Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BTL môn soạn thảo văn bản hành chính thông dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.73 KB, 6 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN
MÔN:

Kỹ năng soạn thảo văn bản
hành chính thông dụng
ĐỀ BÀI 01


Hà Nội, 2020
Đề bài
Hãy giải thích lý do lựa chọn tên loại văn bản và soạn thảo văn bản hành
chính thông dụng để giải quyết một trong những công việc sau.
1. Phản ánh tình hình vụ việc giáo viên trường THCS X có hành vi bạo lực
với học sinh gây hậu quả nghiêm trọng.

MỤC LỤC:
Mở đầu

1

Nội dung
1 Giải thích lý do lựa chọn tên loại văn bản

1

2.Soạn thảo văn bản hành chính thông dụng để giải quyết công việc

2



Kết luận

3

Tài liệu tham khảo.


MỞ ĐẦU
Soạn thảo văn bản hành chính là một trong các kỹ năng cần thiết trong quá
trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan tổ
chức ban hành văn bản hành chính thông dụng nhằm thực hiện hoạt động
quản lí một cách có hiệu quả nhất. Bằng những hiểu biết của mình em xin
được chọn đề bài số 1: “Hãy giải thích lý do lựa chọn tên loại văn bản và soạn
thảo văn bản hành chính thông dụng để phản ánh tình hình vụ việc giáo viên
trường THCS X có hành vi bạo lực với học sinh gây hậu quả nghiêm trọng”
để có thể giải quyết công việc trên.
NỘI DUNG
1. Giải thích lý do lựa chọn tên loại văn bản .
Với đề bài : “Phản ánh tình hình vụ việc giáo viên trường THCS X có hành
vi bạo lực với học sinh gây hậu quả nghiêm trọng”, em xin lựa chọn loại văn
bản là báo cáo để giải quyết công việc trên.
Giải thích:
- Khái niệm: “Báo cáo là loại văn bản hành chính thông dụng được sử dụng
để phản ảnh tình hình, sự việc, vụ việc trên thực tế, trình bày kết quả thực
hiện công việc trong hoạt động của cơ quan, đơn vị làm cơ sở để đánh giá tình
hình quản lý, lãnh đạo và đề xuất những chủ trương, biện pháp mới phù
hợp”1.
- Phân loại báo cáo: Tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau mà báo cáo có thể
được phân chia thành nhiều loại khác nhau .

+ Căn cứ vào thời gian phản ánh tình hình, kì hạn làm báo cáo: Theo tiêu chí
này, báo cáo được chia thành hai loại: báo cáo thường kì và báo cáo bất
thường.
+ Căn cứ vào nội dung báo cáo: có báo cáo chung (còn gọi là báo cáo tổng
hợp) và báo cáo chuyên đề.
1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI, Giáo trình kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng, 2019,
NXB Tư Pháp.


+ Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc cần báo cáo: có báo cáo sơ kết và
báo cáo tổng kết.
Dựa trên đề bài và dựa vào phần khái niệm, phân loại báo cáo ta có thể thấy
báo cáo là loại văn bản thích hợp nhất để triển khai công việc trên, dưới dạng
báo cáo bất thường.
Báo cáo này được sử dụng để phản ánh tình hình vụ việc giáo viên trường
THCS X có hành vi bạo lực với học sinh gây hậu quả nghiêm trọng từ đó giúp
cơ quan có thẩm quyền đánh giá được tình hình và đề xuất những biện pháp
xử lí kịp thời.
2.Soạn thảo văn bản hành chính thông dụng để giải quyết công việc.
PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN A
TRƯỜNG THCS X

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số:01/BC-QT

A, ngày 10 tháng 1 năm 2020


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
Về vụ việc giáo viên có hành vi bạo lực với học sinh gây hậu quả nghiêm trọng
Ngày 08 tháng 1 năm 2020 tại trường THCS X, huyện A đã xảy ra vụ việc
giáo viên có hành vi bạo lực với học sinh gây hậu quả nghiêm trọng. Trường THCS
X xin báo cáo vụ việc như sau:
Vào khoảng 8 giờ ngày 08 tháng 1 năm 2020, tại lớp 9A1 vào tiết học toán do
thầy Nguyễn Văn A giảng dạy, trong khi thầy Nguyễn Văn A đang giảng bài trên
bảng thì ở dưới có hai học sinh tên là Lê Thiên B và Phạm Thị C đang nói chuyện
riêng trong lớp. Thầy Nguyễn Văn A đã gọi hai học sinh lên bục giảng và tát nhiều
lần vào mặt hai học sinh vì lí do mất trật tự trong lớp làm ảnh hưởng đến các bạn
khác.
Sau khi phát hiện vụ việc trên nhà trường đã báo cáo lên cấp có thẩm quyền,
làm việc với thầy Nguyễn Văn A và hai học sinh Lê Thiên B và Phạm Thị C của lớp
9A1.


Ngày 09 tháng 1 năm 2020 nhà trường đã tiến hành họp các thành phần có
liên quan để nắm bắt tình hình, cũng như lấy ý kiến của công đoàn, Ban thanh tra
nhân dân, Ban an ninh học đường, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A1 và thầy Nguyễn
Văn A; tiến hành làm việc với gia đình hai học sinh Lê Thiên B và Phạm Thị C của
lớp 9A1.
Vụ việc trên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng với học sinh Lê Thiên B và
Phạm Thị C của lớp 9A1 làm hai học sinh bị hoảng loạn tinh thần, qua kết quả giám
định thương tích của học sinh Lê Thiên B là 10%, Phạm Thị C là 15 % .Vụ việc còn
gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức, nhân phẩm nghề giáo; ảnh hưởng đến uy tín, danh
dự của nhà trường; gây lo lắng, bức xúc cho phụ huynh và học sinh, đội ngũ nhân
viên, giáo viên của nhà trường.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do học sinh Lê Thiên B và Phạm Thị

C nói chuyên riêng làm mất trật tự trong lớp bị Thầy Nguyễn Văn A gọi lên bục
giảng, do không kiềm chế được nên Thầy Nguyễn Văn A đã tát nhiều lần vào mặt
hai học sinh. Hiện tại nhà trường đang phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền đề
tiếp tục điều tra, làm rõ.
Nhà trường làm văn bản báo cáo và kiến nghị cấp trên chỉ đạo giải quyết, xử lý
sớm vụ việc để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường yên tâm dạy, học.

Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Phòng giáo dục và đào tạo huyện A;
- lưu:VT

KẾT LUẬN
Thông qua bài làm trên đã giúp em tích lũy thêm kiến thức để có thể xây
dựng văn bản báo cáo hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu của tình hình thực tiễn. Từ
đó có thể cải thiện kỹ năng xây dựng thêm các loại văn bản hành chính thông
dụng khác.


 TÀI LIỆU THAM KHẢO
-TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI, Giáo trình kỹ năng soạn thảo văn bản
hành chính thông dụng, 2019, NXB Tư Pháp.
- Thông tư 01/2011/TT-BNV về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành
chính.




×