Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78 KB, 7 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ

Phạm Viết Ngữ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12
Môn địa lý vẫn chưa có vị trí đáng kể trong nhà trường phổ thông, vẫn như là một
môn phụ, một thực tế không thể chối bỏ. Cho nên cả học sinh lẫn xã hội ít quan tâm.
Các môn thi HSG gắn với các môn thi đại học mới tạo nên sự hấp dẫn, gắn bó với
học sinh. Tuy vậy thì môn địa lý thuộc khối C mà khối thi này thì ngày càng có xu
hướng giảm sút số lượng thí sinh đăng ký do ngành thi hạn chế, cơ hội việc làm trong
tương lai cũng khó khăn hơn các ngành khác (ngành kĩ thuật, kinh tế) Vì thế để BD HS
Giỏi môn Đĩa Lý cấn có phương pháp và kế hoạch đặc thù.
I. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TUYỂN CHỌN
Phát hiện và tuyển chọn là một vấn đề rất quan trọng trong việc thành lập đội
tuyển HSG vì liên quan đến chất lượng và hiệu quả của đội tuyển trong quá trình bồi
dưỡng, rèn luyện và tham gia kỳ thi HSG quốc gia. Mặc dù, nguồn tuyển chọn rất hạn
chế nhưng việc tuyển chọn cũng được thường xuyên thực hiện với một số kinh nghiệm
sau:
 Học sinh phải được xếp lọai học lực từ khá giỏi, đặc biệt môn địa lý để tạo nên
cái nền chung cho việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng.
 Học sinh có hứng thú say mê, yêu thích bộ môn, cần cù trong học tập, nếu không
có sự ham mê thì khó đạt được đến thành công. Cho nên giáo viên bộ môn rất
quan trọng đối với học sinh trong việc hình thành lòng yêu thích này, đặc biệt là ở
khối lớp 10 và 11.
 Học sinh phải có khả năng học tập bộ môn:
 Khả năng tích tụ kiến thức cần thiết một cách tích cực, chủ động thông minh
sáng tạo trong tư duy, có trăn trở với các bài tập, lý thuyết từ đó tìm ra mối liên
hệ của bài giảng của các quy luật vốn có mà không phải học vẹt, nhớ bài một
cách máy móc
 Khả năng thực hiện các kỹ năng: xử lý, phân tích bảng số liệu, thống kê, đọc


được bản đồ, biểu đồ từ đó tìm ra mối quan hệ giữa chúng với nhau. Đó là các
mối quan hệ nhân – quả giữa hiện tượng tự nhiên với kinh tế – xã hội, giữa tự
nhiên với tự nhiên, giữa kinh tế – xã hội với nhau. Khi phân tích số liệu phải
biết làm sinh động các con số đó thông qua việc so sánh, đánh giá nó để rút ra
những nhận xét cần thiết.


MỘT SỐ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ

Phạm Viết Ngữ

 Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, đây là khả năng quan trọng
thể hiện rõ nét để chọn HSG địa lý.
 Học sinh có khả năng tư duy, sáng tạo và nhanh nhạy trong tiếp thu kiến thức,
phán đoán và xử lý vấn đề.
 Phải có ý thức thu thập thêm tài liệu ở sách báo, phương tiện thông tin đại chúng
rồi sau đó biết xử lý, phân tích tài liệu nhất là với các bài tập, trao đổi với giáo
viên bộ môn, với bạn bè để tìm ra kết quả tốt nhất.
 GV cần chú ý bài làm kiểm tra của học sinh về cách trình bày, phải biết cách diễn
đạt cho rõ ràng, chính xác, tránh trình bày câu chữ khó hiểu, lộn xộn, không logic.
Từ đó, GV đánh giá được khả năng biết, hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh.
 GV cũng cần chú ý đến học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, qua các bài
kiểm tra, nhất là các bài kiểm tra có tính tuyển chọn.
 Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu lớp 10. Nên
chọn ngay từ lớp 10 để học sinh tham gia và có cơ hội cọ xát qua các kì thi khu
vực như Olympic 30-4, qua đó những năm sau thành tích có thể tốt hơn. Vì, thứ
nhất, các em đã rút được kinh nghiệm, thứ 2, các em đã được học tập và trau dồi
qua thời gian dài, có khả năng tự học, tự nghiên cứu cao. Đó là nguồn rất tốt cho
việc thi HSGQG.


II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG HSG
1. Nội dung bồi dưỡng
a. Về kiến thức
 Nội dung kiến thức chủ yếu bồi dưỡng đội tuyển bao gồm địa lý tự nhiên đại cương,
địa lý kinh tế – xã hội đại cương (lớp 10) và địa lý Việt Nam (lớp 12). Đối với học
sinh giỏi, cần nắm kiến thức cả theo chiều rộng lẫn chiều sâu để đến thời điểm thi
HSGQG là phải hoàn thành xong chương trình.
 Trong quá trình bồi dưỡng, cần:
 Cũng cố kiến thức cơ bản, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, kiến thức được vận
dụng cho việc giải quyết các vấn đề mới.
Soạn các chuyên đề nâng cao như Hệ quả các chuyển động của Trái đất, Khí quyển, Địa
lý công nghiệp, Địa lý Dịch vụ,… Nhưng lưu ý các kiến thức trong chuyên đề không
vượt quá nội dung chương trình vì những năm gần đây các đề thi HSGQG nội dung rất
sát với chương trình học.


MỘT SỐ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ

Phạm Viết Ngữ

 Ví dụ khi soạn chuyên đề về khí quyển, giáo viên yêu cầu học sinh phải nắm
được:
• Khái niệm và thành phần của khí quyển
• Cấu trúc của khí quyển gồm mấy tầng? Tầng nào là quan trọng nhất? Vì sao?
• Phân biệt thời tiết với khí hậu.
• Các khối khí trong khí quyển và các front (phạm vi, toàn cầu hóa)
• Nguyên nhân sinh ra nhiệt trên Trái đất. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân
bố nhiệt trên Trái đất?
• Sự thay đổi nhiệt độ trên Trái đất? Nguyên nhân?
• Mưa, các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái đất?

Nguyên nhân của sự phân hóa lượng mưa trên Trái đất.
• Khí áp: khái niệm, khí áp trung bình, khí áp cao, khí áp thấp. Sự phân bố, thay
đổi khí áp trên Trái đất? Nguyên nhân?
• Gió: nguyên nhân sinh ra gió, các loại gió trên Trái đất (đặc điểm và phạm vi
hoạt động). Các loại xoáy thuận, xoáy nghịch (nguyên nhân hình thành, đặc
điểm, ảnh hưởng đến thời tiết khí hậu)
• Các vòng đai nhiệt và các đới khí hậu trên Trái đất (phạm vi, đặc điểm)
 Các bài tập nhận xét về kênh hình, kênh chữ trong sgk hay bài tập liên quan đến
Việt Nam.
 Cho học sinh làm nhiều bài tập ở cấp độ vận dung và hiểu phù hợp các đề thi
HSGQG như dạng bài tập về phân tích mối quan hệ, giải thích và so sánh,… Ví
dụ một số câu hỏi ở đề thi HSGQG năm 2010 và 2011:
• Phân tích mối quan hệ về phân bố các vòng đai nhiệt và các đai khí áp trên
Trái đất
• Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi Duyên hải
Nam Trung Bộ.
• Phân tích sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ
• Giải thích vì sao nhiệt độ trung bình của bán cầu bắc vào thời kỳ Trái đất ở xa
Mặt Trời cao hơn thời kỳ Trái đất ở gần Mặt Trời
• Vì sao cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với vì saoệc phát triển kinh tế –
xã hội ở các vùng dân tộc ít người?
• Giải thích vì sao có sự khác nhau về loài thực vật ở miền Bắc và Đông Bắc
Bắc Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
• Giải thích vì sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều
• So sánh việc phát triển tổng hợp kinh tế biển của Đông Nam Bộ với Duyên
hải Nam Trung Bộ
b. Về kĩ năng
Đây là yêu cầu quan trọng khi bồi dưỡng HSG cho đội tuyển, nó thể hiện rõ
tính đặc trưng của bộ môn. Vì thế, trong đề thi HSG rất chú trọng đến yêu cầu
này, cho nên GV cần rèn luyện học sinh kĩ năng sau:



MỘT SỐ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ

Phạm Viết Ngữ

 Kĩ năng sử dụng bản đồ, atlas
 Học sinh phải nắm được các kiến thức về bản đồ: tỉ lệ bản đồ, phương hướng trên
bản đồ, các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ, hệ thống các
ký hiệu, ước hiệu trên bản đồ.
 Đọc được các đối tượng, hiện tượng địa lý trên bản đồ
 Xác định được các mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng địa lý trên bản đồ
 Trong việc khai thác bản đồ, atlas cần khả năng vận dụng kiến thức đã học với
khả năng tư duy, sáng tạo để giải quyết vấn đề
Đặc biệt là phải sử dụng thành thạo atlas địa lý Việt Nam. Trong đề thi HSGQG trung
bình có 3 – 4 câu hỏi liên quan đến sử dụng atlas địa lý Việt Nam,
II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HSG
1. Bước 1: Thành lập đội tuyển học sinh giỏi lớp 12.
- Yêu cầu phải thành lập một đội có những em nhận thức và ham học tập môn
địa lí hơn học sinh khác.
- Chọn đối tượng là khâu đầu tiên, là hạt nhân nòng cốt cho đội tuyển.
+ Nếu muốn chọn được đối tượng tốt sẽ thuận lợi cho việc bồi dưỡng từ đó
người giáo viên có điều kiện để phát huy các thế mạnh về phương pháp bồi dưỡng và
kiến thức cần truyền đạt cho học sinh.
+ Giả thuyết nếu chọn đối tượng không tốt sẽ dẫn đến giáo viên: dù có phương
pháp tốt, biện pháp tốt nhưng học sinh bị ràng buộc, không đam mê từ đó dẫn đến kết
quả không cao (Vì dạy và học là hai yếu tố quan hệ hữu cơ với nhau, trò phải có hứng
thú và mong muốn tiếp nhận có tinh thần cầu tiến học hỏi thì thầy mới có điều kiện thực
hiện thành công ý tưởng của mình. Dẫn đến học trò có mong muốn sự học hỏi tích cực

sẽ đòi hỏi và thúc đẩy thầy dạy càng tốt hơn trong tìm tòi và đưa ra tri thức mới)
Kết quả đội tuyển lớp 10,11 nếu thuận lợi sẽ là động lực cho học sinh đội tuyển
12 . Nếu thấy nhân tố yếu sẽ cần phải thay thế và bổ sung tuy nhiên cần có sự kế thừa
năm cũ và phát triển năm mới.


MỘT SỐ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ

Phạm Viết Ngữ

2. Bước 2: Khi đã có đội tuyển 12 cần kiểm tra chặt chẽ đối tượng học sinh tham
gia đội tuyển từ các giờ chính khóa ở lớp đến kiểm tra kĩ năng kiến thức - kĩ năng
học bài ở nhà.
- Giáo viên cần có sổ theo dõi ghi chép đánh giá từng phần cụ thể kế hoạch đã đạt
được mặt còn hạn chế của đối tượng đã lựa chọn. Để từ đó tìm cách tháo gỡ dần những
tồn tại hạn chế cho các em. Đánh giá thường xuyên và có thông báo chi tiết cụ thể bằng
việc trả và chấm bài cho học sinh trong đội tuyển.
3. Bước 3: Sưu tầm các đề thi, các dạng bài tập Olympic cho đội tuyển
- Thường xuyên sưu tầm cập nhật các đề thi, các dạng kĩ năng đòi hỏi học sinh tự
hoàn thiện hoặc hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tiến tới nâng dần việc tự
học của học sinh. Để các em thấy việc cần thiết phải vận dụng được kiến thức cơ bản từ
SGK vào bài thi. Phần nào từ SGK cơ bản, phần nào từ SGK nâng cao. Học sinh tự
nhận thức và thấy được sự hạn chế của mình ở các nội dung cơ bản từ đó giúp cho việc
tự rèn luyện nâng cao trao đổi với GV để tự nâng cao bồi dưỡng có hiệu quả hơn.
4. Bước 4: Làm quen với đề thi HSG năm trước
- Làm quen với các đề thi năm trước. Đây cũng là cách giáo viên giúp cho học
sinh tổng hợp được, khái quát các kỹ năng kiến thức yêu cầu đối với học sinh giỏi lớp
12. Từ đó tạo điều kiện trang bị cho các em kỹ năng hoàn thiện, và sự phản xạ với các
đề, kiểu đề từ đòi hỏi thấp đến đòi hỏi cao. Học sinh đội tuyển luôn có tầm để đón nhận
các dạng đề mà người ra đề yêu cầu; có khả năng phát huy ngay năng lực tư duy; kiến

thức kỹ năng, phương pháp làm bài đã có. Không rơi vào tình trạng bị động khi xem đề,
dẫn đến bỡ ngỡ mất phương hướng hoang mang làm sai khi đọc đề.
5. Bước 5: Kiểm tra thường xuyên kết hợp với việc chấm trả bài
- Kiểm tra thường xuyên sự chuyên cần học tập của học sinh trên chuẩn , yêu cầu
giáo viên đặt ra thông qua việc yêu cầu làm bài. Chấm, trả bài, chữa lỗi câu, lỗi chính
tả, lỗi kiến thức một cách nghiêm túc. Từ đó giúp học sinh có nhận thức sâu sắc hơn về
việc học, viết, trình bày để làm bài thi đạt điểm cao. Đó cũng là cách học cẩn thận khoa
học, chính xác.


MỘT SỐ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ

Phạm Viết Ngữ

6. Bước 6: Khai thác Allat, kênh hình HSG tập bản đồ
- Hướng dẫn khai thác tối đa kênh hình, Atlat, bản đồ trong rèn luyện thi học sinh
giỏi.
- Với địa lí nói chung, học sinh giỏi Địa lí 12 nói riêng việc đề cao khai thác tối
đa kênh hình trong SGK, sách thực hành, sách bài tập, tập bản đồ thế giới là hết sức cần
thiết. Đối với kênh hình đặc biệt cần vững vàng khai thác kỹ năng bản đồ: “Bản đồ là
Anpha.Ômêga của địa lí”; “Bản đồ là cuốn sách giáo khoa thứ hai”. Học sinh phải thành
thạo với bản đồ, phải biết tư duy với Atlat, bản đồ, khai thác được kiến thức từ bản đồ.
- Cần nhận thức được học địa lí trên bản đồ và kiến thức SGK có mối quan hệ
hữu có với nhau.
7. Bước 7: Vận dụng các loại biểu đồ trong làm bài thi phần thực hành
- Với người giáo viên cần cung cấp cho học sinh tính năng tác dụng và đối tượng
sử dụng, cách vận dụng từng loại biểu đồ để học sinh nắm vững thành thạo sử dụng
từng loại biểu đồ với từng yêu cầu căn cứ vào bảng số liệu. Biết căn cứ câu dẫn dắt để
sử dụng đúng loại biểu đồ đề yêu cầu.
- Để thực hiện tốt bước này giáo viên cần cho học sinh rèn luyện các dạng bài tập

để học sinh nắm vững được cách nhận biết cách làm các biểu đồ cơ bản.
- Giáo viên nên khai thác các tài liệu:
+ Tuyển tập đề thi Ôlympic 30-4 hàng năm.
+ Tuyển tập các bài thực hành thi vào ĐH- CĐ.
+ Giới thiệu các đề thi ĐH- CĐ hàng năm.
+ Kỹ thuật thể hiện biểu đồ địa lí ôn thi ĐH- CĐ.
8. Bước 8:Dạy học cần bám sát chuẩn ôn thi HSG môn Địa lí cấp quốc gia
- Để giúp học sinh học theo chiều sâu, khai thác kiến thức theo chiều sâu. Ngoài
ra cần nắm chắc yêu cầu của “Lí luận dạy học môn Địa lí” và các chuyên đề bồi dưỡng
môn lí luận cho giáo viên để dạy đúng đặc trưng môn học cách kiểm trá đánh giá môn
học ở thời hiện đại.
9. Bước 9: cập nhật phương pháp thi và kiểm tra đánh giá của bộ môn


MỘT SỐ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ

Phạm Viết Ngữ

- Luôn Gặp gỡ trao đổi thường xuyên với đồng nghiệp nhất là giáo viên cùng
nhóm chuyên môn.
- Tìm cách tháo gỡ thắc mắc cả vể phương pháp, cách giải bài tập những phần
chương có bài tập khó. Tìm giải pháp hiệu quả để dạy từng chương từng vấn đề hoặc
chuyên đề định giảng dạy. Tìm ra phương pháp tiếp cận học sinh có hiệu quả nhất.
10. Bước 10: Cổ vũ động viên về mặt tinh thần cho các em trong đội tuyển
- Luôn cổ vũ động viên tinh thần cho các em trong đội tuyển giúp các em tự tin
trước và sau khi tham dự đội tuyển.
Đặt niềm tin và hy vọng vào các em, giúp các em phát huy hết năng lực khi làm bài.
Cần phối kết hợp với GVCN, GVBM, cán bộ đoàn… Tạo điều kiện cả về vật chất và
tinh thần cho các em khi tham dự đội tuyển.
11. Bước 11: Chủ động cho đội tuyển học sinh giỏi bồi dưỡng theo thời gian

- Giáo viên tự chủ động cho đội tuyển học sinh giỏi bồi dưỡng theo thời gian, địa
điểm hợp lí. Tránh ôn gấp rút, ôn trong thời gian dài, hoặc ôn kiểu nhồi nhét kiến thức.
12. Bước 12: Thực hiện trình tự ôn tập
- Thực hiện trình tự ôn tập. Nên ôn theo cấu trúc đề thi từ địa lí tự nhiên đến kinh
tế xã hội, rèn luyện từ cơ bản đến nâng cao. Luôn lắng nghe y kiến và thỏa mãn yêu cầu
giải đáp kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Tăng tính tích cực làm việc của thầy và trò
13. Bước 13: Ghi chép kết quả thi của học sinh.
- Ghi chép kết quả thi của học sinh, gặp gỡ để nắm bắt các tình huống khi học
sinh làm bài. Tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình và đồng nghiệp để thực hiện bồi
dưỡng học sinh giỏi các khối khác như 10, 11 và khối 12 năm sau tốt hơn. Đúc rút kinh
nghiệm để trao đổi với đồng nghiệp cùng tìm hướng giải quyết.



×