Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

KỸ NĂNG KHỞI KIỆN vụ án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.9 KB, 36 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
--------o0o---------

BÀI THUYẾT TRÌNH
MÔN: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ DÂN SỰ

ĐỀ TÀI: KỸ NĂNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

Hà Nội, 25/1/2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
--------o0o---------

BÀI THUYẾT TRÌNH
MÔN: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ DÂN SỰ

ĐỀ TÀI: KỸ NĂNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

GV: TS. Nguyễn Vinh Hưng
Nhóm: 1

Hà Nội, 25/1/2018


DANH SÁCH NHÓM

STT
1


2
3
4
5

Họ và tên

Mã sinh viên

Ghi chú


MỤC LỤC
Danh sách nhóm
Mục lục


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất kì giai đoạn nảo của vụ án tranh chấp dân sự: khởi kiện hay không
khởi kiện, có nên hòa giải hay không, yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nào,
rút những yêu cầu nào, cần cung câp thêm những chứng cứ mới nào,… thì vai trò
của Luật sư trong giai đoạn đầu của vụ án đôi khi có ý nghĩa quyết định tới quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự.
Vì thế, kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Việc quy định và xác
định kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực tiễn
giải quyết các tranh chấp dân sự. Các quy định về khởi kiện vụ án dân sự một mặt
nhằm đảm bảo quyền khởi kiện, đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh
của đương sự, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, mặt khác bảo đảm

về việc giải quyết vụ án dân sự của Tòa án được thuận lợi.
Thực tiễn cho thấy, vấn đề khởi kiện vụ án dân sự là một vấn đề đặc biệt
phức tạp do việc xác định các vấn đề liên quan đến khởi kiện vụ án dân sự không
chỉ liên quan đến các quy định của pháp luật tố tụng mà còn liên quan đến pháp
luật nội dung trong từng thời điểm xác lập giao dịch. Đồng thời, muốn tư vấn khách
hàng về điều kiện khởi kiện, để đạt được các yêu cầu, rút yêu cầu đều phải là những
vấn đề có tầm nhìn xa trên cơ sở đánh giá kết quả tương đối của nó. Nếu không nhìn
thấy các mặt thì dễ gây thiệt hại cho khách hàng.
Chính vì vậy, nhóm đã chọn nghiên cứu về đề tài “KỸ NĂNG KHỞI KIỆN
TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ” có một ý nghĩa lý luận rất lớn, với mong muốn góp
phần nâng cao sự nhận thức cũng như kỹ năng nghề nghiệp của Luật sư trong khởi
kiện vụ án dân sự nói riêng và quá trình giải quyết vụ án dân sự nói chung.

5


2. Tình hình nghiên cứu
Sau khi Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực, cũng đã có vài công trình nghiên
cứu về kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự nhưng các công trình này cũng chỉ đề cập
đến một nội dung cụ thể nào đó hoặc nghiên cứu gián tiếp những vấn đề khởi kiện
của đương sự. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một
cách tổng thể, toàn diện hoặc chưa nghiên cứu sâu về kỹ năng khởi kiện.
Trước tình hình đó, nhóm chúng tôi chọn đề tài “kỹ năng khởi kiện vụ án dân
sự” cho bài thuyết trình của mình.

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận cũng như


nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền khởi kiện và những kỹ
năng cần thiết của việc khởi kiện vụ án dân sự.
Từ mục đích nêu trên, bài nghiên cứu có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận của quyền khởi kiện và bảo đảm quyền
khởi kiện trong tố tụng dân sự;
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật về những vấn đề của khởi kiện và hồ
sơ khởi kiện và thực tiễn áp dụng chúng hiện nay tại Việt Nam. Từ đó chỉ ra một số
bất cập trong các quy định của pháp luật về khởi kiện cũng như đảm bảo kỹ năng
trong khởi kiện.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo những kỹ năng trong việc khởi kiện
vụ án dân sự

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu về “Kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự” nghiên cứu đối tượng

chính là việc khởi kiện và các nội dung trong việc khởi kiện về hồ sơ khởi kiện và
những kỹ năng cần có của luật sư trong việc tư vấn khách hàng trong khởi kiện vụ
án dân sự.
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, bài nghiên cứu sẽ không đi sâu vào
việc bảo đảm giải quyết theo đúng pháp luật và bản chất sự việc, có nghĩa là không
xét hỏi việc giải quyết về nội dung của yêu cầu khởi kiện mà tập trung vào kỹ năng
đảm bảo quyền khởi kiện dưới góc độ tố tụng dân sự thông qua việc thụ lý, trả đơn
6


hay đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do không đủ điều kiện khởi kiện. Do vậy, việc
nghiên cứu đề tào sẽ trong phạm vi sau đây:
- Khái quát về khởi kiện vụ án dân sự.

- Các quy định của pháp luật về hồ sơ khởi kiện và kỹ năng của luật sư
-

5.

trong tư vấn khách hàng khởi kiện.
Tìm hiểu thực tiễn khởi kiện tại Việt Nam hiện nay

Phương pháp nghiên cứu
Trong bài làm chúng tôi dã dùng các phương pháp sau đây:

6.



Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin ( chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật biện chứng lịch sử) và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về nhà nước, pháp luật, xây
dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, lý luận và lịch sử nhà nước
pháp luật và pháp luật tố tụng dân sự.



Và một số phương pháp cụ thể khác: phương pháp so sánh, phân tích, chứng
minh, tổng hợp, phương pháp xã hội, kháo sát thăm dò.

Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài

nghiên cứu gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về khởi kiện vụ án dân sự.
Chương 2: Hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự
Chương 3: Kỹ năng của Luật sư trong khởi kiện vụ án dân sự
Chương 4: Thực trạng và kiến nghị trong kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự ở
Việt Nam hiện nay.

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
7


1.1.

Khái niệm
Vụ án dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay đó là các

tranh chấp nảy sinh từ các quan hệ hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh,
thương mại, đất đai, nhà ở và các quan hệ dân sinh trong đời sống xã hội. Các tranh
chấp dân sự được coi là vụ án dân sự khi có chủ thể trong quan hệ tranh chấp đó
đưa vấn đề tranh chấp ra trước tòa án để được giải quyết đó gọi là khởi kiện vụ án
dân sự.
Khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) bao gồm
khởi kiện của người khởi kiện (khởi kiện của nguyên đơn), khởi kiện của bị đơn
(trong trường hợp có yêu cầu phản tố) và khởi kiện của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan (trong trường hợp có yêu cầu độc lập).
Vậy, khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có đủ điều
kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc bảo vệ lợi ích
công cộng, lợi ích nhà nước.
1.2.


Điều kiện
 Về chủ thể khởi kiện:

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 192 BLTTDS năm 2015:
Để khởi kiện vụ án dân sự, chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện và có
đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Người khởi kiện phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự, hôn
nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, đất đai, nhà ở. Về nguyên tắc, chỉ
có cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích bị xâm phạm mới có quyền khởi kiện
để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình.
Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền hay lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bảo
vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách, trong một số
trường hợp đặc biệt, pháp luật quy định quyền khởi kiện của các cá nhân, cơ quan,

8


tổ chức gồm: Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về
trẻ em, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có quyền khởi kiện trong trường hợp cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác.
 Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải
quyết của mình. Thẩm quyền của Tòa án được xác định theo nội dung tranh chấp,
theo lãnh thổ, theo cấp hay theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
Việc xác định thẩm quyền là một điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động
bình thường và hợp lý của bộ máy nhà nước. Đồng thời, việc phân định thẩm quyền
giữa các Tòa án cũng góp phần cho các Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ và người

dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện, tránh được sự chồng chéo trong việc thực
hiện nhiệm vụ của Tòa án, góp phần giải quyết đúng đắn, tạo điều kiện cho các
đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
 Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện:

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được
quyền yêu cầu tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động để bảo vệ quyền, lợi ích bị xâm phạm.
Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác. Theo quy định tại Điều 185 BLTTDS năm 2015, riêng
đối với yêu cầu hoàn trả lại tài sản thuộc sở hữu nhà nước, yêu cầu bảo vệ quyền
nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan mà việc khởi kiện không
được thực hiện trong thời hạn quy định. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
họ, pháp luật quy định không tính vào thời hiệu khởi kiện khoảng thời gian xảy ra
sự kiện bất khả kháng; trở ngại khách quan; người có quyền khởi kiện chưa thành
niên, bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chưa
có người đại diện; người đại diện của họ bị chết mà chưa có người thay thế hoặc vì
lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện (Điều 186 BLTTDS năm
2015).

9


 Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp

luật của Tòa án:
Trừ những trường hợp: Bản án, quyết định của tòa án bác đơn xin ly hôn; Yêu
cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại; Yêu
cầu thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ; Vụ án đòi tài sản, đòi tài

sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở
nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu; Các trường hợp khác theo quy định của
pháp luật.
Ngoài ra, khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không
có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi
kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ
pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c
khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp
luật (Khoản 1 Điều 193 BLTTDS năm 2015) thì đương sự có quyền khởi kiện lại.
Tòa án chỉ được thụ lý giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
1.3.

Quyền khởi kiện
Theo Điều 186, Bộ luật TTDS năm 2015:

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp
pháp khởi kiện vụ án ( sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm
quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
1.4.

Phạm vi khởi kiện
Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự là giới hạn những vấn đề khởi kiện trong

một vụ án dân sự.
Để đảm bảo giải quyết vụ án dân sự của Tòa án được nhanh chóng và đúng
đắn, theo Điều 188, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về Phạm vi khởi kiện:

10



“ 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với
nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
2. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức,
một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên
quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có thể khởi kiện
một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều
quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.”

CHƯƠNG 2:
HỒ SƠ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
2.1. Hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện là hồ sơ mà nguyên đơn nộp cho Tòa án khi khởi kiện vụ án
ra trước Tòa. Hồ sơ khởi kiện thông thường bao gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu);
- Các tài liệu chứng minh hoặc giải trình trực tiếp cho yêu cầu của nguyên đơn;
11


- Các tài liệu về tư cách cá nhân, pháp nhân của nguyên đơn;
- Các tài liệu, chứng cứ kèm theo;
- Các văn bản pháp luật liên quan.
Mục đích của việc lập hồ sơ khởi kiện là nhằm tập hợp một cách có hệ thống
các tài liệu, chứng cứ và những vấn đề liên quan đến vụ án mà nguyên đơn đang
yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết.

2.2. Đơn khởi kiện
Đơn khởi kiện là hình thức biểu đạt yêu cầu của bạn đến Tòa án. Với tính

chất là cơ sở pháp lý quan trọng để tòa án xem xét quyết định thụ lý vụ án dân sự, vì
vậy, đơn khởi kiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức và nội
dung theo quy định tại Khoản 4, Điều 189 BLTTDS năm 2015.

2.2.1 Nội dung của đơn khởi kiện
Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện của đương
sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiên. Vì vậy, người khởi kiện muốn
khởi kiện phải có đơn khởi kiện để nêu lên yêu cầu khởi kiện của mình.
Hình thức và nội dung của đơn khởi kiện được quy định tại Điều 189,
BLTTDS năm 2015. Hiện nay, mẫu đơn khởi kiện được ban hành theo mẫu số 01,
Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP.
 Theo Khoản 4, Điều 189, BLTTDS năm 2015 về Nội dung đơn khởi kiện:

“4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người
khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

12


Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân
hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện
thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là
cơ quan , tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử ( nếu có) . Trường hợp không
rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm
việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;


e) Tên, nơi cư trú , làm việc của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là cá nhân
hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức ; số điện
thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể
yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.”
Đơn khởi kiện là cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án xem xét, quyết định thụ
lý vụ án dân sự, vì vậy, về nguyên tắc đơn khởi kiện phải tuân thủ các quy định của
pháp luật về nội dung cũng như hình thức đơn khởi kiện.
 Lưu ý khi viết đơn khởi kiện:
 Đối với mục Tên, địa chỉ của người khởi kiện:

- Người khởi kiện có thể là:
(1) Nguyên đơn
(2) Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn

13


(3) Cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi
ích nhà nước. Trong trường hợp này, nguyên dơn chính là cơ quan, tổ chức khởi
kiện vụ án.
- Trừ trường hợp:

+ Cơ quan dân số, gia đình, trẻ em khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình thì
người được cơ quan khởi kiện bảo vệ là nguyên đơn.
+ Công đoàn cấp trên khởi kiện vụ án về tranh chấp lao động bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của tập thể người lao động tì nguyên đơn là tập thể người lao động.


Đối với mục Tên, địa chỉ của người bị kiện:
Nhiều trường hợp bị đơn không có nơi cư trú rõ ràng, khó xác định như có

hộ khẩu ở một nơi, tạm trú ở một nơi. Điều này rất quan trọng vì liên quan đến thẩm
quyền thụ lý theo lãnh thổ, quyết định của Tòa án đó có thẩm quyền thụ lý hay
không?


Đối với mục Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Thông thường, người khởi kiện chỉ nêu chung chung vụ việc mà không yêu

cầu Tòa án giải quyết vấn đề cụ thể. Tòa án sẽ phải yêu cầu người khởi kiện trình
bày rõ nội dung, mục đích của việc đi kiên.

2.2.2. Các sai sót thường gặp khi viết đơn khởi kiện
- Đưa ra yêu cầu, căn cứ vượt quá nội dung vụ án;
- Chứng cứ không phù hợp với yêu cầu trong đơn;
- Thông tin về nhân thân của đương sự chưa rõ ràng, chính xác;
- Trình bày rườm rà, khó hiểu, đưa ra quá nhiều yêu cầu trong một đơn khởi kiên.
Vì vậy, để hạn chế sai sót trước khi soạn thảo đơn khởi kiện, cần xây dựng
các nội dung, phương án sơ bộ. Đồng thời, tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về nội

14



dung và hình thức của đơn khởi kiện theo quy định của BLTTDS và các văn bản
hướng dẫn.
Ngoài ra, nên cung cấp bổ sung thông tin của người khởi kiện bằng việc tự
nguyện cung cấp số điện thoại và đề nghị Tòa án có thể liên hệ khi cần thiết tránh
việc nhận văn bản tố tụng sau ngày Tòa án triệu tập, không có mặt tham gia tố tụng
trong các buổi Tòa án triệu tập làm việc mà vì lý do Tòa án không liên hệ được hoặc
giấy báo, giấy triệu tập thất lạc hay đến chậm,…
Điều này còn thể hiện sự vô tư, khách quan, công khai giữa nguyên đơn với
Hội đồng xét xử để tránh bị đơn phản đối, khiếu nại việc Hội đồng xét xử liên lạc
với nguyên đơn.

2.2.3. Hình thức của đơn khởi kiện
Để được Tòa án thụ lý giải quyết thì đơn khởi kiện bắt buộc phải tuân thủ theo
quy định về hình thức.
Kỹ năng soạn thảo đơn khởi kiện:
 Nội dung đơn khởi kiện phải trình bày được nội dung tranh chấp và đặc biệt phải
thể hiện được yêu cầu khởi kiện của phía nguyên đơn.
 Trong đơn khởi kiện, phần diễn biến vụ việc và yêu cầu của nguyên đơn phải đặc
biệt chú trọng. Tuy nhiên, phần diễn biến sự việc tránh việc kể lể dài dòng mà chỉ
cần nên nêu các sự kiện có tính chất là mốc thời gian nhưng không được quá sơ sài
khiến người đọc không nắm bắt được các diễn biến của tranh chấp.
 Phần yêu cầu của nguyên đơn phải được trình bày rõ ràng, ngắn gọn đồng thời
mang tính chất đề xuất để Tòa án xem xét giải quyết, tránh tình trạng đưa ra các yêu
cầu phi thực tế, không thể thực hiện được hay trái với quy định của pháp luật.
 Đơn khởi kiện phải có chữ ký, xác nhận ý chí của người khởi kiện.
Căn cứ Khoản 2,3 - Điều 189 của BLTTDS năm 2015 về Hình thức, nội
dung đơn khởi kiện:
“2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:


15


a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ
người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người
khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối
đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có
thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ
nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của
người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp
đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người
không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện,
người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn
khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm
chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ
chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục
tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên,
chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn,
người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan,
tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu
theo quy định của Luật doanh nghiệp.”

2.3. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện
Khi nộp đơn khởi kiên, người khởi kiện cần phải nộp thêm những tài liệu
đính kèm để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ vào hợp pháp.

Theo Điều 91 BLTTDS năm 2015 quy định:

16


“Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho
yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp…”.
Và theo Khoản 5, Điều 189 BLTTDS năm 2015 thì:
“5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi
ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà
người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì
họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của
người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài
liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.”
Như vậy, người khởi kiện có nghĩa vụ thu thập, cung cấp cho tòa án các
chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình. Việc thu thập, giao nộp
chứng cứ không nhất thiết phải nộp đủ ngay khi khởi kiện; có những chứng cứ nên
nộp ngay nhưng cũng có những chứng cứ chỉ nên giao nộp sau khi đã có lời khai
của phía đối phương hoặc một thời điểm thích hợp khác tùy vào tính chất, diễn biến
tranh chấp. Tuy nhiên, ngoài những giấy tờ cơ bản như bản sao CMND, Giấy đăng
ký kinh doanh, Giấy ủy quyền (nếu có)… thì bộ hồ sơ khởi kiện thông thường cần
có những tài liệu, chứng cứ sau:


-

Đối với vụ án hôn nhân, hồ sơ khởi kiện cần các giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
Giấy khai sinh của con (nếu có con);

Các giấy tờ liên quan đến tài sản chung (nếu có yêu cầu chia tài sản);
Các giấy tờ về nợ chung (nếu có);
Các giấy tờ tài liệu khác có liên quan như: chứng cứ xác định tình trạng hôn nhân
qua sự phản ánh của cơ quan quản lý của vợ, chồng; tổ chức dân cư, đoàn thể, chính
quyền địa phương; các chứng cứ về chỗ ở, thu nhập, nghề nghiệp, điều kiện nuôi

dưỡng con v.v…
• Đối với vụ án thừa kế, hồ sơ khởi kiện cần các giấy tờ sau:

17


-

Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh,
CMND, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi (nếu

-

có) để xác định diện và hàng thừa kế;
Di chúc (nếu có);
Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
Bản kê khai các di sản;
Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản

-

của người để lại di sản;
Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND
xã, phường (nếu có), tờ khai khước từ nhận di sản (nếu có);

Ngoài các tài liệu, chứng cứ trên, tùy trường hợp cụ thể còn cần các chứng
cứ xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, chứng cứ xác định thời hiệu khởi
kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại,
thanh toán các khoản chi về di sản, chứng cứ xác định đồng chủ sở hữu của người
để lại di sản ,..


-

Đối với tranh chấp quyền sử dụng đất, hồ sơ khởi kiện cần các giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp không có Giấy chứng nhận quyền

-

sử dụng đất thì có thể giao nộp một trong các giấy tờ sau:
Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có
thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt
Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt

-

Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15

-

tháng 10 năm 1993;
Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với


-

đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước
ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng

-

trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước theo quy định của pháp luật;
18


-

Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho

-

người sử dụng đất;
Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định

-

của Chính phủ.
Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi
hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh

-


chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
Các giấy tờ liên quan đến tranh chấp như hợp đồng, văn bản cho thuê, cho mượn,

mua bán v.v…;
- Biên bản hòa giải ở xã, phường (nếu có).
• Đối với tranh chấp nhà ở, hồ sơ khởi kiện cần các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Trong trường hợp chưa có Giấy chứng nhận
-

quyền sở hữu thì cần có các giấy tờ xác nhận chủ quyền nhà;
Các giấy tờ liên quan đến giao dịch nhà ở có tranh chấp như: Giấy cho mượn, cho

-

thuê, cho ở nhờ, mua bán hoặc những giấy tờ khác thể hiện có quan hệ này.
Các giấy tờ, tài liệu của cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết nhà đang có

tranh chấp (nếu có).
• Đối với tranh chấp Hợp đồng, hồ sơ khởi kiện cần các giấy tờ sau:
- Hợp đồng và/hoặc các giấy tờ, biên bản liên quan đến việc giao kết hợp đồng ,…
- Các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng; quá trình thực hiện hợp đồng
và việc thực hiện/không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên;
- Các tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng.

Đối với tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hồ sơ khởi kiện cần
-

các giấy tờ sau:

Biên bản làm việc, giải quyết của cơ quan chức năng;

-

Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ chứng minh thiệt hại. Trong loại tranh chấp này,
người khởi kiện cần chứng minh từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra bằng các
chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý – những chi phí
thực tế, cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung
bình ở từng địa phương.
Một số Tòa án có thêm yêu cầu người khởi kiện khi nộp đơn khởi kiện cần
phải nộp kèm theo một số tài liệu:
19


1. Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn.
2. Giấy xác nhận giá đất tại địa phương (theo giá nhà nước + giá thị trường);
3. Bản sao giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp.

Vì vậy, để thuận lợi trong quá trình giải quyết vụ án thì nếu có khả năng thì
người khởi kiện cần thu nhập để cung cấp cho Tòa án theo yêu cầu.

Sắp xếp hồ sơ khởi kiện

2.4.

Sau khi soạn thảo xong đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo, bộ
hồ sơ khởi kiện nên được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có thể sắp xếp theo thứ
tự ngày tháng, nội dung hoặc theo hình thức của chứng cứ.
-


Đối với chứng cứ là bản gốc duy nhất thì chỉ nộp cho Tòa án bản sao (trừ Giấy

-

chứng nhận kết hôn trong vụ án ly hôn, nộp bản chính).
Đối với những chứng cứ không sao y, chứng thực được thì chỉ nộp bản photo và
xuất trình bản chính cho tòa đối chiếu khi có yêu cầu. Không nên nộp cho tòa bản
chính duy nhất, đề phòng trường hợp Tòa làm thất lạc có thể dẫn tới hậu quả

-

nghiêm trọng, thậm chí làm mất căn cứ khởi kiện và đảo ngược kết quả vụ án.
Đối với các tài liệu bằng tiếng nước ngoài, cần dịch ra tiếng việt, tốt nhất nên nhờ
dịch vụ công chứng chứng nhận bản dịch để tăng thêm giá trị của tài liệu, chứng cứ.

Gửi đơn khởi kiện

2.5.

Người nộp đơn khởi kiện có thể là người được quyền khởi kiện hoặc người
được ủy quyền của người được quyền khởi kiện vì BLTTDS không có quy định
không cho phép ủy quyền nộp đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo.
-

Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày
được ghi trên đầu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.
Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi

gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức bưu chính. Đương sự


20


phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính, nếu đương sự
không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện
do tổ chức bưu chính chuyển đến.
Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn
khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định
như trường hợp trên.
-

Theo Khoản 1, Điều 190 BLTTDS năm 2015:

“1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có
đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án
(nếu có).:

CHƯƠNG 3:
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN
SỰ
3.1.

Khái niệm
Đối với Luật sư khi tham gia bảo vệ cho thân chủ của mình, khách hàng của
mình thì việc hỗ trợ khâu khởi kiện vụ án tranh chấp dân sự ra Tòa án cần phải có
kỹ năng nhuần nhuyễn, các kỹ năng này đòi hỏi việc tích lũy kinh nghiệm suốt quá
trình dài, đồi hỏi Luật sư phải có kiến thức, chuyên cần, tận tâm với nghề và luôn

biết trân trọng đối với thân chủ cũng như nghề nghiệp cao quý của mình.

3.2.

Tiếp nhận yêu cầu và trao đổi với khách hàng

21


Thông qua việc trình bày của khách hàng, luật sư lắng nghe và đặt các câu
hỏi gợi ý để khách hàng trình bày đúng bản chất của sự việc một cách vô tư, khách
quan, nhằm xác định rõ bản chất sự việc và biết được khách hàng đang quan tâm
đến vấn đề gì, yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp;
nắm một cách khái quát yêu cầu của khách hàng là gì, liệu ta có đáp ứng được các
yêu cầu đó không; xác định quan hệ pháp luật của vụ kiện, thời hiệu khởi kiện,
thẩm quyền giải quyết vụ án, điều kiện khởi kiện; nhằm để giải quyết vấn đề cốt
yếu là có nên kiện hay không, hay chỉ là thương lượng hoà giải, nếu có kiện thì phải
làm như thế nào.
Cần xác định rõ một số vấn đề như sau:
-

Loại tranh chấp? Các bên trong quan hệ tranh chấp gồm những ai, tư cách như thế

-

nào? Nội dung của tranh chấp?
Yêu cầu cụ thể của khách hàng là gì? Tài liệu, chứng cứ mà khách hàng cung cấp là
gì, đánh giá giá trị của chứng cứ đó...
Khách hàng có thể yêu cầu luật sư tư vấn hoặc yêu cầu luật sư đóng vai trò là
người bảo vệ quyền lợi hay người đại diện cho họ trong quá trình giải quyết vụ án.


3.3.
3.3.1.

Hướng dẫn đương sự quyết định khởi kiện hay không khởi kiện
Tư vấn khách hàng có nên khởi kiện hay không
Luật sư là người tư vấn nhưng quyết định khởi kiện hay không là quyền của
khách hàng. Luật sư không được quyết định thay cho khách hàng bởi vì nếu làm
thay trách nhiệm của luật sư rất nặng nề. Việc khởi kiện hay không khởi kiện thuộc
quyền tự định đoạt của các đương sự.
Trong nhiều trường hợp đương sự cũng không tự quyết định được có nên
khởi kiện hay không. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến việc quyết định lợi ích của
chính bản thân họ. Có nghĩa là trong trường hợp cụ thể đó, việc họ khởi kiện thì có
lợi hay không có lợi. Khả năng thắng kiện của họ đến đâu và khả năng của bản án
được đưa vào thi hành trong thực tế như thế nào? Tóm lại, các đương sự quan tâm

22


là họ được lợi bao nhiêu hay không được lợi gì trong trường hợp họ khởi kiện ra
trước Tòa án.
Theo đó, Luật sư là người không những chỉ nắm bắt pháp luật mà còn hiểu
được trạng thái tâm lý khách hàng của mình. Không nên chỉ khởi kiện vì một mục
đích là thỏa mãn tính kiêu ngạo và tính hiếu thắng của khách hàng. Muốn vậy, Luật
sư cần:
-

Cùng khách hàng trao đổi kỹ và chia sẻ với khách hàng về bản chất của tranh chấp,

-


giúp họ nhìn nhận lại một cách đầy đủ khách quan hơn về vấn đề này;
Phân tích cho khách hàng thấy được những điểm lợi và những thiệt hại mà khách

-

hàng sẽ được hưởng hoặc phải gánh chịu nếu thua kiện;
Giúp đương sự thực sự hiểu rõ nếu họ khởi kiện thì khả năng họ được lợi sẽ là bao
nhiêu phần trăm cũng như nếu họ không khởi kiện thì quyền và lợi ích hợp pháp
của họ sẽ được bảo vệ như thế nào.
Từ đó thống nhất lại với khách hàng các vấn đề trọng tâm và quyết định việc
khởi kiện hay không khởi kiện (khách hàng là nguyên đơn) hoặc giúp khách hàng
chuẩn bị tâm lý và các chứng cứ để phản bác lại phía bị đơn (khách hàng là bị đơn).
Nếu khách hàng muốn khởi kiện thì Luật sư sẽ bằng kỹ năng của mình tư vấn cho
họ về khởi kiện.
 Ở đây có thể xảy ra những tình huống khác nhau:
- Có thể khách hàng muốn khởi kiện nhưng Luật sư thấy không cần thiết, có
thể giải quyết tranh chấp bằng con đường khác;
- Có thể Luật sư cho rằng cần phải khởi kiện nhưng khách hàng chưa thực sự
thấy cần thiết;
- Có thể khách hàng muốn khởi kiện nhưng “mặc cả” với Luật sư là phải thắng
được đối phương, trong khi Luật sư không bảo đảm là sẽ thắng;
Kể cả trong trường hợp trên Luật sư đều phải phân tích từ các khía cạnh pháp lý
để đương sự tự nhận thức được việc khởi kiện hay không khởi kiện là cần thiết. Cần
lưu ý đương sự rằng khởi kiện là một quyền của họ nhưng họ có thể không thực
hiện quyền đó mà vẫn bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ngược lại,
trong một số trường hợp cần lý giải để đương sự thấy rằng khởi kiện là một quyền

23



của họ và nếu họ không thực hiện quyền đó thì không còn phương cách nào để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, cũng như nếu họ không thực hiện ngay quyền
đó thì quyền đó cũng có thể bị mất đi cùng với thời gian (Ví dụ: hết thời hiệu khởi
kiện).
3.3.2.

Tư vấn khách hàng sau khi quyết định khởi kiện hay không khởi kiện
Sau khi đã hướng dẫn đương sự để đương sự quyết định khởi kiện hay không
khởi kiện thì Luật sư cần tiếp tục thực hiện những công việc tiếp theo.
Một là, trường hợp đương sự quyết định không khởi kiện ra trước Tòa án mà
lựa chọn một phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác thì Luật sư cũng
phải hướng dẫn đương sự thực hiện theo hướng đó:

-

Ví dụ: Khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp có thể hoà giải thì Luật sư tiến hành hoà giải cho hai bên đương
sự:
Khi tư vấn cho khách hàng, Luật sư cần phải định hình được khả năng hoà
giải với phía bên kia như thế nào?
Quyền lợi của khách hàng là trên hết, vì thế Luật sư có thể nắm bắt được khả
năng hoà giải giữa các bên khi biết được yêu cầu tối đa và tối thiểu của họ. Lợi ích
của khách hàng luôn là điều mà các nhà tư vấn nhằm tới, nhưng nếu lợi ích này
được giải quyết thông qua việc hoà giải giữa các bên thì hiệu quả tư vấn càng cao
và có giá trị về thực thi cũng như về đạo đức. Vì vậy, không nên bỏ qua các cơ hội
và khả năng hoà giải giữa các bên tranh chấp.
Hai là, nếu không giải quyết tranh chấp được bằng hòa giải, Luật sư sẽ tư
vấn cho khách hàng khởi kiện ra tòa:
Để có thể khởi kiện được thì chủ thể khởi kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện

khởi kiện đó là quyền khởi kiện và xác định thời hiệu khởi kiện còn hay không.
Trong trường hợp đương sự quyết định khởi kiện ra trước Tòa án có thẩm
quyền thì Luật sư cần tiếp tục hướng dẫn hoặc giải thích cho các đương sự một số
vấn đề sau:

24


3.4.
3.4.1.

-

Hồ sơ khởi kiện;
Thời hiệu khởi kiện;
Thẩm quyền giải quyết vụ án: Khởi kiện ra trước Tòa án nào;
Đã có đầy đủ các chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách

-

hàng hay chưa, cần bổ sung thêm những chứng cứ nào nữa;
Thời gian tối đa do luật định để xem xét và giải quyết vụ án này là bao nhiêu;
Án phí như thế nào;
Dự liệu trước những khó khăn và thuận lợi nếu thực hiện việc khởi kiện;
Họ cần phải chuẩn bị những điều kiện gì để tham gia tố tụng được tốt.

Hướng dẫn đương sự viết đơn khởi kiện
Về hình thức
Đơn kiện là một văn bản có giá trị tố tụng rất lớn. Đơn kiện thể hiện yêu cầu
chính đáng của đương sự trong vụ án mà họ yêu cầu Tòa án giải quyết. Đơn kiện

còn là văn bản trong đó nguyên đơn trình bày quá trình diễn biến của vụ án cũng
như những lý lẽ, tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn dùng để làm căn cứ.
Thông thường đương sự khi viết cho mình một đơn khởi kiện, họ thường bỏ
qua các yếu tố về hình thức mà chủ yếu chỉ muốn yêu cầu Tòa án xem xét và giải
quyết yêu cầu của mình. Một đơn kiện như thế có thể không bao hàm hết những nội
dung mà nguyên đơn muốn trình bày. Đơn kiện đó cũng không có ý nghĩa tạo ra
một sự chú ý từ phía Tòa án.
Vì vậy, Luật sư phải giúp đương sự viết đơn hoặc tự mình viết đơn cho
đương sự để ít nhất một đơn kiện phải thể hiện được các nội dung theo hướng dẫn
tại Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải
quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS.
Đơn khởi kiện có thể viết tay. Tuy vậy, Luật sư cần hướng dẫn đương sự viết
rõ ràng và tốt nhất nên đánh máy. Sau khi đương sự đã viết xong đơn khởi kiện hoặc
Luật sư đã viết xong đơn khởi kiện cho đương sự, Luật sư và đương sự cần ngồi với
nhau để xem lại lần cuối cùng trước khi gửi đơn cho Tòa án có thẩm quyền.

3.4.2.

Về nội dung

25


×