Tải bản đầy đủ (.doc) (182 trang)

Đời sống kinh tế văn hóa của cư dân phường trà cổ thành phố móng cái tỉnh quảng ninh (1998 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 182 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THÚY HƯƠNG

ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN
PHƯỜNG TRÀ CỔ THÀNH PHỐ MÓNG CÁI
TỈNH QUẢNG NINH
(1998 - 2018)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THÚY HƯƠNG

ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN
PHƯỜNG TRÀ CỔ THÀNH PHỐ MÓNG CÁI
TỈNH QUẢNG NINH
(1998 - 2018)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8.22.90.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Loan


THÁI NGUYÊN - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ theo đúng quy định.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Thúy Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa
Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, những người đã giảng dạy và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Quế Loan - người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng
chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các vị lãnh đạo và
bà con nhân dân của phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái đã cung cấp tư liệu, tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Giám hiệu Trường THPT Quảng Hà - nơi tôi đang
công tác, các đồng nghiệp, bạn bè và những người thân yêu trong gia đình đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Luận văn này là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học, song do

điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những sơ suất,
thiếu sót. Tác giả mong được sự đóng góp, bổ sung của các thầy cô và các bạn để
công trình thêm hoàn thiện.
Tác giả luận văn

Trần Thúy Hương

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................. v
Danh mục các bảng...................................................................................................... vi
Danh mục các biểu đồ................................................................................................. vii
MƠ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Ly do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 8
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................ 9
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 10
7. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 10
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ PHƯỜNG TRÀ CỔ, THÀNH PHỐ MÓNG CÁI,
TỈNH QUẢNG NINH ..................................................................................... 12
1.1. Vị trí địa ly và lịch sử hình thành ................................................................. 12
1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên................................................. 15

1.3. Dân cư và truyền thống cách mạng............................................................... 19
1.4. Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân phường Trà Cổ trước năm 1998 ............ 22
Chương 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA CƯ DÂN PHƯỜNG TRÀ CỔ (1998 - 2018)
.. 29
2.1. Kinh tế ngư nghiệp ..................................................................................... 30
2.1.1. Hoạt động khai thác thủy hải sản............................................................... 30
2.1.2. Hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ............................................................. 35
2.2. Kinh tế du lịch - dịch vụ.............................................................................. 38
2.3. Kinh tế nông nghiệp ................................................................................... 49
3


Chương 3. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN PHƯỜNG TRÀ CỔ (1998 - 2018).
55
3.1. Văn hóa vật chất......................................................................................... 55
3.2. Văn hóa tinh thần ....................................................................................... 60
3.2.1. Phong tục, tập quán.................................................................................. 60
3.2.2. Lễ hội ..................................................................................................... 68
3.2.3. Tín ngưỡng, tôn giáo................................................................................ 79
3.3. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa............................... 82
KẾT LUẬN..................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 91
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 95

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Những chữ viết tắt

BCH

Diễn giải
: Ban chấp hành

BQL

: Ban quản ly

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

ĐVT

: Đơn vị tính

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GTVT

: Giao thông vận tải

HĐND

: Hội đồng nhân dân

Ha


: Hecta

Nxb

: Nhà xuất bản

Tr
UBND

: Trang
: Ủy ban nhân dân

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Sản lượng và bình quân lương thực đầu người ở Trà Cổ ........................ 27
Bảng 2.1. Thống kê số liệu khai thác thủy sản tại phường Trà Cổ (1998 - 2018) ..... 31
Bảng 2.2. Những ngư cụ chủ yếu của ngư dân Trà Cổ hiện nay............................. 33
Bảng 2.3. Số lượng khách và doanh thu từ du lịch của phường Trà Cổ từ năm 1998
đến năm 2018 .................................................................................................. 39
Bảng 2.4. Thu nhập của 20 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch tại Trà Cổ ........ 44
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất nông nghiệp của Trà Cổ (2009 - 2015).......................... 50
Bảng 2.6. Phương tiện phục vụ đời sống trong gia đình ở Trà Cổ (2018)................ 53
Bảng 3.1. Những lễ hội chính được tổ chức tại phường Trà Cổ ............................. 68

6



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1.1. Diện tích các loại đất của phường Trà Cổ ......................................... 16
Biểu đồ 1.2. Dân số phường Trà Cổ các năm 1998, 2008, 2018............................. 19
Biểu đồ 2.1. Số hộ gia đình chuyên canh nuôi trồng thủy sản ở Trà Cổ .................. 36
Biểu đồ 2.2. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Trà Cổ ......................... 36
Biểu đồ 2.3. Thị phần khách du lịch chia theo quốc tịch đến Trà Cổ ...................... 44
Biểu đồ 2.4. Sản lượng lương thực bình quân đầu người của phường Trà Cổ.......... 51

vii


MƠ ĐẦU
1. Ly do chọn đê tài
Khi viết về chủ nghĩa duy vật biện chứng, Ph.Ăngghen đã nhận định: “Con
người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị,
khoa học, nghệ thuật, tôn giáo…” [6, tr.499 - 450]. Luận điểm này thực sự có giá trị
ly luận khoa học cho sự phát triển của lịch sử nhân loại nói chung và mỗi quốc gia
nói riêng. Đó chính là quy luật phát triển của tất yếu của loài người: Cơ sở vật chất
của đời sống xã hội sẽ quyết định đặc thù của thượng tầng kiến trúc. Đó cũng là một
lôgíc đơn giản có y nghĩa biện chứng giữa vật chất và y thức nói chung cũng như mối
quan hệ giữa kinh tế và văn hóa nói riêng. Chính vì lẽ đó mà các thể chế nhà nước,
các quan điểm pháp quyền đã cố gắng thúc đẩy quan hệ giữa kinh tế và văn hóa
nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao của con người. Vấn đề
kinh tế, văn hóa vì thế mà thu hút được quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế
giới.
Trong đời sống của các cộng đồng cư dân, kinh tế và văn hóa là lĩnh vực hoạt
động mang tính thiết yếu, gắn liền với nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Ở
mỗi giai đoạn, hoạt động kinh tế và văn hóa thường có tác động qua lại và ảnh hưởng

lẫn nhau. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, mục tiêu nâng cao các giá trị văn hóa
cũng được đặt ra. Do vậy, nghiên cứu kinh tế, văn hóa của các cộng đồng cư dân từng
khu vực cụ thể là một việc làm cần thiết nhằm đem lại những hiểu biết chính xác và
toàn diện hơn về lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc. Bởi lẽ, lịch sử địa
phương ngoài những đặc điểm chung mang tính quy luật của lịch sử dân tộc còn có
những nét đặc thù. Đó là một thực tế khách quan phản ánh điều kiện môi trường lịch
sử cụ thể với những mối quan hệ cụ thể trên một lãnh thổ cụ thể.
Những thập niên gần đây, một trong những đặc trưng và xu thế của các quan
hệ kinh tế quốc tế có liên quan đến phát triển các vùng ven biển. Vì lẽ đó, trong công
cuộc xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc phát triển
kinh tế, văn hóa ở các địa phương duyên hải, bởi việc xây dựng và triển khai chính
sách đối với vùng ven biển và hải đảo có y nghĩa chiến lược đối với việc bảo vệ toàn
vẹn lãnh thổ quốc gia. Tuy vậy, cho đến nay chúng ta vẫn chưa tận dụng và phát huy
hết các lợi thế về khai thác các nguồn lợi tài nguyên của mình. Việc nghiên cứu địa
hình, khí hậu, môi trường sinh thái, đời sống kinh tế, phong tục, tập quán...của cư dân
1


ven biển không chỉ giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế, văn hóa và bảo
vệ môi trường,

1


giữa phát triển kinh tế và chủ quyền, an ninh quốc gia mà còn tạo điều kiện cho kinh
tế phát triển từ đất liền vươn ra ngoài khơi.
Nằm ở vị trí tiền tiêu vùng Đông Bắc của Tổ quốc, có chung đường biên giới
trên biển với Trung Quốc, phường Trà Cổ là một bán đảo có vị trí địa - chiến lược
quan trọng. Trải qua bao thăng trầm cùng dân tộc, nơi đây điểm đầu Sa Vĩ vẫn hiên
ngang như một minh chứng trường tồn trước thời gian:

“Hùng vĩ thay toàn thân đất nước,
Tựa Trường Sơn vươn tới Trường Sa.
Từ Trà Cổ rừng dương tới Cà Mau rừng đước,
Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa...” [40; tr.132]
Với vị trí đó, Trà Cổ cần phải được tạo điều kiện phát triển mạnh về kinh tế,
giữ vững bản sắc về văn hóa. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngày 20/7/1998,
Chính phủ đã thành lập phường Trà Cổ, trực thuộc thành phố Móng Cái. Trải qua 20
năm phát triển (1998 - 2018), kinh tế và văn hóa của Trà Cổ đã có những chuyển
biến, góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương và cuộc sống của nhân dân. Từ một
làng vạn chài nghèo, sống nhờ vào nguồn hải sản tự nhiên đánh bắt ở biển, đến nay
Trà Cổ đã xây dựng được nền kinh tế phát triển với cơ cấu: Du lịch - dịch vụ, ngư
nghiệp, nông - lâm nghiệp, trong đó du lịch - dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, địa phương cũng còn bộc lộ
những tồn tại, bất cập cần phải được giải quyết. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay
làm thế nào để vừa thúc đẩy sự phát triển toàn diện của kinh tế - xã hội, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đồng thời giữ được những nét đặc trưng độc
đáo về văn hoá của cư dân vùng Trà Cổ trước xu thế bị phá vỡ, nguy cơ đánh mất
bản sắc, đánh mất truyền thống, ảnh hưởng văn hoá ngoại lai, xa rời văn hoá truyền
thống? Điều này một phần có sự đóng góp của công tác nghiên cứu, điều tra, đánh giá
tổng hợp kinh tế, văn hóa của địa phương nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề
xuất những giải pháp, mô hình phát triển bền vững về kinh tế, mang bản sắc văn hóa
đặc trưng cho phường Trà Cổ.
Với những ly do trên, tác giả chọn đề tài “Đời sống kinh tế, văn hóa của cư
dân phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (1998 - 2018)” làm
luận văn thạc sĩ với hy vọng việc nghiên cứu đề tài không chỉ có y nghĩa về mặt ly
luận, mà còn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn của phường Trà Cổ.
2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đê

Trà Cổ là vùng đất mang những đặc trưng riêng về địa ly, tự nhiên, văn hóa.
Thế nhưng, những nghiên cứu về Trà Cổ giai đoạn 1998 - 2018 còn là một khoảng
trống. Để thực hiện luận văn, tác giả đã kế thừa kết quả nghiên cứu liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài, cụ thể như sau:
Năm 1983, tác giả Lê Ngọc Thắng, Đào Bá Dậu trong nghiên cứu “Đôi nét về
làng biển ở nước ta” đã khái quát những nét tiêu biểu nhất của cư dân một số làng
ven biển Việt Nam về đặc điểm kinh tế, phong tục, tập quán, tín ngưỡng [13].
Trong bài “Vài nét về đời sống của ngư dân vùng biển Đông Bắc Việt Nam”
(năm 1985), tác giả Diệp Trung Bình đã nghiên cứu về sinh hoạt sinh kế và đời sống
văn hóa, xã hội của ngư dân ở khu vực vùng Đông Bắc Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra
mối quan hệ về gia đình, dòng họ và ảnh hưởng trực tiếp của các mối quan hệ này đến
đời sống ngư dân ở vùng Đông Bắc Việt Nam [5].
Tác giả Nguyễn Khắc Sử đã chỉ rõ vai trò, vị trí của biển với cư dân tiền sử
vùng
Đông Bắc Việt Nam trong nghiên cứu “Biển với cư dân tiền sử vùng Đông Bắc” (năm
1995). Ông nhận định: Có thể xem vùng biển Đông Bắc Việt Nam là vùng văn hóa
biển đậm nét nhất trong các nền văn hóa tiền sử nước ta [36].
Công trình “Biển với người Việt cổ” (năm 1996) [14] của Viện nghiên cứu
Đông Nam Á, nghiên cứu về người Việt cổ với việc khai thác tài nguyên sinh vật
biển. Những kết quả nghiên cứu của công trình đã cung cấp cái nhìn lịch đại để nhận
thấy người Việt thời tiền, sơ sử cho đến thời kỳ độc lập tự chủ và kể cả ngày nay luôn
có mối quan hệ khăng khít không tách rời biển. Vì vậy, mối quan hệ giữa người Việt
với biển được xem như là một tất yếu, khi mà đất nước Việt Nam có chiều dài bờ biển
lên tới 3.260km, các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam rộng gấp ba lần diện
tích lãnh thổ trong đất liền, lại nằm trên trục đường giao thông của ngã ba Đông Nam
Á, thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, một vị trí chiến lược quan trọng cho sự
phát triển kinh tế
- chính trị - quân sự - văn hoá - xã hội.
Công trình “Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam” (2002) của tác giả Nguyễn Duy
Thiệu đã nghiên cứu tương đối toàn diện và sâu các mặt đời sống của cộng đồng ngư

3


dân, về cơ cấu tổ chức xã hội và các phương thức, ngư cụ đánh bắt truyền thống. Tác
giả đã giới thiệu ba tín ngưỡng có tính đại diện của ngư dân: thờ cá Ông, thờ Mẫu và

3


thờ Thánh. Công trình là tư liệu tham khảo quan trọng để chúng tôi tiếp cận đời sống
tín ngưỡng của cư dân Trà Cổ [37].
Tác giả Lê Hồng Ly có bài “Đôi nét về văn hoá dân gian ven biển trong nền
kinh tế thị trường” [28]. Trong bài viết của mình, tác giả đã khẳng định: Biển luôn ở
cạnh người Việt, nhưng hình như nó không được người Việt chú y đến và việc khai
thác biển của người Việt chủ yếu là khai thác ven bờ và vùng nước lợ. Tác giả đã giới
thiệu một số sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của các cộng đồng cư dân ven biển nước ta
như: lễ hội cá Ông, lễ hội thờ Thành Hoàng làng, tín ngưỡng thờ tổ tiên, phong tục
thuyền mới. Đặc biệt, tác giả đề cập đến những tác động của kinh tế thị trường, làm
cho bộ mặt đời sống và nhiều yếu tố văn hóa của cư dân ven biển có nhiều thay đổi.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Hải Lê trong bài nghiên cứu “Đặc trưng văn
hóa biển của người Việt” đã phân tích khá rõ đặc trưng cơ bản về văn hóa biển của
người Việt là: Yếu tố biển xen lẫn yếu tố nông nghiệp - đồng bằng và luôn tồn tại
những cặp đối lập, song hành; Truyền thống biển trong văn hóa của người Việt là
truyền thống biển cận duyên; Xét theo trục không gian, chất biển từ nhạt ở miền Bắc,
đậm hơn ở miền Trung và lại ít đi khi vào Nam Bộ, theo trục thời gian, chất biển
ngày càng đậm đặc theo tiến trình lịch sử; Đã tiếp thu truyền thống biển của các dân
tộc khác trong quá trình tiếp xúc và giao lưu. Những luận điểm này của Nguyễn Thị
Hải Lê là tư liệu tham khảo quan trọng để chúng tôi xem xét yếu tố môi trường tác
động đến đời sống kinh tế, văn hóa cư dân Trà Cổ [27].
Tác giả Trần Thị Mai An viết bài “Phác thảo yếu tố biển trong văn hóa Việt

Nam” (2010) [1], bên cạnh hệ thống hóa các vấn đề về văn hóa biển, nguồn gốc của
văn hóa biển, phân tích các yếu tố biển trong tri thức dân gian người Việt, tác giả
cũng đi sâu vào làm rõ các hoạt động kinh tế sơ khai trên biển.
Năm 2012, Lê Thanh Tùng hoàn thành luận án tiến sĩ “Lễ hội cổ truyền của cư
dân ven biển Hải Phòng và sự biến đổi trong giai đoạn hiện nay”. Trong luận án, tác
giả đã nghiên cứu về đặc điểm lễ hội truyền thống của cư dân ven biển Hải Phòng,
đồng thời so sánh để thấy những biến đổi trong giai đoạn hiện nay. Những nhận định
trong nghiên cứu của Lê Thanh Tùng là tài liệu quan trọng để tác giả luận văn có cơ
sở khi xem xét về nguồn gốc của cư dân Trà Cổ khi đối sánh những nét tiêu biểu
trong văn hóa biển ở Hải Phòng với vùng ven biển Trà Cổ [43].
4


Những công trình nghiên cứu về tỉnh Quảng Ninh liên quan đến luận văn mà
tác giả đã tiếp thu được như:
Năm 1996, tác giả Điền Nam - Trần Nhuận Minh có bài “Những lễ hội độc
đáo ở tỉnh Quảng Ninh” đăng trên Tạp chí Văn hoá dân gian đã giới thiệu khá chi tiết
về 3 lễ hội truyền thống của Quảng Ninh: Lễ hội làng Quan Lạn (Vân Đồn), lễ hội
Tiên Công thuộc 7 xã vùng nam sông Bạch Đằng, hội hái hoa trong lễ cưới. Bài viết
đi sâu giới thiệu những nét độc đáo, màu sắc riêng biệt của các lễ hội kể trên [29].
Năm 1998, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Quảng Ninh cho xuất bản cuốn “Quảng
Ninh đất và người”. Công trình đã cung cấp một cái nhìn mang tính hệ thống về lịch
sử, văn hóa đất và người Quảng Ninh, cũng như nhận định rõ hơn những tiềm năng,
triển vọng trong đầu tư, phát triển kinh tế tại tỉnh Quảng Ninh [3].
Công trình “Văn hóa dân gian làng Vân” (2002) trên đảo Quan Lạn, huyện
Vân Đồn của tác giả Nguyễn Quang Vinh đã nghiên cứu về lịch sử, vị thế và cư dân
vùng văn hóa làng Vân - một làng quê lâu đời trên đảo. Cuốn sách đề cập đến cuộc
sống lao động, các ngành nghề, một số phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, đình
chùa, nghè, miếu và lễ hội thơ ca, hò vè ở làng Vân [45].
Năm 2003, Sở văn hóa và thông tin tỉnh Quảng Ninh đã cho xuất bản cuốn “Lý

lịch di tích kiến trúc nghệ thuật đình Trà Cổ”. Bên cạnh làm rõ quá trình hình thành
của đình Trà Cổ, tài liệu cũng đã cung cấp cho người đọc những nét đặc trưng về kiến
trúc mang đậm nét văn hoá cổ truyền của người Việt. Ngoài ra, tài liệu cũng giới thiệu
khái quát về nét độc đáo của lễ rước thần trên biển và hội thi “Ông voi” [34].
Năm 2003, Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xuất bản bộ sách “Địa
chí Quảng Ninh” gồm 3 tập đã cung cấp một cách tổng hợp, khái quát về vị trí địa ly lịch sử, kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Bộ sách sách làm rõ
những nét cơ bản về đất đai, địa hình, sông núi, khí hậu, con người, truyền thống lịch
sử, quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, luật
lệ, hệ thống chính trị, an ninh, quốc phòng…và các mối liên hệ gắn bó giữa các lĩnh
vực đó trên nền địa ly tỉnh Quảng Ninh. Bộ sách cung cấp những tư liệu khái quát về
địa phương mà mình nghiên cứu [40 - 42].
Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963-30/10/2003),
Ban
5


Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh cho xuất bản cuốn “Quảng Ninh 40 năm xây dựng


6


phát triển”. Cuốn sách giới thiệu khái quát về đặc điểm địa ly, kinh tế, tiềm năng và
truyền thống cách mạng của xứ mỏ. Công trình đã nhìn lại quá trình 40 năm xây dựng
và phát triển, cùng cả nước thực hiện đổi mới, vượt qua không ít khó khăn, thách thức
để đạt được những thành tựu to lớn. Trong dòng chảy lịch sử ấy, nhiều kinh nghiệm
quy giá về xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội được đúc kết. Công trình là tư liệu
quan trọng để tác giả luận văn tham khảo khi viết về những chuyển biến về kinh tế
của cư dân phường Trà Cổ đặt trong bối cảnh chung của tỉnh Quảng Ninh [4].
Tác giả Nguyễn Quang Vinh trong công trình “Văn hóa ẩm thực Quảng Ninh”

(2006) đã nghiên cứu về những món ăn truyền thống, phong phú của tỉnh Quảng
Ninh. Mặc dù có điểm tương đồng trong nguồn nguyên liệu, tên gọi món ăn với các
cư dân vùng ven biển khác, song trong cách chế biến của cư dân Quảng Ninh có nét
riêng biệt, mang đặc trưng của vùng mình. Vì vậy, nên những món ăn này rất cần
được khai khác, phát triển để góp phần thúc đẩy du lịch và tạo dựng thương hiệu cho
Quảng Ninh [46].
Tác giả Đàm Thị Uyên, Nguyễn Thanh Thủy có bài “Tục thờ cúng trong đời
sống tâm linh của ngư dân đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” (2009)
đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á [39]. Các tác giả đã nghiên cứu phong tục
thờ cúng khá phong phú của cư dân đảo Quan Lạn vào các dịp lễ hội trong năm. Bài
viết là tư liệu để tác giả tham khảo so sánh viết về tục thờ cúng ở Trà Cổ.
Năm 2011, BCH Đảng bộ phường Trà Cổ xuất bản cuốn “Lịch sử cách mạng
của Đảng bộ và nhân dân phường Trà Cổ (1958 - 2008)”. Công trình đã ghi lại
truyền thống lịch sử quy báu của địa phương, những sự kiện lịch sử, những thành tựu
nổi bật và những hạn chế trong quá trình chỉ đạo của Đảng bộ trong sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, trong lao động sản xuất ở Trà Cổ giai đoạn 1958 - 2008 [2].
Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Văn Vinh về “Xây dựng đời sống văn hóa
ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” (2013). Bên cạnh việc khái quát những vấn đề
cơ bản về văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa và đặc điểm của địa phương, tác giả đã
phân tích sâu về thực trạng, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân trong việc xây dựng
đời sống văn hóa trên toàn địa bàn huyện [47]. Cùng với lĩnh vực nghiên cứu về đời
sống văn hóa còn có luận văn của tác giả Phạm Thị Thúy Nga về “Xây dựng đời sống
văn hóa tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” (2014). Luận văn
6


đã khái quát những vấn đề cơ bản về xây dựng đời sống văn hóa và thiết chế văn hóa
ở cơ

7



sở. Tác giả cũng phân tích thực trạng và đưa ra một số nhóm giải pháp về xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái [30].
Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2016) với công trình “Văn hóa vùng biển
đảo Quảng Ninh qua các lễ hội truyền thống” đã nghiên cứu khá tỉ mỉ về hệ thống
các di tích lịch sử - văn hóa trên đảo Quan Lạn và lễ hội đua thuyền tại Vân Đồn.
Tác giả đã nêu ra được một số đặc trưng cơ bản của người dân vùng biển nơi đây,
đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa.
Bên cạnh các công trình và bài viết kể trên, một số công trình nghiên cứu,
tập san, bài viết, báo cáo của các phòng, ban cũng đề cập đến hoạt động kinh tế, văn
hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như: Tác giả Hồng Hải với công trình “Quảng
Ninh tiềm năng và triển vọng” (1991); “Báo cáo kết quả dự án sưu tầm lễ hội đình
Trà Cổ” (2005) do Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ninh phát hành; Vũ Trọng Hoàng
với công trình “Quảng Ninh trên đường hội nhập” (2011); Từ Thị Loan với công
trình “Ca dao, dân ca vùng mỏ và vùng biển Quảng Ninh” (2013). Tác giả Nguyễn
Thị Phương Thảo với một loạt bài nghiên cứu về lễ hội tại Quảng Ninh như “Mối
tương quan giữa các lễ hội ven biển quảng ninh với các lễ hội vùng duyên hải bắc
bộ” (2014), “Những đặc trưng của lễ hội truyền thống ven biển Quảng Ninh”
(2014), “Nhận diện lễ hội truyền thống ven biển Quảng Ninh” (2014) đã đề cập đến
những phương diện về đời sống vật chất và văn hóa của cư dân vùng biển Quảng
Ninh nói chung, trong đó có liên quan đến mức độ nhất định đến địa danh Trà Cổ
nói riêng.
Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về cư dân ở biển đảo
nói chung, về kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Quảng Ninh hoặc các hoạt động
kinh tế và một số nét sinh hoạt phong tục, tập quán, lễ hội của cư dân ven biển
Quảng Ninh song chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về kinh
tế, văn hóa phường Trà Cổ từ năm 1998 đến năm 2018. Do đó, việc nghiên cứu có
hệ thống đời sống kinh tế, văn hoá của cư dân Trà Cổ trong 20 năm (1998 - 2018),
nhận diện được những nét đặc trưng, xu hướng biến đổi là những vấn đề cấp thiết,

có y nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
8


Luận văn tập trung nghiên cứu về đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân phường
Trà Cổ, thành phố Móng Cái (1998 - 2018).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 1998 đến năm
2018. Sở dĩ lấy thời gian từ năm 1998 là do sự kiện ngày 20/07/1998, Chính phủ ban
hành Nghị định 52/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh
(trên cơ sở diện tích, dân sô huyện Hải Ninh) và thành lập các phường, xã thuộc thị
xã. Theo đó, xã Trà Cổ được đổi thành phường Trà Cổ và chính thức hoạt động theo
đơn vị hành chính mới, từ đây mở ra một thời kì mới với những chuyển biến mạnh
mẽ về kinh tế - xã hội trong lịch sử phát triển của địa phương.
- Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu hoạt động kinh tế, văn hóa của cư
dân ở phường Trà Cổ. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ đề cập đến
một số địa phương để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt với đời sống kinh tế,
văn hóa của cư dân Trà Cổ.
- Về nội dung nghiên cứu: Tác giả tập trung nghiên cứu về hoạt động du lịch dịch vụ, ngư nghiệp, nông nghiệp của cư dân phường Trà Cổ. Về đời sống văn hóa,
tác giả nghiên cứu về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân Trà Cổ.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tổng thể về kinh tế, văn hóa phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái
trong 20 năm (1998 - 2018). Trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa
phát triển kinh tế - xã hội của Trà Cổ nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích trên, tác giả sẽ thực hiện nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, khái quát về phường Trà Cổ.
Thứ hai, nghiên cứu các hoạt động kinh tế, văn hóa của cư dân phường Trà Cổ
trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2018
Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra đặc điểm riêng về tình hình kinh tế,
văn hóa của cư dân phường Trà Cổ trong giai đoạn 1998 - 2018. Trên cơ sở đó, đề tài

9


đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế, văn hóa của Phường phát triển bền
vững hơn nữa trong giai đoạn.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của các
cấp ủy Đảng, Nhà nước, báo cáo của UBND phường Trà Cổ về phát triển kinh tế, văn
hóa cho nhân dân địa phương trong khoảng thời gian mà luận văn đề cập. Những số
liệu thống kê của các sở, ban, ngành như niên giám thống kê của tỉnh Quảng Ninh,
Chi cục Thống kê thành phố Móng Cái, báo cáo của Ban Quản ly các di tích, cũng
được chúng tôi tập hợp, xử ly.
Tác giả luận văn tham khảo các cuốn lịch sử địa phương, công trình nghiên
cứu của các học giả đã công bố thành sách, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành,
luận án tiến sĩ, các báo cáo trong các hội thảo, chuyên đề có đề cập đến khía cạnh tiếp
cận của đề tài.
Cùng với các nguồn tài liệu thành văn nói trên, tác giả luận văn còn sử dụng
một số tài liệu thu thập được qua các đợt điền dã thực tế tại phường Trà Cổ thông qua
quan sát địa hình, cảnh quan, đời sống, văn hóa, xã hội…của nhân dân địa phương;
sử dụng phiếu điều tra thu thập thông tin; chụp ảnh tư liệu... để có sự nhìn nhận thực
tế, đánh giá khách quan những kết quả đạt được và chưa đạt được về kinh tế, văn hóa
tại địa phương.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở nguồn tư liệu đã được sưu tầm, chọn lọc và xác minh, chúng tôi sử
dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Với
phương pháp lịch sử, chúng tôi cố gắng khôi phục lại bức tranh chân thực, sinh động
theo đúng trình tự thời gian với những sự kiện, những con số cụ thể phản ánh trung
thực về đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân phường Trà Cổ từ 1998 đến 2018.
Phương pháp lôgic được sử dụng để phân tích, đánh giá, khái quát, rút ra đặc trưng
về những nội dung đề tài nghiên cứu.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp điền dã dân tộc học để quan
sát, khảo tả một cách chân thực bức tranh kinh đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân

10


Trà Cổ. Bên cạnh đó, việc quan sát phỏng vấn, trao đổi y kiến để thu thập thông tin về
những vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân trên bán đảo cũng

11


được thực hiện. Phương pháp phân tích tổng hợp được dùng để nhận thức sâu đối
tượng nghiên cứu. Phương pháp so sánh để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa
kinh tế, văn hóa của Trà Cổ với các địa phương khác.
6. Đóng góp của đê tài
Về khoa học: Đề tài là công trình nghiên cứu toàn diện, giúp người đọc có cái
nhìn tổng thể về tình hình kinh tế - văn hóa phường Trà Cổ giai đoạn 1998 - 2018. Từ
thực tiễn nghiên cứu, tác giả luận văn chỉ ra những điểm mạnh, khó khăn, bất cập
trong quá trình phát triển kinh tế - văn hóa ở một địa phương ven biển.
Về thực tiễn: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả tập hợp, xử ly nguồn
tư liệu có liên quan đến đề tài. Hy vọng đây sẽ là một đóng góp nhỏ về mặt tư liệu
phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử địa phương, về văn hóa vùng hoặc

địa chí văn hóa. Kết quả của luận văn có thể gợi mở cho các cơ quan quản ly có cách
nhìn thấu đáo về chuyển biến kinh tế, văn hóa tại địa phương để có những điều chỉnh
chính sách phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đời sống cho nhân dân.
7. Bố cục của đê tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của luận văn được trình bày trong 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát về phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng
Ninh. Chương 2: Đời sống kinh tế của cư dân phường Trà Cổ (1998 - 2018).
Chương 3: Đời sống văn hóa của cư dân phường Trà Cổ (1998 - 2018).

12


Hình: Bản đồ các đơn vị hành chính của thành phố Móng Cái
(Nguồn: )

11


×