Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

tài liệu tập huấn GDNGLL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.53 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN CỐT CÁN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tài liệu lưu hành nội bộ
Hà Nội, 2009
PHẦN I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÓA TẬP HUẤN
1. Mục tiêu tập huấn
Sau khóa tập huấn, học viên cần:
- Nắm được một số phương pháp tổ chức HĐGD NGLL theo định hướng đổi mới
và cách thức đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
- Có kĩ năng tập huấn cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức
HĐGDNGLL và đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
- Có thái độ tích cực tham gia và vận dụng sáng tạo vào thực tế.
2. Đối tượng sử dụng tài liệu
- CBQL của các Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT, các trường THCS
- Giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên có liên quan trong việc tổ chức HĐGD
NGLL ở các trường THCS
- Tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
3. Nội dung tập huấn
3.1. Giới thiệu chương trình HĐGDNGLL cấp THCS
- Mục tiêu của HĐGD NGLL
- Nội dung chương trình HĐGD NGLL cấp THCS
- Những quan điểm đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL
3.2. Phương pháp tổ chức HĐGD NGLL theo định hướng đổi mới
- Định hướng đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL
- Những yêu cầu đổi mới
- Một số phương pháp tổ chức HĐGD NGLL
3.3. Đánh giá kết quả HĐGD NGLL
- Mục tiêu đánh giá
- Nội dung đánh giá


- Các tiêu chí đánh giá
- Hình thức đánh giá
- Minh họa một vài hình thức đánh giá
3.4. Giáo dục KNS trong HĐGD NGLL
- Vai trò của HĐGD NGLL trong việc giáo dục KNS
- Một số KNS cơ bản cần giáo dục cho học sinh THCS
- Phương pháp tổ chức giáo dục KNS qua HĐGD NGLL
3.5. Thực hành tổ chức hoạt động cụ thể
- Lựa chọn hoạt động
2
- Thiết kế hoạt động theo hướng đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động và đánh
giá kết quả hoạt động của học sinh.
- Thể hiện thiết kế đó tại lớp tập huấn
3.6. Lập kế hoạch triển khai tập huấn ở địa phương
- Cá nhân, nhóm xây dựng kế hoạch
- Trình bày kế hoạch tại lớp tập huấn, thảo luận
4. Phương pháp tập huấn
4.1. Phương pháp tập huấn cùng tham gia
4.2. Báo cáo kết quả làm việc nhóm
4.3. Luyện tập, thực hành
5. Chương trình tập huấn
Ngày thứ nhất:
- Khai mạc lớp tập huấn, tổ chức lớp (2 tiết)
- Nghe giới thiệu chung về khóa tập huấn (1 tiết)
- Nghe giới thiệu về chương trình HĐGD NGLL cấp THCS (1 tiết)
- Tập huấn về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL (4 tiết)
Ngày thứ hai:
- Tập huấn về đánh giá kết quả hoạt động của học sinh (4 tiết)
- Giới thiệu về giáo dục KNS cho học sinh THCS (3 tiết)
- Soạn bài thực hành (1 tiết)

Ngày thứ ba:
- Thực hành về đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động và đánh giá kết quả hoạt
động của học sinh (4 tiết)
- Lập kế hoạch triển khai tập huấn ở địa phương (2 tiết)
- Tổng kết lớp tập huấn (2 tiết)
7. Yêu cầu đối với học viên khi tham gia tập huấn
- Tham dự đầy đủ kế hoạch tập huấn trong ba ngày, nếu nghỉ học phải có lí do và
phải báo cáo với giáo viên tập huấn
- Tích cực học tập, tăng cường trao đổi ý kiến trong nhóm và trong lớp
- Chủ động đề xuất những băn khoăn, thắc mắc để cùng nhau giải quyết
- Giúp đỡ và hỗ trợ cho nhau trong quá trình tập huấn
3
PHẦN II - CÁC NỘI DUNG TẬP HUẤN CỤ THỂ
Nội dung 1
Giới thiệu chương trình HĐGD NGLL cấp THCS
(1 tiết)
1. Mục tiêu
Sau khi hoàn thành nội dung 1, học viên:
- Nắm chắc được mục tiêu, nội dung chương trình HĐGD NGLL cấp THCS cũng
như một vài điểm lưu ý khi thực hiện chương trình này.
- Biết cách hướng dẫn giáo viên hiểu rõ hơn về chương trình HĐGD NGLL cấp THCS.
- Có tinh thần trách nhiệm trong quá trình tập huấn giáo viên ở địa phương.
2. Tài liệu, phương tiện
- Chương trình HĐGD NGLL cấp THCS do Bộ GD&ĐT ban hành theo Quyết định
số 03/2002/QĐ- BGD&ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2002.
- Sách giáo viên HĐGD NGLL 6, 7, 8, 9 của NXB Giáo dục năm 2008.
- Giấy A4, giấy A0, bút dạ bảng
- Máy chiếu Overhead, Projector
3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Trao đổi về mục tiêu của HĐGDNGLL

a. Mục tiêu: Học viên hiểu và trình bày được mục tiêu của HĐGD NGLL cấp THCS.
b. Cách tiến hành
- Giáo viên đặt vấn đề: Khi nói về mục tiêu giáo dục, bao giờ cũng đề cập đến các
mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Mục tiêu của HĐGD NGLL cũng đề cập đến các
mục tiêu cụ thể đó.
- Nêu câu hỏi: Anh/chị cho biết về mục tiêu cụ thể của HĐGD NGLL là gì?
- Giáo viên mời một học viên trả lời.
- Các thành viên khác trong lớp bổ sung hoặc nhận xét.
c. Kết luận: Giáo viên kết luận bằng việc trình chiếu mục tiêu của HĐGD NGLL
cấp THCS.
Hoạt động 2: Trình bày nội dung chương trình HĐGD NGLL cấp THCS
a. Mục tiêu: Học viên hiểu và trình bày được nội dung chương trình HĐGD NGLL
cấp THCS cũng như sự khác nhau về mức độ trong từng chủ điểm giáo dục.
b. Cách tiến hành
- Giáo viên cho học viên quan sát chương trình HĐGD NGLL cấp THCS (qua máy
chiếu).
- Nêu câu hỏi :
+ Anh/chị hãy trình bày cấu trúc và nội dung chương trình HĐGD NGLL cấp THCS?
4
+ Anh/chị có nhận xét gì về các mức độ nội dung của chương trình từng lớp (từ
lớp 6 đến lớp 9)?
- Yêu cầu từng cặp đôi hoặc nhóm nhỏ cùng trao đổi với nhau trong 5 phút về hai
câu hỏi trên.
- Mời một học viên trình bày, các học viên khác lắng nghe và bổ sung ý kiến hoặc
tranh luận.
c. Kết luận
- Chương trình HĐGD NGLL cấp THCS là chương trình đồng tâm. Chương trình
có phần bắt buộc và phần tự chọn.
- Các mức độ nội dung chương trình được nâng cao dần từ lớp 6 đến lớp 9.
Hoạt động 3: Thảo luận chung những quan điểm đổi mới về phương thức tổ chức HĐGD

NGLL cấp THCS.
a. Mục tiêu: Học viên nắm và thống nhất được những quan điểm đổi mới về
phương thức tổ chức HĐGD NGLL cấp THCS.
b. Cách tiến hành
- Giáo viên nêu những quan điểm đổi mới về phương thức tổ chức HĐGDNGLL
(hoặc qua máy chiếu), đó là:
+ Tổ chức HĐGD NGLL phải phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng và khả năng của
học sinh.
+ Khi tổ chức HĐGD NGLL cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh.
+ Cần bám sát mục tiêu giáo dục THCS, đặc biệt là phải rèn luyện cho học sinh tác
phong làm việc và những kỹ năng của người lao động thời kỳ CNH, HĐH phù hợp với lứa
tuổi.
+ Tổ chức HĐGD NGLL phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường, của
địa phương.
+ Phải thu hút mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia tổ chức
hoạt động cho học sinh.
- Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận:
+ Những quan điểm đổi mới về phương thức tổ chức HĐGD NGLL nêu trên,
anh/chị đồng ý hoặc không đồng ý với những quan điểm nào? Vì sao?
+ Trong thực tế thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện HĐGD NGLL ở trường mình, địa
phương mình, anh/chị thấy có khó khăn hoặc thuận lợi gì khi thực hiện các quan điểm đổi
mới trên?
- Cho một vài học viên phát biểu ý kiến hoặc tranh luận.
5
4. Kết luận
Nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình và những quan điểm đổi mới về phương
thức tổ chức là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên khi thực hiện
chương trình HĐGD NGLL và là điều kiện để đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá kết
quả hoạt động có hiệu quả.

Nội dung 2
Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
theo định hướng đổi mới
(4 tiết)
1. Mục tiêu
Sau khi hoàn thành nội dung 2, học viên:
- Hiểu được định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL,
những yêu cầu đổi mới và biết được một số phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp với
đặc điểm học sinh THCS.
- Biết vận dụng một số phương pháp tổ chức HĐGDNGLL vào thực tế ở lớp và
trường mình.
- Linh hoạt, sáng tạo và chủ động trong việc vận dụng các phương pháp tổ chức
HĐGDNGLL.
2. Tài liệu, phương tiện
- Chương trình HĐGD NGLL cấp THCS do Bộ GD&ĐT ban hành theo Quyết định
số 03/2002/QĐ- BGD&ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2002.
- Sách “Một số vấn đề đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL THCS”,
NXBGD, Hà Nội, 2008.
- Sách “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS HĐGD NGLL”. NXBGD,
Hà Nội, 2007.
- Sách giáo viên HĐGD NGLL các lớp 6, 7, 8, 9.
- Giấy A0, giấy A4, bút dạ bảng, bút màu.
- Máy chiếu Over haed, Projector.
3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL
a. Mục tiêu
Giúp học viên nêu được các định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức
HĐGD NGLL ở trường THCS
6
b. Cách tiến hành

- Giáo viên yêu cầu học viên động não và trả lời câu hỏi:
“Đổi mới PPDH ở trường THCS được thực hiện theo các định hướng nào ?”
- Học viên suy nghĩ và trả lời
- Giáo viên ghi câu trả lời của các học viên trên bảng, tổng hợp các ý kiến và kết luận
c. Kết luận
Định hướng chung về đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở THCS :
- Bám sát mục tiêu của HĐGD NGLL ở trường THCS.
- Phù hợp với nội dung hoạt động cụ thể.
- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS.
- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện tổ chức hoạt động của nhà trường.
- Phù hợp với việc đổi mới đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
- Tăng cường sử dụng các TBDH, PTDH các môn học và đặc biệt lưu ý đến những
ứng dụng của công nghệ thông tin.
Hoạt động 2: Những yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL
a. Mục tiêu
Học viên hiểu và vận dụng được những yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức
HĐGD NGLL.
b. Cách tiến hành
- Giáo viên nêu câu hỏi :
+ Theo anh/chị để đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL cần phải có những
yêu cầu gì?
+ Hãy trình bày những yêu cầu mà anh/chị đã lựa chọn?
- Học viên từng cặp đôi hoặc nhóm nhỏ trao đổi với nhau và viết ra giấy kết quả
trao đổi, thảo luận.
- Cho một vài cặp báo cáo kết quả, các cặp khác bổ sung hoặc tranh luận.
c. Kết luận
Yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở THCS :
- Đảm bảo tính thực tiễn
- Tăng cường sự tham gia của học sinh
- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động

- Hoạt động dựa trên cách tiếp cận giá trị
- Hoạt động dựa trên cách tiếp cận kĩ năng sống
Hoạt động 3 : Khái niệm định hướng đổi mới phương pháp
a. Mục tiêu
- Học viên liệt kê được một số phương pháp tổ chức hoạt động cụ thể.
7
- Hiểu được thế nào là định hướng đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở THCS
b. Cách tiến hành
- Chia học viên thành các nhóm học tập.
- Giao cho các nhóm thảo luận câu hỏi :
+ Hãy liệt kê các phương pháp tổ chức HĐGD NGLL mà anh/chị đã biết?
+ Anh/chị sẽ làm thế nào để vận dụng các phương pháp đó theo định hướng đổi mới?
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy A0. Thời gian thảo luận 20 phút.
- Các nhóm treo bảng ghi kết quả thảo luận của nhóm vào vị trí thích hợp.
- Đại diện một nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác lắng nghe và phát biểu ý kiến bổ sung, hoặc tranh luận.
c. Kết luận
- Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã được quy định
trong Luật giáo dục, đó là : “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
- Có thể coi quan điểm phát huy tính tích cực của học sinh là định hướng chung cho
việc đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL .
Hoạt động 4 : Tìm hiểu một số phương pháp cụ thể
a. Mục tiêu
- Học viên hiểu được bản chất và quy trình thực hiện một phương pháp cụ thể.
- Biết vận dụng một phương pháp theo định hướng đổi mới để thực hiện một nội
dung, một tình huống cụ thể của HĐGD NGLL.
b. Cách tiến hành

- Học viên làm việc theo nhóm.
- Cho mỗi nhóm bốc thăm một bài tập trong số các bài tập sau đây :
Bài tập 1. Hãy nêu rõ bản chất, qui trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương
pháp thảo luận nhóm và cho ví dụ minh hoạ?
Bài tập 2. Hãy nêu rõ bản chất, qui trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương
pháp diễn đàn và cho ví dụ minh hoạ?
Bài tập 3. Hãy nêu rõ bản chất, qui trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương
pháp đóng vai và cho ví dụ minh hoạ?
Bài tập 4. Hãy nêu rõ bản chất, qui trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương
pháp giải quyết vấn đề và cho ví dụ minh hoạ?
Bài tập 5. Hãy nêu rõ bản chất, qui trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương
pháp tổ chức hoạt động giao lưu và cho ví dụ minh hoạ?
8
Bài tập 6. Hãy nêu rõ bản chất, qui trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương
pháp giao nhiệm vụ và cho ví dụ minh hoạ?
Bài tập 7. Hãy nêu rõ bản chất, qui trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương
pháp tình huống và cho ví dụ minh hoạ?
Bài tập 8. Hãy nêu rõ bản chất, qui trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương
pháp trò chơi và cho ví dụ minh hoạ?
- Các nhóm thảo luận, xây dựng đáp án của bài tập, ghi kết quả vào giấy A0.
- Kết quả làm việc của các nhóm được treo lên vị trí thích hợp.
- Giáo viên lần lượt cho các nhóm trình bày kết quả làm việc, các ví dụ minh hoạ
của nhóm có thể được trình bày bằng lời hoặc thể hiện dưới các hình thức khác nhau như:
sắm vai, trò chơi, hoạt động minh hoạ, ...
- Khi một nhóm trình bày xong, các nhóm khác phát biểu ý kiến bổ sung, hoặc tranh
luận, hoặc nêu câu hỏi để làm rõ.
c. Kết luận
Các phương pháp tổ chức HĐGD NGLL được vận dụng từ các phương pháp giáo dục và
phương pháp dạy học. Khi vận dụng những phương pháp này, giáo viên cần linh hoạt, tránh máy
móc. Trong một hoạt động, có thể đan xen sử dụng nhiều phương pháp khác nhau thì sẽ có hiệu quả

hơn. Người giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động cho học sinh cần hết sức linh hoạt, sáng tạo khi
vận dụng các phương pháp và phải luôn chú ý phát huy vai trò chủ động, tính tích cực của học sinh.
Đó là yêu cầu cơ bản xuyên suốt trong tổ chức HĐGD NGLL để mang lại hiệu quả.
Hoạt động 5: Những kĩ thuật dạy học (KTDH) tích cực được vận dụng trong tổ chức
HĐGD NGLL.
a. Mục tiêu
- Học viên hiểu được một số kĩ thuật dạy học tích cực.
- Biết vận dụng các KTDH tích cực trong tổ chức HĐGD NGLL.
b. Cách tiến hành
- Học viên làm việc theo nhóm.
- Giáo viên giao cho các nhóm thảo luận các câu hỏi sau :
+ KTDH tích cực là gì?
+ Hãy kể ra các KTDH tích cực mà anh/chị biết?
+ Anh/chị vận dụng các KTDH tích cực trong HĐGD NGLL như thế nào? Cho ví dụ
minh hoạ?
- Các nhóm thảo luận.
- Kết quả thảo luận được ghi vào giấy A0.
- Đại diện một nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Các nhóm khác lắng nghe, góp ý kiến hoặc tranh luận.
9
c. Kết luận
Kỹ thuật dạy học tích cực là những thao tác, cách thức hành động của giáo viên và
học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy
học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập. Các KTDH rất đa dạng và phong phú về
số lượng. Vận dụng các KTDH trong HĐGD NGLL sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của
các phương pháp được vận dụng trong tổ chức HĐGD NGLL.
Nội dung 3
Đánh giá kết quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
(4 tiết)
1. Mục tiêu

Sau khi hoàn thành nội dung 3, học viên:
- Hiểu được ý nghĩa của việc đánh giá kết quả HĐGDNGLL của học sinh THCS là
nhằm xác định mức độ phát triển của các em về nhận thức, kỹ năng và thái độ trong quá
trình hoạt động.
- Biết được việc đánh giá kết quả HĐGDNGLL góp phần vào đánh giá hạnh kiểm,
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, động viên các em tích cực học tập và rèn
luyện, đồng thời đảm bảo quyền của trẻ em trong đánh giá.
- Biết cách đánh giá kết quả hoạt động của học sinh thông một số hình thức đánh
giá phù hợp.
- Tin vào kết quả của đánh giá.
2. Tài liệu, phương tiện
- Chương trình HĐGD NGLL cấp THCS do Bộ GD&ĐT ban hành theo Quyết định
số 03/2002/QĐ- BGD&ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2002.
- Sách “Một số vấn đề đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL THCS”,
NXBGD, Hà Nội, 2008.
- Sách “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS HĐGD NGLL”. NXBGD,
Hà Nội, 2007.
- Sách giáo viên HĐGD NGLL các lớp 6, 7, 8, 9.
- Giấy A0, giấy A4, bút dạ bảng, bút màu.
- Máy chiếu Projector.
10
3. Các hoạt động
Khởi động: Mời học viên tự tổ chức một trò chơi khởi động, hoặc giáo viên giới
thiệu một trò chơi (giáo viên có thể tìm cách liên hệ trò chơi này với vấn đề “đánh giá” để
tạo sự kết nối)
Hoạt động 1: Chia sẻ kinh nghiệm
a. Mục tiêu
Giúp học viên liệt kê lại những hình thức đánh giá kết quả HĐGD NGLL mà họ đã
từng làm trong thực tiễn
b. Cách tiến hành

Mời học viên chia sẻ kinh nghiệm về những hình thức đánh giá mình đã từng sử
dụng, hiệu quả, ưu/nhược khi sử dụng…
- Học viên liệt kê các ý kiến này lên giấy A0 hoặc ghi vào máy tính theo 4 cột: Tên
hình thức đánh giá – Ưu điểm – Nhược điểm. Cột 4 để trống.
- Mời học viên xem xét danh mục và cho ý kiến: Những hình thức nào đem lại hiệu
quả tốt nhất trong thực tế? vì sao?
- Giáo viên bổ sung các ý kiến này vào cột thứ 4.
- Giáo viên tổng hợp các ý kiến đã nêu, bổ sung thêm các hình thức đánh giá khác.
- Chiếu bảng “Một số hình thức đánh giá HĐGDNGLL”
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số kiểu phân loại hình thức đánh giá
a. Mục tiêu
Nhận ra được một số kiểu phân loại hình thức đánh giá kết quả HĐGD NGLL
b. Cách tiến hành
- Giáo viên hỏi: Theo anh/chị, có những kiểu phân loại hình thức đánh giá kết quả
HĐGD NGLL nào?
- Học viên trao đổi và phát biểu ý kiến. Giáo viên lắng nghe và tập hợp ý kiến học viên.
- Câu hỏi: Mục đích của phân loại hình thức đánh giá là gì?
- Giới thiệu tờ tin “Một số kiểu phân loại…”
c. Kết luận: Việc phân loại giúp giáo viên lựa chọn cách đánh giá phù hợp cho
từng hoạt động, nhóm đối tượng, thời gian, nguồn lực. Tuy nhiên, mọi phân loại cũng như
việc lựa chọn một hình thức đánh giá cụ thể đều có tính tương đối, phụ thuộc vào từng
hoàn cảnh cụ thể.
Hoạt động 3: Giới thiệu một số mẫu phiếu đánh giá đơn giản
a. Mục tiêu: Biết được một số mẫu phiếu đánh giá kết quả hoạt động
b. Cách tiến hành
- Giáo viên hỏi: Những căn cứ để thiết kế một phiếu đánh giá là gì?
- Tổng hợp các câu trả lời của học viên lên giấy A0 – hệ thống lại theo một số nhóm
căn cứ chính.
11
- Giáo viên giới thiệu một số căn cứ để thiết kế một phiếu đánh giá.

Gợi ý một số mẫu phiếu đánh giá đơn giản
1. Gợi ý phiếu đánh giá nhanh một hoạt động/một buổi thực hiện chủ điểm (thực
hiện trực tiếp, tại chỗ ngay sau hoạt động)
Ví dụ 1
Ví dụ 2
2. Gợi ý phiếu đánh giá một đợt/phong trào hoạt động cao điểm
Chủ điểm: “Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”
Các hoạt động đã thực hiện trong chủ điểm: 1) Thăm làng gốm Bát Tràng, mỗi học
sinh tự vẽ/trang trí một bình gốm thô làm kỷ niệm cho chuyến đi; 2) Thăm Hội Lim.
Cả hai hoạt động đều do học sinh lớp 9 tự tổ chức với sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm.
Phiếu đánh giá
I.Về nội dung các hoạt động
1. Nhận xét chung của em về hai hoạt động đã tham gia:
□ Rất bổ ích, lý thú □ Khá bổ ích □ Không bổ ích
2. Em cảm thấy hứng thú hơn với hoạt động nào?
□ Thăm làng gốm □ Thăm Hội Lim □ Cả hai
Vì sao em thấy hứng thú?.....................................................................
Ý kiến khác:.........................................................................................
12
Phiếu đánh giá hoạt động
1. Nêu tên một hoạt động mà em cảm thấy hứng thú nhất hôm nay. Vì sao?
(nêu 1,2 lý do ngắn gọn)
2. Nêu tên một hoạt động mà em cảm thấy chưa hài lòng. Vì sao?
3. Vẽ một hình biểu đạt tâm trạng hiện tại của em sau khi tham gia hoạt động
vừa rồi. Nếu không vẽ, dựng 2 từ/ hai cụm từ thể hiện tâm
trạng hiện tại của em.
Phiếu đánh giá hoạt động
1. Nêu 2 nhận xét cá nhân của em về nội dung của HĐGDNGLL vừa thực hiện.
2. Nêu 2 nhận xét cá nhân của em về hình thức/phương pháp tổ chức
HĐGDNGLL vừa thực hiện.

3. Nếu làm lại hoạt động vừa rồi, em muốn thay đổi những điểm nào?
3. Em học được điều gì từ các hoạt động này?
□ Vẻ đẹp, sự độc đáo của văn hóa dân tộc
□ Lòng yêu nghề, tận tụy của các nghệ nhân
□ Tài hoa của con người Việt Nam
□ Lòng yêu nước, gắn bó với quê hương của con người Việt Nam
□ Sự phong phú, đa dạng của văn hóa mọi miền đất nước
□ Ý kiến khác: ………………………………………….
II.Về hình thức hoạt động
1. Theo em, hình thức tổ chức các hoạt động này là:
□ Rất tốt □ Tốt □ Bình thường
2. Điều làm em cảm thấy hài lòng về hình thức tổ chức các hoạt động:
□ Được tự thiết kế, tổ chức các hoạt động cho mình
□ Được cung cấp đủ thông tin và phương tiện cho việc tổ chức hoạt động
□ Mọi người đoàn kết, vui vẻ tham gia
□ Có sự trợ giúp nhiệt tình của các thầy cô và nhà trường
□ Thời gian dành cho hoạt động hợp lý, không gây mệt mỏi
□ Ý kiến khác:……………………………………………….
3. Điều làm em thấy chưa hài lòng về hình thức tổ chức hoạt động:
□ Hình thức còn nghèo nàn, chưa sôi động, hấp dẫn
□ Mọi người chưa tích cực cùng tham gia tổ chức
□ Thiếu sự hỗ trợ từ phía nhà trường
□ Thiếu sự hỗ trợ của địa phương nơi đến thăm
□ Thời gian hoạt động dài, học sinh khó bố trí tham dự
□ Kinh phí cho việc tổ chức chưa thỏa đáng
□ Ý kiến khác:……………………………………………….
4. Nếu được tổ chức lại, những điểm cần thay đổi về hình thức các hoạt động:
□ Phải lôi cuốn được nhiều người hơn cùng tham gia hoạt động
□ Cần tạo không khí sôi nổi, hấp dẫn hơn cho hoạt động
□ Cần thêm thời gian chuẩn bị cho hoạt động

□ Mọi người tham gia cần có thái độ tích cực, nhiệt tình hơn
□ Ý kiến khác: …………………………………………………
13
III.Về sự chuẩn bị của ban tổ chức
1. Theo em, sự chuẩn bị chung cho các hoạt động của BTC là:
□ Rất chu đáo □ Chu đáo □ Bình thường □ Chưa tốt
2. Những điều theo em BTC đã làm tốt:
□ Chuẩn bị tốt nội dung và hình thức hoạt động
□ Lôi cuốn được sự tham gia của cả tập thể
□ Thông báo đầy đủ các thông tin về hoạt động đến người tham dự
□ Hỗ trợ kịp thời đối với những khó khăn xảy ra trong quá trình hoạt động
□ Ý kiến khác: …………………………………………………………….
3. Những điều em mong đợi BTC làm tốt hơn cho các hoạt động sau:
- …………………………………………………………………
- ………………………………………………………................
- …………………………………………………………………
- …………………………………………………………………
- …………………………………………………………………
- …………………………………………………………………
Hoạt động 4: Thực hành đánh giá một hoạt động
a. Mục tiêu: Thể hiện sự đổi mới về hình thức đánh giá một hoạt động
b. Cách tiến hành
- Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm: nhóm lớn thực hiện một hoạt động và nhóm nhỏ (5-
6 người) thực hiện việc đánh giá hoạt động đó.
- Mỗi nhóm có 10-15 phút chuẩn bị.
- Nhóm thực hiện tổ chức một hoạt động nhỏ cho cả lớp trong 15-30 phút (tùy chọn
hình thức hoạt động). Nhóm đánh giá vận dụng những gì đã học để đánh giá hiệu
quả hoạt động đã tổ chức.
- Nhóm đánh giá báo cáo kết quả đánh giá của mình trước lớp và cách nhóm đã làm
để có được kết quả đánh giá đó.

- Giáo viên tổng hợp, kết luận.
14
Nội dung 4
Rèn luyện kĩ năng sống qua
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
(3 tiết)
1. Mục tiêu
Sau khi hoàn thành nội dung 4, học viên:
- Hiểu được vai trò của HĐGDNGLL trong việc giáo dục rèn luyện KNS.
- Biết tổ chức HĐGDNGLL hướng vào giáo dục những KNS cơ bản cần thiết cho
lứa tuổi học sinh THCS.
- Biết cách tổ chức một HĐGDNGLL theo chủ đề.
2. Tài liệu, phương tiện
- Chương trình HĐGD NGLL cấp THCS do Bộ GD&ĐT ban hành theo Quyết định
số 03/2002/QĐ- BGD&ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2002.
- Sách “Một số vấn đề đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL THCS”,
NXBGD, Hà Nội, 2008.
- Sách “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS/THPT”. NXBGD, Hà Nội, 2007.
- Sách “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”. NXBChính trị
Quốc gia, 2006
- Sách giáo viên HĐGD NGLL các lớp 6, 7, 8, 9.
- Giấy A0, giấy A4, bút dạ bảng, bút màu.
- Máy chiếu Projector.
3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Xác định rõ vai trò của HĐGDNGLL trong giáo dục rèn luyện KNS cho
học sinh
a. Mục tiêu
Giúp học viên hiểu được HĐGD NGLL ở trường THCS có vai trò rất quan trọng là
tạo môi trường thuận lợi, tạo điều kiện để học sinh trải nghiệm rèn luyện KNS.
b. Cách tiến hành

+ Giáo viên yêu cầu các học viên suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
“HĐGD NGLL ở trường THCS có vai trò như thế nào để học sinh trải nghiệm rèn
luyện KNS ?”
+ Học viên nêu thực trạng HĐGD NGLL thực hiện vai trò giáo dục KNS ở các
trường THCS hiện nay và thảo luận về cách đổi mới để cải thiện tình hình này
+ Giáo viên bình luận, tổng hợp các ý kiến và kết luận
15
Thông tin cơ bản
HĐGDNGLL là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông
trung học cơ sở. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá ở
trên lớp. HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý
thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình
thành tình cảm, niềm tin và sự phát triển nhân cách cho các em.
Mục tiêu không thể thiếu của HĐGDNGLL ở trường THCS là rèn luyện cho các em
có các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS như: kỹ năng giao tiếp ứng xử
có văn hóa; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ
thể của hoạt động; kỹ năng tự học; kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện... Đây
cũng chính là các kỹ năng sống cơ bản của lứa tuổi học sinh THCS.
Đổi mới phương pháp HĐGDNGLL ở các trường THCS hiện nay cũng định hướng vào
việc phát triển tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, khả năng hoạt động độc lập,
khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra
đánh giá kết quả hoạt động của các em. Như vậy các HĐGDNGLL có một vai trò rất quan
trọng là tạo môi trường, tạo điều kiện để học sinh trải nghiệm rèn luyện KNS.

Hoạt động 2: HĐGDNGLL tập trung giáo dục những KNS cơ bản cần thiết cho lứa tuổi
học sinh THCS
a. Mục tiêu
Giúp học viên lý giải được tại sao HĐGDNGLL phải tập trung giáo dục những
KNS cơ bản
Giúp học viên hiểu khái niệm KNS và xác định được những KNS cơ bản nào đặc

biệt cần thiết cho lứa tuổi học sinh THCS
b. Cách tiến hành
+ Giáo viên yêu cầu học viên trả lời các câu hỏi: KNS là gì? Tại sao HĐGDNGLL
phải coi trọng rèn luỵện KNS?
+ Mỗi học viên hãy viết ra 5 KNS mình cho là cơ bản, quan trọng, cần thiết nhất
cho học sinh THCS
+ Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận về những KNS cơ bản cần thiết cho lứa
tuổi học sinh THCS.
16
Thông tin cơ bản
1. Lý do:
Một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực“ do Phó Thủ Tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân phát động chính là
rèn luyện KNS cho học sinh.
Một trong những nội dung quan trọng của HĐGDNGLL được lồng ghép vào các
hoạt động của chủ điểm giáo dục tháng, hoặc tổ chức thành một hoạt động độc lập... đều
nhằm giáo dục những KNS cơ bản cho học sinh.
KNS liên quan đến mọi hoạt động của trường học.
Những thiếu hụt KNS ở mỗi học sinh đều có nguy cơ dẫn các em tới thất bại học
đường ?...
2. Khái niệm kỹ năng:
Kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó, bằng cách lựa
chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm, kĩ xảo đã có để hành động phù hợp
với những mục tiêu và những điều kiện thực tế đã cho.
Người có kỹ năng về một loại hoạt động nào đó cần phải:
- Có tri thức về loại hoạt động đó, gồm: mục tiêu, các cách thức thực hiện hành động, các
điều kiện phương tiện để đạt mục đích.
- Biết cách tiến hành hành động theo đúng các yêu cầu và đạt kết quả phù hợp với mục
đích.
- Biết hành động có kết quả trong những điều kiện mới, không quen thuộc.

3. Khái niệm kỹ năng sống:
KNS là khả năng thực hiện những hành vi thích ứng tích cực, những cách hành xử
hiệu quả, giúp cá nhân hoà nhập vào môi trường xung quanh (gia đinh, lớp học, thế giới
bạn bè...), giúp cá nhân hình thành các mối quan hệ xã hội, phát triển những nét nhân cách
tích cực thuận lợi cho sự thành công học đường và thành công trong cuộc sống
4. Giới thiệu các KNS cơ bản cần thiết cho lứa tuối học sinh THCS
Căn cứ vào các bằng chứng nghiên cứu thống kê xã hội học, các nghiên cứu khảo
sát nhu cầu, đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS, vào hoạt động chủ đạo của lứa tuổi
này và ý kiến của các chuyên gia, chúng ta có thể liệt kê một số kỹ năng sống cơ bản cần
thiết cho lứa tuổi học sinh THCS sau đây:
 Kỹ năng giao tiếp
 Kỹ năng điều chỉnh nhận thức, hành vi
17
 Kỹ năng kiểm soát/ứng phó với stress
 Kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm
 Kỹ năng giải quyết vấn đề
 Kỹ năng lắng nghe tích cực
 Kỹ năng đồng cảm
 Kỹ năng quyết đoán, ra quyết định
 Kỹ năng thuyết phục, thương lượng
 Kỹ năng thuyết trình
 Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu
 Kỹ năng đặt câu hỏi?
 Kỹ năng học bằng đa giác quan
 Kỹ năng tư duy sáng tạo
 Kỹ năng khen, chê tích cực
 Kỹ năng suy nghĩ tích cực, duy trì thái độ lạc quan
 Kỹ năng thích ứng
 Kỹ năng đánh giá và tự đánh giá
 … ?????

Bài tập : học viên được yêu cầu xếp hạng các KNS này theo thứ bậc quan trọng từ 1 đến n
trong đó 1 là quan trọng nhất.
Hoạt động 3: Tổ chức HĐGDNGLL theo chủ đề rèn luyện KNS
a. Mục tiêu
Giúp học viên nắm được cách tổ chức một hoạt động theo chủ đề rèn luyện một kỹ
năng sống cụ thể
b. Cách tiến hành
Hoạt động 3.1. Giáo dục rèn luyện kỹ năng điều chỉnh nhận thức, hành vi
Mục tiêu
- Cung cấp cho học viên các kỹ năng phát hiện những thiếu hụt về nhận thức và
cách thức điều chỉnh những nhận thức, niềm tin không hợp lý, hành vi sai lệch.
- Giúp học viên biết sử dụng các kỹ thuật, công cụ để đánh giá những thiếu hụt về
nhận thức, hành vi
Những vấn đề thảo luận
- Những kiểu nhận thức niềm tin sai lệch
- Những điều kiện, cơ chế duy trì kiểu nhận thức niềm tin sai lệch
- Làm thế nào để sớm phát hiện và điều chỉnh kịp thời
18
Nội dung hoạt động
Câu hỏi nêu vấn đề
Tại sao cùng một sự kiện, cùng một tình huống lại gây ra những tác động tâm lý
nặng nề cho người này mà không ảnh hưởng đáng kể đến người khác ?
Thông tin cơ bản
Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đều xác nhận rằng: cách thức mà mỗi cá
nhân đáp ứng lại những kích thích bên trong hay bên ngoài cơ thể phụ thuộc đáng kể vào
khả năng nhận diện và thấu hiểu các kích thích này.
Trước một hoàn cảnh bất lợi, một tình huống khó khăn, hay xung đột, có người cho
rằng đó là hoàn cảnh bi đát, tuyệt vọng, không lối thoát, người khác cho rằng đó chỉ là khó
khăn tạm thời. Hai cách nhìn này có thể dẫn đến các chiến lược ứng phó khác nhau. Những
người thuộc nhóm thứ nhất vì cho rằng “không cách gì giải quyết”, có thể sẽ rất lo lắng...

không thể chịu đựng được, họ sẽ trốn chạy. Cứ theo lô gích này nếu trẻ em cảm thấy gia
đình như là “địa ngục”, cảm thấy “mình xúc phạm, bị ghét bỏ” không cảm thấy được cha
mẹ yêu thương có thể bỏ nhà đi lang thang...
Thảo luận: học viên thảo luận câu hỏi trên, giáo viên bình luận
Như vậy cái cách thức mà chúng ta nhận thức các tình huống, các sự kiện trong cuộc
sống có ảnh hưởng đáng kể đến hành động và tình cảm của chúng ta. Những ý nghĩ, niềm tin,
mong muốn và cả thái độ đều có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của mỗi cá nhân…
Thực hành: học sinh nêu tình huống, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện kỹ
thuật 4 bước để điều chỉnh lại quá trình nhận thức - xử lý thông tin…nhận xét và học sinh
tự đánh giá xem minh đã làm chủ kỹ thuật này chưa? So sánh điểm giống nhau và khác
nhau giữa các kỹ thuật này?
Hoạt động 3.2. Giáo dục rèn luyện kỹ năng kiểm soát stress, ứng phó giải quyết vấn đề
Mục tiêu
- Huấn luyện cho học viên kỹ năng kiểm soát stress, kỹ năng ứng phó giải quyết vấn
đề.
- Giúp học viên biết sử dụng các kỹ thuật, công cụ để đánh giá năng kiểm soát
stress, khả năng ứng phó giải quyết vấn đề của bản thân.
Những vấn đề thảo luận
- Làm thế nào để kiểm soát stress tiêu cực
- Làm thế nào để trẻ học cách ứng phó có hiệu quả với khó khăn của mình
Nội dung hoạt động
Giáo viên: Sử dụng câu hỏi/tình huống đề dẫn
19
Trong cuộc sống có rất nhiều sự kiện, tình huống gây stress. Tuy nhiên mỗi cá nhân
xử lý giải quyết các sự kiện, tình huống gây stress rất khác nhau phụ thuộc vào bản chất
của sự kiện và năng lực ứng phó của chính cá nhân đó. Stress tiêu cực hiểu theo nghĩa rộng
liên quan tới một loạt các phản ứng tiêu cực bao gồm: lo lắng, giận dữ, mặc cảm, xung đột,
trầm nhược và các kiểu đau khổ thể chất khác như đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ,... và căng
thẳng bất an. Những người bị các triệu chứng này thoạt đầu được huấn luyện các kỹ năng
ứng phó sau đó thực hành sử dụng các kỹ năng này để kiểm soát các tình huống hoặc sự

kiện gây stress.
Học viên thảo luận: Quá trình kiểm soát stress diễn ra như thế nào?
Quá trình kiểm soát stress đi qua 3 giai đoạn: cấu trúc lại khái niệm, luyện tập các
kỹ năng ứng phó, thực hành trong các tình huống cụ thể của cuộc sống.
Giáo viên: Sử dụng câu hỏi/tình huống đề dẫn
Khi gặp hoàn cảnh bất lợi, tình huống khó khăn người ta hoặc tìm cách lẩn tránh
hoặc chủ động nhanh chóng tìm cách giải quyết. Kỹ năng giải quyết vấn đề hướng dẫn cho
bạn một chiến lược mang tính hệ thống để tiếp cận và xử lý có hiệu quả những vấn đề khó
khăn bạn đang gặp phải và sẽ gặp phải trong cuộc sống.
Học viên thảo luận: Quá trình giải quyết vấn đề diễn ra như thế nào?
Giải quyết vấn đề được xem như là một qúa trình ứng xử gồm các giai đoạn hay các
bước cơ bản sau:
1- Xác định vấn đề
2- Nảy sinh nhiều nhất các giải pháp có thể
3- Quyết định chọn giải pháp tốt nhất (tối ưu)
4- Thực hiện giải pháp đã chọn và đánh giá hiệu quả của nó.
Các giai đoạn của qúa trình giải quyết vấn đề được mô hình hoá như sơ đồ


20
Xác định
vấn đề
Nảy sinh các
giải pháp
Cân nhắc chọn
lựa giải pháp
tối ưu
Thực hiện giải
pháp đã chọn
và đánh giá

tính hiệu quả
của nó
Vấn đề chưa
giải quyết
Tiếp tục
Kết thúc qúa
trình
Vấn đề đã
được giải
quyết
Thông tin cơ bản
Để áp dụng có hiệu quả phương pháp này điều quan trọng là chúng ta phải hiểu
được ba điều kiện tiên quyết sau đây:
1. Những vấn đề khó khăn hay stress là một bộ phận không thể không có trong đời
sống và mỗi người có thể học cách ứng xử để đối phó với chúng.
2. Cần phải nhận diện rõ bản chất của vấn đề khi nó xảy ra để có những giải pháp hợp
lý.
3. Hiệu quả của quá trình giải quyết vấn đề liên quan đến việc cân nhắc đánh giá các
giải pháp khác nhau và quyết định áp dụng một giải pháp tốt nhất.
 Giai đoạn 1: Xác định vấn đề và tìm ra các mục tiêu phải đạt là điều kiện tiên quyết để
nảy sinh các giải pháp cụ thể ở giai đoạn 2. Bạn hãy đặt câu hỏi "cái gì là bản chất của
vấn đề" "cái gì phải xảy ra để tình huống có vấn đề được giải quyết"…
 Giai đoạn 2: Nảy sinh tất cả các giải pháp có thể. Suy nghĩ đưa ra càng nhiều giải pháp,
bạn càng có khả năng cân nhắc đánh giá, lựa chọn được một giải pháp tốt nhất. Việc liệt
kê tất cả các giải pháp có thể và cân nhắc đánh giá hậu quả của từng giải pháp là cách
tốt nhất đi đến chọn được một giải pháp phù hợp nhất ở giai đoạn sau.
 Giai đoạn 3: Ra quyết định. Giai đoạn này đòi hỏi bạn tập trung vào một giải pháp
được xem là tốt nhất trong số tất cả các giải pháp có thể, giải pháp này được phân tích
mổ xẻ và chỉ được quyết định chọn sau khi đã xem xét và cân nhắc kỹ những hậu quả
có thể có.

 Giai đoạn 4: Thực hiện và đánh giá hiệu quả. Trong giai đoạn này bạn không chỉ thực
hiện giải pháp đã chọn mà còn đánh giá hiệu quả giải pháp đã chọn:"liệu vấn đề đã
được giải quyết sau khi thực hiện giải pháp ?". Nếu vấn đề vẫn chưa được giải quyết,
bạn buộc phải quay lại các giai đoạn trước, quá trình giải quyết vấn đề cứ thế tiếp tục
cho đến tận khi vấn đề được giải quyết hoàn toàn.
Thực hành: Học viên áp dụng các kỹ năng trên để giúp học sinh xử lý tình huống sau đây:
- Tình huống: “Cô ơi, cháu rất cô đơn và rất khổ tâm vì gia đình... bố mẹ cháu cấm
cháu quan hệ với bạn bè... Cháu nhớ có lần mẹ cháu gọi bạn gái cháu là "cái con kia" và
còn hỏi cháu: "Cái con ấy nhà nó ở đâu?" Mặc dù bạn ấy không còn có mặt lúc đó, nhưng
cháu rất bất bình về lời nói ấy. Thế là cháu bảo luôn với mẹ : "Mẹ đừng gọi bạn con như
thế. Mặt mẹ cháu sầm lại, mắng cháu, nói cháu mất dạy, coi bố mẹ không ra gì, coi bạn
21
hn c m.... Chỏu cm thy mỡnh b x nhc ch cũn bit khúc thụi... T ú chỏu tht
vng v m chỏu, chỏu ch mun b nh ra i thụi...
- Tho lun: tng hc viờn núi ra cỏch gii quyt vn nu gp tỡnh hung ny?
Giỏo viờn nhn xột, bỡnh lun.
Ni dung 5
Thc hnh t chc hot ng c th
(4 tit)
1. Mc tiờu
Sau khi hc xong ni dung ny, hc viờn:
- Nm c cỏch thit k mt hot ng c th theo hng i mi phng phỏp
t chc hot ng v nhng hỡnh thc ỏnh giỏ kt qu hot ng ca hc sinh.
- Bit thit k hot ng cú th hin s i mi phng phỏp t chc hot ng
v trin khai trong thc t trng mỡnh.
- Linh hot v sỏng to trong quỏ trỡnh trin khai trong thc t.
2. Ti liu, phng tin
- Giy Ao, bỳt vit
- Cỏc bi thit k hot ng
- Cỏc ti liu tp hun cú liờn quan

3. Cỏc hot ng
- Hc viờn làm việc theo nhóm.
- Mỗi nhóm thiết kế một hoạt động cụ thể.
- Lần lợt các nhóm trình bày thiết kế chia sẻ, góp ý bổ sung cho nhau.
- Giỏo viờn kết luận.
Nội dung 6
Lập kế hoạch triển khai tập huấn tại địa phơng
(2 tiết)
1. Mục tiêu
- Học viên hiểu đợc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tập huấn về
Đổi mới phơng pháp và đổi mới đánh giá kết quả HĐGD NGLL ở THCS.
- Biết cách lập kế hoạch tập huấn tại địa phơng.
2. Tài liệu, phơng tiện
- Giấy Ao, bút viết
- Chơng trình tập huấn giỏo viờn cốt cán cấp tỉnh
22
- Các tài liệu tập huấn có liên quan
3. Cách tiến hành
- Giỏo viờn chia hc viờn thành các nhóm theo đơn vị tỉnh.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận về các nội dung, phơng pháp tập huấn tại địa phơng và
xây dựng kế hoạch tập huấn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phơng mình.
Gợi ý một mẫu kế hoạch:
Kế hoạch tập huấn
Đổi mới PP và đổi mới đánh giá kết quả HĐGD NGLL ở trờng THCS
Tên tỉnh:
Thời gian thực hiện:
1. Mục tiêu tập huấn
2. Nội dung, phơng pháp tập huấn
3. Điều kiện, phơng tiện
4. Kế hoạch cụ thể

Hoc theo bng sau:
Ngy 1
Thi gian Ni dung Hot ng
ca GV
Hot ng
ca HV
Thit b v
dựng
Bỏo cỏo
viờn
Ngy 2
Thi gian Ni dung Hot ng
ca GV
Hot ng
ca HV
Thit b v
dựng
Bỏo cỏo
viờn
- Các nhóm trao i v vic lập kế hoạch. Kế hoạch đợc trình bày trên giấy A0.
- Giỏo viờn mời đại diện của một vài nhóm lên báo cáo kế hoạch của nhóm mình.
- Các nhóm khác lắng nghe và trao đổi ý kiến bổ sung cho nhau.
- Giỏo viờn nhận xét và tổng kết về kế hoạch tập huấn tại địa phơng
23
Phần III – Tài liệu tham khảo
I. Chương trình HĐGDNGLL cấp THCS
1. Mục tiêu của HĐGDNGLL
- Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết
cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh
nghiệm hoạt động tập thể của các em.

- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi THCS như: kĩ
năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kĩ năng tổ chức quản lí và tham gia các hoạt động tập
thể với tư cách là chủ thể hoạt động; kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã
hội.
- Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã
hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất
nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
2. Chương trình của HĐGDNGLL
24
CHƯƠNG TRÌNH PHẦN BẮT BUỘC
THÁNG CHỦ ĐIỂM
MỤC TIÊU
GIÁO DỤC
GỢI Ý NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG TỪNG LỚP
LỚP 6 LỚP 7 LỚP 8 LỚP 9
9
TRUYỀN
THỐNG NHÀ
TRƯỜNG
- Hiểu được những
truyền thống tốt đẹp
của trường, của lớp.
- Tự hào và yêu mến
trường, lớp.
- Biết giữ gìn, bảo vệ,
phát huy truyền thống
của trường, lớp.
- Thảo luận nội quy
và nhiệm vụ năm học

mới.
- Nghe giới thiệu về
truyền thống của trường.
- Tập các bài hát quy
định.
- Tổ chức đội ngũ cán
bộ lớp.
- Thảo luận nội quy
và nhiệm vụ năm học.
- Thi tìm hiểu về
truyền thống của
trường.
- Sinh hoạt văn nghệ
theo chủ đề.
- Bầu cán bộ lớp.
- Trao đổi về vị trí,
nhiệm vụ của người
học sinh lớp 8.
- Xây dựng kế hoạch
phát huy truyền thống
của lớp, của trường.
- Thi hát những bài
hát truyền thống.
- Bầu cán bộ lớp.
- Thảo luận về nhiệm
vụ của người học sinh
cuối cấp THCS.
- Trồng cây lưu niệm.
- Thi viết, vẽ ca ngợi
truyền thống nhà

trường.
- Bầu cán bộ lớp.
10 CHĂM
NGOAN HỌC
GIỎI
- Hiểu ý nghĩa lời dạy
của Bác, xây dựng ý
thức trách nhiệm trong
học tập.
- Rèn luyện kĩ năng,
phương pháp học tập
đúng đắn.
- Nghe giới thiệu thư
Bác.
- Giao ước thi đua
giữa các tổ, cá nhân.
- Trao đổi về phương
pháp học tập ở cấp
trường THCS.
- Thi văn nghệ giữa
- Trao đổi về nội
dung thu Bác.
- Giao ước thi đua
giữa các tổ, cá nhân.
- Tổ chức Hội vui học
tập.
- Thảo luận chủ đề
"Làm thế nào để học tập
tốt theo lời Bác dạy".
- Giao ước thi đua

giữa các tổ, cá nhân.
- Thi tìm hiểu các tấm
gương học tập tốt.
- Sinh hoạt văn nghệ
- Thi tìm hiểu thư Bác
(1945 và 1968).
- Đăng kí thi đua học
tập tốt.
- Sinh hoạt theo chủ
đề "Em là nhà khoa
học".
- Sinh hoạt văn nghệ
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×