Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Nghiên cứu viêm nhiễm đường sinh dục dưới và một số yếu tố ảnh hưởng ở nữ công nhân khu công nghiệp bắc thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 113 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một trong những bệnh phụ khoa
thường gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt ở phụ nữ đã sinh hoạt tình dục và trong
độ tuổi sinh đẻ. Ở các nước đang phát triển, khoảng 20% tổng số phụ nữ đến
khám tại các cơ sở y tế là do viêm nhiễm đường sinh dục dưới [87].Tỷ lệ
viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nữ chiếm khoảng 50%, trong đó viêm âm
đạo, viêm cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung chiếm hàng đầu, khoảng 34 - 89%
[35]. Theo nghiên cứu của Trần Thị Trung Chiến và Trần Thị Phương Mai
(2004) khi “Khảo sát thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh sản, u vú, ung thư
cổ tử cung ở phụ nữ Việt Nam”, trong số 8741 phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại 8
vùng sinh thái khác nhau của cả nước cho thấy tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh
dục dưới là 66,6%, trong đó chủ yếu là viêm âm đạo và viêm cổ tử cung [13].
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới, tuy bệnh không gây nguy hiểm đến
tính mạng người bệnh, nhưng là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều rối loạn
làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng lao động và hạnh phúc gia đình [4].
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể để lại hậu quả nặng nề như:
viêm tiểu khung, vô sinh, thai ngoài tử cung [70], … về lâu dài các tổn
thương cổ tử cung nếu không được điều trị sẽ có khả năng trở thành ung thư
cổ tử cung [6], [10], [35], [49]; đối với phụ nữ có thai có thể gây sẩy thai, thai
chết trong tử cung, đẻ non, nhiễm khuẩn sơ sinh, nhiễm khuẩn hậu sản [9],
[56].
Người phụ nữ mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới có thể có ít triệu
chứng lâm sàng rõ rệt hoặc chỉ có triệu chứng nghèo nàn. Vì vậy, việc khám
phát hiện sớm để điều trị và ngăn chặn sự lây truyền bệnh còn gặp nhiều khó
khăn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi
sinh đẻ mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới rất cao.


2



Việt Nam, đang trong thời kỳ mở cửa, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế,
cùng với sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, xã hội phát triển thì mô hình
bệnh tật cũng có nhiều thay đổi điển hình trong thời gian gần đây là sự phát
triển của HIV, Rubella.. [5]. Viêm nhiễm đường sinh dục dưới trở thành một
vấn đề đặc biệt quan trọng trong cộng đồng cần được quan tâm đúng mức.
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long với đặc thù chủ yếu là lao động nữ, cũng
nằm trong bối cảnh phát triển chung của đất nước, vì vậy tôi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu viêm nhiễm đường sinh dục dưới và một số yếu tố ảnh hưởng
ở nữ công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nữ công nhân
khu công nghiệp Bắc Thăng Long từ 03/2012 – 08/2012.
2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ ÂM HỘ, ÂM ĐẠO VÀ CỔ TỬ CUNG

1.1.1. Giải phẫu
Âm hộ (AH): Là phần ngoài của cơ quan sinh dục bao gồm môi lớn ở
ngoài, môi bé ở trong, âm vật và các tuyến phụ cận [1].
Môi lớn: Là hai nếp da lớn bao quanh lỗ ngoài âm đạo, cấu trúc môi lớn
là tổ chức mỡ, có lông bao phủ. Phía trước liền với phía trên của xương mu
gọi là gò vệ nữ, phía sau liền với nhau tạo thành mép sau của âm hộ và liên
quan đến tầng sinh môn[1].
Môi bé: Là hai nếp da mỏng tạo thành nếp, phía trong của môi lớn. Mặt
trong của môi bé liên tục với thành âm đạo[1].

Tuyến Bartholin và tuyến Skène: Là hai tuyến sinh dục phụ. Tuyến
Bartholin nằm ở hai bên, giữa môi lớn và môi bé. Tuyến Skène nằm hai bên lỗ
niệu đạo. Các tuyến này có chức năng bài tiết các chất nhầy khi kích thích
tình dục [52].
Âm đạo (AĐ): Là một ống cơ, đi từ cổ tử cung chạy chếch xuống dưới
và ra trước tới tiền đình âm đạo, thành sau dài khoảng 9 cm, thành trước dài
khoảng 7,5 cm [1]. Âm đạo rộng dần từ dưới lên trên, đầu trên âm đạo bám
vào phần âm đạo của cổ tử cung theo một đường vòng giới hạn nên vòm âm
đạo và tạo ra các cùng đồ trước, sau và hai bên, trong đó cùng đồ sau sâu hơn
cùng đồ trước. Thành âm đạo được cấu tạo bởi 3 lớp, kể từ ngoài vào trong
gồm: Lớp liên kết, lớp cơ trơn và lớp niêm mạc. Niêm mạc có nhiều nếp nhăn
ngang, chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố nữ , đặc biệt là estrogen[57].
Cổ tử cung: hình nón cụt, lồi vào trong âm đạo, kích thước 3 cm x 2 cm
(người chưa đẻ) và 3 cm x 3 cm ở người đã đẻ, phần cổ tử cung trong âm đạo


4

có hình trụ. Ống cổ tử cung mở ra phía ngoài âm đạo gọi là lỗ ngoài cổ tử
cung, phía trong thông với buồng tử cung qua lỗ trong cổ tử cung. Ở phụ nữ
chưa đẻ thì lỗ ngoài cổ tử cung tròn, phụ nữ đã đẻ lỗ ngoài cổ tử cung rộng ra
theo chiều ngang, mật độ mềm hơn. Bề mặt cổ tử cung được phủ bởi biểu mô
lát tầng không sừng hoá, thay đổi phụ thuộc vào nồng độ estrogen buồng
trứng theo từng lứa tuổi của người phụ nữ. Còn ống cổ tử cung có cấu trúc
biểu mô trụ tuyến chế nhầy, chịu ảnh hưởng của tình trạng nội tiết nên bệnh lý
giống như của nội mạc tử cung. Phía trong cổ tử cung là nơi ẩn náu của vi
khuẩn và là điểm xuất phát của phần lớn các trường hợp viêm đường sinh dục
trên [6], [15], [52].

Vòi tử cung


Ống cổ tử cung

Hình 1.1. Cấu trúc giải phẫu âm đạo, cổ tử cung và tử cung


5

1.1.2. Đặc điểm sinh lý của âm đạo
Dịch tiết âm đạo
Dịch tiết âm đạo gồm các tế bào bong ra của niêm mạc âm đạo, chất tiết
từ tuyến Bartholin, tuyến Skène, tuyến cổ tử cung, dịch tiết từ niêm mạc tử
cung, vòi tử cung, dịch thấm từ thành âm đạo (tiết ra từ các tổ chức và mao
mạch của âm đạo đã trưởng thành), các vi sinh vật và các sản phẩm chuyển
hóa của chúng, đặc biệt là vi khuẩn Lactobacilli (Doderlein). Dịch tiết âm đạo
có thể gia tăng ở giữa chu kỳ kinh nguyệt do chất nhầy cổ tử cung cũng gia
tăng [46], [41].
Các thành phần của dịch tiết âm đạo bình thường bao gồm nước, điện
giải, các mảnh tế bào, chủ yếu là tế bào biểu mô âm đạo bị bong ra, quần thể
vi sinh vật không gây bệnh, axit béo hữu cơ, protein và các hợp chất
carbohydrate [67].
Bình thường dịch tiết âm đạo có màu trắng, hơi quánh và thay đổi theo
chu kỳ kinh nguyệt. Vào thời gian phóng noãn, cổ tử cung mở rộng nhất, dịch
tiết nhiều nhất và loãng nhất lấp đầy cổ tử cung, dịch âm đạo nhiều và loãng.
Dịch tiết sinh lý âm đạo có đặc điểm là không bao giờ gây ra các triệu chứng
cơ năng như: kích thích, ngứa hay đau khi giao hợp, không có mùi, không
chứa bạch cầu đa nhân và không cần điều trị. Khi bị nhiễm trùng, dịch âm đạo
thay đổi, xét nghiệm dịch âm đạo thấy các vi khuẩn như: Gardnerella
vaginalis, các vi khuẩn khác hoặc ký sinh trùng như trùng roi Trichomonas
vaginalis, nấm men Candida [10], [14], [18].

Độ pH âm đạo
Niêm mạc âm đạo có khả năng tự bảo vệ chống lại vi khuẩn do môi
trường âm đạo có tính acid. pH âm đạo được duy trì nhờ trực khuẩn
Lactobacilli kỵ khí có sẵn trong âm đạo. Các trực khuẩn này sử dụng
glucogen tích lũy trong tế bào biểu mô của âm đạo tạo thành acid lactic làm
cho môi trường âm đạo có tính acid, không thuận lợi cho các vi khuẩn gây


6

bệnh phát triển. Nồng độ glucogen dự trữ ở biểu mô âm đạo chịu ảnh hưởng
của estrogen [14], [18].
Ngay từ khi sinh ra, tế bào âm đạo của em bé gái đã có nhiều glucogen
do có estrogen từ mẹ truyền sang nên pH môi trường âm đạo thấp, nhưng chỉ
sau một thời gian ngắn, pH âm đạo tăng lên tới 6 – 8 do estrogen mất đi. Khi
dậy thì, do buồng trứng tăng chế tiết estrogen nên lượng acid lactic của âm
đạo lại tăng cao. Cho đến thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen giảm dần, các tế
bào biểu mô âm đạo mất dần glucogen, lượng acid lactic sẽ giảm dần, pH của
môi trường âm đạo lại tăng lên. Khi pH âm đạo thay đổi hoặc trong điều kiện
thuận lợi, các vi khuẩn thường có trong âm đạo sẽ là tác nhân gây bệnh [41].
Hệ vi sinh vật bình thường của âm đạo
Hệ sinh vật âm đạo bình thường rất phong phú, chứa 10 8 đến 10

12

vi

khuẩn/ml, trong đó trực khuẩn Lactobacilli (là trực khuẩn Gram (+), dài và
mảnh) là chính, chiếm khoảng 50 - 88% cùng tồn tại tạo nên trạng thái cân
bằng động không gây bệnh. Nếu vì một lý do nào đó làm mất sự cân bằng này

sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, dịch âm đạo có nhiều
bạch cầu, các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Có thể do các vi sinh vật sống
cộng sinh bình thường trong âm đạo phát triển mạnh đủ để trở thành gây bệnh
và các vi sinh vật không thuộc hệ vi sinh vật bình thường lây từ bên ngoài do
quan hệ tình dục [18], [67], [83].
Dịch âm đạo ở người phụ nữ bình thường có thể có những vi sinh vật sau
[41], [67]:
- Trực khuẩn Gram dương ái khí: Doderlein (Lactobacilli)
- Trực khuẩn Gram âm ái khí.
- Cầu khuẩn Gram dương ái khí.
- Cầu khuẩn Gram dương kỵ khí.
- Trực khuẩn Gram dương kỵ khí.
- Cầu khuẩn gram âm kỵ khí.


7

Một số yếu tố thuận lợi làm thay đổi hệ vi khuẩn của âm đạo [14],
[18], [41].
- Những người mang thai: biểu mô âm đạo giải phóng ra nhiều glucogen,
cùng với trực khuẩn Lactobacilli làm độ pH âm đạo acid hơn, thuận lợi cho
nấm phát triển.
- Người dùng thuốc kháng sinh dài ngày, nhất là kháng sinh có hoạt phổ
rộng sẽ gây loạn khuẩn âm đạo.
- Điều trị Corticoide, ức chế miễn dịch kéo dài làm giảm sức đề kháng
của cơ thể.
- Điều trị các bệnh nấm
- Thuốc diệt virus
- Điều trị tia xạ
- Người bị tiểu đường không được kiểm soát tốt, lao, ung thư, các bệnh lây

truyền qua đường tình dục cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Thụt rửa âm đạo
- Các can thiệp không đảm bảo vô khuẩn như thủ thuật sản khoa, nạo hút
thai, đặt dụng cụ tử cung tránh thai làm phá vỡ hàng rào bảo vệ âm đạo gây
viêm âm đạo.
- Dùng thuốc tránh thai, điều trị bằng nội tiết, hoạt động tình dục thái
quá, nhiễm HIV/AIDS.
1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA MỘT SỐ TÁC NHÂN THƯỜNG
GẶP GÂY VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI
Trong trạng thái bình thường, ở đường sinh dục dưới chỉ có các vi khuẩn
có nguồn gốc từ da và ruột, do có liên quan chặt chẽ với da và hậu môn. Phần
trên của cơ quan sinh dục bình thường không có vi khuẩn. Hai phần của cơ
quan sinh dục được ngăn cách bằng ống cổ tử cung. Cổ tử cung thường xuyên
có chất nhầy, đó chính là yếu tố tự vệ cơ bản chống lại vi khuẩn từ âm đạo


8

lên. Như vậy về mặt giải phẫu, cơ quan sinh dục là một ống liên tục từ ngoài
đến phúc mạc nhưng về mặt vi khuẩn học thì phần dưới nhiễm khuẩn và phần
trên vô khuẩn [41].
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới có thể do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm,
vi rút gây nên. Trong nghiên cứu này, tôi chỉ nghiên cứu vấn đề viêm nhiễm
đường sinh dục dưới với một số tác nhân gây bệnh thường gặp: nấm men
Candida,

Trichomonas

vaginalis,


Gardnerella

vaginalis,

Chlamydia

trachomatis là những mầm bệnh đặc trưng cho viêm nhiễm đường sinh dục
dưới và lây truyền qua đường tình dục.
1.2.1. Nấm Candida
Nấm Candida thuộc lớp Adelomycetes ký sinh và gây bệnh ở người. Các
loài nấm Candida ký sinh thường gặp ở các hốc tự nhiên của cơ thể người
(mồm, khoang mũi họng, lỗ tai, âm đạo..), có thể không gây tác hại cho vật
chủ và ở trạng thái cộng sinh. Khi có điều kiện thuận lợi đặc biệt sự suy giảm
miễn dịch của cơ thể, các nấm men chuyển sang trạng thái gây bệnh. Nấm
men Candida có ái tính với niêm mạc và có thể gây ra một số bệnh như tiêu
chảy, tưa miệng, viêm âm đạo. Candida có thể trở thành một tác nhân nhiễm
trùng cơ hội với những hình thái bệnh nặng như nhiễm Candida vào các phủ
tạng hoặc máu dễ gây tử vong [54].
Nấm Candida là loại tác nhân gây bệnh thường gặp nhất trong viêm
nhiễm đường sinh dục dưới. Nấm Candida gây viêm âm đạo gồm nhiều
chủng: Candida albicans, Candida tropicalis, Candida turolopsis,Candida
glabrata và Candida Kreusei, trong đó nấm Candida albicans chiếm tỷ lệ cao
nhất tới 80 - 90% gây viêm âm đạo, các loại khác ít gặp nhưng có xu hướng
kháng thuốc [6], [54], [59], [62], [66], [84].


9

Nấm Candida là loại nấm men với các hạt men hình bầu dục, kích thước
3 - 5 mm, sinh sản bằng cách nẩy chồi hay nẩy mầm [54].

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán nấm Candida
Soi tươi tìm nấm: Cho vào ống nghiệm chứa tăm bông có bệnh phẩm,
nhỏ vài giọt nước muối sinh lý, khuấy đều, ép và xoay tăm bông trên thành
ống để ép dịch ra càng nhiều càng tốt. Sau đó chấm một giọt dịch trong ống
nghiệm lên lam kính, đậy lamelle rồi soi dưới kính hiển vi sẽ thấy các sợi tơ
nấm và bào tử nấm Candida có hình bầu dục hoặc hình tròn, có trồi, kích
thước từ 3 - 6 µm và phải có ít nhất 3 bào tử nấm nằm trong một vi trường
[4], [5], [14], [41].
Soi tươi với dung dịch KOH 5%: lấy bệnh phẩm phết lên lam kính, nhỏ
dung dịch KOH 5% lên lam kính, hoà loãng khí hư, thành tế bào nấm
Candida kháng lại chất kiềm nên không bị tiêu huỷ, các tế bào khác bị tiêu
huỷ, chỉ còn lại tế bào nấm Candida. Đây được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn
đoán nhiễm Candida [5], [6], [14], [41], [66].
Nhuộm gram: Xác định nhiễm nấm khi tìm thấy có từ 3 - 5 bào tử nấm
có chồi trên một vi trường bắt màu Gram dương. Phương pháp này dễ tiến
hành, cho kết quả nhanh, độ đặc hiệu là 99% [41].
Nuôi cấy: Dùng tăm bông lấy bệnh phẩm nuôi cấy trong môi trường
thạch Sabouraud trong vài giờ và ủ ấm 2 ngày ở nhiệt độ 37 0C. Khuẩn lạc
Candida có màu trắng ngà và sền sệt [8], [41].
1.2.2. Trichomonas vaginalis
Đặc điểm sinh vật học
Trichomonas vaginalis (T.vaginalis) là loại trùng roi chuyển động, hình
trái lê, hình thìa hay hình tròn, có từ 5 roi (có 4 roi đi về phía trước và 1 roi đi
về phía sau), kích thước (5- 25 µm) x (5 x 12 µm), thuộc loại đơn bào kỵ khí,
có khả năng tạo ra Hydro để kết hợp với Oxy tạo ra môi trường yếm khí.


10

Người là vật chủ duy nhất của Trichomonas vaginalis. Trichomonas vaginalis

sống trong môi trường pH ≥ 5. T.vaginalis sinh sản bằng cách phân đôi theo
chiều dọc [47], [41].
Vị trí ký sinh của T.vaginalis: Ở nữ giới, T.vaginalis ký sinh chủ yếu
trong âm đạo, đôi khi ở tử cung, buồng trứng, vòi tử cung. Ngoài ra
T.vaginalis có thể ký sinh ở đường tiết niệu như niệu quản, bàng quang, bể
thận. Còn ở nam giới, T.vaginalis cũng thường ký sinh ở niệu đạo, ống mào
tinh và tuyến tiền liệt. T.vaginalis có chu kỳ đặc biệt với một vật chủ duy nhất
là người [47].
Khi ký sinh ở âm đạo, T.vaginalis gây tổn thương, thoái hóa các tế bào
biểu mô âm đạo và làm cho pH âm đạo chuyển từ toan sang kiềm, tạo điều
kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm âm đạo. Ngoài ra, T.vaginalis có thể
gây viêm loét cổ tử cung, viêm phần phụ [47]. Phụ nữ có thai bị viêm âm đạo
do T.vaginalis có nguy cơ cao bị vỡ ối sớm và sinh non [46], [74], [78].
Các phương pháp chẩn đoán Trichomonas vaginalis
Soi tươi: Cho vào ống nghiệm có tăm bông chứa bệnh phẩm vài giọt
nước muối sinh lý, khuấy đều, ép và xoay tăm bông trên thành ống để ép dịch
ra. Sau đó lấy một giot dịch này nhỏ lên lam kính, đậy lamelle rồi soi dưới
kính hiển vi sẽ thấy trùng roi di động xoay tròn, giật lùi điển hình. Kỹ thuật
này thường được sử dụng vì cho kết quả nhanh và rẻ tiền với độ đặc hiệu cao
là 100% nhưng độ nhạy thấp từ 32 – 82% [4], [14], [41], [47].
Nuôi cấy: Bệnh phẩm được ủ trong ống nghiệm có dung dịch Diamond ở
nhiệt độ 350C trong 4 ngày, hàng ngày kiểm tra môi trường nuôi cấy tìm
Trichomonas di động. Phương pháp có giá trị chẩn đoán cao, độ nhạy 98%, độ
đặc hiệu tới 100%, nhưng hiện nay ít làm [41].
Khuyếch đại và phát hiện ADN của T.vaginalis: có thể để bệnh phẩm ở
dung dịch bảo quản trong 1 tháng [41].


11


1.2.3. Gardnerella vaginalis
Viêm âm đạo do vi trùng trước đây được xem là viêm âm đạo không đặc
hiệu, hiện nay được xác định là viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis [47].
Năm 1955, Garder và Dukes đã phân lập được ở những người viêm âm
đạo không đặc hiệu một loại trực khuẩn Gram (-) lấy tên là Hemophilus
vaginalis. Sau đó, trực khuẩn này được Herman Gardnerr gọi là trực khuẩn
Gardnerella vaginalis [53]. Vào những năm 80, người ta nhận thấy bệnh viêm
âm đạo này do nhiều loại vi trùng khác nhau, nên đổi tên thành bệnh Bacterial
vaginosis [73].
Bệnh Bacterial vaginosis đặc trưng bởi sự thay thế trực khuẩn Lactobacilli
bằng các vi trùng yếm khí bao gồm như: Mobiluncus spp, Mycoplasma hominis,
Bacteroides species, Gardnerella vaginalis, Prevotela spp, Peptostreptococcus
spp, Fusobacterium spp và Porphyromonas spp. Các vi trùng yếm khí chiếm dưới
1% các vi trùng thường trú ở âm đạo của một người phụ nữ bình thường. Tuy
nhiên, ở những phụ nữ bị viêm âm đạo do vi trùng, nồng độ các vi trùng yếm
khí cũng như Gardnerella vaginalis và Mycoplasma hominis thường cao hơn
100 đến 1000 lần ở những phụ nữ bình thường và thường không có sự hiện
diện của Lactobacilli, trong đó vi trùng Gardnerella vaginalis chiếm trên
80% [46], [70], [72], [73], [86], [85].
Những vi trùng yếm khí này sản xuất ra các enzym phân huỷ protein
thành các acid amin như: putrescine, cadaverine và trimethylamine. Trong
môi trường kiềm, các acid amin này sẽ biến đổi thành dạng bay hơi và tạo nên
mùi cá ươn [70], [71].
Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa viêm âm đạo do vi
trùng và các di chứng rõ rệt. Phụ nữ bị viêm âm đạo do vi trùng có nguy cơ
gia tăng bị các bệnh lý viêm vùng chậu. Phụ nữ có thai bị viêm âm đạo do vi
trùng có nguy cơ cao bị vỡ ối sớm, chuyển dạ và sinh non, nhiễm trùng ối và
viêm nội mạc tử cung sau mổ lấy thai [46], [65], [86].



12

Các phương pháp chẩn đoán
Viêm âm đạo do vi trùng yếm khí gây bệnh, trong đó Gardnerella
vaginalis chiếm trên 80% cho nên lấy tiêu chuẩn chẩn đoán Gardnerella
vaginalis (G.vaginalis) làm tiêu chuẩn chẩn đoán.
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Amsel: chẩn đoán viêm âm đạo do
G.vaginalis cần có ít nhất 3 trong 4 tiêu chuẩn sau [5], [9], [58], [73], [80]:
+ Khi hư hôi, màu trắng xám, đồng nhất, dính vào thành âm đạo.
+ pH âm đạo > 4,5.
+ Test Sniff (test amin) dương tính: thấy mùi cá ươn khi nhỏ vài giọt
KOH 10% vào khí hư. Đánh giá trong 5 giây đầu tiên.
+ Clue cells chiếm ≥ 20% tế bào biểu mô âm đạo (là tiêu chuẩn bắt buộc
phải có).
Clue cells là các tế bào biểu mô của âm đạo bong ra được phủ đều bởi
các vi khuẩn hình que nhỏ giống như những hạt nhỏ và đều [9], [55].

Hình 1.2. Hình ảnh tế bào Clue cells


13

Nhuộm Gram tìm Gardnerella vaginalis: là phương pháp đơn giản, có
độ nhạy 89% và độ đặc hiệu 93% [41].
1.2.4. Chlamydia trachomatis
Chlamydia là một nhóm vi khuẩn bắt màu gram âm, ký sinh nội bào bắt
buộc. Trước đây, Chlamydia được xem là virus do chúng có những đặc điểm
giống virus như không phát triển được trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn mà phải
ký sinh bắt buộc trên tế bào sống và tế bào cảm thụ. Hiện nay, Chlamydia được
xem là vi khuẩn vì có nhiều đặc điểm giống vi khuẩn, do chúng có vách ngăn

tế bào, nhân, nguyên sinh chất; cấu tạo nhân có AND và ARN, sinh sản bằng
chia đôi tế bào – song phân đôi và chịu tác dụng của một số kháng sinh kháng
khuẩn [56].
Chlamydia gồm nhiều loại, Chủng Chlamydia gây bệnh cho người thường nhắc
đến gồm: Chlamydia Trachomatis, Chlamydophila pneuamoniae, Chlamydophila
psittaci.
Chlamydia trachomatis (C.trachomatis) là nguyên nhân gây bệnh nhiễm
trùng phổ biến nhất trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục được công
nhận trên toàn thế giới. C.trachomatis là một nguyên nhân thường gặp của
viêm niệu đạo và viêm cổ tử cung, di chứng bao gồm bệnh viêm vùng chậu,
thai ngoài tử cung, vô sinh do tắc vòi tử cung ở nữ giới, viêm mào tinh hoàn ở
nam giới. Chlamydia trachomatis là nguyên nhân quan trọng nhất của phòng
ngừa vô sinh và thai bất thường. Dựa trên các bằng chứng sẵn có, khoảng
20% phụ nữ bị nhiễm trùng đường sinh dục dưới do Chlamydia trachomatis
sẽ phát triển thành viêm vùng chậu, vô sinh 3% và 2% gây thai bất thường
[56], [81], [82].
Phương pháp chẩn đoán
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (DFA): Kết quả được nhận định
dưới kính hiển vi huỳnh quang, có thể thấy hình dạng, đặc điểm của tiểu thể


14

cơ bản và thể vùi của Chlamydia sau khi nhuộm. Tiêu bản dương tính khi có
trên 10 hạt phát quang màu xanh lục. Có độ đặc hiệu 74 - 90% và độ nhạy là
98 - 99% [41]
Kỹ thuật miễn dịch gắn men (ELISA): được dùng để phát hiện
Chlamydia, phương pháp này thích hợp trong điều tra với số lượng lớn các
đối tượng [41].
Thử nghiệm sắc ký miễn dịch: xét nghiệm chẩn đoán Chlamydia nhanh

(d Best One –step Chlamydia trachomatis), dùng kháng thể đơn dòng và đa
dòng để xác định C.trachomatis. Kháng nguyên lipopolysaccharid màng
ngoài của Chlamydia sẽ kết hợp đặc hiệu với kháng thể đơn dòng kháng
Chlamydia. Khi trong bệnh phẩm có mặt kháng nguyên thì trên que thử sẽ
xuất hiện 2 vạch màu hồng, nếu không có kháng nguyên thì chỉ hiển thị một
vạch màu hồng. Phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, rẻ tiền, cho
kết quả nhanh, độ chính xác rất cao và dễ thực hiện.
Nuôi cấy: là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán C.trachomatis, nhưng
đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn tiền và mất nhiều thời gian. Cách phân lập
Chlamydia trachomatis thường được thực hiện trên tế bào nuôi cấy McCoy
hoặc Hela [41].
Phương pháp khuếch đại ADN (PCR): Là một phương pháp được sử
dụng rộng rãi để khuếch đại AND trong ống nghiệm lên hàng tỷ lần, phát hiện
tiểu thể cơ bản của C. trachomatis. Nguyên tắc của phương pháp này dựa trên
hoạt tính của enzyme AND polymerase có khả năng tổng hợp một chuỗi AND
mới từ mạch khuôn với cặp mồi được thiết kế bắt cặp nucleotic bổ sung đặc
hiệu. Độ đặc hiệu của phương pháp là 99 – 100%.


15

1.3. MỘT SỐ HÌNH THÁI LÂM SÀNG CỦA NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG
SINH DỤC DƯỚI THƯỜNG GẶP
Bình thường trong âm đạo có một ít dịch trắng trong, đó là chất nhầy do
các tuyến cổ tử cung tiết ra và các tế bào biểu mô âm đạo bong ra, chất nhầy
này không đủ chảy ra ngoài âm hộ tới mức làm người phụ nữ khó chịu. Khi
chất nhầy chảy ra ngoài nhiều hoặc có màu, có mùi đặc biệt gây khó chịu gọi
là khí hư [6]. Khí hư là dịch không màu chảy ra từ cơ quan sinh dục: trong cổ
tử cung, mặt ngoài cổ tử cung, âm đạo, tiền đình. Khí hư là triêu chứng phổ
biến nhất của viêm nhiễm đường sinh dục dưới. Tuỳ theo từng loại tác nhân

gây bệnh mà khí hư sẽ có những tính chất và màu sắc khác nhau, có thể kèm
theo các triệu chứng khác [14].
1.3.1. Viêm âm đạo do nấm
Căn nguyên viêm âm đạo do nấm Candida và chủ yếu là Candida
albican [6], [9], còn lại là các chủng nấm khác như: Candida tropicalis,
Candida turolopsis, Candida glabrata, Candida krusei [59], [62], [66], [84].
- Biểu hiện triệu chứng: thường ngứa nhiều ở âm hộ do vậy người bênh
thường phải gãi làm xây xước âm hộ và có thể làm nấm lan rộng ra cả tầng
sinh môn, bẹn. Khí hư có màu trắng đục như váng sữa, không hôi, số lượng
nhiều. Có thể kèm theo đi tiểu khó, đau khi giao hợp, có cảm giác bỏng rát
sau giao hợp.
- Khám bằng mỏ vịt: âm hộ - âm đạo viêm đỏ có thể bị xây xước nhiễm
khuẩn do gãi, trường hợp nặng bị viêm cả vùng tầng sinh môn và đùi bẹn. Khí
hư thường nhiều, màu trắng như váng sữa dính vào thành âm đạo, ở dưới có
vết trợt đỏ. Túi cùng sau nhiều khí hư như chất bã đậu, có khi cổ tử cung viêm
đỏ, phù nề, đôi khi loét trợt.
- Đo pH ≤ 4,5 [9], [10], [14].


16

1.3.2. Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis
Là một bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
là chủ yếu, ngoài ra bệnh còn có thể lây qua bồn tắm, khăn tắm ẩm ướt.
Biểu hiện triệu chứng: thời gian ủ bệnh từ 1 - 4 tuần lễ, khoảng ¼ số
người mắc không có biểu hiện bệnh lý. Người bệnh có ra khí hư nhiều, loãng
có bọt, màu vàng xanh, mùi hôi (mùi hôi không mất đi khi rửa). Có thể kèm
theo ngứa rát ở âm hộ, đi tiểu khó, đau khi giao hợp.
Khám lâm sàng thấy:
+ Niêm mạc âm đạo viêm đỏ, có các chấm đỏ, thậm chí xung huyết.

+ Cổ tử cung viêm đỏ (cổ tử cung như quả dâu), chỗ tổn thương không
bắt màu lugol. Bôi lugol, soi cổ tử cung thấy hình ảnh “sao đêm”. Cùng đồ có
nhiều khí hư vàng xanh, loãng, có bọt.
Đo pH > 4,5 [9], [10], [14], [41].
1.3.3. Viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis
Viêm âm đạo do vi trùng trước đây được xem là viêm âm đạo không đặc
hiệu, ngày nay được xác định là viêm âm đạo do G.vaginalis. Đây là tình
trạng thay đổi môi trường vi trùng thường trú ở âm đạo gây nên sự mất đi các
trực khuẩn Lactobacilli sản xuất hydrogen peroxide và sự phát triển vượt trội
của các vi trùng yếm khí. Các vi trùng yếm khí chiếm dưới 1% các vi trùng
thường trú ở một người phụ nữ bình thường. Tuy nhiên, ở những phụ nữ bị
viêm âm đạo do vi trùng, nồng độ các vi trùng yếm khí cũng như G.vaginalis
và Mycoplasma hominis thường cao hơn gấp 100 đến 1000 lần ở những phụ
nữ bình thường. Thường không có sự hiện diện của Lactobacilli [46], [65].
- Biểu hiện triệu chứng: Ra khí hư nhiều, hôi rất khó chịu, đặc biệt sau
khi giao hợp hoặc dùng xà phòng kiềm tính. Người bệnh có thể thấy ngứa và
khó chịu ở âm hộ, âm đạo. Tuy vậy, có khoảng 50% phụ nữ nhiễm
G.vaginalis không có các triệu chứng.


17

- Khám âm đạo: thấy có nhiều khí hư đồng nhất, màu trắng xám, dính
vào niêm mạc âm đạo, khí hư có mùi hôi tanh. Niêm mạc âm đạo thường
không viêm đỏ.
- Đo pH > 4,5 [9], [10], [41].
1.3.4. Viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis
Mặt ngoài cổ tử cung được bao phủ bởi biểu mô lát tầng không sừng
hoá, giống như biểu mô của âm đạo nên các tác nhân gây viêm âm đạo có thể
gây viêm cổ tử cung cho nên ít khi viêm âm đạo đơn thuần mà thường là viêm

cổ tử cung kèm với viêm âm đạo [24].
Ống cổ tử cung được phủ bởi lớp biểu mô tuyến, chịu ảnh hưởng của nội
tiết nên có bệnh lý giống viêm nội mạc tử cung. Ống cổ tử cung là nơi ẩn náu
của vi khuẩn Lậu và là điểm xuất phát của phần lớn các trường hợp viêm sinh
dục trên. Cổ tử cung có thể bị viêm cấp tính do Lậu cầu hay các vi khuẩn
khác từ âm đạo lên nhưng thường gặp nhất là viêm cổ tử cung mãn tính phối
hợp với lộ tuyến cổ tử cung [41].
Lộ tuyến cổ tử cung là khi biểu mô lát phủ mặt ngoài cổ tử cung bị phá
huỷ (do các nguyên nhân viêm nhiễm, chấn thương, sau sẩy thai, sau đẻ) làm
biểu mô trụ ở trong ống cổ tử cung mọc xâm lấn ra ngoài [15]. Lộ tuyến cổ tử
cung là loại tổn thương rất hay gặp, chiếm khoảng hơn 60% trong các tổn
thương tại cổ tử cung [24].
Triệu chứng của viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis
Biểu hiện lâm sàng: hay gặp thể không triệu chứng lâm sàng. Người phụ
nữ đi khám vì ra khí hư mủ (30 - 60% số trường hợp), có khi ra máu (30% số
trường hợp), có thể ngứa âm đạo kèm theo đi tiểu khó (20 - 60% số trường
hợp), đau tiểu khung có thể gặp ở 1/3 số trường hợp [14].


18

Khám âm đạo bằng mỏ vịt: thấy có dịch nhầy hoặc mủ nhầy chảy ra từ
lỗ cổ tử cung, số lượng không nhiều, cổ tử cung đỏ, phù nề. Khi chạm vào cổ
tử cung dễ chảy máu và có mủ nhầy trong ống cổ tử cung [10]. Triệu chứng
gợi ý ít nhất ở 20% số trường hợp khi thấy lộ tuyến cổ tử cung [9], [14].
1.4. THỰC TRẠNG VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI
1.4.1. Trên thế giới
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới do nấm Candida
Nhiễm nấm Candida có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và ở khắp
nơi trên thế giới. Candida âm đạo là một trong những nhiễm trùng thường gặp

nhất của đường sinh dục dưới ở phụ nữ với một tỷ lệ cao. Đã có nhiều tác giả
nghiên cứu về nhiễm nấm Candida âm đạo, người ta thấy rằng khoảng 75%
phụ nữ đã quan hệ tình dục có ít nhất một lần trong đời bị viêm âm đạo do
nhiễm nấm Candida, khoảng 45% phụ nữ bị mắc 2 lần trở lên và khoảng 10%
trong số họ bị nhiễm nấm Candida thường xuyên [84], [41]. Theo Saporiti
AM, Gomez D (2001) khi nghiên cứu trên 314 phụ nữ bị nhiễm trùng âm đạo
ở Argentina, cho thấy có 104 bệnh nhân nhiễm nấm men Candida chiếm tỷ lệ
33,1%. Trong đó, nhiễm Candida albicans chiếm 87,5%, Candida glabrata
8,6% và 3,9% Candida krusei, Candida famata, Candida tropicalis [84].
Theo Lisiak M (2000), trong tổng số 389 mẫu xét nghiệm có kết quả nuôi cấy
dương tính với nấm Candida từ dịch tiết âm đạo cho biết tỷ lệ nhiễm Candida
albicans 81,97%, nấm Candida glabrata 11,06%, C. krusei 2,16%, Candida
tropicalis 1,2% và C. guilliermondii 1,2% [76].
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới do Trichomonas vaginalis
Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tỷ lệ lây truyền rất cao: 70%
đàn ông bị nhiễm bệnh sau khi quan hệ tình dục một lần với phụ nữ mắc bệnh
này. Trước đây, tại Mỹ tỷ lệ nhiễm T.vaginalis ở phụ nữ có thai là 12,6%, ở
phụ nữ đến khám phụ khoa là 5%, phụ nữ da đen mắc bệnh cao gấp bốn lần


19

phụ nữ da trắng, người trẻ tuổi mắc nhiều hơn. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh giảm
nhiều ở cả Mỹ và Châu Âu cũng như trên toàn thế giới. Đạt được điều này là
do chẩn đoán sớm và điều trị bằng Metronidazole [41].
Tại Zimbabwe, theo Mbizvo EM (2001) khi nghiên cứu 393 phụ nữ từ
15 - 49 tuổi đến khám tại phòng khám phụ khoa/KHHGĐ tại Harare có hơn
một nửa số phụ nữ có ít nhất một nguy cơ nhiễm trùng đường sinh dục dưới,
tỷ lệ nhiễm T.vaginalis là 15,4% [77].
Tại Mỹ, theo Lander DV và cộng sự (2004) khi nghiên cứu ở 598 phụ

nữ có than phiền về bộ phận sinh dục đến khám tại phòng khám sản phụ khoa,
trường Đại học Y Pittsburgh của Mỹ đã cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng đường sinh
dục dưới do T.vaginalis là 12% [75].
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới do Gardnerella vaginalis
Tại Argentina, theo Buscemi (2004) khi nghiên cứu 749 phụ nữ bị viêm
âm đạo cấp tính tại Bệnh viện Truyền nhiễm ở Francisco Muniz cho thấy tỷ lệ
nhiễm G.vaginalis 25,6% [62].
Tại Mỹ, theo Lander DV và cộng sự (2004) khi nghiên cứu ở 598 phụ nữ
có than phiền về bộ phận sinh dục đến khám tại phòng khám sản phụ khoa
của trường Đại học Y Pittsburgh của Mỹ cho thấy tỷ lệ viêm âm đạo do
Gardnerella vaginalis 46% [75].
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới do Chlamydia trachomatis
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới do C.trachomatis là một trong những
nhiễm trùng phổ biến nhất lây truyền qua đường tình dục đã được công nhận
trên toàn thế giới. Tầm quan trọng của Chlamydia như một tác nhân lây
truyền theo đường tình dục dưới đã được nghiên cứu từ những năm 1970 với
sự thông báo về viêm tiểu khung do Chlamydia dẫn đến vô sinh. Các dữ liệu
gân đây từ nhiều nước phát triển đã cho thấy giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh
nhiễm trùng do Lậu cầu, trong khi đó tỷ lệ nhiễm trùng đường sinh dục dưới
do C.trachomatis vẫn ở mức cao trong hầu hết các quốc gia [34], [82].


20

Người ta tìm thấy C.trachomatis từ 5 - 35% ở cổ tử cung của phụ nữ
trong độ tuổi hoạt động tình dục. Theo Nessa K và cộng sự (2005), khi nghiên
cứu 439 nhân viên phục vụ tại 4 nhà thổ ở Bangladesh cho thấy có 67,4% số
nhân viên bị dương tính với tác nhân gây nhiễm trùng LTQĐTD có ít nhất
một hình thái tổn thương cổ tử cung và /hoặc âm đạo, trong đó tỷ lệ nhiễm
Chlamydia trachomatis là 15,5% [79].

Tại Mỹ, theo Lander DV và cộng sự (2004) khi nghiên cứu ở 598 phụ nữ
có than phiền về bộ phận sinh dục đến khám tại phòng khám sản phụ khoa
của trường Đại học Y Pittsburgh của Mỹ cho thấy tỷ lệ nhiễm Chlamydia
trachomatis là 11% [75].
1.4.2. Tại Việt Nam
Do hệ thống giám sát các bệnh VNĐSDD chưa được triển khai đầy đủ,
số liệu về tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ Việt Nam chủ yếu dựa vào các cuộc điều
tra với quy mô nhỏ và không thường xuyên.
Theo kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh
sản, u vú, ung thư cổ tử cung ở 8741 phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 8 tỉnh đại diện
cho 8 vùng sinh thái khác nhau của Trần Thị Trung Chiến và Trần Thị Phương
Mai (2004) cho biết tỷ lệ VNĐSDD là 66,6%; tỷ lệ nhiễm nấm Candida là
6,6%; T.vaginalis 1,4%; C.trachomatis 6,9%. Trong đó chủ yếu viêm âm đạo
và viêm cổ tử cung [13].
Những tác nhân gây VNĐSDD thường gặp trên thế giới cũng đều thấy ở
Việt Nam, mô hình bệnh khá phức tạp với tỷ lệ cao, mắc cùng một lúc với
nhiều loại tác nhân, tổn thương ở nhiều vị trí [19].
Một số nghiên cứu về viêm nhiễm đường sinh dục dưới tại các phòng
khám, Bệnh viện ở Việt Nam
Theo Trần Thị Phương Mai (1995), khi nghiên cứu 363 phụ nữ đến khám
tại Viện BVBMTSS, tỷ lệ nhiễm nấm Candida là 23,3%; T.vaginalis là 3,3%;


21

G.vaginalis là 2,5%; C.trachomatis 3,5%, trong đó tỷ lệ viêm cổ tử cung do
C.trachomatis là 53,8%, viêm lộ tuyến cổ tử cung do C.trachomatis là 30,7%.
Không có trường hợp nào nhiễm lậu cầu [35].
Một nghiên cứu khác của Trần Thị Phương Mai (2001) trên 1000 phụ nữ
độ tuổi từ 19 – 44 đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Nhà hộ

sinh Hai Bà Trưng và khoa sản Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội cho biết tỷ lệ
viêm âm hộ là 13,7%; viêm âm đạo 44,9%; viêm cổ tử cung 51,2%; lộ tuyến
cổ tử cung 31,7%. Kết quả xét nghiệm vi sinh vật đã xác định tỷ lệ nhiễm
Candida 11,1%; T. vaginalis 1,3%; G. vaginalis 3,8%; C.trachomatis 4,4%.
Không có trường hợp nào nhiễm Lậu cầu [36].
1.5. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH
DỤC DƯỚI
Ở các nước đang phát triển, người ta thấy có một số yếu tố đặc trưng làm
tăng tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trẻ trong dân số; bùng nổ
đô thị hoá; vị trí thấp kém của phụ nữ là những yếu tố quan trọng làm tăng tỷ
lệ VNĐSDD ở phụ nữ. Thêm vào đó là tình trạng học vấn thấp, thiếu thông
tin về sức khoẻ dẫn đến thiếu hiểu biết, niềm tin trong thực hành phòng bệnh.
Một số phong tục, tập quán như đa thê, tự do tình dục ngoài và trước hôn
nhân cũng góp phần làm tăng tỷ lệ VNĐSDD. Mặt khác, hạn chế tiếp cận với
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các bệnh VNĐSDD/BLTQĐTD càng làm tăng tỷ
lệ lưu hành các bệnh VNĐSDD trong cộng đồng.
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về VNĐSDD ở phụ nữ, nhiều tác giả đều
quan tâm tìm hiểu những yếu tố liên quan đến tỷ lệ lưu hành và cơ cấu mắc
bệnh, đã đưa ra nhiều kết luận về các yếu tố như cá nhân, hành vi và các yếu
tố về sinh đẻ, nạo hút thai…


22

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Những phụ nữ là công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long trong độ
tuổi sinh đẻ, đã có quan hệ tình dục đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Bắc
Thăng Long trong thời gian nghiên cứu, tình nguyện tham gia nghiên cứu và

thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn, từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2012.
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Phụ nữ đã có quan hệ tình dục tuổi từ 18 đến 49
- Không sử dụng thuốc đặt âm đạo 2 tuần trước khi đến khám.
- Không có thai.
- Không thụt rửa âm đạo, hoặc sinh hoạt tình dục trước khi đến khám.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu, sau khi được giải thích.
Tiêu chuẩn loại trừ
Loại khỏi nghiên cứu những phụ nữ:
- Sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc đặt âm đạo trong vòng hai tuần
trước khi đến khám.
- Đang hành kinh, rong kinh, rong huyết.
- Đang mang thai.
- Đã cắt tử cung hoàn toàn hoặc cắt phần phụ ( buồng trứng).
- Có rối loạn tâm thần.
- Có các khối u đường sinh dục.
- Đang có bệnh lý toàn thân phải điều trị.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Bắc
Thăng Long.
- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2012 đến
tháng 8/2012.


23

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang.
2.2.2. Chọn mẫu cho nghiên cứu

Chọn tất cả những phụ nữ có quan hệ tình dục là công nhân khu công
nghiệp Bắc Thăng Long đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Bắc Thăng Long
dù có triệu chứng hay không có triệu chứng lâm sàng, đáp ứng các tiêu chuẩn
lựa chọn trong khoảng thời gian nghiên cứu đều được chọn vào nghiên cứu.
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức:
n = Z2(1 - α/2)

p (1 − p )
∆2

Trong đó:
n là cỡ mẫu cần nghiên cứu
Z là độ tin cậy lấy ở ngưỡng α = 0,05 với Z2(1-α/2) = 1,96
P = 0,75: Chúng tôi dự kiến tỷ lệ mắc khoảng 75% (Theo Nguyễn Duy
Ánh tỷ lệ VNĐSDD là 78,4%; theo Trần Thị Trung Chiến tỷ lệ VNĐSDD là
64,24%, theo Bùi Thu Hà tỷ lệ VNĐSDD từ 41– 78%) .
∆ là khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ thật
của quần thể, ∆ = 0,05.
α là xác suất của sai lầm loại 1, mức ý nghĩa thống kê α = 0,05
Qua tính toán cỡ mẫu cần chọn là 288 người, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu trên 290 người.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu và một số yếu tố liên quan
Tuổi: Chia theo các nhóm tuổi: 18 - 24, 25 - 29, 30 - 34, 35 - 39, 40- 44.
45 – 49.


24


Nghề nghiệp
Trình độ học vấn
Tình trạng hôn nhân
Nơi sinh sống
Nguồn nước dùng trong sinh hoạt
Tiền sử sản khoa: số lần đã đẻ, sẩy, nạo, hút thai.
Tiền sử đã mắc viêm đường sinh dục dưới.
Các biện pháp tránh thai đã và đang dùng.
2.3.2. Tiêu chuẩn xác định tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới
Phụ nữ được chẩn đoán là viêm nhiễm đường sinh dục dưới khi:
- Có triệu chứng lâm sàng
- Và /hoặc xét nghiệm dịch tiết âm đạo có một trong các tác nhân gây
bệnh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xác định một số tác nhân như: Nấm
Candida,

Trichomonas

vaginalis,

Gardnerella

vaginalis,

Chlamydia

trachomatis.
2.3.2.1. Tiêu chuẩn xác định tình trạng VNĐSDD qua khám lâm sàng
- Viêm âm hộ
Âm hộ viêm đỏ, có khí hư, có ngứa rát hoặc loét, có ra khí hư.
- Viêm âm đạo

+ Cơ năng: ngứa âm hộ, âm đạo và ra khí hư.
+ Khám lâm sàng: âm đạo viêm đỏ bắt màu Lugol nhạt, có nhiều khí hư
đục, loãng hoặc đặc có mùi hôi, tuỳ theo tác nhân.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Cổ tử cung có tổn thương màu đỏ, diện tổn thương nông hoặc sâu, mất
lớp biểu mô lát, có khí hư ở cổ tử cung.


25

2.3.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán vi sinh vật
Chẩn đoán nấm Candida
- Soi tươi: tìm bào tử nấm có chồi, mỗi vi trường có ít nhất 3 bào tử
nấm, tất cả các bệnh phẩm đều được đọc trên 10 vi trường.
Chẩn đoán Trichomonas vaginalis
Soi tươi thấy Trichomonas di động theo kiểu vừa xoay vừa giật lùi.
Chẩn đoán Gardnerella vaginalis
Khi có ít nhất 3 trong 4 tiêu chuẩn sau:
- Khí hư thuần nhất, trắng, xám, mùi hôi
- Độ pH âm đạo > 4,5
- Test Sniff dương tính
- Tế bào Clue cells: có trên 20% tế bào biểu mô âm đạo trở thành tế bào
Clue cells.
Chẩn đoán Chlamydia trachomatis
Theo phương pháp xét nghiệm sắc ký miễn dịch để tìm kháng nguyên
Chlamydia trachomatis ở ống cổ tử cung bằng test thử nhanh.
2.3.3. Phân loại tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới
Theo hình thái lâm sàng
- Viêm âm hộ
- Viêm âm đạo

- Viêm lộ tuyến cổ tử cung
- Các thể kết hợp.
Theo tác nhân gây bệnh
Trong nghiên cứu này tìm được các tác nhân như sau:
- Nấm Candidda
- Trichomonas vaginaliss
- Chlamydia trachomatiss


×