Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

chân dung thủ lĩnh chính trị tiêu biểu nghiên cứu trường hợp tập cận bình- Tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.25 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
Tập Cận Bình là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng và gây
được tiếng vang rất lớn đối với không chỉ đất nước Trung Quốc và còn trong
phạm vi trên toàn thế giới song song với vị trí và vai trò ngày càng tăng của
Trung Quốc . Những chính sách, vấn đề mà ông đã thực hiện và đưa ra luôn
thu hút được đông đảo giới học giả, các nhà chính trị, các chính khác quan
tâm và bình luận.
Kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đạt được một số tiến triển
trong việc thúc đẩy vị thế toàn cầu của Trung Quốc cũng như hình ảnh ông
với tư cách nhà lãnh đạo thế giới, như tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh nhóm
các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20). Ông Tập Cận Bình cũng gây chú
ý bởi những sáng kiến như chiến lược “Một vành đai, một con đường”, việc
thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, thông qua thỏa thuận Paris
về biến đổi khí hậu...
Dù vậy, cái gọi là “chính sách ngoại giao láng giềng” của ông Tập Cận
Bình gặp nhiều thất bại. Những căng thẳng này cho thấy sự nghi ngờ đang lan
rộng trong các nước láng giềng về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhiều nước
cũng không muốn chấp nhận vai trò lãnh đạo của Bắc Kinh.
Trong nước, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng gặp không ít
thách thức. Nếu ông không thể đảo ngược đà sụt giảm của tăng trưởng kinh
tế, khả năng của ông trong việc hiện thực hóa những mục tiêu kinh tế - xã hội
đề ra sẽ bị đánh dấu hỏi. Chưa hết, Bắc Kinh đang chật vật cải cách công ty
nhà nước.
Từ những vấn đề lý luận cũng như những vấn đề thực tiễn nêu trên việc
nghiên cứu về chân dung của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là điều hết
sức cần thiết đối với các học viên của chuyên ngành Chính trị học phát triển,
do vậy em đã lựa chọn đề tài: “Chân dung thủ lĩnh chính trị tiêu biểu Nghiên cứu trường hợp Tập Cận Bình” để làm đề tài tiểu luận kết thúc môn
Chân dung thủ lĩnh chị với mong muốn hiểu rõ hơn về những thành tựu và
hạn chế của Tập Cận Bình trong quá trình lãnh đạo Trung Quốc trong những
năm qua.
1




NỘI DUNG
Chương 1:
BỐI CẢNH TRUNG QUỐC GIỮA THẾ KỶ XX VÀ ĐẦU THẾ KỶ XXI
Ngày 1 - 10 - 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức
thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông. Thắng lợi này đã chấm dứt
hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa nước Trung
Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự kiện
này đã tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ Âu sang Á và ảnh hưởng sâu
sắc tới phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
Sau khi hoàn thành các mạng dân tộc dân chủ, nhiệm vụ trọng tâm của
nhân dân Trung Quốc là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát
triển kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục.
Từ năm 1950, nhân dân Trung Quốc bước vào giai đoạn khôi phục
kinh tế, tiến hành những cải cách quan trọng: cải cách ruộng đất và hợp tác
hóa nông nghiệp, cải tạo công - thương nghiệp tư bản tư doanh, tiến hành
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục,... Đến cuối
năm 1952, công cuộc khôi phục kinh tế đã kết thúc thắng lợi. Từ năm 1953,
Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên ( 1953 - 1957 ). Nhờ nỗ lực
lao động của toàn dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoạch 5 năm đã thu
được những thành tựu to lớn. Bộ mặt Trung Quốc có nhiều thay đổi rõ rệt.
Trong những năm 1953 - 1957, 246 công trình đã được xây dựng và đưa vào
sản xuất; đến năm 1957, sản lượng công nghiệp tăng 140 %, sản lượng nông
nghiệp tăng 25 % ( so với năm 1952 ). Các nghành công nghiệp nặng như chế
tạo cơ khí, luyện kim, điện lực, khai thác than,... phát triển nhanh. Trung
Quốc đã tự sản xuất được 60 % máy móc cần thiết. Trong mười năm đầu xây
dựng chế độ mới, tổng sản lượng công - nông nghiệp tăng 11,8 lần; riêng
công nghiệp tăng 10,7 lần. Nền văn hóa - giáo dục cũng đạt được những
bước tiến vượt bậc. Đời sống nhân dân được cải thiện.

2


Trong những năm 1949 - 1959, Trung Quốc thi hành chính sách ngoại
giao tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào
cách mạng thế giới. Địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.
Ngày 14 - 2 - 1950, Trung Quốc kí với Liên Xô Hiệp ước hữu nghị,
đồng minh và tương trợ Trung - Xô và nhiều hiệp ước kinh tế, tài chính khác;
phái quân chí nguyện sang giúp nhân dân Triều Tiên chống Mĩ ( 1950 1953 ); tham gia Hội nghị các nước Á - Phi tại Băng-đung ( 1955 ); giúp đỡ
nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, ủng hộ các nước Á, Phi và Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong thập niên đầu sau khi
cách mạng thắng lợi, địa vị của Trung Quốc đã được nâng cao trên trường
quốc tế.
Công cuộc cải cách mở cửa 1978 - 2000
Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vạch ra
đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội. Đường lối này
được nâng lên thành đường lối chung qua Đại hội XII (9 - 1982), đặc biệt là
đại hội XIII của Đảng (10 - 1987): lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản:Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.
Kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sán Trung Quốc. Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Mao Trạch
Đông.
Tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện
đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc với mục tiêu
biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
Sau 20 năm (1979 - 1998), nền kinh tế Trung Quốc có bước tiến nhanh
chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước
( GDP) tăng trung bình hàng năm trên 8 %, đạt giá trị 7.974 tỉ nhân dân tệ,
đứng thứ 7 thế giới. Năm 2000, GDP của Trung Quốc vượt ngưỡng nghìn tỉ
đôla Mĩ ( USD ), tức là đạt 1.072 tỉ USD (ương đương 8.900 tỉ nhân dân tệ).

3


Tổng giá trị xuất khẩu năm 1997 lên tới 325,06 tỉ USD (gấp 15 lần so với năm
1978 là 20,6 tỉ USD), riêng năm 2001 đạt 326 tỉ USD chiếm 5 % tổng giá trị
hàng hóa xuất khẩu của thế giới. Cơ cấu tổng thu nhập trong nước theo khu
vực có sự thay đổi lớn, từ chỗ lấy nông nghiệp làm chủ yếu, thì đến năm 1999
thu nhập nông nghiệp chỉ chiếm 15 %, trong khi đó công nghiệp tăng lên 35
%, dịch vụ 50 %. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt: từ năm 1978 đến
năm 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng từ 133,6 lên 2
090,1 nhân dân tệ, ở thành thị từ 343,4 lên 5 160,3 nhân dân tệ.
Năm 1964, Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử. Từ năm 1922,
chương trình thám hiểm không gian được thực hiện. Từ tháng 11 - 1999 đến
tháng 3 - 2003, Trung Quốc đã phóng với chế độ tự động 4 con tàu Thần Châu
và ngày 15 - 10 - 2003, tàu Thần Châu 5 cùng nhà du hành Dương Vĩ Lợi đã
bay vào không gian vũ trụ. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia
thứ ba trên thế giới ( sau Nga và Mĩ ) có tàu cùng với người bay vào vũ trụ.
Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã bình thường hóa quan
hệ với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a; khôi phục quan hệ
ngoại giao với In-đô-nê-xi-a; thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước, mở
rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nươc trên thế giới, có nhiều đóng góp
trong công việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với Hồng Công (7 - 1997) và Ma
Cao (12 - 1999). Những vùng đất này trở thành khu hành chính đặc biệt của
Trung Quốc, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

4


Chương 2:

CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN QUYỀN LỰC CỦA TẬP CẬN BÌNH
2.1. Gia đình, quê hương
Ông Tập Cận Bình, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1953 tại Bắc Kinh, là con
trai cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, gia đình gốc ở Phú
Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc
Ông Tập Trọng Huân sinh ngày 15/10/1913 tại gia trang ở Phú Bình,
Thiểm Tây. Ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc tháng
5/1926 và Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1928.
Tập Trọng Huân giữ chức Phó Thủ tướng Trung Quốc từ năm 1959 đến
năm 1962, và là Bí thư tỉnh Quảng Đông từ 1979 đến 1981. Ông là người có
đóng góp lớn cho Trung Quốc, đầu tiên là dẫn dắt các nhà lãnh đạo tương lai
của Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo.
Năm 1962, Tập Trọng Huân mất dần ảnh hưởng của mình tại Đảng
Cộng sản Trung Quốc vì được xem là không theo phe Mao Trạch Đông. Sau
đó ông ít khi xuất hiện trước công chúng. Ông mất ngày 24/5/2002.
Lúc mới sinh, cậu bé Tập Cận Bình được sống trong điều kiện nhung
lụa như mọi con cái các lãnh tụ Trung Quốc. Ông được gửi vào nhà trẻ nội trú
sang trọng dành cho con cái các cán bộ lãnh đạo cao cấp. Đến năm 8 tuổi, ông
được đưa vào học tại một trường danh giá, nhưng sau khi bố ông bị bắt, nhà
cửa bị lục soát, tài sản gia đình bị tịch thu, ông phải chuyển tới ở một khu
chung cư của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
2.2. Thời học sinh, sinh viên
Vào tháng 12/1966, giai đoạn cao trào của cuộc “Đại cách mạng Văn
hóa vô sản”, chàng thiếu niên Tập Cận Bình bị cuốn hút bởi nhiệt huyết tuổi
trẻ, đã quyết định gia nhập lực lượng Hồng Vệ Binh của trường. Nhưng chẳng
bao lâu, cậu bị cho là không trung thực vì thuộc thành phần “băng nhóm phản
động”, một cách gọi để chỉ những thành viên của các gia đình “kẻ thù của
Mao Chủ tịch” cần phải thanh trừng.
5



Tuy không bị xử bắn, nhưng cậu thiếu niên 13 tuổi đã bị thẩm vấn
nhiều lần, bị nhốt vào nhà giam, bị đưa đi “trại giáo dưỡng” dành cho những
trẻ em vị thành niên. Cậu thường bị bỏ đói, đi lang thang ngoài phố như kẻ ăn
mày. Cuối cùng cậu bé gầy gò đã bỏ trốn thành công về nhà bà nội tại làng
Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây. Hàng ngày cậu được bà cho uống sữa dê và nhờ đó
mà cậu được cứu sống.
Vào tháng 12/1968, theo chỉ thị của Mao Chủ tịch, các thanh niên trí
thức cần phải về nông thôn để giúp đỡ những người nông dân nghèo khó. Chỉ
ít tháng sau, chàng thanh niên Tập Cận Bình cùng hàng nghìn thanh niên trí
thức Bắc Kinh được cử tới những làng xóm hẻo lánh của một trong những
tỉnh nghèo nhất Trung Quốc, Thiểm Tây.
Người dân địa phương tỏ ra không có thiện cảm với những trí thức
thành thị, dù rằng họ cũng phải làm việc cật lực trên cánh đồng. Trong một
cơn thất vọng, Tập Cận Bình đã bỏ trốn về Bắc Kinh với mẹ. Nhưng một lần
nữa cậu lại bị bắt vào trại giáo dưỡng. Sau nửa năm, cậu được tha bổng và
đưa trở lại Thiểm Tây.
Làng Lương Gia Hạ, một ngôi làng ở miền núi, nhiều năm đã trở thành
ngôi nhà của Tập Cận Bình. Tại đây, cậu được học cách cày ruộng, mang
vác rơm rạ, than củi, đắp đê. Cậu được rèn luyện, trở thành một người đàn
ông thực thụ, cao lớn và khỏe mạnh, có thể mang vác cả một tải thóc nặng
50-100kg đi trên đường núi gập ghềnh. Một chàng trai chịu khó, chăm chỉ
và có văn hóa đã dần dần chiếm được tình cảm của người dân địa phương.
Chính cuộc sống nghèo khó ở nông thôn đã rèn luyện chàng thanh niên trở
thành một con người có đầy đủ những phẩm chất mạnh mẽ cả bên trong lẫn
bên ngoài.
Sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc, chàng thanh niên Tập Cận Bình lại
chúi đầu vào những cuốn sách mà cậu tìm được trong một chiếc hòm gỗ cũ kỹ
nằm ở góc nhà. Cậu khao khát muốn làm được một việc gì đó cho dân làng
quê hương của cậu.

6


Chàng thanh niên nghị lực luôn khát khao được học tiếp. Năm 1973,
người ta bắt đầu xét duyệt cho những thanh niên Bắc Kinh bị đưa đi lao động
ở nông thôn được học tại chức tại ĐH Thanh Hoa, một trong những trường
ĐH danh tiếng nhất Trung Quốc. Địa phương nơi Tập Cận Bình lao động
được phân bổ hai chỉ tiêu và Tập Cận Bình giành được một suất. Rất may,
cũng trong năm này, bản án “phản cách mạng” của bố ông, Tập Trọng Huân,
đã được xét lại và hủy bỏ. Tập Cận Bình như trút bỏ được một gánh nặng,
được kết nạp đảng năm 1974 và được bầu làm Bí thư chi bộ. Tập Cận Bình đã
được cử tuyển vào đại học danh tiếng Thanh Hoa, Bắc Kinh.
Những năm tháng trong trường đại học
Năm 1975, sau 7 năm lao động “khổ sai” tại nông thôn, Tập Cận Bình
được vào học tại khoa Hóa - Công nghệ ĐH Thanh Hoa, Bắc Kinh trên cơ sở
chỉ tiêu dành cho “đại diện của tầng lớp công nhân, nông dân và quân đội”.
Tuy nhiên việc học tập của Tập chưa thể bắt đầu ngay vì trong những ngày
này trong cả nước và tại ĐH Thanh Hoa đang diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp
và chiến dịch “phê phán Đặng Tiểu Bình, chống xu hướng Tả khuynh tìm
cách xét lại các bản án cũ”. Tất nhiên trong bối cảnh đó, việc học tập phải
hoãn lại.
Cuối cùng thì năm học cũng bắt đầu. Vào tháng 1/1976, Thủ tướng Chu
Ân Lai mất sau nhiều tháng bị bệnh nặng. Tình hình chính trị nội bộ Trung
Quốc khá phức tạp. Trước ngày Tết Thanh minh (4/4) người dân Bắc Kinh
nhất là thanh niên, sinh viên đã xuống đường kéo về quảng trường Thiên An
Môn. Lúc đầu mọi người tuần hành trong hòa bình, rồi xuất hiện biểu ngữ chỉ
trích Mao Chủ tịch.
Tháng 11/1978, tại Hội nghị Trung ương, Đặng Tiểu Bình nêu lên chiến
lược “cải cách và mở cửa”. Cuộc sống của người dân đã tốt hơn. Mọi người
bắt đầu có niềm tin vào tương lai. Tháng 4/1979, Tập Cận Bình kết thúc khóa

học tại ĐH Thanh Hoa.
7


2.3.

Sự nghiệp chính trị

Tốt nghiệp ĐH Thanh Hoa, chàng kỹ sư trẻ được bố trí vào làm việc tại
một trong những cơ quan quyền lực nhất Trung Quốc, Văn phòng Quân ủy
Trung ương. Đặng Tiểu Bình là Chủ tịch Quân ủy Trung ương từ năm 1980
đến năm 1989, kể cả khi không ông ta còn giữ chức vụ nào trong chính quyền
và Đảng. Ông Tập Trọng Huân không nằm trong nhóm “8 nguyên lão” thân
tín và đầy quyền lực của Đặng Tiểu Bình.
Năm 1978, sau khi đã được phục hồi hoàn toàn danh dự, ông trở thành
người lãnh đạo Đảng, chính quyền và quân sự của Quảng Đông, một tỉnh
duyên hải quan trọng. Tại đây ông đã cho thử nghiệm thành công mô hình các
khu kinh tế tự do. Tập Cận Bình từng tham gia chuyến đi thực tế đầu tiên tại
các khu kinh tế tự do ở đây.
Sau ba năm làm việc tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Tập Cận
Bình đã khẳng định được phẩm chất cán bộ. Tương lai đã rộng mở đối với
anh ta. Nhưng một sự kiện đã xảy ra.
Tháng 3/1982, Tập Cận Bình trở thành phó Bí thư Huyện ủy Chính
Định thuộc tỉnh Hà Bắc. Một lần nữa Tập Cận Bình lại “gặp may”; đây là một
trong số những huyện nghèo nhất TQ. Trong một tài liệu viết về tiểu sử Tập
Cận Bình có đoạn: “Ban đầu, ít ai trong huyện tin vào năng lực của anh Phó
Bí thư Huyện ủy trẻ tuổi này; nhưng Tập Cận Bình đã nhanh chóng chiếm
được cảm tình của bà con nhờ tài năng và sự khiêm nhường. Giản dị và chân
thực, ông sống trong một căn hộ tập thể, cũng đứng xếp hàng lấy thức ăn tại
nhà bếp như mọi người, rồi ngồi xuống ghế, lấy đũa, vừa ăn vừa nói chuyện

với những người xung quanh. Ông thích đi lại trong huyện bằng xe đạp và trò
chuyện với nhân dân địa phương. Chẳng bao lâu người dân địa phương đã coi
ông như người nhà”.
Trong thời gian 6 năm làm việc tại Hà Bắc, tình hình đất nước đã có
nhiều thay đổi. Chiến lược “đổi mới và mở cửa” đã tạo điều kiện cho lãnh đạo
địa phương phát huy năng lực. Những nhân tố tích cực được khuyến khích và
8


ca ngợi. Sau một năm làm việc, Tập Cận Bình đã được đề bạt Bí thư và bắt
đầu một số thử nghiệm với việc giảm thuế nông nghiệp cho người dân. Sau
đó, ông cho áp dụng hệ thống kích thích kinh tế do ông nghĩ ra và những
phương pháp quản lý tiên tiến của các địa phương mà ông đã học được qua
các chuyến công tác thực tế.
Đây là một trong số những sáng kiến của Tập Cận Bình; đoàn làm phim
truyền hình nhiều tập “Hồng lâu mộng”, bộ phim rất được công chúng Trung
Quốc yêu thích, đi tìm địa điểm quay những cảnh ngoài trời. Tập Cận Bình đã
giúp đỡ đạo diễn chọn địa điểm ưng ý; ông đạo diễn hứa sẽ thanh toán cho địa
phương những chi phí để dựng những cảnh hiện trường cần thiết. Kết thúc
công việc, Tập Cận Bình đề nghị giữ nguyên những công trình được xây dựng
phục vụ cho các cảnh quay đồng thời cho xây mới một số hạ tầng cơ sở du
lịch nhằm thu hút khách tới tham quan.
Trong nhiều năm, tại phim trường “Hollywood Hà Bắc” đã có tới 170
bộ phim được quay và thu hút nửa triệu khách du lịch hàng năm. Thành tích
của Tập Cận Bình được báo chí địa phương ca ngợi, thậm chí một nhà văn
còn lấy anh làm một trong số các nhân vật chính trong một cuốn tiểu thuyết.
Nhưng điều quan trọng là Tập Cận Bình đã được Ban tổ chức Trung ương
Đảng chọn làm cán bộ lãnh đạo nguồn cấp trung ương.
Ngày 15/6/1985, chàng thanh niên 32 tuổi được bầu làm Bí thư Thành
ủy Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến. Tập Cận Bình được điều tới Phúc Kiến công tác

(tháng 6/1985), đặc khu kinh tế Hạ Môn đã hoàn thành được nhiều công việc.
Nhưng vị lãnh đạo trẻ đầy nhiệt huyết và ý tưởng táo bạo muốn làm nhiều
hơn nữa. Với tầm nhìn xa, Tập Cận Bình đã chỉ đạo xây dựng “Chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội Hạ Môn giai đoạn 1985-2000”. Ông đã thành công
trong việc đưa Hạ Môn trở thành đô thị tầm cỡ trung ương. Hạ Môn lọt vào
tốp 15 thành phố có qui chế đặc biệt trực thuộc Chính phủ.
Năm 1988, Tập Cận Bình được điều tới công tác tại Ninh Đức, một
vùng núi tương đối nghèo phía Bắc Phúc Kiến. Cũng có ý kiến cho rằng việc
9


điều động này, từ ủy viên Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch thành phố Hạ
Môn xuống làm Bí thư Thị ủy Ninh Đức, giống như một hình thức giáng cấp.
Có thể là Bắc Kinh muốn kiểm tra một lần nữa lập trường chính trị của người
cán bộ lãnh đạo trẻ này.
Tập Cận Bình là người đứng đầu nhất thể hóa: Bí thư kiêm chủ tịch tỉnh
lân cận Chiết Giang từ năm 2003 đến 2007. Sau đó, ông là bí thư Thành ủy
Thượng Hải rồi về trung ương, được bầu vào ủy viên Thường vụ Bộ Chính
trị, bí thư Trung ương Đảng khóa XVII.
Ngày 15.3.2008, ông được Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu
làm Phó chủ tịch nước. Từ đó, ông được giới quan sát và bình luận phương
Tây đánh giá là ngôi sao sáng trên chính trường Trung Quốc hiện thời.
Ông Tập Cận Bình là người ủng hộ phát triển kinh tế thị trường, nhưng
khá thận trọng về cải cách chính trị; phát triển Trung Quốc với việc duy trì sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản và việc cần thiết duy trì ổn định xã hội.
Quan điểm chung của ông Tập Cận Bình về cốt cách của cán bộ là:
"Mỗi cán bộ chính quyền cần phải luôn luôn ghi nhớ: quyền lực của chính
quyền nhân dân bắt nguồn từ nhân dân, phải đại biểu cho lợi ích của nhân
dân, phải vì nhân dân mưu lợi ích".
Tân Hoa xã đánh giá, ông Tập Cận Bình đã mở đầu cuộc chiến chống

tham nhũng bằng loạt điều tra hơn 2.000 cán bộ trong vụ bê bối về nhà đất ở
Ninh Đức. Khi nhậm chức bí thư tỉnh Chiết Giang vào tháng 10.2002, ông
Tập Cận Bình tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng với “ba điều cần có của
người làm quan” là tính kỷ luật, tuân thủ luật pháp và có lương tâm.
Về đối ngoại, ông Tập Cận Bình được đánh giá là người có thái độ “dễ
chịu”, song thực chất, chưa mấy ai hiểu rõ được về quan điểm của ông.
Tháng 11/2012, tại Đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập
Cận Bình trở thành tổng bí thư của chính đảng lớn nhất thế giới. Bốn tháng
sau, ông được bầu làm chủ tịch nước, chính thức hoàn thành quá trình chuyển
giao quyền lực 10 năm một lần tại Trung Quốc.
10


Chương 3:
THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA TẬP CẬN BÌNH
3.1.

Thực hiện thuyết “4 toàn diện”

Thứ nhất: Xây dựng xã hội khá giả toàn diện
Trong báo cáo tại Đại hội Đảng lần thứ 18 do Tập Cận Bình làm tổ
trưởng tổ soạn thảo lần đầu tiên đưa ra "mục tiêu chiến lược của xây dựng xã
hội khá giả toàn diện", đồng thời đã xác định mục tiêu đến năm 2020 biến
Trung Quốc thành một “xã hội khá giả toàn diện”, nhắm đến sự ổn định và
hòa bình lâu dài trong xã hội tương lai của Trung Quốc.
"Xã hội khá giả" về mặt ý nghĩa nào đó chính là "xã hội tư sản dân tộc"
mang bản sắc Trung Quốc. Do vậy, quốc gia hiện đại hóa "giàu mạnh, dân
chủ, văn minh, hài hòa", trước tiên là một nước "khá giả", tức là nước đông
tầng lớp trung lưu. Xây dựng xã hội khá giả toàn diện chính là phải làm cho
tầng lớp trung lưu được đông đảo, trở thành dòng chính trong tầng lớp xã hội.

Thứ hai: Cải cách sâu sắc toàn diện
Về mặt lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, các Hội nghị toàn thể lần
thứ 3 từ khóa 11 đến nay đến nay đều mang màu sắc cải cách. Hội nghị trung
ương 3 khóa 18 đưa ra quyết chiến lược "cải cách sâu sắc toàn diện", công
khai với bên ngoài rằng Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của Tập Cận Bình sẽ là
một thời đại cải cách chưa từng có, một thời đại gánh vác trọng trách lịch sử.
Trải qua mấy chục năm cải cách mở cửa, trong hệ thống kinh tế chính
trị của Trung Quốc đã hình thành một số nhóm lợi ích riêng, tham nhũng trục
lợi, phân hóa giàu nghèo, thiếu công bằng. Nhiệm vụ của Trung Quốc là phải
ngăn chặn sự lan rộng của các nhóm lợi ích riêng, phải phá vỡ được sự ràng
buộc cơ chế, thể chế, dám đương đầu với các vấn đề khó khăn và nguy hiểm.
Việc cải cách sâu sắc toàn diện của Trung Quốc lại là một cuộc cách
mạng toàn diện. Một loạt biện pháp cải cách được Hội nghị trung ương 3
khóa 18 đưa ra là hiếm có trong lịch sử cải cách thế giới.
11


Thứ ba: Quản lý đất nước bằng pháp luật toàn diện
Quyết định "thúc đẩy quản lý đất nước bằng pháp luật toàn diện" mà
Hội nghị trung ương 4 khóa 18 thông qua là quyết định đầu tiên trong lịch sử
Đảng Cộng sản Trung Quốc về tăng cường xây dựng pháp trị với triết lý:
"Quốc gia không thể mạnh mãi, cũng không thể yếu mãi. Người thực thi pháp
luật mạnh mẽ thì nước mạnh, người thực thi pháp luật yếu đuối thì nước yếu".
Việc chưa có khả năng thống trị hiệu quả sẽ có thể khiến cho tất cả các
chính phủ tiến hành dân chủ hóa gặp thất bại. Xem xét tình hình các nước trên
thế giới, cho dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, việc quản lý tốt về
chính trị của họ đều phải phụ thuộc vào pháp trị.
Cải cách trong lĩnh vực pháp trị có liên quan chặt chẽ đến cải cách
chính trị, mức độ khó khăn về cải cách rất lớn, xã hội rất quan tâm, đặc biệt
cần dũng khí tự cải cách.

Thứ tư: Quản lý Đảng nghiêm khắc toàn diện
Quản lý Đảng nghiêm khắc toàn diện là điều mà Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình chính thức đề xuất khi phát biểu tổng kết hoạt động thực tiễn
giáo dục quần chúng của Đảng vào tháng 10/2014.
Tập Cận Bình nêu bài học lớn nhất khiến Đảng Cộng sản Liên Xô sụp
đổ vẫn là khả năng quản lý đảng kém. Chỉ cần quản lý đảng tốt, tiến trình hiện
đại hóa của Trung Quốc có sự bảo đảm mạnh mẽ từ sức mạnh của chính đảng,
có hy vọng lớn để thực hiện giấc mộng Trung Hoa - cuộc phục hưng vĩ đại
dân tộc Trung Quốc.
Trung Quốc duy trì quản lý nghiêm khắc Đảng, quản lý đảng bằng cơ
chế, tiến trình hiện đại hóa của Trung Quốc chính là ổn định trật, thì mới có
thể phát triển được. Nếu nội bộ đảng không trong sạch, thiếu chính nghĩa, bị
các phe phái và nhóm lợi ích gạt bỏ, cơ chế và quy tắc trở thành ràng buộc
mềm, không thể chỉ đạo đất nước đi theo hướng phục hưng.
Đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến Tập Cận Bình nhiều lần
nhấn mạnh yêu cầu"ba nghiêm ba thực" ("ba nghiêm" là nghiêm túc tu thân,
12


nghiêm túc sử dụng quyền lực, nghiêm túc tuân thủ luật pháp, "ba thực" là
phải thành thực khi theo đuổi sự nghiệp, phải thành thực khi lập nghiệp và
thành thực để làm người), nghiêm túc trong sinh hoạt đảng là vấn đề chính trị
quan trọng nhất.
3.2.

Nắm giữ quyền lực

3.2.1. Nắm giữ quân đội
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là một bộ phận quan
trọng trong nền chính trị đất nước, và mối quan hệ với PLA là một yếu tố

trọng yếu đối với quyền lực của nhà lãnh đạo tối cao.
Ông Tập đảm nhiệm vị trí Tổng bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương
ngay sau khi tiếp quản quyền lực từ tay người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào là một
lợi thế rất lớn. Ông Hồ Cẩm Đào chỉ được bàn giao vị trí Chủ tịch Quân ủy
Trung ương – chiếc ghế nắm giữ quyền lực đối với quân đội – ba năm sau khi
nhậm chức.
Ảnh hưởng của ông đối với PLA còn thể hiện qua các chuyến thăm tới
các đơn vị quân đội.
Chỉ trong năm đầu tiên sau khi nắm quyền, ông Tập đã tới thăm 6 trên
7 quân khu cùng các căn cứ hải quân lớn ở Đại Liên và Tam Á và bộ chỉ huy
Quân đoàn pháo binh số 2. Trong khi đó, ông Hồ Cẩm Đào chỉ tới thăm hai
quân khu trong năm đầu tiên giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Quyền lực lớn với quân đội là tiền đề để ông Tập thực hiện kế hoạch
đầy tham vọng nhằm thực hiện cuộc cải tổ lớn nhất trong lịch sử nhiều thập
niên của PLA, với một loạt những xáo trộn lớn, trong đó có động thái cắt
giảm tới 300.000 quân nhân. Các tướng lĩnh cấp cao và cơ quan ngôn luận
của PLA đều kêu gọi các sĩ quan, binh sĩ ủng hộ kế hoạch này của ông Tập và
thể hiện sự trung thành đối với ông.
3.2.2. Chế độ lãnh đạo tập thể
Trong kỳ họp thứ ba Quốc hội Trung Quốc khóa 12 diễn ra vào tháng
3/2015, một đại biểu tỉnh Hắc Long Giang tuyên bố ông Tập là "hạt nhân của
13


hạt nhân", khẳng định "Toàn thể mọi người đều ủng hộ ông ấy. Ai cũng có lợi,
ai cũng vui mừng". "Tập Cận Bình không chỉ là lãnh đạo Trung Quốc, ông
còn là lãnh đạo của thế giới.
Quyền lực lớn của ông Tập được xây dựng dựa trên những cam kết về
tăng trưởng kinh tế, sự phát triển xanh và bền vững, cũng như lòng tự tôn và
địa vị dân tộc của Trung Quốc. Tuy nhiên, những cam kết về "Giấc mơ Trung

Hoa" đó đến nay chưa thu được những sự thừa nhận rõ ràng.

14


Chương 4:
ĐÁNH GIÁ NHỮNG CÔNG LAO VÀ HẠN CHẾ CỦA
TẬP CẬN BÌNH
4.1.

Những công lao chủ yếu

4.1.1. Chống tham nhũng trong nước
Trong cuộc chiến chống tham nhũng, ông Tập Cận Bình đã dẫn đầu
một chiến dịch lâu dài để gạt bỏ quyền lợi của các thế hệ lãnh đạo trước, làm
sạch mối quan hệ giữa đảng với các lợi ích kinh doanh và thương mại, trừng
trị giới tinh hoa từng bòn rút khối lượng lớn ngân sách nhà nước.
Mặc dù vẫn có những hoài nghi về động cơ chính trị đằng sau đó, song
với người dân Trung Quốc, những biện pháp mạnh tay trong cuộc “đấu tranh”
này đã chứng tỏ là một thành công lớn.
Những gì được xem là thành công của ông Tập Cận Bình là trở thành
nhà lãnh đạo mà giới đô thị Trung Quốc cảm thấy ông bảo vệ lợi ích cho họ.
Ông Tập Cận Bình đã ủng hộ các quyền sở hữu lớn hơn, sự rõ ràng hơn trong
các thủ tục pháp lý.
Người Trung Quốc có một cảm nhận chung rằng họ được an toàn hơn, đất
nước của họ được tôn trọng hơn và đảng ổn định hơn so với một thập kỷ trước.
Có nhiều bằng chứng cho thấy ông Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo
nổi tiếng vào lúc này, đó là sự tập trung của ông vào làm trong sạch đảng,
tăng cường năng lực quốc tế của Trung Quốc, đặt ra các quy tắc và thủ tục rõ
ràng đang được xem là có hiệu quả ở trong nước.

Hiện tại, ông Tập Cận Bình có thể chỉ ra các thế lực thù địch trong và
ngoài Trung Quốc đối với những vấn đề của ông: Mỹ đang ngáng chân Trung
Quốc ở Biển Đông; những kẻ bất đồng chính kiến và ly khai đang đe dọa sự
ổn định trong nước.
Trong vấn đề đối nội, chống tham nhũng được cho là thành tích chính
trị đáng chú ý nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình. Những người tiền nhiệm của
15


ông Tập đều phát động chiến dịch chống tham nhũng trong những ngày đầu
cầm quyền, nhằm củng cố chặt chẽ vị thế lãnh đạo. Nhưng, chiến dịch "đả hổ
diệt ruồi" lần này được tiến hành toàn diện, tại tất cả các lĩnh vực và cấp bậc
quan chức. Trung bình mỗi tháng có tới 10.000 cán bộ bị điều tra.
"Tập Cận Bình rất bất mãn với những cán bộ tham nhũng, coi đó là ký
sinh trùng của hệ thống chính trị", "Ấn tượng xấu của quần chúng về tình
trạng tham nhũng đang làm xói mòn tính chính danh của đảng cầm quyền".
Kết quả ấn tượng nhất của chiến dịch lần này là việc ông Tập hạ
quyết tâm điều tra Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trị,
bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương. Chu là quan chức cấp cao nhất của
Trung Quốc trong lịch sử có thể phải đối diện với tố tụng hình sự vì tình nghi
tham nhũng.
4.1.2. Thực hiện chính sách đối ngoại tích cực nhằm bảo vệ “lợi ích”
của Trung Quốc trên trường quốc tế
Về chính sách đối ngoại, ông Tập Cận Bình đã trở thành nhà lãnh đạo
chủ động nhất trong số các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời hiện đại. Ông đã
đến thăm 40 nước kể từ năm 2013, từ Ấn Độ, Mỹ cho tới Fiji và New
Zealand. Với sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” và thành lập Ngân
hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á, ông đã vạch ra cách thức mới để Trung
Quốc tiếp cận với thế giới.
Ông cũng trở nên quyết đoán hơn trong các vấn đề ở biển Hoa Đông và

Biển Đông. Ông là nhà lãnh đạo đầu tiên của Trung Quốc kể từ khi thành lập
nước năm 1949 gặp người đứng đầu Đài Loan. Người dân Trung Quốc bây
giờ có một nhà lãnh đạo mà họ cảm thấy là đại diện mạnh mẽ cho những lợi
ích của đất nước ở trên trường quốc tế và là người sẵn sàng thỏa hiệp về biến
đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và đầu tư ra nước ngoài để tạo một mạng lưới
toàn cầu về những liên minh ngoại giao và lợi ích của Trung Quốc.
Sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên cầm quyền, Trung Quốc tiến hành
hai động thái cho thấy đường lối đối ngoại cứng rắn của lãnh đạo này. Cuối
16


năm 2013, Bắc Kinh đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng phòng không
(ADIZ) trên Hoa Đông, bao trùm quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư có tranh
chấp với Nhật Bản. Tháng 5/2014, nước này hạ đặt trái phép giàn khoan
Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của
Việt Nam.
Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là rất quyết tâm về vị thế không
ngừng được nâng cao của Trung Quốc trên trường quốc tế, đặc biệt là trong
tương quan quan hệ với Mỹ. Phát biểu tại một hội nghị hồi tháng 11/2014,
ông Tập tuyên bố thời đại Washington nắm giữ vị trí siêu cường duy nhất thế
giới sắp kết thúc, dù không điểm mặt chỉ tên nước nào sẽ lên thay thế.
Song song với chính sách cứng rắn trên vấn đề chủ quyền lãnh thổ,
Trung Quốc cũng tiến hành dồn dập các đợt tấn công quyến rũ, nhằm ràng
buộc lợi ích và lôi kéo các nước ra khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ.
Chủ tịch Tập và Thủ tướng Lý Khắc Cường liên tục có các chuyến
công du đến châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, với các gói viện trợ, đầu tư
và kế hoạch hợp tác khổng lồ. Trung Quốc cùng bốn nước khác trong nhóm
các nước mới nổi BRICS thành lập ngân hàng phát triển nhằm đối trọng với
Ngân hàng Thế giới do Mỹ chủ đạo.
Tại châu Á, Trung Quốc bỏ hơn nửa số vốn để thành lập Ngân hàng

Đầu tư Cơ sở hạ tầng (AIIB). Đây là bước đi chiến lược của Bắc Kinh nhằm
thách thức địa vị của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), do Nhật Bản đứng
đầu, từ đó cạnh tranh sức ảnh hưởng với Mỹ và đồng minh.
Tuy nhiên, đây được cho chỉ là những sách lược mang tính chiến thuật
trước mắt, về dài hạn, Chủ tịch Tập đã từ bỏ đường lối đối ngoại "ẩn mình
chờ thời" của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.
"Ông ấy cho rằng Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn quan trọng
trong quá trình phục hưng quốc gia, cần một chính sách ngoại giao mang
phong cách riêng".
17


4.1.3. Thúc đẩy cải cách kinh tế
Tại Hội nghị Trung ương ba hồi tháng 11/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình
tuyên bố Trung Quốc sẽ tiến hành một loạt biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của khối kinh tế nhà nước, tăng cường phát huy tác dụng của thị trường, từ đó
thúc đẩy cải cách kinh tế vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Đây được cho là các biện pháp dài hạn nhằm khắc phục những hạn chế
của nền kinh tế thứ hai thế giới sau 35 năm tăng trưởng liên tục với tốc độ
chóng mặt. Nhân tố tác động bên ngoài khiến mô hình phát triển kinh tế dựa
vào đầu tư nước ngoài và xuất khẩu khó lòng duy trì lâu. Phân phối thu nhập
không bình đẳng khiến mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Đồng nhân dân
tệ tăng giá, giá trị tài sản và bất động sản bị thổi phồng khiến ngành công
nghiệp chế tạo mất đi ưu thế cạnh tranh. Không gian phát triển của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ngày càng bị thu hẹp. Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.
Ông Tập trực tiếp đứng đầu Tổ lãnh đạo thúc đẩy cải cách toàn diện,
nhằm giám sát tiến trình cải cách. Theo thông lệ, chức vụ thường do thủ
tướng, người phụ trách lĩnh vực kinh tế, nắm giữ.
Tiến trình cải cách kinh tế của Trung Quốc đã đạt được những bước
tiến nhất định. Quy định mức trần nợ công khiến các địa phương buộc phải

chú trọng về chất lượng, chứ không phải tốc độ tăng trưởng. Cơ chế bảo hiểm
tiền gửi mới giúp khả năng tự do hóa lãi suất trở nên dễ dàng hơn.
4.2.

Những hạn chế

4.2.1. Về kinh tế
Về tăng trưởng kinh tế, ông Tập Cận Bình có phần trình diễn tồi tệ hơn
so với tất cả những người tiền nhiệm, ít nhất kể từ đầu những năm 1980. Từ
năm 2012, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã dần dần giảm.
Nước này đã trở nên kém năng động và tăng trưởng chậm hơn bất kỳ giai
đoạn nào kể từ đầu thời kỳ cải cách sau năm 1978.
Có một sự trái ngược và chênh lệch lớn lao về mức độ ưu tiên của ông
Tập Cận Bình trong thời gian cầm quyền, đó là sự gia tăng cao độ quyền lực
18


cá nhân của ông với sự hiếm hoi của những chính sách có thể thúc đẩy nền
kinh tế và sự phát triển của đất nước Trung Quốc
Ông Tập trên cương vị lãnh đạo tối cao của Trung Quốc đã trôi qua, và
những gì mà ông Tập thực hiện được vẫn đang bị đặt một dấu hỏi.
Thế nhưng, nếu nhìn lại sự đổi thay tích cực về thể chế chính trị và thúc
đẩy nền kinh tế phát triển, vốn là điều mà người dân Trung Quốc mong đợi từ
ông Tập với tư cách người lãnh đạo tối cao, thì mọi chuyện lại diễn ra theo
chiều hướng ngược lại.
Số chính sách có tác động tích cực đến nền kinh tế trong ba năm dưới
thời ông Tập là quá ít, người chịu trách nhiệm điều hành nền kinh tế của ông
Tập là Thủ tướng Lý Khắc Cường đang bị đánh giá là kém cỏi nhất so với các
đời thủ tướng trước đó của Trung Quốc như Chu Dung Cơ hay Ôn Gia Bảo.
Suốt ba năm qua, tất cả những gì bộ đôi Tập – Lý làm được cho nền

kinh tế là các gói kích cầu cỡ bự, trong đó phần lớn được dành cho giới doanh
nghiệp quốc doanh, như một động thái cố gắng duy trì nguyên trạng cơ cấu
nền kinh tế, thay vì đưa ra những chính sách tái cơ cấu và cải cách nền kinh tế
mà người dân và các chuyên gia nước này mong đợi.
Trong suốt ba năm qua, người dân và các chuyên gia Trung Quốc vẫn
tự an ủi nhau rằng sự tập trung cao độ quyền lực cá nhân của ông Tập là bước
đi đầu tiên, tạo nền tảng cho những cải cách mạnh mẽ sau đó. Nhưng giờ đây,
những hy vọng ấy dường như đang cạn dần.
Cuộc cải cách lớn tiếp theo mà ông Tập đang theo đuổi là cải tổ quân
đội, chứ không phải hệ thống kinh tế. Và nền kinh tế thì có vẻ như đang bị bỏ
bê, những dấu hiệu xấu thì ngày càng tăng trong khi những chính sách cải
cách thì vẫn chỉ là những hy vọn\
Không có gì đáng ngạc nhiên khi những sự kiện tồi tệ nhất trong nền
kinh tế Trung Quốc lại xuất hiện một cách tập trung và dày đặc trong khoảng
thời gian ba năm ông Tập cầm quyền.
19


Năm 2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xuống mức thấp nhất
trong vòng ba thập kỷ, tổng nợ của các tập đoàn quốc doanh thì tăng lên cao
kỷ lục, đã có những tập đoàn nhà nước đầu tiên tuyên bố phá sản.
Mọi chuyện lên đến đỉnh điểm vào tháng 8 năm 2015, khi thị trường
chứng khoán Trung Quốc đổ vỡ, tạo ra một cuộc tháo chạy tán loạn, hàng
ngàn tỷ USD đã bốc hơi chỉ trong vài ngày và buộc chính phủ phải lấy 500 tỷ
USD từ quỹ dự trữ ngoại tệ ra để cứu thị trường.
Đây là những hậu quả tích tụ trong nền kinh tế Trung Quốc suốt nhiều
năm qua và bùng nổ đúng vào nhiệm kỳ của ông Tập, nhưng sự bàng quan và
bỏ bê nền kinh tế của bộ sậu lãnh đạo là nguyên nhân khiến sự đổ vỡ này có
quy mô lớn và hậu quả lâu dài nhất.
Nếu tăng trưởng kinh tế tiếp tục giảm, người dân Trung Quốc có thể bắt

đầu chuyển sang chú ý nhiều hơn về cách làm thế nào để có được sự thịnh
vượng, mức sống tốt như trước đây. Họ sẽ mất kiên nhẫn với những cái “chỉ
trỏ” mà muốn nghe một tầm nhìn tích cực hơn về cái đích mà Trung Quốc
đang hướng tới, một cái gì đó thực tế hơn là những điều suy tưởng trừu tượng
về những “Giấc mộng Trung Hoa” hay “tầm nhìn rộng rãi”.
4.2.2. Về chiến dịch chống tham nhũng
Với chiến dịch chống tham nhũng rầm rộ, Tập Cận Bình đã bắt giữ
hàng loạt những nhân vật cao cấp nhất ở cả hệ thống chính trị lẫn quân đội,
một điều chưa có ai dám làm trước đó ngoại trừ Mao Trạch Đông.
Chiến dịch chống tham nhũng đồ sộ của ông Tập đang đưa hàng trăm
ngàn quan chức Trung Quốc ra tòa vì tội hối lộ và tham nhũng, trong đó có
không ít những quan chức cao cấp nhất.
Tác động của nó với hệ thống chính trị của Trung Quốc là không phải
bàn cãi, sau sự kiện này các quan chức nước này có lẽ sẽ giảm bớt việc nhận
hối lộ và tham nhũng, bớt công khai thể hiện sự giàu có của mình đi. Nhưng
cội rễ vấn đề thì vẫn còn nguyên vẹn.
Những nguyên nhân chủ đạo gây ra nạn tham nhũng ở Trung Quốc gần
như vẫn chưa bị chạm đến, đó là việc thiếu một cơ chế giám sát hiệu quả, và
20


nhất là lương bổng của quan chức nước này theo quy định vẫn còn quá thấp.
Khi những cái rễ này chưa bị nhổ đi, thì một khi chiến dịch bắt bớ qua đi, nó
sẽ lại mọc lại và phát triển.
Những dấu hiệu về một sự thay đổi toàn diện nền kinh tế và hệ thống
chính trị Trung Quốc vẫn chưa thấy tăm hơi đâu, trong khi ông Tập và bộ sậu
ngày càng lún sâu vào cuộc chiến chống tham nhũng phức tạp của mình.
4.2.3. Về định hướng
Tính đến thời điểm hiện tại, thời gian dành cho ông Tập không còn
nhiều nữa. Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tập sẽ kết thúc, tức khoảng thời gian

ông Tập duy trì quyền lực tối cao của mình sẽ chỉ còn hai năm nữa. Đến năm
2017, khi đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 19 diễn ra, người kế nhiệm ông
Tập sẽ được chỉ định, và ông Tập sẽ phải san sẻ bớt quyền lực cho nhân vật
kế nhiệm này trong 5 năm sau đó, cũng giống như ông Tập đã làm khi giữ vai
trò người kế nhiệm cho ông Hồ Cẩm Đào trước đây.
Nói cách khác, quyền lực mà ông Tập đã mất tới ba năm để tập trung
được trong tay sẽ dần chuyển bớt cho người khác, và khả năng có thể đưa ra
những chính sách táo bạo để cải tổ hệ thống chính trị và kinh tế Trung Quốc
trong 5 năm đó sẽ ngày càng ít đi. Điều này dẫn tới một điểm yếu cố hữu của
hệ thống chính trị Trung Quốc, nó không buộc nhà lãnh đạo phải thể hiện dấu
ấn cá nhân trong nhiệm kỳ đầu tiên nếu như muốn tiếp tục tại vị trong nhiệm
kỳ thứ hai như hệ

21


KẾT LUẬN
Trải qua những năm cầm quyền vừa qua Tập Cận Bình đã nhanh chóng
tăng cường các mối quan hệ của Trung Quốc với châu Phi, Nga, Trung Á và
Mỹ Latinh, Brazil và một chuyến thăm nổi bật trước đó tới Mỹ. Hiện tại, quan
hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng cũng đã cải thiện, với hàng loạt
chuyến thăm tới các quốc gia Đông Nam Á của Chủ tịch Tập Cận Bình. Gần
đây ông Tập Cận Bình cũng đã tổ chức một cuộc họp cấp cao quan trọng bàn
về mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng.
Ông Tập Cận Bình đã thể hiện khả năng nhanh chóng thích ứng và
kiểm soát tốt các vấn đề chính trị thông qua các quyết định trong lĩnh vực
ngoại giao cũng như các biện pháp nhằm thanh lọc bộ máy cầm quyền. Tập
Cận Bình cũng đã thể hiện quyết tâm củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản
cầm quyền. Đây là bước đi đúng đắn và hợp lý trong bối cảnh các thách thức
mà Trung Quốc đang phải đối mặt. Bất chấp các tư tưởng chính trị trái chiều,

không thể phủ nhận thực tế là Đảng Cộng sản vẫn là đại diện cần thiết cho
một thể chế đảm bảo sự phát triển của Trung Quốc cũng như giúp chính
quyền đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Cải cách hệ thống pháp lý tại Trung Quốc vẫn là một vấn đề thể chế cần
được cân nhắc, song đây là một nhiệm vụ to lớn và ban lãnh đạo Đảng Cộng
sản Trung Quốc dường như vẫn chưa sẵn sàng với thách thức này. Các nỗ lực
nhằm giải quyết các vấn đề trong nội bộ Đảng cầm quyền - như nạn tham
nhũng, cùng các thách thức ngày càng tăng về tình trạng mất đoàn kết và lệch
lạc tư tưởng - của Tập Cận Bình có vẻ khá "lạc hậu".
Nhiều quan điểm và hướng giải quyết các vấn đề trong nội bộ Đảng
cũng như xây dựng nhà nước, như siết chặt tự do truyền thông, khiến nhiều
người không khỏi liên tưởng tới "sự hồi sinh" của chủ nghĩa Mao Trạch Đông.
Chiến dịch "mặt trận quần chúng" đang được triển khai, nhằm tái kết nối
chính quyền với người dân và đẩy lùi mọi hình thức suy đồi đạo đức và tha
hóa, khiến xã hội Trung Quốc như đang quay trở lại dưới giai đoạn cầm
quyền của Mao Trạch Đông.
22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Lưu Văn An (Chủ biên),Khoa Chính trị học, Học viện báo
chí và Tuyên truyền, Chính trị gia tiêu biểu (Giáo trình lưu hành nội bộ), Hà
Nội, 2016.
2.

cầm

Thùy Anh, Theo The South China Morning Post, Nhìn lại một năm
quyền


của

Tập

Cận

Bình





Khắc

Cường,

truy cập ngày 11/11/2016.
3.

Cẩm Bình (theo Nhà xuất bản Minh Kính), Tập Cận Bình sẽ phá vỡ

thông lệ, không lập người kế nhiệm, truy cập ngày
11/11/2016.
4.

Đức Dương, Bốn thách thức đằng sau học thuyết mới của ông Tập,

, truy cập ngày 3/11/2016.
5.


Nguyễn

Đình,

Tập

Cận

Bình

những

điều

chưa

biết,

, truy cập ngày 8/11/2016.
6.

Trần Phong, “Bốn toàn diện” và "Giấc mơ Trung Hoa" của ông

Tập Cận Bình, , truy cập ngày 12/11/2016.
7.

Một thế giới, Ba năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình: một dấu

hỏi, truy cập ngày 11/11/2016.
8.


Quang Minh, Chân dung Tập Cận Bình - tân Tổng Bí thư ĐCS

Trung Quốc, , truy cập ngày 10/11/2016.
9.

Lư Tuấn Nghĩa, Những điều ít biết về gia đình Tổng Bí thư, Chủ

tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, , truy cập ngày
11/11/2016.
10. Phạm

Nghĩa,

Phép

thử

lớn

cho

ông

Tập

Cận

Bình,


truy cập ngày 11/11/2016.
11. Thời đại, Ai lãnh đạo Trung Quốc nếu Tập Cận Bình bất ngờ rời

chức vụ?, truy cập ngày 11/11/2016.

23


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
Chương 1: BỐI CẢNH TRUNG QUỐC GIỮA THẾ KỶ XX VÀ ĐẦU
THẾ KỶ XXI...................................................................................................2
Chương 2: CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN QUYỀN LỰC CỦA TẬP CẬN
BÌNH................................................................................................................5
2.1. Gia đình, quê hương.................................................................................5
2.2. Thời học sinh, sinh viên...........................................................................5
2.3. Sự nghiệp chính trị...................................................................................8
Chương 3: THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA TẬP CẬN
BÌNH...............................................................................................................11
3.1. Thực hiện thuyết “4 toàn diện”..............................................................11
3.2. Nắm giữ quyền lực.................................................................................13
Chương 4: ĐÁNH GIÁ NHỮNG CÔNG LAO VÀ HẠN CHẾ CỦA TẬP
CẬN BÌNH.....................................................................................................15
4.1. Những công lao chủ yếu........................................................................15
4.2. Những hạn chế.......................................................................................18
KẾT LUẬN....................................................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................23

24




×