Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------

Trần Thị Thanh Huyền

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA
LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội, 2009

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------

Trần Thị Thanh Huyền

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA
LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc
tế
Mã số: 60 31 07



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn
Quang Thuấn

Hà Nội, 2009

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ .................................................................. v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: VÀI NÉT VỀ CHÍNH SÁCH VÀ ĐẶC ĐIỂM ODA CỦA LIÊN
MINH CHÂU ÂU (EU) ......................................................................................... 6

1.1.

Chính sách ODA của EU ....................................................................... 6

1.1.1. Một số khái niệm về ODA ..................................................................... 6
1.1.2. Đồng thuận châu Âu về Phát triển ........................................................ 8
1.1.3. Chính sách Gắn kết phát triển ............................................................. 12
1.1.4. Hiệu quả viện trợ ................................................................................. 14
1.2.

Đặc điểm chủ yếu ODA của EU .......................................................... 16

1.2.1. Ưu tiên theo khu vực địa lý.................................................................. 17

1.2.2. Ưu tiên theo lĩnh vực ........................................................................... 24
CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG ODA CỦA EU TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM ............................................................................................32

2.1. Thực trạng ODA của EU tại Việt Nam ................................................. 32
2.1.1. Chiến lược ODA của EU dành cho Việt Nam ...................................... 32
2.1.2. Lượng vốn ODA theo cam kết ............................................................. 48
2.1.3. Tình hình giải ngân ODA của EU ........................................................ 55
2.1.4. Tình hình quản lý và sử dụng ODA ..................................................... 59
2.2.

Tác động ODA của EU tới phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam .......... 62

2.2.1. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế ............................................. 63
2.2.2. Đẩy mạnh cải cách kinh tế và tăng trưởng bền vững ............................ 65
2.2.3. Góp phần tích cực vào cơng cuộc xố đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ . 66
2.2.4. Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ................ 69
i


2.2.5. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực ......................................................... 73
2.2.6. Bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn ...... 76
2.2.7. Thúc đẩy FDI và đẩy mạnh quan hệ hai bên ........................................ 82
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ ODA CỦA
EU ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM .........................87

3.1. Triển vọng thu hút ODA EU ................................................................. 87
3.2. Định hướng và dự báo thu hút ODA của EU ........................................ 89
3.3. Một số giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả ODA của EU ................ 93
3.3.1. Hồn thiện mơi trường pháp lý về thu hút, quản lý và sử dụng ODA ... 94
3.3.2. Đẩy mạnh công tác chống tham nhũng ................................................ 94

3.3.3. Cần sự phối hợp đồng bộ trong giải ngân ............................................ 98
3.3.4. Nỗ lực đổi mới, ban hành các quy định nhằm nâng cao hiệu quả và hài
hoà các thủ tục hỗ trợ .................................................................................... 99
3.3.5. Quyết định chiến lược, định hướng thu hút và sử dụng ODA cho từng
thời kỳ cũng như lĩnh vực ưu tiên ................................................................ 102
3.3.6. Kiện tồn bộ máy, đội ngũ cán bộ làm cơng tác chuyên trách về ODA .. 103
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 108

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Thứ
tự

Từ
viết tắt

1

ACP

2
3
4

Tiếng Anh

Tiếng Việt


Africa, Caribbean, and Pacific

AFD
ARF
ASEM

7
8
9
10
11

Agence Franỗaise de Dộveloppement
ASEAN Regional Forum
Asia - Europe Meeting
Community Assistance for
CARDS Reconstruction, Development and
Stability
Comprehensive Poverty Reduction
CPRGS
and Growth Strategy
CSFP
Common Security and Foreign Policy
DAC
Development Assistance Committee
DCI
Development Cooperation Instrument
EC
European Commission

ECHO 1. European Commission Humanitarian Aid

12

Ecu

European Currency Unit

13

EDF

14

EIDHR

European Development Fund
European Initiative for Democracy
and Human Rights European
Instrument for Democracy and Human
Rights

15

EMP

Euro-Mediterranean Partnership

16


ENP

17

ENPI

European Neighbourhood Policy
European Neighbourhood and
Partnership Instrument

18
19

EURO
EU
Euro
peaid

5
6

20
21

ETV2

22
23
24
25


FfD
GDP
GNI
GSP

Các nước Châu Phi, Caribê và Thái
Bình Dương
Cơ quan phát triển Pháp
Diễn đàn khu vực ASEAN
Hội nghị Á - Âu
Chương trình Hỗ trợ Tái thiết, Phát
triển và Ổn định của Cộng đồng

European Union

Chiến lược tổng thể về giảm nghèo
và tăng trưởng
Chính sách đối ngoại và an ninh chung
Ủy ban Hỗ trợ phát triển của OECD
Công cụ Hợp tác Phát triển
Ủy ban Châu Âu
Cơ quan hỗ trợ nhân đạo của EU
Đơn vị tiền tệ Châu Âu (Sử dụng
trước khi đồng Euro ra đời)
Quỹ Phát triển Châu Âu
Sáng kiến Châu Âu về Dân chủ và
Nhân Quyền (áp dụng từ năm 1999)
Công cụ Châu Âu về Dân chủ và
Nhân quyền (áp dụng từ năm 2007)

Quan hệ Đối tác Châu Âu - Địa
Trung Hải
Chính sách Láng giềng Châu Âu
Cơng cụ Láng giềng và Đối tác
Châu Âu
Đồng tiền chung Châu Âu
Liên minh Châu Âu

Europeaid

Cơ quan hỗ trợ của EU

The European Technical Assistance
Programme for Vietnam
Financing for Development
Gross Domestic Product
Gross National Income
General System of Preferences

Chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho
Việt Nam của châu Âu
Tài trợ cho Phát triển
Tổng thu nhập quốc nội
Tổng thu nhập quốc dân
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập

iii


26


IBRD

27

ICSID

28

IDA

29

IFC

30

IPA

31
32

KfW
MDG

33

MEA

International Bank for Reconstruction

and Development
International Centre for Settlement of
Investment Disputes
International Development
Association
International Financial Company
Instrument for Pre-Accession
Assistance
Kreditanstalt für Wiederaufbau
Millennium Development Goal
Multilateral Environmental
Agreement

Ngân hàng Tái thiết và Phát triển
Quốc tế
Trung tâm giải quyết những tranh
chấp đầu tư quốc tế

Multilateral Trade Assistance Project

Dự án hỗ trợ thương mại đa biên
Tổ chức phi chính phủ
Hỗ trợ phát triển chính thức

35
36

MUTR
AP
NGO

ODA

37

OECD

38

PCA

39
40
41

PGAE
PRSC
SAA

42

SAARC

43
44

SAP
SEDP

45


SIDA

46
47

SP
SPS

Non-governmental Organisation
Official Development Assistance
Organisation for Economic
Cooperation and Development
Partnership and Cooperation
Agreement
Partner Group for Aid Effectiveness
Poverty Reduction Support Credit
Stability and Association Agreement
South Asian Association for Regional
Cooperation
Stabilisation and Association Process
Social-Economic Development Plan
Swedish International Development
Agency
Country Strategy Paper
Sector Programme Support

48

SPS


Sanitary and phytosanitary measures

49

TACIS

50

TBT

51

UNDP

52
53

USD
WB

54

WSSD

55

WTO

34


Technical Assistance in
Commonwealth of Independent States
Technical Barriers to Trade
United Nations Development
Programme
United State dollar
World Bank
World Summit for Sustainable
Development
World Trade Organisation

iv

Hiệp hội Phát triển Quốc tế
Cơng ty Tài chính Quốc tế
Cơng cụ Hỗ trợ Tiền gia nhập
Ngân hàng Tái thiết Đức
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
Hiệp định môi trường đa phương

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Hiệp định Hợp tác và Đối tác
Nhóm đối tác về hiệu quả viện trợ
Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo
Hiệp định Ổn định và Liên kết
Hợp tác Khu vực Nam Á
Tiến trình ổn định và liên kết
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển
Bản chiến lược quốc gia

Hỗ trợ Chương trình Lĩnh vực
Các biện pháp vệ sinh kiểm dịch
động thực vật
Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật cho
Cộng đồng các quốc gia độc lập
Rào cản kỹ thuật trong thương mại
Chương trình Phát triển Liên hợp
quốc
Đơ la Mỹ
Ngân hàng thế giới
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về
Phát triển bền vững
Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1: Chiến lược hợp tác trong quan hệ .................................................. 40
Việt Nam - EU trong giai đoạn 1996-2000 và 2001-2006.............................. 40
Bảng 2.2: Một số dự án do EU tài trợ giai đoạn 2001- 2006 .......................... 42
Bảng 2.3: Giá trị ODA cam kết và giải ngân giai đoạn 2001- 2006 ............... 49
của EU cho Việt Nam.................................................................................... 49
Bảng 2.4: Cam kết ODA của các thành viên EU năm 2007 ........................... 53
Bảng 2.5: 5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên giải ngân ODA của EU ......................... 58
tại Việt Nam năm 2002 ................................................................................. 58
Biểu đồ
Biểu đồ 1.1: Phân bố hỗ trợ của EU theo khu vực ......................................... 17
Biểu đồ 1.2: Phân bố ODA EU theo lĩnh vực ................................................ 24
Biểu đồ 2.1: Cam kết dự kiến và giải ngân ODA của EU giai đoạn 2006-2008 ... 50
Biểu đồ 2.2: Cam kết và giải ngân của EU năm 2008 .................................... 51

Biểu đồ 2.3: Cam kết dự kiến của EU theo nhà tài trợ năm 2009 ................... 54
Biểu đồ 2.4: Mức giải ngân vốn ODA của EU so với cam kết (2001-2006) .. 55
Biểu đồ 2.5: Cam kết dự kiến và giải ngân của EU 2006-2008 ...................... 57
Biểu đồ 2.6: Giải ngân ODA của EU theo lĩnh vực năm 2007 ....................... 59

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau chiến tranh, Việt Nam gặp nhiều khó khăn chồng chất, vừa phải khôi
phục kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, vừa phải xây dựng đất nước trong
bối cảnh viện trợ nước ngoài giảm. Lạm phát 3 chữ số (700 - 800%/ năm)
kéo dài nhiều năm, lương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng thiếu
nghiêm trọng [6, trang 11]. Cuộc sống của hơn 70 triệu dân lâm vào tình trạng
khó khăn. Nạn đói, thất nghiệp, thất học, tệ nạn xã hội xuất hiện. Trước lựa
chọn sinh tử: hoặc là chết hoặc là phải vươn lên để vượt qua thử thách, Việt
Nam đã lựa chọn con đường đổi mới; Và chính phủ Việt Nam đã quyết tâm
thực hiện đường lối đổi mới trên cơ sở phát huy nguồn nội lực và tranh thủ sự
giúp đỡ, ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước đã đạt những
thành tựu khá ấn tượng trong phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Nếu
trước đây, Việt Nam chỉ được biết đến do “Vietnam war” thì nay đã được
nhắc đến như một quốc gia năng động về kinh tế. Nền kinh tế đã đạt tốc độ
tăng trưởng khá cao, GDP liên tục tăng qua các năm bình qn khoảng 7,5%.
Cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển dịch tích cực theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố. Tỷ trọng nơng nghiệp giảm xuống 20,7%, tỷ trọng
ngành công nghiệp tăng lên gần 41% trong tổng GDP [6, trang 28]. Nhờ sự
phát triển của kinh tế, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết. Những thành tựu
đó thể hiện kết quả của sự đổi mới, phát huy cao độ nguồn nội lực và sự hỗ

trợ tích cực, có hiệu quả của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam hiện
nay vẫn đang đứng trong danh sách các nước nghèo, thu nhập bình quân đầu
người vào loại thấp và vẫn còn hàng triệu người dân hiện đang sống trong
cảnh nghèo đói và dễ bị tổn thương. Chính phủ Việt Nam đã từ lâu nhận thức
được điều này và coi vấn đề phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu xuyên suốt
các chiến lược phát triển của đất nước.
Tháng 5 năm 2002, chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn chiến lược tăng
trưởng kinh tế và giảm nghèo toàn diện. Để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng

1


bền vững, chính phủ Việt Nam đã xây dựng các chiến lược phát triển, chiến
lược huy động các nguồn lực phục vụ cho tăng trưởng kinh tế - xã hội. Bên
cạnh những nỗ lực của chính phủ Việt Nam, thành công trong phát triển kinh
tế - xã hội ở Việt Nam còn nhờ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế mà Việt
Nam đã sử dụng có hiệu quả. Trong đó, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) được coi là có vai trị quan trọng, là chất xúc tác thúc đẩy phát
triển bền vững.
Ngày 22-10-1990, Liên minh Châu Âu (EU) chính thức thiết lập mối
quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong
quan hệ Việt Nam - EU, mở ra hướng hợp tác song phương cũng như hỗ trợ
phát triển kinh tế giữa hai bên. Được coi là một trong ba “siêu cường” quốc
tế, hiện nay EU là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới với sự liên kết tương
đối chặt chẽ và thống nhất. Sau hơn 50 năm phát triển và mở rộng, con số
thành viên của EU hiện nay là 27 quốc gia, trong tương lai sẽ cịn có nhiều
nước tham gia, nhằm mục tiêu đi tới một thị trường thống nhất. Bên cạnh
những kết quả đạt được trên lĩnh vực thương mại và đầu tư, EU còn là một
trong số các nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam với con số hỗ trợ đạt kỷ lục là
799 triệu euro năm 2006. Năm 2007, EU đã tuyên bố dành khoản hỗ trợ phát

triển chính thức (ODA) là 720 triệu euro (957 triệu USD) cho Việt Nam. Năm
2008, số vốn cam kết của EU cho Việt Nam đạt 665,22 triệu euro (962 triệu
USD). Năm 2009, EU cam kết viện trợ 716,21 triệu euro cho Việt Nam, trong
đó, hơn 300 triệu euro là viện trợ khơng hồn lại được sử dụng để hỗ trợ quá
trình phát triển kinh tế - xã hội và xố đói giảm nghèo của Việt Nam.
Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG 2009) diễn
ra tại Hà Nội ngày 4-12-2009 vừa qua, EU tiếp tục cam kết hỗ trợ công cuộc
phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong năm 2010 với mức kỷ lục mới: 1,082
tỷ USD, trong đó Pháp là nhà tài trợ lớn nhất với mức cam kết 378 triệu USD,
tiếp sau là Đức 137 triệu USD [36]. Những con số trên là một minh chứng
mạnh mẽ cho cam kết đầy đủ của EU về quan hệ đối tác chặt chẽ với Việt
Nam. Là đối tác phát triển lớn thứ hai và nhà cung cấp viện trợ khơng hồn lại
lớn nhất của Việt Nam, EU đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ các mục tiêu phát triển
2


của Việt Nam, phối hợp với Việt Nam trong công cuộc phát tiển kinh tế - xã
hội, xóa nghèo và trợ giúp nâng cao sự phát triển con người.
Trải qua hơn 10 năm tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ của EU dành cho Việt
Nam, nguồn vốn ODA nói chung và ODA của EU nói riêng đã góp phần tích
cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, tăng cường
thu hút, sử dụng có hiệu quả cũng như nâng cao hơn nữa vai trò ODA của EU
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề quan trọng cần phát triển tiếp.
Với lý do trên, tơi chọn đề tài: “Hỗ trợ Phát triển chính thức (ODA) của
Liên minh Châu Âu (EU) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam” làm
Luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về ODA cho Việt Nam đã có một số cơng trình trên nhiều
phương diện khác nhau và đã đạt được những kết quả nhất định. Tiêu biểu
trong số đó là:

1. Nguyễn Yến Hải, (2000), Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) với q trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, Luận văn Thạc
sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Tác giả đánh giá khái quát hiệu quả vĩ
mô của ODA đối với phát triển kinh tế xã hội đến năm 1999 và đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA ở Việt Nam;
2. Trần Tuấn Anh, (2004), ODA của Nhật Bản cho các nước Đông Nam
Á và bài học cho Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Hà Nội. Tài liệu cung
cấp một số bài học kinh nghiệm của một số nước về thu hút và sử dụng ODA
đối với phát triển kinh tế xã hội;
3. Vũ Ngọc Uyên, (2006) Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức trong
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế học, Viện Kinh tế
Việt Nam, Hà Nội. Tác giả đã khái quát “Những vấn đề lý thuyết phân tích
đóng góp của hỗ trợ phát triển chính thức vào tăng trưởng” và đánh giá một
số tác động của ODA ở tầm vi mô đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đến
năm 2004. Tài liệu đề xuất một chính sách thúc đẩy đóng góp của ODA cho
tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

3


Nhìn chung, các cơng trình này chủ yếu làm rõ nguồn gốc, bản chất, thực
trạng và giải pháp thu hút ODA vào Việt Nam. Tuy nhiên, các cơng trình trên
cịn ít đề cập đến ODA của EU và tác động của nó tới phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam. Do vậy, Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng thu
hút và sử dụng ODA của EU cũng như vai trị của nó đối với phát triển kinh tế
- xã hội Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản để thu hút và sử dụng
nguồn vốn này có hiệu quả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, làm rõ tác động của ODA của Liên minh châu Âu đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Luận văn sẽ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về ODA nói chung và
ODA của EU nói riêng, phân tích tác động của nguồn vốn này tới phát triển
kinh tế - xã hội Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao khả năng thu hút và sử dụng ODA của EU đối với Việt Nam
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tác động ODA của EU đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: tác động ODA của EU đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội Việt Nam là một vấn đề rộng, Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu tác
động ODA của EU đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam ở một số
nội dung chính như: tác động ODA của EU đối với phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế, tăng cường hội nhập nền kinh tế quốc tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế,
đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài và mở rộng đầu
tư, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xố đói giảm nghèo.
Từ khi thiết lập lại quan hệ ngoại giao với nhiều tổ chức quốc tế và các
quốc gia hỗ trợ, Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn vốn ODA quan trọng
phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đối với EU thì
quan hệ hỗ trợ mới thực sự phát triển từ sau năm 2000. Chính vì vậy, phạm vi
nghiên cứu của đề tài từ năm 2000, khi quan hệ hỗ trợ phát triển EU - Việt
Nam bước sang một giai đoạn mới.

4


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hệ thống phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, cụ thể là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương
pháp phân tích, tổng hợp so sánh và phương pháp thống kê số học để xử lý số
liệu. Ngồi ra, cịn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính, định
lượng và nội suy, phỏng vấn chuyên gia để giải quyết mục tiêu nghiên cứu
của đề tài.

6. Những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích, làm rõ tác động ODA của EU đối với phát triển kinh tế - xã
hội của Việt Nam;
- Phân tích những cơ hội, thách thức thu hút ODA của EU, từ đó dự báo
triển vọng ODA của EU cho Việt Nam;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa tác động tích
cực của ODA EU đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Vài nét về chính sách và đặc điểm ODA của Liên minh châu Âu
Chương 2: Tác động ODA của EU tới sự phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò ODA của EU đối với
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
Ngồi ra cịn các phần như: lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, danh mục các chữ viết tắt.

5


CHƢƠNG 1
VÀI NÉT VỀ CHÍNH SÁCH VÀ ĐẶC ĐIỂM ODA
CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
1.1. Chính sách ODA của EU
1.1.1. Một số khái niệm về ODA
Có nhiều khái niệm về hỗ trợ phát triển chính thức.
Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
của Chính phủ Việt Nam, khái niệm ODA được hiểu là “hoạt động hợp tác
phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngồi, các tổ chức tài trợ song

phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ.” [32]
Theo Ngân hàng Thế giới (WB): “Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là
một phần của Tài chính phát triển chính thức (ODF), trong đó có yếu tố viện
trợ khơng hồn lại cộng với cho vay ưu đãi và phải chiếm ít nhất 25% trong
tổng hỗ trợ” [52]. Tài chính phát triển chính thức là tất cả các nguồn tài chính
mà chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các
nước đang phát triển.
Khái niệm ODA được Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) thuộc Tổ chức hợp
tác và phát triển kinh tế (OECD) chính thức sử dụng từ những năm 1960 để chỉ
các khoản vay song phương (giữa các chính phủ) hoặc đa phương (từ các tổ
chức cho các chính phủ), nó bao gồm các khoản cho khơng (bao gồm cả hỗ trợ
kỹ thuật); các khoản cho vay ưu đãi; các đóng góp bằng hiện vật; tín dụng của
nước cung cấp hàng hoá và tiền bồi thường chiến tranh. Đến nay, theo tổ chức
này, ODA được định nghĩa chính thức là “dịng tài chính chính thức được quản
lý nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi ở các nước đang phát
triển, trong đó có một phần viện trợ khơng hồn lại chiếm tối thiểu 25%” [48].
Thơng qua thoả thuận, dịng vốn ODA bao gồm các khoản đóng góp của các cơ
quan chính phủ của nước tài trợ, tại tất cả các cấp, cho các nước đang phát triển
và cho các thể chế đa phương.

6


Trên cơ sở đó, kể từ khi ra đời vào những năm 1950, các nước thành viên
của EU với phần lớn là thành viên của OECD, đã liên tục phát triển mối quan
hệ của mình với thế giới thơng qua một loạt các chính sách chung về hỗ trợ
phát triển chính thức, thương mại và các hiệp định chính thức về thương mại
cũng như hợp tác với từng quốc gia hoặc khu vực.
Cho đến nay, EU là một trong những nhà cung cấp ODA hàng đầu thế
giới. Sự phân bổ ODA của EU tập trung vào các lĩnh vực: mối quan hệ giữa

thương mại và phát triển, hỗ trợ cho hợp tác và hội nhập khu vực, hỗ trợ
chính sách kinh tế vĩ mô, vận tải, an ninh lương thực, phát triển nông thôn,
nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở những nơi có quản lý và luật lệ tốt cũng
như vấn đề dân chủ và nhân quyền. Hơn 1/5 hỗ trợ của EU nằm dưới sự quản
lý của Ủy ban châu Âu (EC). Vài thập kỷ gần đây, ODA của EU đều tăng.
Năm 2003, đóng góp của EC cho hỗ trợ chính thức đạt 6,3 tỷ euro (tăng 20%
so với năm 2000). Năm 2004, EU đã tăng nguồn vốn ODA lên 2,9% so với
năm 2003, đạt 42,9 tỷ USD. Các nước thành viên EU có mức tăng, giảm
ODA trong năm 2004 khác nhau, nhưng tỷ lệ tăng bình quân chung của cả EU
là 7,1%. Theo báo cáo năm 2006 của OECD, EU hiện cung cấp 46,9 tỷ euro,
chiếm 56,67% tổng mức hỗ trợ phát triển chính thức tồn cầu (bao gồm cả Uỷ
ban Châu Âu (EC) và các nước thành viên). Năm 2006 được coi là năm kỷ lục
trong hoạt động hỗ trợ ra bên ngoài của EC với số vốn cam kết đạt 48 tỷ euro,
chiếm 0,42% GNI, vượt mục tiêu đề ra cho năm 2006 [37].
EU cũng đã quyết định tăng thêm 25 tỷ USD hỗ trợ phát triển chính thức
cho các nước đang phát triển vào năm 2010. Quyết định này thể hiện sự ủng
hộ mạnh mẽ của EU đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên
kỷ (MDGs) và sẽ đưa các nước EU tới gần mục tiêu dành 0,7% GDP cho hỗ
trợ phát triển vào năm 2015. Để đạt được mục tiêu này, EU đã yêu cầu 15
nước thành viên cũ tăng hỗ trợ ODA lên mức 0,51% và 10 nước thành viên
mới dành 0,17% GDP cho hỗ trợ phát triển. Với những chỉ tiêu này, hỗ trợ
phát triển chính thức của toàn EU sẽ đạt mức 0,56% tổng GDP của vào năm
2010 và đạt 0,7% vào năm 2015 [37].

7


Mục đích chính trong hoạt động hỗ trợ của EU là giúp các nước thực thi
cải cách kinh tế, xã hội và chính trị. Theo các số liệu của EC, EU đã có các
cam kết nhằm xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy hịa bình và phát triển bền vững

tại hơn 160 quốc gia trên toàn thế giới. Với mục tiêu xố đói giảm nghèo và
đạt được các mục tiêu nhiên niên kỷ, các hoạt động hỗ trợ phát triển chính
thức của EU được thực hiện thơng qua các chính sách cụ thể trong khuôn khổ
chiến lược hỗ trợ phát triển của EU.
1.1.2. Đồng thuận châu Âu về Phát triển (European Consensus on
Development)
Chính sách phát triển của Liên minh Châu Âu đã được chính thức xác
định trong “Đồng thuận về phát triển của châu Âu”, tuyên bố về chính sách
này được Hội đồng, Nghị viện và Ủy ban thông qua vào tháng 12 năm 2005
phản ánh quyết tâm của EU trong việc đóng góp vào giảm nghèo trên thế giới.
Đồng thời, nó mang lại cho EU một tầm nhìn chung về phát triển và đặt ra
chính sách để hướng dẫn thi hành tầm nhìn này của Ủy ban Châu Âu.
Có thể nói, Hài hồ, Điều phối và Lồng ghép là mối quan tâm chủ yếu của
EU (gồm các quốc gia thành viên và EC). EU đã đi tiên phong trong việc đề ra
các chính sách phát triển, kể từ khi thực hiện Công ước Lomé đầu tiên (1975).
Hơn nữa, theo Hiệp ước Liên minh Châu Âu, các quốc gia thành viên và Uỷ
ban bắt buộc phải cộng tác với nhau và phối hợp các hoạt động hợp tác phát
triển cùng với nhiều vấn đề khác. Yêu cầu này ngày càng quan trọng khi EU
mở rộng, kết nạp thêm 10 nước thành viên mới năm 2004 và 2 nước thành viên
mới nữa năm 2007 là những nước cũng hoạt động tích cực trong lĩnh vực hợp
tác phát triển.
EU luôn đi đầu trong việc tham gia vào các nỗ lực quốc tế nhằm nâng
cao hiệu quả viện trợ thông qua sự phối hợp và hài hịa hóa tốt hơn với các cơ
quan quốc tế và các nhà tài trợ khác trong hợp tác phát triển. EU cũng là một
thành viên tích cực trong xây dựng chương trình nghị sự quốc tế nhằm nâng
cao hiệu quả viện trợ. Trong quá trình chuẩn bị Hội nghị Monterrey, vào
tháng 3 năm 2002 Hội đồng Châu Âu đã đồng ý thực hiện những hành động

8



cụ thể về điều phối chính sách và hài hồ hoá các thủ tục trước năm 2004. Sự
cam kết này được khẳng định thêm thông qua một số cam kết tương tự trong
Đồng thuận Monterrey. Đáp lại cam kết chính trị đó, tháng 6 năm 2002, các
nước thành viên EU quyết định yêu cầu EC triển khai những sáng kiến thí
điểm ở bốn nước: Maroque, Nicaragua, Mozambique và Việt Nam.
EU đã áp dụng những kinh nghiệm thu được từ những sáng kiến thí điểm
này để xây dựng Kế hoạch hành động của EU. Kế hoạch hành động này đã
được trình bày tại Diễn đàn Cấp cao Paris (Paris HLF) vào tháng 2 năm 2005.
EU đã tích cực tham gia Paris HLF và thông qua Tuyên bố Paris về Hiệu quả
viện trợ. Sau đó, ngày 16-12-2005, Hội đồng Châu Âu đã phê chuẩn “Đồng
thuận Châu Âu về Phát triển”. Đồng thuận đưa ra cho EU một tầm nhìn chung
về giá trị, mục tiêu, nguyên tắc và phương tiện cho phát triển, đồng thời nhấn
mạnh hỗ trợ nhiều hơn và tầm quan trọng của hiệu quả viện trợ. Đồng thuận
Châu Âu về Phát triển buộc các quốc gia thành viên EU và Uỷ ban Châu Âu
cam kết đảm bảo rằng:
 Tất cả các hỗ trợ nâng cao năng lực cần được thực hiện thơng qua
các chương trình được điều phối và sử dụng nhiều hơn sự tham gia
của nhiều nhà tài trợ;
 50% của sự hỗ trợ của các nhà tài trợ sẽ được thực hiện thơng qua
các hệ thống Chính phủ;
 Không lập thêm những Ban Quản lý Dự án mới;
 Số nhiệm vụ không được điều phối giảm 50%.
Nội dung chính của Đồng thuận châu Âu về Phát triển thể hiện những
cam kết mạnh mẽ của Liên minh Châu Âu trong cơng cuộc xóa đói giảm
nghèo, cung cấp hỗ trợ nhiều hơn và hiệu quả hơn cũng như thúc đẩy chính
sách gắn kết phát triển, xây dựng một thế giới hịa bình và cơng bằng. Tun
bố bao gồm 2 nội dung chính:
* Nội dung thứ nhất tập trung vào: “Tầm nhìn phát triển Liên minh
Châu Âu”. Trong nội dung này, Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên


9


được hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động hợp tác phát triển tại tất cả các
quốc gia đang phát triển.
Tuyên bố đặt ra các mục tiêu chung hướng dẫn các hoạt động hợp tác
phát triển của EU. Mục tiêu hàng đầu là xóa nghèo trong bối cảnh phát triển
bền vững, phù hợp với chương trình nghị sự quốc tế, các mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ và các mục tiêu khác như nhân quyền và quản lý nhà nước tốt.
Hợp tác phát triển của EU sẽ thúc đẩy các giá trị chung và chủ nghĩa đa
phương có hiệu quả. Các giá trị chung bao gồm: tôn trọng nhân quyền, các
quyền tự do cơ bản, hịa bình, dân chủ, quản lý nhà nước tốt, bình đẳng giới,
pháp quyền, đồn kết và công bằng.
EU cam kết về một bộ nguyên tắc chung về hợp tác phát triển, đó là:
quyền làm chủ và quan hệ đối tác, đối thoại chính trị có chiều sâu, sự tham
gia của xã hội, bình đẳng giới và q trình tham gia liên tục hướng tới phịng
ngừa sự bất ổn quốc gia.
Với mục tiêu hỗ trợ nhiều hơn và hiệu quả hơn, Liên minh Châu Âu cam kết:
- Tăng ngân sách hỗ trợ lên tới 0,7% của GNI vào năm 2015, với một
mục tiêu trung hạn là 0,56% vào năm 2010;
- Thực hiện hỗ trợ phát triển cộng đồng ổn định hơn;
- Thực thi và giám sát các cam kết về hiệu quả viện trợ;
- Từng bước tăng cường phương thức hỗ trợ ngân sách, tăng cường tính
tự chủ;
- Tiếp tục xóa nợ và tăng cường giãn nợ;
- Tăng cường phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa Cộng đồng và các quốc
gia thành viên.
Thúc đẩy Chính sách gắn kết phát triển, EU nhấn mạnh đến mục tiêu
hợp tác trong tất cả các chính sách có thể tác động đến các nước đang phát

triển như thương mại, an ninh, di cư và đảm bảo rằng các chính sách này sẽ
đóng góp vào các nỗ lực của quốc gia đối tác trong việc đạt được MDGs.

10


* Nội dung thứ hai của bản tuyên bố tập trung phản ánh Chính sách
Phát triển của Cộng đồng Châu Âu.
Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu đã chỉ ra chính sách phát triển
cộng đồng phải bổ sung cho các chính sách của các quốc gia thành viên. Giá
trị gia tăng đến từ sự hiện diện và chuyên môn tồn cầu, vai trị của nó trong
việc thúc đẩy tính kiên định giữa chính sách và thơng lệ tốt, trong việc tạo
điều kiện cho điều phối và hài hòa, trong việc hỗ trợ dân chủ, nhân quyền,
quản lý nhà nước tốt và tôn trong luật pháp quốc tế, cũng như trong việc thúc
đẩy sự tham gia của xã hội dân sự và đoàn kết Bắc - Nam (quan hệ giữa các
nước ở Bắc bán cầu và các nước ở Nam bán cầu).
Cộng đồng sẽ sử dụng các công cụ hiệu quả nhất sẵn có: sẽ ưu tiên các
cách tiếp cận khác nhau dựa trên nhu cầu, ưu tiên và sức mạnh của các nước
liên quan. Hợp tác phát triển là một hợp phần chính trong các biện pháp đối
ngoại lớn hơn nên cần phải đảm bảo tính thống nhất và có tính bổ sung.
Cộng đồng sẽ tập trung các hoạt động vào 9 lĩnh vực ưu tiên sau: thương
mại và hội nhập khu vực, môi trường và quản lý bền vững tài nguyên thiên
nhiên, hạ tầng, truyền thông và giao thông, nước và năng lượng, phát triển
nông thôn, quy hoạch, nơng nghiệp và an tồn thực phẩm, quản trị, dân chủ,
nhân quyền và hỗ trợ các cải cách kinh tế và thể chế; đề phòng xung đột và
bất ổn quốc gia; phát triển con người, gắn kết xã hội và việc làm.
Trong tất cả các vấn đề trên, Cộng đồng sẽ ưu tiên 4 vấn đề sau: (i) dân
chủ, quản lý tốt, nhân quyền, quyền trẻ em; (ii) bình đẳng giới; (iii) môi
trường bền vững; và (iv) chống đại dịch HIV/AIDS.
Phương thức tài trợ sẽ được thiết kế theo yêu cầu để đáp ứng nhu cầu và

bối cảnh của mỗi nước. Khi điều kiện cho phép, hỗ trợ ngân sách sẽ là cách
được chọn lựa. Cộng đồng sẽ sử dụng cách tiếp cận dựa trên các chỉ số kết
quả và công năng. Hầu hết tài trợ của Cộng đồng sẽ được tiếp tục cung cấp
dưới dạng tài trợ khơng hồn lại, một cách tiếp cận đặc biệt phù hợp với các
nước nghèo nhất và các nước có ít khả năng hoàn trả.

11


Ủy ban Châu Âu, cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu là một
trong những nhà cung cấp hỗ trợ nhân đạo quan trọng nhất thế giới. Thông
qua Cơ quan hỗ trợ nhân đạo của Ủy ban châu Âu (ECHO), Ủy ban đã có
những hỗ trợ quan trọng đối với nạn nhân của khủng hoảng nhân quyền. Ủy
ban Châu Âu đã được ủy quyền trong việc cứu rỗi và giữ gìn cuộc sống của
con người trong những trường hợp khẩn cấp và các tình huống sau khẩn cấp
do tự nhiên hoặc con người gây ra. Trong tháng 03 năm 2008, ủy ban Châu
Âu đã thông qua Thông báo tăng cường khả năng ứng phó với thảm họa. Điều
này địi hỏi cần phải có sự tăng cường khả năng của EU trong việc bảo vệ hỗ
trợ nhân đạo cả ở châu Âu và ngoài châu Âu.
Một đề xuất nhằm nâng cao hiểu biết về thảm họa tự nhiên và những
chiến lược đối nội đối ngoại chung trong việc đối phó với các rủi ro đã được
thông qua vào tháng 02 năm 2009. Ủy ban cũng đã chuẩn bị chiến lược hỗ trợ
của EU nhằm giảm bớt hậu quả biến đổi khí hậu đối với những đất nước được
coi là có nguy cơ cao.
1.1.3. Chính sách Gắn kết phát triển (Policy Coherence for
Development)
Hỗ trợ tài chính một cách riêng rẽ chưa đủ để giúp các nước đang phát
triển đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ, sự thực hiện các chính sách phi viện
trợ cũng góp phần quan trọng vào việc đạt được các mục tiêu này. Việc thực
thi hiệu quả sự gắn kết chính sách của các quốc gia phát triển sẽ giúp các

quốc gia đang phát triển tiến gần hơn tới mục tiêu thiên niên kỷ. Trên cơ sở
đó, EU đưa ra 12 lĩnh vực chính sách có ảnh hưởng tới thực hiện các Mục tiêu
Thiên niên kỷ gồm: thương mại, mơi trường, thay đổi khí hậu, an ninh, nơng
nghiệp, ngư nghiệp, khía cạnh xã hội của tồn cầu hóa, việc làm và thất
nghiệp, di cư, nghiên cứu và đổi mới công nghệ, xã hội thông tin, giao thông
và năng lượng.
Trong lĩnh vực thương mại, EU cam kết đảm bảo phát triển hài hòa và
tác động bền vững. EU tiếp tục cải thiện Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
(GSP) nhằm thúc đẩy hàng hóa của các nước đang phát triển xuất khẩu vào

12


EU. EU tiếp tục gắn kết thương mại với các chiến lược phát triển và hỗ trợ
các nước đang phát triển thực hiện cải cách trong nước.
Về lĩnh vực môi trường, EU hỗ trợ các nước đang phát triển thực thi
Hiệp định Môi trường đa phương (MEAs). EU cũng tiếp tục tăng cường các
sáng kiến và chính sách liên quan đến mơi trường vì người nghèo.
Về vấn đề thay đổi khí hậu, EU tiếp tục khẳng định các cam kết đối với
Hiệp định Kyoto và quyết tâm phát triển chiến lược trung hạn và dài hạn
nhằm đối phó với những thay đổi khí hậu.
Về an ninh, EU coi an ninh và phát triển là các lĩnh vực bổ sung cho
nhau, với mục đích chung là tạo ra mơi trường an tồn và phá vỡ vịng luẩn
quẩn đói nghèo, chiến tranh, mơi trường suy thối và thất bại của cơ chế
chính trị, xã hội và kinh tế. EU thúc đẩy các chính sách hỗ trợ quản lý hiệu
quả, ngăn ngừa xung đột và tăng cường kiểm sốt xuất khẩu vũ khí.
Về Nông nghiệp, EU tiếp tục nỗ lực giảm thiểu mức độ chệch hướng
thương mại liên quan tới các phương thức hỗ trợ của EU đối với lĩnh vực nông
nghiệp, và tạo điều kiện phát triển nông nghiệp cho các nước đang phát triển.
Về Thủy sản, EU tiếp tục chú ý đến phát triển các mục tiêu của các nước

ký kết Hiệp định song phương về thủy sản với Cộng đồng. EU đã ban hành
chính sách mới về Hiệp định đối tác Thủy sản với các nước thứ ba bắt đầu
được thực thi từ năm 2003 nhằm khai thác bền vững nguồn thủy sản của các
quốc gia duyên hải cũng như đảm bảo lợi ích hai bên.
Về khía cạnh xã hội của tồn cầu hóa, việc làm và thất nghiệp, EU tích
cực đẩy mạnh khía cạnh xã hội của tồn cầu hóa, giảm thiểu thất nghiệp nhằm
đảm bảo lợi ích lớn nhất cho tất cả mọi người, cả nam giới và nữ giới.
Về Di cư, EU thực hiện các hoạt động nhằm tăng cường sự hỗ trợ lẫn nhau
giữa di cư và phát triển, biến di cư thành một yếu tố tích cực của phát triển.
Về nghiên cứu và đổi mới công nghệ, EU tăng cường liên kết các mục
tiêu phát triển với các chính sách đổi mới cơng nghệ và tiếp tục hỗ trợ các
nước đang phát triển nâng cao năng lực trong lĩnh vực này. EU hỗ trợ các nỗ

13


lực toàn cầu, khu vực và quốc gia trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển, đáp
ứng nhu cầu của người nghèo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
trong đó có cả phịng ngừa và chữa trị HIV/AIDS; trong lĩnh vực nông
nghiệp; quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên; năng lượng, đặc biệt là
năng lượng tái tạo.
Về Xã hội thông tin: EU rút ngắn khoảng cách kỹ thuật số bằng cách
khai thác tiềm năng của công nghệ thông tin và truyền thông như một công cụ
phát triển và là một nguồn lực quan trọng nhằm đạt mục tiêu thiên niên kỷ.
Về giao thơng, EU tích cực giải quyết các nhu cầu đặc biệt của các quốc
gia đang phát triển biệt lập và ở vùng duyên hải bằng cách giải quyết các vấn
đề về phương thức, an ninh và an toàn nhằm đạt tới một mạng lưới kết nối.
Trong vấn đề năng lượng, EU cam kết mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu của các
nước đang phát triển bằng cách tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn năng
lượng bền vững, hỗ trợ kết nối các mạng lưới và cơ sở hạ tầng năng lượng.

Trên cơ sở khuôn khổ chiến lược cơ bản nêu trên, hằng năm, EU đề ra
các khuôn khổ cụ thể cho hoạt động hỗ trợ phát triển chính thức của mình như
Tập trung cho châu Phi, Chính sách Láng giềng Châu Âu, Hiệu quả viện trợ,
Mục tiêu Thiên niên kỷ…
1.1.4. Hiệu quả viện trợ
Trong những năm gần đây, trên bình diện quốc tế, khu vực và ở từng
quốc gia đang phát triển đã có những nỗ lực to lớn giữa các nước nhận hỗ trợ
và các nhà tài trợ trong việc nâng cao hiệu quả viện trợ. Từ năm 2003 đến nay
một loạt các sự kiện quốc tế đã diễn ra, tập trung vào việc nâng cao hiệu quả
viện trợ. Đó là Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất về hài hịa hóa quy trình và thủ
tục ODA tổ chức tại Rome, Italia năm 2003 với Tuyên bố Rome về Hài hòa
thủ tục, Diễn đàn cấp cao lần thứ hai về hiệu quả viện trợ tổ chức tại Pa-ri,
Pháp năm 2005 với việc thông qua Tuyên bố Paris về Hiệu quả viện trợ và
gần đây nhất là Diễn đàn cấp cao lần thứ ba về hiệu quả viện trợ diễn ra tại
Accra, Ghana vào tháng 9 năm 2008 với việc thống nhất Chương trình Hành

14


động Accra (AAA). Ngoài ra, rất nhiều các cuộc hội thảo quốc tế và khu vực
khác đã được tổ chức tập trung vào việc làm gì và làm thế nào để nâng cao
hiệu quả viện trợ.
Sau khi thông qua Chương trình nghị sự Hành động Accra về Hiệu quả
viện trợ vào tháng 09 năm 2008, EU đã phát triển kế hoạch hành động dựa
trên AAA, với 5 vấn đề ưu tiên sau:
Ưu tiên 1: Phát triển năng lực và hệ thống quốc gia. Sử dụng hệ thống
quốc gia như là một lựa chọn đầu tiên trong hỗ trợ lĩnh vực cơng và cung cấp
60% hỗ trợ dựa theo chương trình;
Ưu tiên 2: Phân phối lao động. Liên kết với các quốc gia đối tác và
OECD DAC nhóm cơng tác về Hiệu quả viện trợ và các Thông lệ của nhà tài

trợ hoàn thành nguyên tắc thực hiện quốc gia hướng tới việc phân công lao
động, soạn thảo kỹ lưỡng kế hoạch để đảm bảo việc điều phối tối đa hợp tác
phát triển, đánh giá tiến độ thực hiện năm 2009 và bắt đầu triển khai đối thoại
quốc tế về phân phối lao động các nước tháng 06 năm 2009;
Ưu tiên 3: Hỗ trợ không điều kiện. Mở rộng khả năng bao phủ của đề
xuất hỗ trợ không điều kiện 2001 DAC đối với đối tượng không phải là các
nước kém phát triển và các nước nghèo mắc nợ nhiều (LDC/ HIPCs), cải
thiện báo cáo về đề xuất 2001 DAC trong việc phát triển kế hoạch tỉ mỉ nhằm
mở rộng hỗ trợ không điều kiện lên mức tối đa;
Ưu tiên 4: Thay đổi điều kiện. Đồng ý một số điều kiện cùng được thống
nhất với các quốc gia đối tác trên cơ sở chiến lược phát triển của quốc gia đó,
cùng đánh giá nhà tài trợ và khả năng của các nước đang phát triển trong việc
thực hiện các cam kết và bắt đầu từ thời điểm này, cùng với các quốc gia đối
tác, thường xuyên công bố các điều kiện về giải ngân;
Ưu tiên 5: Tính có thể dự đốn trước và tính minh bạch. Từ nay, cung cấp
đầy đủ và đúng hạn các thông tin về cam kết của năm và việc giải ngân trên
thực tế, cùng với việc cung cấp cho các quốc gia đối tác đều đặn và đúng hạn
những thông tin về kế hoạch thực hiện hoặc kế hoạch chi tiêu trong 3-5 năm.

15


1.2. Đặc điểm chủ yếu ODA của EU
Chính sách Hỗ trợ phát triển chính thức của Liên minh châu Âu đã được
đề cập đến trong Hiệp ước Rome thành lập EEC năm 1957. Phần IV của Hiệp
ước Rome tựa đề: “Gắn kết các nước và vùng lãnh thổ hải ngoại” đã ghi rõ:
“Mục tiêu của gắn kết là để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của các
nước và lãnh thổ đó với tồn thể cộng đồng” (điều 131 - phần IV - Hiệp ước
Rome thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu). Trên thực tế, tại thời điểm đó,
đây là một cách cộng đồng kinh tế châu Âu dùng các khoản vốn đầu tư công

cộng của Cộng đồng nhằm duy trì các chức năng thực dân của các nước thành
viên. Các nước trong vùng lãnh thổ hải ngoại này (chủ yếu thuộc khu vực
châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương) được hưởng một số quy chế đặc biệt,
ưu đãi trong quan hệ thương mại, đầu tư với các nước thành viên Cộng đồng
trong bối cảnh Cộng đồng đang hình thành một Liên minh thuế quan.
Trong những năm 60 thế kỷ XX, số nước và lãnh thổ hải ngoại giành
được độc lập ngày càng nhiều. Các nước EU phải cải tổ lại mối quan hệ của
mình với các quốc gia mới giành được độc lập, ký kết các văn bản pháp lý
chứa đựng nội dung của chính sánh hỗ trợ phát triển chính thức cụ thể, tổng
hợp đầu tiên của EU. Đối với các nước thuộc Liên minh châu Âu EU lúc bấy
giờ, mục đích thực chất của các văn bản này là để tiếp tục duy trì nguồn cung
cấp nguyên nhiên liệu ở các thuộc địa cũ - điều này cho đến ngày nay vẫn
được coi là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nhiều nước EU. Hợp tác và hỗ
trợ phát triển của EU ban đầu chủ yếu tập trung vào khu vực châu Phi, nơi
gặp nhiều khó khăn và là thuộc địa của nhiều nước châu Âu, sau đó được mở
rộng sang khu vực châu Á, Mỹ Latinh và các quốc gia Nam và Đơng Địa
Trung Hải.
Như vậy, có thể nói, đặc điểm nổi bật nhất trong chính sách Hỗ trợ phát
triển chính thức của EU là chính sách này bị chi phối rất nhiều bởi mối liên hệ
giữa các nước chính quốc và thuộc địa trước đây.
Cũng chính từ đặc điểm trên đã dẫn đến việc khu vực ưu tiên đặc biệt của
chính sách Hỗ trợ phát triển chính thức của EU là khu vực có nhiều thuộc địa

16


cũ, lãnh thổ hải ngoại của các thành viên EU. Các nước đang phát triển là đối
tượng của chính sách hỗ trợ phát triển của EU.
1.2.1. Ưu tiên theo khu vực địa lý
Biểu đồ 1.1: Phân bố hỗ trợ của EU theo khu vực


Nguồn: Báo cáo OECD 2009, Sách xanh 2009, Liên minh Châu Âu [36]
Chính sách hỗ trợ phát triển của Liên minh Châu Âu khơng phải là một
chính sách đơn lẻ, nó được lồng ghép trong chính sách đối ngoại của EU với
các quốc gia và các khu vực. Do vậy, việc nghiên cứu các ưu tiên trong chính
sách hỗ trợ phát triển của EU cho các khu vực cần được xem xét trong tổng
thể các chính sách đối ngoại của EU đối với các khu vực này.
1.2.1.1. Khu vực Tây Ban-căng
Các nước trong khu vực Tây Ban-căng đang thực hiện các nỗ lực tham
gia vào quá trình hội nhập EU. Để xúc tiến quá trình này, EU đã đưa ra các
cam kết phối hợp với các quốc gia thuộc khu vực này nhằm đạt được ổn định
và thịnh vượng chung trong khu vực. Tiến trình ổn định và liên kết và
Chương trình nghị sự Thessaloniki là cơ sở cho các kế hoạch hành động cụ
thể. Nội dung chính trong chương trình nghị sự Thessaloniki thơng qua tháng
3 năm 2003 đề cập đến các vấn đề về tương lai của khu vực Tây Ban-căng và
các cam kết hỗ trợ của EU cho các nỗ lực của các quốc gia trong khu vực này
nhằm củng cố dân chủ, ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tiến trình ổn định và liên kết năm 1999 đã đánh một dấu mốc quan trọng
trong quan hệ hợp tác phát triển giữa hai khu vực (Stabilisation and
17


Association Process - SAP). Mục tiêu của SAP là nhằm giúp các nước hưởng
lợi hồn tất q trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tiếp cận các tiêu
chuẩn châu Âu và tăng cường hợp tác khu vực nhằm gia nhập EU.
Năm 2001, EU đã đề ra Chương trình hỗ trợ Tái thiết, Phát triển và Ổn
định của Cộng Đồng (Community Assistance for Reconstruction,
Development and Stabilisation programme – CARDS) và đây được coi là
cơng cụ tài chính chủ yếu của EU trong quan hệ với các nước hưởng lợi SAP.
CARDS đề ra kế hoạch hỗ trợ lâu dài của EU tại Tây Ban-căng với mục tiêu

giúp các nước này cải cách và xây dựng thể chế. Trong giai đoạn 2002-2006,
thơng qua chương trình CARDS, EU đã dành khoản hỗ trợ 5,4 tỷ euro cho
khu vực này.
Từ tháng 1 năm 2007, EU thực hiện hỗ trợ tài chính cho Tây Ban-căng
và Thổ Nhĩ Kỳ thông qua Công cụ Hỗ trợ tiền gia nhập (Instrument for PreAccession Assistance - IPA), thay cho chương trình CARDS và các cơng cụ
hỗ trợ trước đây. IPA bao gồm 5 nội dung chính: hỗ trợ chuyển đổi và xây
dựng thể chế, hợp tác xuyên biên giới, phát triển khu vực, phát triển nguồn
nhân lực và phát triển nông thôn.
Hiện nay, EU là nhà tài trợ phát triển chính thức lớn nhất tại khu vực Tây
Ban- căng với số ngân sách phân bổ cho IPA giai đoạn 2007-2009 là 4118,9
triệu euro.
1.2.1.2. Đông Âu và Trung Á
Hiện nay, trong chính sách phát triển của EU đối với khu vực Đơng Âu
và Trung Á, Chính sách Láng giềng Châu Âu và các Hiệp định Hợp tác và
Đối tác (Partnership and Cooperation Agreement - PCA) được coi là khuôn
khổ cho mối quan hệ của EU với các quốc gia thuộc khu vực này.
Chính sách Láng giềng Châu Âu (European Neighbourhood Policy ENP) được xây dựng với mục đích thắt chặt mối quan hệ giữa các quốc gia
thành viên EU với các nước láng giềng cũng như thúc đẩy thịnh vượng, ổn
định và an ninh ở biên giới châu Âu. Đối với EU, những thách thức đặt ra đối

18


×