Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm FRMS cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tại xã khe mo, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HẠNG A VỪ
“TÌM HIỂU VÀ THỰC HIỆN CÁC BƯỚC ỨNG DỤNG
PHẦN MỀM FRMS CẬP NHẬT DỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG
TẠI XÃ KHE MO, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁINGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : ST&BTĐDSH
Lớp

: K47 - ST&BTĐDSH

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2015 - 2019

GVHD

: ThS. Lục Văn Cường

Thái Nguyên, năm 2019





i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nội
dung nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất
kỳ hình thức nào trước đây.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

ThS. Lục Văn Cường

Hạng A Vừ

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo đề tài thực tập tốt nghiệp này, trước hết em xin

gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Lâm nghiệp trường đại học Nông Lâm
Thái Nguyên lời cảm ơn chân thành.
Đặc biệt, em xin gửi đến thầy ThS. Lục Văn Cường, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn
sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của hạt Kiểm
lâm huyện Đồng Hỷ và các chú kiểm lâm địa bàn xã Khe Mo, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực
tiễn trong suốt quá trình thực tập tại địa bàn và đã giúp đỡ, cung cấp những số
liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích
trong việc học tập thực tiễn áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã
giảng dạy để giúp ích cho công việc sau này của bản thân.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập em không
tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ
thầy và các thầy cô trong khoa để bài báo thưc tập tốt nghiệp của em được
hoàn chỉnh hơn.
Sinh viên

Hạng A Vừ


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vii

Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................................... 3
2.1. Tổng quan khu vực thực tập....................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường ........................................ 3
2.1.2. Kinh tế, xã hội ......................................................................................... 5
2.1.3. Dân số, lao động - việc làm và thu nhập ................................................. 9
2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ GIS tại Việt Nam ................................... 9
2.3. Cơ sở pháp lý cập nhật diễn biến tài nguyên rừng................................... 14
2.3.1. Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng ............................ 14
2.3.2. Quyết định số 689/QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013 của Tổng cục Lâm
nghiệp về việc hướng dẫn xây dựng, biên tập bản đồ điều tra, kiểm kê rừng
dùng phần mềm MapInfo để biên tập, xây dựng bản đồ thành quả điều tra
kiểm kê rừng các cấp....................................................................................... 19


iv

2.3.3. Quyết định 589/QĐ-BNN-TCLN của tổng cục lâm nghiệp về ban hành
tạm thời phần mềm và quy định sử dụng phần mềm theo dõi diễn biến rừng và
đất lâm nghiệp ................................................................................................. 20
2.3.4. Quyết định số 4539/QD-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và PTNT về
việc ban hành chính thực việc sử dụng phần mềm cập nhật diễn biến rừng cho
công tác cập nhật diễn biến rừng..................................................................... 20
2.3.5. Thông tư 26/2017/TT-BNNPTNT của bộ nông nghiệp và phát triển nông

thôn về quy định theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng ..........21
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN28
3.1. Đối tượng và phạm vi thực hiện............................................................... 28
3.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 28
3.1.2. Phạm vi thực hiện.................................................................................. 28
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện ............................................................... 28
3.2.1. Địa điểm thực hiện ................................................................................ 28
3.2.2. Thời gian thực hiện ............................................................................... 28
3.3. Nội dung của đề tài .................................................................................. 28
3.4. Phương pháp tiến hành ............................................................................. 28
3.4.1. Phương pháp thu thật số liệu ngoại nghiệp ........................................... 28
3.4.2. Phương pháp xử lý nội nghiệp .............................................................. 32
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 33
4.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu .................. 33
4.1.1. Đánh giá theo diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục
đích sử dụng .................................................................................................... 33
4.1.2. Đánh giá tài nguyên rừng theo loài cây và cấp tuổi.............................. 35
4.2. Kết quả tìm hiểu các bước thực hiện cập nhật diễn biến tài nguyên rừng
tại xã Khe Mo - Huyện Đồng Hỷ .................................................................... 36


v

4.3. Một số kinh nghiệm khi thực hiện cập nhật diễn biến tài nguyên rừng .. 51
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Xác định phân loại trạng thái rừng ................................................. 30
Bảng 4.1. Đánh giá theo diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo
mục đích sử dụng ............................................................................ 34
Bảng 4.2. Diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi ...................... 35
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp xác định đặc điểm trạng thái rừng trước khi cập
nhập ................................................................................................. 36
Bảng 4.4. Tổng hợp biến động sau thiết kế khai thác tại xã Khe Mo, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 41
Bảng 4.5. Tổng hợp biến động sau thiết kế trồng rừng tại xã Khe Mo, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 44
Bảng 4.6. Danh sách các lô rừng có diễn biến ................................................ 48


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Đánh giá theo diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo
mục đích sử dụng ............................................................................ 33
Hình 4.2: Thông tin hành chính lô rừng trong FRMS .................................... 39
Hình 4.3: Lựa chọn loại diễn biến rừng - khai thác ........................................ 39
Hình 4.4: Xác nhận thông tin lô rừng ............................................................. 40
Hình 4.5: Kiểm tra lô rừng sau khi cập nhật diễn biến rừng .......................... 42
Hình 4.6: Lựa chọn loại diễn biến rừng – rừng trồng ..................................... 42
Hình 4.7: Xác nhận thông tin lô rừng ............................................................ 43
Hình 4.8: Kiểm tra thông tin lô rừng sau cập nhật.......................................... 43
Hình 4.9: Khởi động ứng dụng ....................................................................... 45

Hình 4.10: Cửa sổ đăng nhập .......................................................................... 45
Hình 4.11: Xem báo cáo.................................................................................. 46
Hình 4.12: Xuất dữ liệu báo cáo ..................................................................... 46



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành lâm nghiệp việt hiện nay đang đóng vai trò chủ chốt trong vấn
đề phát trển bền vững. Việc cập nhật diễn biến tài nguyên rừng là một vấn đề
cấp thiết, đăc biệt là việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới, cụ
thể là công nghệ GIS.
Cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tại Việt Nam hiện nay đã được áp
dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Từ năm 2013 đến nay, Tổng cục
Lâm nghiệp đã phối hợp với Phần Lan để thực hiện dự án cập nhật diễn biến
tài nguyên rừng. Mục tiêu của dự án này nhằm giúp cơ quan quản lý rừng lưu
trữ dữ liệu rừng, đất lâm nghiệp; theo dõi chi tiết những biến động của rừng,
đất lâm nghiệp; cung cấp dữ liệu kiểm kê rừng, cung cấp thông tin cập nhật về
tài nguyên rừng cùng với các diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên toàn quốc.
Lực lượng kiểm lâm, cán bộ phụ trách lâm nghiệp các cấp chịu trách nhiệm
cập nhật các dữ liệu vào hệ thống thông qua các thông tin diễn biến rừng tại
địa bàn. Thời điểm này, Tổng cục Lâm nghiệp đã cơ bản tích hợp vào hệ
thống cơ sở dữ liệu hiện trạng rừng, đất rừng trên toàn quốc, thay thế hoàn
toàn việc quản lý, lưu trữ theo hồ sơ giấy như trước đây.
Công tác cập nhật diễn biến tài nguyên rừng đòi hỏi sự cập nhật về
thông tin, về chuyên môn kỹ thuật của cán bộ thực hiện và còn gặp nhiều khó
khăn do những đặc thù của ngành lâm nghiệp nói chung.

Để củng cố lại những kiến thức đã học trên lớp, nâng cao hiểu biết về
các công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhằm phục vụ cho công việc sao này ra
trường, em tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng
dụng phần mềm FRMS cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tại xã Khe Mo,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.


2

1.2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài tập trung vào các mục tiêu chính sau đây:
+ Khái quát về công tác ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là công
nghệ GIS tại địa bàn.
+ Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin, truy
cập nhập diễn biến tài nguyên rừng tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ.
+ Rút ra một số bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình thực
hiện ứng dụng phần mềm FRMS trong cập nhật diễn biến tài nguyên rừng và đất
Lâm nghiệp.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
Giúp sinh viên củng cố kiến thức trên lớp vận dụng vào thực tiễn, tích
lũy kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình học tập, học hỏi và thực tế cùng
cán bộ tại cơ sở giúp cho sinh viên nâng cao năng lực, hoàn thiện vốn hiểu
biết để hoàn thành tốt công việc.
Vận dụng các kiến thức đã học như lâm sinh, cây rừng, đo đạc, thống kê,
điều tra rừng, quy hoạch lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý tài nguyên rừng vào thực tiễn sản xuất. Đồng thời có khả năng sử dụng các
dụng cụ trong quá trình giao đất lâm nghiệp như GPS, Mapinfo, QGIS…
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đánh giá được thực trạng những khó khăn thuận lợi từ thực tiễn đến

công tác cập nhật diễn biến tài nguyên rừng.
Hiểu biết và nắm bắt được kỹ thuật cập nhật diễn biến tài nguyên rừng.


3

Phần 2
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan khu vực thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Khe Mo là xã miền núi khó khăn của huyện Đồng Hỷ. Có vị trí địa lý:
- Phía Đông tiếp giáp với xã Văn hán huyện Đồng Hỷ.
- Phía Tây, Tây Bắc giáp xã Quang Sơn, thị trấn Sông Cầu huyện Đồng Hỷ.
- Phía Nam, Tây Nam tiếp giáp với xã Linh Sơn và xã Hóa Thượng
huyện Đồng Hỷ.
- Phía Bắc giáp xã La Hiên huyện Võ Nhai.
2.1.1.2. Đặc đểm địa hình, địa đảo
Xã Khe Mo thuộc vùng núi, tỷ lệ đồi núi chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên.
Nhìn chung xã có địa hình phức tạp, nhấp nhô không bằng phẳng, cơ cấu
đất chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ rất phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại
cây công nghiệp lâu năm như chè, các loại cây lâm nghiệp cung cấp lâm sản
cho nhu cầu kinh doanh công nghiệp và đời sống nhân dân, ngoài ra còn phù
hợp cho một số loại cây ăn quả.
2.1.1.3. Khí hậu thời tiết
Xã có khí hậu nhiệt đới thuộc tiểu vùng Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên,
mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nắng ẩm mưa nhiều.
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 23,8oC.
- Nhiệt độ cao trung bình cao 35oC - 37oC(tháng 6 - tháng 8), nhiệt độ
cao nhất là 40oC vào tháng 7, thường kèm theo mưa to.

- Nhiệt độ trung bình thấp nhất của năm xuống dưới 10oC (tháng 12 đến
tháng 1), thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ xuống dưới 8oC, có khi kèm theo
sương muối.


4

* Gió: Hướng gió chủ đạo: Gió Đông Nam về mùa hè, gió Đông Bắc về
mùa đông. Vận tốc gió trung bình 2m/s. Ngoài ra hàng năm vào mùa đông
còn chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa đông bắc.
* Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1600mm -1800mm. Mưa theo
mùa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa tập trung chủ yếu vào từ
cuối tháng 6  tháng 9, có đợt mưa kéo dài 2 - 3 ngày chiếm đến 70% lượng
mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Vào các tháng 1, 2
thường có mưa phùn và giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió mùa
Đông Bắc. Lượng mưa mùa khô thấp chỉ khoảng 17-24 mm.
* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình 80 - 90%. Độ ẩm tháng
cao nhất khoảng 90%, tháng thấp nhất 60%.
* Nắng: Số giờ nắng trung bình 1.600giờ - 1.800giờ/năm. Mùa hè
khoảng 6-7 tiếng/ngày, mùa đông 3-4 tiếng/ ngày.
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2011, tổng diện tích tự nhiên của xã
Khe Mo là 2967,76 ha, chiếm 6,63% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
Đất nông nghiệp của xã là nhóm đất có quy mô diện tích lớn nhất với
2603,2 ha, chiếm 87,72% tổng diện tích tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp (bao gồm cả đất ở) của xã là 341,66 ha chiếm
11,51%tổng diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: còn 22,9 ha chiếm 0,77% tổng diện tích đất tự nhiên.
*Tài nguyên nước

- Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt, có diện tích 25,4 ha chiếm 0.86%
tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa bàn xã. Diện tích này chủ yếu
do các hộ gia đình nuôi ở các ao hồ theo hình thức nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế
chưa cao.


5

* Tài nguyên rừng
Rừng sản xuất: diện tích là 1198,28 ha chiếm 40,38 % diện tích đất tự nhiên
* Tài nguyên khoáng sản
Xã Khe Mo có 69,67 ha phục vụ cho hoạt động khoáng sản.
2.1.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Lợi thế:
- Xã có nguồn tài nguyên đất phong phú, thích hợp cho phát triển lâm
nghiệp cũng như trồng cây lâu năm.
- Với chế độ mưa, nhiệt và ánh sáng thuận lợi để trồng lúa nước, tạo điều
kiện để nâng cao năng suất, sản lượng lương thực.
Hạn chế:
- Do địa hình chủ yếu là đồi núi do đó gây khó khăn cho việc đi lại, phát
triển kinh tế và giao lưu giữa các vùng trong khu vực.
2.1.2. Kinh tế, xã hội
2.1.2.1.Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GTSX có sự khac biệt lớn giữa ba ngành kinh tế.
Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất đặt 18,25%, ngành công nghiệp
- xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai đạt mức 12,99%, cuối cùng là
ngành nông - lâm - thủy sản tăng trưởng bình quân 4,81%/năm. Số liệu thống
kê cho thấy có sự bứt phá mạnh mẽ về tăng trưởng của các ngành dịch vụ và
ngành công nghiệp - xây dựng so với ngànhnông nghiệp.
2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tỷ trọng của ngành công nghiệp trong tổng GTSX tăng từ 47,25% năm
2012 lên 50,63% năm 2016. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 26,92% năm
2012 lên 29,49% năm 2016. Tỷ trọng của ngành nông-lâm-thủy sản giảm từ
25,83% năm 2012 xuống 19,88% năm 2016. Tỷ trọng khu vực phi nông
nghiệp tăng từ 74,17% năm 2012 lên 80,12 năm 2016.


6

2.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Nông, lâm nghiệp thủy sản:
Tổng quan chung về ngành nông - lâm - thủy sản so với quy hoạch 2012.
Gía trị sản xuất nông - lâm - thủy sản theo giá hện hành tiếp tục có sự gia
tăng liên tục qua các năm, đạt mức 2.011 tỷ đồng vào năm 2016 và 1.652 tỷ
đồng vào năm 2017.
Gá trị sản xuất nông lâm thủy sản (giá so sánh năm 2010) năm 2016 đạt
1.168 tỷ dồng, đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 2012-2015 là
4.81%/năm, năm 2017 giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) là 1.188 tỷ đồng.
Tốc độ tăng bình quân cao nhất là nganh lâm nghiệp (25%/năm) và
ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất (9,5%/năm),
ngành thủy sản có tốc độ tăng 13%/năm.
Về đảm bảo an ninh lương thực: Năm 2012, sản lượng lương thực bình
quân đầu người của huyện mới chỉ đạt 386 kg/người thì đến năm 2016 đạt
454 kg/người, đứng vị trí thứ 5 toàn tỉnh về sản lượng lương thực bình quân
đầu người (sau Võ Nhai: 762kg/người; Định Hóa: 578kg/người; Phú Bình:
555 kg/người; Đại Từ: 468 kg/người).
Năm 2017 sản lượng lương thực bình quân đầu người là511 kg/người.
- Trồng trọt:
Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng tăng do việc
chuyển đổi diện tích đất chưa sự dụng và một hần diện tích đất rừng nghèo;

bên cạnh đó, việc đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu
thụ vào sản xuất, đã làm tăng hiệu quả trồng trọt trên một ha đất nông nghiệp,
giá trị sản xuất sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp từ 62 triệu đồng/ha (năm
2012) tăng lên 86 triệu đồng/ha (năm 2016), bằng 95% mức trung bình toàn
tỉnh. Năm 2017 sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, giá trị sản phẩm trên 1
ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 92 triệu đồng/ha (tỉnh Thái Nguyên là 91,4
triệu đồng/ha).


7

- Lâm nghiệp:
Đất rừng sản xuất: Diện tích 18.809,39 ha, chiến 41,39%tổng diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Văn Hán 3.851,73 ha; Hợp Tiến 3.733,09 ha; xã
Cây Thị 2.995,44 ha; xã Tân Lợi 198,69 ha; xã hòa bình 171,65 ha.
Đất rừng phòng hộ: Diện tích 5.143,55 ha, chiếm 11,93% tổng diệ tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Văn Lăng 3.450,00 ha; xã Tân Long 1.356,57 ha;
xã Cây Thị 236,93 ha; xã Tân Lợi 198,68 ha; xã hòa bình 171,56 ha.
- Chăn nuôi:
Năm 2016 giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi theo giá hiện hành đạt
920.694 triệu đồng cao gấp 1,63 lần so với năm 2012, chiếm tỉ trọng 49,09%
trong ngành nông nghiệp.
Giai đoạn 2012-2016, ngành chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng
17,1%/năm (ngành trồng trọtcó tốc độ tăng là 1,8%). Đồng Hỷ phát triển chăn
nuôi theo các mô hình trang trại chăn nuôi gà, lợn, trong đó chủ yếu là chăn
nuô gia công theo mô hình liên kết... Năm 2017 (sau khi điều chỉnh địa giới
hành chính) Đồng Hỷ có 87 trang trại (tăng 03 trang trại so với năm 2026),
trong đó có 74 trang trại gà (chiến 86% tổng số trang trại của huyện), 13 trại
lợn, ngoài ra cònnhiều điểm chăn nuôi gia trại quy mô nhỏ. Quy mô bình
quân của các trang trại là 1,55 ha/trang tai, tạo việc làm cho 338 lao động.

50,5% số trang trại của Đồng Hỷ có tổng số vốn đầu tư dưới 2 tỷ, 18,1% số
trang trại có tổng số vốn đầu tư từ 2-3 tỷ; trang trại có vốn đầu tư 3-4 tỷ chiếm
13,1% và trang trại có vốn trên 4 tỷ chiếm 18,1%.
- Thủy sản:
Thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành
nông lâm thủy sản nhưng dần đã trở thành một phân ngành sản xuất quan
trọng trong nông nghiệp và bước đầu đã mang tính sản xuất hàng hóa. Tổng
diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản không có sự thay đáng kể, tăng từ


8

204 ha năm 2012 lên 252 ha năm 2016 tập trung chủ yếu ở Văn Hán, Khe
Mo, Sông Cầu. Sản lượng thủy sản năm 2016 của toàn huyện là 422 tấn (năm
2017 là 400 tấn) cao hơn 80 tấn so với năm 2012 trong đó trên 98% là thủy
sản nuôi trồng.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Về tốc đọ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất
ngành công nghiệp trong cả thời kỳ 2012-2016 đạt 17,19%. Công nghiệp có
bước phát triển khá, duy trì tốc đọ tăng trưởng cao, gá trị sản xuất của ngành
công nghiệp - xây dựng (giá so với năm 2010) năm 2017 đạt khoảng 2.098 tỷ
đồng. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 (giá so với năm 2010)
đạtb 1.348 tỷ đồng.
- Ngành dịch vụ - thương mại:
Giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) ngành dịch vụ năm 2016 đạt
1.476 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất giai đoạn
2011-2015 đạt 16%, năm 2017 đạt 233 tỷ đồng (số liệu sau khi điều chỉnh địa
giới). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng mạnh, từ
24,8%/năm gai đoạn 2011-215, đạt mức 1.076 tỷ đồng vào năm 2016, năm
2017 đạt 717 tỷ đồng.

Năm 2017 có khoảng 5.358 cơ sở hoạt động thương mại dịch vụ bao
gồm cả thương nghiệp nhà nước, tư nhân và cá thể, thu hút một lượng lớn
lựclượng lao động.
Mạng lưới chợ: Hiện nay địa bàn huyện Đồng Hỷ có 11 chợ, các chợ này
điều là chợ loại III. Trong tổng số 15 xã trên địa bàn, có 11 xã có chợ đang
hoạt động (Trại Cao, Cây Thị, Hòa Bình, Hóa Thượng, Hợp Tiến, Khe Mo,
Nam Hòa, Quang Sơn, Văn Hán, Minh Lập, Sông Cầu), trong đó có 1 chợ
tạm (xã Cây Thị) và 4 xã chưa có chợ Là Tân Lơi, Văn Lăng, Tân Long và
Hóa Trung.


9

2.1.3. Dân số, lao động - việc làm và thu nhập
2.1.3.1. Dân số
Quy mô dân số: Dân số trung bình của huyện đồng hỷ (sau chia tách)
tính đến hết năm 2017 là 89.151 người chiếm 7,6% tổng dân số toàn tỉnh
(trước khi chia tách là 9,2%) mật độ dân số đạt 209 người/km2 năm 2017 thấp
hơn nhiều mật độ dân số toàn tỉnh (toàn tỉnh 353 người/km2) dồng hỷ là 1
trong 3 huyện có dan số thấp nhất toàn tỉnh (huyện võ nhai 80 người/km2;
định hóa là 172 người/km2) dan số phân bố không đều tập trung đông ở những
nơi thuận tiện cho việc sinh hoạt , sản xuất,giao thông..., xã có dân số đông
nhất là hóa thượng (839 người/km2) trại cau (602 người/km2) xã có mật độ
dân số thấp nhất là văn lăng (77 người/km2).
2.1.3.2. Lao động - việc làm
Nguồn lao động trẻ dồi dào chiếm đến 65% dân số. lực lượng lao dộng
trong huyệ còn trẻ lao dộng dưới 45 tuổi chiếm 75%, đây là nguồn lao động
trong thời kỳ sung sức, đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phát triển của các
nghành kinh tế xã hội.
2.1.3.3. Thu nhập và mức sống

Thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2017 45,79 triệu đồng
2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ GIS tại Việt Nam
GIS được du nhập vào Việt Nam thông qua khuôn khổ hợp tác quốc tế
về GIS hoặc các dự án có liên quan đến GIS. Ngày nay GIS đang được ứng
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của kinh tế - xã hội.
GIS được hình thành từ các ngành khoa học: Địa lý, Bản đồ, Tin học và
Toán học.
GIS là một hệ thống thông tin địa lý là một tập hợp có tổ chức, bao gồm
hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người, được
thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích, và


10

hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý.
Thành phần của GIS gồm:
Phần cứng: bao gồm máy tính và các thiết bị ngoại vi.
Phần mềm: là bộ não của hệ thống, phần mềm GIS rất đa dạng và có thể
chia làm 3 nhóm (nhóm phần mềm quản đồ họa, nhóm phần mềm quản trị bản
đồ và nhóm phần mềm quản trị, phân tích không gian).
Dữ liệu: bao gồm dữ liệu không gian (Spatial data) và dữ liệu thuộc tính
(Attribute). Dữ liệu không gian miêu tả vị trí địa lý của đối tượng trên bề mặt
Trái đất. Dữ liệu thuộc tính miêu tả các thông tin liên quan đến đối tượng, các
thông tin này có thể được định lượng hay định tính.
Các chính sách quản lý: Một phần quan trọng để đảm bảo sự hoạt động
liên tục và có hiệu quả của hệ thống phục vụ cho mục đích của người sử dụng.
Con người: Trong GIS, thành phần con người là thành phần quan trọng
nhất bởi con người tham gia vào mọi hoạt động của hệ thống GIS (từ việc xây
dựng cơ sở dữ liệu, việc tìm kiếm, phân tích dữ liệu…). Có 2 nhóm người
quan trọng là người sử dụng và người quản lý GIS.

GIS có 5 chức năng chủ yếu:
Thu thập dữ liệu: Là công việc khó khăn và nặng nề nhất trong quá trình xây
dựng một ứng dụng GIS. Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như
dữ liệu đo đạc từ thực địa, dữ liệu từ các loại bản đồ, dữ liệu thống kê…
Thao tác dữ liệu: Vì các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn có định
dạng khác nhau và có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được
chuyển dạng và thao tác theo một số cách để tương thích với hệ thống. Ví dụ:
các thông tin địa lý có giá trị biểu diễn khác nhau tại các tỷ lệ khác nhau (lớp
dân cư trên bản đồ địa chính được thể hiện chi tiết hơn trong bản đồ địa hình).
Trước khi các thông tin này được tích hợp với nhau thì chúng phải được
chuyển về cùng một tỷ lệ (cùng mức độ chi tiết hoặc mức độ chính xác). Đây


11

có thể chỉ là sự chuyển dạng tạm thời cho mục đích hiển thị hoặc cố định cho
yêu cầu phân tích.
Quản lý dữ liệu: Là một chức năng quan trọng của tất cả các hệ thông tin
địa lý. Hệ thống thông tin địa lý phải có khả năng điều khiển các dạng khác
nhau của dữ liệu đồng thời quản lý hiệu quả một khối lượng lớn dữ liệu với
một trật tự rõ ràng. Một yếu tố quan trọng của GIS là khả năng liên kết hệ
thống giữa việc tự động hóa bản đồ và quản lý cơ sở dữ liệu (sự liên kết giữa
dữ liệu không gian và thuộc tính của đối tượng). Các dữ liệu thông tin mô tả
cho một đối tượng bất kỳ có thể liên hệ một cách hệ thống với vị trí không
gian của chúng. Sự liên kết đó là một ưu thế nổi bật của việc vận hành GIS.
Truy vấn dữ liệu: Khi đã xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu GIS
thì người dùng có thể hỏi các câu hỏi đơn giản như:
+ Thông tin về thửa đất: Ai là chủ sở hữu của mảnh đất? Thửa đất rộng
bao nhiêu m2?
+ Tìm đường đi ngắn nhất giữa hai vị trí A và B?

+ Thống kê số lượng cây trồng trên tuyến phố?
+ Hay xác định được mật độ diện tích trồng cây xanh trong khu vực đô
thị?…
GIS cung cấp khả năng hỏi đáp, tìm kiếm, truy vấn đơn giản “chỉ nhấn
và nhấn” và các công cụ phân tích dữ liệu không gian mạnh mẽ để cung cấp
thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hỗ trợ ra quyết định cho
những nhà quản lý và quy hoạch.
Hiển thị dữ liệu: GIS cho phép hiển thị dữ liệu tốt nhất dưới dạng bản đồ
hoặc biểu đồ. Ngoài ra còn có thể xuất dữ liệu thuộc tính ra các bảng excel,
tạo các bản báo cáo thống kê, hay tạo mô hình 3D, và nhiều dữ liệu khác
Ứng dụng của GIS trong quản lý tài nguyên rừng: Trong quản lý tài
nguyên rừng GIS đóng vai trò rất quan trọng, nó giúp cho chúng ta dễ ràng


12

cập nhập dữ liệu, theo dõi diễn biến, xác định trạng thái của loại rừng...
Một số phần mềm GIS phổ biến hiện nay trong quản lý tài nguyên rừng
Giới thiệu chung về phần mềm QGIS
QGIS (tên gọi trước đây là Quantum GIS) là một phần mềm GIS mã
nguồn mở được bắt đầu xây dựng từ năm 2002 và được phát triển nhanh chóng
với một cộng đồng phát triển lớn trên cơ sở tự nguyện. Đây là phần mềm tương
đối mạnh và dễ sử dụng, chạy được trên các hệ điều hành:Windows, Mac OS X,
Linux, BSD và Android và bao gồm các ứng dụng cho:
QGIS Desktop: Tạo lập, chỉnh sửa, hiển thị, phân tích và xuất bản thông
tin địa không gian.
QGIS Browser: Duyệt và xem nhanh dữ liệu và siêu dữ liệu cũng như
kéo và thả dữ liệu từ kho dữ liệu này sang kho dữ liệu khác.
QGIS Server: Xuất bản QGIS project với các lớp dữ liệu thông qua các dịch
vụ WMS và WFS theo chuẩn OGC. Có khả năng kiểm soát lựa chọn các thuộc

tính hoặc cách bố trí bản đồ và hệ tọa độ của những lớp dữ liệu khi xuất bản.
QGIS Web Client: Cho phép dễ dàng xuất bản QGIS project lên Web
với thư viện các kí hiệu, nhãn phong phú cũng các cách kết hợp các đối tượng
để tạo bản đồ Web ấn tượng;
QGIS on Android (beta!): Phiên bản thử nghiệm đang được hoàn thiện
để sử dụng QGIS trên các thiết bị chạy Android.
Phần mềm FRMS: Là phần mềm cập nhật diễn biến tài nguyên rừng do
dự án phát triển hệ thống thông tin địa lý ngành lâm nghiệp tại Việt Nam hỗ trợ
Tổng cục Lâm nghiệp xây dựng do chính phủ Việt Nam và chính phủ Phần Lan
tài trợ.
Mục đích, yêu cầu của Phần mềm cập nhật diễn biến rừng:
Phần mềm cập nhật diễn biến rừng (sau đây gọi là Phần mềm) được xây
dựng để phục vụ công tác cập nhật diễn biến rừng; chi trả dịch vụ môi trường


13

rừng và quản lý rừng trên toàn quốc. Phần mềm cho phép người dùng cập nhật
diễn biến trạng thái của lô rừng, đồng bộ kết quả cập nhật lên hệ thống dữ liệu
trung tâm trong máy chủ của Tổng cục Lâm nghiệp, đồng thời có thể kết xuất
báo cáo, bản đồ hiện trạng rừng của các cấp xã, huyện, tỉnh và toàn quốc.
Yêu cầu của Phần mềm là người dùng có thể cập nhật diễn biến của lô
rừng, đồng bộ dữ liệu, kết xuất các báo, bản đồ ở bất kỳ thời điểm nào trong
năm để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và báo cáo cuối năm
dùng cho việc công bố hiện trạng rừng của các cấp xã, huyện, tỉnh cũng như
toàn quốc.
Diễn biến tài nguyên rừng là sự thay đổi trạng thái rừng hay lâm phần
rừng do các nguyên nhân: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Khai thác; Cháy
rừng; tác động lâm sinh.
Phần mềm MapInfo

MapInfo (Pitney Bowes Software Inc. - ): Là
một giải pháp phần mềm GIS thân thiện với người sử dụng. Ngay từ đầu,
hãng đã chủ trương xây dựng các phần mềm GIS có hiệu quả, với các chức
năng phân tích không gian hữu ích cho các hoạt động kinh doanh, quản lý
nhưng không cồng kềnh và không phức tạp hóa bởi những chức năng không
cần thiết, giao diện đơn giản và dễ hiểu, đồng thời giá cả phải phù hợp với đại
đa số người sử dụng. Phiên bản gần đây là MapInfo Professional 11 cũng vẫn
duy trì truyền thống này - có thể chạy trên các hệ điều hành thông thường như
Windows XP, Windows 2000, Windows NT+SP6, Windows 98 SE, Windows
2003 Server với Terminal Services và Citrix.
ArcGIS là dòng sản phẩm hỗ trợ trong hệ thống thông tin địa lý (GIS)
của ESRI. Tùy mức độ đăng ký bản quyền mà ArcGIS sẽ ở dạng ArcView,
ArcEditor, ArcInfo. Trong đó ArcInfo có chi phí bản quyền lớn nhất và nhiều
chức năng nhất


14

Vì GIS được thiết kế như một hệ thống chung để quản lý dữ liệu không
gian, nó có rất nhiều ứng dụng trong việc phát triển đô thị và môi trường tự
nhiên như là: Quy hoạch đô thị, quản lý nhân lực, nông nghiệp, điều hành hệ
thống công ích, lộ trình, nhân khẩu, bản đồ, giám sát vùng biển, cứu hoả và
bệnh tật. Trong phần lớn lĩnh vực này, GIS đóng vai trò như là một công cụ
hỗ trợ quyết định cho việc lập kế hoạch hoạt động.
2.3. Cơ sở pháp lý cập nhật diễn biến tài nguyên rừng
2.3.1. Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng
Thông tư này quy định về tiêu chí xác định rừng và hệ thống phân loại
rừng phục vụ cho công tác điều tra, kiểm kê, thống kê rừng, quy họach bảo vệ
và phát triển rừng, quản lý tài nguyên rừng và xây dựng các chương trình, dự

án lâm nghiệp.
Đối tượng áp dụng bao gồm: Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc
quản lý rừng và đất lâm nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quy định tại
thông tư này; Áp dụng cho toàn bộ diện tích rừng, bao gồm cả rừng tập trung
và cây rừng trồng phân tán trên phạm vi toàn quốc.
Tiêu chí xác định và phân loại rừng theo thông thư 34, phân loại rừng
theo mục đích sử dụng gồm 3 loại rừng sau đây:
* Rừng phòng hộ
* Rừng đặc dụng
* Rừng sản xuất
* Rừng tự nhiên: Là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái
sinh tự nhiên.
- Rừng nguyên sinh: Là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người,
thiên tai; Cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định.
- Rừng thứ sinh: Là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới


15

mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi.
- Rừng phục hồi: Là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất
đã mất rừng do nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt;
- Rừng sau khai thác: Là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác.
* Rừng trồng: Là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm:
- Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng;
- Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có;
- Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.
Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng
loại cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau.
Phân loại rừng theo điều kiện lập địa

* Rừng núi đất: là rừng phát triển trên các đồi, núi đất.
* Rừng núi đá: là rừng phát triển trên núi đá, hoặc trên những diện tích
đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.
* Rừng ngập nước: là rừng phát triển trên các diện tích thường xuyên
ngập nước hoặc định kỳ ngập nước.
- Rừng ngập mặn: là rừng phát triển ven bờ biển và các cửa sông lớn có
nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ.
- Rừng trên đất phèn: là rừng phát triển trên đất phèn, đặc trưng là rừng
Tràm ở Nam Bộ.
- Rừng ngập nước ngọt: là rừng phát triển ở nơi có nước ngọt ngập
thường xuyên hoặc định kỳ.
* Rừng trên đất cát: là rừng trên các cồn cát, bãi cát.
Phân loại rừng theo loài cây:
* Rừng gỗ: là rừng bao gồm chủ yếu các loài cây thân gỗ.
- Rừng cây lá rộng: là rừng có cây lá rộng chiếm trên 75% số cây.
+ Rừng lá rộng thường xanh: là rừng xanh quanh năm;


×