mặt bằng
lãi suất thị trường có xu hướng giảm. Lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng
giảm 0,2-0,5%/năm và lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5%/năm. Các
TCTD có thị phần lớn chủ động giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên, áp


dụng chương trình cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp với nhiều đợt cắt giảm
trong năm 2019.
Các quyết định về lãi suất làm cho tỷ lệ thu nhập lãi cận biên – NIM của các
NHTM bị ảnh hưởng, thu nhập từ chênh lệch lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra của
các NHTM bị thu hẹp. Để cải thiện NIM, các NHTM chú trọng mở rộng của tài
chính tiêu dùng (MBB), cho vay ô tô và mua nhà (VIB), dịch chuyển danh mục
đầu tư chứng khoán nợ (Vietcombank) hay đẩy mạnh LDR (Vietcombank,
HDBank)….
Hình số 4: So sánh tỷ lệ thu nhập lãi cận biên – NIM
của các NHTM hết quý III năm 2018 và 2019

Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM được lựa chọn
Tuy nhiên, nhìn chung các NHTM đều chịu ảnh hưởng nhẹ hơn hoặc có thể
được lợi khi tác động của việc giảm lãi suất đầu vào có thể bù trừ thậm chí mạnh
hơn tác động của việc giảm lãi suất đầu ra. Mặc dù vậy về lâu dài, theo mục tiêu
giảm mặt bằng lãi suất của Chính phủ cũng như các nỗ lực trong năm 2019 của
NHNN để đạt mục tiêu này, khả năng mở rộng lợi tức tài sản của các NHTM trở

nên hạn chế hơn.


Trong khi đó, các yêu cầu về an toàn vốn mới, theo Thông tư 41/2016-TTNHNN hoặc Thông tư 22/2019-TT-NHNN, quy định về việc giảm tỷ lệ vốn ngắn
hạn cho vay trung dài hạn tại Thông tư 22/2019-TT- NHNN, đặt ra yêu cầu chặt
chẽ hơn về vốn và huy động. Do đó dự kiến sẽ hạn chế khả năng mở rộng NIM của
các NHTM. Tác động của các quy định này sẽ mạnh hơn đối với các NHTM có bộ
đệm vốn mỏng như VietinBank hay tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cao
như VIB.
Việc áp dụng tỷ lệ LDR tối đa mới đồng bộ ở mức 85% cho tất cả các NH tại
Thông tư 22/2019-TT-NHNN sẽ cho phép các NHTM cổ phần tư nhân có thêm cơ
hội đẩy mạnh tỷ lệ này, so với mức ngưỡng tối đa 80% trước đây, để cải thiện
NIM. Trái lại, việc giảm tỷ lệ LDR tối đa đối với các NHTM nhà nước từ 90%
xuống 85% sẽ khiến các NHTM này phải kiềm chế tín dụng hoặc đẩy mạnh huy
động, theo đó làm ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế và biên
lãi ròng.
Điều hành công cụ tỷ giá và chống đô la hóa nền kinh tế
Ngày 29/5/2019, Bộ Tài chính Mỹ công bố báo cáo chính sách kinh tế vĩ
mô, thương mại và tỷ giá với các nước là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tại báo
cáo này Bộ Tài chính Mỹ đưa ra danh sách 9 nước cần theo dõi, giám sát, trong đó
có Việt Nam. Trong ba tiêu chí để Bộ Tài chính Mỹ đưa các nước vào báo cáo này,
Việt Nam thỏa mãn 2 tiêu chí về thặng dư thương mại và cán cân vãng lai, còn tiêu
chí về can thiệp ngoại hối 1 chiều thấp hơn ngưỡng Mỹ đưa ra. Việc bị đưa vào
danh sách trên được cho là một điểm áp lực đối với việc điều hành chính sách tiền
tệ, trực tiếp là chính sách tỷ giá của Việt Nam, khi căn theo các tiêu chí Bộ Tài
chính Mỹ đưa ra, đặc biệt trong bối cảnh các xung đột thương mại trên thế giới
diễn ra căng thẳng trong năm 2019, cũng như chủ nghĩa bảo hộ nổi lên trước đó.


Kiên định với mục tiêu điều hành ổn định tỷ giá gắn với chống đô là hóa nền

kinh tế được đưa từ đầu năm, NHNN đã chủ động, linh hoạt điều hành, tác dodognj
tích cực đến xuất khẩu, nhập khẩu và đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế,
cũng như chống các tác động đột xuất từ thị trường quốc tế. Sau đợt biến động
mạnh cuối quý II/2019, về cơ bản tỷ giá USD/VND đi ngang trong năm 2019, trên
thị trường tự do, tỷ giá cuối tháng 12/2019 giảm 0,5% so với cuối năm 2018. Sự ổn
định này đặt trong bối cảnh Nhân dân tệ có nhiều đợt biến động mạnh. Điểm nhấn
của 2019 nằm ở tỷ giá trung tâm do NHNN công bố, với mức tăng gần 1,5% so với
cuối 2018. Hướng tăng này được cho là sự chủ động của NHNN để đưa tỷ giá
trung tâm trở nên cân bằng hơn so với các mức tỷ giá giao dịch trên các thị trường.
Năm 2019 NHNN có thời điểm giảm khá mạnh giá mua vào USD, từ 23.200 VND
xuống 23.175 VND vào cuối tháng 11/2019. Cùng đó, NHNN đã mua ròng lượng
lớn ngoại tệ, nâng kỷ lục dự trữ ngoại hối quốc gia lên trên 79 tỷ USD đến hết năm
2019.
Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc
Trong năm 2019 NHNN tiếp tục giữ ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB)
và duy trì khoảng cách giữa tỷ lệ DTBB tiền gửi nội tệ, nhằm chống đô la hóa nền
kinh tế, tuy nhiên lần đầu tiên điều chỉnh lãi suất tiền gửi DTBB. Từ ngày
1/12/2019, lãi suất đối với tiền gửi DTBB bằng VND của các TCTD giảm về mức
0,8%/ năm và tiếp tục không trả lãi đối với khoản tiền gửi vượt DTBB bằng VND.
Điều này có ảnh hưởng, nhưng không đáng kể tới lợi nhuận của các NHTM bởi vì
tỷ lệ DTBB của các NH hiện nay ở mức thấp, chỉ 3%. Với tiền gửi ngoại tệ,
NHNN tiếp tục không tính lãi đối với khoản DTBB, còn lãi suất tiền gửi vượt
DTBB giảm từ 0,5% xuống còn 0,05%/năm.


NHNN ban hành Thông tư số 30/2019/TT-NHNN, quy định về thực hiện
DTBB của các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài. Thông tư này quy định cụ thể cơ
chế cho phép những trường hợp TCTD không phải thực hiện DTBB, hoặc được
giảm tỷ lệ thực hiện. Tại Điều 3 Thông tư 30 quy định rõ ba nhóm các TCTD
không thực hiện DTBB. Một là, các TCTD được kiểm soát đặc biệt. Nhóm đối

tượng này hiện có NHTM cổ phần Đông Á và 3 NHTM mà NHNN mua lại giá 0
đồng. Hai là, TCTD chưa khai trương hoạt động. Ba là, TCTD được chấp thuận
giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy
phép.
Đáng chú ý, theo Thông tư 30, TCTD hỗ trợ tham gia hỗ trợ tái cơ cấu hệ
thống (quy định tại khoản 40 Điều 4 Luật Các TCTD đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2017) được giảm 50% tỷ lệ DTBB. Theo đó, trong những năm qua,
Vietcombank, VietinBank và BIDV đã lần lượt tham gia hỗ trợ tái cơ cấu DongA
Bank, CB Bank, Ocean Bank và GP Bank, qua hỗ trợ thanh khoản, cử nhân sự
quản trị điều hành, hợp tác kinh doanh… ngay khi các TCTD này thực hiện tái cơ
cấu bắt buộc. Tính toán dựa trên báo cáo quý III/2019, số tiền gửi DTBB của
Vietcombank, BIDV và Vietinbank tại NHNN là 83.000 tỷ đồng. Ba NHTM này
được giảm 50% tỷ lệ DTBB, thì sẽ có khoảng hơn 40.000 tỷ đồng được "giải
phóng" khỏi tài khoản DTBB, đồng nghĩa với chi phí sử dụng vốn của các NHTM
này sẽ giảm xuống, tạo điều kiện để các NH này giảm lãi suất cho vay.
Trên thị trường quốc tế,ngày 1/1/2020, PBOC đưa ra quyết định hạ tỷ lệ
DTBB với các NHTM của Trung Quốc thêm 50 điểm cơ bản từ ngày 6/1/2020
nhằm kéo lãi suất cho vay xuống. Tỷ lệ DTBB hiện tại là 13% với các NH lớn và
11% với các tổ chức cho vay nhỏ hơn. Động thái này của PBOC đồng nghĩa với
việc bơm vào hệ thống tài chính Trung Quốc khoảng 800 tỉ Nhân dân tệ, tương
đương gần 115 tỷ USD, một nỗ lực để duy trì thanh khoản, hỗ trợ nguồn vốn cho


vay trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc tăng cường thúc đẩy phát triển khu vực
kinh tế tư nhân
Hoàn thiện công cụ cho vay tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng
Để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ theo xu hướng hội nhập
và thúc đẩy tái cơ cấu TCTD, NHNN cũng không ngừng hoàn thiện công cụ cho
vay tái cấp vốn. Theo đó, NHNN đã ban hành Thông tư số 24/2019/TT-NHNN quy
định về tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với TCTD.

Với thông tư này, các TCTD có thêm một kênh khá thuận lợi, với các điều kiện và
cơ chế rõ ràng, có điều kiện và cơ sở thuận lợi để tái tạo nguồn vốn. Bởi vì, từ
trước đến nay, các TCTD thường tiếp cận nguồn vốn của NHNN qua kênh tái cấp
vốn trên cơ sở giấy tờ có giá, hoặc qua trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài
sản các TCTD Việt Nam (VAMC), hoặc trường hợp đặc biệt theo dự án chương
trình được Chính phủ chỉ định…Tuy nhiên, trên thực tế, không phải TCTD nào
cũng có nhiều giấy tờ có giá để có thể tiếp cận nguồn tái cấp vốn từ NHNN, cũng
như qua kênh thị trường mở (OMO) một cách thuận lợi. Với Thông tư 24, quy định
hình thực cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, đây là cơ sở và nền tảng mà các TCTD
luôn sẵn có.
Linh hoạt điều hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Trong năm 2019, NHNN tiếp tục chủ động điều hành hiệu quả hoạt động
của thị trường mở (OMO), phát hành giấy tờ có giá nhằm thu hút tiền về do cung
ra để mua ngoại tệ, tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia lên mức kỷ lục, kiểm soát
lạm phát theo mục tiêu, nhưng đồng thời cũng chủ động mua vào giấy tờ có giá,
bao gồm cả Tín phiếu NHNN và Trái phiếu Chính phủ, nhằm đáp ứng nhu cầu
thanh khoản, ổn định lãi suất thị trường tiền tệ. Trong năm 2019, NHNN đã có quy
mô giao dịch trên thị trường mở lớn nhất từ trước đến nay, ước tính tăng khoảng


8% so với năm 2018. Tính chung trong năm 2019, NHNN đã mua thêm gần 20 tỷ
USD, tương ứng cung ra thị trường trên 465.000 tỷ đồng, với nghiệp vụ OMO,
NHNN đã trung hòa lượng tiền lớn đó trong lưu thông, đảm bảo thanh khoản của
các NHTM và kiềm chế lạm phát.
Thay đổi tiền gửi Kho bạc nhà nước tại hệ thống Ngân hàng
Theo quy định tại Thông tư số 58/2019/TT-BTC, từ tháng 11/2019, nguồn
tiền gửi thanh toán của Kho bạc Nhà nước được kết chuyển về NHNN, thay vì
đọng lại ở các NHTM. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước bắt đầu
được cơ cấu lại, về số lượng, kỳ hạn và lãi suất, gửi tại các NHTM thông qua đấu
thầu. Mức độ thay đổi, biến động lãi suất cùng kết quả các cuộc đấu thầu có tác

động tích cực đến lãi suất trên thị trường tiền tệ.
Chính sách tín dụng hỗ trợ phòng, chống dịch viêm phổi cấp
Do ảnh hưởng của dịch COVID 19 diễn biến phức tạp, tác động lớn đến
hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Để kịp thời hỗ trợ người
dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, ngày 4/2/2020,
NHNN đã có văn bản số 541 541/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng, cân đối
nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh theo chỉ
đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 về nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách
Nhà nước năm 2020 và chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Chỉ thị 01/CT-NHNN
ngày 03/01/2019 về tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành
Ngân hàng trong năm 2020. Các TCTD chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch,
chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng
đang vay vốn do ảnh hưởng của dịch nCoV, nhất là những ngành, lĩnh vực có thể
bị ảnh hưởng nhiều như du lịch, nông nghiệp, xuất khẩu, ... để kịp thời áp dụng các


biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ,
xem xét miễn giảm lãi vay,… theo quy định pháp luật hiện hành. Chủ động hướng
dẫn, hỗ trợ người dân trong quá trình xử lý các đề nghị tháo gỡ khó khăn về hoạt
động vay vốn.
Một số dự báo và định hướng giải pháp
Năm 2020 và một số năm tiếp theo, dự báo kinh tế thế giới, thị trường tài
chính quốc tế, kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục có những biến động rất phức tạp,
tiếp tục tác động đến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN cũng như hoạt động
của các TCTD Việt Nam. Trong bối cảnh đó, bám sát Nghị quyết của Quốc hội,
mục tiêu và chỉ đạo của Chính phủ, dự báo NHNN tiếp tục chủ động và linh hoạt
điều hành chính sách tiền tệ, góp phần thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế vĩ
mô năm 2020 được đề ra, chỉ đạo tái cơ cấu TCTD, phòng chống những biến động
bất thường và tránh các cú sốc từ bên ngoài.

Trong năm 2020, Quốc hội tiếp tục đề ra mục tiêu kiểm soát lạm phát bình
quân cả năm ở mức 4%, tương đương với con số của năm 2019, tăng trưởng GDP
ở mức 6,8%.... Các chỉ tiêu cơ bản trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động
ngân hàng được hướng vào thực hiện Nghị quyết đó của Quốc hội, dự báo, tăng
trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, tỷ giá,… sẽ cơ bản như mục tiêu của
năm 2019, trong đó tín dụng sẽ tăng khoảng 14%. Mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục
giảm nhẹ. Tỷ giá VND/USD chỉ tăng khoảng 1 - 1,5%. Quỹ dự trữ ngoại hối tiếp
tục được tăng cường, dự báo sẽ đạt trên 90 tỷ USD vào cuối năm 2020.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đôn đốc các NHTM và triển khai các biện
pháp thuộc trách nhiệm của mình, tăng vốn điều lệ của các NH, bảo đảm tỷ lệ an
toàn theo Basel II và theo thông lệ quốc tế, cũng như theo lộ trình đã đặt ra, một số
NHTM CP quy mô nhỏ có thể phải bán lại, sáp nhập với các NHTM khác.


Toàn hệ thống TCTD tiếp tục triển khai quyết liệt Nghị quyết 42 của Quốc
hội về thí điểm xử lý nợ xấu; đồng thời thực hiện các biện pháp tăng cường chất
lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Quy mô lợi nhuận của hầu hết NHTM đều tăng khá so với năm 2019.
Một số định hướng về điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ trong
thời gian tới:
Một là, cần tiếp tục kiên trì điều hành ổn định lãi suất và tỷ giá, có định
hướng chuyển dần sang điều hành gián tiếp 2 công cụ này theo một lộ trình phù
hợp trong sự kết hợp chặt chẽ với các công cụ khác của chính sách tiền tệ, như: cho
vay tái cấp vốn, cho vay tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở,

Hai là, cần tiếp tục chủ trương hướng vốn tín dụng của các NHTM đến
các lĩnh vực cần ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ như: nông nghiệp – nông thôn,
xuất khẩu,… tạo tiền đề cho tái cơ cấu TCTD thực hiện có hiệu quả và đúng kế
hoạch. Đồng thời giám sát đảm bảo lộ trình thực hiện nghiêm các quy định về các
giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh

ngân hàng nước ngoài. Theo đó tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, chủ động phòng ngừa
rủi ro dòng vốn tín dụng của các NHTM cho vay lĩnh vực bất động sản, tạo tiền đề
cho ổn định lãi suất và tỷ giá.
Ba là, cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt thực hiện đề án tái cơ cấu NHTM
theo kế hoạch đề ra. Bởi vì thường là các NHTM yếu, quy mô nhỏ, niềm tin thấp
nên hay phải tăng lãi suất huy động trên thị trường. Do đó nếu thực hiện có hiệu
quả việc tái cơ cấu NHTM sẽ hạn chế việc tăng lãi suất của các NHTM yếu.


Bốn là, các NHTM cần tiếp tục nâng cao năng lực quản trị điều hành,
đặc biệt là quản trị thanh khoản, quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro lãi suất và
quản trị rủi ro tỷ giá, kèm theo đó là quyết liệt trong xử lý nợ xấu theo nguyên tắc
thị trường.

Nguồn tài liệu tham khảo:
www.sbv.gov.vn
www.gso.gov.vn
www.hsx.vn
www.ssc.gov.vn
Báo cáo tài chính các NHTM được lựa chọn



×