Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Học thuyết tiến hóa doanh nghiệp (Evolutionary theory of the firm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.89 KB, 17 trang )

HocThuyetDoanhNghiep.edu.vn

THUYẾT TIẾN HÓA DOANH NGHIỆP
Thuyết tiến hoá doanh nghiệp (Evolutionary Theory of the Firm), khởi đầu từ nghiên
cứu của Nelson và Winter (1982), tiếp cận và phân tích doanh nghiệp thông qua khái niệm
thông lệ vận hành (organizational routines). Trong bối cảnh các yếu tố khác nhau trong nhận
thức về môi trường, và giao tiếp, thu nhận thông tin và tính toán bị giới hạn và đắt đỏ, hợp tác
chỉ có thể đạt được trên cơ sở xác định tập hợp các nguyên tắc và luật lệ. Những nguyên tắc
và luật lệ này được hiểu và chia sẻ bởi các thành viên của doanh nghiệp tham gia tương tác
kinh tế. Thuyết tiến hoá tập trung đặc biệt vào các khía cạnh của sản xuất, và nhấn mạnh bản
chất nhận thức của cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp.
Chương này gồm ba phần. Phần 1 trình bày về khái niệm thông lệ vận hành trong doanh
nghiệp. Phần 2 đi sâu phân tích bản của thông lệ vận hành. Phần cuối làm rõ vai trò và tác
động của thông lệ vận hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1. DOANH NGHIỆP VÀ THÔNG LỆ VẬN HÀNH
1.1. Nguồn gốc, định nghĩa và tầm quan trọng của thông lệ vận hành
Nguồn gốc và định nghĩa
Cohen và các cộng sự (1996) định nghĩa thông lệ vận hành (routines) là “khả năng thực
hiện đạt được kết quả lặp lại trong bối cảnh tổ chức đã học hỏi dưới những áp lực lựa chọn
trước đó” (trang 683)87. Thông lệ vận hành có thể được xem là những kho chứa kiến thức do
kết nối các kỹ năng cá nhân dưới dạng gần như chính thức. Một thông lệ vận hành là một
chuỗi các nguyên tắc điều kiện - hành động của những công việc khác nhau, được thực hiện
liên tục hoặc song song với nhau. Các kiểu mẫu tiến hoá của doanh nghiệp được dựa trên ý
tưởng doanh nghiệp như một bộ máy xử lý thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho năng lực
doanh nghiệp thích ứng và xử lý thông tin. Thông lệ vận hành là tất cả những quy định về tổ
chức, quy trình sản xuất và xử lý thông tin được tiêu chuẩn hoá mô tả các hình mẫu hành vi
và các kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp. Nelson (1994) cho rằng, “một doanh nghiệp có thể
được nhìn nhận như hệ thống cấp bậc thông lệ vận hành trong thực tiễn, các kỹ năng quản trị
hành chính cập bậc thấp và các thủ tục quyết định bậc cao cho lựa chọn những gì được làm
với cấp độ yêu thích”. Nelson và Winter (1982) mô tả thuật ngữ thông lệ vận hành trên 2 khía
A routine as “… an executable capability for repeated performance in some context that has been learned


by an organization in response to selection pressures”.
87

147


Học thuyết doanh nghiệp
cạnh: (i) liên quan đến nhận thức về học hỏi và kiến thức, và (ii) tổ chức các biện pháp
khuyến khích, giám sát và kiểm soát. Do đó, thông lệ vận hành có hai đặc điểm như những kỹ
năng giải quyết vấn đề và cơ chế quản trị.
Rõ ràng, có nhiều hành vi của doanh nghiệp mà theo nghĩa thông thường không thể
được xem là thông lệ vận hành. Nhiều quyết định của doanh nghiệp có tầm quan trọng đặc
biệt, nhưng nhìn nhận theo quan điểm của doanh nghiệp và trên phương diện của xã hội
không có tính thông lệ vận hành. Những người điều hành doanh nghiệp cấp cao trong thế giới
hiện đại không dùng thời gian cả ngày nhàm chán áp dụng các giải pháp giống nhau đối với
các vấn đề tương tự đã từng giải quyết nhiều năm trước đó. Thông thường, hầu hết những
hành vi doanh nghiệp lặp lại và có thể dự đoán được được xếp vào “thông lệ vận hành”. Đặc
biệt khái niệm “thông lệ vận hành” được hiểu bao gồm những sắp đặt tương đối thường xuyên
và các kinh nghiệm chiến lược đã hình thành nên cách thức tiếp cận đối với các vấn đề phi
thông lệ mà doanh nghiệp đang đối mặt. Trong thực tế, tất cả các hành vi doanh nghiệp theo
các hình mẫu lặp lại và có thể dự đoán không phù hợp với thuyết tiến hoá doanh nghiệp, do có
những yếu tố có tính ngẫu nhiên thống kê trong xác định các quyết định và các kết quả quyết
định. Trên phương diện của người tham gia đưa ra quyết định doanh nghiệp, các yếu tố ngẫu
nhiên này có thể phản ánh kết quả của những cuộc họp lộn xồn, hoặc của những đối mặt với
những vấn đề phức tạp trong điều kiện khủng hoảng. Nhưng trên phương diện của những
người quan sát bên ngoài để hiểu về động lực của hệ thống lớn hơn, đặc điểm quan trọng của
những hiện tượng này là khó có thể dự đoán. Ngược lại, nếu các hiện tượng này không khó dự
đoán, những người quan sát sẽ có xu hướng lý giải những lộn xồn và cảm giác khủng hoảng
như một thể loại của nghi lễ tổ chức ­ một phần của thông lệ vận hành.
Trong bất cứ trường hợp nào, hình mẫu tiến hoá cũng làm nổi bật lên những tương đồng

giữa các loại khác nhau của thông lệ vận hành. Tại bất kỳ thời điểm nào, thông lệ vận hành
của một doanh nghiệp xác định một danh sách các chức năng có vai trò quyết định những gì
mà một doanh nghiệp làm như một chức năng của biến số đa dạng bên ngoài (các điều kiện
thị trường) và các biến số tình trạng bên trong (dự trữ máy móc phổ biến, tỉ lệ lợi nhuận trung
bình). Trong số các chức năng được xác định như vậy, một chức năng có thể liên quan đến
đầu vào được đòi hỏi để sản xuất đầu ra (phản ánh kỹ thuật của doanh nghiệp), một chức năng
có thể liên quan đến đầu ra được sản xuất bởi một doanh nghiệp đối với các điều kiện thị
trường (đường cong cung cấp của thuyết chính thống), vàmột chức năng liên quan đến tỉ lệ
đầu vào biến thiên đối với giá của nó và các biến số khác. Nhưng ngược lại trong thuyết chính
thống, các kỹ thuật biến thiên là những điều đã biết không thay đổi và các nguyên tắc quyết
định được cho là kết quả của tối đa. Còn ở trong thuyết tiến hoá, các kỹ thuật biến thiên được
xem như phản ánh đơn giản bất kỳ thời điểm nào về mặt lịch sử các thông lệ vận hành nhất
định quản trị các hành động của một doanh nghiệp.
148


Chương 8. Thuyết tiến hóa doanh nghiệp
Mặc dù các thông lệ vận hành quản trị hành vi tại bất kỳ thời điểm cụ thể nào, với thời
gianlà dữ liệu định sẵn, đặc điểm các thông lệ vận hành phổ biến có thể được hiểu bằng cách
tham khảo tiến trình tiến hoá đã tạo nên chúng. Đối với mục tiêu phân tích các tiến trình đó,
thông lệ vận hành được phân chia thành 3 lớp.
Lớp đầu tiên liên quan đến những gì một doanh nghiệp làm vào bất kỳ thời gian nào,
dựa trên dự trữ phổ biến của doanh nghiệp, trang thiết bị, và những yếu tố sản xuất khác
không được gia tăng thêm trong ngắn hạn. Những thông lệ vận hành quản trị hành vi ngắn
hạn có thể được gọi là “các đặc điểm vận hành”.
Nhóm thứ hai của thông lệ vận hành quyết định gia tăng hoặc giảm thiểu dự trữ vốn
doanh nghiệp theo từng giai đoạn (các yếu tố sản xuất này được cố định trong ngắn hạn). Mức
độ mà vi hành vi đầu tư thực sự theo sau các kiểu mẫu có thể dự đoán có thể khác nhau trong
từng hoàn cảnh. Những kiểu mẫu nào vẫn được sử đụng có lẽ phụ thuộc vào quy mô dự án
đầu tư liên quan đến hoạt động đang tồn tại của doanh nghiệp. Phạm vi của những triển vọng

thực tế này tương tự như trong thuyết tiến hoá với một loạt các vai trò khác nhau của các yếu
tố có tính thống kê ngẫu nhiên trong mô tả quá trình đưa ra quyết định đầu tư. Trong những
mô hình cụ thể, các quy định đầu tư được các doanh nghiệp sử dụng sẽ là yếu tố quyết định
đến lợi nhuận của doanh nghiệp, có thể đối với cả những biến số khác. Như vậy, các doanh
nghiệp có lợi nhuận sẽ tăng trưởng và những doanh nghiệp không lợi nhuận sẽ thu hẹp lại, và
các đặc điểm vận hành của những doanh nghiệp có lợi nhuận hơn sẽ giải thích cho phần tăng
trưởng trong hoạt động của ngành kinh doanh.
Cơ chế lựa chọn trong thông lệ vận hành doanh nghiệp cũng tương tự với lựa chọn gien
của tự nhiên với những tỉ lệ tái sản xuất thuần khác nhau trong thuyết tiến hoá sinh học. Như
trong thuyết tiến hoá sinh học, trong thuyết tiến hoá kinh tế, tính nhạy cảm của tỉ lệ tăng
trưởng của doanh nghiệp đối với thành công và thất bại bản thân nó là một sự phản ánh chính
gien của nó.
Cuối cùng, các doanh nghiệp được xem là những đối tượng sở hữu các thông lệ vận
hành để điều chỉnh theo thời gian các khía cạnh của các đặc điểm vận hành của mình. Ở một
khía cạnh nào đó, các doanh nghiệp kiểu mẫu của thuyết tiến hoá có thể được xem như sở hữu
các bộ phận phân tích thị trường, các phân xưởng nghiên cứu vận hành, và các phòng thí
nghiệm nghiên cứu và phát triển. Hoặc có thể không một trang thiết bị nào trong số này được
xây dựng trong một doanh nghiệp, nhưng ít nhất thỉnh thoảng một số người trong doanh
nghiệp có thể tham gia vào xem xét những gì doanh nghiệp đang làm và tại sao lại đang làm
như vậy, cùng với tư tưởng sửa chữa lại hoặc thậm chí thay đổi toàn diện. Các tiến trình này,
cũng như các tiến trình khác cần thiếết được hướng dẫn bởi quy định. Đó là một hệ thống cấp
bậc của các nguyên tắc quyết định với các thủ tục cấp cao, thỉnh thoảng hoạt động để điều
149


Học thuyết doanh nghiệp
chỉnh các thủ tục cấp thấp. Thậm chí, có thể có những thủ tục của cấp bậc cao hơn cao như
cân nhắc không thường xuyên về mức độ phù hợp của chính sách nghiên cứu và phát triển
hiện tại hoặc về tính đúng đắn về phương pháp luận của các nghiên cứu tiếp thị, đang được sử
dụng để hướng dẫn chính sách quảng cáo.

 Vai trò
Nelson và Winter (1982) sử dụng thuật ngữ “thông lệ vận hành” để chỉ về đặc điểm của
doanh nghiệp, bao gồm các thông lệ vận hành kỹ thuật cụ thể phục vụ sản xuất, các thủ tục
thuê và sa thải, lệnh đặt hàng mới, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có nhu cầu cao, các chính
sách đầu tư, nghiên cứu và phát triển, các chiến lược kinh doanh và quảng cáo về đa dạng hoá
sản phẩm và đầu tư nước ngoài. Trong thuyết tiến hoá doanh nghiệp, thông lệ vận hành đóng
vai trò như các gien của thuyết tiến hoá sinh học. Tương tự như gien trong cơ thể sinh vật,
thông lệ vận hành là một đặc điểm lâu bền của cơ thể, quyết định hành vi có thể và có thể kế
thừa nhiều đặc điểm tương tự của thế hệ trước. Các thông lệ vận hành cũng có thể chọn được
ở khía cạnh có những thông lệ vận hành nhất định của doanh nghiệp thực hiện tốt hơn những
thông lệ vận hành khác. Do đó, tầm quan trọng tương đối của thông lệ vận hành trong ngành
kinh doanh tăng lên theo thời gian.
Mối quan tâm chính của thuyết tiến hoá là cùng với tiến trình động lực, theo một cách
nào đó các kiểu mẫu hành vi doanh nghiệp và các kết quả thị trường được quyết định cùng
với nhau theo thời gian. Lập luận điển hình của các tiến trình tiến hoá này cho rằng, tại mỗi
thời điểm, các đặc điểm vận hành hiện tại của doanh nghiệp và mức độ dự trữ vốn và các biến
số trạng thái khác quyết định các cấp độ đầu vào và đầu ra. Cùng với cung ứng thị trường và
các điều kiện nhu cầu nằm bên ngoài doanh nghiệp, những quyết định này của doanh nghiệp
xác định giá trị trường của đầu vào và đầu ra. Lợi ích của mỗi doanh nghiệp riêng lẻ được
quyết định như vậy. Thông qua các nguyên tắc đầu tư, lợi nhuận vận hành như một yếu tố
quyết định mức độ mở rộng hoặc thu hẹp của từng doanh nghiệp. Với quy mô doanh nghiệp
được thay đổi theo cách như vậy, các đặc điểm vận hành tương tự sẽ thu được các cấp độ đầu
vào và đầu ra khác nhau, do đó, giá và các dấu hiệu lợi nhuận cũng khác nhau.
Cùng với quá trình chọn lọc, toàn thể đầu vào và đầu ra, các cấp độ giá cho ngành kinh
doanh sẽ trải qua thay đổi sâu sắc, ngay cả khi những đặc điểm vận hành doanh nghiệp riêng
lẻ không thay đổi. Nhưng các đặc diểm vận hành cũng là đối tượng để thay đổi, thông qua
thực hiện các nguyên tắc tìm kiếm của doanh nghiệp. Tìm kiếm và lựa chọn là các khía cạnh
tương tác đồng thờicủa tiến trình tiến hoá: các giá tương tự nhau mang lại phản hồi lựa chọn
cũng ảnh hưởng đến các hướng tìm kiếm. Thông qua hành động tìm kiếm và lựa chọn chung ,
các doanh nghiệp tiến hoá theo thời gian, với điều kiện ngành kinh doanh trong mỗi giai đoạn

mang các hạt giống điều kiện của nó trong giai đoạn tiếp theo. Điều này rất đúng với đặc điểm
150


Chương 8. Thuyết tiến hóa doanh nghiệp
của quá trình chuyển đổi từ một giai đoạn này tới giai đoạn tiếp theo mà các nội dung thuyết
tiến hoá đã định hướng áp dụng. Tuy nhiên, ý tưởng của những nội dung này cho rằng tiến
trình không mang tính quyết định, vì các kết quả nghiên cứu nói riêng một phần có tính ngẫu
nhiên thống kê. Như vậy, những gì mà điều kiện ngành kinh doanh cuả một giai đoạn cụ thể
thực sự quyết định là khả năng phân phối điều kiện của nó trong giai đoạn tiếp theo.
1.2. Định nghĩa và bản chất doanh nghiệp: tập hợp có tổ chức các thông lệ vận hành
Trong thuyết tiến hoá của Nelson và Winter (1982) thì doanh nghiệp được thúc đẩy bởi
động cơ lợi nhuận và tham gia vào tìm kiếm cách thức để cải thiện lợi nhuận của mình.
Nhưng hành động của doanh nghiệp không không mang dáng vẻ tối đa hoá lợi nhuận đới với
các tổ hợp chọn lựa rõ ràng và ngoại sinh nhất định.
Các đặc điểm tổ chức liên quan mật thiết đến chức năng thoả hiệp của thông lệ vận
hành. March và Simon (1993) cho rằng, “tổ chức là nơi chuyển đổi xung đột thành hợp tác”88.
Các thông lệ vận hành cung cấp các thoả hiệp cụ thể về doanh nghiệp. Sẽ có những thông lệ
vận hành trong các nhóm, nhưng trong bối cảnh của doanh nghiệp, quan trọng hơn là các
nguyên tắc của trò chơi và cách làm thế nào trò chơi này được chơi giữa các nhóm nhỏ khác
(các bộ phận hoặc các phòng ban khác) của doanh nghiệp. Những thoả hiệp không chắc chắn
dẫn đến những xung đột trong phối hợp và thất bại trong thực hiện.
Các thông lệ vận hành không bị tách riêng biệt mà tương tác trong phạm vị doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác là những mạng lưới ít hoặc
nhiều phức hợp của các thông lệ vận hành, các sản phẩm (cũng là thông tin) của một hoạt
động là đầu vào của một sản phẩm khác. Sức mạnh của các mối quan hệ trong mạng lưới này
có thể rất mạnh mẽ, trong khi ở những mạng lưới khác có thể có thể yếu hơn. Sức mạnh của
kết nối có thể là kết quả của những bổ sung kỹ thuật nghiêm ngặt, nhưng cũng có thể từ
những bổ sung động lực được tạo ra bởi nắm bắt kiến thức lan toả, các hiệu ứng trợ lực và các
cơ chế khác.

Các hoạt động sản xuất tương tự có thể được thông lệ vận hành hoá theo nhiều cách
khác nhau, trên các phương diện như phong cách quản lý, thói quen, khuyến khích và các cơ
chế kiểm soát. Khác biệt cho thấy cách kiến thức và năng lực có thể được phân bổ theo những
cách khác nhau như thế nào. Điều này cho thấy các cấu trúc bên trong khác nhau đối với xử lý
thông tin và quản trị khuyến khích. Các phân mảnh công việc được phân chia đến các nhân
viên riêng lẻ đòi hỏi một hệ thống kiểm soát khác biệt và hệ thống của hợp tác hơn là hệ
thống dựa trên các bộ phận công việc có thể di chuyển, một thống có thể được phân bổ đến
các nhân sự trong các nhóm nhỏ. Do đó, các thông lệ vận hành phải phù hợp với nhau để cung
cấp hiệu suất được yêu cầu.

151


Học thuyết doanh nghiệp
Một số thông lệ vận hành sẽ là trung gian tương tác giữa các thông lệ vận hành khác và
do đó ảnh hưởng đến các đặc điểm thực hiện. Quá trình này có thể được xem như hình thành
“lõi” tổ chức của một doanh nghiệp. Nếu không có những hoạt động như vậy, các doanh
nghiệp khi đó sẽ chỉ là một tập hợp của quy trình công nghệ và tổ chức không liên quan và
không tương tác với nhau. Những tác động tương hỗ và tính phụ trợ giữa các thông lệ vận
hành hình thành nên lõi của một doanh nghiệp. Điều này cho thấy, cácthông lệ vận hành ảnh
hưởng đến hiệu quả của nhiều thông lệ vận hành khác có ý nghĩa rất quan trọng. Một thay đổi
trong số các thông lệ vận hành lõi này ảnh hưởng đến toàn bộ hiệu năng của doanh nghiệp với
một mức độ lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng của các thông lệ vận hành ngoại vi. Điều này cho
thấy rằng, tính phụ trợ làm giảm khả năng kiểm soát hiệu quả thực thi của doanh nghiệp, khi
những thay đổi nhỏ có thể có những tác động lớn. Các thông lệ vận hành ngoại vi có thể chia
tách có nhiều khả năng hơn để được thay đổi, ngay cả khi các thay đổi tiêu cực không có tác
động lan toả và có thể được nhận dạng và cách ly mà không ảnh hưởng đến nhiều chức năng
khác trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ bao gồm các hoạt động có thể tách rời là khối
hoàn hảo. Điều này sẽ cho phép kiểm soát hoàn hảo thực hiện của doanh nghiệp, nhưng cuối
cùng, hệ thống này không có một cơ chế phối hợp chính thức liên quan đến nhau.

Sự tồn tại của các hoạt động tương tác ở mức độ cao có 2 liên hệ đối với quá trình tìm
kiếm công nghệ và tổ chức. Đầu tiên, đối với các hoạt động lõi, có nhiều cân nhắc lựa chọn
hơn giữa các giá trị thực hiện của các yếu tố khác nhau của hệ thống tổ chức. Tổ chức càng
phức tạp thì càng có nhiều khả năng một thay đổi trong một bộ phận có thể xung đột với toàn
bộ thực hiện. Điều này cho thấy, các yếu tố trong lõi ít có khả năng được thay đổi. Những cải
thiện trong phạm vi bối cảnh của một lõi tổ chức đang tồn tại diễn ra bằng cách thay thế, bổ
sung hoặc thay đổi thông lệ vận hành ngoại vi. Vấn đề thứ hai là lõi làm giảm tính không chắc
chắn bằng cách giới thiệu một sắp đặt ổn định. Nó mô tả một thiết kế tổ chức hiệu quả và có
một khuyến khích để duy trì các yếu tố lõi của các thủ tục vận hành vốn có. Cùng với những
liên hệ này còn cho thấy, các doanh nghiệp chậm chạp và do dự thay đổi thông lệ vận hành
lõi. Các doanh nghiệp là tổ hợp đa chiều phức tạp của các thông lệ vận hành, các nguyên tắc
quyết định, các kế hoạch khuyến khích, mà tương tác của các yếu tố này thường không được
các nhà quản lý tự quản lý tổ chức của mình biết đến. Các doanh nghiệp này khi trong bối
cảnh tương hỗ mạnh mẽ, hệ thống không thể được tôi ưu hoá bằng cách tối ưu một cách tách
biệt các yếu tố đã cấu tạo nên nó.
Nếu các cú sốc làm ngắt quãng phát triển tiến hoá và dẫn đến những biến đổi sâu sắc,
các phụ trợ bổ sung mạnh mẽ trong lõi có thể biến thành các kiềm chế liên kết bằng cách gây
ra những bất cân bằng giữa các hoạt động và ngăn cản thích ứng. Các doanh nghiệp khi đó có
động cơ để phá vỡ các kiềm chế được đặt ra bởi các phụ trợ bổ sung giữa các thông lệ vận

88

152

“organization is the transformation of conflict into cooperation”.


Chương 8. Thuyết tiến hóa doanh nghiệp
hành hình thành lõi. Các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn để tự tái sáng tạo lại. Các nghiên cứu
thực nghiệm cho thấy, những đòi hỏi thay đổi các thông lệ vận hành lõi làm gia tăng khả năng

tan ra của doanh nghiệp (Carroll và Hannan, 2000). Điều này lý giải nguyên nhân các doanh
nghiệp mới thường có đổi mới mạnh mẽ về công nghệ và tổ chức; còn các doanh nghiệp đang
đã tồn tại có ưu thế về những thay đổi tích tụ. Các thông lệ vận hành tổ chức là một cách thức
hiệu quả lưu trữ và tái sản xuất kiến thức tổ chức, nhưng theo bản chất tự nhiên, cũng là
nguồn gốc trì trệ của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp mới nổi là những doanh nghiệp có tính ổn định tương đối, hình thành
một công cụ trung tâm để phối hợp các hành động của những người có liên quan trong phạm
vị tổ chức. Các thông lệ vận hành và các hành vi dựa trên nguyên tắc làm giảm khoảng cách
nhận thức giữa các thành viên nội bộ. Công cụ trung tâm giúp sắp xếp đồng đều các nhận
thức, hiểu biết, mục tiêu và động lực.
Nelson và Winter (1982) cho rằng, thông lệ vận hành hoá hoạt động trong doanh nghiệp
là hình thức lưu trữ quan trọng nhất các kiến thức vận hạnh cụ thể. Về cơ bản, doanh nghiệp
có thể nhớ lại bằng cách hành động, mặc dù có một số chuẩn bị kỹ lưỡng và phẩm chất quan
trọng. Doanh nghiệp nhớ lại một thông lệ vận hành phần lớn bằng cách thực hiện nó cũng
tương tự như một cá nhân nhớ lại các kỹ năng bằng cách thực hiện nó. Thời điểm đạt được trí
nhớ thông qua thực hiện nó hoàn toàn không chắc chắn thông qua những bản ghi nhớ hoặc
các thiết bị lưu trữ chính thức khác. Tuy nhiên không thể phủ nhận, vai trò việc các doanh
nghiệp lưu trữ các bản ghi nhớ chính chức. Nhưng có thể có nhiều ghi nhớ tổ chức hơn là
những bản ghi chính thức. Hơn nữa, những xem xét chi phí làm cho “thực hiện” thành cách
thức lưu trữ thông tin phổ biến ngay cả trong nhiều trường hợp khi các bản ghi chính thức về
nguyên tắc có thể được giữ lại.
Doanh nghiệp tiếp tục hoạt động thông lệ vận hành chỉ với cách thức đơn giản khi tất cả
các thành viên tiếp tục biết công việc của mình như những công việc đã được định nghĩa bởi
thông lệ vận hành. Điều này có nghĩa, đầu tiên, họ lưu trữ được trong kho tài liệu của mình tất
cả thông lệ vận hành thực sự được nhờ đến trong tình trạng hoạt động thông lệ vận hành nhất
định trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong kho dữ liệu của doanh nghiệp, có nhiều kiến thức về công việc của một
người hơn chỉ đơn thuần hơn là thông lệ vận hành phù hợp. Cũng có vấn đề về hiểu biết những
thông lệ vận hành gì để thực hiện và khi nào để thực hiện chúng. Đối với thành viên cá nhân,
điều này đưa đến khả năng nhận thức và lý giải một dòng thông điệp đến từ các thành viên khác

và từ môi trường. Khi nhận và lý giải được thông điệp, thành viên sử dụng thông tin có trong đó
để lựa lựa chọn và thực hiện một thông lệ vận hành phù hợp từ kho tài liệu của riêng mình.
Hoạt động hình thành và gửi đi thông điệp phù hợp được xem như sự thực hiện của một
thông lệ vận hành bởi các thành viên có liên quan. Có một loạt các trường hợp quan trọng mà
153


Học thuyết doanh nghiệp
trong đó nguồn gốc thông điệp xảy ra một cách ngẫu nhiên trong thực hiện một thông lệ vận
hành thường được chỉ dẫn đến đầu cuối khác.
Trong doanh nghiệp, các hoạt động thông lệ vận hành được mô tả bởi các dòng chảy
thông tin. Một dòng chảy các thông điệp đi vào doanh nghiệp từ môi trường bên ngoài và từ
đồng hồ, từ lịch. Các thành viên doanh nghiệp tiếp nhận các thông điệp này, lý giải chúng và
rút các thông điệp này ra từ kho dự trữ tài liệu trong khi thực hiện các thông lệ vận hành.
Hoặc như một hệ quả ngẫu nhiên của những loại hành động khác hoặc như những hành động
có chủ ý của giao tiếp, sự thực hiện thông lệ vận hành bởi mỗi thành viên doanh nghiệp tạo ra
một dòng thông điệp đến người khác. Những thông điệp này lần lượt được lý giải khi cần thiết
cho những thực thi cụ thể bởi những người tiếp nhận, tạo ra những thực hành, thông điệp và
lý giải khác... Tại bất cứ thời điểm nhất định nào, các thành viên doanh nghiệp đáp lại các
thông điệp xuất phát từ các thành viên khác cũng như từ môi trường. Mô tả ở trên về quá trình
khi bắt đầu với đầu vào thông tin từ các nguồn bên ngoài hoặc các thiết bị theo dõi thời gian
đơn thuần chỉ là một thuận tiện tiếp cận. Trong thực tế, có một “dòng chảy tuần hoàn” cân
bằng nội bộ các thông tin của doanh nghiệp trong hoạt động thông lệ vận hành. Nhưng đó là
một dòng chảy được bổ sung liên tục bởi các nguồn thông điệp bên ngoài và các thiết bị theo
dõi thời gian.
Trong doanh nghiệp, mối quan hệ giữa hoạt động thông lệ vận hành và bộ nhớ doanh
nghiệp, hoặc để xác định thông lệ vận hành hoá của hoạt động đóng vai trò như trọng điểm
của của kiến thức vận hành trong doanh nghiệp. Thông tin thực sự được lưu trữ chủ yếu trong
trí nhớ của các thành viên của doanh nghiệp, trong đó tập trung vào kiến thức ẩn và hiển, cấu
tạo nên các kỹ năng và thông lệ vận hành của họ, năng lực ngôn ngữ tổng quát, và yêu cầu

đặc biệt của hình thái ngôn ngữ doanh nghiệp. Trong khía cạnh trí nhớ của các thành viên
riêng lẻ, lưu trữ nhiều thông tin cần thiết cho thực hiện thông lệ vận hành của doanh nghiệp,
kiến thức mà doanh nghiệp sở hữu có thể rút gọn thành kiến thức của các thành viên riêng rẻ.
1.3. Hành vi của doanh nghiệp trên cơ sở các thông lệ vận hành
Tiến hoá trong bối cảnh kinh tế học tiến hoá có nghĩa phát triển kinh tế theo thời gian là
một tiến trình năng động kết thúc mở đối với một không gian trong trạng thái mở. Theo quan
điểm của Nelson và Winter (1982), có 3 đặc điểm tương quan và khác biệt của thuyết tiến hoá
kinh tế nhấn mạnh đến hành vi doanh nghiệp trên nền tảng thông lệ vận hành như sau:
(1) Kiến thức và thông tin là các thành phần trung tâm của tiếp cận kinh tế học tiến hoá.
Các hệ thống kinh tế được dựa trên nền tảng kiến thức. Kiến thức kinh tế được hiểu như tập hợp
của các thông lệ vận hành được tái sản xuất thông qua thực tiễn. Quá trình tạo ra và phá bỏ kiến
thức củng cố và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thay đổi chất lượng. Tăng trưởng kiến thức
không thể đạt được như một tập hợp của các lực lượng cân bằng (Nelson và Winter, 1982).
154


Chương 8. Thuyết tiến hóa doanh nghiệp
(2) Kinh tế học tiến hoá có cách tiếp cận phổ thông thay vì cách tiếp cận điển hình dựa
trên các nhân tố đại diện. Tính hỗn tạp của hành vi kinh tế được dựa trên phân phối kiến thức
và thông tin trong phạm vi hệ thống kinh tế. Tính hỗn tạp thúc đẩy thay đổi kinh tế, tạo nên
những thay đổi có thể quan sát được trong kết cấu dân số của doanh nghiệp, công nghệ và
ngành kinh doanh. Với bản chất phi tập trung hoá của hệ thống kinh tế, có sự song trùng quy
mô lớn của tính toán và hành vi trong phạm vị các hệ thống kinh tế. Cùng với lan truyền, tổ
chức phi tập trung không chỉ tạo ra năng lực giải quyết vấn đề của hệ thống kinh tế mà còn
tạo ra khả năng hình thành những vấn đề mới và hành vi mới.
(3) Tương tác giữa lựa chọn và phát triển là một đặc điểm đầu tiên của kinh tế học tiến
hoá. Cạnh trạnh như một quá trình chọn lựa cung cấp một quá trình cấu trúc hoạt động kinh tế
và áp đặt một yêu cầu về tính hợp lý của thủ tục đối với người tham gia. Lựa chọn làm thay
đổi tần suất thực thể trong dân số tuỳ theo phần thưởng. Thị trường là thiết chế không chỉ phối
hợp hành vi kinh tế mà còn tạo điều kiện cho những thay đổi, doanh nghiệp và những thách

thức đển hành vi được thiết lập. Quá trình lựa chọn tìm hiểu sự đa dạng và phá huỷ sự đa
dạng. Sáng tạo đa dạng và lựa chọn đa dạng tương tác lẫn nhau trong quá trình phát triển. Để
có được kinh tế phát triển, tính đa dạng cần được tái sáng tạo lại.
Hành vi của doanh nghiệp được mô tả trong các khía cạnh về năng lực công nghệ, kỹ
năng nhân viên và các nguyên tắc quyết định. Các yếu tố kết nối cũng được gọi là các thông
lệ vận hành. Các thông lệ vận hành là kết quả của những nỗ lực học được trong quá khứ và
cấu tạo nên bộ nhớ tổ chức của một doanh nghiệp. Tương tự như vậy, các thông lệ vận hành
được biểu hiện rõ ràng trong các hoạt động kết nối với mục tiêu sản xuất sản phẩm hoặc xử lý
thông tin.
Đặc điểm đặc trưng của tiếp cận tiến hoá là nó giải thích các hành vi thích ứng của
doanh nghiệp thông qua tình trạng căng thẳng giữa đổi mới và các cơ chế lựa chọn đa dạng.
Một cách khái quát, thuyết tiến hoá các doanh nghiệp cung cấp một lý giải cho 3 vấn đề quan
trọng để hiểu bản chất của doanh nghiệp:
(1) Lý giải cách một doanh nghiệp có thể được xác định: thông qua tổ hợp của các
thông lệ vận hành và các năng lực mà doanh nghiệp có.
(2) Lý giải nguyên nhân các doanh nghiệp khác nhau: do các doanh nghiệp phụ thuộc
vào các tổ hợp thông lệ vận hành khác nhau, và là đặc điểm doanh nghiệp và không thể được
chuyển đổi với chi phí thấp.
(3) Lý giải động lực của doanh nghiệp: thông qua các cơ chế hỗn hợp tìm kiếm và
lựa chọn, và khả năng chuyển đổi một tổ hợp của các thông lệ vận hành thứ cấp thành hoạt
động lõi.

155


Học thuyết doanh nghiệp
Hầu hết các mô hình tiến hoá doanh nghiệp đềudựa trên lựa chọn cạnh tranh. Trong bối
cảnh doanh nghiệp như một mạng lưới các thông lệ vận hành tương tác lẫn nhau và các hoạt
động, mô hình này này có giới hạn nhất định, ngay cả khi không thể phủ nhận cạnh giữa các
doanh nghiệp sẽ dẫn tới lựa chọn tập hợp của các thông lệ mang lại lợi nhuận cao nhất. Toàn

bộ thông lệ vận hành là đối tượng sàng lọc thị trường hơn là những thông lệ vận hành cá nhân.
Gia tăng hiệu quả nội bộ của một số thông lệ vận hành không đồng nghĩa với hiệu quả tổng
thể của doanh nghiệp cần thiết gia tăng theo. Các đầu ra được lựa chọn bởi thị trường, không
phải bởi thông lệ vận hành cá nhân hay giao dịch. Theo đó, liên kết thực hiện của các thông lệ
vận hành riêng lẻ với thực hiện tổng thể của doanh nghiệp cực kỳ khó khăn. Lựa chọn cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp không thể lý giải cho sự khuyếch tán của các thông lệ vận hành.
Bản sao của thực tiễn tổ chức là một cơ chế thứ hai. Trong khoa học tổ chức, ý tưởng
lựa chọn nội bộ hoặc quản trị chiếm ưu thế. Các doanh nghiệp tạo ra một nhóm đa dạng cho
các lựa chọn nội bộ. Điều này dẫn đến nhân đôi các chi nhánh, bộ phận và các phòng ban. Sự
dư thừa này không mang lại hiệu quả và khó quản lý. Khả năng này chỉ mở ra đối với doanh
nghiệp rất lớn có nguồn lực về tài chính và quản lý để tạo ra đa dạng bên trong của các thông
lệ vận hành. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp đa quốc gia, các chi nhánh được gắn kết
trong các môi trường văn hoá và kinh tế khác nhau, rất khó để so sanh hiệu quả của các thông
lệ vận hành hoặc tập hợp của các thông lệ vận hành. Những đóng góp của mỗi thông lệ vận
hành đối với hiệu năng tổng thể của doanh nghiệp cũng khó xác định được. Những nhóm
thông lệ vận hành liên quan đến các hoạt động đo lường và xác định như quản lý chất lượng
tổng thể hoặc doanh thu, hoặc hệ thống hậu cần thì có thể xác định được. Lựa chọn nội bộ của
các thông lệ vận hành bởi mệnh lệnh hành chính liên quan đến học hỏi, bắt chước và thích
ứng cục bộ. Tuy nhiên, có một vấn đề cơ bản liên quan đến lựa chọn quản lý và thích ứng cục
bộ. Mối liên hệ giữa các quá trình lựa chọn lựa nội bộ và áp lực môi trường không cần thiết
mạnh mẽ. Có thể các môi trường lựa chọn nội bộ trở nên chia tách khỏi áp lực bên ngoài dẫn
đến thích nghi kém. Bản chất lớn lên của quá trình học hỏi cục bộ làm tăng hiệu quả hoạt
động của thông lệ vận hành và quá trình sản xuất. Nhưng những cải thiện này được nhận thức
trong môi trường xung quanh các hoạt động đang tồn tại của doanh nghiệp, làm gia tăng khả
năng là thích ứng cục bộ trở nên xa cách môi trường lựa chọn, dẫn đến suy giảm và lỗi thời
của các thông lệ vận hành cơ bản.
Tính tương hỗ của các thông lệ vận hành cho thấy, sự thay đổi của một thông lệ vận
hành không chỉ biến đổi thực hiện của một thông lệ vận hành khác, quan trọng hơn còn quyết
định trước kiểu của thông lệ vận hành khác. Do đó, các doanh nghiệp không thể dễ dàng phân
rã thành các bộ phận riêng lẻ. Các cấu trúc và thông lệ vận hành trong các doanh nghiệp theo

thường lệ chia sẻ số phận chính doanh nghiệp của mình. Trong khi các kỹ năng cá nhân và
vốn vật chất có thể được chuyển vào sử dụng thay thế, các cấu trúc riêng và thông lệ vận hành
156


Chương 8. Thuyết tiến hóa doanh nghiệp
là riêng biệt của chính doanh nghiệp (Winter, 1998). Hầu hết các thông lệ vận hành doanh
nghiệp chia sẻ số phận của doanh nghiệp, trong đó các thông lệ vận hành đã được tạo ra. Điều
này cho thấy, hành động doanh nghiệp đối với sự chấm dứt của doanh nghiệp có thể là một
yếu tố quan trọng làm thay đổi nhóm các thông lệ vận hành trong nền kinh tế. Các kỹ năng và
nguồn lực vật chất được giải phóng cho sử dụng thay thế trong doanh nghiệp mới và đang tồn
tại, nơi chúng có thể được thông lệ vận hành hoá theo những cách mới và hiệu quả hơn.
2. BẢN CHẤT CỦA THÔNG LỆ VẬN HÀNH
2.1. Lặp lại và bền vững
Các nghiên cứu về thông lệ vận hành đã chỉ ra rằng thông lệ vận hành được cấu thành từ
rất nhiều các đặc tính. Một trong những đặc tính quan trọng của thông lệ vận hành là tính lặp
lại (Winter 1990; Cohen và cộng sự, 1996). Coombs và Metcalfe (1998) và Amit và Belcourt
(1999) khẳng định một cách chắc chắn rằng thông lệ vận hành sẽ không tồn tại nếu thiếu đi sự
lặp lại. Tính lặp lại của thông lệ vận hành được thể hiện ở các quy trình nằm trong các thông
lệ vận hành lặp lại nhiều lần trong quá trình vận hành và dần tạo thành thông lệ vận hành.
Chính sự lặp đi lặp lại (repetitiveness) mà không có nhiều thay đổi này đã tạo nên tính
ổn định của thông lệ vận hành. Thông lệ vận hành không dễ dàng thay đổi mà theo một quy
trình nhất định do đó nó duy trì tính bền vững (persistence). Kết quả là của tính lặp lại và bền
vững sẽ giúp cho người quản lý có thể dự đoán trước được thông lệ vận hành. Tính chất lặp đi
lặp lại và tính bền vững của thông lệ vận hành trong doanh nghiệp đã được chứng minh trong
rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm rằng nó là một tính chất quan trọng và nhất thiết phải có
của thông lệ vận hành (Cyert và March 1963, Nelson và Winter 1982).
2.2. Bản chất tập thể của thông lệ vận hành
Thông lệ vận hành chính là được coi là hiện tượng mang tính tập thể (Nelson và Winter
1982; Simon, 1947). Theo đó, thông lệ vận hành sẽ được hiểu rõ ràng và không bị nhầm lẫn

nếu như người ta sử dụng thuật ngữ “kỹ năng” ở mức độ cá nhân riêng biệt và thông lệ vận
hành ở cấp độ tập thể (Dosi, Nelson và Winter, 2000). Để hiểu rõ khái niệm của thông lệ vận
hành thì việc nhận thức bản chất tập thể của thông lệ đóng một vai trò rất quan trọng. Điều
này làm cho chúng ta nhận thức được rằng thông lệ vận hành có thể bị phân tán. Sự phân tán
trong trường hợp này có nghĩa là các cá nhân trong doanh nghiệp có được sự hiểu biết khác
nhau và không trùng lặp với nhau do đó rất khó để có một cái nhìn tổng quan về hiểu biết
chung trong doanh nghiệp.
Bản chất phân tán của thông lệ vận hành dẫn đến sự không rõ ràng (Grant, 1991) và
phức tạp khi hiểu về thông lệ vận hành (Barney, 1991). Việc thừa nhận bản chất tập thể của
các thông lệ vận hành sẽ mang lại thông tin giúp hiểu rõ sự phức tạp này.
157


Học thuyết doanh nghiệp
2.3. Bản chất tự vận hành và tự cập nhật của thông lệ vận hành
Giống như các thói quen, thông lệ có bản chất tự vận hành và được thực hiện một cách
hầu như tự động (non­deliberative and self­actuating nature of routines) (James,
1890). Những can thiệp và mong muôn tác động hầu như không tồn tại và cần thiết trong các
thông lệ vận hành. Giống như thói quen, đặc tính của thông lệ được quyết đinh bởi các cá
nhân tuân thủ các thông lệ một cách không đắn đo thói, vô thức và không đặt quá nhiều mục
đích khi thực hiện nó (Cohen, 1991; Dosi, Nelson và Winter, 2000). Điều này liên quan đến lý
do tại sao các thông lệ vận hành hoàn toàn ổn định và không có nhiều biến động. Bởi khi áp
dụng thông lệ vận hành mọi người không phải dành nhiều sự chú ý cho chúng nên khi các
thông lệ này được vận hành một cách trơn tru thì chúng ta hoàn toàn không ý thức được nó,
chỉ khi xảy ra vấn đề trong quá trình thông lệ vận hành chúng ta mới ý thức được chúng ta
đang tham gia vào nó.
2.4. Bản chất quy trình của thông lệ vận hành
Bản chất quy trình chính (processual nature of routines) là bản chất nòng cốt của thông
lệ vận hành. Theo Winter (1990), “mối quan tâm đầu tiên của thuyết tiến hóa kinh tế là hiểu
được bản chất và nguồn gốc của năng lực sản xuất” (trang 271). Sự hiểu biết này bao gồm sự

hiểu biết về việc vận hành của doanh nghiệp diễn ra như thế nào. Trong khi đó Penrose (1959)
đã chỉ ra, “thông lệ vận hành có chắc năng tạo ra các hoạt động bằn việc tận dụng các nguồn
lưc” (trang 25). Do đó, quy trình có vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ hiệu suất và năng lực
vận hành. Bởi vì các doanh nghiệp thường chuyên về các sản phẩm cụ thể và sản xuất những
sản phẩm sử dụng các phương pháp sản xuất cụ thể, hầu hết các quy trình sẽ được lặp đi lặp
lại và tạo thành thông lệ vận hành. Không thừa nhận tính chất quy trình của thông lệ vận hành
sẽ làm mất đi một công cụ sắc bén cho việc phân tích sự phát triển kinh tế.
2.5. Tính phụ thuộc bối cảnh, gắn kết và đặc tính
Nhiều tác giả đưa ra quan điểm rằng thông lệ vận hành được liên kết với tổ chuc và cấu
trúc tổ chức doanh nghiệp và có tính cụ thể với từng điều kiện của doanh nghiệp (Teece, Pisano
và Winter, 1994; Teece, Pisano và Shuen, 1997). Nguyên nhân dẫn đến sự riêng biệt và phụ
thuộc bối cảnh của thông lệ vận hành (context­dependence, embeddedness, and specificity).
Các quá trình thực hiện trong doanh nghiệp hầu hết là tái diễn, tức là chúng là những
thông lệ vận hành. Tuy nhiên, việc áp dụng hoặc sử dụng sẽ luôn luôn diễn ra trong một ngữ
cảnh cụ thể. Do đó, việc áp dụng thành công phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của bối cảnh áp
dụng các thông lệ. Thứ hai, bối cảnh là quan trọng vì sự bổ sung qua lại giữa các thông lệ và
bối cảnh của chúng. Một số thông lệ cần các yếu tố bổ sung để triển khai và thực thi. Khái
niệm hoạt động hỗ trợ minh họa rằng hành động dựa trên một số hỗ trợ bên ngoài, trong đó
các cấu trúc bên ngoài giúp kiểm soát, nhắc nhở và điều phối các hành động cá nhân.
158


Chương 8. Thuyết tiến hóa doanh nghiệp
Ý tưởng như vậy là phù hợp với quan điểm cho rằng các quy tắc và thủ tục chung không
được xác định cụ thể hoàn toàn khi chuyển qua các điều kiện bối cảnh áp dụng khác nhau,
chính xác mà nói là vì những bối cảnh khác nhau. Do đó, việc áp dụng các quy tắc chung cho
các ngữ cảnh cụ thể luôn bao hàm các đặc điểm không đầy đủ và các thành phần bị thiếu, và
do đó cần thiết phải hoàn thành chúng. Điều này sẽ luôn đòi hỏi các kỹ năng sửa chữa, chẳng
hạn như kỹ năng diễn giải và phán đoán, ví dụ như để biết những thông lệ nào nào sẽ được
thực thi khi nào và tại đâu (Nelson và Winter, 1982).

Các thông lệ vận hành có thể được chuyển giao cho các bối cảnh theo một mức độ hạn
chế nhất định. Khi bị loại bỏ khỏi bối cảnh ban đầu, các thông lệ có thể trở nên vô nghĩa và
hiệu suất của chúng có thể giảm khi chuyển giao (Grant, 1991). Các vấn đề về khả năng
chuyển đổi phát sinh bởi vì nó có thể không được nhận biết rõ ràng những gì cần thiết đối với
các thông lệ vận hành và những gì là ngoại vi (Lippman và Rumelt, 1982, Nelson, 1994); bởi
vì thông lệ có thể không tương thích với hoàn cảnh mới (Madhok, 1997); hoặc vì một số yếu
tố của thông lệ khó có thể được sao chép để áp dụng do những vấn đề trong việc chuyển giao
kiến thức ngầm (Grant, 1991; Nonaka và Takeuchi, 1995).
Một ý nghĩa quan trọng của khả năng chuyển đổi hạn chế của các thông lệ vận hành qua
các điều kiện bối cảnh khác nhau là không có một ứng dụng hoàn hảo toàn diện có thể tồn tại
(Amit và Belcourt, 1999). Chỉ có thể có những giải pháp tốt nhất cho nơi áp dụng. xét theo
một phạm vi nào đó, doanh nghiệp cung cấp những môi trường áp dụng phần nào đồng nhất
thì khả năng chuyển giao thông lệ và kiến thức sẽ tăng lên trong doanh nghiệp (Kogut và
Zander, 1992).
2.6. Phụ thuộc lối mòn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thông lệ vận hành có tính chất phụ thuộc lối mòn
(path dependence) và được hình thành theo lịch sử (Nelson và Winter, 1982; Levitt và March,
1988; North, 1990; Barney, 1991; Teece, Pisano và Shuen, 1997). Các thông lệ được xây
dựng dựa trên những quy trình đã được thực hiện trước đó. Dựa trên trạng thái trước đó,
thông lệ vận hành sẽ từng bước thích ứng với các trải nghiệm trước đó và đưa ra những phản
hồi về kết quả (Levitt và March, 1988).
Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ tuyên bố rằng thông lệ vận hành là hiện tượng có
tính phụ thuộc lối mòn. Một ý nghĩa của sự phát triển của đặc tính phụ thuộc lối mòn được
phát hiện ra trong các nghiên cứu thực tế là sự không đồng nhất về địa điểm của các thông lệ
vận hành vẫn tồn tại bất chấp áp lực cho sự đồng nhất trong toàn doanh nghiệp. Một khi các
thông lệ vận hành không có sự đồng nhất về địa phương bị thiết lập, tính đồng nhất của thực
tiễn rất khó thực hiện vì các thực tiễn đã được thiết lập (và không đồng nhất địa phương) có
khuynh hướng duy trì mặc dù áp lực cho sự đồng nhất giữa các doanh nghiệp... và tạo ra
159



Học thuyết doanh nghiệp
“hiệu ứng đồng hóa tổ chức”. Điều này mang lại những phong cách và hương vị khác nhau
trong việc thực thi các thông lệ vận hành. Hiệu ứng đồng hóa này ngược lại sẽ có tác dụng
hạn chế ở địa phương và do đó củng cố tính đặc trưng của a địa phương và làm cho nó tồn
tại. Một khía cạnh khác của thông lệ lien quan đến tính phụ thuộc lối mòn chính là khi đưa ra
quyết định những nhân tố tham ra sẽ cân nhắc đến nhứng kinh nghiệm trước đó.
3. THÔNG LỆ VẬN HÀNH TRONG DOANH NGHIỆP
3.1. Điều phối và kiểm soát
Các thông lệ vận hành đóng một vai trò quan trọng không chỉ bởi vì nó có giá trị tương
đương với gen trong lĩnh vực xã hội mà còn bởi vì nó đảm nhận những vai trò trực tiếp trong
các doanh nghiệp. Khi nghiên cứu về các đặc tính của thông lệ vận hành, người ta cũng đồng
thời chỉ ra những vai trò mà thông lệ vận hành đảm nhiệm trong các doanh nghiệp.
Thông lệ vận hành điều phối các doanh nghiệp (Nelson và Winter 1982; March và Olsen,
1989; Dosi, Nelson và Winter, 2000). Thông lệ hóa có nghĩa là các công việc sẽ được vận hành
một cách theo thông lệ (Rumelt, 1995). Điều này trở nên đặc biệt rõ ràng khi hành động điều
phối phối hợp bị phá vỡ do gián đoạn các thông lệ quan trọng. Sức mạnh điều phối của các
thông lệ vận hành này bắt nguồn từ khả năng hỗ trợ sự đồng thời xảy ra của các hoạt động ở
mức độ cao và cho phép các hoạt động này tương tác với nhau (Grant, 1996); từ việc đưa ra tính
quy tắc, thống nhất, và có hệ thống đối với các hoạt động của nhóm; từ việc tạo ra nhiều hoạt
động đồng thời cùng nhau (March và Olsen, 1989); và từ việc cung cấp cho những nhân tố tham
gia những kiến thức về hành vi của các đối tượng khác để dựa vào đó mà giúp họ đưa ra quyết
định của chính mình (Simon, 1947). Nelson và Winter (1982) xác định một số khía cạnh mà
theo đó các thói quen ảnh hưởng đến sự điều phối hoạt động của doanh nghiệp: chúng bao gồm
một thỏa ước tạm ngừng, cung cấp các hướng dẫn trong việc hình thành các chương trình, và
đóng góp cho việc duy trì trật tự bằng cách thiết lập các khu vực trung lập (Barnard, 1938).
3.2. Thỏa ước đình chiến
Theo Nelson và Winter (1982), những biểu hiện của doanh nghiệp có hai khía cạnh
khác nhau: khía cạnh nhận thức và “động lực” hay “quản trị”. Bằng cách nhấn mạnh khía
cạnh thứ hai, hai học giả muốn làm rõ rằng các liệu có phải quy trình trong tỏ chức vận hành

một cách trơn tru khi các thành viên trong doanh nghiệp ít tạo ra các hành động gây ngạc
nhiên hoặc gây cản trở hoặc các thành viên này không rời khỏi doanh nghiệp một cách không
tự nguyện. Nelson và Winter (1982) không cho rằng các doanh nghiệp hoạt động trôi chảy vì
không có những mối quan tâm khác nhau hoặc xung đột nội bộ nảy sinh từ những người này.
Thay vào đó, điều này có thể là do sự kiểm soát. Tuy nhiên mặc dù các cơ chế cũng đóng một
vai trò rất quan trọng nhưng có giới hạn trong việc thực thi sự vận hành của các thông lệ, các
160


Chương 8. Thuyết tiến hóa doanh nghiệp
hệ thống kiểm soát thường để lại một khu vực tự do mà trong đó sự tuân thủ không thể bị ép
buộc nhưng nó là một vấn đề động cơ thúc đẩy. Để đảm bảo sự tuân thủ trong khu vực tự do
này, một “thỏa ước đình chiến ­ truce” giữa người lao động và người quản lý đã được thực
hiện, với hiệu quả là “khối lượng công việc thường xuyên được thực hiện, khiển trách và khen
tặng được thực hiện với tần suất thông thường và không có nhu cầu đã được thể hiện cho
những thay đổi lớn về các mối quan hệ” (Nelson và Winter 1982, trang 110).
3.3. Tiết kiệm nguồn lực trí tuệ
Các thông lệ vận hành giúp tiết kiệm các nguồn tài nguyên cho doanh nghiệp. Quan
trọng hơn hết là thông lệ vận hành giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên chi thức (economising on
cognitive resources). Tài nguyên tri thức rất khan hiếm (Simon, 1947; March và Olsen,
1989). Không phải tất cả các lựa chọn thay thế cũng như không phải mọi hậu quả của bất kỳ
một thay thế có thể được biết đến (March và Simon, 1958). Doanh nghiệp cũng không thể
đồng thời tham gia vào tất cả các hoạt động đạt được các mục tiêu cùn một lúc. Các thông lệ
vận hành giúp tiết kiệm khả năng xử lý thông tin khan hiếm và khả năng ra quyết định của các
đơn vị (Simon, 1947; Penrose, 1959). Thông lệ vận hành có thể giúp giảm chi phí quản lý: khi
các quy trình được thông lệ hóa, hợp đồng cũng trở nên ngày càng không cần thiết.
3.4. Giảm bất ốn
Ở trên đã nêu, các thông lệ vận hành giúp tiết kiệm các nguôn lực trí thức. Việc giải
phóng các nguồn lực tinh thần bằng các thông lệ vận hành cũn đóng góp quan trọng với khả
năng của những nhân tố tham gia thông lệ vận hành với sự phức tạp và sự bất ổn. Vì thông lệ

vận hành giải phóng các nguồn lực tinh thần, nên các nguồn lực này có khẳ năng hoạt động
ngay cả khi có vấn đề về việc đánh giá tất cả các lựa chọn thay thế trong thời gian cho phép và
mối quan hệ phương tiện ­ kết thúc không thể được làm rõ một cách chi tiết. Điều đó có nghĩa
là, trong điều kiện phức tạp và không chắc chắn: “… bất ổn càng lớn sẽ gây ra những hành vi
kiểm soát theo quy tắc để dự đoán những hiện tượng thường xảy ra có thể đoán trước được, vì
vậy bất ổn chính là căn cứ cơ bản cho hành vi có thể dự đoán trước” (Heiner, 1983, p. 570).
Kết quả thực nghiệm ủng hộ ý kiến rằng thông lệ vận hành thực sự có thể làm giảm sự
bất ổn, kể cả khi sự bất ổn này diễn ra mạnh mẽ. Các thông lệ vận hành giúp cho các cá nhân
có thể giảm sự phức tạp của quá trình ra quyết định các nhân một cách triệt để. Avery (1996)
phát hiện rằng “sự phát triển của thông lệ vận hành cá nhân được đi kèm với sự giảm xuống
của bất ổn và sự tang lên của niềm tin vào sự phù hợp của mô hình phản ứng điển hình”
(trang 3). Becker và Knudsen (2001) phân tích quá trình thông lệ hóa được thử nghiệm về
việc chống lại luồng thông tin tăng lên như một phương pháp đối phó với sự bất ổn. Kết quả
quan trọng nhất là kết quả này ủng hộ mạnh mẽ giả thuyết rằng việc phát triển của quá trình
thông lệ hóa sec giúp giảm sự bất ổn được nhận thức. Những kết quả nghiên cứu này ủng hộ
161


Học thuyết doanh nghiệp
mạnh mẽ ý kiến rằng thông lệ vận hành có thể được coi như là một biện pháp để giải quyết sự
bất ổn đặc biệt và sự bất ổn phổ biến.
3.5. Sức ỳ, ổn định và hạn chế và trợ giúp
Thông lệ vận hành trong doanh nghiệp có sức ỳ. Thông lệ được liên kết một cách chặt
chẽ với nhay và ngăn chặn những thay đổi trong tương lại có thể xảy ra đặc biệt ở cấp cơ sở.
Kết quả thực nghiệm cũng lại chỉ ra thông lệ vận hành mang lại sự ổn định cho các doanh
nghiệp và định hướng cho các hoạt động lặp đi lặp lại của doanh nghiệp (Knott và McKelvey,
1999). Ngược lại, một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng thông lệ vận hành là không hoàn
toàn trì trệ mà nó có khả năng kết hợp với những thay đổi. Thông lệ vận hành của doanh
nghiệp đóng góp cho cả hai mặt ổn định và thay đổi, và là một phần quan trọng trong khả
năng linh động của doanh nghiệp (Feldman và Rafaeli, 2002).

Một động lực nữa thúc đẩy tính ổn định là các kết nối mà thông lệ vận hành tạo ra giữa
con người (Feldman và Rafaeli 2002). Sự ổn định của thông lệ đóng một vai trò quan trọng:
nó cho phép cơ chế phản hồi để đánh giá những thay đổi, để so sánh, và để cải thiện, hay tổng
quát hơn, để học hỏi.
3.6. Sự thúc đẩy - Triggers - Khởi điểm
Thông lệ vận hành được tạo nên bởi các động lực thúc đẩy (March và Olsen, 1989;
Cohen, 1991). Sự thúc đẩy diễn ra theo hai cách: thông lệ vận hành được tạo nên bởi sự thúc
đẩy và thông lệ vận hành cũng tạo ra sự thúc đẩy cho thông lệ vận hành khác.
Việc áp dụng các thông lệ vận hành xảy ra theo quy trình: hình thành ­ áp dụng và phản
hồi. Các phản hồi này có tác dụng thúc đẩy hình thành nhữn thông lệ vận hành mới. Thông tin
phản hồi gồm 2 dạng: phản hồi tích cực và phản hồi tiêu cực. Kết quả thực nghiệm cho thấy
rằng phản hồi tiêu cực đóng vai trò như một động lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn phản hồi tích
cực (Avery, 1996). Những phản hồi tiêu cực sẽ tạo nên một động lực bắt buộc phải thay đổi
để trở thành tích cực cho các thông lệ vận hành trong khi các phản hồi tích cực sẽ khiến các
thông lệ vận hành duy trì tình trạng hiện tại, do đó so với các phản hồi tích cực thì các phản
hồi tiêu cực chính là động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho sự hình thành của các thông lệ vận hành.
Gián đoạn (có thể được hiểu như là một điều gì mong đợi không xảy ra hoặc là một điều
gì không mong đợi lại xảy ra bất ngờ) cũng có thể đóng vai trò như một sự thúc đẩy. Sự gián
đoạn trong thông lệ vận hành tạo ra những hệ quả sau đó mà những hệ quả này phụ thuộc vào
2 yếu tố: thứ nhât đó là mức độ tổ chức của quy trình nơi mà sự gián đoạn xảy ra và thứ 2 là
mức độ nghiêm trọng của sự gián đoạn này (Weick, 1990).
Sau những lần lặp đi lặp lại của những phản hồi tiêu cực và những gián đoạn này thì
động lực thúc đẩy sẽ được hình thành và tạo nên những thay đổi tại điểm xảy ra những phản
hồi tích cực và gián đoạn trong thông lệ vận hành.
162


Chương 8. Thuyết tiến hóa doanh nghiệp
3.7. Tri thức hiện hữu hóa
Thông lệ vận hành hiện hữu hóa vào tri thức (embodying knowledge). Theo Nelson và

Winter (1982), thông lệ hóa các hoạt động trong doanh nghiệp là hoạt động quan trọng nhất
của lưu trữ các kiến thức vận hành cụ thể của doanh nghiệp (trang 99). Thông lệ vận hành (và
các tổ hợp kỹ năng hỗ trợ) là một kho lưu trữ quan trọng của kiến thức của doanh nghiệp.
Điều này cũng chứng tỏ thông lệ vận hành hiện hữu hóa các tri thức của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN
Chương này đi sâu vào tìm hiểu bản chất và cơ chế của thông lệ vận hành trong doanh
nghiệp, một phần quan trọng trong thuyết tiến hóa của doanh nghiệp. Một trong những đặc
điểm quan trọng của thuyết tiến hóa doanh nghiệp là nó giải thích cho những hành vi áp dụng
của doanh nghiệp thông qua mối qua hệ giữa sự đởi mới và các cơ chế lựa chọn khác nhau.
Nó cho thấy rằng các hành vi và thông lệ dựa trên nguyên tắc có thể cung cấp một cơ sở hữu
ích cho thuyết tiến hóa của doanh nghiệp mà lien quan đến sự phát triển và thay đổi theo thời
gian . Tuy nhiên, thuyết tiến hóa của doanh nghiêp vẫn chỉ còn là một lý thuyết cơ bản giải
tích tại sao doanh nghiệp khác biệt và cung cấp phương tiện cho nghiên cứu về động lực của
sự phát triển và tiến hóa.

163



×