Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

NGHIÊN cứu các HÌNH THÁI tổn THƯƠNG DO điện TRONG GIÁM ĐỊNH y PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.67 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN HUỆ LINH

NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG DO
ĐIỆN TRONG GIÁM ĐỊNH Y PHÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2011 – 2017

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN HUỆ LINH

NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG DO
ĐIỆN TRONG GIÁM ĐỊNH Y PHÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2011 – 2017


Người hướng dẫn khoa học:
TS. LƯU SỸ HÙNG

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng của một người trò, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Lưu Sỹ Hùng - trưởng bộ môn Y Pháp trường đại học Y Hà
Nội- trưởng khoaGiải phẫu bệnh - Pháp Y bệnh viện Việt Đức, thầy đã trực
tiếp hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn cùng em trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Hồng Thao - Viện Pháp y Quân
đội đã dành nhiều thời gian và tâm huyết góp ý, chỉnh sửa và tư vấn rất nhiều
về chuyên môn để em có thể hoàn thành nghiên cứu này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới cácthầy cô cùng toàn thể các anh chị kỹ thuật
viên tại Bộ môn Y Pháp - Trường đại học Y Hà Nội, khoaGiải phẫu bệnh Pháp Y bệnh viện Việt Đứcvì đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt
và cho em những lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin cảm ơn ban giám hiệu, phòng đào tạo đại học, các phòng ban
chức năng của trường đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho em hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tớ bạn bè và người thân
trong gia đình đã luôn ủng hộ, động viên em trong suốt thời gian thực hiện
khóa luận này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Huệ Linh


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài khóa luận “Nghiên cứu các hình thái tổn
thương do điện trong giám định y pháp” là hoàn toàn do em thực hiện dưới
sự hướng dẫn của TS. Lưu Sỹ Hùng. Các số liệu và kết quả trong nghiên cứu
là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu
nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Huệ Linh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TH

Trường hợp

CTSN

Chấn thương sọ não

VTSN

Vết thương sọ não


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH


10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Điện giật là phản ứng sinh lý hoặc thương tổn của cơ thể khi có dòng
điện chạy qua người [1]. Từ này thường dùng để mô tả các tổn thương khi
tiếp xúc với một nguồn điện có cường độ dòng điện đủ mạnh.
Điện là một nguồn năng lượng quan trọng được sử dụng rộng rãi trong
các xí nghiệp, công nông trường và trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của xã
hội. Lợi ích của dòng điện thực sự lớn lao nhưng tai biến của nó cũng vô cùng
nguy hiểm. Một dòng điện cao thế tiếp xúc với người có thể phát ra hồ quang đốt
cháy cơ thể thành than.Dòng điện sinh hoạt chạy qua cơ thể gây chết chớp
nhoáng. Chập điện ở trạm biến thế, ở đường dây tải điện lớn tạo ra những vụ nổ
và những đám cháy có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng [2].
Kể từ khi trở thành một sản phẩm thương mại vào năm 1849, điện trở
thành một trong những mặt hàng nguy hiểm nhất trong xã hội.Đi cùng với
việc sử dụng rộng rãi của điện và thương tích từ nó tăng lên, tất cả các nhân
viên y tế trong công tác điều trị nạn nhân bỏng điện phải chú ý những hiệu
ứng sinh lý và bệnh lý để có cách quản lý và chăm sóc các chấn thương gây ra
do dòng điện, đồng thời mọi người dân trong xã hội hiểu biết và phòng tránh
những nguy cơ từ điện [3].
Chức năng của giám định pháp y trong các vụ điện giật là xác định
nguyên nhân tử vong, dựng lại hiện trường vụ việc và nghiên cứu đặc điểm
tổn thương của những nạn nhân tử vong nhằm tìm ra những biện pháp phòng

tránh tai nạn, đồng thời giúp các thầy thuốc lâm sàng trong chẩn đoán, hồi sức
cấp cứu, tiên lượng và điều trị những người bị chấn thương điện được tốt hơn.


11

Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài:“Nghiên cứu các
hình thái tổn thương do điện trong giám định y pháp” được thực hiện
nhằm mục tiêu:
1. Tìm hiểu (khảo sát) một số đặc điểm dịch tễ học nạn nhân chết do điện
2. Mô tả các hình thái tổn thương ở những nạn nhân chết do điện giật


12

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Tình hình tai nạn do điện trên thế giới và Việt Nam
Trước khi phát minh ra điện, tai nạn do điện gây ra người ta chỉ biết
đếnsét đánh. Khi điện được dùng trong sản xuất và trong gia đình, các tai nạn
do điện mỗi ngày một nhiều, trong đó tai nạn do dùng điện sinh hoạt gây tử
vong nhiều nhất.
Trong xã hội công nghiệp hiện đại, phần lớn các vụ tai nạn điện nghiêm
trọng xảy ra trên các thợ điện hoặc công nhân xây dựng. Ở những nơi có nơi
cơ sở hạ tầng kém phát triển và có nhiều vụ trộm cắp điện, đa số tai nạn điện
xảy ra với những người nghiệp dư (không làm các công việc liên quan hoặc
sửu dụng nhiều đến điện) [4].
Thương tích do điện diễn ra trên toàn thế giới. Theo số liệu thống kê,
Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 50000 người điều trị tại khoa cấp cứu do thương
tích điện [4]. Thương tích điện gây ra 1.000 ca tử vong mõi năm tại Hoa

Kỳ,với tỷ lệ tử vong là 3-15% [5]. Trong số các ca tử vong do tai nạn thì có
0,8-1% là do điện, trong đó có một phần tư do sét trong tự nhiên [3]. Sét gây
thương tích nghiêm trọng cho 1000-1500 người mỗi năm trên toàn thế giới.
Tỷ lệ tử vong trong tất cả các trường hợp là khoảng 20-30%, với những người
sống sót có khoảng 74% phải chịu chấn thương vĩnh viễn và di chứng [6].
Việt Nam những năm gần đây, đi kèm với công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước là sự phát triển không ngừng của hệ thống cung cấp điện và gia
tăng số lượng lớn các thiết bị điện, từ đó tai nạn điện giật cũng tăng theo.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2015,
cả nước có 666 người chết vì tai nạn lao động thì nguyên nhân do điện giật
chiếm tới 17,2% [7]. Nguyên nhân chủ yếu do sự kiểm soát chưa chặt chẽ


13

trong bảo hộ lao động và hệ thống điện sử dụng trong lao động có độ an toàn
chưa cao, sự hiểu biết của người dân về các nguy cơ của điện còn chưa đầy đủ.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tổn thương
1.2.1 Các yếu tố vật lý của dòng điện
Mức độ nghiêm trọng của tổn thương mô và nguy cơ gây tử vong có
liên quan trực tiếp đến một số yếu tố vật lý, trong đó bao gồm cường độ dòng
điện, chiều dòng điện, điện áp, điện trở, thời gian tiếp xúc điện và đường đi
của dòng điện trong cơ thể. Để gây nên các tổn thương sinh học, cơ thể phải
bị đưa vào một mạch điện, trong đó có sự di chuyển của các điện tử đi qua các
mô [3],[5].
1.2.1.1 Cường độ dòng điện
Trong các chỉ số vật lý của dòng điện thì cường độ dòng điện là yếu tố
chính quyết định đến các tổn thương sinh học của cơ thể người bởi mức độ
tổn thương của một mô tỷ lệ thuận với số lượng thực tế của điện tích chạy qua
mô đó.

Theo định luật Ôm, ở bất kì đoạn nào của dây dẫn, cường độ dòng điện
tỷ lệ thuận giữa hiệu điện thế giữa các đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của
dây dẫn đó.Vì vậy, cường độ dòng điện qua người được xác định bằng điện áp
giữa điểm vào và điểm ra của dòng điện, bằng điện trở của tổ chức các tạng
trên đường đi của dòng điện qua cơ thể [8].
Trong bệnh lý học pháp y, chúng tôi quan tâm tới điện giật gây tử vong
và hầu hết các trường hợp tử vong là do loạn nhịp tim, tác động nguy hiểm
nhất của dòng điện là dẫn đến suy tim cấp. Các ước tính có thể khác nhau
giữa các tác giả, nhưng thông thường dòng điện có cường độ 50-80mA chạy
qua tim trong khoảng một vài giây là có thể gây tử vong. Cường độ dòng điện
cao nhất mà hầu hết mọi người có thể chịu đựng được một cách tự nguyện là
30mA khi tiếp xúc với bàn tay mà kết quả là co thắt cơ bắp gây đau đớn. Dòng


14

điện khoảng 40mA có thể làm cho nạn nhân bị mất ý thức, và dòng điện duy trì
trong một vài giây với cường độ trên 50-80mA có nguy cơ cao gây tử vong.
Tuy nhiên cường độ dòng điện là một yếu tố không cố định, nó hoàn
toàn phụ thuộc vào điện áp và điện trở của tổ chức cơ thể. Dòng điện 5080mA có thể được gây ra bởi các điện thế khác nhau tùy thuộc vào điện trở
của da là vùng có điện trở lớn nhất trên cơ thể[8],[9].
1.2.1.2 Chiều dòng điện
Theo kinh nghiệm của thợ điện thì dòng điện xoay chiều (AC) là nguy
hiểm hơn so với dòng điện một chiều (D.C); một dòng điện xoay chiều có
cường độ 50-80mA có thể gây tử vong trong vài giây, trong khi dòng điện một
chiều có cường độ 250mA tác dụng lên cơ thể trong cùng một thời gian
thường hiếm khi gây chết. Dòng điện xoay chiều có khả năng gây tử vong gấp
4-6 lần so với dòng điện một chiều. Trong khi dòng điện một chiều có thể hất
nạn nhân ra khỏi nguồn điện thì dòng điện xoay chiều lại tạo nên sự co cứng
cơ liên tục khiến cho các nạn nhân không thể thoát khỏi tình trạng tiếp xúc

trực tiếp với dây dẫn [8],[9].
Dòng điện xoay chiều cũng có nguy cơ gây rối loạn nhịp tim cao hơn
nhiều so với dòng điện một chiều. Dòng điện xoay chiều 100mA chạy qua dù
chỉ có một phần năm của một giây cũng có khả năng gây rung thất và ngừng
tim. Dòng điện một chiều có cường độ cao (trên 4A) thậm chí có thể làm cho
một tình trạng loạn nhịp tim trở lại nhịp xoang, như trong khử rung y tế [8].
1.2.1.3 Điện thế
Điện áp từ 380V trở xuống là điện áp thấp và trên 600V được coi điện
áp cao[8].Tuy nhiên trong các văn bản y tế thì các thương tích do điện áp cao
thường là điện áp lớn hơn 1000V [3],[5].
Theo luật Ôm, để có thể gây rung thất hay ngừng tim dẫn đến tử vong,
thì dòng điện phải có một điện thếtối thiểu để khi chạy qua da, vẫn tạo được


15

một cường độ dòng điện lớn hơn 50mA. Kĩ thuật hiện đại ngày nay sử dụng
các loại thiết bị có điện thế rất khác nhau, từ vài Vôn cho đến hàng triệu
Vôn.Tuy nhiên, trong giám định y pháp đa số các trường hợp tử vong xảy ra
với điện áp thấp là 110-250V, chủ yếu do điện áp này được sử dụng rộng rãi
trong lưới điện dân dụng.Các trường hợp tử vong ở điện áp dưới 100V là
không nhiều, chủ yếu do ít nguồn cung ứng dòng điện có điện thế thấp như
vậy, đồng thời, mức độ an toàn của dòng điện dưới 100V là rất cao, gần như
là vô hại. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc trong thời gian dài thì vẫn có nguy cơ gây
tử vong [6].
1.2.1.4 Thời gian tiếp xúc
Như đã nói ở trên, dòng điện có điện thế trên 110V-250V có khả năng
gây rung thất, ngừng tim khi chỉ tiếp xúc với cơ thể trong vài giây, trong khi
điện thế dưới 100V gần như là vô hại. Tuy nhiên, Polson (1963) đã báo cáo 1
case tử vong bởi dòng điện 24V ở một người đàn ông bị gắn chặt dưới một

chiếc xe điện trong vài giờ. Ngược lại, ở một điện thế cao vô cùng, chẳng hạn
như người bị điện giật bởi hệ thống truyền tải điện và các thiết bị điện tử, có
một nghịch lý có thể xảy ra đó là dòng điện như một cú sốc có thể ném các
đối tượng ra khỏi các dây dẫn, làm cho thời gian tiếp xúc của nạn nhân với
dòng điện chưa đến ngưỡng gây tổn thương tim. Bởi vậy, yếu tố thời gian là
rất quan trọng và cần được nhấn mạnh trong chấn thương điện [8].
1.2.1.5 Điện trở
Điện trở của cơ thể con người đã được ví như là một túi da chứa đầy
một chất lỏng điện phân, có điện trở cao ở bên ngoài và bên trong thấp hơn
[3]. Da là phần có điện trở lớn nhất trên cơ thể, nhất là vùng có lớp sừng dày
như bàn tay, bàn chân. Điện trở ở các vết chai bàn tay, bàn chân khô có thể đạt
1.000.000 ohms/cm2, trong khi điện trở trung bình của da thường khi khô là
5000 ohms/cm2. Điện trở này có thể giảm tới 1000 ohm/cm2 nếu tay bị ướt.


16

Dòng điện có điện thế 50V tiếp xúc với da trong vòng 6-7 giây có thể tạo nên
các nốt phồng làm cho điện trở của da giảm đi đáng kể [3],[8],[9].
Điện trở của các tạng thường không lớn do các tế bào ở dạng bán lỏng,
và máu giống như một dung dịch giàu điện tích có sức dẫn điện rất lớn.
Điện trở của da phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Độ dày lớp sừng, độ ẩm
của da, số lượng tuyến mồ hôi, sự sung huyết, độ nhiễm bẩn, diện tiếp xúc.Độ
dày của lớp sừng và độ ẩm của da có ý nghĩa đặc biệt.Người ta đã thực
nghiệm cạo lớp sừng của da tử thi và nhận thấy rằng điện trở của da có thể hạ
xuống 300 lần. Điện trở của da bị ẩm ướt do nước có thể bị hạ thấp 40-60%.
Diện tiếp xúc của da với dòng điện càng lớn thì điện trở càng giảm [2],[3],[8],
[9].
1.2.1.6 Đường đi của dòng điện trong cơ thể
Trong điện giật, phải có một con đường của các electron chạy trên một

phần của cơ thể, trong đó, các trường hợp tử vong là do dòng điện chạy qua
các cấu trúc sống còn của cơ thể. Nếu các bộ phận của cơ thể tiếp xúc với hai
cực của dòng điện (ví dụ tay phải và tay trái) thì điện trở của cơ thể ở khoảng
giữa cực vào và cực ra mang một ý nghĩa đặc biệt. Khi cơ thể tiếp xúc với
một điện cực thì dòng điện chỉ chạy qua người khi cơ thể được nối đất.Dòng
điện đi vào tại một điểm (thường là một bàn tay được sử dụng để giữ, chạm
hoặc sử dụng một số thiết bị điện) và sau đó rời khỏi cơ thể tại một điểm
thoát, thường là đến trái đất hoặc dây trung tính của nguồn cung cấp điện.
Quá trình gây tử vong là do loạn nhịp tim, thường dẫn đến rung thất, vô tâm
thu. Khi dòng điện đi qua hoặc đi trên ngực và bụng có thể dẫn đến liệt hô
hấp do co thắt của các cơ liên sườn và cơ hoành. Dòng điện đi qua đầu và cổ
có thể tạo nên một tác động trực tiếp vào não làm các trung tâm tim mạch
hoặc hô hấp đều bị tê liệt nhưng trường hợp này thường hiếm gặp [8],[9].
1.2.2 Cơ chế tác động gây thương tích của dòng điện


17

1.2.2.1 Tác động tại chỗ
Tác động tại chỗ của dòng điện trên các tổ chức và phủ tạng là do quá
trình chuyển điện năng thành các dạng năng lượng khác trong lúc truyền qua
cơ thể, có thể biểu hiện dưới dạng nhiệt năng, cơ năng và phân hủy điện giải.
- Biểu hiện rõ nhất là các hậu quả của tác động nhiệt. Việc sinh nhiệt khi
dòng điện truyền qua dây dẫn tỷ lệ trực tiếp với bình phương của cường độ
dòng điện, thời gian tác động và điện trở của dây dẫn (Định luật Jun-Lenz).
Việc tạo thành nhiệt ở những chỗ tiếp xúc có thể gây bỏng da hoặc cháy thành
than, cũng có thể làm nóng chảy một phần các chất vô cơ của xương. Trong
một số trường hợp có thể gây nóng toàn thân tới 4500C hoặc 6000C.
- Tác động cơ giới có thể gây nên các vết sượt da, các vết thương, rạn
nứt hoặc có thể gây gãy xương, cũng có thể rách quần áo và giày dép, một số

ít trường hợp có thể gây tổn thương nội tạng.
- Tác dụng điện giải: Biểu hiện bằng sự tan rã các dịch của cơ thể,
nhưng tác dụng này rất yếu và không phát hiện bằng phương pháp thông
thường khi khám nghiệm tử thi.
1.2.2.2 Tác động toàn thân (sinh học)
Tác động toàn thân trên cở thể là sự rối loạn trực tiếp các quá trình điện
có liên quan chặt chẽ đến sự sống. Do tác động của dòng điện, các quá trình
kích thích và ức chế của cơ thể bị rối loạn, làm suy yếu hoạt động tim mạch,
hô hấp và hoạt động thần kinh. Tác động này gây hiện tượng co các cơ vân và
cơ trơn. Tác động trực tiếp của dòng điện trên tim và trên hệ thần kinh trung
ương dẫn tới sự rối loạn nặng nề các chức phận sống và tiến tới tử vong nhanh
chóng.
Choáng điện, ngừng tim tiên phát hoặc ngừng hô hấp là nguyên nhân
làm cho nạn nhân chết tại chỗ. Trong đó, hầu hết cái chết do loạn nhịp tim dẫn
đến rung thất và ngừng tim. Ngừng tim cũng có thể do phản xạ vì ảnh hưởng


18

ức chế lên dây thần kinh phế vị. Ngừng hô hấp do co thắt các cơ hô hấp, hoặc
do kích thích các phản xạ trung tâm hô hấp. Cũng có thể do dòng điện đi qua
sọ não và tác động trực tiếp làm cho các trung tâm hô hấp và tim mạch đều bị
tê liệt.
Nguyên nhân gây tử vong của các trường hợp chết muộn (sau vài ngày
hoặc vài tuần) thường là do bỏng hoặc chảy máu nặng vì các mạch máu bị
hoại tử, có khi hoại tử ở xa chỗ bị bỏng [2],[8],[9].
1.3 Những biến đổi của các tổ chức và các tạng trong thương tích điện
Dòng điện qua người trong đa số các trường hợp để lại những biến đổi
về hình thái nhất định ở tổ chức và các tạng trong cơ thể.Các biến đổi này có ý
nghĩa lớn trong việc chẩn đoán thương tích điện. Những biến đổi đặc biệt là

những biến đổi ngoài da, chỗ dòng điện vào và chỗ dòng điện ra, thường là các
dấu vết như: dấu điện, bỏng điện, các thương tích cơ giới, hình ảnh tia chớp.
1.3.1 Dấu điện
Mang tính đặc hiệu đối với thương tích điện, hình thái có thể khác nhau.
Khi da đã tiếp xúc với một vật dẫn điện, sự di chuyển của dòng điện
qua da có điện trở lớn làm nóng lên các dịch mô và tạo ra hơi nước làm chia
tách các lớp của biểu bì hoặc biểu - trung bì và tạo nên một nốt phồng trên
da.Nốt phồng có thể vỡ ra nếu dòng điện tiếp tục chạy qua hoặc nếu khu vực
này có diện tích tương đối lớn.
Khi ngừng dòng điện, nốt phồng nguội đi và xẹp xuống, xuất hiện dấu
điện quen thuộc thường nhìn thấy ở khám nghiệm tử thi.Các nốt phồng rộp bị
xẹp thường hình khuyên, tạo nên một hình nhẫn màu xám hoặc trắng lõm ở
trung tâm. Các dấu điện đôi khi có hình dạng của dây dẫn, đặc biệt nếu là tiếp
xúc với một dây thẳng hoặc một vật kim loại có hình dạng cụ thể.
Dấu điện không chỉ xuất hiện ở chỗ điện vào và chỗ điện ra, mà còn
xuất hiện ở những nếp gấp da (quanh các khớp) do sự co của các cơ gấp khi bị


19

tác động của dòng điện ở chân tay nạn nhân kết hợp với độ ẩm của da, mồ hôi
làm dòng điện đi tắt qua những nơi tiếp xúc tạo nên vết bỏng trên da và tổn
thương của tổ chức dưới da [10].
Khi một dòng điện đi từ một dây dẫn kim loại vào trong cơ thể, một
dạng của điện phân xảy ra làm cho các ion kim loại được gắn vào da và có thể
xuống tận các mô dưới da. Hiện tượng này xảy ra với cả dòng điện một chiều
(D.C) và dòng điện xoay chiều (a.c) vì sự kết hợp của các ion kim loại với các
anion mô để tạo ra muối kim loại. Hiện tượng thấm kim loại ở vùng da có dấu
điện có ý nghĩa lớn giúp cho việc tìm bản chất của dây điện đã gây tai nạn, có
khi còn xác định được cả hình thù của dây. Trong các trường hợp không nhìn

thấy bằng mắt thường, phải dùng phương pháp đặc biệt để phát hiện như hóa
mô học, hóa học hay quang phổ.
Tuy nhiên, dấu điện điển hình không phải bao giờ cũng xuất hiện.Ở
những chỗ da có lớp sừng mỏng, chúng có hình dạng một cục chai cứng, một
vết sượt da hoặc một quầng đỏ khó phát hiện.Có những trường hợp không tìm
thấy dấu điện.Đó là những trường hợp mà dòng điện chạy qua chỗ da có điện
trở rất thấp. Những dấu điện không nhìn rõ đôi khi có thể nhỏ lên chỗ da tiếp
xúc với điện mấy giọt acid acetic 20%, chỗ dấu điện sẽ sưng phồng lên.
Đôi khi những thương tích điện không gây tử vong, có thể gây hiện
tượng phù do điện hoặc hoại tử do điện. Phù thường xảy ra dưới diện nhỏ
quanh dấu điện nhưng cũng có thể thành một diện lớn (toàn bộ mặt hoặc một
chi thể).
Hoại tử điện có thể xảy ra sau thương tích điện khoảng 3-4 tuần và
chiếm một diện lớn của da, của phần mềm và xương.
Ngoài phù và hoại tử da, còn có thể tổn thương huyết quản ở các mức
độ nặng nhẹ khác nhau.


20

1.3.2 Bỏng điện
Bỏng điện xảy ra là do ở chỗ tiếp xúc với dây điện có một lượng nhiệt
lớn, thường xảy ra khi dòng điện có điện thế cao hoặc phát sinh hồ quang.
Về nguyên tắc bỏng điện kèm theo hoại tử toàn bộ bề dày của da và
thường có thể cháy thành than, cháy các tổ chức phần mềm và xương, gây
khuyết tổ chức. Bỏng điện không đau vì có sự phải hủy các tận cùng của dây
thần kinh cảm giác không những ở vị trí tổn thương mà cả ở vùng da xung
quanh.
Ở những nạn nhân còn sống, bề mặt và độ sâu của thương tích thường
biểu hiện rõ sau 2-3 tuần và tăng lên gấp 2-3 lần so với thương tích ban đầu.

Hiện tượng hoại tử “lan dần” là nét nổi bật của bỏng điện. Nguyên nhân là do
tổn thương các mạch máu: hoại tử thành mạch, lấp quản. Tổn thương thành
mạch ở các thời kì sau chấn thương (sau 2-3 tuần) có thể dẫn tới chảy máu thứ
phát, đôi khi gây tử vong.
1.3.3 Biểu hiện mô bệnh học
Hình ảnh vi thể của dấu điện rất đặc biệt. Ở các vùng da có lớp sừng
dày, mặt của dấu điện không bằng phẳng có khảm những bụi nhỏ kim loại của
dây dẫn. Dấu điện có các hốc sáng trong lớp biểu bì và đôi khi là hạ bì, do
dịch mô bị đun nóng tạo nên các khoảng chứa khí làm cho các tế bào bị tách
nhau ra. Có khi chúng tập trung thành đám cách nhau bằng những vách
mỏng.Các hốc này có khi có mặt ở cả lớp gai và lớp hạt của biểu bì. Lớp sừng
hoặc toàn bộ lớp biểu bì có thể bong tróc ra khỏi các lớp bên dưới của da. Các
tế bào của lớp đáy và của phần dưới lớp tế bào gai của biểu bì cũng như các
nhân của chúng bị kéo dài ra thẳng góc hoặc chéo góc với bề mặt của da tạo
hình bàn chải hay hình lược.Các nhân có ranh giới còn rõ, bắt màu đậm.Các
huyết quản của lớp trung bì giãn rộng, chứa đầy hồng cầu đã vỡ.


21

1.3.4 Các biến đổi trong nội tạng
Các biến đổi nội tạng khi chết do điện thường không đặc hiệu. Khám tử
thi thấy các dấu hiệu chết nhanh (xung huyết, máu lỏng trong các mạch máu
lớn và trong hố tim, các chấm xuất huyết ở thanh mạc và niêm mạc). Trong
trường hợp dòng điện có điện thế cao truyền qua người lâu, có thể thấy trong
các tạng các ổ hoại tử nhỏ và chảy máu, thường là thanh huyết quản.Những
biến đổi đặc biệt hơn thường xảy ra trong các cơ và xương.Ở trong các cơ
thường thấy mất vân ngang và các ổ hoại tử nhiều chỗ. Do tổn thương các cơ
rộng vì điện thế cao, một lượng lớn Myoglobin có thể thấm vào máu vào cuối
giờ đầu sau khi bị thương, có thể tìm thấy trong nước tiểu. Nếu nạn nhân sống

sót được vài giờ, khi xét nghiệm vi thể trên tổ chức thận, có thể thấy hình ảnh
thận hư nhiễm sắc tố. Tổn thương xương có thể là: nứt xương, rỗ xương…
Xương có điện trở lớn, do đó có thể dễ dàng chuyển đổi điện năng sang
nhiệt năng, gây hoại tử hoặc tan chảy mạng lưới phosphate. Ở những nạn nhân
còn sống, các biến đổi của xương thường được phát hiện sau vài tuần [3].
1.3.5 Thương tích cơ giới
Chấn thương không do điện là khá phổ biến. Thường là các vết xây sát,
các vết thương do rách, đụng giập hoặc cắt. Trong một loạt báo cáo của Bissig
(1960), khoảng 15 phần trăm các trường hợp có tổn thương do té ngã và chấn
thương liên quan khác. Trong các vụ tai nạn công nghiệp và khi làm việc với
đường dây điện, nạn nhân của điện giật có thể bị ném từ trên cao, hoặc bị co
thắt cơ bắp quá mức có thể dẫn đến gãy xương và các chấn thương nghiêm
trọng khác.
1.4 Chếtdo sét đánh trong tự nhiên
Chết do sét đánh thực chất là chết do một dòng điện tử không trung đi
qua cơ thể. Sét thường xuất hiện về mùa hè khi có giông bão dưới hình thức


22

một luồng điện có cường độ khoảng 20000A và điện thế khoảng 20 triệu Vôn
tỏa từ đám mây xuống đất qua các vật cao, lúc tiếp xúc với mặt đất phát sinh
ra tiếng nổ. Người trú mưa dưới cây cao hay bị sét đánh hơn những người
ngoài trời [11].
Người bị sét đánh thỉnh thoảng vẫn gặp trong giám định.Đa số các
trường hợp gây tử vong, cũng có trường hợp không chết.Các thương tích hình
thành là ra sóng chấn động (gây điếc, ném người ra xa và gây nhiễm điện).
Các dấu vết của sét đánh trên tử thi có thể là bỏng hoặc đứt lìa chi thể.
Ở trên da thường thấy các dấu hiệu đặc biệt, là vết giãn mạch hình cành cây
hoặc hình tia chớp trên da, dấu hiệu này được hình thành do máu chịu tác

động của dòng điện thế cao với nhiệt độ rất cao trong khoảng thời gian rất
ngắn [10].Các vết này thường xuất hiện trong vòng 24h.


23

1.5 Một số hình ảnh về thương tích điện

Hình 1.1 Dấu điện do điện hạ thế [12]

Hình 1.2 Bỏng điện cao thế [12]


24

Hình 1.3 Vết giãn mạch hình cành cây do sét đánh [12]

Hình 1.4 Hình ảnh vi thể của tổn thương da do điện giật [12]


25

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu
-Đối tượng là 37 nạn nhân tử vong do điện giật có hồ sơ giám định y
pháp do Bộ môn Y pháp- Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Pháp y Quân đội
tiến hành giám giám định từ tháng 5/2001 đến tháng 7/2016.
2.2 Tiêu chuẩn chọn đối tượng

-

Có đủ hồ sơ giám định y pháp.

-

Có khám nghiệm tử thi đầy đủ và kết luận nguyên nhân tử vong do
điện giật.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu hồ sơ giám định pháp y, đọc bản kết luận giám định và thu
thập số liệu vào phiếu thu thập thông tin.
Hồ sơ giám định bao gồm:
- Bản Kết luận giám định Pháp y
- Bản ảnh giám định
- Quyết định trưng cầu giám định và các tài liệu liên quan do cơ quan
điều tra cung cấp còn được lưu trữ tại cơ sở giám định.


×