Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM TRONG THI HỌC SINH GIỎI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 24 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM TRONG
THI HỌC SINH GIỎI

A. PHẦN NỘI DUNG
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung
So sánh với các chỉ tiêu khí hậu nhiệt đới, các chỉ số khí hậu của nước ta trên tuyệt
đại bộ phận lãnh thổ (trừ các vùng núi có độ cao trên 1500m) đều đạt và vượt.
+ Lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm: 110 - 130 Kcal/cm2
+ Cán cân bức xạ trung bình năm: 85 - 110 Kcal/cm2
+ Nhiệt độ trung bình năm: 22 - 250C
+ Nhiệt độ tổng cộng trung bình năm: 8.000 - 9.0000C
+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm: 5 - 100C
+ Có sự thống trị của khối khí nhiệt đới.
+ Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.
+ Mỗi địa phương trong năm đều có 2 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. Phần lớn
các nơi trong cả nước khoảng cách giữa 2 lần này ngắn nên biểu đồ chế độ
nhiệt trong năm có một cực đại và một cực tiểu.
2 Sự phân hóa nhiệt độ
Chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hóa phức tạp cả theo thời gian và không gian.
2.1 Phân hóa theo không gian
- Phân hóa theo chiều Bắc Nam:
Nhìn chung nhiệt độ trung bình năm của nước ta giảm dần từ nam ra bắc, trung bình
0,35oC/1 độ vĩ tuyến, nhiều hơn so với các nước khác trong khu vực nhiệt đới như
Ấn Độ chỉ có 0,04oC, Lào 0,2oC/1 độ vĩ tuyến.
Bảng 1: Nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm của nước ta
Địa điểm
Vĩ độ
Nhiệt độ trung bình năm
o


Lạng Sơn
21 50’B
21,6oC
Hà Nội
21o01’B
23,5oC
Vinh
18o40’B
23,9oC
Quảng Trị
16o44’B
25,0oC
Huế
16o24’B
25,2oC
Quảng Ngãi
15o08’B
25,8oC
Quy Nhơn
13o46’B
26,8oC
TP Hồ Chí Minh
10o49’B
27,1oC
Vào mùa đông nhiệt độ trung bình giữa hai miền Bắc Nam có sự khác biệt rõ rệt.
Càng vào phía Nam nhiệt độ trung bình tháng 1 càng tăng mạnh.
Còn vào mùa hạ, nhiệt độ gần như đồng đều trên khắp lãnh thổ. Nhiệt độ trung bình
tháng 7 của Hà Nội là 28,9oC, Huế là 29,4oC, thành phố Hồ Chí Minh là 28,9oC.
Bảng 2: Nhiệt độ trung bình tháng 1 của một số địa điểm của nước ta
Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng 1
Hà Nội
16,4oC
Vinh
17,6oC
1


Địa điểm
Nhiệt độ trung bình tháng 1
Đồng Hới
19,0oC
Huế
20,0oC
Đà Nẵng
21,3oC
Quy Nhơn
23,0oC
Nha Trang
23,8oC
Tp Hồ Chí Minh
25,8oC
Về biên độ nhiệt, nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt
cao hơn, vì thế biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam.
Bảng 3: Biên độ nhiệt của một số địa điểm của nước ta
Địa điểm
Biên độ nhiệt trung bình năm
Lai Châu
9,4oC
Hà Nội

12,5oC
Vinh
12,0oC
Huế
9,4oC
Tp Hồ Chí Minh
3,1oC
- Sự PHÂN HÓA NHIỆT ĐỘ THEO ĐỘ CAO:
Ở nước ta do 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi nên sự phân hóa nhiệt độ theo độ cao
rất rõ rệt. Càng lên cao nhiệt độ trung bình năm càng giảm.
Bảng 4: Nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm ở nước ta
Địa điểm
Độ cao
Nhiệt độ trung bình năm
Sơn La
676m
21,0oC
Tam Đảo
897m
18,0oC
Sa Pa
1570m
15,2oC
Plâycu
800m
21,8oC
Đà Lạt
1513m
18,3oC
Vì thế, mặc dù là xứ sở nhiệt đới nhưng ở những vùng núi cao Việt Nam có khí hậu mát

mẻ, nhiều nơi có phong cảnh đẹp, địa hình thuận lợi đã được xây dựng thành các điểm du
lịch nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Bà Nà, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn..
- Phân hóa theo chiều Đông - Tây:
Do ảnh hưởng của biển và do tác dụng chắn gió của các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc
– Đông Nam đã dẫn tới sự phân hóa Đông – Tây của nhiệt độ. Biểu hiện rõ rệt nhất là sự
khác nhau về chế độ nhiệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc nước ta. Ở cùng một độ
cao, nhiệt độ trung bình của Tây Bắc thường cao hơn Đông Bắc. Nguyên nhân là do ảnh
hưởng của gió mùa đông bắc kết hợp với địa hình. Vùng Đông Bắc là vùng chịu tác động
mạnh mẽ nhất tác động của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp
nhất nước ta. Do ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn vuông góc với gió mùa Đông Bắc,
những luồng gió mùa đầu mùa và cuối mùa thường yếu nên hầu như không tác động đến
vùng này, chỉ những luồng gió mùa mạnh mới thổi đến đây, nhưng khi gió mùa Đông Bắc
vượt núi sang sườn bên kia thì đã bị suy yếu và biến tính nên bớt lạnh hơn, nhiệt độ tăng
lên. Sự hạ thấp nhiệt độ ở Tây Bắc chủ yếu là do độ cao địa hình.
2.2. Phân hóa theo thời gian
Biểu hiện rõ rệt nhất là sự phân chia thành hai mùa là mùa nóng và mùa lạnh. Do ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc nên chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hóa rõ rệt theo
mùa. Tuy nhiên gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động ở phía bắc dãy Bạch Mã nên chỉ có miền
2


Bắc mới có mùa đông lạnh, nhiệt độ hạ thấp còn ở miền Nam nóng quanh năm, nền nhiệt
độ ổn định.
Bảng 5: Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 của một số
địa điểm ở nước ta (oC)
Địa điểm
Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung
bình năm
bình tháng 7
bình tháng 1

Hà Nội
23,4
28,9
16,4
Huế
25,1
29,4
19,7
Tp Hồ Chí Minh
26,9
28,9
25,8
II.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT
NAM
Chế độ nhiệt Việt Nam chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: vị trí địa lý, hoàn
lưu khí quyển, địa hình… Các nhân tố này đã quy định đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt
Nam có chế độ nhiệt của miền nhiệt đới. Chúng cũng là nguyên nhân tạo ra sự phân hóa
nhiệt rất phức tạp theo thời gian và không gian:
1. Vị trí địa lý
* Vĩ độ địa lý:
- Phần đất liền Việt Nam nằm từ: 8034’B – 23023’B
+ Với vị trí này, Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu, hàng
năm góc nhập xạ lớn, trong năm tất cả mọi địa điểm ở Việt Nam đều có 2 lần mặt trời lên
thiên đỉnh nên nhận được lượng bức xạ hàng năm lớn => nhiệt độ trung bình năm cao.
+ Do nằm trong vùng nội trí tuyến nên chênh lệch thời gian chiếu sáng và góc nhập xạ
giữa 2 mùa không quá lớn nên biên độ nhiệt hàng năm không cao.
- Việt Nam trải dài trên khoảng 15 vĩ tuyến nên:
+ Góc nhập xạ giảm dần từ Bắc – Nam => Nhiệt nhận được giảm dần từ Bắc – Nam =>
Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc – Nam.

+ Chênh lệch thời gian chiếu sáng giữa 2 mùa giảm dần từ Bắc – Nam => Biên độ nhiệt
giảm dần từ Bắc – Nam.
+ Khoảng cách giữa 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh tăng dần từ Bắc – Nam => 2 đỉnh nhiệt
càng vào Nam càng cách xa nhau.
+ Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc trong mùa đông giảm mạnh từ Bắc – Nam => trong
mùa đông, nhìn chung nhiệt tăng nhanh từ Bắc – Nam.
* Giáp biển
- Việt Nam tiếp giáp biển Đông – vùng biển rộng lớn, ấm, ẩm – có chức năng điều hòa khí
hậu làm tăng nhiệt độ nước ta trong mùa đông lạnh giá, giảm nhiệt độ trong mùa hè oi
bức; biên độ nhiệt không lớn => Chế độ nhiệt điều hòa hơn, giúp cho Việt Nam không bị
sa mạc hóa như một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi.
- Biển là 1 trong những nhân tố tạo ra sự phân hóa chế độ nhiệt, vùng ven biển chế độ
nhiệt điều hòa hơn; nhiệt độ trung bình, biên độ nhiệt thấp hơn so với khu vực ở sâu trong
đất liền có cùng vĩ độ.
2. Hoàn lưu khí quyển
Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa
gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ với tính chất trái ngược nhau đã tạo ra sự
phân hóa nhiệt theo thời gian và làm cho sự phân hóa nhiệt theo không gian rõ rệt hơn.
- Hoàn lưu gió mùa tạo ra sự phân hóa chế độ nhiệt theo mùa:
3


+ Gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc) nguồn gốc khối khí lạnh từ phương Bắc di
chuyển vào Việt Nam theo hướng Đông Bắc vào thời gian từ tháng XI – IV năm sau với
tính chất lạnh khô=> tạo nên mùa đông lạnh, nhiệt độ hạ thấp.
Gió này hoạt động không liên tục mà thành từng đợt và tính chất có thay đổi giữa đầu và
cuối mùa đông: đầu và giữa mùa đông lạnh khô, cuối mùa đông lạnh ẩm làm cho nhiệt độ
tại 1 địa điểm trong mùa đông thay đổi liên tục.
+ Mùa hạ, nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ, hướng chính Tây Nam vào
khoảng tháng V – X với tính chất nóng, ẩm=> tạo nên mùa hạ nóng, nhiệt độ cao.

Nguồn gốc gió Tây Nam trong mùa hạ không đồng nhất: đầu mùa hạ, gió có nguồn gốc từ
vịnh Bengan, giữa và cuối mùa hạ là gió tín phong Nam bán cầu vượt xích đạo, nên trong
suốt mùa hè, nhiệt độ không đồng nhất, đặc biệt là duyên hải Bắc Trung Bộ nhiệt độ chênh
lệch khá lớn giữa đầu, giữa và cuối mùa hạ.
- Gió mùa kết hợp với địa hình làm cho chế độ nhiệt có sự phân hóa theo không gian sâu
sắc hơn:
+ Sự kết hợp giữa gió mùa Đông Bắc với hướng của địa hình là dãy Bạch Mã, cùng với
hình dáng lãnh thổ dài theo chiều vĩ tuyến là nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa chế độ
nhiệt theo chiều Bắc – Nam.
+ Hướng của gió mùa Đông Bắc kết hợp với hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng
Liên Sơn làm cho chế độ nhiệt có sự khác nhau giữa Đông Bắc và Tây Bắc
+ Gió mùa mùa hạ với hướng chính Tây Nam kết hợp với yếu tố địa hình cũng tạo ra sự
phân hóa nhiệt rõ nét giữa các khu vực. Gió mùa Tây Nam với các bức chắn địa hình tạo
ra hiệu ứng phơn làm nhiệt độ ở các khu vực khuất gió tăng cao trong đầu mùa hạ, những
khu vực đón gió trực tiếp thì nhiệt độ thấp hơn, những khu vực địa hình song song với
hướng gió thì nhiệt độ cũng tăng cao.
3. Bề mặt đệm (chủ yếu là địa hình)
Địa hình chủ yếu tạo ra sự phân hóa nhiệt theo không gian, đồng thời còn làm khắc
sâu sự phân hóa nhiệt theo thời gian.
- Phần lớn địa hình Việt Nam là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới của chế độ nhiệt của vùng
nội chí tuyến được bảo toàn ở vành đai chân núi.
- Hướng địa hình:
+ Địa hình Việt Nam có hướng nghiêng chính là Tây Bắc – Đông Nam, kết hợp với hướng
núi chủ đạo cũng là Tây Bắc – Đông Nam nên ảnh hưởng của biển dễ dàng xâm nhập vào
đất liền làm chế độ nhiệt điều hòa hơn.
+ Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam gần như vuông góc với hướng gió mùa đông và mùa
hạ, vì vậy các dãy núi trở thành bức chắn địa hình tạo ra sự phân hóa nhiệt theo chiều
Đông – Tây (dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn…).
+ Bên cạnh hướng Tây Bắc – Đông Nam, núi Việt Nam còn có hướng Tây – Đông như
dãy Hoành Sơn, Bạch Mã tạo ra các bức chắn địa hình làm sâu sắc thêm sự phân hóa nhiệt

theo chiều Bắc – Nam đặc biệt là trong mùa đông, các dãy núi này trở thành ranh giới các
mức ảnh hưởng của khối không khí lạnh.
+ Dãy núi hướng vòng cung (các cánh cung Đông Bắc) tạo điều kiện cho gió mùa mùa
đông có thể xâm nhập sâu vào Việt Nam, gây nên mùa đông nhiệt độ hạ thấp đối lập với
mùa hạ nhiệt độ cao.
- Độ cao địa hình:
+ Việt Nam có 1 bộ phận địa hình có độ cao trên 2000 m làm phá vỡ tính chất nhiệt đới
của chế độ nhiệt.
+ Độ cao địa hình tạo ra sự phân hóa nhiệt theo đai cao:
4


Càng lên cao, không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng giảm nên nhiệt độ càng giảm.
Việt Nam có 15 % lãnh thổ có độ cao > 1000m, chế độ nhiệt có sự phân hóa theo các đai
cao:
Những khu vực độ cao dưới 600 – 700 ở miền Bắc và dưới 1000 m ở miền Nam: có chế
độ nhiệt vùng nhiệt đới với nền nhiệt độ cao.
Khu vực có độ cao 600 m ở miền Bắc từ 900m ở miền Nam đến 2600m: có chế độ nhiệt
của miền khí hậu cận nhiệt đới, nhiệt độ hạ thấp.
Khu vực có độ cao >2600m: có chế độ nhiệt của miền khí hậu ôn đới, nhiệt độ xuống rất
thấp.
Sự khác biệt về chế độ nhiệt giữa các địa phương là kết quả tác động của tất cả các nhân tố
trên, trong đó từng khu vực mà có nhân tố đóng vai trò chủ yếu.
III. TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ NHIỆT ĐẾN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ
HỘI NƯỚC TA.
Yếu tố nhiệt có ảnh hưởng rất lớn đến tự nhiên và kinh tế xã hội nước ta. Khí hậu
Việt Nam với nền nhiệt cao đã quy định thiên nhiên Việt Nam mang đặc điểm của miền
nhiệt đới, đồng thời các hoạt động kinh tế xã hội cũng có những nét đặc trưng riêng của
miền. Sự phân hóa nhiệt theo thời gian và không gian góp phần tạo ra sự phân hóa các
thành phần tự nhiên rất đa dạng. Các hoạt động kinh tế xã hội cũng có những thay đổi phù

hợp với sự phân hóa này.
1. Tác động của chế độ nhiệt đến các thành phần tự nhiên
1.1. Tác động của chế độ nhiệt đến địa hình - đất
- Việt Nam có nền nhiệt độ cao, thúc đẩy quá trình phong hóa đặc biệt là phong hóa vật lí
diễn ra với cường độ mạnh. Quá trình này đã tạo ra khối lượng vật liệu lớn cho quá trình
xâm thực bóc mòn diễn ra nhanh. Từ đó tác động gián tiếp tới sự hình thành các dạng địa
hình xâm thực, xói mòn phổ biến ở miền núi Việt Nam và hình thành loại đất feralit đặc
trưng của miền khí hậu nhiệt đới.
- Sự phân hóa nhiệt theo mùa và theo ngày đêm càng làm cho quá trình phong hóa diễn ra
nhanh hơn. Đặc biệt ở vùng núi cao, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm rất lớn (ban ngày nhiệt
độ cao; ban đêm nhiệt độ xuống rất thấp) quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh
=> thúc đẩy quá trình hình thành các dạng địa hình bóc mòn, xâm thực.
- Bên cạnh đó, sự phân hóa nhiệt theo đai cao với 3 đai cao tương ứng 3 chế độ nhiệt khác
nhau đã làm cho quá trình phong hóa diễn ra với cường độ khác nhau theo độ cao; cùng
với tác động gián tiếp của nhiệt thông qua sinh vật đã hình thành ở mỗi đai cao một loại
đất điển hình:
+ Đai nhiệt đới chân núi: nhiệt độ cao => phong hóa diễn ra với cường độ mạnh; sinh vật phát
triển=> đất feralit có tầng đất dày, đất feralit là chủ yếu
+ Đai cận nhiệt đới trên núi: nhiệt độ giảm => cường độ phong hóa giảm, sinh vật thưa
hơn => quá trình feralit chậm lại, đất feralit có mùn.
+ Đai ôn đới núi cao: nhiệt độ thấp => phong hóa diễn ra với cường độ yếu, sinh vật rất ít => quá
trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn thô núi cao.
1.2. Tác động của chế độ nhiệt đến sinh vật
- Nhiệt có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố sinh vật nước ta. Trên nền nhiệt
độ cao, nắng nóng quanh năm thì sinh vật miền nhiệt đới chiếm ưu thế ở Việt Nam, phổ
biến là rừng rậm nhiệt đới với nhiều tầng tán, cây lá rộng. Thành phần loài ưa nhiệt chiếm
ưu thế điển hình là các cây nhiệt đới họ Đậu, Vang, Dâu Tằm, Dầu; các loài động vật của
đới nóng: công, trĩ, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai hoẵng…
5



- Sự phân hóa của chế độ nhiệt tác động trực tiếp tới sự phân hóa sinh vật:
+ Sự phân hóa nhiệt theo chiều Bắc – Nam, kết hợp với sự phân hóa nhiệt theo mùa (ở
miền Bắc có 1 mùa nóng và một mùa lạnh; miền nam nóng quanh năm) đã tạo ra sự khác
biệt rõ nét về sinh vật 2 miền. Miền bắc có nhiều loại sinh vật có nguồn gốc từ phương
bắc; miền Nam chủ yếu là sinh vật nhiệt đới.
+ Sự phân hóa nhiệt theo đai cao góp phần tạo ra sự phân hóa sinh vật theo đai cao với 3
đai tương ứng 3 nền nhiệt khác nhau:
Đai nhiệt đới chân núi: nhiệt cao =>hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa.
Đai cận nhiệt trên núi: nhiệt độ giảm =>hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.
Đai ôn đới núi cao: nhiệt độ hạ thấp=>các loài sinh vật ôn đới thưa thớt.
Sự phân hóa nhiệt theo chiều Bắc Nam làm cho ranh giới các đai sinh vật ở miền Nam lên
cao hơn so với miền Bắc.
1.3. Tác động của chế độ nhiệt đến thủy văn
Nền nhiệt cao làm cho sông ngòi nước ta không bị đóng băng như các nước vùng ôn đới.
Nhiệt độ cao trong mùa khô làm tăng lượng bốc hơi nước, từ đó làm sâu sắc thêm sự phân
hóa của chế độ nước theo mùa. Nhiều nơi nhiệt độ cao kéo dài dẫn đến hạn hán.
1.4. Tác động của chế độ nhiệt đến các yếu tố khí hậu khác
Các yếu tố khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ. Nhiệt chịu tác động của nhiều yếu tố khí hậu
nhưng đồng thời cũng tác động mạnh tới sự hình thành và phân hóa các yếu tố này.
Mưa
- Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới chế độ mưa. Nền nhiệt độ cao của khí hậu Việt Nam làm
cho quá trình bốc hơi diễn ra với cường độ mạnh, góp phần tăng độ ẩm không khí, gián
tiếp làm lượng mưa tăng.
- Ở nước ta, sự thay đổi nhiệt độ theo đai cao làm cho lượng mưa phân hóa rõ theo các đai
cao khác nhau. Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm nên độ ẩm bão hòa càng giảm,
lượng mưa tăng. Đây cũng là một trong những lý do làm cho những vùng núi cao thường
là nơi mưa nhiều.
Khí áp
Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành khí áp. Trong mùa hạ do nhiệt độ Đồng

Bằng Bắc Bộ lên cao, tại đây đã hình thành trung tâm áp thấp Bắc Bộ hút gió từ biển thổi
vào làm cho miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ có hướng Đông Nam
khác hẳn hướng Tây Nam ở các vùng khác.
2. Tác động của chế độ nhiệt đến kinh tế - xã hội
2.1 Tác động của chế độ nhiệt đến các ngành kinh tế
Chế độ nhiệt có ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh tế. Trên nền nhiệt độ cao, các hoạt
động sản xuất của chúng ta có thể diễn ra quanh năm. Sự phân hóa của nhiệt độ đã tạo ra
tính mùa vụ của một số ngành kinh tế phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.
-Nông nghiệp:
Nông nghiệp là ngành chịu tác động rất lớn của nhiệt độ. Nền nhiệt cao quy định nông
nghiệp Việt Nam mang đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm đặc
trưng của miền nhiệt đới. Một năm, chúng ta có thể phát triển nhiều vụ sản xuất, đẩy mạnh
thâm canh.
Sự phân hóa nhiệt theo mùa, theo đai cao góp phần tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm nông
nghiệp. Bên cạnh các sản phẩm nhiệt đới chúng ta còn có các sản phẩm của miền ôn đới
cận nhiệt: xu hào, cải bắp…
Sự phân hóa Bắc – Nam làm cho sản xuất nông nghiệp 2 miền có đặc trưng riêng: miền
Bắc tổng nhiệt thấp hơn, có mùa lạnh nên có thêm nhiều sản phẩm ôn đới, cận nhiệt. Miền
6


Nam tổng nhiệt cao hơn nên sản phẩm nhiệt đới là chủ yếu. Miền này có thể phát triển
nhiều vụ sản xuất, đẩy mạnh thâm canh.
Sự thất thường trong chế độ nhiệt ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất: những đợt nóng, lạnh
giá kéo dài gây thiệt hại lớn cho mùa màng.
- Dịch vụ:
Khác với các nước vùng ôn đới, cận cực, Việt Nam với nền nhiệt độ cao quanh năm đã tạo
điều kiện cho hoạt động GTVT cũng như các hoạt động dịch vụ khác ở có thể diễn ra
quanh năm mà không gặp phải những trở ngại như: sông biển bị đóng băng, tuyết phủ…
Theo sự thay đổi của chế độ nhiệt, nhu cầu dịch vụ của người dân có sự khác nhau đặc biệt

là ở miền Bắc, các ngành phải cung ứng kịp thời các sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng.
Trong các ngành dịch vụ, du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất của
chế độ nhiệt. Sự phân hóa nhiệt theo đai cao tạo ra những vùng nghỉ dưỡng mát mẻ thu hút
nhiều khách du lịch. Sự phân hóa mùa của nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới mùa hoạt động du
lịch. Mùa nóng là mùa du lịch nghỉ dưỡng phát triển nhất, mùa lạnh là mùa lễ hội. Nền
nhiệt độ của khu vực phía Nam cao và ổn định quanh năm tạo điều kiện cho hoạt động du
lịch, đặc biệt du lịch biển diễn ra quanh năm.
2.2 Tác động của chế độ nhiệt đến đời sống dân cư, xã hội
Với nền nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp, Việt Nam là địa bàn thuận lợi cho
sự tập trung dân cư với mật độ cao.
Cùng một điều kiện địa hình, những nơi có nhiệt độ ôn hòa dân cư tập trung đông đúc, tiêu
biểu như Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Những nơi
có chế độ nhiệt khắc nghiệt như duyên hải Bắc Trung Bộ (có thời kì đầu mùa hạ nhiệt độ
lên rất cao).
Sự phân hóa nhiệt theo mùa, đặc biệt là sự hạ thấp nhiệt độ trong mùa đông ở miền Bắc
hình thành trong dân cư thói quen sinh hoạt theo mùa: thời gian làm việc, trang phục, ẩm
thực, các hoạt động vui chơi , giải trí, các tập tục giữa các mùa khác nhau; giữa miền Bắc
và miền Nam cũng khác nhau.
Sự thất thường của chế độ nhiệt ảnh hưởng lớn đời sống sinh hoạt. Có những ngày quá
nóng hay có những ngày quá lạnh ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe con người.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC
1. Phương tiện
Một số tư liệu dùng để giảng dạy trong chuyên đề Chế độ nhiệt. Phần bài tập có thể áp
dụng các bảng số liệu trong phần phương tiện này để học sinh có thể nhận xét, phân tích
hoặc giải thích chế độ nhiệt nước ta.
a.
Phần đặc điểm chế độ nhiệt của Việt Nam
- Biểu hiện đặc điểm chung chế độ nhiệt của Việt Nam
+ Atlat Địa lí Việt Nam (trang khí hậu, đặc biệt các bản đồ nhiệt)
+ Bản đồ nhiệt độ trung bình thế giới


7


Hình 1: Bản đồ nhiệt độ trung bình thế giới

Hình 2: Bản đồ nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam
Bảng 6: Bảng nhiệt độ trung bình năm một số địa phương nước ta
Địa điểm
Vĩ độ
Nhiệt độ trung bình Tổng nhiệt hoạt động năm
năm
o
Lạng Sơn
21 50’B
21,6oC
7738oC
Hà Nội
21o01’B
23,5oC
8577oC
Vinh
18o40’B
23,9oC
8723oC
Huế
16o24’B
25,2oC
9170oC
Quy Nhơn

13o46’B
26,8oC
8233oC
TP Hồ Chí Minh 10o49’B
27,1oC
9891oC
b.

Các phương tiện dùng để giải thích cho các đặc điểm chế độ nhiệt
8


Hình 3: Sơ đồ chuyển động biểu kiến trong năm của Mặt Trời
Dùng hình này để giúp học sinh giải thích cho tính nhiệt đới của chế độ nhiệt:
+ Việt Nam nằm trong vùng nộ chí tuyến Bắc bán cầu, mọi nơi trên đất nước ta trong năm
đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhận được nhiều.
+ Dùng hình này cũng giải thích cho học sinh tại sao trong chế độ nhiệt của miền lãnh thổ
phía Bắc có dạng một cực đại, một cực tiểu (khoảng cách hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh
ngắn), còn trong chế độ nhiệt của phần lãnh thổ phía Nam có dạng ha cực đại, hai cực tiểu
(do khoảng cách hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cách xa nhau).
c. Phần sự phân hóa chế độ nhiệt
*. Biểu hiện
- Theo thời gian: dùng hai bản độ nhiệt trung bình tháng 1 và tháng 7 trong Atlat
Địa lí Việt Nam.

Hình 4: Bản đồ Nhiệt độ trung bình nước ta tháng 1 và tháng 7
+ Dùng bảng số liệu về nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 ở nước ta.
Bảng 7: nhiệt độ trung bình năm, tháng 1, tháng 7 một số địa điểm Việt Nam
9



Địa điểm
Hà Nội
Huế
Tp Hồ Chí Minh

Nhiệt độ TB năm
23,4
25,1
26,9

Nhiệt độ TB tháng 7
28,9
29,4
28,9

Biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa Thừa Thiên Huế

Nhiệt độ TB tháng 1
16,4
19,7
25,8

Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa Hà Nội

Phân hóa theo không gian
+ Chiều Bắc Nam

Bản đồ nhiệt độ trung bình tháng 1
#. Dùng các bảng số liệu sau:

Bảng nhiệt độ trung bình năm một số địa điểm
10


Địa điểm
Lạng Sơn
Hà Nội
Vinh
Quảng Trị
Huế
Quảng Ngãi
Quy Nhơn
TP Hồ Chí Minh

Vĩ độ
21o50’B
21o01’B
18o40’B
16o44’B
16o24’B
15o08’B
13o46’B
10o49’B

Nhiệt độ trung bình năm
21,6oC
23,5oC
23,9oC
25,0oC
25,2oC

25,8oC
26,8oC
27,1oC

Bảng 6: Biên độ nhiệt năm một số địa điểm Việt Nam
Địa điểm
Biên độ nhiệt trung bình năm
Lai Châu
9,4oC
Hà Nội
12,5oC
Thanh Hóa
12,0oC
Vinh
12,0oC
Huế
9,4oC
Tp Hồ Chí Minh
3,1oC
#. Có thể sử dụng biểu đồ nhệt và mưa hai địa điểm Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

So sánh 2 biểu đồ nhiệt độ lượng mưa Hà Nội
+ Phân hóa theo độ cao

Dùng bản đồ khí hậu chung trong Atlat hoặc bản đồ khí hậu Việt Nam
so sánh đặc điểm chế độ nhiệt của hai trạm khí hậu cùng khác nhau về độ cao
như Đà Lạt – Nha Trang, Lạng Sơn – Sa Pa

11




Sử dụng bảng số liệu về nhiệt độ trung bình năm một số địa điểm có độ
cao khác nhau
Địa điểm
Độ cao
Nhiệt độ trung bình năm
Sơn La
676m
21,0oC
Tam Đảo
897m
18,0oC
Sa Pa
1570m
15,2oC
Plâycu
800m
21,8oC
Đà Lạt
1513m
18,3oC
Bảng nhiệt độ trung bình năm một số địa điểm
+ Theo chiều Đông – Tây

So sánh 2 trạm Lạng Sơn và Điện Biên Phủ
+ Giải thích sự phân hóa: Gió mùa và địa hình

12



Sử dụng các bản đồ và lược đồ sau:

*. Nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt nước ta
- Vĩ độ địa lý – vị trí địa lý

13


- Hình dạng lãnh thổ

- Địa hình
- Lược đồ
gió mùa
Tháng 7
Tháng 1

V. HỆ THỐNG BÀI TẬP
1. Dạng 1: Bài tập gắn với
lý Việt Nam
1.1. Định hướng chung
Trong chương trình thi
giỏi quốc gia thì kĩ năng
atlat Địa lý luôn được coi

atlát Địa
học sinh
khai thác
trọng – là
14



một kĩ năng bắt buộc phải được kiểm tra. Vì thế, trong hệ thống câu hỏi phần Địa lý
Việt Nam hầu hết các câu đều có gắn với atlat Địa lý. Lúc này, atlat Địa lý được sử
dụng là một kênh kiến thức đòi hỏi học sinh phải biết khai thác để trả lời cho câu hỏi.
Đồng thời học sinh còn phải nắm chắc kiến thức cơ bản để vận dụng xác định cấu
trúc bài làm, giải thích nguyên nhân.
Cách thức chung để tìm hiểu:
- Đối với nội dung về chế độ nhiệt Việt Nam thì học sinh cần phải bám sát bản đồ khí
hậu, đặc biệt là các bản đồ nhiệt (bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình
tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng 7), đường biểu diễn nhiệt độ của biểu đồ nhiệt độ –
lượng mưa tại các trạm khí tượng.
- Khi trình bày đặc điểm chế độ nhiệt của cả nước hoặc một địa phương học sinh cần
xác định được cấu trúc nội dung cần tìm hiểu:
+ Nền nhiệt chung (thể hiện rõ qua nhiệt độ trung bình năm): cao hay thấp
+ Chế độ nhiệt phân hoá như thế nào? (phân hoá theo thời gian, theo không gian –
phân hoá bắc nam, đông tây, đai cao…)
Tuỳ thuộc yêu cầu cụ thể của đề bài mà học sinh xác định các tiêu chí cho phù hợp,
có thể thêm hoặc bớt tiêu chí.
- Khi đã có cấu trúc nội dung trả lời, học sinh biết khai thác kiến thức từ atlat để làm
rõ các nội dung đó, lấy ví dụ cụ thể trong atlat để minh hoạ.
Ví du: nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao thể hiện rõ tính chất nhiệt đới của khí
hậu (đại bộ phận lãnh thổ có nhiệt độ trung bình năm trên 200C, trừ vùng núi cao)
- Để giải thích cho các đặc điểm của chế độ nhiệt thì học sinh phải nắm chắc các nhân
tố ảnh hưởng tới nhiệt độ (đã được học kĩ ở lớp 10), có kĩ năng vận dụng vào Việt
Nam, tìm được mối quan hệ giữa yếu tố nhiệt độ với các yếu tố tự nhiên khác.
Ví dụ: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao do: Vị trí nước ta nằm trong vùng
nội chí tuyến bắc bán cầu, trong năm mọi địa điểm đều có lần mặt trời lên thiên đỉnh,
góc nhập xạ quanh năm lớn, lượng bức xạ mặt trời nhận được lớn.
Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình năm lại có sự khác biệt rõ rệt giữa bắc và nam, miền

bắc có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn. Để giải thích cho đặc điểm này thì không
phải chỉ dựa vào mối quan hệ giữa góc nhập xạ, thời gian chiếu sáng với nhiệt độ nữa
mà đối Việt Nam học sinh phải biết khai thác các yếu tố tác động tới chế độ nhiệt rất
đặc thù: nổi bật là tác động của gió mùa, đặc biệt là gió mùa đông bắc; tác động địa
hình (hướng sườn), đặc điểm của hình dạng lành thổ…
Như vậy, các nhóm nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới chế độ nhiệt của nước ta mà học
sinh cần nắm chắc để vận dụng bao gồm: vị trí địa lý – góc nhập xạ, chuyển động
biểu kiến của mặt trời, hoạt động của hoàn lưu khí quyển (đặc biệt là gió mùa), địa
hình, hình dáng lãnh thổ, dòng biển…
1.2. Ví du cu thể
1. 2. 1. Các bài tập về chế độ nhiệt nói chung gắn với các bản đồ nhiệt độ
Bài 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy xác định trên bản đồ
các vùng có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất? Giải thích?
Hướng dẫn:
- Học sinh sẽ khai thác ở bản đồ nhiệt độ trung bình năm. Dựa vào phân tầng màu –
xác định các thang màu thể hiện cho nhiệt độ trung bình năm cao nhất, thấp nhất rồi
quan sát vào bản đồ để xác định những khu vực nào có màu nền đó.
- Sau khi đã xác định được các khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp
nhất, học sinh vận dụng kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ để giải thích:
15


xem vị trí của khu vực có gì đặc biệt? Đặc điểm địa hình (độ cao, hướng sườn +
hướng gió mùa)…
- Nội dung chính học sinh cần trả lời được sẽ là:
+ Những khu vực có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất – dưới 18 0C chủ yếu ở những
vùng núi cao như:
♦ Vùng núi Hoàng Liên Sơn, một bộ phận nhỏ núi cao ở thượng nguồn sông Chảy và
đỉnh núi ca oven biên giới Việt Lào.
Nguyên nhân do ảnh hưởng của địa hình núi cao và gió mùa đông bắc.

♦ Một bộ phận nhỏ ở vùng núi cao Kon tum và vùng núi cao cực Nam Trung Bộ (trên
cao nguyên Lâm Viên).
Do ảnh hưởng của độ cao địa hình
+ Những khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất – trên 24 0C chủ yếu ở những
vùng: đồng bằng ven biển miền Trung (từ phía nam dãy Hoành Sơn), phần lãnh thổ
phía nam (trừ những vùng núi, cao nguyên cao trên 500m)
Do nằm gần xích đạo hơn, hầu như không chịu tác động của gió mùa đông bắc.
Bài 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét đặc điểm chế
độ nhiệt ở nước ta và giải thích.
Hướng dẫn phân tích đề:
- Nguồn kiến thức khai thác là atlat Địa lý – bản đồ khí hậu, chú ý các bản đồ nhiệt
độ, biểu đồ nhiệt ẩm tại các trạm khí tượng và kiến thức đã học.
- Nội dung: 2 yêu cầu nội dung:
+ Nhận xét đặc điểm chế độ nhiệt
+ Giải thích các đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta.
- Từ yêu cầu nội dung sẽ ra định hướng cấu trúc câu trả lời:
+ Đối với phần nhận xét đặc điểm chế độ nhiệt: cần đưa những nội dung gì? Lựa
chọn ví dụ minh hoạ sao cho điển hình nhất.
+ Đồi với phần giải thích cần vận dụng kiến thức đã học về các nhân tố ảnh hưởng
tới nhiệt độ để giải thích: vị trí địa lý – góc nhập xạ, hình dạng lãnh thổ, gió mùa,
địa hình….
Nội dung trả lời cơ bản:
- Nền nhiệt cao thể hiện rõ rệt tính nhiệt đới: nhiệt độ trung bình năm: đại bộ phận
lãnh thổ >200C, trừ khu vực núi cao: < 200C.
Nguyên nhân: Vị trí nội chí tuyến BBC, mọi địa điểm trong năm đều có 2 lần mặt
trời lên thiên đỉnh.
- Phân hoá rõ rệt theo thời gian và không gian
+ Phân hoá theo thời gian: Thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng
7. Tháng 1 có nhiệt độ TB thấp, đại bộ phận lãnh thổ có nhiệt độ dưới 24 0C; còn
tháng 7, đại bộ phận có nhiệt > 240C.

Do tác động của chế độ gió mùa: Vào mùa đông đại bộ phận lãnh thổ chịu tác động
của gió mùa ĐB làm hạ thấp nhiệt độ. Mùa hạ, chịu tác động của gió mùa Tây Nam
có tính chất nóng ẩm -> nền nhiệt độ cao.
Do chuyển động biểu kiến của MT lên có sự chênh lệch góc nhập xạ và thời gian
chiếu sáng giữa các mùa trong năm.
+ Phân hoá Bắc - Nam:
16


Càng vào nam nhiệt độ tăng, biên độ nhiệt năm giảm dần. Nhiệt độ trung bình tháng
1 tăng mạnh từ Bắc vào Nam (dẫn chứng), nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc
vào Nam (dẫn chứng)
Do lãnh thổ kéo dài theo chiều B - N: càng vào nam: góc nhập xạ tăng dần, ảnh
hưởng của gió mùa ĐB suy yếu dần. Ảnh hưởng của bức chắn địa hình theo chiều Đ
- T như dãy Hoành Sơn, Bạch Mã…..
+ Phân hoá đai cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm:
VD: Nền nhiệt độ TB năm của vùng núi cao Hoàng Liên Sơn: dưới 20 0C; còn đồng
bằng sông Hồng: 20 - 240C.
Do địa hình chủ yếu là đồi núi với độ cao phân bậc; 14% S cao 1000 - 2000m, 1%
cao trên 2000m, mà càng lên cao nhiệt độ càng giảm (-0,60C/100m độ cao
+ Phân hoá hướng sườn
Có sự phân hoá đông - tây thể hiện rõ ở nền nhiệt trong mùa đông giữa vùng núi
Đông Bắc và Tây Bắc. Nếu so 2 địa điểm cùng độ cao thì địa điểm ở Tây Bắc có
nhiệt độ thấp hơn (VD: Lạng Sơn - Điện Biên: nhiệt độ TB tháng 1:)
Khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Trung, trong tháng 7 có nền nhiệt độ
cao hơn hẳn các khu vực cùng độ cao (đạt > 280C)
Do ảnh hưởng của bức chắn địa hình và hướng gió mùa
♣ Một số ví dụ khác có cách triển khai tương tự:
Bài 3: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy chứng minh chế độ
nhiệt của nước ta phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc Nam và giải thích.

Bài 4: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét đặc điểm nhiệt độ
trung bình tháng 1 của nước ta và giải thích.
Bài 5: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét sự phân bố nhiệt độ
trung bình tháng 1 của miền khí hậu phía Bắc.
Bài 6: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét đặc điểm nhiệt độ
trung bình tháng 7 của nước ta và giải thích.
1. 2. 2. Các bài tập về nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nhiệt
- Với các bài có liên quan đến nhân tố ảnh hưởng chế độ nhiệt thì có thể lồng ghép ngay
trong các bài trình bày, nhận xét đặc điểm chế độ nhiệt chung và giải thích; cũng có thể
tách ra hỏi riêng về nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nhiệt.
- Để giải quyết được dạng bài bài này đòi hỏi học sinh:
+ Một là, phải nắm chắc kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ, gồm: Vị trí địa
lý – góc nhập xạ, gió mùa, địa hình (độ cao, hướng sườn), hình dáng lãnh thồ.
+ Hai là, biết cách khai thác tổng hợp từ nhiều trang atlát để tìm mối liên hệ giữa các yếu
tố tự nhiên để giải thích. Ví dụ khai thác bản đồ địa hình, tìm mối liên hệ giữa địa hình với
nhiệt độ….
- Trong phần ví dụ trên, đã có những giải thích về đặc điểm chế độ nhiệt. Sau đây là một
vài ví dụ khác hỏi riêng về nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nhiệt. Học sinh sẽ vận dụng kiến
thức lý thuyết đã đề cập ở phần trước là xong.
Bài 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nhiệt nước ta.
Hướng dẫn:
Yêu cầu nhắc lại kiến thức phần đại cương: các nhân tố tác động đến chế độ nhiệt
(vĩ độ địa lí – bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển, bề mặt đệm)
Vận dụng kiến thức đã học để phân tích các nhân tố
Bài 2: Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nhiệt nước ta?
Hướng dẫn:
17


Xác định yêu cầu đề bài: Phân tích tác động của địa hình đến chế độ nhiệt.

Các yếu tố địa hình như độ cao, hướng núi, hướng sườn đã tác động đến chế độ
nhiệt như thế nào?
Cụ thể:
Địa hình chủ yếu tạo ra sự phân hóa nhiệt theo không gian, đồng thời còn làm khắc sâu sự
phân hóa nhiệt theo thời gian.
- Phần lớn địa hình Việt Nam là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới của chế độ nhiệt của vùng
nội chí tuyến được bảo toàn ở vành đai chân núi.
- Hướng địa hình
+ Địa hình Việt Nam có hướng nghiêng chính là Tây Bắc – Đông Nam, kết hợp với hướng
núi chủ đạo cũng là Tây Bắc – Đông Nam nên ảnh hưởng của biển dễ dàng xâm nhập vào
đất liền làm chế độ nhiệt điều hòa hơn.
+ Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam gần như vuông góc với hướng gió mùa đông và mùa
hạ, vì vậy các dãy núi trở thành bức chắn địa hình tạo ra sự phân hóa nhiệt theo chiều
Đông – Tây (dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn…)- dẫn chứng.
+ Bên cạnh hướng Tây Bắc – Đông Nam, núi Việt Nam còn có hướng Tây – Đông như
dãy Hoành Sơn, Bạch Mã tạo ra các bức chắn địa hình làm sâu sắc thêm sự phân hóa nhiệt
theo chiều Bắc – Nam đặc biệt là trong mùa đông, các dãy núi này trở thành ranh giới các
mức ảnh hưởng của khối không khí lạnh.
+ Dãy núi hướng vòng cung (các cánh cung Đông Bắc) tạo điều kiện cho gió mùa mùa
đông có thể xâm nhập sâu vào Việt Nam, đặc biệt vùng Đông Bắc làm cho vùng này có
một mùa đông lạnh nhất nước ta với 3 tháng nhiệt độ dưới 30 0. Đây cũng là nguyên nhân
làm cho vùng này có biên độ nhiệt trong năm lớn.
- Độ cao địa hình:
+ Việt Nam có 1 bộ phận địa hình có độ cao trên 2000 m làm phá vỡ tính chất nhiệt đới
của chế độ nhiệt.
+ Độ cao địa hình tạo ra sự phân hóa nhiệt theo đai cao:
Càng lên cao, không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng giảm nên nhiệt độ càng giảm.
Việt Nam có 15 % lãnh thổ có độ cao > 1000m, chế độ nhiệt có sự phân hóa theo các đai
cao:
Những khu vực độ cao dưới 600 – 700 ở miền Bắc và dưới 1000 m ở miền Nam: có chế

độ nhiệt vùng nhiệt đới với nền nhiệt độ cao.
Khu vực có độ cao 600 m ở miền Bắc từ 900m ở miền Nam đến 2600m: có chế độ nhiệt
của miền khí hậu cận nhiệt đới, nhiệt độ hạ thấp.
Khu vực có độ cao >2600m: có chế độ nhiệt của miền khí hậu ôn đới, nhiệt độ xuống rất
thấp.
1.
2. 3. Các bài tập liên quan tới biểu đồ tương quan nhiệt – ẩm ở các trạm
khí tượng trong atlát Địa lý
Bài 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày đặc điểm chế
độ nhiệt của Đà Lạt.
Hướng dẫn:
Xác định cấu trúc các tiêu chí khi đọc chế độ nhiệt ở 1 trạm khí tượng:
- Vị trí địa lý và độ cao của trạm (dựa vào bản đồ địa hình + khí hậu)
- Nằm ở miền khí hậu nào
- Đặc điểm chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm, tháng cao nhất, thấp nhất, biên độ nhiệt,
biến trình nhiệt
18


Nội dung chính:
- Đà Lạt nằm ở khoảng 110 50’B, ở độ cao trên 1500m (1513m), thuộc miền khí hậu phía
Nam, vùng khí hậu Tây Nguyên.
Đà Lạt có nhiệt độ trung bình năm 18 - 200C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 khoảng 19,70C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, khoảng 16 0C. Biên độ nhiệt năm
nhỏ, khoảng 3 -40C. Biến trình nhiệt năm có 2 cực đại.
Bài 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam hãy so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của các
trạm khí tượng Nha Trang và Đà Lạt. Và rút ra kết luận.
(Câu hỏi tương tự cho các trạm khí tượng khác như: Lạng Sơn và Sa Pa, Lạng Sơn và Điện
Biên Phủ,)
Hướng dẫn phân tích đề:
- Nguồn kiến thức: chỉ dựa vào atlat địa lý

- Dạng bài so sánh
- Nội dung: Yêu cầu so sánh về chế độ nhiệt của 2 trạm khí tượng là Nha Trang và Đà Lạt.
- Định hướng cách làm:
+ Bước 1: xác định tiêu chí so sánh
Vị trí (vĩ độ, độ cao) của hai trạm
Thuộc miền khí hậu nào?
Đặc điểm chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tháng cao nhất, thấp nhất, biên
độ nhiệt năm, biến trình nhiệt năm.
+ Bước 2: Dựa vào các tiêu chí, khai thác kiến thức trên biểu đồ (dóng sang trục nhiệt độ,
đo tính để xác định nhiệt độ của các tháng) tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau.
+ Rút ra kết luận:
2. Dạng 2: Bài tập gắn với bảng số liệu
2.1. Định hướng chung
Kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê là một trong những kĩ năng quan trọng trong học
tập và nghiên cứu bộ môn địa lý cũng như được sử dụng nhiều trong các ngành học khác
và trong cuộc sống. Nắm vững kĩ năng này cũng góp phần tăng cường năng lực tự học, tự
nghiên cứu của học sinh.
Về mặt hình thức, có thể chia thành hai dạng câu hỏi:
- Dạng câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu gắn với việc vẽ biểu đồ. Thông thường câu hỏi
gồm hai phần: vẽ biểu đồ, sau đó nhận xét từ số liệu và từ biểu đồ đã vẽ. Đây là dạng câu
hỏi tương đối dễ, chỉ cần tổng hợp, phân tích số liệu và đưa ra một vài nhận xét.
- Dạng câu hỏi chỉ yêu cầu phân tích số liệu. Đây là dạng câu hỏi khó vì có nhiều số liệu
với mối liên hệ phức tạp giữa chúng và tất nhiên phải đưa ra nhiều nhận xét. Thông thường
với dạng này, cần thiết phải xử lý thêm một số chỉ tiêu mới từ bảng số liệu đã cho mới có
thể có được những nhận xét đầy đủ, toàn diện.
Đối với chuyên đề chế độ nhiệt Việt Nam các câu hỏi trong thi học sinh giỏi khu vực và
Quốc gia thường xuất hiện dạng câu hỏi thứ hai. Để trả lời tốt các câu hỏi dạng này HS
cần theo 1 trình tự nhất định:
* Bước 1: Nắm được muc đích làm việc với bảng số liệu (đó chính là yêu cầu của câu
hỏi)

- Phải đọc kĩ câu hỏi để nắm được yêu cầu và phạm vi cần nhận xét, phân tích.
- Phát hiện ra yêu cầu chủ đạo, nhất là những cái “bẫy” để phòng tránh.
- Tái hiện các kiến thức cơ bản đã học có liên quan.
19


Các số liệu bao giờ cũng phải gắn với một hay một vài hiện tượng địa lý tự nhiên hoặc
kinh tế – xã hội nào đó. Đối với nhận xét chế độ nhiệt của một địa phương thì có các nội
dung chính như: nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất, nhiệt độ
trung bình tháng lạnh nhất, biên độ nhiệt năm, số tháng lạnh (nhiệt độ dưới 18 0C), số tháng
nóng (nhiệt độ trên 250C), sự phân hoá nhiệt độ theo thời gian -> phân mùa;
* Bước 2: Nghiên cứu kĩ bảng số liệu:
- Đọc tên bảng số liệu, tiêu đề của bảng, đơn vị tính, các chỉ tiêu được đề cập tới bảng số
liệu
- Căn cứ vào yêu cầu câu hỏi và các chỉ tiêu thể hiện trong bảng số liệu để xác định rõ các
tiêu chí cần nhận xét. Phải xem xét xem, để làm rõ nhận xét theo yêu cầu đề bài cần có
những chỉ tiêu gì? Những chỉ tiêu nào đã có trong bảng số liệu và cần phải xử lý thêm
những tiêu chí nào từ bảng số liệu gốc. Từ đó phác thảo dàn ý trình bày.
Ví dụ: Bảng số liệu cho nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII, nhiệt độ
trung bình năm của 1 số địa phương, yêu cầu nhận xét về chế độ nhiệt, tính phân mùa và
sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ địa lý của Việt Nam
* Bước 3: Xử lý số liệu:
- So sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang theo một trình tự hợp lý để tìm ra mối
quan hệ giữa các hàng loạt số liệu. Các kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng
và quá trình địa lý là một thước đo tốt để đánh giá trình độ học sinh.
Cần chú ý tới các giá trị đặc biệt: giá trị năm đầu – năm cuối, giá trị lớn nhất – nhỏ nhất, trị số
trung bình, các số liệu mang tính đột biến (tăng, giảm đột ngột).
Đặc biệt nếu các giá trị diễn biến theo nhiều năm cần xem xét xem xu hướng phát triển
trong toàn quá trình có giống nhau không? Hay phải chia ra các thời kì với xu hướng phát
triển khác nhau.

Nếu bảng số liệu có nhiều đối tượng, hay trong cơ cấu có nhiều thành phần, khi nhận xét
không liệt kê nhận xét riêng lẻ cho từng thành phần, vì như thế bài nhận xét rất dài và sẽ
không khái quát được những đặc điểm chung. Trong trường hợp này chúng ta cần phân
nhóm đối tượng có các đặc điểm giống nhau. Có thể sử dụng trị số trung bình để phân
nhóm cao hơn hoặc thấp hơn; các đối tượng cùng có trị số cao vào một nhóm, cùng có trị
số thấp vào một nhóm…
- Chú ý phân tích các số liệu mang tầm khái quát trước, các số liệu cụ thể sau. Thường là
đi từ các số liệu phản ánh đặc tính chung của tập hợp số liệu tới các số liệu chi tiết về một
thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của tập hợp các đối tượng, các hiện tượng địa lý
được nói tới trong bảng
- Luôn tìm cách so sánh, đối chiếu, tổng hợp trên cả hai phương diện: số liệu tuyệt đối và
tương đối
- Không được bỏ sót số liệu vì các số liệu được đưa vào bảng đều đã được người viết lựa
chọn và có ý đồ từ trước. Bởi vậy, nếu bỏ sót dữ kiện sẽ dẫn đến những cắt nghĩa sai sót.
- Biết cách đặt ra những câu hỏi để giải đáp trong quá trình phân tích, tổng hợp các dữ liệu
địa lý.
* Bước 4: Rút ra nhận xét theo yêu cầu câu hỏi và giải thích (nếu có):
- Việc đưa ra nhận xét phải dựa trên yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lý số liệu.
- Các nhận xét phải sắp xếp theo một trình tự nhất định: từ khái quát đến cụ thể, từ cao
xuống thấp, từ phức tạp đến đơn giản.
- Mỗi nhận xét đều phải có dẫn chứng cụ thể dựa vào bảng số liệu, HS phải biết chọn lọc
số liệu làm dẫn chứng phù hợp cho từng nhận xét.
2. 2. Ví du cu thể
20


Bài 1: Cho bảng số liệu sau:
Địa điểm
Nhiệt độ trung
Nhiệt độ trung

Nhiệt độ trung
0
0
bình tháng 1 ( C)
bình tháng 7 ( C)
bình năm (0C)
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Vinh
17,6
29,6
23,9
Huế
19,7
29,4
25,1
Quy Nhơn
23,0
29,7
26,8
TP. Hồ Chí Minh
25,8
27,1
27,1

Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi chế độ nhiệt từ Bắc vào Nam.
Hướng dẫn:
Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kĩ câu hỏi, xác định yêu cầu câu hỏi, dạng câu hỏi
phân tích bảng số liệu nhận xét và giải thích theo yêu cầu đề bài, gạch chân cụm từ quan
trọng: từ Bắc vào Nam
Bước 2: Nghiên cứu phân tích bảng số liệu:
+ Bảng số liệu có 3 tiêu chí về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình tháng 1 (tháng lạnh nhất);
nhiệt độ trung bình tháng 7(tháng nóng nhất), nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm từ
Bắc vào Nam.
+ Cần phải nhận xét thêm một tiêu chí nữa là biên độ nhiệt độ năm trên cơ sở sự chênh
lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất.
+ Vận dụng kiến thức bài khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Vận dụng kiến thức bài vị trí địa lí và đất nước nhiều đồi núi để giải thích.
Bước 3: Lập dàn ý và vận dụng kiến thức để lấp đầy dàn ý
+ Nhận xét: Biểu hiện của sự thay đổi chế độ nhiệt từ Bắc vào Nam:
. Nhiệt độ trung bình tháng 1
. Nhiệt độ trung bình tháng 7
. Nhiệt độ trung bình năm
. Biên độ nhiệt năm
+ Giải thích cho các ý đã nhận xét.
Cu thể:
1. Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam
- Nhiệt độ trung bình tháng 1: càng vào Nam nhiệt độ càng tăng mạnh và sự chênh lệch
nhiệt độ khá lớn (Lạng Sơn và TP. Hồ Chí Minh chênh lệch nhiệt độ tới 1205)
- Nhiệt độ trung bình tháng 7 cũng có sự khác nhau giữa Bắc và Nam: nhiệt độ
trung bình của Vinh cao hơn Huế và Quy Nhơn cao hơn Tp. Hồ Chí Minh. Sự chênh lệch
nhiệt độ từ Bắc vào Nam rất ít (Lạng Sơn và tp. Hồ Chí Minh chênh lệch nhiệt độ là
0,10C)
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng)
- Biên độ nhiệt năm lại giảm dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn là 14 03 nhưng tp. Hồ

Chí Minh chỉ là 103)
2. Giải thích
- Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng mạnh, Nhiệt độ trung bình năm tăng dần và biên
độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam vì:
+ Do vị trí gần hay xa xích đạo: Càng vào phía Nam càng gần xích đạo nên
có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời càng lớn, sẽ nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn và
21


khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng xa nhau hơn -> Nền nhiệt độ các tỉnh
phía Bắc có 1 cực đại 1 cực tiểu tiểu, còn ở phía Nam có 2
+ Do ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc kết hợp với bức chắn địa hình là dãy
Bạch Mã, hình dạng lãnh thổ kéo dài theo chiều vĩ độ -> càng vào phía Nam GMĐB càng
suy yếu dần và đến Huế thì dừng hẳn chỉ còn thời tiết se lạnh, từ Đà Nẵng trở vào thì hầu
như không chịu ảnh hưởng của GMĐB.
- Tháng 7 là mùa hè của nước ta (Mặt trời đang chuyển động biểu kiến ở BCB), trên
phạm vi cả nước chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên nền nhiệt độ cao và sự chênh
lệch nhiệt độ ít.
+ Vinh, Quy Nhơn, Huế có nhiệt độ cao hơn do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng
phơn.
+ Vinh cao hơn Huế, Quy Nhơn cao hơn Tp. hồ Chí Minh vì TP. Hồ Chí minh
và Huế mưa nhiều hơn nên nhiệt độ thấp hơn.
+ Hà Nội cao hơn Tp. HCM vì khoảng cách 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ở
Hà Nội gần nhau hơn, lượng mưa ở Hà Nội ít hơn tp. HCM.
Bài 2: (dạng câu hỏi sự thay đổi chế độ nhiệt theo chiều Đông Tây)
Cho hai bảng số liệu:
Bảng 1: Nhiệt độ trung bình tháng của Lạng Sơn và Lai Châu(0C)
Tháng
I
Lạng Sơn 13,3

(độ
cao
258 m)
Điện Biên 17,1
(độ
cao
244m)

II
14,3

III
18,2

IV
22,1

V
23,3

VI
26,9

VII
27,0

VIII IX
26,6 25,2

X

22,2

XI
18,3

XII
14,3

18,0

21,3

24,6

24,5

26,5

26,5

26,6

23,7

20,6

17,7

26,1


Bảng 2: Biên độ nhiệt của Lạng Sơn và Lai Châu
Vĩ độ

Địa điểm

21 0 50’ Bắc
22 0 03’ Bắc

Lạng Sơn
Điện Biên

Biên độ nhiệt TB Biên độ nhiệt tuyệt đối
năm
(chênh lệch nhiệt độ tối
cao và tối thấp)
0
13 7
4109
904
3706

Từ các bảng số liệu trên, nhận xét và giải thích sự phân hóa chế độ nhiệt theo hướng
Đông- Tây ở Bắc Bộ
Hướng dẫn phân tích đề:
- Lưu ý là đề bài chỉ yêu cầu nhận xét về sự phân hóa nhiệt độ theo chiều Đông- Tây ở Bắc
Bộ.
- Đề bài cho 2 địa điểm Lạng Sơn và Điện Biên ta thấy hai địa điểm này ở độ cao tương
đương nhau, vị trí Lạng Sơn ở miền khí hậu Đông Bắc còn Điện Biên ở miền khí hậu Tây
Bắc. Lạng Sơn đón trực tiếp gió mùa ĐB nên vào Tháng I nhiệt độ xuống thấp hơn
- Chú ý sự chênh lệch biên độ nhiệt TB năm, biên độ nhiệt tuyệt đối của 2 địa điểm (so

sánh và phân tích)
- Rút ra kết luận chung
Bài 3: (dạng câu hỏi sự thay đổi chế độ nhiệt theo độ cao địa hình)
Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình tháng và năm của hai địa điểm Quy Nhơn
và Plâycu (đơn vị: 0C)
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

22

IX

X

XI


XII

Cả


năm
Quy
Nhơn
23,0
(độ cao
5 m)
Plâycu
(độ cao 19,0
800 m)

23,8

25,3

27,2

28,8

29,6

29,7

29,8

28,2


26,6

25,3

23,7

26,8

20,7

22,7

24,0

24,0

23,0

22,4

22,2

22,3

21,7

20,7

19,3


21,8

Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xét và giải thích sự phân hóa nhiệt độ giữa Đông Trường
Sơn với Tây Nguyên
Hướng dẫn phân tích đề:
- Lưu ý là đề bài yêu cầu nhận xét và giải thích về sự phân hóa nhiệt độ giữa Đông Trường
Sơn với Tây Nguyên.
- Đề bài cho 2 địa điểm Quy Nhơn và Plâycu ta thấy hai địa điểm này ở độ cao khác nhau,
sau khi so sánh ta thấy nhiệt độ TB năm, nhiệt độ các tháng ở hai địa điểm này có sự khác
nhau.
- Plâycu có nhiệt độ TB năm thấp hơn do ảnh hưởng của địa hình, nằm ở độ cao 800m,
nhiệt độ thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
3. Các dạng bài tập khác liên quan đến đến chế độ độ nhiệt
- Dạng bài phân tích mối quan hệ giữa chế độ nhiệt và các yếu tố tự nhiên khác.
- Dạng bài giải thích: dùng chế độ nhiệt để giải thích cho các hiện tượng địa lí tự nhiên,
kinh tế - xã hội.
Đối với các dạng bài này cần vận dụng linh hoạt kiến thức phần chế độ nhiệt để làm bài.

B. PHẦN KẾT LUẬN
Qua thực tế nghiên cứu và giảng dạy về nội dung chế độ nhiệt nói chung, đặc biệt chế độ
nhiệt của khí hậu Việt Nam, càng thấy được vai trò quan trọng của nó đối với thiên nhiên
Việt Nam và các hoạt động kinh tế xã hội Việt Nam. Vì thế mà nội dung này thường xuất
hiện trong các bài thi, đặc biệt bài thi học sinh giỏi. Để dạy nội dung này, đặc biệt dạy cho
đối tượng học sinh giỏi một cách hiệu quả chúng tôi đã hoàn thành đề tài Chế độ nhiệt
của khí hậu Việt Nam trong thi học sinh giỏi Quốc gia. Đề tài này đã giúp cho giáo viên
và học sinh có được những kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất khi luyện về yếu tố nhiệt của
khí hậu Việt Nam.
1.
Đối với giáo viên:

Cung cấp cho giáo viên kiến thức đầy đủ nhất về đặc điểm chế độ nhiệt của khí hậu
Việt Nam
Giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của khí hậu
Việt Nam. Đồng thời lượng kiến thức này sẽ giúp cho giáo viên giải thích các đặc điểm
của chế độ nhiệt.
Phân tích được tác động của nhiệt độ đến các yếu tố tự nhiên khác và các vấn đề
kinh tế xã hội. Phần kiến thức này giúp giáo viên giải thích được một số đặc điểm tự nhiên
cũng như các vấn đề kinh tế - xã hội do yếu tố nhiệt chi phối.
Định hướng cho giáo viên một số phương pháp và phương tiện dạy học nội dung
này hiệu quả hơn.
Gợi ý một số dạng câu hỏi, bài tập nội dung chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam.
23


2.
Đối với học sinh
Là tài liệu đầy đủ và rõ ràng cho học sinh khi học về chế độ nhiệt.
Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức và bài tập về chế độ nhiệt của khí hậu Việt
Nam.
Trên đây là đề tài mà chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu. Chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót,
rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

24



×