Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Các công cụ chính sách tiền tệ và việc vận dụng của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.09 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
1
30DANH SÁCH TỔ 2:
1. Trần Minh Hảo (nhóm trưởng)
2 . Trần Thị Lương
3. Nguyễn Thị Dung
4 . Nguyễn Thị Thu Hường
5. Nguyễn Thị Phương
6 . Lại Thị Thơ
7 . Hoàng Thị Thảo
8 . Phạm Thanh Thảo
9 . Vũ Thị Thắm
10. Nguyễn Văn Điệp
11. Hoàng Văn Quý
2
LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách tiền tệ luôn là nhu cầu để ổn định kinh tế vĩ mô với hạt
nhân là ổn định tiền tệ, tạo lập nền tảng cho sự phát triển chung. Mặt khác,
nền kinh tế thị trường bản chất là một nên kinh tế tiền tệ. Do đó việc ổn định
giá trị đồng tiền cùng với việc thiết lập nền Tài Chính Quốc Gia mạnh là cơ
sở đầu tiên cho việc kiềm chế lạm phát, và ổn định nền kinh tế.
Ngày nay việc làm và phân phối thu nhập vừa là vấn đề bức thiết trước
mắt, vừa là vấn đề lâu dài để ổn định và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy mà việc
đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, tạo công ăn việc làm là vấn đề thường trực.
Giải pháp cho việc đẩy lùi lạm phát, trách thất nghiệp nhiều cần tập trung vào
chính sách tiền tệ nhưng việc lựa chọn giải pháp nào để xây dựng và điều
hành chính sách tiền tệ quốc gia có hiệu quả nhất vẫn còn là một ẩn số phức
tạp và nhiều bất cập . Có thể nói chính sách tiền tệ là huyết mạch của nền kinh
tế.
Được sự hướng dẫn của thầy Trịnh Viết Giang nhóm chúng em đã làm
làm hoàn thành chuyên đề 2: Các công cụ chính sách tiền tệ và việc vận dụng


của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam .
Chuyên đề gồm 3 chương :
Chương 1: Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường
Chương 2:Thực trạng việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ ở
Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện các công cụ của chính
sách tiền tệ ở Việt Nam.

3
CHƯƠNG 1
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
1.1. Khái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ :
Khái niệm chính sách tiền tệ : Chính sách tiền tệ là một chính sách
kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ươn khởi thảo và thực thi, thông qua các
công cụ , biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu :ổn định giá trị đồng
tiền, tạo công ăn việc làm ,tăng trưởng kinh tế .
Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai
hướng: chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền ,giảm lãi suất để thúc đẩy
sản xuất kinh doanh ,giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng -chính sách tiền tệ
chống thất nghiệp) hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt(giảm cung tiền , tăng lãi
suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng
thất nghiệp tăng-chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền)
Vị trí chính sách tiền tệ : Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của
Nhà nước thì chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng
nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ .Song nó cũng có
quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài
khoá,chính sách thu nhập,chính sách kinh tế đối ngoại.
Đối với Ngân hàng trung ương ,việc hoạch định và thực thi chính sách
chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất ,mọi hoạt động của nó đều nhằm

làm cho chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn.
1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ :
*ổn định giá trị đồng tiền: NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến
sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình.Giá trị đồng tiền ổn định
được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền(chỉ số giá cả hàng
4
hoá và dịch vụ trong nước)và sức mua đối ngoại(tỷ giá của đồng tiền nước
mình so với ngoại tệ).Tuy vậy ,CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền
không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng 0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát
triển được,để có một tỷ lệ lạm phát giảm phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp
tăng lên.
*Tăng công ăn việc làm: CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng
trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực xã hội,quy mô sản xuất
kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế .Để có
một tỷ lệ thất nghịêp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên.
*Tăng trưởng kinh tế :Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi
chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để
giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản
tệ là rất quan trọng ,nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ
.Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách
hài hoà.
Mối quan hệ giữa các mục tiêu :Có mối quan hệ chặt chẽ,hỗ trợ nhau,
không tách rời. Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này
có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau.Vậy để đạt được các
mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải
có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
1.3 Các công cụ của CSTT :
1.3.1.Nghiệp vụ thị trường mở:
Khái niệm: Là những hoạt động mua bán chứng khoán do NHTW thực
hiện trên thị trường mở nhằm tác động tới cơ số tiền tệ qua đó điều tiết lượng

tiền cung ứng.
Cơ chế tác động:Khi NHTW mua (bán)chứng khoán thì sẽ làm cho cơ
số tiền tệ tăng lên (giảm đi) dẫn đến mức cung tiền tăng lên (giảm đi).
5
Nếu thị trường mở chỉ gồm NHTW và các NHTM thì hoạt động này sẽ
làm thay đổi lượng tiền dự trữ của các NHTM (R ),nếu bao gồm cả công
chúng thì nó sẽ làm thay đổi ngay lượng tiền mặt trong lưu thông(C)
Đặc điểm:Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi là
một công cụ rất năng động ,hiệu quả,chính xác của CSTT vì khối lượng
chứng khoán mua( bán ) tỷ lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần đIều
chỉnh,ít tốn kém về chi phí ,dễ đảo ngược tình thế.Tuy vậy, vì được thực hiện
thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào các chủ thể khác tham
gia trên thị trường và mặt khác để công cụ này hiệu quả thì cần phảI có sự
phát triển đồng bộ của thị trường tiền tệ ,thị trường vốn.
1.3.2 Dự trữ bắt buộc:
Khái niệm :Số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NH phảI giữ lại,do
NHTW qui định ,gửi tại NHTW,không hưởng lãi,không được dùng để đầu
tư,cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng só
tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán,sự ổn định của hệ
thống ngân hàng
Cơ chế tác động:Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp
đến số nhân tiền tệ (m=1+s/s+ER+RR) trong cơ chế tạo tiền của các NHTM.
Mặt khác khi tăng (giảm ) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các
NHTM giảm (tăng), làm cho lãi suất cho vay tăng (giảm),từ đó làm cho
lượng cung ứng tiền giảm (tăng).
Đặc đIểm:Đây là công cụ mang nặng tính quản lý Nhà nước nên giúp
NHTW chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của
nó cũng rất mạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là ảnh
hưởng tới một lượng rất lớn mức cung tiền). Song tính linh hoạt của nó không
cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm ,phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh

hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các NHTM.
1.3.3 Chính sách tái chiết khấu:
6
Khái niệm : Đây là hoạt động mà NHTW thực hiện cho vay ngắn hạn
đối với các NHTM thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu bằng việc đIều chỉnh
lãI suất táI chiết khấu (đối với thương phiếu) và hạn mức cho vay táI chiết
khấu(cửa sổ chiết khấu)
Cơ chế tác động:Khi NHTW tăng (giảm ) lãi suất tái chiết khấu sẽ hạn
chế (khuyến khích) việc các NHTM vay tiền tại NHTW làm cho khả năng cho
vay của các NHTM giảm (tăng) từ đó làm cho mức cung tiền trong nền kinh
tế giảm (tăng).Mặt khác khi NHTW muốn hạn chế NHTM vay chiết khấu của
mình thì thực hiện việc khép cửa sổ chiết khấu lại.
Ngoài ra, ở các nước có thị trường chưa phát triển (thương phiếu chưa
phổ biến để có thể làm công cụ táI chiết khấu) thì NHTW còn thực hiện
nghiệp vụ này thông qua việc cho vay táI cấp vốn ngắn hạn đối với các
NHTM.
Đặc điểm:Chính sách tái chiết khấu giúp NHTW thực hiện vai trò là
người cho vay cuối cùng đối với các NHTM khi các NHTM gặp khó khăn
trong thanh toán ,và có thế kiểm soát đựoc hoạt động tín dụng của các NHTM
đồng thời có thể tác động tới việc đIều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế
thông qua việc ưu đãi tín dụng vào các lĩnh vực cụ thể.Tuy vậy ,hiệu qủa của
cộng cụ này còn phụ thuộc vào hoạt động cho vay của các NHTM, mặt khác
mức lãi suất tái chiết khấu có thể làm méo mó ,sai lệch thông tin về cung cầu
vốn trên thị trường.
Trên đây là 3 công cụ tác động gián tiếp tới qui mô lượng tiền cung
ứng,trong một nền kinh tế nếu NHTW sử dụng có hiệu quả cấc công cụ này
thì sẽ không cần đến bất cứ một công cụ nào khác .Tuy vậy trong những điều
kiện cụ thể (các quốc gia đang phát triển ;các giai đoạn kinh tế quá nóng ) thì
để đạt được mục tiêu của mình ,NHTW có thể sử dụng các công cụ điều tiết
trực tiếp sau:

7
Các công cụ trực tiếp: Gọi là các công cụ trực tiếp vì thông qua
chúng,NHTW có thể tác động trực tiếp đến cung cầu tiền tệ, mà không cần
thông qua một công cụ khác.
- Ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay.
NHTW có thể quy định khung lãi suất tiền gửi và buộc các ngân hàng
kinh phải thi hành.
Nếu lãi suất quy định cao sẽ thu hút được nhiều tiền gửi làm gia tăng nguồn
vốn cho vay. Nếu lãi suất thấp, sẽ là giảm tiền gửi, giảm khả năng mở rộng
kinh doanh tín dụng. Xong biện pháp này sẽ làm cho các ngân hàng thương
mại mất tính chủ động, linh hoạt trong kinh doanh. Mặt khác nó đễ dẫn đến
tình trạng ứ đọng vốn ở ngân hàng, nhưng lại thiếu vốn đầu tư, hoặc khuyến
khích dân cư dùng tiền vào dự trữ vàng, ngoại tệ bất động sản, trong khi ngân
hàng bị hụt hẫng về tiền mặt cũng như nguồn vốn cho vay.
Trong điều kiện không thể áp dụng các biện pháp khác, chính phủ có
thể phát hành một lượng trái phiếu nhất định để thu hút bớt lượng tiền trong
lưu thông. Việc phân bổ trái phiếu thường mang tính chất bắt buộc.

8
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Sự đổi mới trong việc thực hiện chính sách tiền tệ.
Kể khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì quá trình thực
hiện chính sách tiền tệ cũng được xây dựng, đổi mới theo đúng ý nghĩa kinh
tế của nó và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, thể hiện ở một số mặt sau:
Cách xác định lượng tiền cung ứng: Nếu như trong thời kỳ bao cấp
chúng ta chỉ quan niệm lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế chỉ bao gồm tiền
mặt và mức cung là bao nhiêu, ở thời kỳ nào là do chính phủ phê duyệt thì
ngày nay việc quan niệm về lượng tiền cung ứng để thay đổi bên cạnh lượng

tiền mặt (C) còn tính đến khả năng tạo tiền của các NHTM, tổ chức tín dụng
khác (D). Bên cạnh đó lượng tiền cung ứng hàng năm phải dựa trên cơ sở: tỉ
lệ lạm phát ước tính, tốc độ tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch, vòng quay tiền
tệ...
Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ: Được sử dụng một cách
linh hoạt, phù hợp với điều kiện Việt Nam ở các thời điểm cụ thể chứ không
đông cứng, đóng băng như thời kì bao cấp (lãi mất cố định nhiều năm...)
Cơ chế điều hành: Năm 1988, Hệ thống NH đã được phân thành 2 cấp
NHNN và các NHTM, trong đó NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước trên
lĩnh vực tiền tệ- tín dụng- ngân hàng; trực thuộc chính phủ. Thống đốc NHNN
có quyền chủ động hơn và chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia.
2.2 Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ những năm qua.
2.2.1. Công cụ lãi suất:
9
ở Việt Nam, lãi suất được sử dụng như công cụ chính của chính sách
tiền tệ, nó là yếu tố đánh dấu sự chuyển biến từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá
tập trung sang cơ chế thị trường, nó còn là công cụ quan trọng để chuyển các
Ngân hàng sang cơ chế tự hạch toán kinh doanh.
Trong năm 1997, với mục tiêu góp phần tăng trưởng kinh tế và phù hợp
xu hướng giảm lãi suất, việc quy định trần lãi suất cho vay giảm mạnh,
T7/1997 lãi suất cho vay ngắn hạn giảm từ 1,2% tháng xuống 1% tháng, lãi
suất cho vay trung dài hạn giảm từ 1,35% tháng xuống 1,1% tháng ,chênh
lệch lãi suất huy động và cho vay bình quân quy định là 0,35% tháng(4,2%
năm)
Tuy nhiên từ quý IV năm 1997, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, đồng USD có xu hướng lên giá và lãi
xuất tiền gửi bằng USD ở mức cao trong khi lãi suất huy động của VND ở
mức thấp nên đã có hiện tượng người gửi tiền rút VND để chuyển sang USD.
Nhiều tổ chức kinh tế và dân cư nắm giữ USD gây khó khăn cho các NHTM

và tăng sức ép đối với đồng nội tệ, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn cho thị trường
tiền tệ và việc huy động vốn của các NHTM, đặc biệt là một số NHTM cổ
phần.
Trước tình hình đó, ngày 20/1/1998, thống đốc NHNN ra QĐ số 39/1998
/ QĐ- NHNN1 với nội dung chủ yếu là:
- Đưa ra mức trần lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng bằng VND:
lãi cho vay ngắn hạn từ 1%-1,2% tháng; lãi suất cho vay trung và dài hạn là
1,1- 1,25% tháng ; đồng thời xoá bỏ sự chênh lệch về lãi suất giữa 2 khu vực
thành thị và nông thôn. Đó là cơ sở tăng lãi suất huy động vốn VND. Hạn chế
rút tiền VND tích trữ USD ,tăng vốn cho sản xuất kinh doanh.
- Quy định trần lãi suất cho vay bằng USD vẫn giữ nguyên 8,5% năm
như trước đây đồng thời NHNN còn quy định lãi suất tiền gửi tối đa của các
10
pháp nhân tại TCTD nhằm hạn chế việc quản lí ngoại tệ trên tài khoản tiền
gửi góp phần tăng cường cho việc quản lí ngoại hối.
- Đến cuối năm, trần lãi suất cho vay bằng USD được điều chỉnh giảm từ
8,5 % xuống 7,5% năm để phù hợp với cân bằng lãi suất LiBOR, SiBOR hiện
hành; đồng thời góp phần mở rộng cho vay ngoại tệ đối với nền kinh tế.
Nhìn chung việc điều chỉnh lãi suất trong năm 1998 là phù hợp với diễn
biến kinh tế vĩ mô và tỷ giá, nó đã có tác động tích cực đối với việc huy
động vốn và cho vay trong nền kinh tế. Tổng số vốn huy động ở hầu hết các
tổ chức tín dụng đều tăng lên điều đó cho thấy mối tương quan giữa lạm phát
và lãi suất tiền gửi được coi là tương đối hợp lý. Từ đó, quy mô tín dụng cung
ứng cho nền kinh tế tăng lên đặc biệt tín dụng bằng VND có tốc độ tăng cao
hơn. Thị trường ngoại tệ ,tỉ giá VND/USD lại trở về trạng thái tương đối ổn
định.
Bước sang năm 1999, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chững lại, để
phù hợp với chỉ số lạm phát, quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ
và thực hiện giải pháp kích cầu về đầu tư của chính phủ , NHNN đã 5 lần điều
chỉnh trần lãi suất cho vay bằng VND theo xu hướng giảm: Từ 1,2% tháng

(ngắn hạn) và (1,25%tháng -trung dài hạn) xuống mức thấp nhất là 0,85%
tháng (thành thị); 1% tháng (nông thôn); 1,15% tháng (NHTMCP nông thôn-
Quỹ TDND cơ sở ); 0,7% (NH phục vụ người nghèo). Trần lãi suất cho vay
bằng USD là 7,5% năm.
Sự điều chỉnh lãi suất trên là quyết định hết sức kịp thời và phù hợp với
diễn biến của nền kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nguy
cơ giảm phát đang là chậm lại tốc độ tăng trưởng.
Năm 2000, lãi suất trong nước có những diễn biến khá phức tạp .Thực
hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, lãi suất cho vay bằng VND vẫn tiếp
tục được điều chỉnh theo xu hướng giảm: lãi suất cho vay phổ biến gỉam từ
0,75% tháng xuống 0,70% tháng. Trong khi đó lãi suất ngoại tệ lại chịu tác
11
động của thị trường tài chính quốc tế, trong năm 2000, lãi suất thị trường
quốc tế liên tục tăng buộc lãi suất ngoại tệ trong nước cũng phải tăng theo (từ
3,5% năm lên 4,5% năm ), nhiều khi lãi suất VND thấp hơn lãi suất USD.
Ngày 2/8/2000, NHNN đã quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất:
chuyển từ cơ chế điều hành trần lãi suất sang cơ chế điều hành theo lãi suất cơ
bản đối với cho vay bằng VND và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối
với cho vay bằng ngoại tệ: Đối với cho vay VND, lãi suất cho vay không vượt
quá lãi suất cơ bản được công bố hàng tháng. Hiện nay, lãi suất cơ bản là
0,75% tháng, biên độ cho vay ngắn hạn là 0,3% tháng, biên độ cho vay trung
và dài hạn là 0,5% tháng. Đối với lãi suất cho vay USD, lãi suất cho vay
không vượt quá lãi suất USD trên thị trường liên NH Singapore (SiBOR) kì
hạn 3 tháng đôí với cho vay ngắn hạn, kì hạn 6 tháng đối với cho vay trung
dài hạn tại thời điểm cho vay cộng biên độ do thống đốc NHNN quy định
(Hiện nay biên độ cho vay ngắn hạn là 1% năm , biên độ cho vay trung dài
hạn là 2,5% năm ). Còn đối với các ngoại tệ khác do chiếm tỷ trọng nhỏ trong
hoạt động tiền gửi TD nên cho phép các TCTD tự xác định.
Trước ngày 1/6/2002 ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện cơ chế
điều hành lãi suất cơ bản Đồng VN, mức lãi suất cơ bản được công bố trong

những tháng đầu năm 2002 là 0,6%/tháng. NHNN cũng đã mạnh dạn thực
hiện chính sách tự do hoá lãi suất đối với ngoại tệ từ tháng 6 năm 2001. Chính
sách lãi suất như vậy là phù hợp với thực tiễn của VN trong qua trình chuyển
sang nền kinh tế thị trường và bám sát với những diễn biến của thị trường
quốc tế.
- Từ ngày 1/6/2002 ngân hàng nhà nước quyết định chuyển sang cơ chế
lãi suất ổn định Đồng VN của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Đây là
một sự “cởi trói” cho các tổ chức tín dụng trong các hoạt động kinh doanh,
tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng chủ động trong hoạt động huy động
vốn và cho vay đối với khách hàng. Cơ chế mới đã tạo ra sự sôi động trong
hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của các tổ chức tín dụng. Nếu như với cơ
12
chế lãi suất cơ bản, trong các đầu năm 2002 lãi suất huy động vốn dừng lại ở
mức 0,6%/tháng, lãi suất cho vay bình quân là 0,7%/tháng, thì từ khi áp dụng
cơ chế lãi suất thỏa thuận từ tháng 6 năm 2002 và nhất là trong các tháng 8và
9 năm 2002 lãi suất huy động vốn cao nhất của các NHTM lên tới 0,7% thậm
trí 0,72%/tháng. Mức lãi suất cao nhất trong vòng gần hai năm qua, không
dừng lại ở đó các tháng đầu năm 2003 do nhu cầu vốn vay trên thị trường vẫn
cao các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng vẫn tiếp tục cuộc cạnh
tranh huy động vốn thông qua các biện pháp nâng lãi suất huy động. Thực
hiện các hình thức khuyến mại rầm rộ và hấp dẫn. Đã xuất hiện diễn biến bất
thường trên thị trường tiền tệ Việt Nam là lãi suất nội tệ tăng lên quá cao,
trong khi lãi suất ngoại tệ giảm xuống quá thấp.
Với nội dụng điều hành lãi suất cơ bản như trên cho thấy lãi suất cơ bản
được xác định trên cơ sở lãi suất thị trường với mức độ rủi ro thấp, đảm bảo
sự kiểm soát lãi suất của NHNN, phù hợp thực tiễn Việt Nam, đây là một
bước tiến mới, bước đi tiếp theo trong tiến trình tự do hoá lãi suất.
Như vậy, chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp cùng với việc ổn định
tỷ giá VND/USD trong những năm qua không những góp phần quan trọng
trong quá trình ổn định kinh tế vĩ mô mà còn làm tăng tính hấp dẫn của đồng

tiền Việt Nam và lòng tin của dẫn chúng vào hệ thống ngân hàng, giảm dần
tình trạng sử dụng hay cất trữ USD, từng bước đẩy lùi tình trạng “đô la hoá” ở
Việt Nam.
Điều đó chứng tỏ rằng: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển
chưa cao, việc sử dụng lãi suất làm công cụ điều hành chính sách tiền tệ của
NHNN Việt Nam là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn.
2.2.2 Công cụ Hạn mức tín dụng:
Đây là công cụ được coi là cần thiết ở Việt Nam trong những năm đầu
của thời kì đổi mới hiệu quả của nó đã thể hiện rõ rệt trong việc chống lạm
phát: Những năm 1990-1991do lạm phát còn ở tỉ lệ cao (67,6% tháng ). Để
khống chế lạm phát, NHNN chủ trương thi hành CSTT “thắt chặt” ngay từ
13

×