Trường: ĐH Tài chính – Marketing
Lớp: 10DKT
Nhóm: 13-Star
Môn: Soạn thảo văn bản
GVHD: NGUYỄN THỊ NHÂN
Bài thuyết trình:
ĐƠN TỪ
Danh sách nhóm:
1. Trương Đức Ân
2. Trịnh Hồng Cơ
3. Mai Phú Cường
4. Lê Thị Xuân Đào
5. Đào Thu Hương
6. Nguyễn Huỳnh Vân Nga
7. Lê Thị Ngân
8. Trần Thị Bích Ngọc
9. Lê Thị Yến Nhi
10.Nguyễn Thị Hồng Nhung
11.Hoàng Thị Phượng
12.Nguyễn Thị Phương Thảo
13.Trần Thủy Trang
I. Khái niệm
Đơn từ là một loại văn bản mang tính chất cá nhân, trong đó người viết trình
bày ý kiến của mình gửi đến các cơ quan nhà nước, tổ chức nhà nước, tổ chức
xã hội đề nghị xem xét giải quyết một công việc nào đó mà mình yêu cầu.
Khi nào cần phải viết đơn?
Khi ta có một nguyện vọng hoặc một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết, ta
viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để
được giải quyết.
Một số đơn phổ biến:
Đơn xin việc hình
Đơn xin chấm phúc khảo bài thi hình
Đơn xin học hai chương trình hình
Đơn xin nghỉ học hình
Đơn xin đăng ký môn học hình
Đơn xin miễn thi hình
Đơn xin cấp bảng điểm hình
…
II.Phân loại
a. Đơn viết theo mẫu:
Là loại đơn có mẫu sẵn do các cơ quan, tổ chức phát hành
VD: Đơn xin xác minh văn bằng tốt nghiệp, đơn đề nghị điều chỉnh điểm, đơn
khiếu nại, …
hình
b. Đơn viết không theo mẫu:
Là loại đơn không có mẫu xác định nhưng đơn không theo mẫu cũng phải tuân
thủ các bước bắt buộc phải có khi viết đơn.
Quốc hiệu, tiêu ngữ.
Tên đơn
Nơi gửi
Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn
Trình bày sự kiện, lý do và nguyện vọng (đề nghị)
Cam đoan và cảm ơn
Địa điểm, ngày, tháng, năm
Ký tên
VD: Đơn xin phép nghỉ học, đơn xin nghỉ phép, …
Hình
c. Phân biệt 2 loại đơn:
Hình
Đơn theo mẫu Đơn không theo mẫu
Gống nhau
Ở nội dung phần đầu, phần cuối và thứ tự ghi trong đơn.
Khác nhau
Phần kê khai về bản thân đầy đủ .
Phần ghi nôi dung đơn ghi nguyện
vọng và có thể không ghi lí do (đơn
đăng kí dự thi).
Phần kê khai về bản thân
không cần chi tiết như
đơn theo mẫu.
Phần nội dung đơn ghi
đầy đủ nội dung và lí do.
III. Cách trình bày đơn
Đơn theo mẫu: Người làm đơn chỉ cần điền những nội dung cần thiết vào chỗ
trống, chú ý đọc kỹ để nội dung ghi vào phù hợp với từng mục trong mẫu đơn.
Đơn không theo mẫu: Là đơn viết bằng tay, không theo mẫu, lưu ý cách trình
bày theo trình tự nhất định.
Bố cục
1. Phần mở đầu
Quốc hiệu, tiêu ngữ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tên đơn
ĐƠN XIN VIỆC
ĐƠN XIN NGHỈ HỌC
ĐƠN XIN LY HÔN
ĐƠN XIN VÀO ĐẢNG
…
Nơi nhận đơn
Kính gửi:
Các thông tin chính về người viết đơn
Họ tên
Ngày sinh
Nơi ở (nơi công tác, nơi tạm trú, …)
Chức danh
Trình độ
…
2. Phần chính
Tùy theo mục đích viết đơn mà nội dung chính có thể là nguyện vọng cần đề
đạt, các khiếu nại và tố cáo mà người viết đơn cần trình bày.
3. Phần kết đơn:
• Lời cam đoan, cảm ơn.
• Địa điểm, thời gian và chữ kí của người viết đơn
IV. Một số điều cần lưu ý khi viết đơn
Đơn phải trình bày trang trọng, ngắn gọn và rõ ràng theo một số mục nhất
định. Những nội dung bắt buộc trong đơn là: đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi
để đạt nguyện vọng gì.
Đơn từ không theo mẫu thường phải viết bằng tay không nên dùng bản
in.
Tên đơn bao giờ cũng phải viết in hoặc in bằng khổ chữ in.
Khi viết đơn cần chú ý trình cân đối các phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tên
đơn, kính gửi, nội dung đơn. Mỗi phần cách nhau 2 đến 3 dòng, không
viết sát lề giấy, không để phần trên hoặc phần dưới trang giấy khoảng
trống quá lớn.
Tên người (hoặc cơ quan tổ chức) nhận đơn, tên người viết đơn, mục
đích, lí do, nguyện vọng là phần quan trọng nhất của đơn, cần trình bày
sự việc một cách rõ ràng, thành thật; lí do, nguyện vọng phải chính đáng.
Đơn theo mẫu hoặc không theo mẫu đều có chung một số mục ở phần mở
đầu và phần kết thúc đơn.
V. Đơn xin việc
- Đơn xin việc chính là chiếc cầu nối để người xin việc tỏ ý mong muốn
được làm việc ở cơ quan có nhu cầu tuyển dụng.
Mục đích của đơn xin việc không phải là trực tiếp xin được vị trí công việc mà
là khơi dậy sự chú ý và chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng, qua đó làm
cho nhà tuyển dụng có những hành động thực tế, và người xin việc sẽ giành
chiến thắng với mục đích được tham gia phỏng vấn.
Đặc điểm của đơn xin việc:
Cá tính hóa: Tuy nội dung và hình thức của đơn xin việc có yêu cầu và quy
định nhất định, nhưng để đạt được mục đích làm cho nhà tuyển dụng chú ý và
thích thú thì hãy cố gắng viết thật sinh động, thân mật, thể hiện rõ cá tính của
người viết.
Tính chủ quan: Hãy diễn đạt ý muốn và nguyện vọng chủ quan của người xin
việc.
Tính đơn giản và nhạy bén: Hãy bỏ đi những từ ngữ sáo rỗng, tránh lặp lại cách
dùng từ, và cũng không được lặp lại lý lịch tóm tắt của cá nhân.
Nội dung của đơn xin việc, bao gồm 3 phần sau:
Diễn đạt ý muốn được chấp nhận vào làm việc, đồng thời cũng cần phải nhắc
đến những cơ quan thông tin đại chúng, trung tâm hoặc người giới thiệu thông
tin việc làm cho mình.
Hãy nói rõ về năng lực chuyên môn, khả năng cá nhân và kinh nghiệm công tác
của bản thân, nhằm đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Hãy đề nghị công ty tuyển dụng có hồi âm để tiến tới tiếp xúc (như thi phỏng
vấn, thi viết,…).
Những điều cần ghi nhớ khi viết đơn:
Trước khi viết đơn xin việc, bãn hãy cố gắng tìm hiểu về việc làm đó càng
nhiều càng tốt.
Hãy chuẩn bị những điều bạn sẽ viết trong đơn.
Hãy viết đi viết lại nhiều lần cho đến khi bạn bằng lòng với nội dung đơn
Hãy chắc chắn bạn phải viết đúng ngữ pháp và kiểm tra chính tả vì người ta sẽ
tìm ra nếu bạn viết lỗi.
Những điều cần chú ý:
Soạn đơn bằng cách đánh máy hoặc bằng chương trình soạn thảo trên máy tính,
nếu không bạn có thể viết tay thật đẹp.
Hãy dùng loại giấy phù hợp khi viết đơn.
Luôn giữ một bản copy đơn xin việc của bạn.
Hãy tự tin và khiêm tốn khi đề cập đến các điểm bạn có thể đem lại lợi ích cho
công ty nếu được tuyển dụng
Hãy thể hiện là người có năng lực nhưng đừng quá tự cao
Hãy thể hiện là người có năng lực nhưng đừng quá tự cao
Tránh:
Viết tắt
Thêm thông tin cá nhân không cần thiết
Trang trí đơn xin việc với những ảnh đồ họa/ tranh minh họa
Bộc lộ sắc thái tiêu cực
Viết dài dòng
Không có thành tích, kinh nghiệm nổi bật
Chưa loại bỏ các thông tin (thành tích) không phù hợp trong đơn xin việc
Lỗi ngữ pháp và đánh máy
BẢNG PHÂN CÔNG
STT Họ tên Công việc Ghi chú
1 Trương Đức Ân
2 Trịnh Hồng Cơ
3 Mai Phú Cường
4 Lê Thị Xuân Đào
5 Đào Thu Hương
6 Nguyễn Huỳnh Vân Nga
7 Lê Thị Ngân
8 Trần Thị Bích Ngọc
9 Lê Thị Yến Nhi
10 Nguyễn Thị Hồng Nhung
11 Hoàng Thị Phượng
12 Nguyễn Thị Phương Thảo
13 Trần Thủy Trang
tờ trình
/>%E1%BB%9D-tr%C3%ACnh
đơn xin việc />tabid=75&pmType=moreinfoannouncement&ItemId=188