Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.74 KB, 39 trang )

BÁO CÁO THAM LUẬN CỦA HÀ THỊ HỒNG – Tổ trưởng tổ Địa Lý
trường THPT Krông Nô.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI MÔN
ĐỊA LÝ.
Như chúng ta đã biết trong xu thế chung của thời đại, đó là xu thế toàn
cầu hóa nền kinh tế thế giới. Đồng thời nước ta đang trên con đường CNHHĐH, để tạo ra một nguồn lực lao động đáp ứng được cả về chất và lượng, một
đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật, năng động sáng tạo, có tư cách đạo
đức tốt, thì bên cạnh việc đào tạo đại trà thì chúng ta đã tiến hành phân loại học
sinh, bằng việc thành lập các trường chuyên, lớp chọn cũng như tổ chức các kỳ
thi chọn học sinh giỏi các cấp, qua đó nhằm tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng
những em có tố chất ở một số lĩnh vực nhất định. Tạo ra nguồn lực quan trọng
để góp phần phát triển đất nước. Bởi vì người xưa đã nói “Hiền tài là nguyên
khí quốc gia”
Để phục vụ cho việc ôn thi học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng và các môn
học khác nói chung một cách hiệu quả thì việc tìm kiếm, biên soạn các tư liệu
để phục vụ cho việc ôn tập là rất quan trọng.Nhiều giáo viên tâm huyết của
trường đã kỳ công tìm kiếm các tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ
cho ôn thi học sinh giỏi Địa 12, nhiều em học sinh cũng rất đam mê môn địa đã
tự mình tìm kiếm tư liệu để phục vụ cho việc ôn thi. Tuy nhiên trên thị trường
hiện nay có rất nhiều tài liệu ôn thi học sinh giỏi Địa từ nhiều nguồn khác
nhau, trong đó không ít tài liệu chất lượng rất kém( nhiều nội dung mâu thuẫn
với SGK, nhiều số liệu đã qúa cũ, nhiều trang viết quá mờ…) bởi vậy làm cho
thầy cô và các em học sinh tham gia ôn thi rất bối rối không biết nên dùng tài
liệu nào để ôn thi cho phù hợp.
Giải pháp của tôi là dựa trên các tài liệu đã thu thập kết hợp với nội dung
SGK, giáo viên nên biên sọan, chỉnh sữa thành một tài liệu ôn thi phù hợp với
với trình độ học sinh mình hướng dẫn, ôn thi.
Đơn vị tôi đang công tác là một trường Trung học phổ thông ở miền núi,
tuy nhiên phong trào học tập cũng như ôn luyện thi học sinh giỏi các cấp luôn
được nhà trường quan tâm. Để bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì việc có
một tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy là rất cần thiết, tuy nhiên để lựa


chọn được một tài liệu ôn thi phù hợp là rất khó bởi vì nhiều tài liệu hiện nay
chất lượng không cao.Vì vậy làm cho cả giáo viên và học sinh tham gia bồi
dưỡng đều trở nên lúng túng.
Vì vậy bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra một số nội dung có liên quan đến
thi học sinh giỏi các cấp mà tôi đã sưu tầm, tìm kiếm trong thời gian qua.
Tôi hy vọng nó sẽ có ích đối với qúy thầy cô làm nhiệm vụ ôn thi học
sinh giỏi môn Địa lý. Và qua đây tôi cũng mong muốn nhận được nhiều ý kiến
đóng góp quý báu từ quý thầy cô, nhất là quý thầy cô giảng dạy bộ môn Địa lý
để tôi chỉnh sữa, hoàn thiện để chúng ta có một tài liệu ôn thi hữu ích.
CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN:
a.Vũ Trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất.
a1.Vũ Trụ:


Vũ Trụ là một khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ thiên
hà. Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể như: các ngôi sao, hành
tinh, vệ tinh, sao chổi…cùng với khí bụi và bức xạ điện từ.
Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là dãi
ngân hà.
a2.Học thuyết Bicbang về sự hình thành Vũ Trụ:
Theo học thuyết Bicbang Vũ Trụ được hình thành cách đây
khoảng 15 tỉ năm sau “ một vụ nổ lớn” từ một “nguyên tử nguyên thuỷ”.
Nguyên tử này chứa vật chất bị nén ép trong một không gian vô cùng nhỏ bé
nhưng rất đậm đặc và có nhiệt độ cực kỳ cao. Do trạng thái không ổn định này,
vụ nổ xảy ra và làm tung ra không gian những đám bụi khí khổng lồ. Mãi rất
lâu về sau, các đám bụi khí này tụ tập dưới tác động của lực hấp dẫn, dần dần
hình thành các hành tinh, các ngôi sao, các thiên hà của Vũ Trụ.
a3.Hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ:
Hệ Mặt Trời được hình thành cách đây khoảng 4,5 đến 5 tỉ năm, từ
một đám mây, bụi khí khổng lồ. Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời ở trung tâm, cùng

các thiên thể quay xung quanh (như các hành tinh, vệ tinh, sao chổi ,thiên
thạch…), và các đám mây, bụi khí.
Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh : Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả
Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.
Ngoài chuyển động xung quanh Mặt Trời, các hành tinh còn tự quay
quanh trục với hướng ngược chiều kim đồng hồ ( trừ Kim Tinh và Thiên Vương
Tinh).
Trái Đất trong hệ Mặt Trời: Trái Đất đứng thứ 3 kể từ Mặt Trời ra, khoảng
cách trung bình là 149,6 triệu km.
-Đặc điểm:
+Trái Đất có dạng elipxoit.
+Bán kính ở xích đạo là: 6378,245km.
+Bán kính nhỏ là : 6356,863km.
+Chiều dài của xích đạo là: 40075,7km.
+Chiều dài của đường kinh tuyến là:40008,5km.
+Địa cực(cực bắc và cực nam):Khi Trái Đất tự quay thì 2 cực đứng yên.
+Mặt phẳng xích đạo:Là mặt phẳng qua tâm và vuông góc với trục Trái
Đất.
+Xích Đạo:Là giao tuyến của mặt phảng Xích Đạo với Trái Đất.
+Vĩ tuyến:Là những đường cong song song với xích đạo.
+Vĩ độ: Vĩ độ của một điểm là góc ở tâm được tạo bởi bán kính của Trái
Đất đi qua điểm đó với hình chiếu của nó trên mặt phẳng Xích Đạo.
+Kinh tuyến:Là vòng tròn đi qua hai cực của Trái Đất, nửa vòng tròn từ
cực Bắc đến cực Nam gọi là kinh tuyến.
+Kinh độ:Kinh tuyến gốc quy ước là kinh tuyến đi qua đài thiên văn
Greenwich ở ngoại ô thủ đô nước Anh. Mỗi kinh tuyến đều cách kinh tuyến gốc
một khoảng cách góc nhất định gọi là kinh độ. Hay nói cách khác kinh độ là
góc nhị diện được tạo bởi hai nửa mặt phẳng có chung trục Trái Đất trong đó
nửa mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc và một nửa mặt phẳng chứa kinh tuyến đi
qua điểm đó.



-Ý nghĩa của dạng Elipxoit là:
+Dẫn tới hiện tượng luân phiên ngày đêm.
+Tạo nên các góc chiếu sáng khác nhau( góc nhập xạ).
+Có hiện tượng ngược nhau ở hai bán cầu.
+Đường chân trời càng mở rộng khi cách xa bề mặt đất.
+Về mặt vật lý làm cho bề mặt Trái Đất vừa có trọng lực và khí quyển để
sự sống nảy sinh và phát triển.
+Là cơ sở để xây dựng mạng lưới tọa độ.
a4.Các chuyển động chính của Trái Đất :
Trái Đất thực hiện đồng thời hai chuyển động.
*Chuyển động tự quay quanh trục :
-Theo hướng từ tây sang đông.
-Thời gian quay quanh trục là 24 giờ/1vòng, là độ dài của ngày đêm.
-Bất cứ điểm nào trên Trái Đất đều có vận tốc quay bằng nhau (150/1h).
-Vận tốc dài của các điểm trên Trái Đất khác nhau giảm từ xích đạo về hai
cực.
* Hệ quả :
(*) Hệ quả của vận động tự quay quanh trục :
-Sự luân phiên ngày đêm (Tạo nên nhịp điệu thích hợp về nhiệt độ ngày,
đêm, không quá nóng cũng không quá lạnh, từ đó tạo nên nhịp điệu cho giới
hữu cơ và vô cơ).
-Sự lệch hướng của các vật thể chuyển động . Do Trái Đất tự quay từ tây
sang đông cùng một lúc các vật chuyển động trên Trái Đất chịu tác động của hai
lực, lực chuyển động ban đầu và lực do sự tự quay quanh trục của Trái Đất sinh
ra.
+Ở Bắc Bán cầu vật bị lệch sang bên phải so với hướng chuyển động ban
đầu.
+ Ở Nam Bán cầu thị vật bị lệch sang bên trái so với hướng chuyển động ban

đầu.
(+)Lực Coriolit ở xích đạo thì bằng không và tăng lên theo vĩ độ.
(+)Các vật thể chuyển động bao gồm : khí quyển, nước sông, dòng biển, viên
đạn bay…ngay cả vật rơi tự do cũng bị lệch hướng.
-Thời gian khác nhau ở các địa điểm có kinh tuyến khác nhau :
+Trong một ngày đêm các địa điểm nằm trên một kinh tuyến sẽ có một lần
Mặt Trời lên cao nhất so với đường chân trời thời điểm đó quy ước là 12 giờ.
+Giờ ở địa điểm phía Đông sẽ đến sớm hơn giờ ở địa điểm phía Tây.(Gọi là
giờ địa phương hay giờ Mặt Trời).
+Để tiện cho việc giao dịch quốc tế, người ta chia Trái Đất làm 24 múi giờ,
mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
+ Giờ ở múi giờ số không có đường kinh tuyến gốc đi qua được chọn là đài
thên văn Greenwich lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT
+Trên thực tế ranh giới múi giờ thường được điều chỉnh theo biên giới quốc
gia.
+Do quy ước tính giờ nên ở kinh tuyến 180 0 được lấy làm đường đởi ngày
quốc tế.


+Nếu đi từ tây sang đông qua kinh tuyến 180 0 thì lại một ngày lịch . Ngược
lại nếu đi từ đồng sang tây nếu qua kinh tuyến 1800 thì tăng thêm một ngày lịch.
a5. Một số bài tập ứng dụng về tính giờ :
Bài tập 1 :
Một bức điện được đánh ở Oasinhtơn múi giờ 19 đến Hà Nội múi giờ số 7
vào lúc 20 giờ ngày 30/1/2010 sau 2 tiếng thì tại Hà Nội nhận được và trả lời lại
cho Oasinhtơn ngay lập tức. Hỏi lúc đó ở Hà Nội là mấy giờ, ngày tháng năm
nào? Ở Oasinhtơn là mấy giờ, ngày tháng năm nào ?
Bài giải :
Do Oasinhtơn ở múi giờ 19 nên kém múi gờ số 0 là 5 giờ, kém Hà Nội 12
giờ. Khi ở Oasinhtơn vào lúc 20 giờ ngày 30/1/2010 thì ở Hà Nội là 20h +12

giờ = 8 giờ ngày 31/1/2010, sau 2 tiếng Hà Nội nhận được bức điện của
Oasinhtơn khi đó Hà Nội là :
8h +2h= 10h ngày 31/1/2010.
Sau đó Hà Nội trả lời lại Oasinhtơn ngay lập tức, khi Hà Nội là 10h ngày
31/1/2010 thì tại Oasinhtơn là 22h ngày 30/1/2010, sau 2 tiếng nhận được bức
điện từ Hà Nội khi đó ở Oasinhtơn là 24h ngày 30/1/2010.
Bài tập 2 :
Một trận đấu bóng đá diễn ra tại nước Anh vào lúc 19h ngày 28/2/2010 hỏi
tại múi giờ 10,11,22 là mấy giờ ngày tháng năm nào ?
Đáp án

Múi giờ
Số giờ
Ngày, tháng, năm
10
5
1/3/2010
11
6
1/3/2010
22
17
28/2/2010
Bài tập 3 :
Một chiếc máy bay, bay từ Hà Nội vượt Thái Bình Dương lúc 10h ngày
31/1/2010 đến tại Caliphocnia múi giờ số 16 hết thời gian 23h, lúc đáp xuống
sân bay Caliphocnia là mấy giờ, ngày tháng năm nào ?
Bài giải :
Do Hà Nội ở múi giờ số 7 nên cách Caliphocnia múi giờ số 16 là 15 múi
giờ vậy khi Hà Nội 10h ngày 31/1/2010 thì tại Caliphocnia là 19h ngày

30/1/2010. Vậy sau 23h máy bay hạ cánh tại Caliphocnia lúc đó là 19h+23h=8h
ngày 31/1/2010.
Bài tập 4 : Một trận bóng đá ở Anh được tổ chức lúc 15h ngày
8/3/2010được truyền hình trực tiếp .Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các địa
điểm sau : Nga(450Đ), Việt Nam(1050Đ), Uc(1500Đ), Hoa Kỳ (1200T).
Đáp án

Vị Trí
Kinh Độ
Giờ, ngày,
tháng,
năm

Việt Nam
1050Đ
22h ngày
8/3/2010

Anh
O0
15h ngày
8/3/2010

Nga
450Đ
18h ngày
8/3/2010

ÚC
1500Đ

1h
ngày
9/3/2010

Hoa Kỳ
1200T
7h
ngày
8/3/2010


Bài tập 5 :
Hãy cho biết ở Việt Nam vào giờ nào trong ngày 20/11 thì tất cả các địa
điểm khác trên Trái Đất đều có ngày 20/11 nhưng giờ lại khác nhau ?
Đáp án
Việt Nam vào thời điểm 18h ngày 20/11 thì mọi nơi trên Trái Đất có cùng ngày
20/11 nhưng có giờ khác nhau vì : Việt Nam ở múi giờ số 7 mà múi giờ 12 là
nơi có ngày sớm nhất vậy khi đó giờ ở múi giờ 12 là : 18h+5h =23h ngày 20/11.
Còn múi giờ 13 có ngày trễ nhất lúc đó là 18 +6h = 24h ngày 20/11.
( *) Một số lưu ý khi làm bài tập tính giờ :
+Sự đổi giờ dẫn đến đổi ngày
+Sự thay đổi ngày dấn đến sự thay đổi tháng, năm.
+Năm nhuận là năm có con số của năm chia hết cho 4. Riêng đối với
những năm chẵn thì chia hết cho 400. Trong trường hợp bài tập có liên quan
đến việc di chuyển của máy bay, xe lửa… từ nơi này đến nơi khác thì lưu ý đến
đường đổi ngày.
a6.Chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời :
-Trái Đât chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình Elip với
vận tốc trung bình 29,8km/s. Điểm gần Mặt Trời nhất là điểm cận nhật vào
ngày 3/1, điểm xa Mặt Trời nhất là điểm viễn nhật vào ngày 5/7 và thời gian

quay hết một vòng là 365 ngày 6 giờ.
-Hướng vận động của Trái Đất là từ tây sang đông
-Khi vận động trên quỹ đạotrục nghiêng của Trái Đất không đổi phương
với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66 033’ hay mặt phẳng xích đạo nghiêng với mặt
phẳng quỹ đạo một góc 23027’.
(*) Hệ quả của vận động tự quay quanh Mặt Trời :
- Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời ;

BIỂU ĐỒ CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HÀNG NĂM CỦA MẶT TRỜI
GIỮA HAI ĐƯỜNG CHÍ TUYẾN.
Trong quá trình chuyển động của Trái Đất quanh Mạt Trời do trục của Trái
Đất luôn nghiêng so với mặt phảng hoàng đạo một góc 66 033’ nên từ ngày 21/3
đến 23/9 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời .Từ ngày 24/9 đến 20/3 bán cầu
Nam ngã về phía Mặt Trời nên phạm vi từ 23 027’N - 23 027’B là nơi xa nhất
mà ánh sáng Mặt Trời có thể tạo với bề mặt đất góc 90 0. Vậy đứng ở bề mặt đất


ta thấy hàng năm đường di chuyển của tia sáng Mặt Trời chỉ vuông góc ở khu
vực nội chí tuyến, đó là vận động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
Từ biểu đồ ta thấy :
o Vào ngày 21/3 và 23/9 Mặt Trời vuông góc tại
xích đạo.
o Vào ngày 22/6 Mặt Trời vuông góc tại chí
tuyến Bắc.
o Vào ngày 22/12Mặt Trời vuông góc tại chí
tuyến Nam.
Như vậy trong vùng nội chí tuyến có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm,
khu vực tại hai đường chí tuyến.
- Tạo cỏ sở làm lịch, phân chia các mùa :
+Lịch :

 Âm lịch
 Dương lịch
 Âm dương lịch.
+Mùa : Là một khoảng thời gian trong năm mà đặc điểm khác nhau về thời
tiết và khí hậu.
Nguyên nhân sinh ra mùa là do lượng bức xạ Mặt Trời phân bố đến bề mặt
đất không đồng đều.
(+) Mùa xuân từ 21/3-22/6
(+) Mùa hạ từ 22/6-23/9
(+) Mùa thu từ 23/9-22/12
(+) Mùa đông từ 22/12-221/3.

Một số nước Châu Á cũng chia ra 4 mùa nhưng ngày bắt đầu mùa sớm hơn
45 ngày :
(+) Lập xuân : từ 5/2-6/5 (Xuân-hạ)
(+) Lập hạ :từ 6/5-8/8 (Hè - thu)


(+) Lập thu :từ 8/8-8/11 (Thu - đông)
(+) Lập đông :từ 8/11-5/82 (Đông - xuân)
( +)Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa :
 Mùa nóng ngày dài hơn đêm (mùa xuân và mùa hạ) ở hai bán cầu.
 Mùa lạnh ngày ngắn hơn đêm (mùa thu và mùa đông) ở hai bán cầu.
Nguyên nhân :Trái Đất hình cầu nên ánh sáng Mặt Trời chia Trái Đất làm
hai phần bằng nhau, phần sáng và phần tối.Nhưng do trục Trái Đất nghiêng trên
mặt phẳng quỷ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nên
vòng phân chia sáng tối luôn thay đổivị trí.
Đặc điểm chính :
 Trong năm chỉ có 2 ngày 21/3 và 23/9 ở mọi địa điểm trên
Trái Đất có ngày dài bằng đêm.

 Từ 21/3 -23/9 Bắc Bán Cầu nghiêng về phía Mặt Trời nhiều
hơn nên đường phân chia sáng tối ở Bắc Bán Cầu, phần
được chiếu sáng nhiều hơn phần khuất trong bóng tối. Vì thế
ngày dài hơn đêm.Nam Bán Cầu thì ngược lại.
 Đặc biệt trong ngày 22/6 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí
tuyến bắc nên tất cả các địa điểm ở Bắc Bán Cầu ( trừ xích
đạo ) có ngày dài nhất.
 Tại 66033’B Ngày dài 24h, tại cực Bắc ngày dài 24h sẽ kéo
dài 186 ngày đêm.
 Từ ngày 24/9-20/3 Bán Cấu Nam nghiêng về phía Mặt Trời
nhiều hơn nên đường phân chia sáng tối ở Bắc Bán Cầu
phần tối nhiều hơn phần sáng. Vì thế ở Bắc Bán Cầu đêm
dài hơn ngày.
 Riêng tại 66033’B đêm dài 24h sẽ kéo dài 179 ngày đêm.
 Tại xích đạo :Quanh năm ngày và đêm dài bằng nhau.
Sự chênh lệch về thời gian muà nóng lạnh giữa hai
bán cầu :
 Từ 21/3-23/9 Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo xa Mặt Trời (viễn
nhật )sức hút Mặt Trời yếu, vận tốc chuyển động chậm hết 189 ngày.
 Từ 23/9-21/3 Trái Đất qua vùng cận nhật, vận tốc nhanh hơn hết 176
ngày do đó thời gian Bắc Bán Cầu nghiêng về phía Mặt Trời nhiều
nên mùa nóng kéo dài hơn so với mùa lạnh .Nam Bán Cầu thì ngược
lại.
 Các vòng đai nhiệt : có 5 vòng đai nhiệt :
 Vòng đai nóng chung cho cả hai bán cầu.
 Hai vòng đai ôn hòa
 Hai vòng đai lạnh
 Giải thích :Do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng
hoàng đạo và giữ nguyên phương trong quá trình chuyển
động xung quanh Mặt Trời nên khu vực có Mặt Trời chiếu

thẳng góc lúc 12h kéo dài từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến


Nam nên đây là khu vực nhận được lượng bức xạ Mặt Trời
lớn nhất nên có nhiệt độ cao. Khu vực từ hai chí tuyến đến
2 vòng cực nhận được lượng bức xạ vừa phải hình thành 2
vòng đai ôn hòa, khu vực từ hai vòng cực trở về cực nhận
được lượng bức xạ nhỏ nhất nên hình thành hai vòng đai
lạnh.

Công thức tính góc nhập xạ :
 Ngày phân từ 21/3-23/9 : h=900 – vì độ địa
điểm cần tính.
 Ngày chí từ 22/6-22/12 :
22/6 ở vĩ độ bắc : h= 900 –vĩ độ cần
tính + 23027'
- 22/6 ở vĩ độ nam : h= 900 –vĩ độ cần tính
-23027'
a7.Bài tập ứng dụng tính góc nhập xạ.
Bài tập 1 : Tại vĩ độ 100 B tính góc nhập xạ vào các ngày chí và
ngày phân ? Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại địa điểm này trong
năm :
Bài giải :
0
Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 10 B vào ngày 21/3 va 23/9 là :
Áp dụng công thức : h=90-ví độ địa điểm cần tính thay số ta có 90 0 100 = 800
Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 10 0 B vào ngày 22/6 và 22/12 ta có vào ngày
22/6
h = 900 + Vĩ độ địa điểm cần tính -23027’ thay số ta có
h = 900 +100 -23027’ = 86033’

Vĩ độ 100B nằm trong khu vực nội chí tuyến nên một năm có 2 lần Mặt Trời
lên thiên đỉnh .
- Lần I : Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo 21/3 lên chí
tuyến bắc 22/6 hết 93 ngày với cung đường đi được là 23 027’. Vậy một ngày
Mặt Trời chuyển động biểu kiến được cung đường là : 0015’08’’. Vậy Mặt Trời
chuyển động biểu kiến từ xích đạo 21/3 lên 100B hết thời gian là
100 : 0015’08’’ = 40 ngày.
Vậy Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 100B lần I là ngày 30/04
- Lần II : là ngày 14/08
Bài tập 2 : Ngày 13/6 và 26/5 Mặt Trời lên thiên đỉnh taị đâu ?
Giải thích ?
Bài giải :
- Mặt Trời lên thiên đỉnh ngày 13/6 tại vĩ độ : Từ ngày 21/3 đến 22/6
Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích Đạo lên chí tuyến Bắc hết 93 ngày với
cung đường đi được là 23027’. Vậy một ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến
được cung đường là 0015’08’’. Vậy theo đề bài thì vào ngày 13/6 Mặt Trời
chuyển động biểu kiến từ Xích Đạo lên hết 84 ngày. Vĩ độ Mặt Trời lên thiên
đỉnh ngày 13/6 là 84 x 0015’08’’ =21009’48’’ B.


- Mặt Trời lên thiên đỉnh ngày 25 tại vĩ độ : Tương tự vào ngày 26/5 Mặt
Trời chuyển động biểu kiến từ Xích Đạo lên hết 66 ngày. Vĩ độ Mặt Trời lên
thiên đỉnh ngày 26/5là 66 x 0015’08’’ = 16 037’42’’ B.
b.MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ SỞ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN :
b1. Ngoại lực : Nguyên nhân chính sinh ra ngoại lực là từ bức xạ
Mặt Trời , các biểu hiện của ngoại lực là :
-Phong hóa
- Bóc mòn
-Vận chuyển
-Bồi tụ

Ngoại lực làm biến đổi địa hình bề mặt Trái Đất với xu hướng san bằng bề
mặt Trái Đất.
b2.Nội lực : Là lực có nguồn gốc từ bên trong lòng đất sinh ra ( Từ sự
sắp xếp vật chất theo trọng lực, sự phân hủy các nguyên tố phóng xạ…),
các biểu hiện của nội lực là :
-Vận động theo chiều thẳng đứng ( các vận động nâng lên, hạ
xuống).
- Vận động theo phương nằm ngang ( đứt gẫy, phun trào mắcma…)
 Nội lực làm cho bề mặt đất trở nên gồ ghề.
Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ mật thiết với nhau, là điều kiện của nhau không
thể tách rời .
b3.Khí áp và frông : Từ Xích Đạo về cực tồn tại các khối khí :

+Khối khí Xích Đạo (m) với tính chất nóng, ẩm
+Khối khí chí tuyến (T) với tính chất khô nóng
+Khối khí ôn đới (p) tính chất khô lạnh hoặc lạnh ẩm
+Khối khí địa cực (A) tính chất rất lạnh.
*Frông : Là lớp khí (diện khí ) nằm giữa hai khối khí có tính chất trái ngược
nhau. Ngăn cách giữa khối khí (A) và (P) có Frông (FA), ngăn cách giữa khối
khí (P) và (T) co Frông (FP). Ngăn cách giữa khối khí (T) và (E) có dãi hội tụ
nhiệt đới (FIT).
 Nơi nào có Frông hoặc dãi hội tụ đi qua thì thường có nhiễu loạn thời
tiết và mưa nhiều.
b4.Phân bố nhiệt trên Trái Đất : Nhiệt trên Trái Đất phân bố giảm dần từ
xích đạo về hai cực. Nguyên nhân do lượng bức xạ Mặt Trời phân bố giảm dần
từ Xích Đạo về hai cực. Sự phân bố nhiệt là điều kiện để hình thành các đới khí
hậu trên Trái Đất :
+Đới khí hậu xích đạo
+Đới khí hậu cận xích đạo
+Đới khí hậu nhiệt đới

+Đới khí hậu cận nhiệt đới
+Đới khí hậu ôn đới
+Đới khí hậu cận cực
+Đới khí hậu hàn đới.
 Tuy nhiên tùy thuộc vào :Tính chất lục địa và hải dương, địa hình, dòng
biển, bề mặt đệm … mà các đới lại phân làm các kiểu khí hậu khác
nhau ( như kiểu khí hậu ôn đới lục địa và ôn đới hải dương trong đới ôn


đới, kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, kiểu khí hậu hoang mạc …
trong đới khí hậu nhiệt đới).
b5.Khí áp và gió :
-Khái niệm khí áp : Khí áp là sức nén của không khí lên mọi vật trên bề
mặt đất.Có hai loại khí áp là : áp cao(+) và áp thấp(-).
-Khí áp thay đổi tùy thuộc vào ( nhiệt độ, độ ẩm, độ cao của địa hình) :
+Nhiệt độ tăng thì khí áp giảm và ngược lại.
+Càng lên cao thì khí áp càng giảm.
+Độ ẩm tăng thì khí áp giảm.
Khí áp phân bố đan xen nhau từ xích đạo về hai cực : áp thấp xích
đạo(-), áp cao chí tuyến (+), áp thấp ôn đới(-), và áp cao cực (+). Gió từ áp cao
sẽ thổi về hạ áp.
-Khái niệm về gió: Gió là sự chuyển động của không khí sinh ra. Trên Trái
Đất có các đới gió :
+Gió Tây ôn đới thổi từ cao áp chí tuyến về hạ áp
ôn đới.
+ Gió Đông cực thổi từ cao áp cực về hạ áp ôn đới.
+Gió tín phong thổi từ cao áp chí tuyến về hạ áp
xích đạo.
-Ngoài ra còn có hoạt động của gió mùa : Là loại gió thổi theo mùa và
giữa hai mùa gió có hướng thổi và tính chất ngược nhau, nguyên nhân sinh ra

gió mùa là do sự chênh lệch khí áp giữa hai bán cầu hoặc sự chênh lệch khí áp
giữa lục địa và đại dương rộng lớn.
- Bên cạnh đó còn có gió địa phương(gió đất gió biển, gió phơn…).
*Trong các loại gió trên thì : gió tây ôn đới, gió mùa, gió đất gió biển thì
mang theo độ ẩm lớn và gây mưa, các loại gió còn lại ít gây mưa.
b6.Độ ẩm không khí :
 Độ ẩm tuyệt đối : là số gram hơi nước trong 1m 3
không khí
 Độ ẩm tương đối là số gram hơi nước trong 1m3
không khí.
*Những nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa là :
+Khí áp thấp mưa nhiều
+Khí áp cao ít mưa hoặc không mưa
+Frông và dãi hội tụ nhiệt đới mưa nhiều
+Gió từ biển và đai dương thổi vào thường gây mưa nhiều.
+Gió tín phong it gây mưa
+Gió mùa mưa nhiêug
+Dòng biển nóng gây mưa nhiều, dòng biển lạnh ít gây mưa.
+Địa hình : càng lên cao lượng mưa càng tăng, tuy nhiên lên
đến một độ cao nhất định lượng mưa lại bắt đầu giảm.
2. CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI :
a.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ :

a1. Các nhân tố tự nhiên :


-Khí hậu : Nhìn chung khí hậu ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư
khá rõ rệt, nó thể hiện ở chỗ : Những nơi khí hậu ấm áp, ôn hòa dân cư thường
phân bố đông đúc, nơi khí hậu khắc nghiệt dân cư phân bố thưa thớt.
Ví dụ : Vùng ôn đới dân cư chiếm tới 50% dân số thế giới

Vùng nhiệt đới tập trung 40% dân số thế giới.
-Nguồn nước :Mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con
người đều cần tới nguồn nước, nên dân cư thường tập trung đông ở ngững nơi
có nguồn nước dồi dào.
Ví dụ : Dân cư thường tập trung đông ở hạ lưu của các dòng sông và thưa
thớt ở hoang mạc.
- Địa hình : địa hình núi non hiểm trở dân cư phân bố thưa thớt và
dân cư tập trung đông ở các khu vực đồng bằng.
-Biển và đại dương : khu vực ven biển chiếm 16% diện tích đất
nổi nhưng chiếm tới 50% dân cư trên thế giới
-Tài nguyên thiên nhiên : Nơi nào có nguồn tài nguyên phong phú
thì dân cư tập trung đông và ngược lại bởi vì tài nguyên là cơ sở cho các hoạt
động sản xuất, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành kinh tế.
Ví dụ : Tây ÚC mặc dù địa hình cao hơn 4000m so với mực nước biển
nhưng có nhiều vàng nên dân cư tập trung động.
a2. Các nhân tố kinh tế- xã hội :
-Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất : là nhân tố quan
trọng nhất ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
-Lịch sử khai thác lãnh thổ : Nơi nào khai thác sớm nơi đó dân cư
tập trung đông và ngược lại
Ví dụ : Đồng Bằng Sông Hồng dân cư tập trung đông hơn Đồng
Bằng Sông Cửu Long vì lịch sử khai thác sớm.
-Trào lưu di dân :
Ví dụ :Châu Mỹ dân cư tăng lên chủ yếu do nhập cư.
-Tính chất của nềm kinh tế : Nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền
dân cư tập trung thưa hơn nền kinh tế công nghiệp hiện đại.
b.KINH TẾ :
b1.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố công nghiệp :
-Trình độ kỹ thuật : ảnh hưởng tới sự phân bố công nghiệp, nó
thúc đẩy hoặc kìm hãm đến sự phân bố cũng như phát triển của công nghiệp.

-Môi trường tự nhiên :cũng ảnh hưởng tới sự phân bố của công nghiệp.
+Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành công
nghiệp.
+Môi trường tự nhiên cung cấp đối tượng lao động cho các ngành công
nghiệp như các mỏ khoáng sản phục vụ cho công nghiệp khai khoáng.
+Môi trường tự nhiên cung cấp động lực cho công nghiệp như thủy năng,
than, dầu khí…
+ Môi trường tự nhiên cung cấp địa điểm cho công nghiệp phân bố.
+ Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng nhất định đến phương pháp sản xuất và
năng suất lao động.
+ Môi trường tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bố công
nghiệp như ngành cần nhiều nguyên liệu hay ngành cần ít nguyên liệu…


-Giao thông vận tải :có ảnh hưởng đến phân bố công nghiệp được thể
hiện :Sản xuất công nghiệp cần nhiều loại nguyên, nhiên liệu và thông thường
nguyên, nhiên liệu lại phân bố xa nơi sản xuất vì vậy cần phải cần đến giao
thông vận tải để chuyên chở…
-Nguồn lao động : ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố công nghiệp qua số
lượng và chất lượng của nguồn lao động, ví dụ ở các trung tâm khoa học kỹ
thuật có nhiều nhà khoa học, nhiều công nhân lành nghề, người ta thường phân
bố các ngành đòi hỏi trình độ cao như công nghệ viễn thông, hàng không vũ
trụ…
-Công nghiệp cũng ảnh hưởng tới sự phân bố của công nghiệp : bởi vì các
ngành công nghiệp không phân bố cô lập mà có sự bổ sung cho nhau như sản
phẩm của nhà máy dệt là nguyên liệu của nhà máy may…
b2.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành nông
nghệp :
-Kỹ thuật :Tiến bộ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng tới sự phân bố nông
ghiệp

-Phân bố công nghiệp ảnh hưởng tới sự phân bố nông nghiệp : bởi vì
công nghiệp và nông nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để
cùng phát triển.
-Tình hình phân bố giao thông vận tải :Các vùng chuyên canh nông
nghiệp có phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào giao thông vận tải.
Ví dụ : Tây nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu so với
Đông Nam Bộ nhưng giao thông còn yếu kếm hơn Đông Nam Bộ nên tình hình
phát triển cây công nghiệp ở đây chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
-Sự phân bố dân cư và nguồn lao động :cũng ảnh hưởng tới sự phân bố
nông nghiệp.Trong đó có nhiều ngành đòi hỏi 1 số lượng lao động tập trung
đông, nhất là nền nông nghiệp cổ truyền, trong khi nền nông ngiệp hiện đại đòi
hỏi nhân công ít nhưng trình độ phải cao.
-Điều kiện tự nhiên :
+Đất trồng :được coi là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, nó cung cấp nơi
sinh trưởng cho cây trồng và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây
trồng…
+Khí hậu :mỗi loại cây trồng vật nuôi đều đòi hỏi những điều kiện khí hậu
nhất định .
+Địa hình :Nó ảnh hưởng tới nhiều mặt của nông nghiệp như (độ cao địa
hình thay đổi sẽ làm cho khí hậu thay đổikhiến cho sản xuất và phân bố nông
nghiệp cũng sẽ thay đổi, địa thế khác nhau cũng làm cho nông ….
3.GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐÊ THI VÀ ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI ĐỊA
12:

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài : 180 phút

Câu 1: ( 3,0 điểm)



Một điểm A ở Bắc bán cầu, vĩ độ qua A là 82 o .
a. Góc nhập xạ lúc giữa trưa trong năm tại A lớn nhất là bao nhiêu? Xảy ra
vào lúc nào?
b. Trong năm, A có thời gian ban ngày dài 24 giờ bao nhiêu ngày? Kéo dài
từ ngày nào đến ngày nào?
Câu 2: (2,0 điểm)
Thế nào là cơ cấu dân số theo giới, theo độ tuổi? Thế nào là dân số trẻ, dân số
già? Nêu những khó khăn của cơ cấu dân số trẻ, dân số già đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội.
Câu 3: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
Xác định vị trí địa lí và hệ tọa độ địa lí nước ta.Từ đó rút ra ý nghĩa tự nhiên của
vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam?
Câu 4: ( 3,0 điểm)
Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở nước ta. Giải thích sự
khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên .
Câu 5: ( 3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
Tình hình phát triển dân số của Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2005

Năm
1995
1998
2000
2001
2003
2005

Tổng số dân
( Triệu người)

71,9
75,5
77,6
78,7
80,9
83,3

Số dân thành thị
( Triệu người)
14,9
17,4
18,8
19,5
20,9
22,4

Tốc độ gia tăng
dân số ( %)
1,65
1,55
1,36
1,35
1,47
1,30

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta
trong giai đoạn 1995 – 2005
b. Nhận xét, giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai
đoạn 1995 – 2005
Câu 6: (3,0 điểm)

a. Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nền nông nghiệp cổ
truyền và nền nông nghiệp hàng hóa
b. Tại sao việc phát triển nông nghiệp hàng hóa lại góp phần nâng cao hiệu
quả của nông nghiệp nhiệt đới?
Câu 7: ( 3,0 điểm)
Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh các thế mạnh để
phát triển kinh tế giữa Đông Nam Bộ với Trung du và miền núi Bắc Bộ.
---------HẾT----------


ĐÁP ÁN
Câu
Nội Dung
Câu 1 a.Góc nhập xạ lớn nhất lúc giữa trưa trong năm tại A:
(3
A có góc nhập xạ lớn nhất lúc giữa trưa trong năm khi
điểm)
Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên vĩ độ cao nhất về phía
Bắc. Tức là lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc. Lúc đó góc
nhập xạ tại A là:
90 o – (82 o – 23 o 27’) = 31 o 27’.
Lúc đó là ngày 22/06.
b.Thời gian ban ngày dài 24 giờ tại A là:
A có thời gian ban ngày dài 24 giờ đầu tiên và cuối cùng
khi Mặt Trời lên thiên đỉnh tại :
90 o B – 82 o B = 8 o B.
Khi Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ 8 o B đến CTB và
trở về 8 o B thì A luôn có ngày dài 24 giờ.
Mặt trời chuyển động biểu kiến từ 8 o B lên CTB mất:
(23 o 27’ - 8 o ): 0 o 15’8’’ = 61 ngày .

Vậy thời gian ban ngày dài 24 giờ tại A là: 61 ngày x 2 =
122 ngày.
Bắt đầu từ ngày (22/6 – 61 ngày) 22/4 đến ngày (22/6 +
61 ngày) 22/8

Điểm

Câu
Câu 2
(2
điểm)

Điểm
0,5điểm

Nội Dung
*Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới
nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Cơ cấu dân số
theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng
khu vực.
*Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập họp những nhóm người
sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
Dân số thường được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Dưới tuổi lao động : 0 - 14 tuổi.
- Nhóm 2: Trong độ tuổi lao động:15- 55 (Đ/V
nữ); 15 - 60(Đ/V nam)
- Nhóm 3: Trên tuổi lao động: hơn 55 (Đ/V
nữ) và hơn 60(Đ/V nam)
*Dân số trẻ là dân số có nhóm 1 hơn 35% và nhóm 3 ít
hơn 10%.

Dân số già là dân số có nhóm 1 ít hơn 25% và nhóm 3
nhiều hơn 15%.
*Những khó khăn:
-Dân số trẻ: Lực lượng lao động bổ sung hang năm lớn,
khó giải quyết việc làm.

1điểm
0,5điểm

1 điểm
0,5điểm

0,5điểm

0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm


Câu

Nội Dung
Điểm
-Dân số già: Thiếu lao động thay thế, số người xã hội phải
nuôi dưỡng nhiều

Câu
Câu 3
(3,0 đ)


Nội Dung
* Xác định vị trí địa lí và hệ tọa độ địa lí nước ta.
Vị trí địa lí.
Nước ta nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, ở
trung tâm của khu vực Đông Nam Á
Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á –Âu, vừa tiếp giáp với
Thái Bình Dương rộng lớn
=> Dễ dàng giao lưu với các nước trên thế giới.
Hệ tọa độ địa lí.
Phần trên đất liền của nước ta nằm trong khung của hệ tọa
độ địa lý sau:
- Điểm cực Bắc: 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
- Điểm cực Nam: 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc
Hiển, tỉnh Cà Mau
- Điểm cực Tây: 1020 10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường
Nhé, tỉnh Điện Biên
- Điểm cực Đông: 109 024’Đ tại xã Vạn Thanh, huyện Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Với hệ tọa độ địa lí như trên, Việt Nam nằm hoàn toàn
trong vùng nhiệt đới của nửa cầu Bắc, nơi trhường xuyên
chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và chế độ gió mùa Châu
Á.
* Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt
Nam.
- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên
nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc
+ Trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió mùa Châu Á

+ Tiếp giáp biển Đông là nguồn dự trữ rất dồi dào về
nhiệt và ẩm nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế
thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tươi.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương
trên vành đai sinh khoáng Châu Á - Thái Bình Dương, trên
đường di cư của nhiều loài động thực vật nên nước ta có
nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng
quý giá
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng
của tự nhiên giữa các miền

-

Điểm
0,5

1,25

1,25


Câu

Nội Dung
Điểm
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế
giới cần có những biện pháp phòng chống tích cực.

Câu 4
Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở

( 3,0 đ ) nước ta.
Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa
thành 3 dải rõ rệt
- Vùng biển và thềm lục địa: Thiên nhiên vùng biển
rất đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên
vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa
- Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên vùng đồng
bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ
chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía
đông
- Vùng đồi núi: Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông –
Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động
của gió mùa với hướng của các dãy núi

1,0
điểm

2,0
điểm

Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa
Đông Trường Sơn và Tây Nguyên
- Đông Trường Sơn: Mùa mưa vào thu đông từ tháng 8 đến
tháng 1 do đón nhận trực tiếp các luồng gió thổi hướng
Đông Bắc từ biển vào ( gió mùa Đông Bắc, gió Tín phong
Bắc Bán cầu ), báo, áp thấp từ Biển Đông, dải hội tụ nhiệt
đới.
Vào thời kỳ này, phía Tây Trường Sơn lại là mùa khô, mùa
khô tại Tây Nguyên rất khắc nghiệt, xuất hiện cảnh quan
rừng thưa nhiệt đới khô rụng


- Tây Nguyên: mùa mưa vào hè thu do gió mùa Tây Nam
mang lại. Vào nửa đầu mùa hạ ( tháng 5, 6 ) gió mùa mùa
hạ từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Ben gan mang theo
lượng mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng thời gây
hiệu ứng phơn đem lại gió Tây khô nóng cho Đông Trường
Sơn

Câu 5
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển 1,5
( 3,0 đ )
dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2005
điểm
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ cột chồng kết hợp với đường biểu diễn
(có 2 trục tung)
- Chia khoảng cách năm chính xác
- Có chú giải


Câu

Nội Dung
- Chính xác các số liệu thể hiện trên biểu đồ
- Tên biểu đồ

Điểm

b. Nhận xét, giải thích tình hình phát triển dân số của nước 1,5
ta trong giai đoạn 1995 – 2005

điểm
- Nhận xét:
Dân số nước ta tăng nhanh từ năm 1995: 71,9 triệu người
đến năm 2005 tăng lên 83,3 triệu nguời, trung bình mỗi
năm dân số nước ta tăng thêm 1,14 triệu người
Số dân thành thị cũng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ dân số
thành thị ở nước ta vẫn còn thấp 26,89 % năm 2005, thấp
hơn tỷ lệ dân cư thành thị của thế giới 48% năm 2005
Tốc độ gia tăng dân số có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn
còn cao hơn tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên thế giới 1,2%
năm 2005
- Giải thích:
Do dân số đông, tuy tốc độ gia tăng dân số có giảm, nhưng
tổng số dân vẫn tăng nhanh
Nhờ kết quả của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa
nên số dân thành thị tăng lên cả về qui mô và tỷ trọng
Tốc độ gia tăng dân số giảm do thực hiện kết quả công tác
dân số kế hoạch hóa gia đình

Câu 6
a. Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nền nông 2,0
( 3,0 đ) nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa
điểm
Nền nông nghiệp cổ truyền
(1,0đ )
- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ
công, sử dụng nhiều sức người
- Năng suất lao động thấp
- Sản xuất tự cấp tự túc, đa
canh là chính

- Người sản xuất quan tâm
nhiều đến sản lượng

Nền nông nghiệp hàng hóa
(1,0đ )
- Sản xuất quy mô lớn, sử
dụng nhiều máy móc, vật tư
nông nghiệp, công nghệ mới
- Năng suất lao động cao
- Sản xuất theo hướng nông
nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh
thâm canh, chuyên môn hóa
- Nông nghiệp gắn liền với
công nghiệp chế biến và dịch
vụ nông nghiệp
- Người sản xuất quan tâm
nhiều đến lợi nhuận

b. Tại sao việc phát triển nông nghiệp hàng hóa lại góp phần nâng 1,0
điểm


cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới?
Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa, kết hợp với công nghiệp
chế biến và dịch vụ nông nghiệp có thể làm thay đổi cơ cấu mùa
vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ của nông nghiệp
nhiệt đới, đồng thời phát huy những lợi thế của nông nghiệp nhiệt
đới trong việc cung cấp các nông sản hàng hóa với khối lượng lớn
Chính sự phát triển của nông nghiệp hàng hóa làm cho cơ cấu
nông nghiệp trở nên đa dạng hơn, thích ứng tốt hơn với các điều

kiện của thị trường và sử dụng hợp lí các nguồn lực
Câu 7
Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh
(
3,0 các thế mạnh để phát triển kinh tế giữa Đông Nam Bộ với Trung
đ)
du và miền núi Bắc Bộ.
1. Giống nhau
- Cả 2 vùng đều tiếp giáp với biển và các nước láng giềng, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế trong và ngoài nước
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng tạo điều kiện phát
triển ngành nông nghiệp và công nghiệp
- Tài nguyên du lịch phong phú là tiền đề phát triển ngành du lịch
- Cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho các ngành
kinh tế bước đầu được xây dựng và phát triển
2. Sự khác nhau
* Vị trí địa lí
- Đông Nam Bộ giáp với Campuchia và có vị trí rất thuận lợi cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có ưu thế trong việc giao lưu
quốc tế, tiếp giáp với 2 quốc gia là Trung Quốc và Lào
* Thế mạnh
Đông Nam Bộ
- Các mỏ dầu khí ở thềm lục địa ( Mỏ Rồng, Bạch Hổ, Rạng
Đông, Hồng Ngọc…) tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai
thác dầu khí và công nghiệp điện lực
- Địa hình tương đối bằng phẳng cùng với tài nguyên đất là cơ sở
để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nmhất
nước ta
- Dân cư đông, là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có

chuyên môn cao
-Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển tốt
- Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu
hút đầu tư trong nước và quốc tế
Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Tập trung nhiều khoáng sản, là cơ sở để phát triển công nghiệp
với cơ cấu ngành đa dạng ( than, sắt, thiếc, chì, kẽm,đồng, Apatít,
pyrit,đá vôi, sét làm xi măng, …
- Nguồn thủy năng lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước (
Hệ thống sông Hồng 11 000 MW chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy

3,0
điểm
1,0
điểm

2,0
điểm


điện của cả nước )
- Đất phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các
đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh thuận lợi cho
việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng
- Trên các cao nguyên 600 – 700m có nhiều đồng cỏ tạo điều
kiện cho chăn nuôi đại gia súc
- Vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người có kinh nghiệm trong
sản xuất và chinh phục tự nhiên.



ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài : 180 phút
Câu 1: ( 3,0 điểm)
Một điểm A ở Bắc bán cầu, vĩ độ qua A là 82 o .
c. Góc nhập xạ lúc giữa trưa trong năm tại A lớn nhất là bao nhiêu? Xảy ra
vào lúc nào?
d. Trong năm, A có thời gian ban ngày dài 24 giờ bao nhiêu ngày? Kéo dài
từ ngày nào đến ngày nào?
Câu 2: (2,0 điểm)
Thế nào là cơ cấu dân số theo giới, theo độ tuổi? Thế nào là dân số trẻ, dân số
già? Nêu những khó khăn của cơ cấu dân số trẻ, dân số già đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội.
Câu 3: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
Xác định vị trí địa lí và hệ tọa độ địa lí nước ta.Từ đó rút ra ý nghĩa tự nhiên của
vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam?
Câu 4: ( 3,0 điểm)
Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở nước ta. Giải thích sự
khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên .
Câu 5: ( 3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
Tình hình phát triển dân số của Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2005

Năm
1995
1998
2000
2001
2003

2005

Tổng số dân
( Triệu người)
71,9
75,5
77,6
78,7
80,9
83,3

Số dân thành thị
( Triệu người)
14,9
17,4
18,8
19,5
20,9
22,4

Tốc độ gia tăng
dân số ( %)
1,65
1,55
1,36
1,35
1,47
1,30

b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta

trong giai đoạn 1995 – 2005
c. Nhận xét, giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai
đoạn 1995 – 2005
Câu 6: (3,0 điểm)
c. Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nền nông nghiệp cổ
truyền và nền nông nghiệp hàng hóa
d. Tại sao việc phát triển nông nghiệp hàng hóa lại góp phần nâng cao hiệu
quả của nông nghiệp nhiệt đới?
Câu 7: ( 3,0 điểm)


Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh các thế mạnh để
phát triển kinh tế giữa Đông Nam Bộ với Trung du và miền núi Bắc Bộ.
---------HẾT----------


ĐÁP ÁN

Câu
Câu 3
(3,0 đ)

Nội Dung

-

Câu 4
( 3,0 đ )

Điểm


Nước ta nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, ở 0,5
trung tâm của khu vực Đông Nam Á
Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á –Âu, vừa tiếp giáp với
Thái Bình Dương rộng lớn
=> Dễ dàng giao lưu với các nước trên thế giới.
Hệ tọa độ địa lí.
1,25
Phần trên đất liền của nước ta nằm trong khung của hệ tọa độ
địa lý sau:
- Điểm cực Bắc: 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn,
tỉnh Hà Giang
- Điểm cực Nam: 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển,
tỉnh Cà Mau
- Điểm cực Tây: 1020 10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé,
tỉnh Điện Biên
1,25
0

- Điểm cực Đông: 109 24 Đ tại xã Vạn Thanh, huyện Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Với hệ tọa độ địa lí như trên, Việt Nam nằm hoàn toàn trong
vùng nhiệt đới của nửa cầu Bắc, nơi trhường xuyên chịu ảnh
hưởng của gió Mậu dịch và chế độ gió mùa Châu Á.
* Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt
Nam.
- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên
nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc
+ Trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió mùa Châu Á

+ Tiếp giáp biển Đông là nguồn dự trữ rất dồi dào về nhiệt
và ẩm nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế thảm thực
vật nước ta bốn mùa xanh tươi.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên
vành đai sinh khoáng Châu Á - Thái Bình Dương, trên đường
di cư của nhiều loài động thực vật nên nước ta có nhiều tài
nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của
tự nhiên giữa các miền
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới
cần có những biện pháp phòng chống tích cực.
Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở nước 1,0 điểm
ta.
Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3
dải rõ rệt
- Vùng biển và thềm lục địa: Thiên nhiên vùng biển rất đa
dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển


Câu

Nội Dung
Điểm
nhiệt đới ẩm gió mùa
- Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên vùng đồng bằng
nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ
với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông
- Vùng đồi núi: Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây
ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió 2,0 điểm
mùa với hướng của các dãy núi

Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa Đông
Trường Sơn và Tây Nguyên
- Đông Trường Sơn: Mùa mưa vào thu đông từ tháng 8 đến
tháng 1 do đón
nhận trực tiếp các luồng gió thổi hướng Đông Bắc từ biển vào (
gió mùa Đông Bắc, gió Tín phong Bắc Bán cầu ), báo, áp thấp
từ Biển Đông, dải hội tụ nhiệt đới.
Vào thời kỳ này, phía Tây Trường Sơn lại là mùa khô, mùa khô
tại Tây Nguyên rất khắc nghiệt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa
nhiệt đới khô rụng

- Tây Nguyên: mùa mưa vào hè thu do gió mùa Tây Nam mang
lại. Vào nửa đầu mùa hạ ( tháng 5, 6 ) gió mùa mùa hạ từ Bắc
Ấn Độ Dương qua vịnh Ben gan mang theo lượng mưa lớn cho
Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng thời gây hiệu ứng phơn đem lại
gió Tây khô nóng cho Đông Trường Sơn

Câu 5
c. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân 1,5 điểm
( 3,0 đ )
số của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2005
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ cột chồng kết hợp với đường biểu diễn (có 2
trục tung)
- Chia khoảng cách năm chính xác
- Có chú giải
- Chính xác các số liệu thể hiện trên biểu đồ
- Tên biểu đồ
1,5 điểm
d. Nhận xét, giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta

trong giai đoạn 1995 – 2005
- Nhận xét:
Dân số nước ta tăng nhanh từ năm 1995: 71,9 triệu người đến
năm 2005 tăng lên 83,3 triệu nguời, trung bình mỗi năm dân số
nước ta tăng thêm 1,14 triệu người
Số dân thành thị cũng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ dân số
thành thị ở nước ta vẫn còn thấp 26,89 % năm 2005, thấp hơn


Câu

Nội Dung
Điểm
tỷ lệ dân cư thành thị của thế giới 48% năm 2005
Tốc độ gia tăng dân số có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn còn
cao hơn tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên thế giới 1,2% năm
2005
- Giải thích:
Do dân số đông, tuy tốc độ gia tăng dân số có giảm, nhưng
tổng số dân vẫn tăng nhanh
Nhờ kết quả của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nên số
dân thành thị tăng lên cả về qui mô và tỷ trọng
Tốc độ gia tăng dân số giảm do thực hiện kết quả công tác dân
số kế hoạch hóa gia đình

Câu
Nội Dung
Câu 1 a.Góc nhập xạ lớn nhất lúc giữa trưa trong năm tại A:
(3
A có góc nhập xạ lớn nhất lúc giữa trưa trong năm khi

điểm)
Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên vĩ độ cao nhất về phía
Bắc. Tức là lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc. Lúc đó góc
nhập xạ tại A là:
90 o – (82 o – 23 o 27’) = 31 o 27’.
Lúc đó là ngày 22/06.
b.Thời gian ban ngày dài 24 giờ tại A là:
A có thời gian ban ngày dài 24 giờ đầu tiên và cuối cùng
khi Mặt Trời lên thiên đỉnh tại :
90 o B – 82 o B = 8 o B.
Khi Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ 8 o B đến CTB và
trở về 8 o B thì A luôn có ngày dài 24 giờ.
Mặt trời chuyển động biểu kiến từ 8 o B lên CTB mất:
(23 o 27’ - 8 o ): 0 o 15’8’’ = 61 ngày .
Vậy thời gian ban ngày dài 24 giờ tại A là: 61 ngày x 2 =
122 ngày.
Bắt đầu từ ngày (22/6 – 61 ngày) 22/4 đến ngày (22/6 +
61 ngày) 22/8
Câu
Câu 2
(2
điểm)

Điểm

1điểm
0,5điểm

1 điểm
0,5điểm


Nội Dung
Điểm
*Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới 0,5điểm
nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Cơ cấu dân số
theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng
khu vực.
0,5điểm
*Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập họp những nhóm người
sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
Dân số thường được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Dưới tuổi lao động : 0 - 14 tuổi.
- Nhóm 2: Trong độ tuổi lao động:15- 55 (Đ/V


nữ); 15 - 60(Đ/V nam)
- Nhóm 3: Trên tuổi lao động: hơn 55 (Đ/V
nữ) và hơn 60(Đ/V nam)
0,25điểm
*Dân số trẻ là dân số có nhóm 1 hơn 35% và nhóm 3 ít 0,25điểm
hơn 10%.
Dân số già là dân số có nhóm 1 ít hơn 25% và nhóm 3 0,25điểm
nhiều hơn 15%.
*Những khó khăn:
0,25điểm
-Dân số trẻ: Lực lượng lao động bổ sung hang năm lớn,
khó giải quyết việc làm.
-Dân số già: Thiếu lao động thay thế, số người xã hội phải
nuôi dưỡng nhiều



×