Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến truyện kiều của nguyễn du (thiên nhiên, nhân vật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 60 trang )

Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. .4
NỘI DUNG.......................................................................................................................... .5
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG ................................................................................ .5
1.1. Khái niệm và đặc điểm của phương thức trữ tình ......................................................... 5
1.1.1. Khái niệm............................................................................................................ .5
1.1.2. Đặc điểm .............................................................................................................. 5
1.2. Phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian Việt Nam................................................... 7
1.2.1. Khái niệm thơ ca dân gian .................................................................................... 7
1.2.1. Đặc điểm của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian Việt Nam ..................... 8
1.3. Nguyễn Du và Truyện Kiều ....................................................................................... 21
1.3.1. Thời đại ............................................................................................................... 21
1.3.2. Sự nghiệp văn chương .......................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC TRỮ TÌNH TRONG THƠ CA DÂN
GIAN ĐẾN TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU.............................................................. 24
2.1. Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều của
Nguyễn Du trong việc miêu tả thiên nhiên. ....................................................................... 24
2.1.1. Hình ảnh thiên nhiên trong ca dao: ..................................................................... 24
2.1.2. Hình ảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều ............................................................ 26
2.1.3. Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều của
Nguyễn Du trong việc miêu tả hình ảnh thiên nhiên ..................................................... 28
2.2. Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều của
Nguyễn Du qua việc xây dựng nhân vật. ........................................................................... 30
2.2.1. Nhân vật văn học ................................................................................................ 30
2.2.2. Nhân vật trữ tình ................................................................................................ 31
2.2.3. Điểm sáng tạo trong cách sử dụng phương thức trữ tình khi xây dựng nhân vật
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du ............................................................................... 51
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 62



3 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

MỞ ĐẦU
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
Mười lăm năm sau khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton ngâm nga hai câu thơ ấy
trong chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam, sự kiện Phó Tổng thống Joe Biden lẩy
Kiều- “Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời” - khi tiếp
đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Washington hồi tháng 7/2015 , một lần nữa
"gây sốt" trong giới chính khách, ngoại giao, báo chí cũng như giới học giả và đông
đảo những người mến mộ thiên tuyệt tác này của Nguyễn Du trên khắp thế giới.
Điều đó không chỉ khẳng định “Truyện Kiều” là một trong những tác phầm ưu
tú nhất của văn học cổ điển Việt Nam, mà còn cho chúng ta thấy, tác phẩm này là
hiện thân của vẻ đẹp sâu thẳm trong tâm hồn người Việt. Để làm được điều đó,
Nguyễn Du đã biết lọc lấy những phần ưu tú nhất trong ngôn ngữ của nhân dân, đặc
biệt là ngôn ngữ văn học của nhân dân, để sáng tạo nên ngôn ngữ “Truyện Kiều”.
Trong bài thơ chữ Hán “Thanh minh ngẫu hứng”, ông đã tự nhận :
Thôn ca sơ học tang ma ngữ,
Dã khốc thời văn chiến phạt thanh.
(Tiếng hát nói thôn xóm giúp ta học những câu tả về trồng dâu, trồng gai;
Tiếng khóc nơi đồng nội như nhắc lại thời chiến tranh).
Giữa “Truyện Kiều” và văn học dân gian do đó đã có những ảnh hưởng qua
lại sâu sắc. Nguyễn Du đã sử dựng khá nhiều tục ngữ, ca dao để kiến tạo những vần
thơ của mình; mặt khác, từ khi “Truyện Kiền” ra đời quần chúng nhân dân cũng lại
vay mượn ngôn ngữ và nhân vật Truyện Kiều đề xây dựng ca dao và dân ca.
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ khảo sát “Ảnh hưởng của phương

thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều của Nguyễn Du” (qua thiên
nhiên và nhân vật trữ tình). Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi không tránh khỏi
những băn khoăn bởi có nhiều câu Kiều rất giống với ca dao từ ngôn ngữ đến cảm
xúc trữ tình và không thể phân định Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng bởi thơ ca dân
gian hay chính lời thơ của ông đã đi vào đời sống tâm hồn dân tộc. Bởi vậy, chúng
tôi mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp chân thành để việc nghiên cứu vấn
đề này được trọn vẹn hơn.

4 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1. Khái niệm và đặc điểm của phương thức trữ tình
1.1.1. Khái niệm
Trữ tình là một trong phương thức thể hiện đời sống bên cạnh tự sự, kịch, kí và
chính luận làm cơ sở cho một loại tác phẩm văn học. Nếu tự sự thể hiện tư tưởng
tình cảm của nhà văn bằng cách tái hiện một cách khách quan các hiện tượng đời
sống, thì trữ tình lại phản ánh đời sống bằng bộc lộ trực tiếp ý thức của con người,
nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ
quan của mình đối với thế giới và nhân sinh.
Phương thức trữ tình cũng tái hiện các hiện tượng đời sống, như trực tiếp miêu
tả phong cảnh thiên nhiên hoặc thuật lại ít nhiều sự kiện tương đối liên tục.
Sự tái hiện các hiện tượng đời sống không mang mục đích tự thân mà tạo điều
kiện để chủ thể bộc lộ những cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng của mình. Ở đây,
nguyên tắc chủ quan là nguyên tắc cơ bản trong việc chiếm lĩnh hiện thực, là nhân
tố cơ bản quy định những đặc điểm cốt yếu của tác phẩm trữ tình. Tác phẩm trữ tình
thể hiện bằng tâm trạng, nên nó thường không có cốt truyện và dung lượng ngắn.

Trữ tình là loại hình đi vào phương diện tình cảm, vào thế giới bên trong tâm
hồn con người, “phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con
người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc
chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh”. Các nội dung, các vấn đề xã hội
chủ yếu được tái hiện thông qua những cung bậc cảm xúc đa dạng trong nội tâm
nhân vật trữ tình và hình tượng nhân vật trong tác phẩm trữ tình.
Tác phẩm trữ tình không phải chỉ có thơ trữ tình. Ngoài thơ trữ tình còn có tùy
bút, thơ văn xuôi, ca trù, từ khúc, ... Ở đây, chúng ta chủ yếu nói đến thơ trữ tình, vì
đây là thể loại trữ tình tiêu biểu nhất. “Nội dung của phương thức trữ tình đòi hỏi
một hình thức thể hiện phù hợp, tương ứng. Lời văn của tác phẩm trữ tình phải hàm
súc, giàu nhịp điệu. Chính vì thế, tác phẩm trữ tình có thể viết bằng thơ hoặc văn
xuôi nhưng thơ vẫn là hình thức tổ chức phù hợp nhất”. (Từ điển thuật ngữ Văn
học, Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi).
1.1.2. Đặc điểm
a. Biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người
Loại hình trữ tình luôn luôn thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức của nhân
vật trữ tình. Cảm xúc trữ tình luôn luôn được thể hiện ở “thì hiện tại”.
Nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là sự biểu hiện thế giới chủ quan của
con người trước trước cuộc đời. Tuy nhiên, do phương thức tổ chức, do kiểu tái
5 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

hiện đời sống và do sự giao tiếp nghệ thuật khác nhau nên sự biểu hiện đó ở những
loại tác phẩm văn học cũng khác nhau. Trong tác phẩm, tình cảm, cảm xúc, tâm
trạng, suy nghĩ, … được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác
phẩm
b. Phản ánh thế giới khách quan nhằm biểu hiện thế giới chủ quan
Tác phẩm trữ tình làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan,

giúp ta đi sau vào thế giới của những suy tư, tâm trạng, nỗi niềm – một phương diện
rất năng động, hấp dẫn của hiện thực.
Tác phẩm trữ tình biểu hiện cảm xúc chủ quan của nhà thơ nhưng điều đó cũng
được xác định lập trong mối quan hệ giữa con người và thực tại khách quan bởi vì
mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người bao giờ cũng đều là cảm xúc về cái
gì, tâm trạng trước vấn đề gì, ... Do đó, hiện tượng cuộc sống vẫn thể hiện trong tác
phẩm trữ tình. Các chiến sĩ cách mạng đã dùng thơ ca là một vũ khí đấu tranh cách
mạng. “Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao” như thế đó.
c. Tình cảm điển hình trong tác phẩm trữ tình
Trong tác phẩm trữ tình không chỉ có nội dung trữ tình mang tính cá thể mà còn
có nội dung thời đại mang tính phổ biến và tính thời sự. Khi trữ tình, con người
thường cất tiếng nói riêng tư, nhưng nhờ sự tự ý thức, bộc lộ phần “thăng hoa” nhất
của tinh thần nên con người trữ tình bao giờ cũng tự khái quát, nâng cao mình hơn
con người có thực ngoài đời để nhập vào tiếng nói văn hóa của thời đại. Tác phẩm
trữ tình bao giờ cũng mang đậm dấu ấn riêng của nhà thơ. Đó là những nỗi niềm
chủ quan thầm kín nhưng khi sáng tác nhà thơ luôn luôn nâng mình lên thành người
mang tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ cho một loại người, một thế hệ và cả những
chân lí phổ biến.
d. Nhân vật trữ tình trong tác phẩm trữ tình
Trong phương thức trữ tình, cái tôi trữ tình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng vì
nó là nguồn trực tiếp duy nhất của nội dung tác phẩm. Cái tôi trữ tình thường xuất
hiện dưới dạng nhân vật trữ tình.
Nhân vật trữ tình chính là chủ thể trữ tình, người tự phát ngôn, tự miêu tả, tự bộc
lộ. Nhân vật trữ tình thường là tác giả. Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ
những cảm xúc và suy nghĩ trong tác phẩm trữ tình. Đọc bài thơ, ta bắt gặp những
chân dung tinh thần của con người từng dân tộc, từng thời đại.
Trong tác phẩm trữ tình cái tôi trữ tình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, vì nó là
nguồn trực tiếp duy nhất của nội dung tác phẩm, cái tôi trữ tình thường xuất hiện
dưới dạng nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ những suy
nghĩ và cảm xúc trong bài thơ. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, tiểu sử, hành

động, lời nói, quan hệ cụ thể nhưng được thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc, cách
cảm, cách nghĩ.

6 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

Khi nói đến nhân vật trữ tình cũng cần phân biệt nhân vật trữ tình với nhân vật
trong tác phẩm trữ tình. Nhân vật trong tác phẩm trữ tình là đối tượng để nhà thơ
suy tư, cảm xúc, suy nghĩ của mình, là nguyên nhân trực tiếp khêu gợi nguồn cảm
hứng cho tác giả, gửi gắm tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ, ... của mình, là nguyên nhân
trực tiếp khêu gợi nguồn cảm hứng cho tác giả.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nhân vật trữ tình không phải là hiện thân của tác
giả. Do tính chất tiêu biểu, khái quát của nhân vật trữ tình nên nhà thơ có thể tưởng
tượng, hóa thân vào đối tượng để xây dựng nhân vật trữ tình theo quy luật điển hình
hóa trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể coi đây là những nhân vật trữ tình nhập vai.
1.2 Phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian Việt Nam
1.2.1. Khái niệm thơ ca dân gian
Trong bài viết “Bàn về nguyên nhân coi Thơ ca dân gian là “thơ ca tự nhiên”, là
“thơ ca có tính chất tự nhiên”” , TS. Nguyễn Hằng Phương, ĐHSP, ĐH Thái
Nguyên đã điểm qua vài nét về khái niệm dân ca dân gian của các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước:
Ở nước Nga trước Cách mạng, những tên gọi như “văn học dân gian”, “văn học
dân gian truyền miệng”, “thơ ca dân gian” dùng để chỉ khái niệm “ Sáng tác thơ ca
dân gian”. Như vậy, các nhà folklore Nga đã từng dùng khái niệm thơ ca dân gian
để chỉ toàn bộ những sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng của quần chúng lao
động.
Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học có tên tuổi đã đề cập đến khái niệm “thơ ca dân
gian” trong các chuyên luận, các giáo trình về văn hóa, văn học dân gian:

Trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, phần văn học dân gian Tập II của
hai tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, tác giả Chu Xuân Diên có nói đến
khái niệm “thơ ca dân gian”, chú ý đến mối qua hệ vốn có tính nguyên hợp giữa thơ
và nhạc trong thơ ca dân gian.
Trong chuyên luận nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam,
giáo sư Đỗ Bình Trị có nhấn mạnh vai trò chủ chốt của thơ ca dân gian trong quá
trình phát triển lâu dài của ngôn ngữ văn học, của thể loại thơ ca và văn hóa âm
nhạc.
Giáo sư Hoàng Tiến Tựu trong một cuốn giáo trình văn học dân gian cũng đưa
ra nhận định “khái niệm “thơ ca dân gian” rất rộng, bao gồm phần lời thơ trong các
hình thức sáng tác dân gian khác (như lời thơ trong câu đố, trong một số truyện kể
dân gian, trong những hình thức dân gian truyền miệng có nguồn gốc văn học...)”.
Trong chuyên luận: Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông
Nam á, giáo sư Đinh Gia Khánh có nhắc đến khái niệm thơ ca dân gian khi điểm
qua các công trình sưu tập, biên soạn của các thế hệ nho sĩ Việt Nam thời phong
7 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

kiến tự chủ. Tác giả thể hiện quan niệm của mình về thơ ca dân gian qua việc xếp
vào mục thơ ca dân gian các tác phẩm thơ cổ như: Nam Phong giải trào, Nam
Phong nữ ngạn thi (Trần Danh án và Ngô Đình Thái), Quốc Phong thi hợp thái
(Nguỵ Khắc Tuần), Nam thi quốc phong (Nguyễn Đăng Tuyển)
Đặc biệt trong chuyên luận gần đây: Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát
triển của xã hội Việt Nam, giáo sư Đinh Gia Khánh đã dẫn ra và phân tích những
quan niệm về giá trị của thơ ca dân gian của các học giả...
Như vậy, các tác giả không đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về thơ ca dân
gian, nhưng đó là những định hướng rất cơ bản giúp ta hiểu khái niệm này. Chúng
tôi cho rằng có thể giới thuyết như sau về khái niệm thơ ca dân gian: Thơ ca dân

gian không chỉ toàn bộ sáng tác dân gian như quan niệm của các nhà folklore Nga.
Thơ ca dân gian là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ lời thơ (bao gồm lời của các loại
dân ca (tức ca dao) và lời thơ trong các hình thức sáng tác dân gian khác). Vì vậy,
đối tượng quan tâm chủ yếu của bài viết này là lời thơ, kể cả lời thơ của những tác
phẩm tự sự như sử thi, anh hùng ca cổ (vì chúng ít nhiều cũng có nội dung trữ tình).
Và mặc nhiên, ở đây là xem xét những quan điểm, những hiện tượng đã diễn ra
trong quá khứ, vì vậy, tất sẽ phải chấp nhận những khái niệm, những cách hiểu có
thể không hoàn toàn trùng khít với những khái niệm, những cách hiểu hiện đại, kể
cả nội hàm khái niệm “thơ ca dân gian” (TS. Nguyễn Hằng Phương).
Theo chúng tôi, vẫn có thể gọi thơ ca dân gian là “thơ ca tự nhiên” ở chỗ là hiện
tượng văn hóa nảy sinh một cách tự nhiên từ cuộc sống. Nhưng qua hoạt động thực
tiễn, tự nhiên đó đã được con người nhận thức, được con người cải tạo... trở thành
“tự nhiên” mang tính sáng tạo. Sáng tạo văn hóa nói chung là công lao của cả nhân
loại, sáng tạo thơ ca dân gian nói riêng - công đầu thuộc về đại bộ phận người dân
lao động. Coi thơ ca dân gian là “thơ ca tự nhiên” là "thơ ca có tính chất tự nhiên”,
là “linh khí núi sông”, là nghệ thuật trong đó có “thần linh trong từng bước đi” thoạt
nghe là quan niệm đề cao, thậm chí tuyệt đối hóa thơ ca dân gian, song xem xét kỹ,
lại là phủ nhận thơ ca dân gian, phủ nhận vai trò của những người sáng tạo ra nó.
1.2.1. Đặc điểm của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian Việt Nam
1.2.1.1 Nhân vật trữ tình
Trong ca dao truyền thống, chủ thể trữ tình (tức tác giả - hiện thân trữ tình
của quần chúng nhân dân) luôn luôn đồng nhất với nhân vật trữ tình (tức là nhân vật
mà cảm nghĩ của nó được diến tả trong bài ca). Nhân vật đó, theo ông Đỗ Bình Trị
chỉ có một số kiểu nhất định (giống như kiểu nhân vật trong truyện cổ tích). Đó là
cô gái và chàng trai trong quan hệ bè bạn, lứa đôi; Người vợ, người chồng, người
mẹ, người con… trong đời sống gia đình; Người con gái, con dâu, người vợ trong
gia đình gia trưởng; Người lính và người vợ lính trong cảnh ngộ ly biệt và xa cách;
Người làm ruộng, người làm thợ, người dân chài và người trai đò trong lao động,
sinh hoạt và trong quan hệ với xóm làng, quê hương, đất nước....Ta có thể nhận
8 Nhóm 5



Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

thấy qua tên chung và tên tập hợp của những nhân vật trữ tình trong ca dao, xu
hướng của nhân dân muốn diễn tả những nét bản chất nhất của con người thời đại
ấy.
Những nét bản chất này thể hiện một cách tập trung ở cảm hứng trữ tình chủ
đạo trong ca dao, dù là chàng trai hay cô gái, người vợ hay người chồng, người làm
ruộng hay làm nghề sông nước...như ng nếu cảm nhận về thân phận mình là thấy
buồn thấy khổ thì sẽ cất lên thành bài ca thở than về những khổ đau và bất hạnh c
ủa kiếp người; nêu cảm nghĩ về những người mình thương mến, nhữ ng nơi thân thu
ộc mà thấy yêu thấy thương thì ắt sẽ cất lên thành bài ca ân tình ân nghĩa - tình gia
đình, tình bạn bè, tình đôi lứa, tình quê hương xứ sở, đồng bào.... Chính vì thế, nói
đến ca dao dân ca, người ta hay nhắc đến những câu hát than thân và những câu hát
tình ngh ĩa của quần chúng nhân dân - những người lao động và bị áp bức trong xã
hội cũ.
Nhân vật trữ tình thường gắn với những đại từ nhân xưng trong ca dao,
những đại từ như anh, em, mình, ta, chàng, thiếp, tôi, người, qua, bậu...và kể cả
những hình ảnh xưng hô ẩn dụ như mận, đào, trúc, mai, rồng, mây, trăng, gió....Tất
cả không hề có dấu ấn cá nhân nên dễ dàng gợi được sự đồng cảm sâu xa người
đọc.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
1.2.1.2. Thời gian và không gian
Thời gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản
ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật trong tác phẩm.
a. Thời gian nghệ thuật

Thời gian trong ca dao có thể chia làm thời gian vật lý và thời gian tâm lý.
Thời gian vật lý là thời gian của quá khứ, hiện tại, tương lai. Ca dao là tiếng nói của
tâm hồn, tình cảm người Việt, là phương tiện để con người bộc lộ nỗi niềm tâm sự.
Chính vì vậy, thời gian nghệ thuật trong ca dao chủ yếu là thời gian hiện tại hoặc gần
với hiện tại (quá khứ gần), thời gian của lúc phát ngôn. Likhatrốp gọi là thời gian diễn
xướng. Thời gian hiện tại của ca dao thường được bộc lộ qua các từ: “bây giờ”, “hôm
nay”, “hôm qua”, “ngày ngày”, “sáng ngày”, “chiều chiều”, “đêm đêm”, “bữa nay”, ...
- Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa...
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
9 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

- Sáng mai ôm tráp đến trường
Gặp em ôm rổ ra vườn hái rau
Ngửa tay xin một miếng trầu
Trời kia ổng định miếng trầu vừa đôi
- Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ ...
Ca dao cũng có đề cập đến thời gian tương lai. Thời gian tương lai thường gắn liền
với sự hứa hẹn, nguyện ước. Các từ ngữ thường gặp là: ‘bao giờ”, “chừng nào”...
- Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
- Chừng nào muối ngọt chanh thanh
Em đây mới dám bỏ anh lấy chồng
Để tạo cảm giác đối lập giữa các điểm thời gian như quá khứ - hiện tại, hiện tại –
tương lai, ca dao thường sử dụng các cặp từ như: “khi xưa – đến nay”, “Ngày đi –

ngày về”, ‘ngày nào – bây giờ”, “xưa kia – bây giờ”...
- Ngày đi trúc chửa mọc măng
Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre
Ngày đi lúa chửa chia vè
Ngày về lúa đã đỏ hoe ngoài đồng
Ngày đi em chửa có chồng
Ngày về em đã con bồng con mang
- Khi xưa một hẹn thì nên
Bây giờ chín hẹn em quên cả mười
- Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này...
- Xưa kia ai cấm duyên bà
Bây giờ bà già bà cấm duyên tôi
- Giờ đây anh nói anh thương
Đến khi vắng mặt vấn vương nơi nào
Có những khi cảm giác về thời gian như bị xóa nhòa không còn ý nghĩa mà nhường
cho cảm giác về tâm trạng, đó chính là thời gian tâm lý tâm trạng trong ca dao. Đã là
thời gian tâm lý thì có muôn vàn cách biểu hiện phụ thuộc vào những cảm nghĩ, tâm
tư, cảm xúc ... của nhân vật trữ tình. Ví dụ như:
Khi xa nhau, nỗi nhớ thương, tương tư tạo cảm giác thời gian như dài ra:
Xa anh em khổ lắm anh ơi
Đêm năm canh than thân một chắc, ngày sáu khắc lụy rơi đôi hàng
Khi xa nhau, nhân vật trữ tình chìm trong nỗi tương tư thì thời gian không còn tồn
tại nữa:
Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa
10 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019


Canh ba tôi nói sáng, ông trời mưa tôi nói chiều
Khi yếu nhau và được gần nhau thì sự lưu luyến, bâng khuâng làm thời gian
như ngắn lại:
- Trách gà sao vội gáy tan
Chung tình chưa mãn chuông vàng vội rung
- Trách trời vội rạng đông ra
Không khuya chút nữa hai ta trao lời
Để làm đậm đà sắc thái biểu cảm tâm trạng, ca dao thường dùng các từ ngữ
nhấn mạnh về độ dài của thời gian hoặc sự lặp lại về thời gian. Ví dụ như để thể hiện
tình cảm son sắt, thủy chung thì ca dao hay dùng các từ ngữ biểu thị độ dài trường tồn
của thời gian như: “trăm năm”, “ngàn năm”, “bao giờ”...
- Trăm năm cốt rụi xương tàn
Anh có đầu thai kiếp khác, dạ anh còn nhớ em
- Trăm năm thề trọn một bề
Gối loan gối phụng thiếp kê cho chàng
Có khi sử dụng các từ ngữ có cấu trúc lặp lại để tạo cảm giác độ dài của thời
gian tâm lý như: “ngày ngày”, “đêm đêm”, “chiều chiều”, ...
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Nhìn cây khế ngọt lòng đau chín chiều
- Ngày ngày em đứng em trông
Trông non non ngất trông sông sông dài
Trông mây mây kéo ngang trời
Trông trăng trăng khuyết, trông người người xa
b. Không gian nghệ thuật
Không gian trong ca dao thường gần gũi, bình dị ở làng quê, là phương tiện để
nhân vật bộc lộ tâm tư, cảm xúc suy nghĩ của mình. Đây là không gian trần thế, đời
thường gắn với môi trường sống thân thuộc với con người bình dân.
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
Bên cạnh tính xác thực, không gian nhiều khi cũng mang tính phiếm chỉ và bị chi

phối bởi cảnh quan của nhân vật trữ tình:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Ta thường bắt gặp trong ca dao không có không gian xác định trong những lời ru
con :
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đủ vừa năm
Không gian địa lí: những câu ca dao viết về miền quê cụ thể, địa danh cụ thể qua
đó thể hiện niềm tự hào tình yêu quê hương thiết tha sâu nặng:
11 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ngoài ra còn có một số không gian tiêu biểu như:
Không gian thề nguyền: trăng sao, cây đa, bến đò…thể hiện sự bất biến, vĩnh
hằng
Bao giờ cạn nước Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền
Không gian đối lập: xa-gần, đông-tây… thể hiện sự cách trở, không hòa hợp,
ngang trái:
Gần nhà xa ngõ nên khó đi thăm
Hẹn sang mười bốn sao năm chưa sang
Không gian tâm lí: không có thực, được nhận diện bằng cái nhìn khác thường đầy
chủ quan.
Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng
Ai đi muôn dặm non sông

Để ai chứa chất sầu đong vơi đầy?
Không gian phiếm chỉ:
Núi Truồi ai đắp mà cao
Sông Dinh ai đắp ai đào mà sâu
Không gian vật lí: ở đó người bình dân sinh sống, làm lụng, tình tự, than thở
Cô kia đứng ở bên sông
Muốn sang anh ngã cành hồng cho
Không gian xã hội: mối quan hệ đa dạng giữa người với người:
Gặp nhau giữa chuyến đò đầy
Một lần đã hẹn, cầm tay mặn mà.
Trong những câu ca dao đượm buồn thì không gian thường đi liền với thời gian
là lúc ban đêm.
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Có thể nói không gian và thời gian trong ca dao gắn liền với cuộc sống con
người . Đó là cuộc sống lao động sản xuất, sinh hoạt giao tiếp. Đó là những tâm tư
tình cảm đầy giá trị nhân văn cao đẹp. Không gian và thời gian nghệ thuật trong ca
dao góp phần tạo nên giá trị thẩm mỹ cho kho tàng ca dao người Việt.
1.2.1.3. Các biểu tượng phổ biến
Nguyễn Xuân Kính trong cuốn “Thi pháp ca dao” đã định nghĩa: “Biểu
tượng là nhóm hình ảnh cảm xúc tinh tế về hiện thực khách quan, thể hiện quan
12 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

niệm thẩm mĩ, tư tưởng của từng nhóm tác giả, từng thời đại, từng dân tộc và từng
khu vực cư trú”.
Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao được xây dựng bằng ngôn từ với những
quy ước của cộng đồng về một ý niệm tượng trưng. Biểu tượng không chỉ đơn

thuần thay thế cái được biểu hiện mà còn chủ yếu tượng trưng cho những ý nghĩ,
quan niệm, tư tưởng của con người.
Hệ thống biểu tượng nghệ thuật mang những đặc trưng, biểu hiện sâu sắc
tính địa phương, tính dân tộc. Nó gồm một số biểu tượng phổ biến sau:
a. Con cò:
Đã từ lâu, hình ảnh con cò đã đi vào ca dao với tất cả vẻ đẹp của nó. Người
nông dân đã gửi gắm niềm vui, nỗi buồn, sự cực nhọc, vất cả trong những cánh cò
ca dao. Dường như thiếu những cánh cò ấy ca dao sẽ nghèo đi biết mấy. Con cò làm
tổ trên cành tre, con cò kiếm ăn trên đồng ruộng, bãi sông, không ăn lúa mà bắt cá,
bắt tép… Cứ như vậy, những cánh cò trắng muốt cứ in bóng trong suốt chiều dài
của ca dao.
Đi vào trong văn học, con cò trở thành một biểu tượng nghệ thuật đầy sáng
tạo của cha ông ta khi nó gắn liền với hình ảnh người nông dân lam lũ, chịu thương
chịu khó, cần cù vất vả trên đồng ruộng:
Trời mưa quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn.
Luôn chịu số phận hẩm hiu:
Con cò đậu cọc bờ ao
Ăn sung sung chát, ăn đào đào chua.
Hình ảnh người nông dân nhất là người phụ nữ lam lũ, lầm lụi:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
Họ còn luôn luôn bị khinh rẻ, bị đổ oan:
Cái cò, cái vạc, cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò
Không, không tôi đứng trên bờ

Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi.
Trong hoàn cảnh bị áp bức, bị chà đạp, bị oan ức, họ vẫn muốn, dù phải chết,
cũng phải chết trong sự trong sạch:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
13 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Trong đời, thường thì “Cánh hoa rụng chọn gỉ đất sạch” (Chu Mạnh Trinh)
nhưng người nông dân Việt Nam không nghĩ thế, sống quyết không sống đục, chết
thì nhất định phải chết trong.
Người nông dân Việt Nam còn có tư tưởng lớn, cực kì cao thượng về cách
sống. Họ đã sáng tạo hình tượng người đi trước, lo trước cái lo của thiên hạ, hưởng
sau thiên hạ, người hi sinh để đưa lại hạnh phúc cho mọi người qua hình
tượng: “Con cò đi đón cơn mưa/ Tối tăm mù mịt ai đưa cò về”.
Có những hình ảnh con cò tham gia vào sự kết hợp của thể hứng và thể tỉ –
hai loại hình phổ biến trong văn học dân gian trong những câu ca dao tỏ tình
như: “Con cò núp bụi lúa xanh/ Chờ con cá đến như anh chờ nàng/ Con cò núp bụi
lúa vàng/ Chờ con cá đến như nàng chờ anh”. Hay là:
Con quạ đen con quạ trắng
Con ếch ngắn con ếch dài
Em trông anh, trông mãi trông hoài
Trông cho thấy mặt thấy mày mới yên.
Một cánh cò thôi mà bay khắp mọi miền đất nước, xuyên thấu mọi thời gian,

cánh cò “bay lả bay la” từ chiều sâu quá khứ đến chiều dài hôm nay, cánh cò lại bay
vào lời ru của mẹ, lời dạy của cô, lời tâm sự với bạn bè :
“Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
Cho cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi…”
(Con cò – Chế Lan Viên)
Về mặt nghệ thuật, hình tượng con cò đã trở thành một mô-típ đậm đặc bản
sắn dân tộc và tính nhân dân, thường khơi gợi ở lòng người nhiều tình cảm và kỉ
niệm về quê hương đất nước.
b. Hoa
Hoa là thứ biểu tượng đáng chú ý trong ca dao. Hoa đi vào thế giới văn học
mang ý nghĩa tượng trưng cho một phẩm chất, một thân phận, một thời hoa của một

14 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

đời người. Trong đó, hoa nhài và hoa sen là đối tượng được phản ánh khá nhiều
trong kho tàng ca dao Việt Nam.
* Hoa nhài
Ông cha ta đã dùng hình ảnh của hoa nhài để miêu tả cảnh xứng đôi vừa lứa:
Đôi ta lấm tấm hoa nhài
Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời.
Chỉ “lấm tấm” thôi, nghĩa là không có gì to tát, lớn lao cả. Ấy là vẻ đẹp hiền
hòa, bình dị mà chẳng thoáng chút mặc cảm, tự ti nào vì có “kém ai” đâu!
Hương thơm của hoa nhài còn tượng trưng cho sự thanh tao, quý giá, trang

nhã, văn minh lịch sự của con người: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không
thanh lịch cũng người Tràng An”.
Vẻ đẹp của hoa nhài thường được ví với nụ cười đáng yêu của người con gái:
Miệng cười như cánh hoa nhài
Như nụ hoa quế như tai hoa hồng
Vị trí của hoa nhài trong ca dao không chiếm ưu thế như hoa hồng, hoa mai.
Đấy là thứ hoa biết khiêm tốn, có chút e lệ, khép kín:
- Chơi hoa cho biết mùi hoa
Thứ nhất hoa lí thứ ba hoa nhài
- Hoa lí là chị hoa nhài
Hoa lí có tài hoa nhài có duyên.
Trong ca dao, hoa nhài là một thứ hoa đẹp vẻ đẹp hài hòa, bình dị. Qua đó, ta
thấy được quan niệm thẩm mĩ và quan niệm đạo đức của nhân dân lao động. Họ ưa
chuộng những gì giản dị, nhỏ bé; ca ngợi thủy chung, tình nghĩa; thích cái đẹp bên
trong hơn cái phô trương bên ngoài.
* Hoa sen
Trong các loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp cao quý, ta không thể không nhắc
tới hoa sen. Hoa sen biểu trưng cho sức sống bền bỉ:
Hoa sen mọc bãi cát lâm
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen.
Sự đủ đầy, phúc lộc trong cuộc sống của người nông dân cũng được thể hiện
qua hình ảnh hoa sen:
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba bốn cô có hẹn cùng trăng…
Không những thế, hoa sen mang một mầm sống âm ỉ mà mạnh mẽ. Tuy dầm
mưa dãi nắng mà hương sắc chẳng nhạt phai:
Hoa sen hoa khéo giữ màu
15 Nhóm 5



Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

Nắng hồng không nhạt mưa dầm không phai.
Không giống như hương thơm có tiếng của hoa nhài, hương sen là mùi
hương đằm thắm. Nó là biểu hiện của sự thuần khiết, thánh thiện, trắng trong.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Cùng với sự phát triền của khoa học, kĩ thuật đã tạo ra rất nhiều giống hoa lạ
và đẹp, hương thơm quyến rũ, nhưng với sức sống mãnh liệt, dẻo dai mà phẩm chất
trong sạch, thanh cao hoa sen đã trở thành Quốc hoa Việt Nam – đại diện cho một
vẻ đẹp thánh thiện mà giản dị, chất phác, hiền lành của người dân đất Việt.
* Trúc – mai
Theo quan niệm của nhà nho, tùng, trúc, mai là những thứ cây tượng trưng
cho khí tiết, đức tính cao thượng, phẩm chất trong sạch của người quân tử. Còn tác
giả dân gian không mấy khi tả thực cây trúc, cây mai. Họ nhắc đến mai, trúc nhằm
thể hiện con người. Có khi trúc được nhắc đến một mình tượng trưng cho người con
gái xinh xắn:
Trúc xinh trúc đứng một mình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh”.
Có khi trúc, mai được dùng xoắn xít với nhau thể hiện tình cảm đôi lứa thắm thiết:
Trúc với mai, mai về trúc nhớ
Trúc trở về mai nhớ trúc không?
Hình ảnh trúc mai trong ca dao được dùng để diễn đạt nhiều cung bậc tình
cảm, nhiều cảnh ngộ tình duyên:
Khi là lời nhắn nhủ hy vọng:
Đợi cho trúc ở với mai
Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng

Khi là tâm trạng náo nức, vui mừng:
Trầu này, cúc, mai, đào
Trầu này thục nữ anh hào sánh đôi.
Cũng có khi đó là nỗi giận hờn, oán trách:
Những là lên miếu xuống ghe
Để tôi đánh trúc đánh tre về trồng
Tưởng rằng nên vợ nên chồng
Nào ngờ nói thế mà không có gì.
Và đó còn là nỗi khát vọng:
Chiều nay có kẻ thất tình
Tựa mai mai ngã, tựa đình đình siêu.
16 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

Như vậy, trong ca dao, biểu tượng trúc mai thương được dùng với ý nghĩa
tượng trưng cho đôi bạn trẻ, cho tình duyên.
1.2.1.4. Thể thơ
a. Thể thơ lục bát
Thể thơ lục bát còn gọi là thể thơ sáu - tám bao gồm dòng trên sáu tiếng và
dòng dưới tám tiếng. Một bài lục bát có số dòng không hạn định, vần bằng; tiếng cuối
của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng
của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát.
Ví dụ:
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trẵng, xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nành rửa chân…
Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên
cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này. Nhịp điệu thơ
lục bát về cơ bản là nhịp chẵn 2/2/2, 2/4/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương
yêu, buồn đau…
Người thương/ ơi hỡi/ người thương
Đi đâu/ mà để/ buồn hương/ lạnh lùng
nhưng khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm
trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5…đây là một
dạng của lục bát biến thể:
Chồng gì anh/ vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
Lục bát biến thể là “những câu ca dao có hình thức lục bát nhưng không khít rịt
trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết” (dẫn theo Lê Đức Luận), về
vị trí hiệp vần…Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng
ta có thể xem xét một số trường hợp:
Câu lục biến thể tăng tiếng: Phần lớn câu lục biến thể tăng tiến đều bắt nguồn
từ dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian mà cách nói phổ biến là : giảng giải, phân
trần. Điều này buộc phải kéo dài câu và dùng nhiều vế câu cùng một dòng thơ. Một số
câu lục biến thể có sự chêm xen các từ khẩu ngữ đệm vào, đây là một đặc điểm của
thơ hát nói.
17 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

Con gà rừng tốt mã khoe lông
Chẳng cho đi chọi, nhốt lồng làm chi !
Thầy mẹ ơi, con đã đến thì,
Mười bảy mười tám chẳng cho lấy chồng

Bây giờ người có, con không
Thấy chúng, thấy bạn, cực lòng con thay!
Câu lục biến thể giảm số tiếng: Loại biến thể này lời ca như những câu châm
ngôn, có lời như một tục ngữ. Lời thơ xúc tích, hàm nghĩa mang tính triết lý nhân
sinh, những nhận xét sắc sảo về những vấn đề cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu.
- Mật ngọt chết ruồi
Ai mà đến đấy thời người say sưa
- Người khôn chóng già
Người dại lẩn quất vào ra tối ngày.
- Thương mài nhớ liều
Như ai dán đạo bùa yêu trong lòng
Câu bát biến thể tăng tiếng: Thường ở dạng này thông tin thường chứa nhiều
thể hiện sự suy tưởng diễn giải, giữa hai vế câu có sự liên tưởng hoặc tương ứng về
nghĩa. Khác với câu lục, câu bát có thể kéo dài tự do có thể là vì do đặc trưng về số
dòng, số tiếng của thơ lục bát.
- Gái đâu có gái lạ lùng
Chồng chẳng nằm cùng, nổi giận đùng đùng ném chó xuống ao.
- Ta rằng ta chẳng có ghen
Chồng ta, ta giữ, ta nghiến, ta nghiền, ta chơi.
- Hoa kia thơm lửng, thơm lừng
Dặn con ong kia đừng chởi nhởi, dặn con bướm đừng xôn xao.
Cả hai câu biến thể: Mang những đặc trưng chung của kiểu câu lục và câu bát
biến thể và có những đặc điểm sau như câu suy luận nhiều vế, câu kết hợp nhiều kiểu
câu, khuôn lục bát không rõ ràng, câu nặng tính khẩu ngữ, thường là câu dồn chứa
nhiều thông tin, ranh giới câu lục thường xâm lấn câu bát hoặc ranh giới chức năng
của hai câu không rõ ràng.
- Hạt lúa vàng, hạt thóc cũng vàng
Anh yêu em, bác mẹ, họ hàng cũng yêu.
- Một mai con cóc lết, con ếch bò
Con nai quỳ, con thỏ chạy một giò, em hỡi có nên ?

-Đêm năm canh thổn thức, ngày sáu khắc ra vào
Tôi buồn riêng vì phận phòng đào lẻ loi.….
Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấu về cơ bản thể thơ lục
bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số
18 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có
lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối
thanh, hiệp vần…đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt
tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy
nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ
nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.
b. Thể song thất lục bát hay lục bát kết hợp: Đây là thể thơ kết hợp giữa thể song
thất và thể lục bát
Thứ nhất là dạng song thất lục bát ở dạng này bài thơ ít nhất là một khổ bao
gồm hai dòng đầu là 7, hai dòng sau là 6/8 :
Thang mô cao/ bằng thang danh vọng
Nghĩa mô trọng / bằng nghĩa chồng con
Trăm năm nước chảy đá mòn
Xa nhau nghìn dặm dạ còn nhớ thương
Thứ hai là dạng lục bát gián thất, nghĩa là hai câu 6/8 rồi đến hai câu 7:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.
……
Dạng thứ ba là hai câu lục bát đầu cuối, xen giữa là hai câu thất:

Đêm qua nguyệt lặn về tây
Sự tình kẻ đấy người đây còn dài
Trúc với Mai/ Mai về Trúc nhớ
Trúc trở về/ Mai nhớ Trúc không
Bây giờ kẻ Bắc người Đông
Kể sao cho xiết tấm lòng riêng tư.
Thể thơ này thường lặp đi lặp lại, cuộn trào như ngọn sóng phù hợp cho việc
diễn tả tâm trạng buồn đau của nhân vật trữ tình. Thể song thất và lục bát kết hợp
nhau là cho tình cảm vốn đa chiều, phức tạp được thể hiện có hiệu quả rõ rệt với cách
nói đa giọng, nhiều cung bậc và gam màu. Chính những đặc trung của thể thơ góp
phần thể hiện nội dung của bài ca dao được sâu sắc và diễn đạt nhiều chiều cung bậc
cảm xúc của chủ thể trữ tình.
c. Thể vãn
Thể vãn là đặc trưng trong hát dặm Nghệ Tĩnh. Mỗi câu thơ thường gồm 4,5,6
chữ và vần chân :
19 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

Công đôi ta thề thốt
Kể đã mấy niên rồi
Lòng đã quyết lúa đôi
Nhất ngôn nói hẳn lời
Đừng bốn chốn ba nơi
Đững trăng gió chào mời
Trăng nhiều trăng rạng rỡ
Trăng nhiều đèn rạng rỡ
Thể vãn kết hợp với thể lục bát làm cho tiết tấu và vần điệu thơ phong phú, có
khả năng diễn đạt những cung bậc khác nhau của tình cảm.

Nào khi mô em nói với anh
Sông cạn mà tình không cạn
Vàng mòn mà nghĩa không mòn
Nay chừ nước lại xa non
Đêm nằm tơ tưởng héo hon ruột tằm
Thể lục bát kết hợp với thể vãn tạo cho bài ca có thế vững chắc, là điểm nhẫn
kết vấn đề, ngăn lại dòng kể lan man của thể vãn.
Tháng giêng tháng hai, tháng ba, tháng bốn
Tháng khốn, tháng nạn
Đi vay, đi dạm
Được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Giêng
Mua con gà mái về nuôi
Nó đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng ung…

Chớ than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi lên cây.
Nói tóm lại, đặc trưng thể thơ trong ca dao suy cho cùng là diễn đạt tâm trạng
nhiều chiều của nhân vật trữ tình. Tuy theo cảm xúc, cung bậc mà chọn lựa một thể
thơ phù hợp. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ
nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu… do vậy thể thơ
chủ yếu của ca dao vẫn là thể lục bát. Vì thể thơ này có khả năng diễn đạt tất thảy
20 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019


những cung bậc cảm xúc mà những con người thấp cổ bé họng không biết chia sẻ
cùng ai. Việc sang tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của
người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Ngày nay thể lục bát trở
thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

1.3. Nguyễn Du và Truyện Kiều
Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tính ra dương lịch là ngày 3
tháng 1 năm 1766) tại kinh đô Thăng Long và lớn lên ở đấy. Ông mất ngày 16
tháng 9 năm 1820 tại Huế. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình phong kiến đại
quý tộc, trí thức, tài hoa và có danh vọng vào bậc nhất đương thời. Không những
thế, gia đình này còn có một truyền thống về văn học. Hoàn cảnh gia đình đã có
những tác động rõ rệt đối với sự hình thành thiên tài văn học ở Nguyễn Du. Gia
đình Nguyễn Du có nhiều người đậu đạt cao và làm quan lớn trong triều đình: Thân
sinh của Nguyễn Du đậu tiến sĩ, từng làm tể tướng trong triều đình. Nguyễn Khản,
anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du đậu tiến sĩ giữ chức lớn dưới cả hai
thời Trịnh Sâm và Trịnh Tông
.Nguyễn Huệ, bác ruột Nguyễn Du, đậu tiến sĩ. Theo Phạm Ðình Hổ thì dòng họ
này có mười hau tiến sĩ và năm quận công. Dòng họ này còn có truyền thống văn
học, thân sinh của ông là Nguyễn Nghiễm là một sử gia cũng là một nhà thơ.
Nguyễn Khản giỏi thơ Nôm, tương truyền có dịch Chinh phụ ngâm. Nguyễn Hành,
Nguyễn Thiện (cháu gọi Nguyễn Du bằng chú) đều là những nhà thơ, nhà văn nổi
tiếng đương thời.
Xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc có danh vọng vào loại bậc
nhất đương thời nhưng Nguyễn Du sống trong cuộc sống nhung lụa không được
bao lâu. Bởi vì nhà thơ lớn lên giữa lúc gia đình đang sụp đổ nhanh chóng theo đà
sụp đổ của tập đoàn phong kiến thống trị Lê - Trịnh. Nguyễn Du phải sớm đương
đầu với những biến cố lớn lao của gia đình và xã hội. Có lúc nhà thơ cũng bị hất ra
giữa cuộc đời, đã từng chịu nhiều nỗi bất hạnh. Ông có một thời gian dài khoảng 16
năm sống lưu lạc ở quê vợ ở Thái Bình, quê cha Hà Tĩnh. Những năm tháng bất

hạnh này có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến sự hình thành con người nghệ sĩ vĩ
đại ở ông.
Hoàn cảnh gia đình đã để lại những dấu ấn vàng son trong tâm hồn nhà thơ và
cũng chắc chắn rằng qua thực tiễn của gia đình, ông cũng đã nhận thức được nhiều
điều về giới quan lại đương thời.
1.3.1. Thời đại
Thời đại Nguyễn Du là thời đại khổ đau, bế tắc và đầy những biến động dữ dội.
Xã hội phong kiến Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX khủng
hoảng trầm trọng. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, điêu đứng. Phong trào nông
21 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà lớn nhất là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Là người có
hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú, Nguyễn Du đã sống nhiều năm lưu lạc
tiếp xúc với nhiều cảnh đời và thân phận con người trong thời đại loạn lạc, dâu bể.
Khi làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn, ông đã từng đi sứ sang Trung Quốc,
qua nhiều vùng đất rộng lớn, tiếp xúc với nền văn hóa rực rỡ ở Trung Hoa. Tất cả
những điều đó đã ảnh hưởng lớn đến sáng tác của Nguyễn Du. Là người có một trái
tim giàu tình yêu thương, chính ông đã từng viết trong Truyện Kiều : “Chữ tâm kia
mới bằng ba chữ tài”. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du rất phong phú và đồ sộ,
ba tập thơ chữ Hán với 243 bài, sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là “Truyện Kiều”.
Nhà thơ sống vào giai đoạn lịch sử xã hội Việt Nam có nhiều biến động dữ dội, nhất
là khoảng ba mươi năm đầu của cuộc đời nhà thơ. Nguyễn Du đã có dịp chứng kiến
những biến cố lịch sử trọng đại nhất: Sự sụp đổ thảm hại của tập đoàn phong kiến
thống trị Lê - Trịnh, vận mệnh ngắn ngủi nhưng rạng rỡ của phong trào Tây Sơn và
triều đại Quang Trung, công cuộc trung hưng của nhà Nguyễn. Thời đại là một cơ
sở sâu xa tạo nên sự xuất hiện gương mặt thiên tài văn học Nguyễn Du. Ông đã
sống trong một thời đại mà truyền thống nhân văn và tinh thần dân tộc được kết tinh

một cách rực rỡ. Những biến cố xã hội, truyền thống nhân văn và tinh thần dân tộc
của thời đại đã để lại những âm hưởng, những màu sắc trong nhân cách cũng như
sáng tác của nhà thơ.
1.3.2. Sự nghiệp văn chương
Xét về văn học, sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành
đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn
thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng
lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình
vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm
sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng
của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong
không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ
hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.
 Thơ chữ Hán: Nhà thơ đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng bằng chữ Hán và chữ
Nôm. Ông có ba tập thơ:
Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) 1786-1804.
Nam trung tạp ngâm: 1805-1812.
Bắc hành tạp lục: 1813-1814.
Cả ba tập thơ đã được tập hợp lại thành tập Thơ chữ Hán của Nguyễn Du do
nhóm Lê Thước và Trương Chính giới thiệu, xuất bản năm 1965 gồm 243 bài thơ.
Nguyễn Du có nhiều tác phẩm. Thơ chữ Hán như Thanh Hiên thi tập, Nam trung
tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Cả ba tập này, nay mới góp được 250 bài nhờ công sức
sưu tầm của nhiều người. Lời thơ điêu luyện, nhiều bài phản ánh hiện thực bất
22 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

công trong xã hội,
biểu lộ tình thương xót đối với các nạn nhân, phê phán các nhân vật chính diện và

phản diện trong lịch sử Trung Quốc, một cách sắc sảo..
 Thơ chữ Nôm
Ðoạn trường tân thanh (tên Truyện Kiều là do quần chúng đặt cho
tác phẩm).
Văn chiêu hồn (còn gọi là Văn tế thập loại chúng sinh).
Sinh tế Trường Lưu nhị nữ.
Thác lời trai phường nón.
Tác phẩm tiêu biểu cho thơ chữ Nôm của thiên tài Nguyễn Du là “Đoạn trường
tân thanh” và “Văn tế thập loại chúng sinh”, đều viết bằng quốc âm. “Đoạn trường
tân thanh” được gọi phổ biến là “Truyện Kiều”, là một truyện thơ lục bát. Cả hai
tác phẩm đều xuất sắc, tràn trề tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, phản ánh sinh động xã
hội bất công, cuộc đời dâu bể. Tác phẩm cũng cho thấy một trình độ nghệ thuật bậc
thầy. “Truyện Kiều” đã là đầu đề cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và
những cuộc bút chiến. Ngay khi “Truyện Kiều” được công bố (đầu thế kỷ XIX) ở
nhiều trường học của các nho sĩ, nhiều văn đàn, thi xã đã có trao đổi về nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Nói tới văn học trung đại Việt Nam, ta không thể không nhắc đến đại thi hào
Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ khiêm
nhường coi đó là những “…lời quê góp nhặt dông dài”. Nhưng thực tế đã cho thấy,
bất chấp quy luật và sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian, Truyện Kiều đã khẳng
định sức sống bất tử của một tác phẩm bất hủ. Được viết trong “chồng chất những
khối lỗi ở trong lòng” và được viết bằng tâm huyết “như có máu chảy ở đầu ngọn
bút”, “như có nước mắt thấm ở trên tờ giấy”. Tác phẩm là sự thể hiện “nỗi đau
nhân tình” của Nguyễn Du tập trung, xúc động và thành công nhất.
Với đề tài “Ảnh hưởng phương thức trữ tình trong thơ ca dân dân gian Việt
Nam đến Truyện Kiều của Nguyễn Du”, nội dung giới thuyết của Chương 1 là cơ
sở lí luận và thực tiễn quan trọng để người viết mạnh dạn nghiên cứu, đóng góp một
cách nhìn mới mẻ về một tác phẩm đã quá quen thuộc và được nhiều người nghiên
cứu. Thông qua đó, có thể hiểu thêm về con người, cũng như cái nhìn đối với con

người và cuộc đời của vị đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã từng khẳng định:
Thôn ca sơ học tang ma ngữ,
Dã khốc thời văn chiến phạt thanh.

23 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC TRỮ TÌNH TRONG THƠ
CA DÂN GIAN ĐẾN TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU.
2.1. Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều của
Nguyễn Du trong việc miêu tả thiên nhiên.
Văn minh phương Tây không phát xuất từ những vùng đất bồi đắp phù sa
màu mỡ, họ sớm phải vươn ra biển, chiến đấu với đại dương bao la nên cách ứng xử
với thiên nhiên trong tư duy của họ là chinh phục để phục vụ cho con người. Vậy
nên, cảm hứng chủ đạo của văn học phương Tây là ca ngợi con người - con người là
thước đo của vạn vật. Ngược lại, từ xa xưa, người phương Đông đã học được cách
sống hài hòa với tự nhiên. Thiên nhiên đóng vai trò rất lớn trong đời sống của cư
dân nông nghiệp - đó vừa là môi trường vừa là nguồn lợi nhưng cũng vừa là nỗi âu
lo. Điều này xuất phát từ cách cảm nhận về tự nhiên từ cổ xưa của người phương
Đông về vạn vật hữu linh. Người nguyên thủy dựa vào tự nhiên để sinh sống.Trước
sức mạnh của tự nhiên, thái độ của con người là khiếp nhược nên con người tôn
sùng tự nhiên, ngưỡng vọng tự nhiên.
Thiên nhiên – Nơi cứu rỗi tâm hồn Đông phương.Trong tâm thế của người
phương Đông, người ta thấy một tâm hồn đối với thiên nhiên rất sâu nặng. Trong
khắp các trang viết, không chỉ thấy vẻ đẹp của cảnh vật mà còn thấy một tấm lòng
tha thiết với cảnh vật. Tự muôn đời, thiên nhiên luôn là nguồn an ủi. Mỗi khi thấy
lòng đau, lại tìm về tự nhiên như một bến bờ tĩnh lặng để nguôi quên. Thiên nhiên
là người bạn lớn vĩnh hằng của con người mà ở đó, những muộn phiền, day dứt, đau

đớn vơi đi. Thấu được nỗi chán chường cuộc sống ồn ào quanh mình, chỉ có tự
nhiên vĩnh cửu không lời là vĩnh viễn.
2.1.1 Hình ảnh thiên nhiên trong ca dao:
Thiên nhiên trong thơ ca dân gian vốn là phương tiện để chuyển tải tình cảm
của con người. Có thể nói về phương diện nào đó với ca dao cái tình là cơ bản nhất.
Nội dung chủ yếu của ca dao là tình cảm của con người. Trước hết là cái tình của
con người với chính thiên nhiên. Cái tình ở đây là cái tình với núi sông, trăng sao,
mây gió, cái tình với hoa trái, cây cỏ. Ca dao thể hiện tình yêu của con người với
những cảnh vật thiên nhiên bao quanh mình, hàng ngày gắn bó với mình. Với
những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc trong ca dao như trăng sao, núi sông, hoa lá,
cây cỏ, nhịp cầu....thể hiên tâm trạng của con người.
Trên trời biết mấy cái sao
Dưới đất biết có là bao nóc nhà
Ai ơi xin hãy dạo qua
Những sông cùng núi biết là bao nhiêu.
24 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

Ca dao không chỉ diễn tả tình yêu của con người với thiên nhiên mà còn là
nơi con người gửi gắm tình cảm của mình qua hình ảnh thiên nhiên.
Những hình ảnh này thể hiện đặc biệt rõ rệt trong ca dao về tình yêu nam nữ.
Ở đây thiên nhiên là bạn đường, khung cảnh, là nhân chứng của tình yêu:
Đường đi trên động dưới khe
Chim kêu vượn hót không nghe tiếng nàng
Thiên nhiên là nguồn cảm hứng, gợi nên nỗi nhớ, nỗi thương:
- Khúc sông bên lở bên bồi
Thương em lúc đứng lúc ngồi cũng thương.
- Sông cách sông, thủy cách thủy,

Em xe sợi chỉ, em bắc cây cầu,
Để cho anh sang mà giảm mối sầu tương tư.
Thiên nhiên còn là hiện thân của sự vĩnh hằng, bất tử của tình yêu:
- Còn trời còn nước còn non
Còn trăng còn gió thì còn đôi ta”
- Chờ anh lở núi cạn sông
- Chờ chàng đến lúc cạn sông
Chờ cho muống vượt lên đồng trổ hoa
Thiên nhiên như người đối thoại, thổ lộ buồn vui:
Lên truông than thở với truông
Ở đây than thở với nường đôi câu
Thiên nhiên thể hiện sự cách trở của tình yêu:
- Mấy lâu cách trở giang đông
Đi về xuôi ngược mà không xáp chàng
- Dở dang dang dở khi chiều
Mưa sa chớp giật cũng liều mà đi
- Hai Vai cao ngất giữa trời
Em qua không được em ngồi thở than
- Không đi thì nhớ thì thương
Đi ra cách trở một truông đôi đò
Thiên nhiên như tâm trạng người đang yêu:
- Miệng cười tựa nụ hoa sen
Mình trông nhan sắc như đèn như sao
- Mình em như cây thầu đâu
Ngoài tươi trong héo, giữa sầu tương tư
Thiên nhiên cũng gắn với tình cảm gia đình, tình cha nghĩa mẹ, hạnh phúc
vợ chồng:
- Mẹ già như chuối chín cây
Sao anh không liệu để em đây liệu cùng
25 Nhóm 5



Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

- Mẹ như ánh nắng mùa đông
Soi không tận mặt tận lòng cho con
-Kết đôi đi cho đó vợ đây chồng
Hoa trên rừng đua nở, lúa dưới đồng xanh um
- Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta tình thắm nghĩa dày
Dù xa nhau chăng nữa, ba vạn sáu trăm ngày cũng nỏ xa
Như vậy, nội dung cơ bản của ca dao là cái tình. Tình với thiên nhiên, tình với
quê hương đất nước, tình với con người. Thiên nhiên có vị trí quan trọng trong việc
thể hiện những tình cảm ấy trong ca dao. Thiên nhiên được nhìn nhận qua đôi mắt
của tác giả dân gian,vừa mộc mạc, chân thành vừa thể hiện được tâm hồn chân chất
của con người Việt Nam ta.
2.1.2 Hình ảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều
Trong văn học cổ, hình tượng thiên nhiên thường gắn với cảm xúc và là một
hình thái ngôn ngữ nghệ thuật. Chính vì thế, Truyện Kiều phản ánh cuộc sống xã
hội thông qua con người cảm nghĩ với những xúc động, suy tư sâu kín bên cạnh
thiên nhiên, nhân vật không lời. Ngôn ngữ thiên nhiên xuất hiện khi Nguyễn Du vẽ
cảnh bằng chất liệu ngôn ngữ mang đậm tính gợi hình, gợi cảm, làm cho nhân vật
hoạt động và bộc lộ tính cách.
Một trong những biểu hiện giàu chất thơ của ngôn ngữ Truyện Kiều là có một
mối liên hệ gắn bó giữa tâm tình, cảm xúc của nhân vật với những rung động của
thiên nhiên. “Thiên nhiên trong Truyện Kiều là những không gian nghệ thuật có
chức năng làm nền cho việc khắc họa các dòng tâm tư, tình cảm của con người
cũng như giúp cho việc hoàn thiện vận mệnh và tính cách của nhân vật”. Thiên
nhiên trong Truyện Kiều trở thành một hình thái ngôn ngữ nghệ thuật để miêu tả

tâm hồn con người. Thiên nhiên đã giúp Nguyễn Du diễn tả tâm trạng nhân vật một
cách chân thật nhất.
Bằng bút pháp nhân hóa, Nguyễn Du đã lắng nghe trái tim con người thông qua
thiên nhiên. Cảnh vật không chỉ mang sức sống trực tiếp của bản thân nó mà còn
mang sức sống của một thiên nhiên vô hình nhưng sống động. Thiên nhiên luôn gắn
với những biến cố trong cuộc đời nhân vật, nhất là Thúy Kiều. Thiên nhiên luôn đi
theo bước chân nàng, mỗi lúc một vẻ. Thiên nhiên trong tác phẩm nhiều khi là bức
tranh thủy mặc, khi là một mảnh trời, một cửa bể nhưng cũng có khi chỉ là một cành
liễu rũ, một dòng nước. Nhưng dù là hình ảnh gì, màu sắc nào thì thiên nhiên vẫn
luôn mang đậm nỗi niềm tâm sự. Cảnh luôn mang cảm xúc của người đối cảnh
khiến cho cảnh vật cũng có tâm hồn. Nguyễn Du đã tạo nên một sự giao hòa tuyệt
đối giữa cảnh vật và tấm lòng con người. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du
viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
26 Nhóm 5


Ảnh hưởng của phương thức trữ tình trong thơ ca dân gian đến Truyện Kiều 2019

Trong mỗi cảnh vật trong Truyện Kiều, dù là một ngọn cỏ hay một vầng trăng,
một không gian mênh mông hay hiu quạnh, tất cả đều mang dấu ấn của con người.
Đó là khi một tình yêu chớm nở:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Một nỗi sợ cô độc, lạnh lẽo:
Mịt mù dặm cát đồi cây
Tiếng gà điếm nguyệt, dấu giày cầu sương
Trong đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tâm trạng buồn tủi của Kiều đã thể hiện
rõ nét qua cảnh vật bên ngoài. Mỗi cảnh vật là một nét riêng nhưng đều diễn tả một
khía cạnh trong tâm trạng của Kiều. Cánh buồm trên biển giữa mênh mông trời
chiều hoàng hôn thật cô độc, lẻ loi:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Khung mở ra vào thời điểm chiều hôm, thời điểm của những lưu luyến khó tả.
“Cửa bể chiều hôm” gợi trước mắt ta hình ảnh những tia nắng leo lắt cuối ngày
phản chiếu lên mặt biển xanh thẳm rồi lan ngay ra không gian xung quanh, khiến
mọi thứ nhuốm màu sẫm tối, có cái gì da diết như đêm luyến ngày, như niềm lưu
luyến tha thiết của Kiều về ngày tháng êm đềm xưa kia. Các từ ngữ “thấp thoáng”,
“xa xa” gợi sự lẻ loi, đơn độc như chính niềm hi vọng mỏng manh, leo lét của
Kiều. Một mình bơ vơ ở nơi đó, Kiều chỉ mòn mỏi nhớ về quê hương, nhớ về cha
mẹ, chờ mong một con thuyền đến cứu, thế nhưng những chiếc thuyền ấy chỉ thấp
thoáng ở xa rồi mất hút về phía chân trời. “Thuyền ai” lênh đênh rồi mất hút về phía
chân trời xa như cuộc đời
Kiều, chẳng biết đến bao giờ có thể về được quê nhà, báo hiếu cho cha mẹ. Ánh
nhìn của Kiều vẫn ở mặt nước nhưng đã gần hơn:
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Cánh hoa mỏng manh, dập dìu trong dòng nước, bé nhỏ, chẳng thể nào chống
chọi được sức của “ngọn nước mới sa” như chính thân phận nàng Kiều nhỏ bé trong
dòng đời đẩy đưa. Thân phận Kiều giờ đây lạc lõng, lẻ loi, tả tơi trôi theo dòng đời
vô định “biết là về đâu” như chính bông hoa kia. Nhìn cánh hoa bị vùi dập tả tơi
ấy, nàng Kiều lại càng nhớ thương Kim Trọng, càng buồn tủi, xót xa vì số phận bèo
dạt mây trôi, chẳng biết sẽ đi về nơi nao của mình. Không chỉ có mặt nước mênh
mang chất chứa bao nỗi buồn mà cả cỏ cây cũng sầu thảm:
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Ngược với cái tên xanh biếc hi vọng của “Ngưng Bích” sắc xanh nối tiếp của
trời đất qua đôi mắt buồn tủi của Kiều trở nên thật sầu thảm. Từ láy “rầu rầu” gợi
27 Nhóm 5



×