Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Kinh nghiệm đánh giá hiệu quả dự án cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.5 KB, 12 trang )

Kinh nghiệm đánh giá hiệu quả dự
án cho vay ưu đãi bảo vệ môi
trường
Tóm tắt
Các tổ chức tài chính quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong công tác hỗ trợ
tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường. Bằng các công cụ tài chính mang tính ưu
đãi, cụ thể là cho vay ưu đãi các tổ chức này đã góp phần vào mục tiêu giảm phát thải
ô nhiễm, chống biến đổi khí hậu tại các quốc gia nói riêng và toàn cầu nói chung.
Thông qua việc nghiên cứu phương pháp và bộ tiêu chí mà một số tổ chức quốc tế
đang sử dụng hiện nay để đánh giá các dự án hỗ trợ bảo vệ môi trường tại Việt Nam,
tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng và thiết lập bộ tiêu
chí nhằm mục đích đánh giá hiệu quả công tác cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường.
Từ khóa: Bộ tiêu chí; Đánh giá hiệu quả; Vốn vay ưu đãi; Bảo vệ môi trường
1. Đặt vấn đề
Ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu hiện nay khi mà
các nhà khoa học dự báo đến 2100 nhiệt độ sẽ tăng từ 3 đến 5 độ C. Các quốc gia
cũng như các tổ chức tài chính quốc tế ngày càng quan tâm tới hoạt động bảo vệ môi
trường cũng như các biện pháp hỗ trợ bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của
biến đổi khí hậu. Ngoài các công cụ pháp luật, chính sách thì công cụ tài chính 1 là
một trong những biện pháp hữu hiệu, trong đó cho vay ưu đãi là một trong những
công cụ tài chính được sử dụng nhiều nhất. Câu hỏi đặt ra là hiệu quả việc cho vay ưu
đãi bảo vệ môi trường được đánh giá và thực hiện như thế nào? Bài viết nghiên cứu
kinh nghiệm các tổ chức tài chính quốc tế trong việc đánh giá hiệu quả dự án cho vay
ưu đãi, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
2. Phương pháp và tiêu chí đánh giá cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường
1 Tài trợ, cho vay ưu đãi, cổ phần

1


2.1. Cho vay ưu đãi và cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường


Các tổ chức tài chính quốc tế và các quốc gia phát triển cung cấp nhiều loại
công cụ hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển. Công cụ cho vay ưu đãi là một
trong những công cụ hỗ trợ tài chính đó (Akihisa, 2008, p. 1). Theo Volker Schmidt
thì khoản vay ưu đãi là các khoản vay được cung cấp dưới các điều kiện thuận lợi
hơn cho người vay so với các khoản vay trên thị trường (Volker Schmidt 1999).
Tương tự theo định nghĩa của OECD 2, khoản vay ưu đãi là khoản vay được mở
rộng về các điều khoản thực sự “hào phóng” hơn so với các khoản vay trên thị trường
tài chính. Sự ưu đãi được thể hiện thông qua lãi suất dưới mức lãi suất có sẵn trên thị
trường hoặc ưu đãi về mặt thời gian ân hạn, hoặc kết hợp cả hai. Các khoản vay ưu
đãi thường có thời gian ân hạn dài (OECD, 2003).
Ngân hàng thế giới cung cấp các gói hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo nhằm
mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, giảm bất bình đẳng và cải
thiện điều kiện sống. Khoản vay IDA3 là một gói cho vay ưu đãi của Ngân hàng thế
giới, theo đó vay ưu đãi được định nghĩa là một khoản vay ưu đãi với ít hoặc không
có lãi và các khoản hoàn trả được kéo dài trong vòng 25 đến 40 năm, bao gồm thời
gian ân hạn từ 5 đến 10 năm (World Bank Group, 2017, p. 15).
Như vậy, cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường hay cho vay ưu đãi nói chung là
khoản vay được cung cấp bởi các tổ chức tài chính hoặc chính phủ nhằm mục đích
thực hiện một mục tiêu nhất định bao gồm có thể là cho vay giảm nghèo, cho vay đầu
tư phát triển hay cho vay bảo vệ môi trường. Khoản vay ưu đãi thường có chính sách
tốt hơn so với thị trường ví như lãi suất thấp hoặc không có lãi suất, thời gian hoàn trả
và thời gian ân hạn được kéo dài.
2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường:
Các nhà tài trợ, quốc gia phát triển cũng như các tổ chức tài chính đánh giá
hiệu quả cho vay vốn ưu đãi nói chung hay cho hoạt động bảo vệ môi trường nói
2 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development)
3 Hiệp hội Phát triển Quốc tế (International Development Association)

2



riêng dựa theo hướng dẫn tiêu chí đánh giá của OECD - Development Assisstance
Committee4, hướng dẫn đánh giá dựa trên 06 nguyên tắc chung sau (Chianca, 2008,
p. 2):
- Tất cả các cơ quan viện trợ, tổ chức tài chính nên có một chính sách đánh giá.
- Đánh giá cần mang tính khách quan và độc lập.
- Kết quả đánh giá cần được phổ biến rộng rãi.
- Sử dụng thông tin phản hồi về việc đánh giá cho người ra quyết định là điều
cần thiết.
- Các cơ quan tài trợ và người nhận tài trợ nên hợp tác với việc đánh giá, nhằm
nâng cao năng lực các cơ quan tiếp nhận và giảm gánh nặng hành chính.
- Đánh giá phải là một phần của kế hoạch viện trợ cần phải được làm rõ từ lúc
bắt đầu, các mục tiêu được xác định rõ là rất cần thiết cho việc đánh giá khách quan.
Theo đó, hướng dẫn của OECD đưa ra bao gồm bộ tiêu chí đánh giá như sau
(OECD, 2019):
- Mức độ liên quan (Relevance): Mức độ mà các mục tiêu của can thiệp phát
triển phù hợp với người thụ hưởng yêu cầu, các nhu cầu của quốc gia, các ưu tiên
toàn cầu và các chính sách của đối tác và các nhà tài trợ.
- Hiệu quả (Effectiveness): Mức độ mà các mục tiêu can thiệp phát triển đã đạt
được, hoặc dự kiến sẽ đạt được, có tính đến tầm quan trọng tương đối của chúng.
- Hiệu suất (Efficiency): Một thước đo về việc sử dụng các nguồn lực hay đầu
vào tính trên hiệu quả kinh tế (tài chính, chuyên môn, thời gian, v.v.) được chuyển đổi
thành kết quả đầu ra.
- Tác động (Impact): Các tác động dài hạn tích cực và tiêu cực, chính và phụ
được tạo ra bởi một can thiệp phát triển, trực tiếp hoặc gián tiếp, nằm trong kế hoạch
đặt ra hoặc ngoài ý muốn.

4 Ủy ban hỗ trợ phát triển

3



- Tính bền vững (Sustainability): Việc các lợi ích tiếp tục đạt được từ một can
thiệp phát triển sau khi hỗ trợ phát triển chính thức đã được hoàn thành; xác suất xảy
ra các lợi ích dài hạn; khả năng phục hồi rủi ro của lợi ích theo dòng thời gian.
Việc đánh giá theo các tiêu chí được OECD khuyến nghị trên được nhiều quốc
gia phát triển và tổ chức tài chính quốc tế sử dụng như KfW, ADB, JBIC (Asian
Development Bank, 2020; KfW, 2004; Mackie, 2013; Tsubosato Taro, 2005).
Tuy nhiên, theo Chianca thi bộ tiêu chí của OECD còn thiếu 2 tiêu chí quan
trọng là (i) chất lượng của quá trình (ví dụ như đạo đức, trách nhiệm môi trường) và
khả năng xuất khẩu (exportability) của toàn bộ hay một phần của sự can thiệp viện
trợ, nghĩa là đánh giá mức độ có thể tạo ra sự đóng góp quan trọng cho các can thiệp
viện trợ khác (ví dụ như thông qua việc sử dụng cải tiến thiết kế, cách tiếp cận, hoặc
sản phẩm và tiết kiệm chi phí) (Chianca, 2008, p. 45).
Ngân hàng Thế giới đưa ra hướng dẫn đánh giá có sự đánh của 2 tiêu chí mà
OECD không có bao gồm đánh giá quá trình thực hiện và mức độ đóng góp của can
thiệp viện trợ vào sự phát triển. Theo đó, quan điểm của Ngân hàng Thế giới về việc
đánh giá hiệu quả của một dự án được đánh giá xuyên suốt quá trình thực hiện, sau
khi hoàn thành các dự án được đánh giá theo bộ tiêu chí sau (The World Bank, 2011,
p. 35,41):
- Kết quả (Outcomes): Đánh giá mức độ mà các mục tiêu chính có liên quan
của hoạt động đã đạt được, hoặc là dự kiến sẽ đạt được một cách hiệu quả. Kết quả
dự kiến đạt được được đánh giá theo cách để đạt được mục tiêu này có phù hợp về
mức độ liên quan, có hiệu quả về mặt các nguồn lực đã được sử dụng. Có 5 thang
điểm đánh giá (rating scale) bao gồm từ mức độ không đạt yêu cầu cao đến đạt yêu
cầu cao.
- Rủi ro tới kết quả của sự phát triển (Risk to Development): Là rủi ro được xác
định tại thời điểm đánh giá, kết quả của sự phát triển phát triển (hoặc kết quả mong
đợi) có được duy trì hay không. Việc đánh giá tiêu chí này bao gồm 02 khía cạnh (i)
khả năng một số thay đổi có thể xảy ra gây bất lợi cho thành tựu cuối cùng của kết

4


quả phát triển; và (ii) tác động đến kết quả phát triển một phần hay toàn bộ những
thay đổi này thành hiện thực. Các tác động này bao gồm có thể là kỹ thuật, tài chính,
kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị, cam kết chính phủ, các bên tham gia hỗ trợ. Rủi
ro tới kết quả của sự phát triển chia làm 5 thang đo bao gồm không có, thấp, trung
bình, đáng kể và cao.
- Sự thực hiện (hiệu suất) của Ngân hàng (Bank Performance): Chỉ tiêu này
đánh giá mức độ mà các dịch vụ do Ngân hàng Thế giới cung cấp đảm bảo chất
lượng từ khâu bắt đầu hoạt động và được hỗ trợ triển khai hiệu quả thông qua giám
sát phù hợp (bao gồm đảm bảo sắp xếp chuyển đổi đầy đủ cho hoạt động thường
xuyên của hoạt động được hỗ trợ sau khi cho vay/tín dụng), hướng tới kết quả của sự
phát triển. Hiệu suất ngân hàng được đánh giá theo hai khía cạnh: (i) Hiệu suất của
ngân hàng trong việc đảm bảo chất lượng khi bắt đầu triển khai dự án; và (ii) chất
lượng giám sát của Ngân hàng. Thang đo được chia làm 5 bậc bao gồm từ mức độ
không đạt yêu cầu cao đến đạt yêu cầu cao.
- Sự thực hiện (hiệu suất) của người vay (Borrower Performance): Chỉ tiêu này
đánh giá mức độ mà người đi vay (bao gồm cả chính phủ và cơ quan thực hiện) đảm
bảo các chất lượng chuẩn bị và thực hiện, tuân thủ các giao ước và thỏa thuận, hướng
tới việc đạt được kết quả phát triển. Sự thực hiện (hiệu suất) của người vay được đánh
giá bằng hai khía cạnh: (i) hiệu suất của chính phủ (chính quyền trung ương và / hoặc
chính quyền địa phương cũng như các đơn vị liên quan); và (ii) sự thi hành của cơ
quan thực hiện. Tương tự, chỉ tiêu này được đánh giá bằng thang đo 5 mức độc khác
nhau từ mức độ không đạt yêu cầu cao đến đạt yêu cầu cao.
3. Kinh nghiệm và kết quả đánh giá hiệu quả cho vay ưu đãi của các tổ chức tài
chính quốc tế
3.1. Ngân hàng thế giới
Một trong những nhà tài trợ lớn của Việt Nam
là Ngân hàng Thế giới trong tất cả các lĩnh vực hỗ trợ phát triển. Theo đó, Ngân hàng


5


Thế giới đã cam kết hỗ trợ hơn 8 tỷ USD cho 71 dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi
trường từ năm 1997 đến nay, cụ thể như sau:

Hình 1: Số vốn cam kết và số lượng dự án bảo vệ môi trường của Ngân
hàng thế giới

Nguồn: Thống kê của tác giả từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới các dự
án (đã hoàn thành hoặc đang thực hiện) liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường bao
gồm quản lý chất thải, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước, chính sách môi trường
và thể chế, đa dạng sinh học
Các nguồn cho vay ưu đãi cho bảo vệ môi trường từ Ngân hàng Thế giới xu
hướng tăng từ năm 1997 đến 2010, và có xu hướng giảm từ 2011 đến năm 2019. Điều
này giải thích do Việt Nam đã gia nhập vào nước có thu nhập trung bình thấp (lower
medium income). Thu thập dữ liệu đánh giá của 40 dự án thuộc lĩnh bảo vệ môi
trường đã hoàn thành với nguồn vốn tài trợ ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới cho kết quả
cụ thể như bảng 1:
Bảng 1: Kết quả đánh giá kết thúc dự án
T
T
1
2
3
4
5

Thang đánh giá


Kết

hiện của

hiện của

của Chính

của cơ quan

1
17

Ngân hàng
1
15

người vay
0
6

phủ
0
13

thực hiện
1
8


21

23

22

14

18

1

1

1

1

1

0

0

0

0

0


quả
Đạt yêu cầu cao
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu vừa
phải
Đạt yêu cầu thấp
Không đạt yêu
cầu

Chỉ tiêu đánh giá kết thúc dự án 5
Sự thực
Sự thực Sự thực thi Sự thực thi

5 Bộ chỉ tiêu đánh giá còn tiêu chí Rủi ro tới kết quả sự phát triển, tuy nhiên trong tất cả 40 dự án đều không đánh giá
(NA)

6


T
T
6

Thang đánh giá

Kết
quả

Chỉ tiêu đánh giá kết thúc dự án
Sự thực

Sự thực Sự thực thi Sự thực thi
hiện của

hiện của

của Chính

của cơ quan

Ngân hàng

người vay

phủ

thực hiện

Không đạt yêu

0
0
0
0
0
cầu cao
Nguồn: Tác giả thu thập và tính toán từ dữ liệu Ngân hàng Thế giới đánh giá

mức độ hoàn thành của các dự án ưu đãi trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt
Nam
Qua bảng đánh giá cho thấy, hầu hết các dự án tập trung ở 2 mức độ bao

gồm đạt yêu cầu vừa phải (Moderately Satisfactory) và đạt yêu cầu (Satisfactory).
Duy chỉ có 1 dự án đạt được mức độ đạt yêu cầu cao và một số dự án có một số chỉ
tiêu đạt ở mức không đạt yêu cầu vừa phải. Như vậy, về cơ bản cho thấy các dự án hỗ
trợ bảo vệ môi trường của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam về cơ bản đạt yêu cầu về
các tiêu chí bao gồm đầu ra, sự thực hiện của ngân hàng (đảm bảo chất lượng đầu vào
và giám sát), sự thực thi của Việt Nam (cơ quan cấp chính phủ và đơn vị thực hiện).
Từ kết quả và bộ tiêu chí đánh giá giúp cho nhà tài trợ cũng như đợn vị nhận nguồn
vốn, cơ quan thực hiện cần thực hiện những vấn đề gì để cải thiện và nâng cao năng
lực tài trợ, tiếp nhận và cải thiện kết quả đầu ra.
3.2. Ngân hàng Phát triển Châu Á
Ngân hàng Phát triển Châu
Á (ADB) sử dụng phương pháp và bộ tiêu chí đánh giá tương tự các nước OECD bao
gồm bộ tiêu chí gồm 5 chỉ tiêu chính bao gồm đánh giá sự liên quan, hiệu quả, hiệu
suất và tính bền vững và tác động tới sự phát triển. Khác với Ngân hàng Thế giới,
thang đo của các tiêu chí này đều được đánh giá ở 4 cấp độ, ví dụ chỉ tiêu sự liên
quan (sự phù hợp) được đánh giá ở các mức liên quan cao, liên quan, ít liên quan và
không liên quan (Asian Development Bank, 2016).
Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng đồng hành tài trợ các dự án trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Một số dự án theo tổng hợp của tác giả
7


được đánh giá trong thời gian gần đây và kết quả đánh giá hiệu quả (kết quả hoàn
thành dự án) như trong bảng 2:
Bảng 2: Hiệu quả các dự án bảo vệ môi trường tại Việt Nam
T
T
1

2


3
4

Dự án

Sự phù
hợp

Hiệu
quả

Hiệu
suất

Bền
vững

Tác
động

Phục hồi phát triển
Trung
Trung
nông thôn và biến đổi
Thấp
Thấp
Thấp
bình
bình

khí hậu ở Việt Nam
Phát triển năng lượng
tái tạo và mở rộng Trung
Trung
Trung
Trung
Thấp
mạng lưới và phục hồi
bình
bình
bình
bình
cho các xã vùng sâu
Việt Nam: Cấp nước
và cải thiện điều kiện Trung
Trung
Trung
Thấp
Thấp
vệ sinh nông thôn
bình
bình
bình
miền Trung
Dự án nguồn nước Trung
Trung
Trung
Cao
Thấp
miền Trung

bình
bình
bình
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo đánh giá kết thúc một số dự án (Asian
Development Bank, 2017, 2019a, 2019b, 2020)
Sau khi đánh giá các tiêu chí, ADB đưa ra chỉ số đánh giá toàn diện (overall

assessment) bằng bình quân gia quyền của các chỉ tiêu trên (các chỉ số được cho điểm
từ 0 đến 4 tương ứng 4 mức độ khác nhau). Cuối cùng, các đánh giá đưa ra những bài
học kinh nghiệm từ các cấp độ khác nhau, từ cấp độ dự án cho đến cấp vùng. Phần
lớn các báo cáo đánh giá rút ra các kinh nghiệm về việc thiết kế dự án cần phù hợp
hơn với mục tiêu cần cải thiện và có sự tham gia, tham vấn của các bên liên quan. Để
đảm bảo tính bền vững cần tính toán các chi phí vận hành và bảo dưỡng xuyên suốt
vòng đời của dự án. Qua bảng kết quả đánh giá trên cũng cho thấy, các dự án nêu trên
đạt ở mức chung là trung bình ở các tiêu chí. Điều này cũng giúp cho các nhà quản lý
từ cấp địa phương, trung ương cho đến nhà tài trợ cần phải cải thiện những hoạt động
gì để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn theo các tiêu chí khác nhau.
Nhìn chung, bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả các dự án bảo vệ môi trường khá
giống nhau ở Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng Thế giới. Có sự khác biệt
8


nhỏ trong thang đo và một số tiêu chí đánh giá khác tùy theo hướng dẫn cụ thể của
từng ngân hàng.
4. Bài học kinh nghiệm và giải pháp nâng cao đánh giá hiệu quả cho vay ưu đãi
bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Hiện nay, ngoài các tổ chức tài chính quốc tế và các nước phát triển hỗ
trợ nguồn vốn vay ưu đãi cho hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam, hệ thống
các Quỹ Bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương cũng thực hiện các hoạt
động hỗ trợ tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường. Việc đánh giá hiệu quả cho

vay ưu đãi các dự án bảo vệ môi trường góp phần việc nhìn nhận lại các kết quả đã
thực hiện, từ đó thực hiện và đề ra các chính sách cho vay một các phù hợp hơn.
Thông qua nghiên cứu các thức đánh giá hiệu quả của một số tổ chức tài chính quốc
tế cùng các nghiên cứu về hiệu quả của các gói vay ưu đãi bảo vệ môi trường rút ra
bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và nâng cao hiệu quả
cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường như sau:
Thứ nhất, các tổ chức cho vay ưu đãi cần ban hành các khung đánh giá,
phương pháp và quy trình đánh giá (bao gồm các tiêu chí cụ thể theo tình hình của
thể của gói sản phẩm cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường). Các tiêu chí cần có thang đo
đánh giá cụ thể quy định số điểm đánh giá, ví dụ như Ngân hàng Thế giới và Ngân
hàng Phát triển Châu Á theo các tiêu chí đánh giá khác nhau tổ chức này có các thang
đánh giá và cho điểm cụ thể.
Thứ hai, việc đánh giá phải mang tính khách quan dựa trên các khung
đánh giá, phương pháp và quy trình đánh giá đã được ban hành. Để đảm bảo tính
khách quan, bộ phận tổ chức đánh giá hay đơn vị tổ chức đánh giá phải độc lập với
đơn vị thực hiện cho vay. Tối ưu nhất là thuê các đơn vị tư vấn độc lập chuyên nghiệp
để đảm bảo tính khách quan.
Thứ ba, ngoài việc đánh giá hiệu quả dự án (kết quả đầu ra, tính phù hợp,
hiệu suất, hiệu quả) thì bộ tiêu chí đánh giá cần bổ sung các tiêu chí đánh giá cho việc
thực hiện của cơ quan cho vay đồng thời đánh giá quá trình thực hiện xuyên suốt từ
9


lúc tư vấn lập dự án cho đến giai đoạn kết thúc dự án. Đối với các chương trình cho
vay khác nhau, dự án vay vốn khác nhau cần thiết lập kết quả đầu ra rõ ràng, cụ thể
ngay từ ban đầu để đảm bảo tính khách quan, chính xác khi thực hiện đánh giá cho
việc kết thúc chương trình, dự án đó.
Thứ tư, trong công tác đánh giá hiệu quả cho vay vốn ưu đãi bảo vệ môi
trường hiện nay chỉ mới đánh giá hiệu quả theo khía cạnh tài chính bao gồm lợi
nhuận dự án thu được, khả năng hoàn trả gốc và lãi vay. Trong khi đó, tác động của

việc hỗ trợ tài chính cần phải được đánh giá hiệu quả theo khía cạnh môi trường, lợi
ích cộng đồng và lợi ích xã hội đạt được (hiệu quả của sự can thiệp). Việc xác định
hiệu quả về khía cạnh môi trường và xã hội một cách định lượng sẽ giúp cho các tổ
chức này có chiến lược và mục tiêu phục vụ một cách hiệu quả hơn.
Thứ năm, hỗ trợ tài chính bảo vệ môi trường sẽ không đảm
bảo hiệu quả nếu không có sự tham gia của cơ quan quản lý về môi trường để đảm
bảo tính tuân thủ cũng như giám sát trong việc tuân thủ môi trường và các tổ chức
khác. Sự phối hợp của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trung ương và
địa phương, các tổ chức bảo vệ môi trường, các tổ chức cho vay ưu đãi, các ngân
hàng thương mại và các đối tác kinh tế xác hội, các tổ chức phi chính phủ là chìa
khóa giúp cho sự phát triển trong công tác đánh giá hiệu quả cũng như tăng hiệu quả
bảo vệ môi trường.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Akihisa, M. (2008). Environmental soft loan program in Asian countries: Industrial
pollution control or mal-use of foreign aid resources? Journal of Cleaner Production,
16(5), 612–621. />Asian Development Bank. (2016). Guidelines for the Evaluation of Public Sector
Operations. Asian Development Bank. />Asian Development Bank. (2017). Viet Nam: Central Region Water Resources
Project.

/>
project
Asian Development Bank. (2019a). Renewable Energy Development and Network
Expansion and Rehabilitation for Remote Communes Sector Project: Completion
Report (Viet Nam) [Text]. />Asian Development Bank. (2019b). Viet Nam: Central Region Rural Water Supply
and Sanitation Sector Project (Viet Nam). ADB Independent Evaluation Department.
/>Asian Development Bank. (2020). Resilience of Rural Development and Climate

Change in Viet Nam.
Chianca, T. (2008). The OECD/DAC Criteria for International Development
Evaluations:

An

Assessment

and

Ideas

for

Improvement.

Journal

of

MultiDisciplinary Evaluation, 5(9), 41–51.
KfW. (2004). KfW Philippines: Industrial Environmental Protection 1: Ex-post
evaluation.

11


Mackie, I. (2013). Evaluation of effectiveness and efficiency of development
assistance to the Republic of Serbia per sector. Final Report, 123.
OECD. (2003). OECD Glossary of Statistical Terms—Concessional loans Definition.

/>OECD. (2019). Better Criteria for Better Evaluation Revised Evaluation Criteria
Definitions and Principles for Use. />The World Bank. (2011). Implementation completion and results report: Guidelines
(No. 74536; pp. 1–62). The World Bank.
/>Tsubosato Taro. (2005). Environmental Infrastructure Support Credit Program I. In:
Japan Bank for International Cooperation, editor. Post evaluation report 2005.
World Bank Group. (2017). Loan Handbook for World Bank Borrowers.
/>
12



×