Tải bản đầy đủ (.pdf) (236 trang)

Chính sách thuế với phát triển kinh tế xanh ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 236 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------------

ĐINH THỊ HÒA

CHÍNH SÁCH THUẾ VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------------------

ĐINH THỊ HÒA

CHÍNH SÁCH THUẾ VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số



: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS, TS. LÝ PHƯƠNG DUYÊN
2. TS. NGUYỄN CẨM TÂM

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

NGHIÊN CỨU SINH

Đinh Thị Hòa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
6. Những đóng góp mới của luận án.....................................................................5
7. Kết cấu của luận án.............................................................................................6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................................7
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới....................................................7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam.....................................................18
1.2. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU..........................................................27
1.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÀ LUẬN ÁN KẾ THỪA VÀ
TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN...................................................................................28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.....................................................................................29
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XANH.....................................................................................30
2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ.........................................30
2.1.1. Khái niệm chính sách thuế........................................................................30
2.1.2 Nội dung của chính sách thuế.......................................................................31
2.1.3. Nguyên tắc xây dựng chính sách thuế.....................................................32
2.2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH................................................................35
2.2.1. Khái niệm phát triển kinh tế xanh...........................................................35
2.2.2. Mục tiêu của phát triển kinh tế xanh......................................................40
2.2.3. Hệ thống chính sách nhằm phát triển kinh tế xanh...............................42
2.3. CHÍNH SÁCH THUẾ VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH...........45
2.3.1. Vai trò của chính sách thuế với phát triển kinh tế xanh.......................45
2.3.2. Tác động của chính sách thuế đối với phát triển kinh tế xanh.................49


2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tác động của chính sách thuế đối với phát triển
kinh tế xanh............................................................................................................. 58
2.4. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH THUẾ NHẰM PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XANH CỦA MỘT SÔ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM...............................................................................64
2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới......................................64
2.4.2. Bài học cho Việt Nam.................................................................................71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.....................................................................................74
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM.........................................................................75
3.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM................75
3.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XANH Ở VIỆT NAM...........................................................................................79
3.2.1. Hệ thống chính sách thuế với mục tiêu phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
................................................................................................................................. 79
3.2.2 Thực trạng tác động của chính sách thuế đến phát triển kinh tế xanh ở Việt
Nam......................................................................................................................... 95
3.3. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH THUẾ VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XANH Ở VIỆT NAM...........................................................................................118
3.3.1. Kết quả đạt được.......................................................................................118
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.........................................................................122
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................130
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHẰM
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM.............................................131
4.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH CỦA VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2030............................................................................................................131
4.1.1. Mục tiêu tổng quát...................................................................................131
4.1.2. Mục tiêu cụ thể.........................................................................................131
4.2. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ VỚI MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030...............135
4.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHẰM PHÁT TRIỂN


KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM.........................................................................138
4.3.1. Giải pháp hoàn thiện nội dung các chính sách thuế hiện hành nhằm
phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.................................................................138
4.3.2 Đề xuất xây dựng chính sách thuế Carbon............................................149

4.3.3. Giải pháp điều kiện...................................................................................161
4.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ................................................................................163
4.4.1. Kiến nghị với Quốc hội............................................................................163
4.4.2. Kiến nghị với Chính phủ.........................................................................164
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...................................................................................166
KẾT LUẬN.........................................................................................................167
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
BĐKH
BVMT
DN
GEI
GHG
GTGT
KH-CN
LHQ
NCS
NLTT
NSNN
SXKD
TNCN
TNDN
TTĐB
UBND
XNK

Biến đổi khí hậu
Bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp
Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hợp Quốc
Khí nhà kính
Giá trị gia tăng
Khoa học - Công nghệ
Liên Hợp Quốc
Nghiên cứu sinh
Năng lượng tái tạo
Ngân sách nhà nước
Sản xuất kinh doanh
Thu nhập cá nhân
Thu nhập doanh nghiệp
Tiêu thụ đặc biệt
Ủy ban nhân dân
Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

FDI
ICC
IPCC
IRENA
MDGs
OECD
UNDP
UNEP
UNESCAP
USAID
WB


Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phòng Thương mại Quốc tế
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc
Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương
Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ
Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mục tiêu phát triển kinh tế xanh .......................................................... 41
Bảng 2.2: Chính sách trong tiến trình tăng trưởng xanh ..................................... 42
Bảng 2.3: Công cụ chính sách nhằm mục tiêu tăng trưởng xanh .......................43
Bảng 2.4: Chính sách phát triển kinh tế xanh của UNDESA ........................43
Bảng 2.5: Mức thuế carbon áp dụng ở Nhật Bản ............................................. 65
Bảng 3.1: Biểu thuế suất thuế tài nguyên .......................................................... 81
Bảng 3.2: Biểu thuế suất thuế tài nguyên đối với tài nguyên hóa thạch ........82
Bảng 3.3: Biểu thuế suất thuế tài nguyên đối với dầu thô, khí thiên thiên, khí
than áp dụng đối với các dự án khuyến khích đầu tư .......................................... 85
Bảng 3.4: Biểu thuế bảo vệ môi trường đối với tài nguyên hóa thạch ...............87
Bảng 3.5: Mức thay đổi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của một số loại hàng
hóa.......................................................................................................................... 90
Bảng 3.6: Sản lượng khai thác than, dầu thô và khí tự nhiên ........................95
Bảng 3.7: Cơ cấu nguồn điện của Việt Nam ................................................... 101
Bảng 3.8: Kết quả hồi quy tương quan tác động cố định .................................. 110

Bảng 3.9: Tỷ lệ số thu thuế thu nhập doanh nghiệp so với GDP ................113
Bảng 3.10: Số thu thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ
đặc biệt giai đoạn 2011 - 2018 ........................................................................... 118
Bảng 4.1: Lượng khí thải CO 2 của Việt Nam.................................................. 152
Bảng 4.2: Mức thuế bảo vệ môi trường trên mỗi tấn khí thải CO 2 đối với
nhiên liệu hóa thạch........................................................................................... 153
Bảng 4.3: Ước tính nguồn thu từ thuế carbon đánh vào than đá .................158


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Mức tăng thuế suất thuế tài nguyên đối với than .......................84
Biểu đồ 3.2: Sản lượng khai thác than, dầu thô và khí tự nhiên dạng khí giai
đoạn 2011-2018..................................................................................................... 98
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nguồn điện của Việt Nam ............................................... 100
Biểu đồ 3.4: Phát thải CO 2 của Việt Nam........................................................ 103
Biểu đồ 3.5: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................... 114
Biểu đồ 3.6: Miễn thuế và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ....................115
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu ưu đãi thuế theo quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp
.............................................................................................................................. 115
Biểu đồ 3.8: Số doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường .........116
Biểu đồ 3.9: Số thu thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ
đặc biệt giai đoạn 2011-2018 ............................................................................. 120
Biểu đồ 4.1: Dự báo phát thải khí nhà kính tới năm 2020 và 2030 (kịch bản
thông thường) và mục tiêu 2030 ....................................................................... 151

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến lượng khí thải CO2
............................................................................................................................... 106



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới, mỗi khu vực và
quốc gia đều xuất hiện những dấu hiệu khủng hoảng mang tính phổ biến: tốc độ
tăng trưởng kinh tế càng cao thì tình trạng khan hiếm các loại tài nguyên, năng
lượng, ô nhiễm môi trường … ngày càng gia tăng; cân bằng sinh thái bị phá vỡ,
thiên tai xuất hiện ngày càng nhiều và trầm trọng hơn… Đó chính là sự tăng trưởng
kinh tế không cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội, đúng như nhận định của
Ngân hàng Thế giới “Tăng trưởng chỉ là ảo nếu dựa vào khai thác quá mức tài
nguyên đất đai và khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên ngư nghiệp và lâm
nghiệp” [161]. Vì vậy, để đạt được sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ
xã hội, với tài nguyên - môi trường thì phát triển kinh tế xanh đang trở thành yêu
cầu cấp thiết đối với toàn thế giới. Phát triển kinh tế xanh là một xu hướng mới
trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, là cách thức để đưa xã hội đạt đến sự phát
triển kinh tế bền vững. Mặc dù thuật ngữ kinh tế xanh đã xuất hiện từ khá sớm
nhưng cho đến nay về mặt lý luận, nội hàm của kinh tế xanh vẫn được hiểu theo
nhiều góc độ khác nhau.
Ở Việt Nam, phạm trù kinh tế xanh bắt đầu xuất hiện từ năm 2010, kể từ sau
hội nghị của Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc tại Nairobi - Kenya, chuẩn bị
cho Hội nghị thượng đỉnh Rio+20 về phát triển bền vững và sau đó kinh tế xanh trở
thành một chủ đề ngày càng được quan tâm. Để phát triển kinh tế xanh, Việt Nam
đã ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh và
nhiều chính sách thiết thực khác nhằm xanh hóa nền kinh tế (chính sách thuế, phí, lệ
phí, trợ cấp, đầu tư…). Trong đó, chính sách thuế là công cụ có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với Việt Nam trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, điều tiết hoạt động
sản xuất - tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường, tạo nguồn lực để đầu tư
cho các lĩnh vực xanh hóa, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ…
Tuy nhiên, thực tiễn khi triển khai thực hiện các chính sách thuế cho thấy mục tiêu
phát triển kinh tế xanh hiện nay ở Việt Nam còn đang được lồng ghép trong nhiều
các chính sách thuế khác nhau, do đó hiệu quả mang lại chưa cao, hoạt động khai

thác và sử dụng tài nguyên không có khả năng tái tạo vẫn chiếm tỷ lệ lớn, ưu đãi về
1


thuế cho các lĩnh vực thân thiện với môi trường còn ít và tạo ra sức hấp dẫn chưa đủ
lớn để thay đổi hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong xã hội. Theo đánh giá của
Ngân hàng Thế giới, phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự bền vững
do vốn thiên nhiên chiếm tới 27% tổng giá trị tài sản quốc gia của Việt Nam - cùng
nhóm các nước thu nhập thấp [130]; ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ở mức báo
động, Việt Nam đang nằm trong nhóm mười quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
bởi biến đổi khí hậu… Điều này sẽ khiến Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt
tài nguyên trong tương lai, đời sống của con người bị đe dọa và không thể đạt được
mục tiêu phát triển kinh tế bền vững như đã đề ra. Xuất phát từ các lý do trên, NCS
đã lựa chọn đề tài “Chính sách thuế với phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam”, làm
đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính
sách thuế nhằm phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam đến năm 2030.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
Phân tích, phát triển và bổ sung những vấn đề lý luận về chính sách thuế,
phát triển kinh tế xanh;
Nghiên cứu nội dung các chính sách thuế nhằm phát triển kinh tế xanh của
một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc thiết
kế, xây dựng chính sách thuế ở Việt Nam;
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá nội dung của các chính sách thuế nhằm phát
triển kinh tế xanh ở Việt Nam.
Dựa trên những đánh giá về ảnh hưởng của chính sách thuế đến phát triển kinh
tế xanh ở Việt Nam, luận án đưa ra một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện chính sách
thuế hiện có, đồng thời nghiên cứu bổ sung thêm chính sách thuế mới nhằm phát
triển kinh tế xanh ở Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Để có thể giải quyết thấu đáo những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, NCS đặt
ra các câu hỏi nghiên cứu cần phải giải quyết như sau:
Thứ nhất, chính sách thuế có vai trò như thế nào đối với mục tiêu phát triển
kinh tế xanh?

2


Thứ hai, chính sách thuế ở các quốc gia trên thế giới có những nội dung gì
nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xanh mà Việt Nam có thể học tập?
Thứ ba, chính sách thuế nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xanh của Việt Nam
đã đạt được những kết quả gì? Những nội dung nào cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện?
Thứ tư, giải pháp để hoàn thiện chính sách thuế ở Việt nam nhằm thực hiện
tốt mục tiêu phát triển kinh tế xanh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án: Chính sách thuế gắn với mục tiêu
phát triển kinh tế xanh.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: Mỗi chính sách thuế trong hệ thống chính sách thuế
của Việt Nam hiện nay đều có lồng ghép những nội dung gắn với mục tiêu bảo vệ
môi trường và phát triển kinh tế xanh. Tuy nhiên, để các nội dung phân tích được
tập trung, luận án đã căn cứ vào mục tiêu của nhà nước khi ban hành từng chính
sách thuế và tầm quan trọng của từng chính sách thuế đối với phát triển kinh tế xanh
để tập trung đi vào phân tích bốn chính sách thuế có tác động lớn nhất đến tài
nguyên - môi trường, đến phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay, đó là: chính
sách thuế Tài nguyên, chính sách thuế Bảo vệ môi trường, chính sách thuế Thu
nhập doanh nghiệp (tập trung và nội dung ưu đãi thuế TNDN) và chính sách thuế
Tiêu thụ đặc biệt.
Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá

chính sách thuế và tác động của chính sách thuế đến phát triển
kinh tế xanh ở Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2018 (gắn liền với
Chiến lược cải cách thuế ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020) và đề
xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế đến năm 2030.
Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu chính sách thuế trong bối cảnh
gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Là nhóm các phương pháp thu
3


thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng
các thao tác tư duy lôgic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết. Trong luận án,
NCS đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, bao gồm: Phương pháp phân
tích và tổng hợp, phương pháp phân loại và hệ thống hóa, phương pháp mô hình
hóa để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Thông qua phương pháp này NCS tiến
hành nghiên cứu các tài liệu khác nhau liên quan đến chính sách thuế, đến phát triển
kinh tế xanh bằng cách phân tích nội dung của từng chính sách thuế để tìm hiểu sâu
sắc hơn về vai trò của chính sách thuế đối với phát triển kinh tế xanh. Bên cạnh đó,
NCS cũng liên kết từng nội dung, từng khía cạnh của các chính sách thuế để tạo ra
một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ, đồng bộ và thống nhất về cách thức tác động
của chính sách thuế đối với phát triển kinh tế xanh.
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa: Trong luận án, NCS đã sử dụng
phương pháp phân loại và hệ thống hóa để phân loại các chính sách thuế theo các
mục tiêu cần hướng tới để xây dựng nền kinh tế xanh. Từ đó, NCS sắp xếp các nội
dung nghiên cứu thành một hệ thống có trật tự, có tính logic nhằm làm rõ các nội
dung về chính sách thuế, về phát triển kinh tế xanh, về chính sách thuế với mục tiêu

phát triển kinh tế xanh đầy đủ và toàn diện hơn.
Phương pháp mô hình hóa: Là phương pháp mà luận án sử dụng để tìm hiểu
về tác động của chính sách thuế tới phát triển kinh tế xanh bằng việc xây dựng mô
hình hồi quy OLS và dựa trên mô hình đó để đưa ra đánh giá đối với chính sách thuế.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là nhóm các phương pháp
trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và quy
luật vận động của các đối tượng. Trong luận án sử dụng các phương pháp nghiên
cứu thực tiễn bao gồm: Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên
cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Đây là phương pháp mà luận án sử dụng
để căn cứ vào tính chất, đặc điểm, vai trò của các chính sách thuế và các đặc trưng
của nền kinh tế xanh để đưa ra các nhận định về mối liên hệ giữa chính sách thuế và
phát triển kinh tế xanh.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng các tài liệu thu thập
được từ Tổng cục Thống kê, cơ quan quản lý thuế, Ngân hàng Thế giới, từ công
4


trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về các số liệu của Việt
Nam phục vụ cho quá trình nghiên cứu, cụ thể:
Lượng khí thải CO2 của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2018;
Số thu thuế tài nguyên, thuế BVMT, thuế TTĐB từ 2001 đến năm 2018;
Dân số của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2018[Phụ lục 14];
Với số liệu thu thập được, luận án sẽ sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân
tích. Căn cứ vào số liệu được xử lý thông qua phần mềm, luận án tiến hành đánh giá
tác động của chính sách thuế đến phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1 Về lý luận
Luận án đã làm rõ các đặc trưng của kinh tế xanh và vai trò của các chính
sách thuế đối với phát triển kinh tế xanh.

Luận án đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách thuế với mục tiêu phát
triển kinh tế xanh.
Luận án đã tổng hợp được kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
trong việc thiết lập chính sách thuế nhằm phát triển kinh tế xanh, từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam.
6.2 Về thực tiễn
Luận án đã hệ thống hóa nội dung một số chính sách thuế nhằm phát triển kinh
tế xanh ở Việt Nam. Đồng thời, phân tích chi tiết từng nội dung của từng chính sách
thuế đã có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.
Luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu và sử dụng mô hình để lượng hóa
tác động của các chính sách thuế đến phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.
Luận án đã sử dụng dữ liệu về lượng phát thải khí CO 2, số thu thuế Tài
nguyên, thuế BVMT, thuế TTĐB, dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2018 và một số
dữ liệu thống kê khác để phân tích thực trạng tác động của các chính sách thuế với
phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam, chỉ ra tác động mạnh/yếu, tích cực/tiêu cực của
các chính sách thuế với phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.
Luận án đã chỉ ra những thành công của chính sách thuế với phát triển kinh tế
xanh ở Việt Nam, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế trong một số chính sách thuế
và nguyên nhân của những hạn chế này. Đây chính là cơ sở, luận cứ để luận án đề

5


xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách thuế hiện hành, đồng thời bổ
sung thêm thuế Carbon vào hệ thống thuế nhằm góp phần thực hiện tốt hơn nữa mục
tiêu phát triển kinh tế xanh của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,
luận án có kết cấu gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách thuế với phát triển kinh tế xanh
Chương 3: Thực trạng chính sách thuế với phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhằm phát triển kinh tế
xanh ở Việt Nam.

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu, NCS chia nội dung tổng quan tình hình
nghiên cứu gồm hai phần: Các công trình nghiên cứu trên thế giới và các công trình
nghiên cứu ở Việt Nam. Bên cạnh đó, để có thể tiếp cận các công trình nghiên cứu trước
đây được một cách toàn diện, có hệ thống và có tính tập trung cao, trong mỗi phần NCS
sẽ căn cứ vào mục tiêu cần nghiên cứu của luận án để trình bày các công trình nghiên
cứu theo hai nội dung:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế xanh
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về chính sách thuế với mục tiêu phát triển
kinh tế xanh.
Với mỗi nội dung, các công trình nghiên cứu sẽ được sắp xếp theo trình tự
thời gian, từ cũ đến mới, điều này giúp NCS có thể tiếp cận với toàn bộ các công
trình nghiên cứu trước đây và qua đó có thể thấy rõ được các công trình nghiên cứu
sau đã kế thừa và phát triển được những gì so với các công trình nghiên cứu trước
đó. Từ đó, NCS có thể đưa ra các đánh giá, đồng thời tìm ra các khoảng trống để
tiến hành thực hiện nghiên cứu.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế xanh
- David William Pearce , Anil Markandya , Edward Barbier (1989),
Blueprint for a Green Economy của Trung tâm kinh tế môi trường London.

Báo cáo này do Trung tâm Kinh tế Môi trường London thực hiện để báo cáo
lên Bộ Môi trường Anh. Báo cáo thể hiện cách thức mà các yếu tố trong môi trường
của chúng ta hiện đang bị đe dọa từ nhiều loại ô nhiễm và các loại ô nhiễm này có
thể tính được chi phí. Báo cáo cũng chỉ ra cách mà các chính phủ đang thực hiện để
xây dựng hệ thống thuế nhằm giảm ô nhiễm, đồng thời còn tạo ra thu nhập để khắc
phục những thiệt hại về môi trường. Cuốn sách kết thúc bằng một loạt các gợi ý
chính sách nhằm xây dựng một nền kinh tế xanh.
- Douglas Holtz-Eakin, Thomas M. Selden (1995), Stoking the fires? CO2

7


emissions and economic growth, Journal of Public Economics, No 57, page 85-101.
Nghiên cứu đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và lượng khí
thải CO2 - loại khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên của toàn cầu.
Nghiên cứu đã tìm hiểu ở 130 quốc gia và có được dữ liệu bảng hoàn chỉnh về
lượng phát thải CO2, về GDP và dân số ở 108 quốc gia từ năm 1951 đến năm 1986.
Từ các số liệu này, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa phát thải CO 2 với GDP
và dân số, đồng thời nghiên cứu sử dụng các ước tính này để dự báo lượng khí thải
CO2 toàn cầu. Nghiên cứu đã đưa ra bốn kết quả chính: Thứ nhất, nghiên cứu cho
thấy lượng khí thải CO2 có xu hướng biên giảm dần khi GDP bình quân đầu người
tăng. Thứ hai, mặc dù lượng khí thải CO2 có xu hướng biên giảm dần khi GDP bình
quân đầu người tăng nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng lượng phát thải CO 2 toàn cầu sẽ
tiếp tục tăng với tốc độ hàng năm là 1,8% . Thứ ba, tăng trưởng kinh tế và dân số sẽ
tăng nhanh nhất ở các quốc gia có thu nhập từ trung bình đến thấp và có xu hướng
biên của lượng khí thải CO2 cao nhất . Cuối cùng, phân tích độ nhạy của nghiên cứu
cho thấy tốc độ phát triển kinh tế chung không làm thay đổi đáng kể lượng phát thải
CO2 trong tương lai.
- Stefan Schaltegger, Terje Synnestvedt (2002), The link between ‘green’
and economic success: environmental management as the crucial trigger between

environmental and economic performance, Tạp chí Journal of Environmental
Management số 4, tập 65 vào tháng 8/2002. Nghiên cứu đã đề cập đến hai quan
điểm liên quan đến hoạt động cải thiện môi trường:
Quan điểm thứ nhất: Cải thiện hoạt động môi trường sẽ làm tăng chi phí của
các doanh nghiệp và do đó làm giảm lợi nhuận.
Quan điểm thứ hai: cải thiện môi trường sẽ làm tiết kiệm chi phí và tăng
doanh số bán hàng và do đó cải thiện hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
Nghiên cứu này cũng đã thảo luận về sự khác biệt của hai quan điểm trên,
đồng thời đưa ra một khung lý thuyết để giải thích sự tồn tại của các quan điểm trái
ngược nhau. Nội dung của nghiên cứu bao hàm cả việc ban hành chính sách và quản
lý doanh nghiệp trong thực tế và nó cũng chỉ ra ảnh hưởng của các cách tiếp cận
quản lý môi trường khác nhau đối với hiệu quả quản lý kinh tế.
- Kunmin Zhang, Zongguo Wen, Liying Peng (2007), Environmental
8


Policies in China: Evolvement, Features and Evaluation đăng, số 2, tập 17.
Nghiên cứu này xem xét sự phát triển của các chính sách môi trường hiện tại
ở Trung Quốc: bắt đầu từ sau Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường - Con người
(1972 ở Stockholm) và đã đạt được những tiến bộ đáng kể vào năm 1979. Nghiên
cứu đã chỉ ra các bài học mà Trung Quốc đã học được từ các nước công nghiệp hóa
trong việc xây dựng các chính sách môi trường, đó là:
Cần tìm hiểu các biện pháp chỉ huy và kiểm soát đến mức độ đầy đủ; 
Phải phấn đấu huy động kinh phí bảo vệ môi trường; 
Phải xác định ai là người chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trường;
Cần khuyến khích "kết hợp phòng ngừa và kiểm soát" và "sử dụng hợp nhất";
Cần mở rộng trong lĩnh vực chính sách môi trường và hợp tác quốc tế.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ rõ sự phát triển của chính sách môi trường
của Trung Quốc trong hơn 30 năm qua: vị thế từ chính sách quốc gia đến chiến lược
phát triển bền vững; trọng tâm đã thay đổi từ kiểm soát ô nhiễm sang kiểm soát ô

nhiễm và bảo vệ sinh thái; phương pháp kiểm soát thay đổi từ kiểm soát đầu cuối
sang kiểm soát nguồn; phạm vi quản lý thay đổi sang điều trị điểm để xử lý đầu
nguồn và lãnh thổ; phong cách quản lý thay đổi từ sử dụng quyền hành pháp sang
sử dụng các biện pháp pháp lý và kinh tế. Cuối cùng, nghiên cứu này giới thiệu về
cách đánh giá các chính sách bảo vệ môi trường của cộng đồng quốc tế và triển
vọng phát triển của các chính sách này trong tương lai.
- Miguel Mendonça, David Jacobs and Benjamin Sovacool (2010), cuốn sách
Powering the Green Economy xuất bản lần đầu bởi Earthscan ở Anh và Mỹ năm 2010.
Cuốn sách này đề cập đến chính sách chủ động thúc đẩy năng lượng tái tạo
và tạo điều kiện cơ bản cho phát triển nền kinh tế xanh - được gọi là feed-in tariff,
hay là FIT. FIT được chứng minh là biện pháp hiệu quả nhất và có giá trị nhất, bằng
cách cho phép tất cả mọi người bán năng lượng tái tạo vào lưới điện và họ sẽ nhận
được một khoản lợi tức. Cuốn sách này cũng thảo luận về những thách thức mà
chính sách năng lượng tái tạo phải đối mặt, đồng thời cũng đưa ra một số bài học để
phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm: Xây dựng chính sách phát triển năng lượng
tái tạo; giới thiệu về FIT và các chính sách đang áp dụng ở các nước phát triển;
nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật, xã hội và chính trị của từng quốc gia; phân tích các

9


chương trình hỗ trợ khác; mô tả các rào cản đối với năng lượng tái tạo; xây dựng
một kế hoạch triển khai chi tiết cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư, các nhóm cộng đồng… và bất cứ ai liên quan đến việc tạo ra
năng lượng bền vững.
- Edward B Barbier (2011), The Policy Challenges for Green Economy and
Sustainable Economic Development  xuất bản năm 2011. 
Nghiên cứu này cung cấp định nghĩa về đầu tư xanh, phân tích xu hướng và
các yếu tố quyết định đầu tư trong thập kỷ qua đối với 35 quốc gia phát triển và
đang phát triển. Nghiên cứu cho thấy đầu tư xanh đã trở thành động lực chính của

ngành năng lượng và sự phát triển nhanh chóng của đầu tư xanh hiện nay có sự
đóng góp lớn của Trung Quốc. Kết quả sử dụng mô hình kinh tế lượng cho thấy đầu
tư xanh được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế, một hệ thống lãi suất thấp, và giá
nhiên liệu cao. Nghiên cứu cũng cho thấy sự phát triển của nền kinh tế sẽ không
đảm bảo tính bền vững chừng nào chưa ngăn chặn được sự suy giảm và mất mát
của hệ sinh thái toàn cầu. Để vượt qua được vấn đề này đòi hỏi các nhà hoạch định
phải xây dựng hàng loạt các biện pháp về thị trường, ban hành chính sách và thể chế
nhằm ngăn chặn sự suy giảm và mất mát của hệ sinh thái. Mục tiêu của các biện
pháp này nhằm khắc phục sự thiếu hụt giữa các lợi ích toàn cầu mà con người
nhận được từ các hệ sinh thái và những gì chúng ta sẵn lòng chi trả để duy trì và
bảo tồn chúng.
- Karen Morrow (2012), Rio+20, The Green Economy and Re-Orienting
Sustainable Development xuất bản vào tháng 1/2012.
Bài báo đã xem xét vai trò của các phương pháp tiếp cận nền kinh tế xanh
hướng tới phát triển bền vững trong và sau thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh
Trái đất Rio + 20. Bài báo cũng chỉ ra các căng thẳng vốn có và ngày càng trở nên
rõ ràng trong mô hình phát triển bền vững, đồng thời xem xét tác động của phương
pháp tiếp cận nền kinh tế xanh như đã cam kết trong Rio + 20.
- Luc Eyraud, Benedict Clements (2012), Going Green đăng trên tạp chí
Finance & Development, số 2, xuất bản tháng 6/2012.
Nghiên cứu khẳng định biến đổi khí hậu sẽ gây nên những hậu quả nghiêm
trọng về môi trường và sức khoẻ. Biến đổi khí hậu sẽ gây ra những hiệu ứng nguy

10


hiểm: nhiệt độ trái đất tăng, mực nước biển dâng và điều kiện thời tiết khắc nghiệt
sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và năng suất. Hơn nữa, theo nghiên cứu này biến đổi
khí hậu có thể sẽ làm suy giảm tình hình tài chính của chính phủ do giảm thu thuế
và tăng nhu cầu chi tiêu cho các chương trình nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu. Từ

đó, nghiên cứu đề xuất định nghĩa về đầu tư xanh, phân tích xu hướng và các yếu tố
quyết định đến hoạt động đầu tư xanh trong thập kỷ qua của các nước phát triển và
đang phát triển. Nghiên cứu cung cấp những hiểu biết sâu sắc cho các nhà hoạch
định chính sách tìm cách tiến tới một nền kinh tế xanh hơn.
- Jason Potts, Matthew Lynch, Ann Wilkings, Gabriel Huppe, Maxine
Cuningham, Vivek Voora (2014), State of Sustainability Initiatives Review 2014:
Standards and the Green Economy, xuất bản vào tháng 1/2014.
Nghiên cứu đã đưa ra 16 sáng kiến tiêu chuẩn phổ biến nhất mở đường cho
việc sản xuất và thương mại bền vững, hướng đến xây dựng nền kinh tế xanh.
Nghiên cứu xem xét các tiêu chí về quản trị, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp và nhiên liệu sinh học, hướng đến làm “xanh” các lĩnh vực này.
Nghiên cứu đã chỉ ra các công cụ lập kế hoạch chiến lược cho các doanh nghiệp,
các nhà hoạch định chính sách và các bên có liên quan muốn. Đồng thời, nghiên
cứu cũng nêu bật một số thách thức chính đối với tương lai để xây dựng được một
nền kinh tế xanh, một thị trường bền vững.
- Báo cáo Green economy and trade – Trends, Challenges and Opportuniti của
Liên Hợp Quốc được xuất bản năm 2014.
Báo cáo đã đánh giá cơ hội thương mại bền vững khi phát triển kinh tế xanh
trong sáu ngành chính: Nông nghiệp - Thủy sản - Rừng - Sản xuất - Năng lượng
tái tạo - Du lịch. Báo cáo đã chỉ ra một loạt các cơ hội thương mại quốc tế trong các
lĩnh vực kinh tế chủ chốt khác nhau, liên quan đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế
xanh; các chính sách và biện pháp có thể hỗ trợ các quốc gia nắm bắt cơ hội thương
mại phát sinh từ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và vượt qua các rào cản
có liên quan; biện pháp hỗ trợ các chính phủ, khu vực tư nhân và các bên liên quan
khác xây dựng năng lực để tận dụng các cơ hội thương mại bền vững ở cấp quốc
gia, khu vực hoặc quốc tế.
Báo cáo cho thấy, việc mở rộng thương mại hàng hoá, dịch vụ môi trường,

11



thực hiện các tiêu chuẩn bền vững và việc làm xanh các chuỗi giá trị toàn cầu có thể
làm tăng thị phần của thương mại bền vững và có tiềm năng ảnh hưởng đáng kể đến
các mô hình thương mại thế giới. Báo cáo nhấn mạnh rằng kinh tế xanh làm cho
thương mại bền vững hơn về mặt xã hội và môi trường, đồng thời cũng mang lại các
giá trị lợi ích kinh tế cao hơn.
- A.Carfora, RV.Pansini, A.A.Romano, G.Scandurra (2018), Renewable
energy development and green public policies complementarities: The case of
developed and developing countries, tập 15, xuất bản vào tháng 1/2018.
Nghiên cứu đã phân tích các yếu tố quyết định tới việc lựa chọn nguồn năng
lượng tái tạo của các quốc gia. Nghiên cứu đã tiến hành điều tra các yếu tố này ở
các quốc gia khác nhau và ở các giai đoạn khác nhau; đánh giá việc thông qua các
chính sách năng lượng xanh ở các quốc gia có đặc điểm là bổ sung hay thay thế.
Nghiên cứu đã đưa ra ba vấn đề nghiên cứu: Thứ nhất, các yếu tố ảnh hưởng đến sự
lựa chọn của một quốc gia đối với một loại chính sách năng lượng cụ thể là gì? Thứ
hai, liệu có thể xác định các can thiệp chính sách mang tính bổ sung hoặc thay thế
dựa trên mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia hay không? Thứ ba, các nước
đang phát triển có gì khác với các nước phát triển trong việc quản lý khu vực công
và tư nhân trong lĩnh vực năng lượng tái tạo?
Nghiên cứu đã phân tích thực nghiệm ở 56 quốc gia được quan sát từ năm
2004 đến năm 2011. Kết quả cho thấy trong khi các biến bối cảnh có cùng tác động
ở các nước phát triển và đang phát triển, thì các biến hoạt động công cộng có tác
động khác nhau: nếu chính phủ ở các quốc gia phát triển chỉ có vai trò là trọng tài
thì ngược lại chính phủ của các nước đang phát triển tham gia trực tiếp vào việc
quản lý chính sách năng lượng.
- IreneMonasterolo, MarcoRaberto (2018), The EIRIN Flow-of-funds
Behavioural Model of Green Fiscal Policies and Green Sovereign Bonds, đăng trên
tạp chí Ecological Economics, tập 144, xuất bản vào tháng 3/2018.
Nghiên cứu đã phát triển mô hình hành động về dòng tiền của EIRIN để
mô phỏng các chính sách tài khóa xanh và trái phiếu chính phủ xanh, đồng thời

chỉ ra ảnh hưởng của chúng đối với đầu tư của doanh nghiệp trong nền kinh tế
“nâu” và “xanh”, ảnh hưởng đến thất nghiệp, ảnh hưởng đến thị trường tín dụng

12


và trái phiếu. EIRIN là luồng cổ phiếu phù hợp và bắt nguồn từ phương pháp cân
bằng. Nghiên cứu cho thấy các chính sách công có thể thúc đẩy tăng trưởng xanh
bằng cách tác động đến kỳ vọng của các công ty và thị trường tín dụng. Trái
phiếu chính phủ xanh đại diện cho giải pháp mang lại lợi ích ngắn hạn, trong khi
các biện pháp tài chính xanh có tác động mạnh hơn, lâu dài hơn nhưng lại tạo ra
những phản hồi tiêu cực đối với nền kinh tế và kết quả này chịu ảnh hưởng bởi các
yếu tố như Ngân sách Nhà nước, tỷ lệ nợ công/GDP…
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách thuế với mục tiêu phát
triển kinh tế xanh.
- Mikael Skou Anderse (1994), cuốn sách Governance by Green Taxes:
Making Pollution Prevention Pay, Nhà xuất bản Đại học Manchester.
Cuốn sách đã chỉ ra các biện pháp tài chính đang được các chính phủ thực
hiện để đạt được các mục tiêu về môi trường. Cuốn sách này xem xét "thuế xanh"
đã được sử dụng trong thực tế như thế nào. Tác giả đã sử dụng 20 năm kinh nghiệm
của mình nghiên cứu về chính sách môi trường để kiểm tra tính hiệu quả của các
công cụ thuế. Qua nghiên cứu các chính sách thuế của Đan Mạch, Pháp, Đức và Hà
Lan, tác giả đã cho thấy “thuế xanh” đã thực hiện phòng chống ô nhiễm và thúc đẩy
sự "hiện đại hóa sinh thái" của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, tác giả nhận định
rằng các vấn đề môi trường là do sự tác động lẫn nhau giữa thất bại của thị trường
và thất bại của nhà nước gây ra và bên cạnh “thuế xanh” chính phủ sẽ phải sử dụng
nhiều các công cụ khác để khắc phục tình trạng này. Trong cuốn sách này, tác giả
đã quay trở lại với lý thuyết của Pigou và Coase - những người khởi xướng ra các
công cụ kinh tế, để thấy rằng Lý thuyết cân bằng một phần của các nhà kinh tế học
đương đại đã bỏ qua một số những lý luận cơ bản. Và theo tác giả, thuế là một công

cụ chính sách tinh vi và là chính sách chi phí hiệu quả của Nhà nước mà hầu như
không được khám phá bởi các nhà kinh tế đương đại.
- BoydRoy, KrutillaKerry, Viscusi W.Kip (1995), bài báo Energy Taxation
as a Policy Instrument to Reduce CO2  Emissions: A Net Benefit Analysis, đăng
trên tạp chí Environmental Economics and Management, tập 29, số 4.
Nghiên cứu đã đánh giá chi phí và lợi ích do thuế năng lượng mang lại như
một công cụ chính sách để bảo tồn năng lượng và giảm lượng khí thải CO 2. Nghiên

13


cứu đã đưa ra các ước tính chi phí kinh tế bằng việc xây dựng mô hình và ước tính
về thiệt hại môi trường trong khung chi phí/lợi ích toàn diện. Nghiên cứu đã đưa ra
nhận định: mức giảm phát thải CO2 tối ưu nằm trong khoảng từ 5% đến 38%, tùy
thuộc vào các giả định khác nhau về độ co giãn thay thế năng lượng và thiệt hại môi
trường. Nghiên cứu cũng khẳng định có thể đạt được mức giảm phát thải CO 2 từ 8%
đến 64% mà các quốc gia không phải trả thêm bất kì khoản chi phí nào để kiểm
soát khí thải CO2 nếu các chính sách phát huy được hiệu quả tối ưu.
- Reyer Gerlagh, Bob van der Zwaan (2006), Options and Instruments for a
Deep Cut in CO2 Emissions: Carbon Dioxide Capture or Renewables, Taxes or
Subsidies? The Energy Journal, tập 27, số 3, trang 25-48.
Bài báo đã tiến hành nghiên cứu năm chính sách thuế để cắt giảm khí thải
CO2, đó là: thuế Carbon, thuế đánh vào nhiên liệu hóa thạch, trợ cấp năng lượng
phi carbon (trợ cấp cho năng lượng tái tạo), tiêu chuẩn danh mục đầu tư có phát thải
carbon và tiêu chuẩn danh mục đầu tư phi carbon. Năm công cụ này được so sánh
về chi phí, hiệu quả và tác động khi sử dụng chúng để giảm phát thải CO2. Bài viết
đã đưa ra kết luận phương án trợ cấp cho năng lượng tái tạo có thể là phương án đắt
nhất để kiểm soát biến đổi khí hậu; ban hành tiêu chuẩn danh mục đầu tư có phát
thải carbon là lựa chọn rẻ nhất để giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu trong bối
cảnh khan hiếm về nguồn năng lượng; đánh thuế Carbon là công cụ chính sách hiệu

quả để đạt được các mục tiêu nghiêm ngặt liên quan đến kiểm soát biến đổi khí
hậu. Nghiên cứu cũng đã thực hiện so sánh giữa hai phương án khác nhau về thuế
Carbon: Thuế đánh trực tiếp trên lượng khí thải CO 2 và đánh thuế vào việc sử dụng
các nhiên liệu hóa thạch (có gây ra phát thải CO 2). Việc tái sử dụng nguồn thu từ
thuế nhằm hỗ trợ nguồn năng lượng tái tạo làm giảm các chi phí có liên quan đến
ứng phó với biến đổi khí hậu lên tới 40% so với trường hợp chỉ đánh thuế thông
thường. Các nhà nghiên cứu thấy rằng việc đánh thuế nhiên liệu hóa thạch là tốn
kém hơn khoảng 20% so với việc đánh thuế khí thải CO 2 mà không phụ thuộc vào
mục tiêu ổn định khí hậu và số thu từ thuế có được tái sử dụng để đầu tư cho nhiên
liệu tái tạo hay không.
- Shantayanan Devarajan, Delfin S Go, Sherman Robinson, Karen Thierfelder
(2011), Tax Policy to Reduce Carbon Emissions in a Distorted Economy:

14


Illustrations from a South Africa CGE Model, Journal of Economic Analysis &
Policy, tập 11, số 1.
Nghiên cứu đã sử dụng Mô hình cân bằng tổng thể tính toán tổng hợp (CGE)
của nền kinh tế Nam Phi và mô phỏng một loạt các chính sách thuế giúp giảm 15%
lượng khí thải CO2. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa thuế đối với hàng hóa năng lượng
và thuế đối với hàng hóa ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào các khuyết tật đang có
trong nền kinh tế. Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng nếu Nam Phi có thể giảm
bớt các khuyết tật trong thị trường lao động, chi phí cho thuế Carbon sẽ không đáng
kể. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra kết luận rằng chi phí phúc lợi của việc đánh
thuế khí thải carbon ở các nước đang phát triển phụ thuộc rất nhiều vào các khuyết
tật khác so với phát thải carbon của chính quốc gia đó.
- Herman Vollebergh (2012), Environmental taxes and Green Growth của
Cơ quan Thẩm định Môi trường Hà Lan năm 2012.
Báo cáo đã chỉ ra tăng trưởng xanh hiện đang là chủ đề được quan tâm toàn

cầu và khẳng định tầm quan trọng của các loại thuế môi trường đối với mục tiêu
tăng trưởng xanh của quốc gia. Nghiên cứu đã nhận định, tại Hà Lan cải cách chính
sách thuế để hướng tới tăng trưởng xanh đã xuất hiện khá sớm, nó đã có trong
chương trình nghị sự của Hà Lan từ rất lâu. Hiện nay, Hà Lan đang là một trong
những quốc gia có phần đóng góp của thuế xanh trong hệ thống thuế là lớn nhất trên
thế giới. Tuy nhiên, tại Hà Lan có rất nhiều quan điểm khác nhau về cải cách thuế
môi trường:
Quan điểm thứ nhất: cho rằng Hà Lan nên cắt giảm thuế môi trường.
Quan điểm thứ hai: ủng hộ Hà Lan tăng thuế môi trường.
Quan điểm thứ ba: cho rằng các loại thuế môi trường hiện nay có tác dụng
ngược lại và làm Hà Lan chậm chuyển đổi sang một nền kinh tế carbon thấp.
Báo cáo đã phân tích nội dung của ba quan điểm nói trên và đưa ra nhận
định: Việc sử dụng các công cụ thuế là một phần của chính sách về tăng trưởng
xanh. Nghiên cứu cũng tập trung thảo luận chi tiết về thuế môi trường của Hà Lan ở
hai lĩnh vực chính là tiêu thụ năng lượng và vận tải.
- Ian W.H. Parry, John Norregaard, Dirk Heine (2012), Environmental Tax
Reform : Principles from Theory and Practice to Date xuất bản bởi OECD vào

15


×