Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

ÁP DỤNG một số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ bồi DƯỠNG học SINH GIỎI môn NGỮ văn tại TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3 – CHUYÊN để NGHỊ LUẬN xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.15 KB, 47 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH III

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ÁP DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN TẠI
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3 – CHUYÊN ĐỂ NGHỊ
LUẬN XÃ HỘI

Người thực hiện: Hồ Thị Giang
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang

Mục lục

“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”



Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.5 Những điểm mới của sáng kiến
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của đề tài
2.2 Thực trạng vấn đề
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết đề tài
2.3.1 Một số cơ sở lí thuyết và thực tiễn khi “Áp dụng một số giải
pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn Ngữ văn tại trường
THPT Thạch Thành 3- chuyên đề nghị luận xã hội”
2.4 Hiệu quả thu được khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đối với
hoạt động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1 Hiệu quả thu được
2.4.2 Sử dụng những giải pháp trong sáng kiến xây dựng thành
một tiết dạy cụ thể trong chương trình Ngữ văn 10.
PHẦN III: KẾT LUẬN
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
Tài Liệu tham khảo
PHỤ LỤC
Phần 1: Giáo án thực nghiệm
Phần 2: Đề và đáp án tham khảo
Phần 3: Hệ thống đề luyện thêm
Phần 4: Bài viết của học sinh


PHẦN I: MỞ ĐẦU
“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
1. Lí do chọn đề tài
Tổ chức UNESCO từng đề xướng ý tưởng: “học để biết, học để làm,
học để chung sống, học để khẳng định mình”. Cho nên mọi hoạt động giáo
dục đều hướng đến một mục đích lớn là đào tạo con người thành công dân ưu
tú trong xã hội - khi mà người học thật sự nhập. Sự thành cơng của sự nghiệp
giáo dục, vì vậy, phần nào phụ thuộc vào tính tương thích của mơ hình giáo
dục trong nhà trường và hiện thực cuộc sống vĩ đại nguyên khối mà giáo dục
hướng đến. Nếu giáo dục là để hình thành nên con người xã hội thì nghị luận
xã hội trong nhà trường là chuẩn bị nền tảng để con người trong tương lai
người học trở nên sắc sảo và cá tính, hiệu quả và hữu ích một cách tối đa nhất.
Nhưng việc dạy HSG chuyên đề nghị luận xã hội hiện nay ở THPT còn nhiều
hạn chế. Thứ nhất số tiết làm văn trong chương trình q ít, thứ hai về phương
pháp dạy học rất nhiều GV chưa phân biệt được phương pháp dạy nghị luận
văn học với phương pháp dạy nghị luận xã hội. Sở dĩ có những hiện tượng
trên một phần là do hiện nay việc nghiên cứu về phương pháp dạy học chuyên
đề nghị luận xã hội cho HSG chưa được chú trọng, vì thế dạy chuyên đề nghị
luận xã hội trở thành mảnh đất quen mà lạ đối với GV và HS. Sáng kiến của
chúng tơi ra đời nhằm góp một phần nhỏ vào việc tháo gỡ sự bế tắc đó của
việc nghiên cứu giải pháp dạy chuyên đề nghị luận xã hội cho HSG trong nhà
trường THPT hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu về thực trạng bồi dưỡng HSG phần làm văn nghị luận xã hội
trong nhà trường từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

bồi dưỡng HSG tại trường THPT Thạch Thành 3. Mục đích thúc đẩy phong
trào dạy và học trong nhà trường. Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng tới áp
dụng một số giải pháp dạy bồi dưỡng chuyên đề nghị luận xã hội cho HSG
trường THPT Thạch Thành 3 một cách hiệu quả. Chúng tôi đã khảo sát, đánh
giá tính khoa học của tri thức “nghị luận xã hội” trong SGK Ngữ văn hiện
hành. Thông qua đưa ra cách nhìn tồn diện về phương pháp dạy phần nghị
luận xã hội, nhận diện đúng khó khăn và thuận lợi của việc dạy phần nghị
luận xã hội cho học sinh giỏi. Khẳng định tầm quan trọng của phần nghị luận
xã hội trong mơn Ngữ văn nhà trường THPT. Mục đích lớn nhất của đề tài
chúng tôi là áp dụng được giải pháp. Qua đó giúp cho giáo viên và HS THPT
hiểu rõ hơn về nội dung của chuyên đề nghị luận xã hội trong công tác ôn thi
HSG.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này chúng tơi tiến hành tìm hiểu về phương pháp tiếp cận và dạy
ôn thi học giỏi phần làm văn ở trường THPT. Cụ thể là chuyên đề nghị luận
xã hội trong chương trình THPT thơng qua phương thức Áp dụng một số giải
pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn tại
trường THPT Thạch Thành 3–chuyên đề nghị luận xã hội. Sau đó xây
dựng một giáo án thực nghiệm.
4. Phương pháp nghiên cứu
“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
Để thực hiện đề tài “ Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn tại trường THPT
Thạch Thành 3 – chuyên đề nghị luận xã hội.” Chúng tôi đã tìm hiểu
nhiều cơng trình nghiên cứu về phương pháp dạy học và dạy học phần làm

văn nghị luận xã hội từ trước đến nay. Cụ thể chúng tôi chủ yếu sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau đây.
- Phương pháp thống kê- Phương pháp tổng hợp- phân tích
- Phương pháp so sánh- đối chiếu- Phương pháp liên ngành
5. Những điểm mới của sáng kiến
Nghị luận xã hội là một trong những câu chiếm tỉ lệ điểm khá cao trong
các kì thi học sinh giỏi. Qua tình hình thực tiễn, từ năm 2007 đến nay, dạng
câu hỏi này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Sở Giáo dục và Đào
tạo tỉnh Thanh Hóa lựa chọn đưa vào đề thi tuyển chọn học sinh giỏi tỉnh và
học sinh giỏi Quốc gia. Câu nghị luận xã hội cũng xuất hiện trong kì thi
Olympic truyền thống 30/4 tổ chức tại các trường THPT hay kì thi chọn học
sinh giỏi khu vực Duyên hải Bắc Bộ.
- Trên thực tế, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 - lớp 12 chỉ cung cấp kiến
thức cơ bản về hai kiểu dạng: nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí và nghị
luận xã hội về một hiện tượng đời sống, trong khi đề thi học sinh giỏi lại rất
phong phú về kiểu dạng. Chính vì thế, sáng kiến sẽ cung cấp các kiểu dạng
nghị luận xã hội mới cũng như cách nhận diện và triển khai từng dạng bài.
Qua đó giúp giáo viên và học sinh có thêm nguồn tài liệu tham khảo, ứng
dụng vào q trình ơn luyện để đạt kết quả cao hơn.
- Sáng kiến định hướng người dạy có thể đánh thức đam mê, khơi dậy tiềm
năng ở học sinh tham gia đội tuyển. Đồng thời định hướng cho các em thói
quen tích lũy kiến thức và vốn sống, tăng cường sự trải nghiệm, rèn luyện khả
năng lập luận, phản biện để tìm ra chân lí, sống tốt hơn.
- Sáng kiến đưa ra những giải pháp thiết thực, giúp giáo viên không bị
lúng túng khi dạy chuyên đề nghị luận xã hội. Sáng kiến là chìa khóa định
hướng cho giáo viên cần chuẩn bị những gì? làm như thế nào? Góp phần hình
thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng, giúp học sinh giỏi học tốt hơn chuyên đề
này.
- Sáng kiến đề xuất những giải pháp mới để nâng cao hiệu quả trong việc
kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là phối hợp với những thầy cô hiện đang giảng

dạy ở một số tỉnh phía Bắc.
- Sáng kiến cịn cung cấp hệ thống đề theo các kiểu dạng để giáo viên cho
học sinh ơn luyện.
- Học sinh có cái nhìn tổng qt về câu nghị luận xã hội, không mơ hồ, lo
lắng trước mỗi đề thi. Học sinh rèn được cách tư duy trước mỗi kiểu dạng, rèn
kĩ năng viết bài. Từ đó, học sinh tự tin hơn khi tham gia các kì thi học sinh
giỏi.

“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
- Những giải pháp đưa ra trong sáng kiến cịn giúp giáo viên và học sinh
có thể ứng dụng vào trong q trình ơn thi THPT Quốc gia đạt hiệu quả cao
hơn (phần này chiếm 2/10 điểm của bài thi).
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lí luận của đề tài
Bàn về chuyện dạy học văn trong nhà trường THPT hiện nay đã khó nói đến
chuyện bồi dưỡng HSG mơn văn lại càng khó hơn.Với tơi người thầy phát
hiện và bồi dưỡng HSG cũng như người trồng hoa. Bơng hoa đẹp bởi bàn tay
người chăm bón nâng niu. Đâu phải khi nào hoa cũng khoe sắc rực rỡ. Chỉ
cần một cơn trở gió, sự thay đổi tiết trời, sự lãng quên bất cẩn của người là
hoa kém sắc cây khơng trổ bơng.
Đồng nghiệp nói với tơi rằng giỏi văn chỉ là "thiên bẩm". Là người trực tiếp
giảng dạy môn văn đã nhiều năm ở PT tôi không nghĩ như vậy. Với tôi người
thầy dạy văn trong trường học khơng phải là chất xúc tác trong q trình biến
đổi chất Năng khiếu và tri thức văn chương nói riêng tri thức văn hố nói
chung được bồi đắp theo năm tháng gắn liền với sự nhạy bén của tố chất cá

nhân đã làm nên hồn văn ở HS. Thiết nghĩ việc phát hiện và bồi dưỡng HS
giỏi nếu được đầu tư một cách thích đáng và tiến hành bài bản kết quả sẽ khả
quan hơn. Kéo theo đó là hứng thú học văn sẽ phần nào được cải thiện. Việc
phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn chương là việc cần phải ý thức thường
xuyên đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Năng khiếu văn được phát hiện
và bồi dưỡng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng phát hiện bồi dưỡng
thế nào có hiệu quả là cả một vấn đề cần được trao đổi kỹ lưỡng...
2.2Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài
2.2.1 Thực trạng
Như chúng ta đã biết trường THPT Thạch Thành III là một trong
tổng số 105 trường THPT trong tỉnh Thanh Hóa, huyện Thạch Thành
một trong 23 huyện Miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Đời
sống kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, dân trí cịn thấp nên việc giáo dục
cịn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề vận động học sinh đi học đã khó, khó
hơn là làm sao cho học sinh say mê học, đặc biệt là học môn văn.
Trường THPT Thạch Thành III là trường mới, đối tượng học sinh chủ
yếu ở xã vùng 135 trong đó có 3 xã Thành Tân, Thành Công, Thành
Minh thuộc diện đặc biệt khó khăn. Đội ngũ giáo viên mới ra trường
tuổi đời cịn non trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa có nên vấn đề dạy và
học là một vấn đề còn nan giải, đặc biệt là dạy bồi dưỡng học sinh giỏi
phần nghị luận xã hội là điều rất khó đối với giáo viên dạy văn vì lâu
nay trong tiềm thức của các em xem phần nghị luận xã hội là khó. Cho
nên đã dẫn đến trong những năm gần đây số học sinh u thích mơn văn
khơng nhiều, đa số các em ngại học văn, thờ ơ với môn Ngữ văn cho
nên dẫn đến học sinh giỏi môn ngữ văn chưa đạt kết quả cao đặc biệt là
phần nghị luận xã hội.

“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”



Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
Xuất phát từ tình hình khó khăn nói trên tôi đã mạnh dạn áp dụng
phương pháp dạy học văn của tác giả Phan Trọng Luận [4]. Trong cuốn
sách này tác giả đã tập trung vào nghiên cứu về mặt lý thuyết khá hệ
thống tuy nhiên tác giả mới giải quyết vấn đề ở góc độ vĩ mơ chung
cho tất cả các cấp học. Bởi vậy tôi đã chọn đề tài “Áp dụng một số giải
pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn tại
trường THPT Thạch Thành 3 – chuyên đề nghị luận xã hội ” để
nghiên cứu và cũng là góp thêm một tiếng nói tâm huyết vào hoạt động
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn chuyên đề nghị luận xã hội theo
tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.
2.2.2 Kết quả và hiệu quả của thực trạng trên
Khi xây dựng đề tài này trên những định hướng chung về mặt phương
pháp của các tác giả, bản thân tôi mạnh dạn vận dụng kế thừa những kết quả
đã đạt được của họ để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những giải pháp về bồi
dưỡng học sinh giỏi chuyên đề nghị luận xã hội. Trong đề tài này phạm vi
nghiên cứu của tôi giới hạn ở việc: Chỉ áp dụng những giải pháp nâng cao
hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn chuyên đề nghị luận xã hội.
Trong đó xây dựng hệ thống các dạng đề dựa trên những phương pháp dạy
phần làm văn nghị luận xã hội nhằm giúp học sinh làm văn có hiệu quả. Sau
đó tiến hành dạy thử để đánh giá được hiệu quả khi sử dụng những giải pháp
này.(Bảng kết quả đặt cùng với bảng kết quả thực nghiệm)
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết đề tài
2.3.1 Một số cơ sở lí thuyết và thực tiễn khí “Áp dụng một số giải pháp
nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn tại trường
THPT Thạch Thành 3 – chuyên đề nghị luận xã hội”
2.3.1.1 Giúp học sinh nắm chắc cấu trúc đề thi học sinh giỏi
Qua việc khảo sát, phân tích đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ

văn, các đề thi khu vực và đề thi học sinh giỏi tỉnh trong khoảng 10 năm gần
đây, giáo viên cần giúp học sinh nhận thức rõ các vấn đề cơ bản sau:
* Về cấu trúc
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn gồm 02 câu: 01 câu nghị luận xã
hội và 01 câu nghị luận văn học. Trong đó, câu nghị luận xã hội chiếm số
điểm là 8/20 điểm và câu nghị luận văn học chiếm số điểm là 12/20 điểm.
Về cấu trúc đề thi không thay đổi nhưng mức độ đề thì tùy thuộc quy mơ
của từng kì thi để có yêu cầu phù hợp. Qua cấu trúc đề thi này, giáo viên cần
phân tích kĩ để các em định hình rõ ràng trong q trình ơn luyện.
* Về kiến thức, kĩ năng
- Kiến thức xã hội là kiến thức tổng hợp, liên mơn. Nó bao gồm các kiến
thức về xã hội, thuộc mọi lĩnh vực, đặc biệt là những vấn đề mới, đang được
xã hội quan tâm. Hoặc cũng có thể là những vấn đề quen thuộc nhưng vẫn cịn
nhiều giá trị trong cuộc sống hơm nay.
- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội với bố cục ba phần, kết hợp các
thao tác, các kiểu đoạn văn, sử dụng dẫn chứng hợp lí.
“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
* Về thời lượng làm bài
- Nhìn chung, học sinh giỏi tỉnh hay Quốc gia, làm bài thi môn Ngữ văn
trong thời gian 180 phút. Đây là điểm giáo viên cần phân tích rõ để định
hướng ơn luyện cho HS một cách khoa học và hiệu quả. Giáo viên rèn cho HS
cách làm câu nghị luận xã hội trong thời gian phù hợp, tránh việc tốn quá
nhiều thời gian cho câu này mà làm hời hợt câu nghị luận văn học (12,0
điểm). Chúng tôi thường rèn cho HS viết câu nghị luận xã hội trong khoảng
60 - 70 phút/180 phút.

* Về đáp án và biểu điểm
Trong những năm gần đây, đề thi HS giỏi đều hướng đến dạng đề mở nên
đáp án cũng được xây dựng theo hướng mở, HS có thể bày tỏ những kiến giải
riêng nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục, khơng lệch lạc tư tưởng. HS có
thể chia sẻ kiến thức từ trải nghiệm của bản thân nhưng phải được vận dụng
một cách tự nhiên, chân thành. Những điều này sẽ là cơ sở để người chấm
phân hóa mức độ của học HS.
Như vậy, giáo viên giúp HS nắm chắc cấu trúc đề thi học sinh giỏi môn
Ngữ văn để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và chủ động, tích cực, tự tin hơn
trong q trình ơn luyện, tạo tâm thế vững vàng cho các em bước vào kì thi.
Yếu tố này có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả ôn luyện.
2.3.1.2 Khơi dậy hứng thú ở người học
- Theo các chuyên gia giáo dục, một trong những mục tiêu quan trọng của
đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự
giáo dục. Để làm được điều này, trước hết người dạy phải biết khơi dậy, nhóm
lên hứng thú ở người học. Đặc biệt, với HS giỏi môn Ngữ văn, việc khơi dậy
hứng thú ở người học lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng, hiệu quả ơn tập.
- Hàng ngày, có nhiều vấn đề xã hội nảy sinh, đòi hỏi giáo viên phải biết
quan sát, lắng nghe, tổng hợp. Vì vậy, người dạy phải truyền cho HS niềm say
mê, hứng thú, tự tìm tịi, quan sát, trải nghiệm cuộc sống. Khi đó, HS sẽ
khơng thấy bị ép buộc, học tập mà là quá trình rèn luyện để trưởng thành
trong cách nghĩ, cách sống.
- Tùy vào thực tế của HS, mỗi thầy cơ giáo có cách khác nhau trong việc
khơi dậy hứng thú ở người học. Đối với đội tuyển HS giỏi Văn, chúng tôi
không áp đặt, rập khuôn các em theo cách nghĩ, cách làm của người dạy. Mà
trái lại, chúng tôi luôn động viên, khuyến khích các em thể hiện cá tính của
bản thân trên bài viết.
- Đặc biệt, trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn luyện, người dạy phải

chú ý những điểm mạnh của học sinh để khuyến khích các em phát huy. Học
sinh nào có bài viết tốt, sáng tạo, đứng ở nhóm đầu sẽ được thưởng một món
q, thơng thường là những cuốn sách về “Hạt giống tâm hồn” [3] hoặc
những tác phẩm hay, đang được bạn đọc quan tâm. Có như vậy, các em mới

“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
hăng say, hứng thú trong q trình ơn luyện và làm bài kiểm tra đạt chất
lượng tốt hơn.
2.3.1.3 Hướng dẫn học sinh tích lũy và huy động kiến thức để làm tốt bài
văn nghị luận xã hội
* Hướng dẫn học sinh tích lũy kiến thức và vốn sống
Yêu cầu HS tích lũy kiến thức và vốn sống khơng phải là hoạt động dạy
học mới của giáo viên. Việc tích lũy kiến thức và vốn sống sẽ rất hữu ích cho
các em trong việc xây dựng các luận điểm, bao gồm lí lẽ và dẫn chứng. Vì
vậy, trong các năm trực tiếp ôn luyện đội tuyển, chúng tôi định hướng cho các
em tích lũy kiến thức và vốn sống từ các nguồn:
- Từ sách vở: chủ yếu từ báo chí, các loại sách tham khảo về các lĩnh vực
của cuộc sống như: văn học, lịch sử, khoa học, tôn giáo, sách về gương người
tốt, việc tốt. Đó có thể là “Hạt giống tâm hồn”, “Hạt giống hạnh phúc”, “Suy
nghĩ của những người trẻ”. Đó cũng có thể là những cuốn sách mới nhất được
dư luận quan tâm như: “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của Rosie Nguyễn,
“Nếu biết trăm năm là hữu hạn” của Phạm Lữ Ân, “Nhà giả kim” của Paulo
Coelho, hay “Chuyện nhà Dr Thanh” của Trần Uyên Phương – cuốn tự truyện
gây “sốt” trong làng xuất bản năm 2017…điều quan trọng là chúng tơi cùng
các em tìm và lựa chọn sách cần thiết để đọc, biết cách đọc, biết hệ thống hóa

những kiến thức sách vở thành kiến thức của bản thân.
- Từ internet, phương tiện truyền thông: Hiện nay, các trang mạng xã
hội như Facebook, Zalo, Youtube… đang là món ăn tinh thần của tất cả mọi
người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên, và học sinh giỏi văn cũng không
ngoại lệ. Các em giành phần lớn thời gian cho hoạt động truy cập các trang
mạng quen thuộc này và xem đây là một hoạt động khơng thể thiếu mỗi ngày.
Hiểu được tâm lí này, giáo viên nên định hướng học sinh tận dụng mạng xã
hội để cập nhật những thơng tin thời sự. Khuyến khích học sinh thường xuyên
nghe các bài nói chuyện của những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn như: Jack
Ma, Bill Gates, Nick Vujicic, Lê Thẩm Dương, Giản Tư Trung….
- Từ đời sống: để bài văn nghị luận xã hội có tính chân thực và thuyết
phục, các em phải hình thành thói quen quan sát cuộc sống, những vấn đề,
những hoạt động, sự việc xảy ra hàng ngày, học cách nhìn, cách nghĩ, cách
cảm cuộc sống. Trên cơ sở đó, học sinh biết lựa chọn, nắm bắt lấy bản chất
vấn đề.
- Từ trải nghiệm của bản thân: đây là ví dụ minh họa sống đúng, có sức
thuyết phục nếu nó được vận dụng vào bài văn một cách tự nhiên, chân thành.
Có thể nói, nếu giáo viên định hướng tốt cho học sinh thường xuyên thực
hiện hoạt động tích lũy kiến thức và vốn sống thì học sinh có ý thức tự giác
sưu tầm tư liệu, biết chọn tư liệu hay và bổ ích.
* Hướng dẫn học sinh cách khắc sâu kiến thức
Ghi chép
Giáo viên nên hướng dẫn HS xây dựng cuốn sổ tay dành riêng cho chuyên
đề nghị luận xã hội. Các em ghi chép lại những dẫn chứng thu thập được,
“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang

những câu nói bổ ích, những cách viết ấn tượng, hoặc ghi lại những vấn đề xã
hội mà các em quan tâm, những vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của nhiều
người… Thói quen ghi chép vừa giúp các em khắc sâu kiến thức, vừa lưu giữ
lại những dẫn chứng cần thiết để có thể sử dụng khi cần. Khi ghi chép, học
sinh nên phân loại theo mảng, theo chủ đề. Mỗi một chủ đề, giáo viên cho học
sinh tích lũy theo nhiều mức độ, tránh áp lực để HS phải nhớ nhiều. Đối với
hiện tượng đời sống, giáo viên nên hướng dẫn HS tìm số liệu làm nguồn minh
chứng xác thực, để khi cần vận dụng sẽ huy động kiến thức nhanh hơn.
Hình thành sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy hay lược đồ tư duy hình thức ghi
chép nhằm đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội
dung, hệ thống hóa chủ đề bằng cách kết hợp sử dụng hình ảnh, đường nét,
màu sắc, chữ viết. Chúng tôi sử dụng linh hoạt phương pháp này trong nhiều
trường hợp, chẳng hạn:
- HS tóm tắt nội dung chính của một bài nói chuyện, trao đổi trên mạng xã
hội. Tóm tắt những luận điểm chính khi các em đọc một bài văn hay, hoặc
một tài liệu dài. Tóm tắt dàn ý của một đề văn trong q trình ơn luyện. Đặc
biệt, sau mỗi đề văn đã lập dàn ý chi tiết, giáo viên sửa chữa, học sinh đều
phải lập sơ đồ tư duy để khắc sâu kiến thức.
* Hướng dẫn học sinh cách tư duy
Qua trao đổi với đồng nghiệp ở các trường lân cận, chúng tôi nhận thấy đa
phần học sinh chưa viết văn bằng chính suy nghĩ của mình. Lối nói theo, viết
theo, rập khuôn đang là hiện tượng phổ biến trong các bài văn. Một số em có
suy nghĩ riêng thì lại non nớt, hời hợt, thậm chí sai lệch. Do đó, giáo viên cần
có các hoạt động dạy học giúp các em có thói quen suy nghĩ, bàn bạc về
những vấn đề tư tưởng, đạo lí, hay các sự việc, hiện tượng của đời sống; có ý
tưởng đúng đắn, phong phú, đồng thời biết thể hiện chính kiến của mình trước
vấn đề, hay sự việc, hiện tượng đó.
Trước khi hướng dẫn học sinh ôn luyện chuyên đề nghị luận xã hội, giáo
viên nên hướng dẫn học sinh có thói quen suy nghĩ về những vấn đề tư tưởng,

đạo lý và đời sống. Giáo viên có thể tiến hành như sau:
- Giáo viên cho một câu hỏi. Nội dung câu hỏi nên là những vấn đề gần
gũi, quen thuộc và thú vị đối với HS.
- Giáo viên yêu cầu suy nghĩ nhanh và viết ngắn gọn ra giấy ý kiến của
mình.
- Sau đó mời từng HS trình bày suy nghĩ của bản thân.
- Cuối cùng, giáo viên chia sẻ suy nghĩ với HS.
Hoạt động dạy học trên rèn luyện cho HS năng lực tư duy, phản xạ nhạy
bén khi đứng trước một tình huống buộc phải bày tỏ quan điểm cá nhân.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý đề văn về sự thay đổi (xem đề 1 –
phần một – phụ lục), giáo viên đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ như thế nào về
việc PGS.TS Bùi Hiền đề xuất cải cách bảng chữ cái tiếng Việt?

“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
Em Lê Hồng Hiếu trình bày: trước vấn đề PGS.TS Bùi Hiền đề xuất
cải cách bảng chữ cái đang gây xôn xao dư luận, nhiều cá nhân cho rằng
xã hội cần thay đổi, không nên giữ mãi điều đã cũ. Riêng tôi không nghĩ
như vậy. Bởi thay đổi ấy trên thực tế, mang lại lợi ích khơng nhiều mà
việc đổi ngôn ngữ dẫn đến nhiều hệ lụy, từ giáo dục, kinh tế đến việc làm
mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Cổ hủ quá là không nên nhưng thay
đổi quá nhanh, đột ngột cũng là không thể.
Em Trương Thị Huyền lại chia sẻ: thay đổi là một yêu cầu trong tiến
trình phát triển của xã hội. Bởi vậy, ý kiến của PGS.TS Bùi Hiền cũng
xuất phát từ quy luật chung đó. Mọi sự thay đổi đều cần thời gian để
kiểm chứng, để đánh giá xem ý kiến đưa ra có thiết thực hay khơng?

Khơng nên dùng những lời lẽ, thái độ chỉ trích quá nặng nề, xúc phạm
đến danh dự, nhân phẩm của người tạo ra cơng trình nghiên cứu nhiều
năm và mất nhiều chất xám.
Như vậy, việc đưa ra những câu hỏi có vấn đề và thường xuyên tiến hành
bài tập ngắn như trên, chắc chắn học sinh sẽ trưởng thành trong suy nghĩ, chín
chắn trong hành động. Mặt khác ý tưởng của người dạy sẽ gợi lên trong các
em bao điều mới mẻ và thú vị.
2.3.1.4. Giúp học sinh nhận diện ra các kiểu dạng nghị luận xã hội
Qua tìm hiểu, khảo sát các đề thi học sinh giỏi những năm gần đây, chúng
tơi thấy có các kiểu dạng nghị luận xã hội cơ bản sau:
* Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Ví dụ: Đề thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2016 – 2017 Suy nghĩ của
anh/chị về ý kiến sau: “Thành công không phải là cuối cùng, thất bại cũng
không phải là cái chết, lòng can đảm bước tiếp mới quan trọng” (Winston
Churchill).
Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm 2018
Suy nghĩ của anh/chị về quan niệm: Sống tức là thay đổi.
* Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Ví dụ: Đề thi học sinh giỏi trường THPT chuyên Bắc Giang năm 2016
Theo anh/chị, có phải lối sống thực dụng đang có nguy cơ gia tăng trong
xã hội?
* Dạng đề cho tài liệu (Câu chuyện, bài báo, bài thơ, đoạn thơ, bức tranh,
ảnh)
Ví dụ: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 năm học 2013 – 2014
TẤT CẢ SỨC MẠNH
Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm
trong đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó
ra khỏi đống cát. Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn
không thể đẩy được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy
xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng.

Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc,
người bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của
“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
mình?”. Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”.
“Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã khơng dùng đến tất cả
sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”. Nói rồi người bố cúi xuống
bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.(Theo báo Tuổi trẻ – Bùi Xuân Lộc
phỏng dịch từ Faith to Move Mountains).
Suy nghĩ của anh/chị về bài học rút ra từ câu chuyện trên?
Đề thi Olympic TPHCM mở rộng lần I, lớp 11 năm học 2014 – 2015 [2]

Hãy viết bài văn nghị luận xã hội trả lời cho câu hỏi: Những người trong hình
vẽ trên đang “gần” hay “xa” nhau?
* Dạng đề cho đề tài
Ví dụ: Đề thi Olympic truyền thống 30/4 lần thứ XXIII – Năm 2017 –
Lớp 11:
Viết bài văn với tựa đề: Tôi và người khác
* Dạng đề mang tính chất đối thoại, bộc lộ suy nghĩ riêng về vấn đề được
đặt ra
Ví dụ: Đề thi Olympic TPHCM mở rộng lần II, lớp 11 năm học 2015 –
2016 [2]
“Cái tôi và sự hiểu biết tỷ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều, cái
tôi càng bé. Hiểu biết càng ít, cái tơi càng lớn.” (Albert Einstein).
Anh/chị có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy viết bài văn trình bày câu
trả lời của anh/chị.

2.3.1.5. Giúp HS nắm chắc kiến thức cơ bản và hướng triển khai các
dạng đề
* Khái niệm : Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các
lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái
đúng – sai, cái tốt – xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu
thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và bản thân
Những đề tài và nội dung này thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực
trong cuộc sống, có tính giáo dục, có tính thời sự.
*Những u cầu cơ bản : Bài nghị luận xã hội dù ngắn hay dài đều phải đạt
những yêu cầu sau:
- Thể hiện sự hiểu biết chính xác, tường tận về vấn đề hay hiện tượng xã
hội được bàn bạc. Người viết phải chỉ ra được thực chất cũng như xu hướng
vận động của vấn đề hay hiện tượng đó.
“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
- Người viết phải có chính kiến, bộc lộ cơng khai lập trường quan điểm, tư
tưởng của mình.
- Bài nghị luận xã hội phải địi hỏi có tính thời sự cao. Nó phải hướng đến
mục đích định hướng tư tưởng và hành động cho người đọc, thuyết phục họ
tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề xã hội đang được đặt ra.
- Bài nghị luận xã hội có tính chất tổng hợp cao, địi hỏi người viết phải sử
dụng hầu như tất cả các thao tác nghị luận (như: giải thích, phân tích, chứng
minh, bình luận, bác bỏ…).
- Học sinh phải có những hiểu biết cụ thể, trình bày rõ ràng, thuyết phục.
Các em phải biết vận dụng những kiến thức trong thực tế đời sống hay trong
sử sách để luận giải các vấn đề xã hội; đồng thời phải có ngơn ngữ sắc bén,

chính xác, gợi cảm, có khả năng khơi dậy được tư tưởng và tình cảm của
người đọc.
* Nắm vững các kĩ năng làm văn nghị luận xã hội
Tìm hiểu và phân tích đề
- Đọc kĩ đề, chú ý những từ quan trọng, những khái niệm khó, nghĩa đen,
nghĩa bóng của các từ ngữ; Chia vế, ngăn đoạn, tìm hiểu mối tương quan giữa
các vế: song song, chính phụ, nhân quả, tăng tiến hay đối lập…
- Khi phân tích đề phải xác định được ba yêu cầu:
+ Vấn đề nghị luận là gì? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa
các ý như thế nào?
+ Sử dụng thao tác lập luận nào?
+ Vùng tư liệu được sử dụng cho bài viết: thuộc lĩnh vực xã hội nào?
Phạm vi, ảnh hưởng?
Lập dàn ý - Tìm ý
+ Xác định các luận điểm (ý lớn)
◦ Đề bài có nhiều ý thì ứng với mỗi ý là một luận điểm.
◦ Đề bài có một ý thì ý nhỏ hơn cụ thể của ý đó được xem là những luận
điểm.
+ Tìm luận cứ (ý nhỏ) cho các luận điểm: mỗi luận điểm cần được cụ thể
hóa thành nhiều ý nhỏ hơn gọi là luận cứ.
- Sắp xếp các ý thành dàn bài
+ Mở bài: giới thiệu vấn đề xã hội cần nghị luận
+ Thân bài: triển khai nội dung theo các ý nhỏ và ý lớn đã tìm
+ Kết bài: tổng kết nội dung đã trình bày, liên hệ, mở rộng, nâng cao vấn
đề.
* Cách làm các dạng đề thường gặp
Dạng 1: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
- Đây là dạng đề bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan
điểm nhân sinh.
- Có thể khái quát một số vấn đề thường được đưa vào đề thi như: Về nhận

thức (lí tưởng, mục đích sống); Về tâm hồn, tính cách, phẩm chất (lịng nhân
ái, vị tha, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm chăm chỉ, cần cù, …); Về quan
“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
hệ gia đình, quan hệ xã hội (Tình mẫu tử, tình anh em, tình thầy trị, tình bạn,
tình đồng bào…); Về lối sống, quan niệm sống.
- Đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khá đa dạng: Có thể nêu rõ yêu
cầu nghị luận, có thể chỉ đưa ra vấn đề nghị luận mà không đưa ra yêu cầu cụ
thể nào, có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề
nghị luận qua một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện…Vì
vậy, học sinh cần nắm chắc kĩ năng làm bài.
Cách làm bài:
Mở bài: giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận. Và trích dẫn yêu
cầu đề.
Thân bài: có nhiều luận điểm
+ Luận điểm 1: giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lý; giải thích các từ
ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa
chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành
cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục
ngữ, ngạn ngữ...).
+ Luận điểm 2: phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo
lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống, xã
hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo
lý đối với đời sống xã hội).
+ Luận điểm 3: bình luận mở rộng vấn đề; bác bỏ những biểu hiện sai
lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý.

+ Luận điểm 4: bài học nhận thức và hành động
Kết bài: khái quát, đánh giá ý nghĩa của tư tưởng, đạo lý đã nghị luận.
Dạng 2: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang
diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan
tâm của nhiều người. Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen
hoặc đáng chê.
Cách làm bài:
Mở bài: giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.
Thân bài: gồm nhiều luận điểm
+ Luận điểm 1: giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình
ảnh, từ ngữ, khái niệm trong đề bài (Tuy nhiên đây không phải là thao tác bắt
buộc)
+ Luận điểm 2: nêu rõ thực trạng, các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện
tượng đời sống (lưu ý: nêu kết quả đối với hiện tượng tốt và hậu quả đối với
hiện tượng xấu).
+ Luận điểm 3: lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra
các nguyên nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan,
do tự nhiên, con người.

“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
+ Luận điểm 4: đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng. Chú ý chỉ rõ
những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực
lượng nào (thông thường học sinh dựa vào nguyên nhân để đề xuất giải pháp).
Kết bài: khái quát lại vấn đề cần nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về

hiện tượng đời sống đang nghị luận.
Dạng 3: Dạng đề cho tài liệu
Đề cung cấp một bức tranh hoặc ảnh, hoặc một câu chuyện, một bài báo,
yêu cầu học sinh tự chọn vấn đề, chủ đề để viết bài văn. Đây là dạng đề
thường gặp trong kỳ thi học sinh giỏi những năm gần đây. Cụ thể cách làm
từng dạng đề như sau:
Nghị luận về một vấn đề rút ra từ một câu chuyện, bài thơ (đoạn thơ)
hoặc bài báo:
Mở bài: dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện, bài thơ, đoạn thơ hoặc bài báo
Thân bài: - Phân tích, hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện, bài thơ, đoạn
thơ hoặc bài báo để rút ra ý nghĩa vấn đề.
- Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một
tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống mà học sinh áp dụng phương
pháp làm bài cụ thể):
+ Nếu vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lý thì thực hiện các thao tác
nghị luận: Giải thích, phân tích – chứng minh, bàn bạc – mở rộng vấn đề và
rút ra bài học nhận thức và hành động.
+ Nếu vấn đề nghị luận là một hiện tượng đời sống thì thực hiện các thao
tác nghị luận: Nêu thực trạng (biểu hiện), chỉ ra nguyên nhân (khách quan và
chủ quan), nêu hậu quả hoặc kết quả, và đưa ra giải pháp thực hiện.
Kết bài: đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội từ câu chuyện hoặc mẩu tin.
Lưu ý: Với dạng đề này, giáo viên định hướng cho học sinh tóm tắt chứ
khơng sa vào phân tích văn bản, tránh nhầm lẫn sang nghị luận văn học.
Nghị luận về một bức tranh hoặc ảnh:
Đề bài gồm hai phần: phần chữ và phần hình. Trong đó phần chữ thơng
thường cung cấp u cầu đề. Cịn phần hình là phần trọng tâm, vừa cung cấp
thông tin, vừa tạo sự trực quan cho người viết. Đây là dạng đề cũng thường
gặp trong các đề thi học sinh giỏi nhưng về mặt lí thuyết lại chưa có một tài
liệu nào hướng dẫn cách làm. Vì vậy, chúng tơi chia sẻ kinh nghiệm cách làm
bài như sau:

Phần mở và kết bài làm tương tự như các dạng trên
Phần thân bài: gồm các luận điểm sau:
- Luận điểm 1: quan sát và mô tả các chi tiết tiêu biểu trong bức tranh,
ảnh. Sau đó khái quát nội dung hoặc thông điệp được gợi ra từ bức tranh, ảnh
vừa mô tả. Nếu đề bài cho từ hai bức tranh hoặc ảnh trở lên thì học sinh phải
chỉ rõ mối liên hệ giữa chúng.
- Luận điểm 2: giải thích các từ, cụm từ chính, các thuật ngữ (nếu cần
thiết)

“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
- Luận điểm 3: dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị
luận
- Luận điểm 4: bình luận mở rộng vấn đề; bác bỏ những biểu hiện sai lệch
có liên quan đến vấn đề cần nghị luận.
- Luận điểm 5: bài học nhận thức và hành động
Dạng 4: Dạng đề cho đề tài
Đề cung cấp một đề tài chung, học sinh có thể cụ thể hóa thành đề mục hay
nhan đề của bài viết. Với kinh nghiệm nhiều năm ôn luyện học sinh giỏi,
chúng tôi mạnh dạn đề xuất cách làm dạng đề này như sau:
Mở bài: chọn cách mở bài phù hợp để giới thiệu khái quát về chủ đề
Thân bài: gồm nhiều luận điểm
- Luận điểm 1: giải thích từ khóa được nêu trong đề bài (Có thể giải thích,
cắt nghĩa từ, cụm từ hoặc khái quát chủ đề nói về nội dung gì?)
- Luận điểm 2: dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích – chứng minh làm rõ
chủ đề

- Luận điểm 3: bàn bạc – mở rộng vấn đề liên quan đến chủ đề. Có nhiều
cách để mở rộng vấn đề:
+ Mở rộng bằng cách giải thích, chứng minh, đào sâu vấn đề, lật ngược
vấn đề
- Luận điểm 4: nêu bài học nhận thức và hành động hoặc đề xuất các giải
pháp, quan điểm riêng của người viết liên quan đến chủ đề.
Kết bài: khái quát lại vấn đề cần nghị luận
Dạng 5: Dạng đề mang tính chất đối thoại – bộc lộ suy nghĩ riêng về vấn
đề được đặt ra
Mở bài, kết bài: làm tương tự các dạng trên
Thân bài: gồm nhiều luận điểm
- Luận điểm 1: giải thích vấn đề
- Luận điểm 2: trao đổi, bàn luận, đối thoại (phần này thuộc vào nhận
thức và sự hiểu biết của bản thân; nhận thức đúng – sai, phải – trái)
- Luận điểm 3: trình bày quan điểm sống của bản thân (giống bài học
nhận thức và hành động) Rõ ràng, mỗi kiểu dạng nghị luận xã hội có những
u cầu riêng. Nó địi hỏi học sinh phải vừa nhận diện đúng các dạng đề bài
cụ thể, vừa biết cách huy động kiến thức tích hợp cho phù hợp. Tùy theo yêu
cầu cụ thể của từng đề thi, học sinh có thể sử dụng hệ thống câu hỏi để chủ
động, sáng tạo trong việc triển khai hệ thống ý.
Ví dụ 1: Giáo viên cho học sinh làm thử Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia
năm 2014 “Phải chăng sống là tỏa sáng”.
Đây là dạng đề mở, học sinh có thể triển khai hệ thống ý bằng cách đặt ra và
giải quyết những câu hỏi sau:
- Sống tỏa sáng có nghĩa là gì? Con người sống có cần tỏa sáng hay không?
Tỏa sáng như thế nào? Tỏa sáng rực rỡ hay tỏa sáng âm thầm, tỏa sáng bằng
mọi giá?

“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”



Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
- Chúng ta phải tỏa sáng bằng cái gì? Bằng đơi chân của mình hay đơi chân
của người khác?
- Chúng ta phải tỏa sáng vì cái gì? Vì riêng bản thân chúng ta hay cộng đồng,
hay cả hai?
2.3.1.6 Tích cực hướng dẫn HS rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận
xã hội
Nếu việc giúp HS nhận diện ra các kiểu dạng đề bài và nắm chắc khung
dàn ý chung, cũng như yêu cầu riêng của mỗi kiểu dạng nghị luận xã hội là
khâu định hướng hết sức quan trọng thì việc rèn luyện kĩ năng viết bài văn
nghị luận là khâu cuối cùng để hoàn tất sản phẩm. Đây là mục đích, yêu cầu
chung của mọi bài văn nghị luận xã hội, thể hiện rõ nhất phẩm chất, năng lực
của HS, đòi hỏi các em biết cách huy động tổng hợp kiến thức xã hội, kĩ năng
cơ bản cũng như vốn sống, vốn hiểu biết của bản thân để giải quyết các vấn
đề đặt ra ở đề bài. Trước hết, giáo viên phải rèn luyện cho HS lập dàn ý một
cách nhuần nhuyễn, phải hình thành khung luận điểm sao cho khơng bị sót ý.
Từ đó, HS mới luyện phần viết.
Muốn làm được một bài nghị luận xã hội hay, người viết cần có kĩ năng
kết hợp, đồng thời linh hoạt sử dụng nhiều phép lập luận để làm sáng tỏ vấn
đề, để trình bày một cách thuyết phục, hấp dẫn ý kiến, nhận định của mình.
Lời văn của một bài nghị luận cần chuẩn xác, trong sáng, thể hiện suy nghĩ
chân thành, tự nhiên của người viết. Khi viết một bài văn nghị luận xã hội,
điều quan trọng khơng chỉ ở chỗ viết cái gì mà quan trọng cịn là viết như thế
nào, bằng thái độ, tình cảm ra sao. HS cần cân nhắc cách dùng từ, cách viết
câu, viết đoạn, viết bài. Bài viết nghị luận xã hội nếu khơng có kĩ năng rất dễ
khơ khan, nặng nề. Vì vậy, HS phải có ý thức tạo chất văn cho bài viết để việc
thuyết phục trở nên hiệu quả. Cụ thể là:

- Ngôn từ phải diễn tả sát, trúng bản chất của đối tượng, điều mình muốn
nói. Câu văn cần phải bày tỏ được nhận xét, đánh giá chủ quan của người viết.
- Giọng văn phải hợp với vấn đề, nhiều khi nhẹ nhàng, chia sẻ, có khi phải
đanh thép, dứt khoát khi bày tỏ về những hiện tượng xấu.
- Đoạn văn: mỗi đoạn văn là một luận điểm, phải xuống dòng và lùi đầu
dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa. Đoạn văn có thể được viết theo hình thức
diễn dịch, quy nạp, hoặc tổng phân hợp. HS nên chọn hình thức tổng phân
hợp để diễn đạt cho chặt chẽ.
- Liên kết đoạn văn: các đoạn văn trong bài cần có sự liên kết chặt chẽ với
nhau. Tất cả các đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải hướng vào luận đề, làm
rõ luận đề (liên kết nội dung). Tạo liên kết nội dung các em cần chú ý đến
cách sử dụng từ ngữ. Để tạo liên kết hình thức các em cần chú ý đến việc sử
dụng các câu nối, các từ ngữ liên kết đoạn nằm ở đầu mỗi đoạn văn. Tùy theo
mối quan hệ giữa các đoạn mà ta sử dụng từ ngữ liên kết cho phù hợp như:
trước tiên, tiếp theo, không những thế, song, nhưng, tuy vậy, có thể nói, cũng
có khi, cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề, nhìn chung, nói tóm lại…

“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
- Đối với bài viết của học sinh giỏi, không dừng lại ở những bài nghị luận
xã hội đúng mà cịn phải hay, vừa có tính lập luận chặt chẽ, logic, vừa tạo
những xúc cảm đa dạng cho người đọc. Chính vì vậy, muốn có một bài văn
hồn chỉnh, mỗi phần trong đó đều phải thực hiện tốt nhiệm vụ. Không thể
chỉ chú trọng phần này mà “bỏ quên” phần kia, tạo sự hụt hẫng cho người
chấm.
- Mở bài trong bài văn nghị luận vẫn được xem là “lời chào nhã nhặn” của

người viết với người đọc. Bởi vậy, phần mở bài sao cho phải ngắn gọn và tạo
ấn tượng ban đầu cho người đọc.
Có nhiều cách mở bài khác nhau, như mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp,
mở bài theo lối tương liên, lối so sánh.... Tuy nhiên với đối tượng là HSG, GV
bồi dưỡng phải định hướng để các em viết mở bài gián tiếp.
+ Yêu cầu của mở bài nên từ hai câu trở lên, tránh trường hợp viết một
câu. Mở bài phải đảm bảo hai phần: dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị
luận.
+ Để rèn cách dẫn dắt, giáo viên phải khơi gợi ý tưởng sáng tạo cho học
sinh. Muốn có ý tưởng hay, HS không chỉ siêng năng đọc tài liệu mà cịn phải
chịu khó quan sát, lắng nghe cuộc sống, tích hợp nhiều kiến thức như văn học,
âm nhạc...để viết. Để rèn kĩ năng vững vàng hơn, HS nên chia theo mảng để
thực hành viết mở bài như: ý chí nghị lực, tình thương, trải nghiệm, các vấn
đề liên quan đến bản thân, các hiện tượng tốt, hiện tượng xấu.... như vậy các
em sẽ hạn chế sự lo lắng, thụ động khi tham gia các kì thi. Thực tế cho thấy,
HS ln tốn nhiều thời gian vào phần này.
Ví dụ: Khi mở bài cho để văn nói về vai trị của sự thất bại, em Trần Thị
Hoa Nam đã viết: Sinh thời, cố nhạc sĩ Trần Lập đã từng chia sẻ “Chặng
đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi
gai...” – những ca từ giản dị, mộc mạc nhưng đã trở thành lẽ sống cho biết
bao người. Cùng đồng điệu với thông điệp ấy.....
Hay với đề văn nói về vai trị của sự trải nghiệm trong cuộc sống, em
Hoàng Thị Hiếu viết: Trong cuốn sách “Nhà giả kim”, Paulo Coelho đã kể về
hành trình của cậu chăn cừu Santiago đi tìm kho báu ở một nơi xa xôi - Kim
Tự Tháp của Ai Cập. Cậu đã mất rất nhiều thời gian, gặp nhiều gian khổ
nhưng cuối cùng kho báu không phải ở Ai Cập mà ở nơi cậu xuất phát. Tuy
nhiên, cậu khơng có gì để hối tiếc vì nếu khơng có hành trình đó, cậu sẽ vĩnh
viễn khơng nhận ra kho báu ở ngay cạnh mình. Tác phẩm khơng chỉ mang
đến thơng điệp hãy ni dưỡng ước mơ mà cịn đề cao sự trải nghiệm. Nói về
điều này....

+ GV nhấn mạnh phần dẫn dắt phải liên kết chặt chẽ với phần yêu cầu
nghị luận, tránh luẩn quẩn, rời rạc. Muốn viết mở bài tốt, dẫn dắt phù hợp, HS
phải hiểu sâu sắc về đề bài, HS phải trả lời câu hỏi: vấn đề cốt lõi trong đề bài
là gì? Khi hiểu thấu đáo, HS chọn phần dẫn dắt sát vấn đề hơn.
- Thân bài:

“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
+ Phần thân bài là tổng hợp của nhiều thao tác: giải thích, phân tích, chứng
minh, bình luận đơi khi là bác bỏ. HS phải hiểu được những đặc trưng riêng
của từng thao tác. Giải thích phải ngắn gọn, súc tích, sáng vấn đề, tránh lan
man; phân tích, chứng minh thì lí lẽ phải sắc sảo, phù hợp; bình luận phải thể
hiện góc nhìn đa dạng, ở nhiều khía cạnh khác nhau, bày tỏ suy nghĩ riêng...
Để sử dụng tốt các thao tác này, GV phải cho HS luyện nhuần nhuyễn từng
phần, sau đó mới chuyển sang phần tiếp theo. Bởi vì, các thao tác này có quan
hệ chặt chẽ, giải thích sáng rõ thì khi phân tích, chứng minh và bàn luận sẽ
cặn kẽ, sâu sắc hơn.
+ Viết phần thân bài cần kết hợp nhiều loại kiến thức, đặc biệt là kiến thức
của bộ môn Giáo dục công dân. HS sẽ khơng chỉ bày tỏ góc nhìn của một cá
nhân mà cịn là của một cơng dân. Viết phần thân bài phải bám sát vào khung
dàn ý. Khi viết luận điểm nào phải xoáy sâu vào luận điểm đó, sử dụng lí lẽ
cho sắc bén.
+ Cách sử dụng dẫn chứng: khi đưa dẫn chứng phải chọn những dẫn
chứng tiêu biểu, tồn diện, khơng nên kể q chi tiết hay sơ sài, liệt kê, phải
dùng lời văn của mình để giới thiệu về dẫn chứng đó; chọn thơng tin trong
dẫn chứng phải phù hợp với yên cầu là minh chứng cho đề. Lưu ý, một dẫn

chứng có thể sử dụng cho nhiều đề khác nhau, giáo viên hướng dẫn cho HS
vận dụng sự kiện liên quan đến nhân vật vào từng vấn đề cụ thể.
+ Phần thân bài không viết lan man, dài dòng. Tất cả các ý phải xốy vào
nhiệm vụ làm sáng vấn đề, tránh nghĩ gì viết đó, câu từ bóng bẩy, biểu cảm
q nhiều, khơng thuyết phục. Trong q trình ơn luyện, GV bồi dưỡng phải
kiên trì tìm ra ưu điểm và hạn chế của từng em để rèn luyện. Những thao tác
nào chưa tốt, GV cần cho các em luyện nhiều hơn. Đối với những HS còn đưa
quá nhiều biểu cảm vào bài viết, GV phải bám sát để “gọt” dần dần, tránh
việc HS làm mất màu sắc và đặc trưng của văn nghị luận.
- Kết bài: Kết bài được coi như phần “vĩ thanh” của bài viết, sao cho vừa
khái quát được những ý đã trình bày ở thân bài, vừa tạo dư ba ở người đọc bởi
những nhận xét, đánh giá khái qt, đích đáng được rút ra từ q trình phân
tích, chứng minh, bình luận trước đó. Tuy nhiên, HS thường viết rất hời hợt,
khơng chủ tâm luyện phần này. Vì vậy, GV ôn luyện phải nhấn mạnh tầm
quan trọng của kết bài, luyện cho HS nhiều hơn.
+ Phần kết bài là một đoạn văn độc lập, từ hai câu trở lên. GV hướng dẫn
HS dùng những từ ngữ có ý nghĩa khái quát để thâu tóm vấn đề. Có thể sử
dụng một ý tưởng tương tự như một câu danh ngơn, một vài câu thơ...để khép
lại vấn đề, có thể kết bài theo kiểu đầu cuối tương ứng hoặc cuối phần kết bài
có thể đặt ra một câu hỏi để khơi gợi sự suy nghĩ nơi người đọc.
Ví dụ: Phần kết bài đề văn từ câu nói của nguyên Tổng thống Mĩ Barack
Obama nói về sự thay đổi của con người trong cuộc sống, em Võ Thị Thanh
Xuân viết:
Thay đổi xã hội, thay đổi loài người đâu phải là việc của riêng ai mà đó là
việc của tơi, của bạn, của chúng ta. Hơn hết, chính ta biết ươm mầm phát
“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị

Giang
triển tài năng của mình. Barack Obama có lẽ rất chân thành khi cho ta một
lời khuyên như thế. Vì vậy, khơng bây giờ thì khơng bao giờ, hãy bắt tay vào
hành động, hãy thay đổi mình và thay đổi cuộc sống. Biết đâu mai sau, cuốn
lịch vạn niên sẽ ghi dấu một phần tên tôi và tên bạn – những người làm nên
lịch sử lồi người?
Ví dụ kết bài cho bài nghị luận về câu chuyện “Hai hạt mầm”, em Trương
Thị Thu Huyền viết: R. Ta – go, nhà thơ Ấn Độ cho rằng “Thà làm một bông
hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy, cịn hơn giữ ngun hình
nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông”. Lời chia sẻ của R. Ta – go
cũng chính là lời nhắn nhủ phía sau câu chuyện “Hai hạt mầm” – hãy sống
chủ động, mạnh mẽ để tỏa sáng, để sống trọn vẹn với hai chữ con người mà
tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta, để khi khép lại hành trình sống, trong từ
điển cuộc đời mình sẽ khơng có hai từ nếu như hoặc giá thì...[3]
- Viết bài: Trên cơ sở rèn luyện những kĩ năng viết mở bài, thân bài, kết
bài, giáo viên cho HS viết thành các bài hoàn chỉnh. GV cũng nên nhấn mạnh,
HSG không chỉ tập trung vào việc giải quyết một đề văn mà còn phải bày tỏ,
chia sẻ quan điểm của riêng mình trước vấn đề. Sau đó, HS phải kiểm tra lại
kết quả bài làm.
+ Ngồi các bài kiểm tra thì phần viết bài chủ yếu được HS thực hiện ở
nhà. GV sẽ đọc và nhận xét bài làm cho HS. Sau đó, HS trao đổi bài viết cho
nhau, học tập lẫn nhau để hoàn thiện bài viết và nhất thiết HS phải viết lại nếu
chưa đạt yêu cầu.
2.3.1.7 Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả ôn luyện của học sinh
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả ôn tập của HS cũng là một giải
pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả ơn luyện HSG mơn Ngữ văn
ở trường THPT. Nó vừa giúp HS hiểu rõ mình đã nắm chắc được những kiến
thức và kĩ năng cơ bản ở mức độ nào theo yêu cầu của chuyên đề nghị luận xã
hội, vừa góp phần quan trọng giúp GV ơn luyện điều chỉnh phương pháp ôn
luyện hợp lý, kịp thời uốn nắn, bổ sung những chỗ hổng về kiến thức, những

sai sót về kĩ năng của HS.
- Bồi dưỡng HSG là quá trình lâu dài, GV phải xây dựng kế hoạch với nội
dung, mục tiêu cụ thể. Trong đó, kiểm tra, đánh giá là một phần quan trọng
trong mục tiêu đó. Để giúp HS trưởng thành trong tư duy và nhận thức xã hội,
GV phải xây dựng ngân hàng đề để ôn luyện và kiểm tra.
- Sau khi ôn tập xong một dạng đề nghị luận xã hội, giáo viên cho học sinh
kiểm tra để đánh giá mức độ nắm bắt vấn đề, kĩ năng vận dụng kiến thức của
học sinh.
- Giáo viên ơn luyện kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá:
+ HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau sau mỗi bài viết, bày tỏ suy nghĩ về
những gì đã hài lòng và chưa hài lòng về bài viết, tự nhận xét mức độ bài làm
của mình.
+ Trong quá trình ơn luyện, chúng tơi thường trao đổi với thầy cô giáo cũ,
hiện đang giảng dạy tại một số tỉnh phía Bắc, có kinh nghiệm bồi dưỡng đội
“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
tuyển để xin một số đề và đáp án tham khảo. Sau đó, chúng tơi cho HS kiểm
tra, chụp và gửi bài qua email để nhờ thầy cô chấm, góp ý để điều chỉnh
phương pháp bồi dưỡng.
Minh chứng: Một trong thầy cô chúng tôi thường trao đổi là thầy Trịnh
Trọng Nam- Phó Phịng THPT(thạc sĩ chun Viên Ngữ văn) cốt cán trong bộ
mơn Ngữ văn tỉnh Thanh Hóa, thường xuyên được mời đi ra đề thi HSG các
cấp, có nhiều thành tích trong việc bồi dưỡng HSG. Đặc biệt, sau kì thi HSG
tỉnh năm học 2017 – 2018, chúng tôi đã được thầy định hướng để xây dựng
hướng ôn luyện, thường xuyên trao đổi chuyên môn qua điện thoại, nhờ thầy
chấm bài góp ý chi tiết cho HS.

Kiểm tra, đánh giá thực sự trở thành động lực thúc đẩy học sinh tích cực,
tự giác, học tập, nâng cao chất lượng và hiệu quả ôn luyện.
2.4 Hiệu quả thu được khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt
động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1 Hiệu quả thu được.
Sáng kiến đã được áp dụng thử và áp dụng chính thức tại trường THPT
Thạch Thành 3 từ năm học 2016 – 2017 đến nay đã mang lại nhiều lợi ích
thiết thực.
- Nếu trước khi chưa áp dụng SKKN ít giáo viên cịn tỏ ra lúng túng, than
phiền, thậm chí nhiều giáo viên khơng hồn thành được nhiệm vụ năm học
khi khơng có phương pháp dạy chun đề nghị luận xã hội, thì kể từ khi áp
dụng sáng kiến này, giáo viên đều cảm thấy chủ động hơn trong việc ôn
luyện. Điều này tạo cơ sở quan trọng để nâng cao thành tích, tiếng vang của
nhà trường, của tổ chuyên môn, và cá nhân trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Những học sinh có tố chất sẽ có điều kiện phát huy khả năng và niềm
đam mê của mình. Nhưng bên cạnh đó, những em chưa từng tham gia đội
tuyển trước đó cũng có cơ hội được học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ
năng và khẳng định được giá trị của bản thân mình. Học sinh hứng thú hơn
khi làm văn nghị luận xã hội, nắm vững các kĩ năng làm văn, tiếp cận được
nhiều dạng đề, từ đó rèn luyện được nhiều thao tác nghị luận.
2.4.2 Sử dụng những giải pháp trong sáng kiến xây dựng thành một tiết
dạy cụ thể trong chương trinh Ngữ Văn 10.
Với nội dung cho phép tôi xin đưa phần giáo án thực nghiệm này vào
phần phụ lục của sáng kiến. Kết quả cụ thể qua các kì thi học sinh giỏi như
sau:
Trước khi áp dụng sáng kiến: Kết quả thi học sinh giỏi tỉnh lớp 20142016
Số học sinh đạt giải
SL đạt
Năm học
giải/SL tham

Khuyến
Nhất
Nhì
Ba
gia
khích
2014 - 2015
3/5
0
0
1
2
2015 –2016
3/5
0
0
2
1
Sau khi áp dụng sáng kiến (Từ năm học 2016 – 2017 đến nay)
“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
Năm học
2016 - 2017

Học sinh giỏi tỉnh lớp 12
SL đạt giải/SL

Nhất
Nhì
Ba
tham gia
4/5

0

2

KK

1

1

2017 - 2018
5/5
0
1
3
1
Từ việc thống kê số lượng học sinh giỏi đạt được qua các năm, điều dễ
thấy là khi chưa áp dụng sáng kiến này kết quả thi học sinh giỏi chưa cao, cả
về số lượng và chất lượng giải. Còn sau khi áp dụng sáng kiến, kết quả thi học
sinh giỏi ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng.
III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được khi áp dụng sáng kiến
+ Đề tài có tính mới, khoa học, có hệ thống, thiết thực, phù hợp với định

hướng thi học sinh giỏi hiện nay. Những giải pháp trong đề tài đã được các
giáo viên trong tổ Ngữ văn của trường THPT Thạch Thành 3 áp dụng thực
hiện để bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi mơn Ngữ văn, đạt được những
thành tích cao.
+ Kết quả thi học sinh giỏi của trường THPT Thạch Thành 3 nói chung và
của tổ Ngữ văn nói riêng qua các kì thi đã có sự thay đổi. Giáo viên tham gia
bồi dưỡng học sinh giỏi ln có sự chủ động, mạnh dạn, ít gặp những lúng
túng và vướng mắc như trước đây khi chưa áp dụng sáng kiến. Giáo viên
thuận lợi hơn khi dạy chuyên đề nghị luận xã hội, tạo được niềm tin cho Ban
giám hiệu, các bậc cha mẹ học sinh và học sinh.
3.2 Kiến nghị.
- Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và
học sinh tham gia đội tuyển.
- Tổ chuyên môn phải phân công chuyên môn một cách hợp lý.
- Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng phải nhiệt tình, tâm huyết, năng động,
sáng tạo, không ngừng học tập, nâng cao chuyên môn.
- Học sinh tham gia đội tuyển phải: có lịng u thích bộ mơn, có khả
năng tư duy tốt, có ý thức tự học, thích đọc, thích khám phá những kiến thức
mới.

“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 4 năm 2018.


Phó Hiệu trưởng

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác

Đỗ Duy Thành

.

Hồ Thị Giang

TÀI LIỆU THAM KHẢO
“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
1. [1] Ban tổ chức kì thi, Tổng tập đề thi olympic 30 tháng 4 Ngữ văn
10 NXB ĐHQGHN, 2010-02014
2. [2] Ban tổ chức kì thi, Tổng tập đề thi olympic 30 tháng 4 Ngữ văn
11 NXB ĐHQGHN, 2010-02014
3. Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 10 NXB GD
Việt Nam
4. Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Ngữ văn THPT SGD ĐT
Thanh Hóa, 2015
5. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo
loại thể NXB ĐHQGHN, 2001.
6. Sách phương pháp dạy học tác phẩm văn chương của tiến sĩ Nguyễn

Viết Chữ.
7. Phan Trọng Luân, Phương pháp dạy học văn, NXB GD, 1999
8. Đặng Thiêm, Kinh nghiệm dạy giảng văn ở cấp II, THPT (NXB GD,
1970
9. [2] [3] Sách Hạt giống tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng
Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh
10.[5] Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn
lớp 10 (NXB GD Việt Nam)
11.[6] Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn lớp 10 (NXB HN – Nguyễn Văn
Đường chủ biên)
12.Nhiều tác giả, Sách giáo khoa Văn học lớp 10, 11, 12, NXB GD,
2002..
13.Nhiều tác giả, Sách giáo viên Văn học lớp 10, 11,12, NXB GD, 2000.
14.Nguyễn Huy Tưởng, Tác giả và tác phẩm, NXB giáo dục, 2001.
15.Lê trung Thành, Về một giờ dạy tốt tác phẩm văn chương, Tạp chí
NCGD số 12 năm 1997.
16.Sách bồi dưỡng chuyên đề thực hiện SGK Ngư văn lớp 10, 11,lớp
12,. NXB GD Phan Tọng Luận – Trần Đình Sử chủ biên.

DANH MỤC
“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


Sáng kiến kinh nghiệm - Trường THPT ThạchThành 3 - Hồ Thị
Giang
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: HỒ THỊ GIANG

Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Thạch Thành 3
Cấp
đánh giá Kết
quả
Năm học
xếp
loại đánh
giá
TT
Tên đề tài SKKN
đánh giá xếp
(Phòng,
xếploại(A,B
loại
Sở,
, hoặc C)
Tỉnh...)
1.
Giờ trả bài kiểm tra là
2009
giờ sửa lỗi chính tả,
Sở
phát âm sai cho học sinh giáo dục
C
dân tộc thiểu số trường và Đào tạo
THPT Thạch Thành 4.
2.
Áp dụng những hình

2010
thức đặt câu hỏi cảm thụ
Sở
để dạy học tác phẩm văn giáo dục
chương nhằm kích thích và Đào tạo
C
hứng thú hoc của HS lớp Thanh
12 trường THPT Thạch Hóa
Thành 4.
3.
Áp dụng những phương
2011
pháp dạy học thơ Đường
Sở
vào dạy học tác phẩm
giáo dục
thơ Đường trong chương
và Đào tạo
B
trình Ngữ Văn lớp 10
Thanh
nhằm gây hứng thú học
Hóa
tập cho HS trường
THPT Thạch Thành 4
4.
Sử dụng hình thức đặt
Sở
C
2013

câu hỏi cảm thụ vào dạy giáo dục
tác phẩm văn học lớp 11 và Đào tạo
nhằm kích thích hứng Thanh

“Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn
Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 3- Chuyên đề nghị luận xã hội”


×