Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

nghiên cứu hiệu quả phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tuỷ bằng phương pháp tập thở tự điều khiển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.54 KB, 29 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương tủy là tình trạng tủy sống bị phá hủy mà hậu quả gây
ra sự thay đổi, có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn về cảm giác, vận động và
chức năng tự động. Tổn thương tuỷ sống thường gặp ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới với một tỷ lệ mắc vào khoảng 15 đến 40 trường hợp
trên 1 triệu người mỗi năm. Nguyên nhân chủ yếu của tổn thương tuỷ là
do chấn thương. Theo Lali H.S. Sekhon và Michael G. Fehlings(2001)
ước tính tại Mỹ có khoảng 12000 ca tổn thương tuỷ mỗi năm trong đó
có khoảng 4000 ca tử vong trước khi được đưa đến viện và 1000 ca tử
vong tại bệnh viện, chi phí cho điều trị lên tới hàng trăm triệu đô la. Ở
Việt Nam, tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng chỉ riêng tại Bệnh
viện Bạch Mai từ năm 2008 – 2010, Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận điều trị khoảng 550 bệnh nhân bị tổn
thương tuỷ sống trong đó chủ yếu là tổn thương tuỷ cổ và tuỷ ngực. Tổn
thương tuỷ sống là một trong những căn bệnh ảnh hưởng nhiều nhất đến
chất lượng cuộc sống của người bệnh do tính chất đa tổn thương và được
mô tả như một bệnh ít khả năng chữa được. Là một loại tổn thương thần
kinh đặc biệt, bên cạnh biểu hiện lâm sàng liệt 2 chi dưới hoặc liệt tứ
chi thì với mức tổn thương từ khoanh tủy T 6 trở lên còn ảnh hưởng rất
nhiều đến chức năng hô hấp của người bệnh do tổn thương giảm hoặc
mất sức mạnh, sự bền bỉ của các cơ hô hấp mà hậu quả thể dẫn đến tử
vong hoặc những bệnh lý hô hấp mạn tính. Những biến chứng hô hấp là
một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh
nhân. Do vậy đây là một vấn đề rất được chú trọng tại các trung tâm
điều trị tổn thương tuỷ ở các nước phát triển. Tại Việt Nam việc chăm
sóc hô hấp cho bệnh nhân tổn thương tuỷ sống cũng đã bắt đầu được
quan tâm, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá chức năng hô hấp,
cũng như nghiên cứu giải pháp can thiệp phục hồi chức năng cho những
đối tượng bệnh nhân này. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu hiệu quả phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân chấn
thương cột sống có liệt tuỷ bằng phương pháp tập thở tự điều khiển”


nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu chức năng hô hấp ở bệnh nhân bị chấn thương tuỷ
sống sau giai đoạn choáng tuỷ.
2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp tập thở tự điều khiển trong
phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân chấn thương tuỷ sống


2
Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Rối loạn hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong và tàn phế ở nhũng bệnh nhân bị chấn thương cột sống có liệt
tủy. Chính vì thế nghiên cứu tìm giải pháp can thiệp cho vấn đề này là
hết sức cần thiết.
2. Đây là vấn đề lần đầu tiên nghiên cứu tại Việt Nam
3. Đánh giá được chức năng hô hấp và một số yếu tố ảnh hưởng
đến chức năng hô hấp ở các đối tượng nghiên cứu.
4. Bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp tập thở tự điều
khiển trong phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân chấn thương tủy sống.
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Luận án gồm 112 trang với 23 bảng, 20 hình, 11 biểu đồ và 2 sơ đồ
bao gồm: Đặt vấn đề 2 trang, tổng quan 41 trang, đối tượng và phương
pháp nghiên cứu 17 trang, kết quả nghiên cứu 24 trang, bàn luận 25 trang,
kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang.
Chương 1
TỔNG QUAN
Khác với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tổn thương hô hấp cơ bản
là tắc nghẽn đường dẫn khí còn ở một bệnh nhân chấn thương tủy sống
lại là do mất sức mạnh các cơ hô hấp. Vì vậy chăm sóc hô hấp là một vấn

đề hết sức quan trọng mang tính cấp thiết, trong nhiều trường hợp đây
còn là vấn đề quyết định sự sống còn của người bệnh. Chăm sóc hô hấp ở
bệnh nhân chấn thương tủy nhằm gia tăng sức mạnh cơ hô hấp, gia tăng
khả năng làm sạch phổi và phế quản, cải thiện di động lồng ngực, sự giãn
nở lồng ngực và phổi, ngăn ngừa các biến chứng ở phổi đặc biệt là viêm
phổi, xẹp phổi, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở
những bệnh nhân chấn thương tủy sống. Các biện pháp điều trị vật lý
lồng ngực có thể được áp dụng trong giai đoạn này đó là: dẫn lưu tư thế
kết hợp với vỗ, rung lồng ngực có tác dụng làm sạch đường hô hấp, làm
thông thoáng đường dẫn khí. Ngoài ra thông khí nhân tạo xâm nhập hoặc
không xâm nhập cũng được chỉ định khi cần thiết. Tập thở là phương
pháp hữu hiệu có tác động tích cực nhằm tăng sức mạnh của các cơ hô
hấp tổn thương. Phương pháp này nên được tiến hành khi bệnh nhân đã
kiểm soát được các thông số sống về hô hấp và huyết động.
Theo Colin F. Mackenzie đối với những bệnh nhân còn khả năng
thở chủ động và những bệnh nhân được thông khí nhân tạo thì phương
pháp điều trị vật lý lồng ngực đều có tác dụng ngăn ngừa xẹp phổi và


3
nguy cơ viêm phổi. Vì lý do bệnh nhân liệt tứ chi có sự suy giảm về
dung tích sống, thể tích dự trữ thở ra và thể tích thở ra tối đa giây cho
nên các biến chứng về hô hấp là rất phổ biến. Thêm vào đó do liệt các
cơ thân mình và các cơ bụng làm cho người bệnh không còn khả năng
thay đổi tư thể để tạo ra ho, cộng thêm chức năng cơ hoành bị hạn chế
do cơ bụng và các cơ liên sườn bị liệt làm cho những biến chứng về hô
hấp trở lên phức tạp hơn. Trong những trường hợp này thì việc tập
mạnh cơ cần được chú trọng. Đối với những trường hợp tổn thương
hoàn toàn từ mức C3 trở lên do mất hoàn toàn chức năng cơ hoành nên ở
giai đoạn đầu thông khí nhân tạo xâm nhập gần như là bắt buộc với mục

tiêu duy trì thông khí hô hấp và sự sống cho người bệnh. Nếu bệnh nhân
chuyển sang được giai đoạn phục hồi thì phương pháp tập thở được áp
dụng những đối tượng này chính là phương pháp tập thở lưỡi hầu vì khi
thực hiện kỹ thuật tập thở này người bệnh cần huy động sử dụng các cơ
ở miệng, vùng hầu họng và thanh quản như là một cái bơm hô hấp để
làm căng phổi tạo ra một tác dụng tương tự như là sự di động của hàm
ếch và các thành phần tham gia hô hấp khác. Phương pháp tập thở này
đạt được hiệu quả trong việc làm gia tăng dung tích phổi, giúp ho tốt
hơn và làm sạch chất thải tiết đường hô hấp tốt hơn các cách thở không
có sự hỗ trợ. Cách tập thở này cũng làm tăng sự nhất quán trong di động
giữa phổi là lồng ngực, tăng lưu lượng đỉnh, đồng thời giúp bệnh nhân
nói được những câu dài hơn để hình thành cách thở sâu. Kỹ thuật thở
lưỡi hầu là phù hợp với những bệnh nhân mất chức năng cơ hoành hoàn
toàn vì tập thở theo phương pháp này không đòi hỏi cần có sự tham gia
của các cơ hô hấp thông thường và cũng không cần bất kỳ thiết bị máy
móc nào trợ giúp. Kỹ thuật tập thở này làm gia tăng dung tích sống, sự
nhất quán trong di động giữa phổi và lồng ngực, lưu lượng thở ra và cải
thiện tốt phản xạ ho cho người bệnh.
Trong một nghiên cứu của A Zupan về hiệu quả của tập mạnh cơ hô
hấp ở những bệnh nhân tổn thương tủy đã chỉ ra với những bệnh nhân còn
chủ động cơ hoành được áp dụng kỹ thuật tập thở hoành kháng trở (tập hít
thở sâu) sẽ mang lại cho người bệnh những lợi ích to lớn về thông khí và
trao đổi khí thông qua một loạt những tác động nhằm kiểm soát và phục hồi
sự bền bỉ và sức mạnh cơ hô hấp. Qua đó di động lồng ngực, độ giãn nở
lồng ngực, độ giãn nở hô hấp và phản xạ ho được cải thiện một cách tối đa,
đồng thời những tác động cơ học nhờ tập thở mang lại cũng tạo thuận lợi
cho quá trình tự phục hồi ở những bệnh nhân bị tổn thương tủy sống cấp
trong năm đầu tiên sau chấn thương.



4
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chọn mẫu thuận tiện, gồm 61 bệnh nhân chấn thương tuỷ từ mức T 6
trở lên đạt tiêu chuẩn nghiên cứu được điều trị tại khoa Phẫu thuật thần kinh Bệnh viện Việt Đức, sau đó được điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 10 năm 2010.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang và thử nghiệm
lâm sàng so sánh trước sau
2.2.2. Các kỹ thuật xét nghiệm thực hiện trong nghiên cứu
* Kỹ thuật đo chức năng hô hấp:
Tiến hành tại khoa Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai.
- Thiết bị đo: Máy CHESTAC - 11 sản xuất tại Nhật Bản
- Kỹ thuật đo: Trước khi đo thông thường mỗi ngày máy được
chuẩn định lại để đảm bảo máy hoạt động tốt. Tiến hành đo theo theo
tiêu chuẩn của ATS và Việt Nam.
* Kỹ thuật xét nghiệm thành phần khí máu:
Tiến hành tại khoa Sinh hóa – Bệnh viện Bạch Mai.
* Thiết bị xét nghiệm: Xét nghiệm khí máu bằng máy COBAS B
221 sản xuất tại Mỹ. Tiến hành xét nghiệm theo tiêu chuẩn và nguyên
tắc đo khí máu động mạch
2.2.3. Một số biến số nghiên cứu
- Độ giãn nở lồng ngực (ĐGNLN)
- Các tham số thông khí cần nghiên cứu: Dung tích sống thở
mạnh (FVC), thể tích thở ra tối đa giây (FEV 1, dung tích cặn chức năng
(FRC), lưu lượng đỉnh (PEF), dung tích phổi toàn phần (TLC).
- Các tham số thành phần khí máu động mạch: pH máu, áp
lực riêng phần CO2 (PaCO2), áp lực riêng phần oxy (PaO 2), độ bão hoà
O2 (SaO2).
2.3. Phương pháp tiến hành

Tiến hành thu thập số liệu theo một mẫu bệnh án thống nhất (có
phụ lục kèm theo). Bao gồm các bước: Khám sàng lọc chọn bệnh nhân
nghiên cứu, thu thập các thông số lâm sàng, test hô hấp (RT:
Respiratory test) cho tất cả các đối tượng nghiên cứu trước can thiệp.
Kỹ thuật tập thở hoành kháng trở can thiệp bao gồm:
+Tập mạnh cơ hít vào: Gồm 3 thì, mỗi thì kéo dài khoảng 5 giây


5
+Tập mạnh cơ thở ra: Tập giống tập cơ hít vào chỉ khác
nhau ở chỗ ở thì 3 bệnh nhân cố gắng thở ra tối đa.
2.4. Phương pháp đánh giá
Các biến số nghiên cứu được đánh giá ở ba thời điểm: Trước khi
can thiệp, sau can thiệp 3 tháng, sau can thiệp 6 tháng.
2.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ tiêu lâm sàng
Đánh giá độ giãn nở lồng ngực: kết quả đo được so sánh với
tham số lý thuyêt đối chiếu.
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá tham số thông khí phổi

Phân loại rối loạn thông khí theo tiêu chuẩn GOLD 2006, số
lý thuyết được tính dựa vào các phương trình hồi quy đưa ra tại
Hội nghị sơ kết 25 năm nghiên cứu chức năng phổi người Việt
Nam2.4.3 Tiêu chuẩn đánh giá thành phần khí máu
* Sự thay đổi thành phần khí máu được đánh giá theo giản đồ Davenport
2.4.4. Đánh giá kết quả can thiệp
Dựa vào mức hồi phục của 2 tham số hô hấp đại diện:
Tham số hô hấp
Tốt
Khá
Trung bình

Kém
FVC
>15%
10 - ≤ 15%
5- ≤ 10%
<5%
FEV1
>15%
10 - ≤ 15%
5- ≤ 10%
<5%
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý theo các thuật toán thống kê y học trên các phần mềm
SPSS 16.0 và STATA 10.0
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Sự thay đổi độ giãn nở lồng ngực theo mức tổn thương

ĐGNLN

Trước can thiệp
Sau 3 tháng
Sau 6 tháng

C3- C5
(n=39)

Mức tổn thương
C6- C8
T1- T6

(n=11)
(n=11)

X ± SD

X ± SD

2,19 ±
0,49
3,25 ±
0,59
3,99 ±
0,76

2,29 ±
0,79
3,29 ±
0,91
4,07 ±
1,11

p

X ± SD
3,26 ± 0,58

<0,001

4,36 ± 0,61


<0,001

4,87 ± 0,72

<0,001


6

p

*p<0,05
**p<0,05
***p<0,01

*p<0,05
**p<0,05
***p<0,01

*p<0,01
**p<0,01
***p<0,001

* Khác biệt trước và sau can thiệp 3 tháng, ** Khác biệt sau can
thiệp 3 tháng và sau can thiệp 6 tháng, *** Khác biệt trước và sau can
thiệp 6 tháng
Nhận xét: ĐGNLN ở các đối tượng nghiên cứu trước can thiệp,
sau 3 tháng can thiệp và sau 6 tháng can thiệp có sự khác biệt giữa
nhóm chấn thương tuy cổ cao và ngực cao (p<0,001), giữa nhóm chấn
thương tủy cổ thấp và ngực cao (p<0,05) nhưng lại không có sự khác

biệt giữa nhóm chấn thương tủy cổ cao và tủy cổ thấp (p>0,05).
ĐGNLN ở các đối tượng nghiên cứu được cải thiện rõ rệt sau can thiệp
so với trước can thiệp ở cả ba nhóm (p<0,01).
Bảng 3.2. Sự thay đổi độ giãn nở lồng ngực theo mức độ tổn thương

ĐGNLN

Mức độ tổn thương theo ASIA
ASIA-A
ASIA-B, C
ASIA-D
(n=29)
(n=26)
(n=6)

X ± SD
Trước can thiệp
Sau 3 tháng
Sau 6 tháng
p

X ± SD

2,32 ±
2,36 ± 0,46
0,86
3,07 ±
3,18 ± 0,49
0,94
3,59 ±

3,69 ± 0,56
1,10
*p<0,05
*p<0,05
**p<0,05 **p<0,05
***p<0,01 ***p<0,01

p

X ± SD
2,82 ± 0,50

>0,05

3,91 ± 0,44

<0,05

4,50 ± 0,49

<0,05

*p<0,01
**p<0,01
***p<0,001

* Khác biệt trước và sau can thiệp 3 tháng, ** Khác biệt sau can
thiệp 3 tháng và sau can thiệp 6 tháng, *** Khác biệt trước và sau can
thiệp 6 tháng.
Nhận xét: ĐGNLN ở thời điểm trước can thiệp không có sự khác

biệt giữa các nhóm (p>0,05), sau can thiệp 3 tháng, sau can thiệp 6
tháng có sự khác biệt giữa nhóm tổn thương tủy mức độ nặng và nhóm
tổn thương mức độ nhẹ (p<0,05) và giữa nhóm tổn thương mức độ vừa
và mức độ nhẹ (p<0,05), nhưng không có sự khác biệt giữa nhóm tổn


7
thương mức độ nặng và mức độ vừa (p>0,05). ĐGNLN cải thiện rõ rệt
sau can thiệp (p<0,001) và mức cải thiện cao nhất ở nhóm tổn thương
tủy sống mức độ nhẹ.


8
Bảng 3.3. Sự thay đổi chức năng hô hấp theo mức tổn thương sau 3 tháng
Mức tổn thương
Các tham số hô hấp
(% so với lý thuyết)

Trước can thiệp
FVC

Sau 3 tháng
p
Trước can thiệp

FRC

Sau 3 tháng
p
Trước can thiệp


FEV1

PEF

TLC

C3- C5
(n=39)
X ± SD

C6- C8(n=11)

X ± SD

T1 – T6
(n=11)
X ± SD

51,58 ±

59,21 ±

11,46

10,36

59,62 ±

66,52 ±


14,33

12,77

< 0,001

< 0,001

< 0,001

69,96 ± 8,68

73,81 ± 5,14

63,95 ±
10,82

63,02 ± 8,17
72,61 ± 4,60

71,36 ±

77,15 ±

12,81

11,00

< 0,001


< 0,001

< 0,001

59,25 ± 8,50

61,33 ± 7,80

53,76 ±
11,36

83,53 ± 4,18

61,67 ±

67,89 ±

14,20

12,34

p

<0,01

<0,01

<0,01


Trước can thiệp

40,14 ± 7,83

43,37 ± 6,69

49,17 ± 4,98

Sau 3 tháng

45,96 ± 9,77

50,52 ± 9,71

56,14 ± 4,98

p

<0,01

<0,01

<0,01

Trước can thiệp

55,34 ± 7,74

63,30 ± 4,88


65,73 ± 5,71

Sau 3 tháng

61,64 ± 9,79

69,61 ± 6,44

73,20 ± 4,02

p

< 0,001

< 0,001

< 0,001

Sau 3 tháng

72,96 ± 5,64

Nhận xét: Sau can thiệp 3 tháng các tham số hô hấp được cải thiện


9
đáng kể ở cả 3 nhóm. FVC, FRC, TLC tăng lên tạo sự khác biệt với mức ý
nghĩa p<0,001, FEV1 và PEF tạo sự khác biệt với mức P<0,01. Sự cải thiện
rõ nhất là ở những bệnh nhân tổn thương tủy ngực cao.



10
Bảng 3.4. Sự thay đổi chức năng hô hấp theo mức độ tổn thương
sau 3 tháng
Mức độ tổn thương theo ASIA
ASIA-A
ASIA-B, C
ASIA-D
Các tham số hô hấp
(n=29)
(n=26)
(n=6)
(% so với lý thuyết)

FVC

FRC

FEV1

PEF

TLC

X ± SD

X ± SD

X ± SD


Trước can thiệp

51,12 ± 12,95

56,16 ± 8,32

68,88 ± 2,70

Sau 3 tháng

57,46 ± 15,52

66,22 ± 8,80

77,94 ± 3,50

p

<0,001

<0,001

<0,001

Trước can thiệp

64,18 ± 10,61

67,62 ± 9,95


76,01 ± 3,87

Sau 3 tháng

70,98 ± 13,07

p

<0,001

<0,001

<0,001

Trước can thiệp

52,06 ± 11,32

58,49 ± 8,99

65,45 ± 4,67

Sau 3 tháng

59,32 ± 14,67

68,01 ± 9,73

77,65 ± 6,33


p

<0,01

<0,01

<0,01

Trước can thiệp

40,86 ± 9,51

43,43 ± 6,39

44,92 ± 3,12

Sau 3 tháng

45,92 ± 11,63

50,19 ± 7,27

54,85 ± 5,24

p

<0,01

<0,01


<0,01

Trước can thiệp

57,50 ± 9,20

58,25 ± 6,86

64,86 ± 5,37

Sau 3 tháng

62,94 ± 11,44

65,71 ± 7,27

73,52 ± 3,80

p

<0,001

<0,001

<0,001

76,47 ±
11,15

83,84 ± 4,44


Nhận xét: Sau can thiệp 3 tháng các tham số hô hấp được cải thiện
đáng kể ở cả 3 nhóm. FVC, FRC, TLC tăng lên tạo sự khác biệt với mức ý
nghĩa p<0,001, FEV1 và PEF tạo sự khác biệt với mức P<0,01. Sự cải thiện
rõ nhất là ở những bệnh nhân tổn thương mức độ nhẹ.


11
Bảng 3.5. Sự thay đổi chức năng hô hấp theo mức tổn thương
sau 6 tháng
Mức tổn thương
Các tham số hô hấp
(% so với lý thuyết)

Trước can thiệp
FVC

Sau 6 tháng
p
Trước can thiệp

FRC

Sau 6 tháng
p
Trước can thiệp

FEV1

PEF


TLC

C3- C5
(n=39)

C6- C8(n=11)

T1 – T6
(n=11)

X ± SD

X ± SD

X ± SD

51,58 ±

59,21 ±

11,46

10,36

62,92 ±
15,47
<0,001
63,95 ±
10,82


70,38 ±
13,69

63,02 ± 8,17
78,27 ± 6,23

<0,001

<0,001

69,96 ± 8,68

73,81 ± 5,14

75,64 ±

82,04 ±

13,39

12,30

<0,001

<0,001

<0,001

59,25 ± 8,50


61,33 ± 7,80

53,76 ±
11,36

87,51 ± 3,66

66,45 ±

73,45 ±

15,52

13,36

p

<0,001

<0,001

<0,001

Trước can thiệp

40,14 ± 7,83

43,37 ± 6,69


49,17 ± 4,98

50,37 ±

54,81 ±

11,74

11,12

p

<0,001

<0,001

<0,001

Trước can thiệp

55,34 ± 7,74

63,30 ± 4,88

65,73 ± 5,71

Sau 6 tháng

66,67 ±


75,17 ± 8,09

79,10 ± 5,14

Sau 6 tháng

Sau 6 tháng

11,48

78,59 ± 4,86

61,99 ± 5,18


12
p

<0,001

<0,001

<0,001

Nhận xét: Sau can thiệp 6 tháng các tham số hô hấp được cải thiện
đáng kể ở cả 3 nhóm. FVC, FRC, TLC, FEV 1 và PEF tăng lên tạo sự khác
biệt với mức ý nghĩa p<0,001. Sự cải thiện rõ nhất là ở những bệnh nhân
tổn thương tủy ngực cao.



13
Bảng 3.6. Sự thay đổi chức năng hô hấp theo mức độ tổn thương
sau 6 tháng
Mức độ tổn thương theo ASIA
Các tham số hô hấp
(% so với lý thuyết)

Trước can thiệp
FVC

Sau 6 tháng
p
Trước can thiệp

FRC

Sau 6 tháng
p
Trước can thiệp

FEV1

PEF

TLC

ASIA-A
(n=29)

ASIA-B, C

(n=26)

ASIA-D
(n=6)

X ± SD

X ± SD

X ± SD

56,16 ± 8,32

68,88 ± 2,70

70,27 ± 9,16

82,47 ± 4,71

<0,001

<0,001

67,62 ± 9,95

76,01 ± 3,87

51,12 ±
12,95
60,94 ±

17,47
<0,001
64,18 ±
10,61
75,12 ±

80,99 ±

13,65

11,56

<0,001

<0,001

<0,001

58,49 ± 8,99

65,45 ± 4,67

52,06 ±
11,32

88,50 ± 5,54

63,91 ±

73,70 ±


16,22

10,38

p

<0,01

<0,001

<0,001

Trước can thiệp

40,86 ± 9,51

43,43 ± 6,39

44,92 ± 3,12

55,61 ± 8,63

59,71 ± 5,89

Sau 6 tháng

Sau 3 tháng

49,83 ±

13,58

82,45 ± 6,17

p

<0,01

<0,001

<0,001

Trước can thiệp

57,50 ± 9,20

58,25 ± 6,86

64,86 ± 5,37

Sau 6 tháng

67,52 ±

71,86 ± 8,67

78,45 ± 3,78

13,25



14
p

<0,001

<0,001

<0,001

Nhận xét: Sau can thiệp 6 tháng các tham số hô hấp được cải thiện
đáng kể ở cả 3 nhóm. FVC, FRC, TLC tăng lên tạo sự khác biệt với mức ý
nghĩa p<0,001, FEV1 và PEF tạo sự khác biệt với mức P<0,01. Sự cải thiện
rõ nhất là ở những bệnh nhân tổn thương mức độ nhẹ.


15
Bảng 3.7. Sự thay đổi chức năng hô hấp theo mức tổn thương
sau can thiệp
Các tham số hô
hấp
(% so với lý thuyết)
FVC

FRC

FEV1

PEF


TLC

Sau 3 tháng
Sau 6 tháng
p
Sau 3 tháng
Sau 6 tháng
p
Sau 3 tháng
Sau 6 tháng
p
Sau 3 tháng
Sau 6 tháng
p
Sau 3 tháng
Sau 6 tháng
p

Mức tổn thương
C3- C5 (n=39)
C6- C8(n=11)
T1 – T6 (n=11)

X ± SD

X ± SD

X ± SD

59,62 ± 14,33

62,92 ± 15,47
<0,05
71,36 ± 12,81
75,64 ± 13,39
<0,05
61,67 ± 14,20
66,45 ± 15,52
<0,05
45,96 ± 9,77
50,37 ± 11,74
<0,05
61,64 ± 9,79
66,67 ± 11,48
<0,05

66,52 ± 12,77
70,38 ± 13,69
<0,05
77,15 ± 11,00
82,04 ± 12,30

72,61 ± 4,60
78,27 ± 6,23
<0,05
83,53 ± 4,18
87,51 ± 3,66

67,89 ± 12,34
73,45 ± 13,36
<0,05

50,52 ± 9,71
54,81 ± 11,12
<0,05
69,61 ± 6,44
75,17 ± 8,09
<0,05

72,96 ± 5,64
78,59 ± 4,86
<0,05
56,14 ± 4,98
61,99 ± 5,18
<0,05
73,20 ± 4,02
79,10 ± 5,14
<0,05

Nhận xét: Sau can thiệp 6 tháng các tham số hô hấp được cải thiện đáng
kể ở cả 3 nhóm, FVC, FRC, TLC, FEV 1 và PEF tăng lên tạo sự khác biệt với
mức ý nghĩa p<0,05. Sự cải thiện rõ nhất là ở những bệnh nhân tổn thương tủy
ngực cao.


16
Bảng 3.8. Sự thay đổi chức năng hô hấp theo mức độ tổn thương sau
can thiệp

Các tham số hô hấp
(% so với lý thuyết)
Sau 3 tháng

FVC

Sau 6 tháng
p
Sau 3 tháng

FRC

Sau 6 tháng
p
Sau 3 tháng

FEV1

Sau 6 tháng
p
Sau 3 tháng

PEF

Sau 3 tháng
p
Sau 3 tháng

TLC

Sau 6 tháng
p

Mức độ tổn thương theo ASIA

ASIA-A
ASIA-B, C
ASIA-D
(n=29)
(n=26)
(n=6)
X ± SD
X ± SD
X ± SD
57,46 ±
66,22 ± 8,80 77,94 ± 3,50
15,52
60,94 ±
70,27 ± 9,16 82,47 ± 4,71
17,47
<0,05
<0,05
<0,01
70,98 ±
76,47 ±
83,84 ± 4,44
13,07
11,15
75,12 ±
80,99 ±
88,50 ± 5,54
13,65
11,56
<0,05
<0,05

<0,01
59,32 ±
68,01 ± 9,73 77,65 ± 6,33
14,67
63,91 ±
73,70 ±
82,45 ± 6,17
16,22
10,38
<0,05
<0,05
<0,05
45,92 ±
50,19 ± 7,27 54,85 ± 5,24
11,63
49,83 ±
55,61 ± 8,63 59,71 ± 5,89
13,58
<0,05
<0,05
<0,001
62,94 ±
65,71 ± 7,27 73,52 ± 3,80
11,44
67,52 ±
71,86 ± 8,67 78,45 ± 3,78
13,25
<0,05
<0,05
<0,001


Nhận xét: Sau can thiệp 6 tháng các tham số hô hấp tiếp tục được cải
thiện đáng kể ở cả 3 nhóm so với thời điểm sau can thiệp 3 tháng. FVC,
FRC, TLC, FEV1 và PEF tăng lên tạo sự khác biệt với mức ý nghĩa p<0,05
ở nhóm tổn thương nặng và trung bình. Nhóm bệnh nhân tổn thương mức


17
độ nhẹ các tham số hô hấp được cải thiện tốt hơn.
Bảng. 3.9. Sự thay đổi thành phần khí máu động mạch sau can thiệp
Trước can
Sau 3 tháng Sau 6 tháng
thiệp
p
X ± SD
X ± SD
X ± SD
7,31 ± 0,05 7,34 ± 0,04 7,35 ± 0,05 <0,05
pH
87,37 ± 9,29 88,09 ± 9,20 87,99 ± 8,69 >0,05
PaO2(mmHg)
91,76 ± 3,46 92,37 ± 3,30 92,67 ± 3,37 <0,05
SaO2(%)
PaCO2(mmHg) 45,80 ± 2,51 45,43 ± 2,50 45,29 ± 2,59 <0,05
Nhận xét: Trước can thiệp khí máu động mạch ở các đối tượng
nghiên cứu rối loạn không đáng kể: pH toan nhẹ, PaO 2 bình thường,
SaO2 giảm nhẹ và PaCO2 tăng nhẹ. Sau can thiệp pH có xu hướng đỡ
toan hơn, SaO2 tăng lên, PaCO2 giảm hơn tạo lên sự thay đổi nhỏ có ý
nghĩa với p>0,05. Trong khi PaO2 không thay đổi.
Thành phần khí

máu động mạch

Bảng 3.10. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng hô hấp qua phân
tích hồi quy tuyến tính bội
Các yếu tố
Mức
tổn thương*
Loại
tổn thương**
Hút thuốc lá
hiện tại
Hạ huyết áp
tư thế
Nhiễm trùng
tiết liệu

Biến
Hệ số B
phụ thuộc
FVC%
FEV1%
PEF%
FVC%
FEV1%
PEF%
FVC%
FEV1%
PEF%
FVC%
FEV1%

PEF%
FVC%
FEV1%

9,29
7,11
6,01
12,17
11,37
5,95
-0,17
-0,12
-0,003
-7,29
-7,39
-5,28
- 2,94
-1,80

R2

CI (95%)

Mức ý
nghĩa

0,52
0,44
0,42
0,52

0,44
0,42
0,52
0,44
0,42
0,52
0,44
0,42
0,52
0,44

6,24 →12,34
4,08 → 10,14
3,73 →8,30
7,33→17,00
6,56 → 16,18
2,32 → 9,58
-4,84 → 4,50
-4,77 → 4,53
-3,51 →3,50
- 13,98 → - 0,59
-14,06 → -0,72
-10,31 → -0,25
-7,96 →2,06
-6,79 → 3,19

0,000
0,000
0,000
0,000

0,000
0,002
0,942
0,959
0,999
0,034
0,030
0,040
0,244
0,473


18
PEF%

-1,64

0,42

-5,41 →2,11

0,384

* Mức tổn thương: C3- C5: Mức 1; C6-C8: Mức 2; T1-T6: Mức 3
** Loại tổn thương: Tổn thương hoàn toàn ASIA-A: Bậc 1; Tổn
thương không hoàn toàn ASIA-B: Bậc 2; Tổn thương không hoàn toàn
ASIA-C: Bậc 3; Tổn thương không hoàn toàn ASIA-D: Bậc 4
Nhận xét: Sau khi khử nhiễu và tương tác, kết quả phân tích đa biến
cho thấy các biến số ảnh hưởng đến 3 tham số hô hấp đại diện có mức ý nghĩa
thấp hơn 10% (giá trị p<0,10) sẽ được giữ lại trong mô hình bao gổm: Mức

tổn thương, loại tổn thương và tụt huyết áp tư thế.
Bảng 3.11. Sự tương quan giữa ĐGNLN với các tham số hô hấp
Các tham số hô hấp

Hệ số B

R2

p

FVC (L)

0,69

0,48

0,002

FRC (L)

1,10

0,52

0,000

FEV1(L)

0,74


0,45

0,002

PEF(L/s)

0,36

0,38

0,003

TLC(L)

0,40

0,32

0,01

Nhận xét: Các tham số FVC, FRC, PEF, TLC và FEV1 đều có tương
quan thuận với biến số ĐGNLN.
Bảng 3.12. Sự tương quan giữa FVC với từng tham số hô hấp
Các tham số hô hấp

Hệ số B

R2

p


FRC (L)

0,99

0,44

< 0,001

FEV1(L)

1,05

0,81

< 0,001

PEF(L/s)

0,54

0,67

< 0,001

TLC(L)

0,69

0,61


< 0,001

Nhận xét: Các tham số FRC, PEF, TLC và FEV1 có tương quan thuận
chặt chẽ với tham số FVC (p<0,001).
Bảng 3.13. Kết quả điều trị sau can thiệp
Kết quả điều tri

n

Tỷ lệ (%)

Tốt

17

27,9


19
Khá

25

41

Trung bình

8


13,1

Kém

11

18

Tổng

61

100

Nhận xét: Kết quả điều trị chung cho thấy tỷ lệ thành công sau
can thiệp (tốt, khá) là khá cao 68,9%. Tuy nhiên, tỷ lệ điều trị không
hiệu quả từ nghiên cứu này là 18%
Bảng 3.14. Kết quả điều trị theo mức độ tổn thương
Kết quả
điều tri

Mức độ tổn thương theo ASIA
Tổng

Tốt

ASIA-A
n
%
5

17,2

ASIA-B,C
n
%
10
38,5

ASIA-D
n
%
2
33,3

Khá

9

31,0

12

46,2

4

66,7

25/41%


Trung bình
Kém

5

17,2

3

11,5

0

0,0

8/13,1%

10

34,6

1

3,8

0

0,0

11/18%


Tổng

29

100

26

100

6

100

61/100%

17/27,9%

Nhận xét: Kết quả điều trị tốt và khá gặp chủ yếu ở nhóm tổn
thương mức độ vừa và nhẹ, kết quả điều trị kém >90% gặp ở nhóm tổn
thương mức độ nặng. Sự khác biệt về kết quả điều trị giữa các nhóm có
ý nghĩa với p<0,05.
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Các tham số lâm sàng và xét nghiệm của các đối tượng nghiên
cứu trước can thiệp.
4.1.1. Độ giãn nở lồng ngực (ĐGNLN)
Trong nghiên cứu này (bảng 3.1; 3.2) chúng tôi thấy ĐGNLN
giảm nhiều so với chỉ số bình thường ở tất cả các đối tượng nghiên cứu,

trong đó giảm nhiều nhất ở nhóm chẩn thương tủy cổ cao (2,19 ± 0,49
cm) và nhóm chấn thương tủy cổ thấp (2,29 ± 0,79 cm), nhóm chấn
thương tủy ngực cao có ĐGNLN tốt hơn (3,26 ± 0,58cm). Không có sự


20
khác biệt giữa nhóm chấn thương tủy cổ cao và nhóm chấn thương tủy
cổ thấp (p>0,05), nhưng lại có sự khác biệt giữa 2 nhóm chấn thương
tủy cổ cao và chấn thương tủy ngực cao (p<0,001) và giữa 2 nhóm chấn
thương tủy cổ thấp và chấn thương tủy ngực (p<0,01). Khi nghiên cứu
về ảnh hưởng của mức độ tổn thương chúng tôi nhận thấy: mức độ tổn
thương tủy cũng ảnh hưởng đến mức giảm ĐGNLN của người bệnh. Tuy
nhiên, chỉ có sự khác biệt giữa nhóm tổn thương nặng và nhẹ (p<0,05),
giữa nhóm tổn thương vừa và nhóm tổn thương nhẹ (p<0,05) mà không
có khác biệt giữa nhóm tổn thương nặng và nhóm tổn thương vừa
(p>0,05). ở nhóm tổn thương nặng ĐGNLN là 2,35 ± 0,87, nhóm tổn
thương vừa chỉ số này là 2,36 ± 0,46 và nhóm tổn thương nhẹ là 2,82 ±
0,50. Cở sở để giải thích cho những kết quả này có thể lý giải như sau: khi
tổn thương tủy hoàn toàn trên mức C 3 hoặc ngang C3 sẽ gây liệt hoàn toàn
cả cơ hít vào và cơ thở ra, khi đó hô hấp của bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn
vào thông khí nhân tạo hoặc kích thích thần kinh cơ hoành. Ở mức tổn
thương thấp hơn thì cơ hội thở không cần thông khí nhân tạo đã được
chứng minh. Scanlon et theo dõi nhận thấy với 1 tháng sau chấn thương có
thể xuất hiện tình trạng giảm giãn nở phổi và điều này không hề thay đổi
trong cả 1 năm sau đó. Giảm giãn nở phổi cũng là một lý do cản trở giãn nở
lồng ngực và hậu quả của tổn thương phổi mạn tính do tái nhiễm nhiều lần.
Nguyên nhân gây giảm giãn nở phổi cho đến nay vẫn chưa rõ ràng nhưng
cũng được quy cho một phần do giảm thể tích phổi, một phần do sự thay
đổi tính chất sinh cơ học của phổi do sự biến đổi của surfactant mà sự biến
đổi này diễn ra rất nhanh chóng gây giảm nhanh thể tích phổi.

4.1.2. Các tham số hô hấp
Kết quả của bảng 3.3 cho thấy nhóm tổn thương tủy cổ cao: FVC
giảm 48,42%, FRC giảm 36,05%, FEV1 giảm 46,24%, PEF giảm
59,84%, TLC giảm 44,66% so với giá trị lý thuyết. Nhóm tổn thương
tủy cổ thấp: FVC giảm 40,79%, FRC giảm 30,04%, FEV1 giảm 40,75%,
PEF giảm 56,63, TLC giảm 36,70% so với giá trị lý thuyết. Nhóm tổn
thương tủy ngực cao: FVC giảm 39,98%, FRC giảm 26,19%, FEV 1
giảm 38,67%, PEF giảm 50,83%, TLC giảm 34,27% so với giá trị lý
thuyết. Như vậy các tham số hô hấp (được đánh giá bằng test hô hấp)
đều giảm nặng ở cả 3 nhóm tổn thương, đặc biệt là nhóm chấn thương
tủy cổ cao. Ở nhóm tổn thương tủy ngực cao các tham số này thể hiện
trên test hô hấp cao hơn so với 2 nhóm còn lại (p<0.05). Sở dĩ có hiện
tượng này xảy ra theo ý kiến của các tác giả Lati H.S. Sekhon, DiMarco A.
F, Kang S. W và M. Beth Zimmer cho rằng với mức tổn thương tủy cổ


21
làm suy yếu hầu hết các cơ hô hấp trong đó quan trọng nhất là tổn
thương cơ hoành và cơ liên sườn ngoài là những cơ quan trọng của thì
hít vào và điều này ảnh hưởng chủ yếu đến các chỉ số FVC trong khi
các thể tích và dung tích thở ra ít bị ảnh hưởng hơn vì bình thường thì
thở ra là thì thụ động trừ thở ra gắng sức. Hơn nữa trong thì thở ra gắng
sức có áp lực nén lên đường dẫn khí vì thế nếu áp lực của lồng ngực
càng thấp thì áp lực nén lên đường dẫn khí cũng thấp và như vậy ít có
sự gia tăng kháng trở, do đó ở những bệnh nhân có mức độ liệt cơ càng
nặng thì sự gia tăng kháng trở đường thở càng ít. Tuy nhiên, do tổn
thương đồng thời nhiều nhóm cơ hô hấp quan trọng gây ra những bất
thường nghiêm trọng về mặt thông khí, chính vì vậy với những bệnh
nhân tổn thương tủy cổ các tham số hô hấp thường bị ảnh hưởng nặng
nề hơn. Riêng đối với những bệnh nhân tổn thương tủy cổ hoàn toàn

ngang mức C2 –C3 thì cơ chế trên có lẽ không còn phù hợp nữa vì tình
trạng choáng tủy quá nặng cộng với tổn thương toàn bộ các cơ hô hấp
làm cho người bệnh luôn trong tình trạng thiếu dưỡng khí nên khó có
thể xác định được hầu hết các chỉ số thông khí nêu trên, do vậy thông
khí nhân tạo xâm nhập là chỉ định gần như bắt buộc. Cũng theo các tác
giả này tình trạng rối loạn thông khí càng kéo dài thì hiệu quả trao đổi
khí càng kém làm cho bệnh nhân mất dần dung tích hô hấp do RV tăng
lên. Để giải quyết vấn đề này không có cách nào khác ngoài việc tập
luyện phục hồi lại sức mạnh của cơ hô hấp bị tổn thương và tập thở là
giải pháp chính. Tổn thương tủy ngực cao ảnh hưởng chủ yếu đến các
cơ gian sườn và cơ bụng vì thế ảnh trực tiếp đến các thể tích và dung
tích thở ra, đặc biệt là FEV 1 và PEF. Tuy vậy, do cơ hoành hoạt động
trong điều kiện không thuận lợi nên sẽ góp phần làm giảm FVC. Kết
quả bảng 3.4 cho thấy kết quả của test hô hấp ở những đối tượng có mức
độ tổn thương tủy khác nhau theo phân loại của ASIA. Với mức độ nặng
(ASIA-A) và mức độ vừa (ASIA-B,C): các tham số FVC, FRC, FEV 1,
PEF và TLC giảm nhiều. Ở nhóm tổn thương mức độ nhẹ các tham số hô
hấp cao hơn tạo sự khác biệt có ý nghĩa với P<0.05.
4.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở bệnh nhân
chấn thương tủy sống
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến trong bảng 3.10
cho thấy có 3 yếu tố có liên quan đến sự thay đổi của 3 tham số đại diện
ở các mức độ khác nhau. Sau khi khử nhiễu và tương tác, kết quả phân
tích đa biến cho thấy các biến số ảnh hưởng đến 3 tham số hô hấp đại
diện có mức ý nghĩa thấp hơn 10% (giá trị p<0,10) sẽ được giữ lại trong


22
mô hình. Mô hình cuối cùng lựa chọn ra 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến
chức năng hô hấp bao gổm: Mức tổn thương, loại tổn thương và tụt huyết áp

tư thế. Yếu tố thứ nhất được đề cập trong nghiên cứu của chúng tối là mức tổn
thương tủy, yếu tố thứ hai là loại tổn thương hoàn toàn hay không hoàn toàn,
yếu tố thứ 3 là yếu tố tụt huyết áp tư thế. Mức tổn thương và loại tổn
thương có mối tương quan thuận với các tham số hô hấp. Mức tổn
thương tăng lên một mức thì FVC tăng lên 9,45%, FEV 1 tăng lên 7,21%
và PEF tăng lên 6,10% với điều kiện các biến loại tổn thương và tụt
huyết áp tư thế được kiểm soát. Loại tổn thương tăng lên 1 bậc thì FVC
tăng lên 12,79%, FEV1 tăng lên 11,75% và PEF tăng lên 6,29%, các
biến kiểm soát gồm: mức tổn thương và tụt huyết huyết áp tư thế. Biến
tụt huyết áp tư thế có mối tương quan nghịch với các tham số hô hấp.
Tình trạng tụt huyết áp tư thế sẽ làm giảm FVC 8,79%, FEV 1 8,31% và
PEF 6,10%, các biến kiểm soát bao gồm: mức tổn thương và loại tổn
thương. Mô hình giải thích 52% sự thay đổi của FVC, 44% sự thay đổi
của FEV1, và 41% sự thay đổi của PEF.
4.1.4. Mối tương quan giữa ĐGNLN với các tham số hô hấp
ĐGNLN thể hiện phần lớn hiệu lực co cơ của các cơ hô hấp,
mức độ tổn thương ĐGNLN tùy thuộc vào số lượng các cơ hô hấp bị
tổn thương (vị trí tổn thương) và mức độ tổn thương của các cơ hô
hấp (tổn thương hoàn toàn hay không hoàn toàn). Chính vì thế khi
chỉ số này giảm sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến các tham số
hô hấp. Kết quả bảng 3.11 đã chỉ ra ĐGNLN có tương quan khá chặt
chẽ với các tham số hô hấp ở các mức độ khác nhau. Trong đó tương
quan với FVC (R2 = 0,48; p=0,002), FRC (R2 = 0,52; p=0,001), với
FEV1 (R2 = 0,45; p=0,002), với PEF (R2 =0,38; p<0,003), với TLC
(R2 = 0,32; p=0,01).
Trong nghiên cứu của Schilero G. J và Spungen A. M cũng chỉ ra
chấn thương tủy cổ và ngực cao làm tổn thương chức năng của các cơ
hít vào và thở ra và điều được thể hiện qua việc giảm các tham số thông
khí phổi và áp lực khoang miệng tĩnh. Ở những bệnh nhân chấn thương
tủy cổ biểu hiện rõ tình trạng giảm độ giãn nở lồng ngực và giãn nở

phổi, trong khi lại tăng giãn nở thành bụng và cứng đờ khung sườn với
di động thành ngực đảo ngược trong thi hô hấp, tất cả những lý do đó đã
làm tăng thêm gánh nặng cho các hoạt động thở của người bệnh. Tuy
nhiên, ở những bệnh nhân tổn thương tủy cổ và tủy ngực cao mà chức
năng của các cơ thở ra bị tổn thương nặng hơn chức năng của các cơ hít
vào là nguyên nhân của tình trạng ho không hiệu quả và có xu hướng


23
tăng tiết, ứ đọng dịch xuất tiết dẫn đến nguy cơ xẹp phổi. Việc giảm di
động lồng ngực ảnh hưởng sớm và trực tiếp đến thể tích khi lưu thông,
tiếp theo tham gia vào cơ chế gây giảm dung tích sống và dung tich
sống thở mạnh. Tùy theo mức tổn thương, mức độ tổn thương mà biểu
hiện mức giảm giãn nở lồng ngực thường phối hợp với giảm giãn nở
phổi và sự bất đồng vận của di động lồng ngực trong thì hô hấp cũng
như bất đồng vận giữa di động lồng ngực và di động ổ bụng đã làm cho
các tham số thông khí hô hấp giảm đáng kể.
4.1.5. Mối tương quan giữa các tham số hô hấp với FVC
FVC là một tham số đánh giá khả năng thở sâu của người bệnh, khả
năng tạo luồng khí thở ra tốc độ cao để tạo ho có hiệu quả và để làm sạch phổi.
Kết quả nghiên cứu bảng 3.12 cho thấy tham số này có tương quan với phấn lớn
các tham số hô hấp khác với các mức độ khác nhau. Các tham số FRC, PEF,
TLC và FEV1 có tương quan thuận chặt chẽ với tham số FVC (p<0,001). Trong
đó tương quan với FRC (R2 = 0,44; p<0,001), với FEV1 (R2 = 0,81;
p<0,001), với PEF (R2 = 0,61; p<0,001), với TLC (R2 = 0,61; p<0,001).
Thiếu hụt hô hấp và các biến chứng hô hấp là một trong những
nguyên nhân chủ yếu gây tàn phế và tử vong cho các bệnh nhân bị chấn
thương tủy cổ và ngực cao. Vì những lý do nêu trên mà việc đánh giá và
theo dõi đại diện tình trạng thông khí bằng cách sử dụng test hô hấp là một
trong những nội dung mang tính hữu dụng và hiệu quả nằm trong chương

trình chăm sóc toàn diện ở những bệnh nhân này. Chi phí đo FVC không
cao lại dễ thực hiện. Sử dụng test đo FVC đơn thuần sẽ dễ thực hiện hơn
test hô hấp đầy đủ trong một số hoàn cảnh. Hiệu quả lợi ích tiềm năng của
test hô hấp FVC ở bệnh nhân bị chấn thương tủy là: Phát hiện sớm các tổn
thương hô hấp và là minh chứng y học cho những diễn biến lâm sàng. Phát
hiện sớm tình trạng thiếu hụt thông khí có giá trị trong phòng ngừa các tổn
thương nặng và diễn biến của những biến chứng hô hấp. Tuy nhiên, FVC
mới chỉ đánh giá thô về bức tranh toàn cảnh thực trạng chức năng hô hấp
của người bệnh, để đánh giá một cách toàn diện hơn cần phải thực hiện các
test đo dung tích và thể tích hô hấp đầy đủ.
4.1.6. Thành phần khí máu động mạch ở các đối tượng nghiên
cứu trước can thiệp
Kết quả nghiên cứu bảng 3.9 cho thấy các thành phần khí máu động
mạch rối loạn nhẹ ở cả ba nhóm theo mức tổn thương: pH toan nhẹ, PaO 2
bình thường, SaO2 giảm nhẹ ở nhóm chấn thương tủy cổ cao và tủy cổ thấp
và bình thường ở nhóm chấn thương tủy ngực cao, PaCO 2 tăng nhẹ ở cả 3
nhóm. Khi tìm hiểu ảnh hưởng của mức độ tổn thương vận động hoàn


24
toàn hay không hoàn toàn chúng tôi cũng nhận thấy pH máu toan nhẹ,
SaO2 giảm nhẹ ở cả ba nhóm tổn thương nặng, vừa và nhẹ, PaO 2 bình
thường và PaCO2 tăng nhẹ ở cả 3 nhóm. Như vậy mức độ rối loạn các
thành phần khí máu động mạch ở các đối tượng nghiên cứu là không
đáng kể. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của MeiYun Liaw tìm hiểu về hiệu quả của tập mạnh cơ hít vào kháng trở đối
với bệnh nhân bị chấn thương tủy cổ cấp.
4.2. Các tham số lâm sàng và xét nghiệm sau can thiệp, hiệu quả
của phương pháp can thiệp
4.2.1. ĐGNLN
Kết quả bảng 3.1cho thấy ĐGNLN ở các đối tượng nghiên

cứu trước can thiệp, sau 3 tháng can thiệp và sau 6 tháng can thiệp
có sự khác biệt giữa nhóm chấn thương tuy cổ cao và ngực cao
(p<0.001), giữa nhóm chấn thương tủy cổ thấp và ngực cao
(p<0.05) nhưng lại không có sự khác biệt giữa nhóm chấn thương
tủy cổ cao và tủy cổ thấp (p>0,05).
Trước nghiên cứu ĐGNLN ở nhóm tổn thương tủy cổ cao là
2,19 ± 0,49cm, nhóm tổn thương tủy cổ thấp là 2,29 ± 0,79 cm và
ở nhóm tổn thương tủy ngực cao là 3,26 ± 0,58 cm. Sau 3 tháng
can thiệp chỉ số này ở 3 nhóm là: 3,25 ± 0,59cm; 3,29 ± 0,91cm và
4,36 ± 0,61cm tương ứng. Sau 6 tháng can thiệp đánh giá lại chỉ số
này ở 3 nhóm là: 3,99 ± 0,76cm; 4,07 ± 1,11cm và 4,87 ± 0,72cm
tương ứng. Phân tích với Paired - Samples T test cho thấy ĐGNLN
ở các đối tượng nghiên cứu được cải thiện rõ rệt sau can thiệp so
với trước can thiệp ở cả ba nhóm (p<0,01). Tiến hành nghiên cứu
ảnh hưởng của mức độ tổn thương tủy đến thay đổi ĐGNLN chúng tôi
nhận thấy (Bảng 3.2) ĐGNLN ở thời điểm trước can thiệp không có sự
khác biệt giữa các nhóm (p>0,05), sau can thiệp 3 tháng, và 6 tháng có
sự khác biệt giữa nhóm tổn thương tủy mức độ nặng và nhóm tổn
thương mức độ nhẹ (p<0,05) và giữa nhóm tổn thương mức độ vừa và
mức độ nhẹ (p<0,05), nhưng không có sự khác biệt giữa nhóm tổn
thương mức độ nặng và mức độ vừa (p>0,05). Trước can thiệp ĐGNLN
ở nhóm tổn thương mức độ nặng là: 2,32 ± 0,86 cm, nhóm tổn thương
mức độ vừa là: 2,36 ± 0,46 cm và nhóm tổn thương mức độ nhẹ là: 2,82
± 0,50 cm. Sau can thiệp 3 tháng chỉ số này ở 3 nhóm lần lượt là: 3,07 ±
0,94cm; 3,18 ± 0,49cm và 3,91 ± 0,44cm tương ứng. Sau 6 tháng can
thiệp chỉ số này thay đổi rõ rệt: 3,59 ± 1,10cm; 3,69 ± 0,56cm và 4,50
± 0,49cm tương tứng. Cũng tiến hành phân tích với Paired - Samples T


25

test chúng tôi cũng nhận thấy ĐGNLN tăng lên có ý nghĩa sau can thiệp
(p<0,05) ở nhóm tổn thương tủy mức độ nặng và mức độ vừa và mức cải
thiện cao nhất ở nhóm tổn thương tủy sống mức độ nhẹ (p<0,01).
Biểu hiện trên lâm sàng của người bệnh là giảm giãn nở phổi và
lồng ngực, tăng giãn nở thành bụng, còn khung sườn thì cứng đờ với di
chuyển thành ngực nghịch thường, tất cả những yếu tố đó đã làm gia
tăng tình trạng thiếu hụt hô hấp. Đối với những bệnh nhân này chức
năng cơ thở ra thường yếu hơn chức năng cơ hít vào gây hậu quả ho
yếu, ứ đọng dịch tiết và làm tăng nguy cơ xẹp phổi. Cơ chế gây giảm
giãn nở lồng ngực ở những bệnh này rất phức tạp, có rất nhiều quan
điểm được đưa ra nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất cho rằng
có 2 lý do chính: ảnh hưởng trực tiếp của tình trạng mất sức mạnh cơ hô
hấp (yếu tố liên quan nhiều đến mức độ tổn thương tủy hoàn toàn hay
không hoàn toàn) và sự mất đồng vận giữa di động lồng ngực và
khoang bụng (yếu tố liên quan nhiều đến mức tổn thương).Chính vì thế,
để cải thiện giãn nở phổi và lồng ngực cần phải đạt được mục tiêu gia
tăng sức mạnh và sự bền bỉ của cơ hô hấp bị tổn thương, đồng thời kiểm
soát gồng cứng cơ thành ngực để tạo thuận lợi cho cơ hoành hoạt động
hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này chúng tôi tiến hành can thiệp tập
mạnh đồng thời cả hai nhóm cơ hít vào và thở ra bằng kỹ thuật hít thở
sâu có trợ giúp và kháng trở khoang bụng. Kết quả đạt được sau 3 tháng
can thiệp ĐGNLN được cải thiện rõ đạt mức khác biệt có ý nghĩa, chỉ
số này vẫn tiếp tục được cải thiện sau 6 tháng can thiệp. Điều đó chứng
tỏ tập thở có tác động tốt đến sự hồi phục chức năng các cơ hô hấp bị
tổn thương, đồng thời góp phần kiểm soát sự di động nghịch thường của
lồng ngực.
4.2.2. Các tham số hô hấp sau can thiệp
Tham số FVC và FEV1: FVC được lựa chọn do đây là một trong
những chỉ số thông dụng nhất được sử dụng trong các test thăm dò chức
năng hô hấp, hơn nữa nó phụ thuộc trực tiếp vào sức mạnh của cơ hô hấp và

độ giãn nở hô hấp đồng thời đây cũng là chỉ số giúp lượng giá hiệu quả của
ho, FEV1 được sử dụng để đánh giá phần chức năng bảo tồn của các cơ thở
ra, đồng thời đánh giá gián tiếp lực cơ ban đầu của các cơ thở ra cũng như
kích thước của đường hô hấp trên. Trước nghiên cứu FVC và FEV 1 giảm
nhiều ở nhóm chấn thương tủy cổ cao ( 51,58% ± 11,46; 53,76% ±
11,36) và tổn thương hoàn toàn (51,12% ± 12,95; 52,06% ± 11,32).
Sau can thiệp 3 tháng FVC và FEV 1 tăng lên được 8,04% và 7,91%
tương ứng ở nhóm chấn thương tủy cổ cao, 7,31% và 8,65% tương ứng


×