Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

VAI TRÒ của FDI đối với PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.91 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
- - -  - - -

CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN

VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI VIỆT NAM

GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Hỏa Thị Hội
Bùi Thị Dịu
Quách Thị Tuyến
Vũ Thị Ngọc Ánh
Bùi Thị Thương
Nguyễn Quang Dũng
HÀ NỘI, 2015

GVHD: P

đối ngoại


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

Đề tài: Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
1. Danh sách thành viên nhóm và nhiệm vụ được phân công


Nhóm 6
STT

Họ Và Tên

Nhiệm vụ

1

Hỏa Thị Hội

Chương 1, tổng hợp word

2

Bùi Thị Thương

Chương 2, phần 2.1

3

Vũ Thị Ngọc Ánh

Chương 2, phần 2.1

4

Quách Thị Tuyến

Chương 2, phần 2.2


5

Bùi Thị Dịu

Chương 3, làm slide

6

Nguyễn Quang Dũng Mở đầu, kết luận

Ghi chú
Nhóm trưởng

2. Quá trình làm việc của nhóm

Nhóm đã họp lại và thống nhất về nội dung chính của chuyên đề và nhiệm vụ
của mối thành viên.Tất cả các thành viên trong nhóm hoàn thành đầy đủ đúng tiến độ với
công việc được giao. Có sự trao đổi và thảo luận trong quá trình hoàn thiện bài.


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

MỤC LỤC


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên


Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Nội dung

Trang

Bảng 1.1

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép từ 2007-2013

3

Bảng 1.2

FDI tại Việt Nam theo ngành

5

Bảng 1.3

FDI tại Việt Nam phân theo hình thức đầu tư

6

Bảng 2.3


Kim ngạch xuất, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI
giai đoạn 1995-2013

14

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Hình 2.1

Nội dung
Tổng nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam 2006-2013

Trang
8

Hình 2.2

Tỷ trọng xuất khẩu khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu
2001-2013

13

Hình 2.4

Số lỗ của một số doanh nghiệp FDI

19


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên


Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

LỜI NÓI ĐẦU
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đóng một vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội. Đối với bất kì một quốc gia nào, dù là nước phát triển hay
là nước đang phát triển thì đều cần có vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư tạo ra tài
sản mới cho nền kinh tế. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể huy động từ trong nước
hay nước ngoài. Tuy nhiên, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì nguồn
vốn trong nước là rất thấp bởi tỉ lệ tích lũy thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần có một số
vốn lớn để phát triển kinh tế. Vì thế nguồn vốn FDI là rất quan trọng cho sự phát triển
của Việt Nam.
Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút FDI với việc ban hành Luật
Đầu tư nước ngoài năm 1987, khu vực kinh tế có vốn FDI ngày càng phát huy vai trò
quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế xã hội của Việt
Nam. Dự án FDI đầu tiên được cấp phép vào năm 1988, với nguồn vốn đầu tư nhỏ, trong
lĩnh vực dịch vụ taxi ở Bà Rịa Vũng Tàu đã khơi dòng cho dòng vốn FDI chảy vào Việt
Nam.
25 năm trước, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ hơn 100 USD/ năm, còn
bây giờ đã gấp hơn 10 lần và đã trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp. Có thể
nói việc Việt Nam mở cửa thu hút FDI đã giúp cải cách nền kinh tế, kích thích kinh tế
phát triển, kích thích doanh nghiệp trong nước đổ vốn làm ăn thậm chí còn có thể đã
giúp người dân Việt Nam thay đổi tư duy, thay đổi cách sống và tác phong làm việc. Tuy
nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực thì FDI cũng có một số hạn chế nhất định gây
ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Bài nghiên cứu sẽ đi sâu
làm rõ vai trò của FDI, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm huy động và sử dụng hiệu
quả hơn vốn FDI trong thời gian tới.

5



GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ HOẠT ĐỘNG FDI TẠI VIỆT NAM
Khái niệm FDI

1.1.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) xảy ra khi một nhà
đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI
với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà
đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay
"chi nhánh công ty".
1.2.
-

-

-

-

Đặc điểm của FDI
Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân hoặc tổ chức kinh tế nước ngoài do
các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm theo nguyên tắc “lời ăn lỗ chịu”. Ngoài sự lưu chuyển của vốn, còn

có sự lưu chuyển của công nghệ giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư.
Về vốn góp: các chủ đầu tư nước ngoài phải góp một lượng vốn đủ lớn để họ có
quyền trực tiếp tham gia điều phối và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về quyền kiểm soát: quyền kiểm soát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp. Nếu nhà đầu tư nước ngoài đóng
góp 100% vốn thì quyền điều hành doanh nghiệp hoàn toàn thuộc về họ, có thể
trực tiếp điều hành hoặc thuê người quản lý. Nếu thành lập liên doanh thì chủ đầu
tư nước ngoài tham gia điều hành tùy theo mức vốn góp của mình.
Về tỷ lệ phân chia lợi nhuận: dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận
được phân chia dụa trên tỷ lệ vốn góp pháp định sau khi đã trừ đi các khoản phải
đóng góp khác. Do vậy, thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài thường không ổn
định.
FDI thường có tính rủi ro cao, thời gian thu hồi vốn lâu và khó thu hồi vốn hơn
đầu tư gián tiếp do phần lớn vốn đầu tư của nhà đầu tư nằm trực tiếp trong máy
móc nhà xưởng ở nước sở tại.
Các hình thức FDI ở Việt Nam

1.3.

Theo luật đầu tư năm 2005, các hình thức FDI ở Việt Nam bao gồm:
Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn
của nhà đầu tư nước ngoài (100% vốn nước ngoài)
- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài (Liên doanh)
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BSS, hợp đồng BTO, hợp đồng BT
- Đầu tư phát triển kinh doanh (Hợp đồng hợp tác kinh doanh) thông qua các hinhd
thức:
 Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lự kinh doanh
-


6


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

 Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường
- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư (Công ty cổ
-

phần)
Đầu tư thực hiện sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M & A)
Các hình thức đầu tư trực tiếp khác
Một số điểm tiêu biểu về hoạt động FDI tại Việt Nam

1.4.

Kể từ khi có Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu lực năm 1988, dòng vốn
FDI luôn là động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta
trong suốt 26 năm qua. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) luôn phát triển
năng động.


Về vốn đăng ký và vốn thực hiện
Bảng 1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép từ 2007-2013
Năm

Số dự án


Tổng vốn đăng ký
(Triệu đô la Mỹ) (*)

Tổng số vốn thực hiện
(Triệu đô la Mỹ)

2007

1544

21348.8

8034.1

2008

1171

71726.8

11500.2

2009

1208

23107.5

10000.5


2010

1237

19886.8

11000.3

2011

1191

15618.7

11000.1

2012

1287

16348

10046.6

2013

1530

22530


11500

Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong 25 năm từ 1988-2013, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt khoảng
218,8 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt 106,3 tỷ USD, lĩnh vực công nghiệp chiếm tới gần
60%. Từ năm 2007 tới nay, tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều biến động, tuy
nhiên, Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định đối với việc thu hút luồng
FDI. Năm 2007, số vốn đăng ký đạt hơn 21 tỷ USD, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm
trước, vượt 56% kế hoạch dự kiến (13 tỷ USD), tổng vốn thực hiện cũng đạt kết quả khả
quan là 4,6 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước, vượt 2,2% kế hoạch năm đề ra
(4,5 tỷ USD). Năm 2008, vốn đăng ký đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với 71,7 tỷ USD
gấp hơn 3 lần so với năm 2007, bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu từ cuối năm
2007 đến đầu 2008. Do sự lan rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của khủng hoảng kinh tế
thế giới nên từ năm 2009 đến 2011, vốn đăng ký FDI giảm dần giảm dần từ 23,1 tỷ USD
7


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

xuống còn 15,6 tỷ USD, trung bình mỗi năm giảm khoảng 4 tỷ USD. Song quy mô FDI
vẫn lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Từ 2012 đến nay, cùng với
sự phục hồi của kinh tế thế giới, vốn FDI bắt đầu có xu hướng tăng trở lại, tăng nhẹ lên
hơn 16,3 tỷ USD năm 2012 và đặc biệt trong năm 2013, FDI đăng ký đạt 22,35 tỷ USD,
vốn giải ngân đạt 11,5 tỷ USD. Năm 2014, tổng số vốn đầu tư là 20,23 tỷ USD bằng 93,5
% so với cùng k ỳ năm 2013, và tăng 19% so với kế hoạch năm 2014 (17 tỷ USD).
Về tiến độ giải ngân, FDI giai đoạn 2000-2005 có giá trị đăng ký thấp, nhưng tỷ
trọng giải ngân khá cao (69%) trong khi đó giai đoạn 2006-2008 cơ mức đăng ký cao,
giá trị giải ngân tuyệt đối cũng cao nhưng tỷ trọng giải ngân so với đăng ký lại rất thấp

(25%). Điều này là do giai đoạn 2000-2005, Việt Nam đang tích cực thực hiện chính
sách thu hút FDI, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, nên giai đoạn này, FDI chủ yếu tập
trung vào các ngành thương nghiệp, công nghiệp nhẹ. Đây là những ngành có thể giải
ngân nhanh. Thời kỳ 2006-2008, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương
mại thế giới, lượng vốn đăng ký rất cao, tuy nhiên lại tập trung nhiều vào các ngành công
nghiệp như xi măng, sắt thép, khiến thời gian triển khai dự án dài, giải ngân chậm. Từ
2008 đến nay, vì nhiều nguyên nhân bên trong như vấn đề đất đai, đền bù giải phóng mặt
bằng.. và nguyên nhân bên ngoài như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, thay đổi trong
danh mục đầu tư v.v nên mặc dù vốn cam kết cao nhưng tốc độ giải ngân lại thấp.

8


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

Bảng 1.2. FDI tại Việt Nam theo ngành
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 15/12/2014)
TT Chuyên ngành

Số dự án

1 CN chế biến,chế tạo

Tổng vốn đầu tư đăng ký
(Triệu USD)

Vốn điều lệ
(Triệu USD)


9,486

139,902.59

47,828.38

442

48,120.19

12,745.39

1,150

11,367.11

4,163.27

4 Dvụ lưu trú và ăn uống

365

11,191.65

2,664.19

5 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa

98


9,764.60

2,075.89

6 Thông tin và truyền thông

1,078

4,113.04

2,305.89

7 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa

1,332

3,901.02

1,987.35

8 Vận tải kho bãi

435

3,730.12

1,140.41

9 Nông,lâm nghiệp;thủy sản


524

3,675.65

1,829.57

10 Nghệ thuật và giải trí

147

3,631.98

1,075.70

11 Khai khoáng

82

3,273.61

2,606.42

1,672

1,775.85

961.64

13 Y tế và trợ giúp XH


97

1,754.56

423.93

14 Cấp nước;xử lý chất thải

38

1,348.49

368.62

15 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm

81

1,327.78

1,176.19

16 Giáo dục và đào tạo

204

825.51

201.78


17 Dịch vụ khác

138

752.58

162.23

18 Hành chính và dvụ hỗ trợ

130

211.50

108.69

17,499

250,667.84

83,825.54

2 KD bất động sản
3 Xây dựng

12 HĐ chuyên môn, KHCN

Tổng số


Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

9


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

Từ bảng 1.1, có thể thấy vốn FDI có xu hướng chủ yếu tập trung vào ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo. Đây là lĩnh vực có sức hút khá ổn định với các nhà đầu tư nước
ngoài bởi thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và ít có sự biến động, thu hút tới hơn 50%
tổng nguồn vốn FDI với hơn 9000 dự án đầu tư, chiếm hơn một nửa tổng số dự án FDI
vào Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với số dự án tuy không
nhiều nhưng lại chủ yếu là các dự án lớn với tổng số vốn đầu tư đạt gần 50 tỷ USD. Bên
cạnh đó, cũng có một số lĩnh vực thu hút được số lượng vốn FDI tương đối như lĩnh vực
xây dựng, sản xuất và phân phối điện,khí,nước…
Bảng 1.3. FDI tại Việt Nam phân theo hình thức đầu tư
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 15/12/2014)

Hình thức đầu tư

Số dự án

Tổng vốn đầu tư
đăng ký
(Triệu USD)

1


100% vốn nước ngoài

14,146

172,568.45

54,853.22

2

Liên doanh

2,932

60,101.96

21,577.59

3

Hợp đồng BOT,BT,BTO

12

8,175.02

1,811.89

4


Hợp đồng hợp tác KD

215

5,137.51

4,276.93

5

Công ty cổ phần

193

4,586.88

1,222.95

1

98.01

82.96

17,499

250,667.84

83,825.54


TT

6 Công ty mẹ con
Tổng số

Vốn điều lệ
(Triệu USD)

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
Bảng 1.2 cho thấy FDI vào Việt Nam hầu hết là 100% vốn nước ngoài, liên doanh
giữa nước ngoài với công ty trong nước ngày càng ít. Những dự án FDI điển hình và nổi
tiếng gần đây cũng theo hình thái 100% vốn nước ngoài. Chẳng hạn Samsung đầu tư với
quy mô lớn tại Bắc Ninh và Thái Nguyên nhưng cả hai dự án đều là 100% vốn Hàn
Quốc. Nguyên nhân có hiện tượng trên là ở Việt Nam doanh nghiệp tư nhân còn yếu,
phần lớn không có khả năng góp vốn và các nguồn lực khác cũng yếu. Doanh nghiệp nhà
nước thì tương đối có nhiều vốn và các nguồn lực khác nhưng cũng có ít trường hợp
nước ngoài muốn chọn làm đối tác để liên doanh. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng
lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam thường hành động như một quan chức
10


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

(không phải như một nhà doanh nghiệp), ít quan tâm đến sự phát triển của liên doanh và
đôi khi cản trở các quyết định về sự phát triển của doanh nghiệp.

11



GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
VIỆT NAM
2.1.
Những tác động tích cực của FDI đối vơi kinh tế xã hội Việt Nam
2.1.1. Bổ sung cho nguồn vốn trong nước để phát triển kinhtế- xã hội

Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một
nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, phải có nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong
nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.
Xét về nhu cầu vốn, vốn FDI được coi là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn
đầu tư toàn xã hội , đáp ứng nhu cầu cho đầu tư phát triển của Việt Nam. Trong thời gian
qua, số lượng nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam có nhiều biến động lớn. FDI vào Việt
Nam có sự tăng lên đáng kế, đặc biệt trong giai đoạn 2007-2008, FDI đạt hơn 62 tỷ
USD. FDI chính là nguồn vốn quan trọng hỗ trợ cho phát triển kinh tế tại Việt Nam.
Nhìn chung, đóng góp của FDI qua các giai đoạn đều chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu
tư xã hội trong giai đoạn giai đoạn 2001-2006, thì giai đoạn 2007-2014, với sự gia tăng
đáng kể về vốn giải ngân, khu vực ĐTNN có sự cải thiện về đóng góp. Cụ thể từ năm
2007 cho đến 2012, vốn FDI luôn chiếm tỷ trọng từ 21-30% trong tổng vốn đầu tư phát
triển xã hội.
Hình 2.1. Tổng nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam 2006-2014
Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014
2.1.2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Rõ ràng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy kinh

tế ở các nước đang phát triển. Nó là tiền đề, là chỗ dựa để khai thác những tiềm năng to
lớn trong nước nhằm phát triển nền kinh tế.
Hoạt động FDI đã trực tiếp đóng góp vào GDP của các nước ta, tăng thu nhập của
người lao động. Hoạt động FDI thông qua các hoạt động di chuyển vốn, công nghệ, ky
năng đã góp phần nâng cao năng suất lao động của nước tiếp nhận đầu tư.
Nguồn vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP. Theo Tổng cục Thống
kê, từ năm 1991-2000, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc độ bình quân mỗi
năm7,56%. Mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-2005, khu
vực doanh nghiệp có vốn FDI đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm(1996-2000). Trong thời
kỳ 2001-2005, tỷ trọng trung bình là 14,6%. Trong 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế
có vốn FDI đóng góp trên 17% GDP và tỷ trọng chiếm trong GDP của khu vực FDI bình
quân năm thời kỳ 2010 – 2014 chiếm 18,8% GDP, , thu nhập sở hữu (vốn, lao động) của
12


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

khu vực FDI tăng qua các năm, bình quân năm thời kỳ 2010 – 2014 là 6,4 tỉ đô la My,
riêng năm 2014 khoảng 7,87 tỉ đô la My.
Khu vực FDI là khu vực luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với các
khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất.
2.1.3. Thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-

hiện đại hóa
Yêu cầu dịch chuyển nền kinh tế không chỉ đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội
tại nền kinh tế, mà còn là đòi hỏi của xu hứng quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra
mạnh mẽ hiện nay.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong bộ phận quan trọng của hoạt động kinh

tế đối ngoại. Thông qua các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân
công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi
mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao
dộng quốc tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nước phù hợp với trình độ chung trên
thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Ngược lại, chính
hoạt động đầu tư lại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Bởi
vì:
Một là, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm xuất hiện nhiều
lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở các nước nhận đầu tư.
Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp vào sự phát triển nhanh chóng trình độ ky
thuật công nghệ ở nhiều nghành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở
một số ngành này và tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế.
Ba là, một số ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài,
nhưng cũng có nhiều ngành bị mai một đi, rồi đi đến chỗ bị xóa bỏ.
Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng hình thành và phát triển nhiều ngành
kinh tế như khai thác, lọc hóa dầu, ô tô, xe máy, điện tử, xi măng, sắt thép, thực phẩm,
thức ăn gia súc; đồng thời góp phần hình thành một số khu đô thị hiện đại như Phú My
Hưng, Nam Thăng Long, nhiều khách sạn 4 - 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, văn phòng
cho thuê... Lĩnh vực dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bán buôn, bán lẻ đã du nhập
phương thức kinh doanh hiện đại, công nghệ tiên tiến, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
của các tầng lớp dân cư.
2.1.4. Chuyển giao công nghệ

13


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại


Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI là một trong những kênh chủ yếu, có
tính đột phá để nâng cao năng lực công nghệ của Việt Nam. Chuyển giao công nghệ qua
các dự án FDI luôn đi kèm với đào tạo nhân lực vận hành, quản lý và nhờ học qua làm
(learning by doing), nhờ đó đã hình thành được đội ngũ cán bộ, công nhân ky thuật có
trình độ, tay nghề khá cao. Khảo sát cho thấy, có 44% doanh nghiệp FDI thực hiện đào
tạo lại lao động với các mức độ khác nhau (cho khoảng 30% số lao động tuyển dụng).
Đối với một số khâu chủ yếu của dây chuyền công nghệ tiên tiến hoặc đặc thù, lao động
sau khi tuyển dụng được đưa đi bồi dưỡng ở các doanh nghiệp mẹ ở nước ngoài . Từ
năm 1993 đến 2013, cả nước có 951 hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê
duyệt/đăng ký, trong đó có 605 hợp đồng của doanh nghiệp FDI, chiếm 63,6%. Thông
qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, khu vực FDI đã góp phần thúc đẩy chuyển giao
công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực.
Xét về cấp độ chuyển giao công nghệ, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hiệu quả cao
nhất. Đến nay, hầu hết các công nghệ có trình độ tiên tiến và đội ngũ cán bộ, công nhân
ky thuật cao ở Việt Nam được tập trung trong khu vực có vốn FDI
2.1.5. Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Báo cáo
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, FDI đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách.
Mức đóng góp tích cực của khu vực kinh tế có vốn FDI vào ngân sách nhà nước
ngày càng tăng. Thời kỳ 1996-2000 không kể nguồn thu từ dầu thô, các doanh nghiệp
FDI đạt 3,6 tỷ USD tăng bình quân 24%/ năm. . Riêng 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh
tế có vốn FDI đã nộp ngân sách đạt trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng
83% thời kỳ 2001-2005. Và trong năm 2008, đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu
vựcFDI là1,942 tỷ USD, tăng 25,8% so với 2007. Năm 2009, khu vực FDI đóng vào
ngân sách nhà nước 2,47 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2008 và tăng lên mức 3,1 tỷ
USD vào năm 2010, tăng 26% so với năm 2009. Năm 2012, nộp ngân sách của khu vực
FDI (không kể dầu thô) là 3,7 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng thu ngân sách (18,7% tổng thu
nội địa, trừ dầu thô), bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 18,1%/năm. Như vậy, đóng

góp của FDI vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng.
2.1.6. Phát triển nguồn nhân lực, giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho

người lao động
Hàng năm, khu vực FDI tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp và việc làm gián tiếp,
trong đó có hàng vạn ky sư, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề, với
thu nhập ngày càng tăng, du nhập phương thức lao động, kinh doanh và quản lý tiên tiến.

14


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam cũng tăng
lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người
vào cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp2,5 lần
so với 2 năm trước thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khai dự án tăng lên.
Năm 2008,khu vực có vốn FDI đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới, nâng tổng số lao
động làm việc trong các dự án FDI lên 1,467 triệu người. Ngoài ra , năm 2010, khu vực
này tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Tính đến hết năm 2010,
lĩnh vực FDI đã sử dụng 1,9 triệu lao động trực tiếp và tạo ra hàng triệu việc làm gián
tiếp. Tính đến thời điểm 31/12/2013 lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI trên
3,2 triệu người, gấp gần 8 lần năm 2000, bình quân mỗi năm thu hút thêm 216,5 nghìn
lao động, góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm của nền kinh tế. Khu vực công
nghiệp và xây dựng hiện thu hút lao động khu vực FDI đạt tỷ lệ cao nhất với 91% (riêng
ngành công nghiệp 90,2%).
Như vậy, khu vực FDI đã góp phần vào việc giải quyết vấn đề việc làm, nạn thất
nghiệp mà còn tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người lao động với mức lương thưởng

thường cao hơn các khu vực khác. Chính vì vậy mà thu nhập của một bộ phận dân cư
địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
2.1.7. Nâng cao chất lượng, kỹ năng quản lý và năng lực cạnh tranh ở cả 3 cấp độ sản

phẩm, doanh nghiệp và quốc gia
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi
phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao
động địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các ky năng nghề nghiệp, mà
trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước tiếp nhận FDI, sẽ được doanh
nghiệp cung cấp. Điều này góp phần tạo ra một đội ngũ lao động có ky năng
Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam đã thúc đẩy các doanh
nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao
hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và
quốc tế. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn
FDI , Việt Nam đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân ky thuật có
trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, ky thuật, công nghệ cao
và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương
thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
Mặc dù so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì số việc làm được tạo ra còn hạn
chế, nhưng “chất lượng” của lực lượng lao động trong khu vực FDI tốt hơn rõ rệt. Nhiều
cán bộ, công nhân trong khu vực FDI đã và đang là những “hạt nhân” để phát triển lực
lượng lao động trình độ, tay nghề cao của Việt Nam.
2.1.8. Thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam bắt đầu Đổi Mới vào giữa những thập kỷ 80 thông qua tự do hóa và hội
nhập đa phương . Vào giữa những năm 90, Việt Nam bắt đầu quá trình gia nhập WTO,
15


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên


Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

đàm phán hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu và gia nhập ASEAN. Sau khi
đàm phán hiệp địn thương mại với My năm 2001, Việt Nam chính thức gia nhập WTO
vào tháng 1/2007. Ngoài việc tham gia vào hội nhập khu vực ASEAN, Việt Nam cũng
tham gia các FTA, ASEAN+ với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc,…
Có thể nói, chính việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới đã tạo điều kiện để Việt Nam thu hút được nguồn vốn FDI thông qua các chủ
thể như các công ty, tập đoàn quốc gia,… đây chình là cầu nối thúc đẩy quá trình hội
nhập kinh tế quốc của Việt Nam.
2.1.9. Cải thiện cán cân quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu
FDI đang trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam. Tỷ
trọng
xuất khẩu của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ngày càng tăng.
Cụ thể được thể hiện qua bảng duới đây:

16


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

Hình 2.2. Tỷ trọng xuất khẩu khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu 20012013
Đơn vị: %
Nguồn : Tổng cục thông kê, 2013
Trước năm 2001, xuất khẩu của khu vực FDI chỉ đạt 45,2% tổng kim ngạch, kể cả
dầu thô. Từ năm 2003, xuất khẩu của khu vực này bắt đầu vượt khu vực trong nước và
dần trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI

tăng nhanh, từ 57,8 tỷ USD giai đoạn 2001 - 2005, lên 154,9 tỷ USD giai đoạn 2006 2010 (tăng 2,67 lần, tương đương với 55% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, kể cả dầu
thô), cụ thể năm 2010 đạt 54,1%, năm 2011 đạt 56,9%, năm 2012 đạt 64% và năm 2013
đạt 66,9%. Riêng năm 2014, xuất khẩu của khối ngoại đã đạt 101,59 tỷ USD, tăng
15,2% so với năm 2013 và chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu, đây là mức cao nhất từ
trước đến nay.
Ngay cả trong những năm xuất khẩu của các ngành kinh tế khác tăng chậm hoặc
giảm thì xuất khẩu của khu vực FDI vẫn tăng cao, nhờ đó duy trì được tốc độ tăng xuất
khẩu của cả nước khá cao trong nhiều năm. Chính vì khu vực FDI có mức thặng dư
thương mại khá cao nên điều đó góp phần làm giảm mức thâm hụt thương mại chung
cho cả nền kinh tế.
2.2. Những hạn chế của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
2.2.1. Gây ra thâm hụt thương mại
Mặc dù kỳ vọng FDI là nơi sản xuất phải hướng về xuất khẩu (Nhà Nước có chính
sách khuyến khích doanh nghiệp FDI xuất khẩu trên 80% sản phẩm sản xuất ra ở Việt
Nam), nhưng thực chất kết quả xuất, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI từ năm
2008 đến nay là kim ngạch nhập khẩu thường cao hơn kim ngạch xuất khẩu (nếu không
kể dầu thô).
Hình 2.3. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI
giai đoạn 1995-2013
(ĐV tính: Triệu USD)

Năm
1995
1996
1997
1998

Khu vực kinh tế trong nước
Trị giá xuất
Trị giá nhập

khẩu
khẩu
3.975,8
6.687,3
5.100,9
9.100,9
5.972,0
8.396,1
6.145,3
8.831,6

CCTM
-2711,5
-4000
-2424,1
-2686,3
17

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài(*)
Trị giá xuất
Trị giá nhập
khẩu
khẩu
CCTM
1.473,1
1.468,1
5
2.155,0
2.042,7
112,3

3.213,0
3.196,2
16,8
3.215,0
2.668,0
547


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Sơ bộ
2013

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

6.859,4
7.672,4

8.230,9
8.834,3
9.988,1
11.997,3
13.893,4
16.764,9
20.786,8
28.162,3
26.724,0
33.084,3
41.781,4
42.277,2

8.359,9
11.284,5
11.233,0
13.042,0
16.440,8
20.882,2
23.121,0
28.401,7
41.052,3
52.831,7
43.882,1
47.870,7
58.362,8
53.839,2

-1500,5
-3612,1

-3002,1
-4207,7
-6452,7
-8884,9
-9227,6
-11636,8
-20265,5
-24669,4
-17158,1
-14786,4
-16581,4
-11562

4.682,0
6.810,3
6.798,3
7.871,8
10.161,2
14.487,7
18.553,7
23.061,3
27.774,6
34.522,8
30.372,3
39.152,4
55.124,3
72.252,0

3.382,2
4.352,0

4.985,0
6.703,6
8.815,0
11.086,6
13.640,1
16.489,4
21.712,4
27.882,1
26.066,7
36.967,9
48.387,0
59.941,2

1299,8
2458,3
1813,3
1168,2
1346,2
3401,1
4913,6
6571,9
6062,2
6640,7
4305,6
2184,5
6737,3
12310,8

43.872,7


57.597,6

-13724,9

88.160,2

74.435,0

13725,2

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục thống kê
Thâm hụt thương mại khu vực FDI giảm đột biến năm 2009 so với năm 2008.
Nguyên nhân là do, trong giai đoạn tháng 3-4/2009, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp
tăng thuế sau:
+ Tăng thuế nhập khẩu đối với 15 sản phẩm sữa
+ Tăng thuế nhập khẩu đối với thịt và gia cầm (từ 17% lên 33%), thịt bò đông lạnh (từ
17% lên 20%) và thịt lợn tươi từ (24% lên 28%)
+ Tăng thuế nhập khẩu đối với thép và các sản phẩm thép bán thành phẩm (từ 5% lên
8%), sản phẩm thép dùng trong xây dựng (từ 12% lên 15%), thép tấm và thép ốngcán
nguội (từ 7% lên 8%), tấm và ống bọc thép từ 12% lên 13%
+ Tăng thuế nhập khẩu đối với hợp kim từ 0% lên 10%; Giai đoạn năm 2008, 2009, khu
vực FDI có xu hướng đầu tư khá lớn vào lĩnh vực bất động sản. Do đó, việc tăng thuế
nhập khẩu đầu vào đối với các sản phẩm thép và hợp kim đã góp phần đáng kể làm giảm
lượng nhập khẩu.
- Nguyên nhân thâm hụt thương mại lớn ở khu vực này:
+ Dòng vốn FDI đầu những năm 2000 tập trung vào các ngành sản xuất phục vụ thị
trường trong nước tạo ra nhu cầu nhập khẩu để đầu tư nhưng không tạo ra tiềm năng xuất
khẩu. Giữa những năm 2000, FDI dựa vào công nghiệp chế tạo phục vụ xuất khẩu, do đó
làm gia tăng cả nhập khẩu và xuất khẩu. Mặt khác, xu thế doanh nghiệp FDI tập trung
vào ngành bất động sản, tạo ra nhu cầu lớn đối với vật liệu xây dựng và thiết bị nhập

khẩu, trong khi không tạo ra năng lực xuất khẩu trong tương lai. Điều này góp phần làm
thâm hụt cán cân thương mại.

18


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

+ Việt Nam chưa thực sự hội nhập hoàn toàn vào chuỗi giá trị trong khu vực, chỉ thực
hiện hoạt động lắp ráp cho các tập đoàn đa quốc gia chứ chưa trở thành cơ sở sản xuất
với giá trị gia tăng cao. Hàng xuất khẩu chưa đa dạng, tập trung vào một số ngành như
dầu thô, dệt may, thủy sản, nông sản và giày dép, do đó, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực khi có
biến động về giá hàng hóa và nhu cầu ở thị trường nước ngoài, đặc biệt là trong giai đoạn
kinh tế khó khăn như hiện nay.
2.2.2. Tác động xấu đến môi trường
Có cơ sở để nhận định rằng, một trong những tác động tiêu cực nhất của FDI đối
với nước nhận đầu tư là ảnh hưởng về môi trường. Tình trạng xuất khẩu ô nhiễm từ các
nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI ngày càng gia tăng. Các
nước đang phát triển có nguy cơ trở thành những nước có mức nhập khẩu ô nhiễm cao và
nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… Bên cạnh đó, ảnh hưởng xấu đến đa dạng
sinh học, tài nguyên nước, thủy sản, khí hậu và gia tăng ô nhiễm các lưu vực sông ngày
một rõ ràng và nghiêm trọng. Các khu vực công nghiệp mở rộng làm cho diện tích rừng
bị thu hẹp, cuộc sống, nơi cư trú của động vật hoang dã, thực vật bị xáo trộn, hủy hoại.
Theo thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: “Thống kê trong số hơn
100 khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay có 80% đang vi phạm các quy định về môi
trường”. Sông Thị Vải ở Đồng Nai là một con sông chết điển hình minh chứng cho hậu
quả của việc phá hủy môi trường của các doanh nghiệp khu vực FDI. Sông Thị Vải với
chiều dài khoản 76km (đoạn chính khoảng 36km) là một con sông nước mặn, ngắn, khá

rộng và sâu, chiều rộng trung bình 400-650m, độ sâu trung bình 22m, nơi sâu nhất 60m.
Sông đã bị ô nhiễm nặng nề do phải tiếp nhận nước thải công nghiệp và sinh hoạt trong
khu vực, nhất là thải từ các nhà máy, các KCN nằm dọc theo hai bên bờ sông. Mỗi ngày
có khoảng 33.267m3 nước thải từ các khu công nghiệp (hầu hết đều chư qua xử lý).
Những cơ sở và KCN gây ô nhiễm nặng cho sông Thị Vải phải kể đến là KCN Nhơn
Trạch 1, KCN Nhơn Trạch 3… và đặc biệt là CTCP hữu hạn Vedan Việt Nam. Mặc dù
Vedan đã xây dựng 3 hệ thống xử lý nước thài ở 3 khâu chế biến tinh bột và mật rỉ
đường, nhưng không có hệ thống nào đạt hoàn toàn các tiêu chuẩn môi trường, đặc biệt
hàm lượng Cyanua vượt đến 34 lần (ở hệ thống UASB), hàm lượng Ciliform (ở hồ sinh
học) vượt đến 1.460 lần so với tiêu chuẩn. Vedan Việt Nam đã góp phần đáng kể làm cho
sông Thị Vải trở thành một dòng sông chết. Kết quả giám sát chất lượng nước tại khu
vực Vedan thuộc Dự án hạ lưu sông Đồng Nai do Trung tâm Chất lượng nước và Môi
trường thực hiện từ năm 1994-2004 cho thấy, tới đầu năm 2000 nước sông Thị Vải vẫn
còn tương đối sạch, chưa bị các chất ô nhiễm hữu cơ tác động mạnh. Tuy nhiên, từ giữa
năm 2000 thì chất lượng nước vùng này đã rất xấu, oxy hòa tan thường rất thấp, hiếm khi
cao hơn 1mg/l. Tình trạng ô nhiễm sông đã kéo dài liên tục và ngày càng trở nên trầm
trọng cho tới khi đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện.

19


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không hợp lý
Các Nhà đầu tư nước ngoài chỉ tập trung đầu tư vào các ngành có thể thu lợi
nhuận cao trong thời gian ngắn. Điều này đã dẫn đến tình trạng một số ngành mở rộng
quy mô quá mức so với nhu cầu của cơ cấu kinh tế, làm cho việc sử dụng các nguồn lực
phát triển trở nên kém hiệu quả, gây ra tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, ảnh hưởng

đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Vốn đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào
những ngành có công nghệ tương đối thấp. Nói cách khác, các doanh nghiệp nước ngoài
chỉ quan tâm xây dựng các chiến lược của mình sao cho phù hợp với nền kinh tế địa
phương, có cân nhắc đến nguồn tài nguyên nội địa, quy mô và thị hiếu thị trường nội địa
và chất lượng của lao động và các đầu vào sẵn có, sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp
nội địa. Năm 2010 vốn FDI đăng ký của cả nước tập trung chủ yếu vào ba lĩnh vực là:
dịch vụ lưu trú và ăn uống; kinh doanh bất động sản; công nghiệp chế biến, chế tạo. Cụ
thể như sau: lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất
(chiếm 61,9% số dự án và 50,7% vốn đăng ký tại Việt Nam). Lĩnh vực kinh doanh bất
động sản trở thành lĩnh vực đứng thứ hai trong thu hút FDI với 312 dự án, tổng vốn đăng
ký 38,4 tỷ USD, chiếm 2,9% số dự án và 22% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam. Tiếp theo
là các lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng, thông tin và truyền thông, nghệ
thuật và giải trí Trong khi đó, vốn FDI vào các lĩnh vực như nông, lâm nghiệp, thủy sản;
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hay y tế; giáo dục và đào tạo chưa nhiều. Chẳng hạn FDI
vào ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 4% về số dự án và 1,7% về vốn đăng ký
hay FDI vào ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chỉ chiếm 0,7% về số dự án cũng như
vốn đăng ký của cả nước.
2.2.4. Chuyển giao công nghệ
Phần lớn máy móc, thiết bị được đưa vào VN là lạc hậu, đã qua sử dụng, tiêu hao
nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường; nổi lên hiện tượng xả thải ra môi trường;
Điều này là do tác động của cuộc cách mạng KHKT cho nên máy moc nhanh chóng trở
nên lạc hậu vì vậy các công ty nước ngoài thường xuyên chuyển giao những máy móc đã
lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng của chính
nước họ. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây thiệt hại như:
- Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó, do đó Việt Nam
thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp và hậu quả là thiệt
hại trong việc phân chia lợi nhuận
- Gây tổn hại môi trường sinh thái: do các quy định về bảo vệ môi trường ở các nước
nhận đầu tư chưa chặt chẽ.
2.2.5. Vấn đề chuyển giá

Cốt lõi của chuyển giá là chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua giá cao khi
nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… và giá thấp khi xuất khẩu bất chấp doanh
20


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

nghiệp tại nước sở tại không có lợi nhuận, thậm chí thua lỗ (sau khi đã thu hồi vốn đầu tư
và đạt mục tiêu lợi nhuận thì có thể cho phá sản, giải thể hay bán lại doanh nghiệp với
giá rẻ).
- Thứ nhất, thất thu NSNN từ thuế TNDN và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Quy
mô các khoản thu NSNN này không nhỏ khi các doanh nghiệp FDI đã chiếm tới khoảng
20% GDP, khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm trên 40% giá trị sản xuất
công nghiệp, trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu,
chiếm khoảng 30% tổng thu NSNN. Nói cách khác, chống chuyển giá chỉ có hiệu quả
khi gắn với cơ cấu lại nguồn thu NSNN theo hướng giảm tỷ trọng thu từ XNK, đặc biệt
là giảm tỷ trọng thu từ nhập khẩu, xuống mức 5-10% tổng thu NSNN.
- Thứ hai, chuyển giá làm “đội giá” máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu đầu vào
của doanh nghiệp FDI đồng thời “phá giá” sản phẩm đầu ra khiến cho doanh nghiệp FDI
bị thua lỗ giả tạo. Chuyển giá đối với máy móc thiết bị tạo tài sản cố định cho doanh
nghiệp FDI, một mặt còn tạo ra “giá trị ảo” cho tài sản cố định, tăng tỷ lệ khấu hao tài
sản cố định thực, “thổi phồng” phần vốn góp của phía nước ngoài, làm méo mó bức
tranh thực tế về vốn FDI (cả thu hút và giải ngân). Mặt khác, giá trị của máy móc thiết bị
mới, hiện đại dễ kiểm soát hơn so với giá trị của máy móc thiết bị cũ, lạc hậu nên không
loại trừ nhà đầu tư FDI ưu tiên nhập khẩu máy móc thiết bị cũ, lạc hậu nhằm thực hiện
chuyển giá dễ dàng hơn. Chuyển giá còn có thể là một trong những nguyên nhân chính
làm sụt giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung, sử dụng vốn FDI nói riêng, khiến cho
ICOR của khu vực FDI rất cao, thậm chí còn cao hơn cả khu vực kinh tế trong nước và

suất đầu tư trên lao động cũng tương đối cao.
- Thứ ba, đầu tư FDI góp phần rất tích cực tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa dịch vụ có
chất lượng cao. Tuy nhiên, do chuyển giá nên thị trường trong nước, cả thị trường tư liệu
sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng, đều phải chịu mức giá cao bất hợp lý.
Một mặt, mức giá nhập khẩu cao do chuyển giá đã thủ tiêu lợi ích về giá từ hoạt
động nhập khẩu, làm cho mặt bằng giá cao giả tạo, thậm chí có một số hàng hóa dịch vụ
có mức giá tại Việt Nam còn cao hơn nhiều so với tại các nước trong khu vực. Mặt khác,
giá nhập khẩu cao do chuyển giá còn hạn chế khả năng cạnh tranh bình đẳng của các
doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài.
Hơn nữa, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thuế trực thu trong khi doanh nghiệp
FDI chủ yếu chịu thuế gián thu mà thực chất là người tiêu dùng cuối cùng phải chịu nên
doanh nghiệp Việt Nam lại càng khó cạnh tranh hơn. Nhất là hạn chế khả năng tăng
cường tiềm lực tài chính trước đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp FDI vốn có lợi thế
rõ ràng về tài chính. Do sức hấp dẫn của lợi nhuận thu được từ chuyển giá nên doanh
nghiệp FDI có thể không quan tâm khai thác các yếu tố đầu vào từ thị trường trong nước
thay vì nhập khẩu, do đó, hiệu ứng “tràn” của FDI bị hạn chế rất nhiều. Nói cách khác,
doanh nghiệp FDI phát triển hầu như không kéo theo sự phát triển của doanh nghiệp
21


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

trong nước. Trái lại, trong nhiều trường hợp còn chèn lấn doanh nghiệp trong nước khi
kinh doanh trong cùng ngành nghề.
 Một số trường hợp chuyển giá của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

Công ty TNHH Keangnam Vina (100% vốn từ tập đoàn ở Hàn Quốc) đang hoạt
động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Đầu tư vào Việt Nam từ năm 2006, Keangnam Vina ghi dấu ấn bằng các dự án
căn hộ sang trọng, đắt giá nhất nhì Hà Nội. Dù dự án tiêu thụ rất tốt, nhưng công ty
này liên tục báo lỗ tổng cộng 277 tỷ đồng (từ năm 2007 - 2011), không đóng đồng
thuế thu nhập DN (TNDN) nào, trừ các khoản thuế VAT, thu nhập cá nhân khác không
đáng kể.
Trước nghi vấn Keangnam Vina chuyển giá, năm 2012, Cục Thuế TP Hà Nội
đã tiến hành thanh tra, phát hiện DN không kê khai thông tin giao dịch liên kết theo
quy định và không chấp hành việc xác định giá thị trường sản phẩm trong giao dịch
liên kết. Do đó, cơ quan thuế đã ấn định giá, điều chỉnh giá trị tới 1.220 tỷ đồng, khiến
DN phải giảm toàn bộ số lỗ 277 tỷ đồng, truy thu 95,2 tỷ đồng thuế TNDN.
Một DN FDI chuyên sản xuất sợi vải ở Đồng Nai cũng bị đoàn thanh tra của
Tổng cục Thuế "vạch trần" hành vi chuyển giá qua các giao dịch liên kết với công ty
mẹ, công ty đối tác ở nước ngoài. Trong đó, DN này đã nhập khẩu 1 bộ dây chuyền
dệt vải từ công ty liên kết ở nước ngoài trị giá gần 16 triệu USD. Sau đó, DN bán lại
dây chuyền này cho một công ty khác với giá rẻ mạt, chỉ 400.000 USD, bằng 1/40 giá
mua ban đầu.
Năm 2012, Cục Thuế Đăk Nông đã thanh tra giá chuyển nhượng tại Công ty
TNHH Kinh doanh sản xuất, chế biến sấy đậu phụng (100% vốn đầu tư nước ngoài)
khi thấy DN liên tục báo lỗ suốt 5 năm hoạt động. Tổng số lỗ lũy kế đến cuối năm
2010 là 44,52 tỷ đồng, vượt gấp 18,7 lần vốn chủ sở hữu của DN.
Hình 2.3. Số lỗ của một số doanh nghiệp FDI
Đơn vị: tỷ đồng

22


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại


Nguồn: Thời báo kinh doanh.vn
Một số trường hợp khác: Công ty TNHH Sumitomo Bakelite Việt Nam (100%
vốn Nhật Bản) đã lỗ hơn 777,67 tỷ đồng suốt 3 năm liền, Công ty TNHH Điện tử Meiko
Việt Nam cũng lỗ 300 tỷ đồng, Công ty TNHH Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia lỗ
430 tỷ đồng; Công ty TNHH Olympus Việt Nam lỗ trên 256 tỷ đồng…

23


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG HIỆU
QUẢ FDI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Nhóm giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư
Chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư phải được xây dựng theo hướng thuận lợi và
có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực. Môi trường đầu tư phải vừa thông
thoáng, vừa minh bạch, nhất là có giải pháp hữu hiệu trong việc chống hối lộ và tham
nhũng…, thì mới thu hút được những nhà đầu tư có trách nhiệm, biết cân bằng lợi ích,
lợi nhuận, và trách nhiệm xã hội.
Việt Nam cần tập trung nhiều giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư như: Cải
thiện hệ thống pháp luật, vận dụng pháp luật, thuế, hải quan, sở hữu trí tuệ, môi trường,
bán lẻ, lưu thông, bất động sản, ngân hàng, dịch vụ, an toàn thực phẩm, tạo niềm tin
vững chắc đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
3.2. Nhóm giải pháp về chính sách, luật pháp
• Về chính sách
Cần thu hút và sử dụng có lựa chọn nguồn FDI hơn là chạy theo số lượng, cần
tính đến hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững cũng như đảm bảo về môi trường.
Hướng FDI vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghệ cao, ít

tiêu tốn năng lượng, không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thời gian gần
đây, đặc biệt từ năm 2007, FDI hướng quá nhiều vào bất động sản, sân golf, tiềm ẩn
nhiều nguy cơ dẫn tới bất ổn cho nền kinh tế. Thực tế khủng hoảng tài chính ở châu á và
gần đây ở My đãchứng minh điều này. Cần tạo ra sự liên kết giữa khu vực FDI với các
ngành sản xuất nội địa để tạo ra chuỗi liên kết sản xuất và thúc đẩy sản xuất nội địa phát
triển cũng như tạo ra các ngành phụ trợ để hạn chế nhập khẩu các thiết bị hay bộ phận
mà Việt Nam có thể tự sản xuất được. Bên cạnh đó, cũng cần có định hướng về quy
hoạch phát triển các doanh nghiệp Việt Nam theo lĩnh vực và theo nhóm ngành liên kết
với khu vực FDI dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của từng khu vực và từng địa
phương để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI lâu dài.
• Về luật pháp
Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội
dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều
kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO.
Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời
phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng

24


GVHD: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

Nhóm 6 – Kinh tế đối ngoại

dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong thời gan gần đâycó
liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công
trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm
việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; k

hông cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường;
thẩm tra ky các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh
lập dự án lớn để giữ đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả
đất KCN…
3.3. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng
Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống
nước sạch) quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp tại các địa phương, đặc biệt chú trọng
hình thành các khu công nghệ cao thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao hiệu quả của
khu vực FDI. Cần có giải pháp khuyến khích và thu hút FDI vào các địa phương trong cả
nước, trong đó chú trọng tìm ra các thế mạnh, lợi thế so sánh của từng địa phương để
hướng FDI vào các địa phương và cũng giúp giảm sức ép quá tải về hạ tầng cho các đô
thị
3.4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
Cần chủ động phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam theo hướng chuyên môn
hoá, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có ky thuật, tay nghề và trình độ quản lý tốt để chủ
động hơn, sẵn sàng nắm bắt và tiếp nhận công nghệ ở trình độ cao.
Nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực
và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn
vốn khác nhau.
Khuyến khích tổ chức các khoá đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu cho lao động Việt
Nam đồng thời khyến khích hình thức hợp tác và hỗ trợ quốc tế về đào tạo lao động ky
thuật.
Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành
mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động, bao gồm:
+ Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình
hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động
đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người
lao động.
25



×