Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số huyện văn bàn, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN VĂN TẨY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN
GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN VĂN BÀN,
TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thái Nguyên - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN VĂN TẨY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN
GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN VĂN BÀN,
TỈNH LÀO CAI
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Phạm Minh Mục


Thái Nguyên - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh
Lào Cai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung

thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn
Trần Văn Tẩy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thiện luận văn này, tác giả đã nhận
được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy cô,
đồng nghiệp và bạn bè.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS. Phạm Minh Mục,
người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, định hướng, giúp đỡ tác giả trong suốt
quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các Giáo sư, Tiến sĩ, các thầy
giáo cô giáo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; các thầy cô trong Hội đồng khoa
học đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu!
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong ban lãnh đạo, cán bộ chuyên
viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; xin cảm ơn Ban giám
hiệu, giáo viên, các em học sinh một số trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn và

bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ, tạo mọi điều kiện, cung cấp và chia sẻ
những tư liệu cần thiết cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tuy đã rất cố gắng, song luận văn vẫn không tránh khỏi những hạn chế, rất
mong các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các anh chị em đồng nghiệp đóng góp ý
kiến để tác giả hoàn thiện hơn nữa trong những nghiên cứu tiếp theo.
Văn Bàn, ngày 30 tháng 8 năm 2019
Tác giả
Trần Văn Tẩy

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ....................................................................... vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu .................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ

SỞ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ................................................................. 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 7
1.1.1. Ở nước ngoài ............................................................................................. 7
1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 9
1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 11
1.2.1. Quản lý..................................................................................................... 11
1.2.2. Giáo dục an toàn giao thông .................................................................... 15
1.2.3. Quản lý giáo dục an toàn giao thông ....................................................... 16
1.3. Giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường trung học cơ sở ................. 16
1.3.1. Đặc điểm của học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học cơ sở
người dân tộc thiểu số ........................................................................................ 17

iii


1.3.2. Đặc điểm tham gia giao thông của học sinh trung học cơ sở người
dân tộc thiểu số .................................................................................................. 18
1.3.3. Mục đích, ý nghĩa của giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
trung học cơ sở người dân tộc thiểu số .............................................................. 19
1.3.4. Nội dung giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Trung học cơ sở
người dân tộc thiểu số ........................................................................................ 20
1.3.5. Các hình thức giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Trung học
cơ sở người dân tộc thiểu số .............................................................................. 21
1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
trung học cơ sở người dân tộc thiểu số .............................................................. 25
1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học cơ
sở người dân tộc thiểu số ................................................................................... 25
1.4.2. Tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy giáo dục an toàn giao thông
cho học sinh Trung học cơ sở người dân tộc thiểu số ....................................... 26
1.4.3. Chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Trung học cơ sở người dân tộc thiểu số ............................................................ 28
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho
học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số ............................................... 29
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục an toàn giao thông cho
học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số ............................................... 30
1.5.1. Các yếu tố chủ quan................................................................................. 30
1.5.2. Các yếu tố khách quan ............................................................................. 32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 33
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
AN TOÀN GIAO THÔNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI ....................... 34
2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ...................... 34
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Văn Bàn .............................................. 34

iv


2.1.2. Giáo dục Trung học cơ sở huyện Văn Bàn ............................................. 34
2.1.3. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và ý thức tham gia giao thông ở
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ............................................................................ 35
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................ 36
2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 36
2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 36
2.2.3. Địa bàn và khách thể khảo sát ................................................................. 36
2.2.4. Công cụ khảo sát và thang đo .................................................................. 39
2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát: ............................................................................ 39
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng ................................................................... 40
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha
mẹ học sinh về vai trò giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường .............. 40
2.3.2. Thực trạng nội dung chương trình giáo dục an toàn giao thông ............. 43

2.3.3. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục an toàn giao thông ..................... 45
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học
sinh Trung học cơ sở người dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai .... 47
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
các trường Trung học cơ sở ............................................................................... 47
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục an toàn giao thông
cho học sinh THCS người dân tộc thiểu số ....................................................... 48
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai các hoạt động giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh trung học cơ sở ................................................................... 51
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số .............................. 53
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GD ATGT trên địa bàn
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ............................................................................ 54
2.6. Đánh giá chung thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
giáo dục an toàn giao thông trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ........... 56

v


2.6.1. Điểm mạnh............................................................................................... 56
2.6.2. Điểm hạn chế ........................................................................................... 56
2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................... 57
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 59
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN
TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI
CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI ................... 60
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .............................................................. 60
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ......................................................... 60
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý ............................................................ 60
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .......................................................... 60

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát huy ........................................ 60
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ......................................... 61
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục An toàn giao thông cho
học sinh THCS người dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ............. 61
3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về ATGT, giáo dục ATGT
cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh ..... 61
3.2.2. Chú trọng việc lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông trong kế
hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của nhà trường ....................................... 66
3.2.3. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và nâng cao năng lực của bộ máy
quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường ................................................ 71
3.2.4. Chỉ đạo thực hiện giáo dục an toàn giao thông qua các môn học
chính khóa và hoạt động trải nghiệm ................................................................ 76
3.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục an toàn giao thông cho
học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số ............................................... 81
3.2.6. Chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong
giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
trung học cơ sở người dân tộc thiểu số .............................................................. 87

vi


3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 92
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................... 93
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 93
3.4.2. Quy trình khảo nghiệm ............................................................................ 93
3.4.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................ 94
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 99
1. Kết luận .......................................................................................................... 99
2. Khuyến nghị................................................................................................. 100

2.1. Đối với Sở GD&ĐT Lào Cai và Phòng GD&ĐT huyện Văn Bàn ......... 100
2.2. Đối cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở ........................................ 101
2.3. Đối với Cha mẹ học sinh các trường Trung học cơ sở ............................. 101
2.5. Đối với cơ quan truyền thông huyện ........................................................ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 103
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

ATGT

An toàn giao thông

2.

CB

Cán bộ

3.

CBQL

Cán bộ quản lý

4.


CSVC

Cơ sở vật chất

5.

GD

Giáo dục

6.

GDDT

Giáo dục dân tộc

7.

GD ATGT

Giáo dục an toàn giao thông

8.

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

9.


GT

Giao thông

10.

GV

Giáo viên

11.

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

12.

GS.TS KH

Giáo sư. Tiến sĩ khoa học

13.

HS

Học sinh

14.


HS DTTS

Học sinh dân tộc thiểu số

15.

DTTS

Dân tộc thiểu số

16.

CMHS

Cha mẹ học sinh

17.

CMHS-PHHS

Cha mẹ học sinh - Phụ huynh học sinh

18.

HĐGDATGT

Hoạt động giáo dục an toàn giao thông

19.


QL HĐGDATGT

Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông

20.

TNGT

Tai nạn giao thông

21.

THCS

Trung học cơ sở

22.

TNCS HCM

Thanh niên công sản Hồ Chí Minh

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các trường THCS được khảo sát trên địa bàn huyện Văn Bàn ................. 37
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh và CMHS - PHHS về sự
cần thiết của việc GD ATGT ở trường THCS ........................................ 40

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của việc GD ATGT thông cho học sinh .... 41
Bảng 2.4. Hệ thống bài giảng trong chương trình GDATGT ở THCS ...................... 43
Bảng 2.5. Thực trạng nội dung GD ATGT trong nhà trường ..................................... 44
Bảng 2.6. Thực trạng các hình thức tổ chức GD ATGT trong nhà trường ................ 45
Bảng 2.7. Thực trạng nhu cầu của HS đối với hoạt động GD ATGT ........................ 46
Bảng 2.8. Thực trạng việc lập kế hoạch GD ATGT cho HS của Hiệu trưởng ........... 47
Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số .................... 49
Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động GD ATGT cho học sinh cho học
sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số ............................................ 51
Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động GD ATGT ................................ 53
Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GD ATGT ....................... 54
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học cơ sở ở
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai .................................................................. 94
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học cơ sở ở huyện
Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ............................................................................. 95
Bảng 3.3. Mối tương quan giữa tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung
học cơ sở ở huyện huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. .................................. 96

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy ban chỉ đạo hoạt động GD ATGT ....................... 72
Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa 06 biện pháp .............................................. 93
Biểu đồ 3.1: Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

trung học cơ sở ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ....................................... 97

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước tình hình thực tế về tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, Chính phủ đã
ban hành Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 về một số giải pháp cấp
bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đề ra nhiều việc làm thiết
thực nhằm hạn chế tối đa hoặc có thể giảm đi những đau thương và mất mát thiệt hại
về người cũng như tài sản làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước. Tuy
nhiên, việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn
và thách thức như: Tiến độ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông còn rất
chậm so với tốc độ gia tăng số lượng phương tiện giao thông; việc quản lý phương
tiện giao thông chưa thật hiệu quả; Sự kiểm soát về tốc độ gia tăng phương tiện giao
thông cá nhân vẫn còn nhiều khó khăn vì nhu cầu sử dụng ngày càng cao trong khi hạ
tầng giao thông chưa đồng bộ; đặc biệt, việc thực hiện các quy định, quy chế giao
thông của người dân vẫn chưa thật sự tự giác, nghiêm túc, việc tuyên truyền, giáo dục
ý thức giao thông rất khó cập nhật đến từng người dân trong khu vực, địa bàn,...
Trong nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Công an, Ủy
ban an toàn giao thông quốc gia đã chỉ đạo việc giảng dạy giáo dục an toàn giao
thông lồng ghép, tích hợp trong các tiết học chính khóa và tổ chức các buổi ngoại
khóa nhằm đưa nội dung chương trình giáo dục an toàn giao thông vào trong các nhà
trường, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trật tự
an toàn giao thông học đường cho tất cả học sinh, sinh viên các bậc học nói chung và
bậc trung học cơ sở nói riêng, nhằm góp phần nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành
nghiêm về Luật Giao thông đường bộ, biết tự bảo vệ tính mạng, tài sản kinh tế cho
chính các em, gia đình và xã hội. Việc giáo dục cho trẻ em người dân tộc thiểu số
hiểu về luật giao thông, xây dựng thói quen có ý thức tốt trong việc chấp hành luật

giao thông là hết sức cần thiết. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em
được học một số kiến thức về Luật Giao thông cơ bản, giúp các em tham gia giao
thông cùng gia đình một cách an toàn, có kỹ năng tự bản thân tham gia giao thông
bằng phương tiện như xe đạp, xe đạp điện hoặc đi bộ, hiểu rõ về các chỉ dẫn của biển
báo để thực hiện cho đúng và không bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông. Tuy nhiên,

1


thách thức mức độ cao nhất trong việc giáo dục an toàn giao thông hiện nay là vấn đề
thực thi an toàn giao thông theo luật pháp và sự kêu gọi ý thức tham gia giao thông
của nhà nước đối với toàn xã hội. Ví dụ nhức nhối là việc tự đội mũ bảo hiểm và đội
mũ bảo hiểm cho trẻ em, việc đơn giản mà rất phức tạp này còn phụ thuộc vào văn
hóa gia đình, sự giáo dục của gia đình đối với con trẻ.
Tỉnh Lào Cai nói chung và địa bàn huyện Văn Bàn nói riêng hiện nay, dưới tác
động của sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu giao thương, đi lại của người dân ngày
càng tăng, địa bàn huyện lại có nhiều mỏ khoảng sản nên việc quy hoạch giao thông
đường bộ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhìn tổng thể, cơ sở hạ tầng của giao
thông của Văn Bàn còn yếu kém, nhiều xã trên địa bàn tỉnh còn chưa đường ô tô đi
đến trung tâm, ý thức của người dân khi tham gia giao thông chưa cao dẫn đến số vụ
tai nạn giao thông xảy ra hàng năm còn khá lớn. Theo số liệu mới nhất của Công an
huyện Văn Bàn, trong hai năm qua, tính đến hết tháng 5/2019, trên địa bàn huyện đã
xảy ra 87 vụ tại nạn giao thông, làm 06 người chết và 15 người bị thương.
Thực tế trong những năm gần đây, huyện Văn Bàn đã có nhiều biện pháp
nhằm hạn chế tình trạng tai nạn giao thông như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; mở rộng, mở mới các tuyến
đường giao thông, nâng cấp hạ tầng giao thông, hạn chế xe quá khổ, quá tải chở
khoáng sản qua địa bàn huyện, tăng cường tuyên truyền và bắt buộc mọi người thực
hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; tuyên truyền thực hiện “văn hóa giao
thông". Tuy nhiên, tai nạn giao thông vẫn là một vấn đề gây nhức nhối cho toàn xã

hội. Tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu vẫn gia tăng, các điểm ùn tắc giao thông do xe
chở khoáng sản chở quá khổ, quá tải chạy qua địa bàn các xã vẫn chưa giảm, kết cấu
các tuyến đường giao thông không đảm bảo chất lượng thường xuyên sụt sạt; thực
hiện đội mũ bảo hiểm cũng chỉ nhằm đối phó với cảnh sát giao thông, chưa trở thành
ý thức và hành vi của mỗi người... Bên cạnh đó, các hoạt động bảo đảm an toàn giao
thông thường chỉ tập trung vào các đợt cao điểm; nội dung tuyên truyền phổ biến giáo
dục pháp luật về an toàn giao thông chưa sát với thực tế, hình thức còn chưa phong
phú, thiếu sáng tạo...
An toàn giao thông đã được các nhà trường đưa vào trong hoạt động giáo dục,
thực hiện tích hợp giáo dục vào các môn học chính khóa ở các trường trung học cơ sở

2


trên địa bàn huyện Văn Bàn. Các nhà trường đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chỉ
thị các cấp về giáo dục an toàn giao thông; thực hiện việc tuyên truyền giáo dục an
toàn giao thông trong nhà trường cũng như tới các lực lượng giáo dục khác. Các hoạt
động ngoại khóa cũng được quan tâm kết hợp với giáo dục an toàn giao thông để góp
phần giáo dục ý thức cho các em học sinh. Tuy nhiên, việc giáo dục an toàn giao
thông và quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường còn chưa
nhận được sự quan tâm đúng mức, các hoạt động triển khai còn mang tính hình thức,
chưa thể hiện tính liên tục, dài hơi và quyết liệt; việc phối kết hợp với các lực lượng
giáo dục còn thiếu đồng bộ,… Chính vì vậy, hiệu quả đạt được trong công tác giáo
dục an toàn giao thông trong các nhà trường chưa cao.
Trong điều kiện đặc thù của huyện miền núi, để giáo dục thế hệ trẻ đặc biệt là
trẻ người dân tộc thiểu số trở thành những người có ý thức chấp hành nghiêm túc
Luật Giao thông đường bộ ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, hiểu về Luật
giao thông, những kiến thức về an toàn giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an
toàn thì công tác quản lý giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường đóng vai trò
then chốt và đặc biệt quan trọng.

Mặc dù vậy, công tác quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh nói
chung, học sinh dân tộc thiểu số nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, các nhà
trường chưa có kế hoạch quản lý giáo dục an toàn giao thông và chỉ tổ chức chỉ đạo
theo chương trình chung hoặc lồng ghép trong các môn học, vì vậy kết quả giáo dục
an toàn giao thông chưa cao, học sinh chưa hiểu hết các kiến thức về Luật giao thông
đường bộ, hiện tượng học sinh dàn hàng ngang khi tham gia giao thông, sử dụng
phương tiện giao thông ở lứa tuổi chưa cho phép, dẫn đến gây tai nạn cho chính cá
nhân học sinh và của những người cùng tham gia giao thông vẫn sảy ra.
Từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, bản thân là cán bộ quản lý nhà trường
THCS, tác giả nhận thấy cần phải chuyên tâm tích cực nghiên cứu để tìm ra những
biện pháp quản lý cụ thể nhằm góp phần thực hiện giáo dục ATGT và quản lý giáo
dục ATGT đạt kết quả tốt. Mong muốn của tác giả là các em học sinh THCS nói
chung và học sinh người DTTS nói riêng được giáo dục một cách toàn diện về
ATGT, giúp các em luôn ý thức sâu sắc được sự cần thiết phải thực hiện nghiêm túc

3


luật giao thông, từ đó bản thân các em luôn thực hiện tốt các quy định về an toàn giao
thông, trở thành những người tham gia giao thông văn minh. Chính vì những lý do
trên đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung
học cơ sở người dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” được lựa chọn
làm luận văn nghiên cứu trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục an
toàn giao thông trong các trường trung học cơ sở, đề xuất các biện pháp quản lý giáo
dục an toàn giao thông cho học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số huyện
Văn Bàn, tỉnh Lào Cai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ATGT nói riêng, chất
lượng giáo dục toàn diện nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục an toàn giao thông trong trường
Trung học cơ sở.
Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục ATGT và quản lý giáo dục ATGT cho
học sinh trường trung học cơ sở người dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục ATGT cho học sinh trường trung học cơ
sở người dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trường THCS.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường trung học
cơ sở người dân tộc thiểu số dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay giáo dục an toàn giao thông ở các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh
Lào Cai đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều hạn chế nhất đinh đặc
biệt với địa bàn có số lượng người là dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao. Nếu đề xuất các
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THCS người dân
tộc thiểu số phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

4


của địa phương và đặc điểm phát triển của người dân tộc thiểu số sẽ góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục an toàn giao thông và giáo dục toàn diện cho học sinh.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Giáo dục an toàn giao thông và quản lý hoạt động giáo dục an
toàn giao thông là một phạm trù rộng, phức tạp liên quan đến các chủ thể quản lý giáo
dục, lực lượng giáo viên, học sinh, cảnh sát giao thông, người dân, gia đình học
sinh…, luận văn chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục an toàn giao thông cho học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở có

học sinh người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
- Về không gian và thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quản lý giáo
dục an toàn giao thông ở 8 trường trung học cơ sở có học sinh người dân tộc thiểu số
của huyện Văn Bàn:
+ Các số liệu điều tra, khảo sát sử dụng để nghiên cứu trong phạm vi 4 năm
học từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2018- 2019.
+ Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh
08 trường trung học cơ sở và lực lượng cảnh sát giao thông trên địa bàn.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tầm, thu thập tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
Các tư liệu này được nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa, sử dụng trong đề tài và sắp
xếp thành thư mục tham khảo cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra bằng bảng hỏi với đối tượng
là: học sinh, cán bộ quản lí, giáo viên, cán bộ địa phương, cảnh sát giao thông và phụ
huynh học sinh ở 08 trường THCS đã được xác định.
- Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân về
các vấn đề liên quan đến giáo dục và quản lý giáo dục an toàn giao thông; tham khảo
ý kiến khi có kết quả khảo sát, nhằm thu thập những thông tin làm sáng tỏ kết quả
điều tra bằng bảng hỏi và kết quả quan sát. Các cuộc phỏng vấn được ghi âm và viết
lại thành biên bản phỏng vấn. Thông tin định tính từ phương pháp phỏng vấn sâu cá
nhân được sử dụng phối hợp với các dữ liệu định lượng khi phân tích các vấn đề
nghiên cứu.

5


- Nghiên cứu các hồ sơ về giáo dục an toàn giao thông và quản lý hoạt động
giáo dục ATGT của các trường THCS trên địa bàn khảo sát.

- Phương pháp chuyên gia: Trưng cầu ý kiến của các CBQL, GV, HS, cha mẹ
học sinh và các đối tượng có liên quan đến kết quả nghiên cứu và về sự cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp.
7.3. Phương pháp xử lý kết quả điều tra
Các dữ liệu định tính thu được từ phiếu điều tra, phỏng vấn được lọc ra theo
từng tiêu chí dưới dạng trích dẫn dùng kết hợp với số liệu tỷ lệ % định lượng, tính giá
trị trung bình, xếp thứ bậc và phối hợp với các thông tin định tính.
8. Cấu trúc của luận văn
Gồm 3 phần chính
Phần 1 - Mở đầu: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
Phần 2 - Nội dung: Có 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông
cho học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học
sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh lào Cai.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học
sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Phần 3 - Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo; phụ lục.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách học

sinh. Các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường có ý nghĩa và vai trò lớn lao
trong việc định hình tư tưởng, xây dựng lý tưởng, đạo đức, văn hóa, lối sống, pháp
luật cơ bản cho trẻ. Chính vì vậy, việc giáo dục an toàn giao thông ngay từ khi trẻ còn
ngồi trên ghế nhà trường là việc làm vô cùng cần thiết, mang lại hiệu quả cao.
Nằm trong khuôn khổ chương trình “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông
2011-2020” của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã công bố báo cáo
thường niên về thực trạng ATGT đường bộ toàn cầu. Dựa trên dữ liệu của 180 quốc
gia thành viên, báo cáo đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng ATGT trên thế
giới, phân tích sự tăng giảm số liệu, thống kê các chương trình hành động, các giải
pháp đang được triển khai trong lĩnh vực đảm bảo ATGT. Theo báo cáo trong 3 năm
gần nhất cho thấy, có 79 nước đã kéo giảm được số người chết vì TNGT, ngược lại
có 68 nước để gia tăng số người chết do TNGT (trong đó chiếm 84% là các nước có
thu nhập thấp và trung bình), như vậy tình hình chung vẫn chưa có nhiều cải thiện
đáng kể. Tỉ lệ người chết vì TNGT ở các nước thu nhập thấp và trung bình chiếm đến
90%, cao gấp nhiều lần so với các nước đang phát triển [3].
Tại Nhật Bản, theo thống kê của Cục Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, từ năm
1970 đến năm 2016, số người chết vì TNGT ở nước này đã giảm từ 16.000 người
xuống còn hơn 4.000 người, trong khi lượng phương tiện tăng lên gấp 5 lần. Để có
được kết quả này là sự nỗ lực trong việc giáo dục ý thức bảo đảm ATGT cho người
dân, đặc biệt là trẻ em. Cứ 2 lần một năm, chính phủ Nhật Bản lại phát động chiến
dịch tuyên truyền ATGT kéo dài 10 ngày trên quy mô toàn quốc nhằm nhắc nhở,
khuyến khích người dân tham gia giao thông an toàn. Trẻ em Nhật Bản được phổ
cập kiến thức ATGT ngay từ bậc tiểu học, với nội dung linh hoạt, tùy theo tình hình
thực tế tại địa phương. Không chỉ được học ở trường lớp, trẻ em Nhật Bản còn được
giáo dục ATGT ngay trong cuộc sống thường ngày [5].
7


Một số công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục cho học sinh
trường phổ thông cụ thể:

TODOROKI Tomoyuki, NISHIUCHI Hiroaki. The Effectiveness of Bicyclefocused Traffic Safety Education Targeting Junior and Senior High School Students,
Using the Scared Straight Approach, Traffic Engineering, Vol.49 No.1, pp.71-80,
2014. (In Japanese) [67].
Nhóm tác giả cho rằng để giáo dục cho học sinh THCS và THPT về an toàn
giao thông, cần phải thực hiện nhiều biện pháp và theo từng bước phù hợp với nhận
thức và lứa tuổi học sinh. Trong đó, các tác giả đi sâu nghiên cứu hiệu quả của việc
giáo dục an toàn khi đi xe đạp cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông,
sử dụng phương pháp tiếp cận sợ hãi, kỹ thuật giao thông. Các tác giả cho rằng, muốn
học sinh hiểu về an toàn giao thông khi đi xe đạp một cách hiệu quả, nhà quản lý cần
thực nghiệm nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có phương pháp cho học sinh
trực tiếp chứng kiến các vụ tai nạn giao thông khi đi xe đạp, thậm chí cho học sinh
thử nghiệm cảm giác khi bị tai nạn giao thông khi sử dụng xe đạp sẽ như thế nào.
Hiroaki Nishiuchi Nagaoka, Traffic Safety Education and Awareness
Activities in Japan, International Journal of Intelligent Transportation Systems
Research, Vol. 11, No. 1, ITS Japan [68].
Tác giả Hiroaki Nishiuchi Nagaoka đã công bố số người thiệt mạng trong các
vụ tai nạn giao thông ở Nhật Bản đã giảm trong những năm gần đây. Các biện pháp
an toàn giao thông được thực hiện trong các nhà trường tập trung vào thực hiện các
hoạt động giáo dục và nhận thức về an toàn giao thông, với trọng tâm chính là các ví
dụ về nó. Có thể thấy rằng, công trình nghiên cứu tập trung vào vai trò của việc quản
lý hoạt động giáo dục an toàn giáo thông cho tất cả mọi đối tượng với những biện
pháp khác nhau, trong đó chú trọng đến giáo dục nâng cao nhận thức cho người tham
gia giao thông theo luật giao thông đường bộ. Kết quả của công trình nghiên cứu
được kiểm chứng bằng số vụ tai nạn và số người thươg vong vì tai nạn giao thông
giảm đi nhiều.
Tại Thụy Điển, quốc gia đang trên đà trở thành quốc gia có tỷ lệ tử vong
do tai nạn giao thông thấp nhất thế giới với mục tiêu giảm tỷ lệ này xuống 0%. Đây là
nỗ lực phi thường của chính phủ Thụy Điển, kể từ khi tỷ lệ tai nạn giao thông gây

8



chết người ở Thụy Điển tăng cao đỉnh điểm vào những năm 1970. Năm 1997, Quốc
hội Thụy Điển đã ban hành kế hoạch an toàn giao thông mang tên Tầm nhìn về không
(Vision Zero), với mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn các ca tử vong và chấn thương nặng
do tai nạn giao thông gây ra [5].
Tại Singapore, hoạt động giáo dục an toàn đường bộ được thực hiện với trẻ từ
7-12 tuổi và tổ chức ở môi trường bên ngoài. Các nhà giáo dục sẽ xây dựng bối cảnh
và các thiết bị, đèn báo tín hiệu giao thông như trên đường phố để học sinh làm quen
và trải nghiệm. Mỗi ngày, có khoảng 500 học sinh được học tập về lĩnh vực này.
Trong mỗi buổi học, trẻ em sẽ được học tập lý thuyết rồi chơi trò chơi như tham gia
đóng vai người đi bộ, cảnh sát giao thông, người đi xe đạp… để xử lý các tình huống
giao thông. Sau trò chơi, cảnh sát giao thông sẽ khen thưởng những học sinh đã xử lý
tình huống tốt, đúng quy định, chỉ ra các lỗi sai và đúc rút bài học kinh nghiệm [5].
1.1.2. Ở Việt Nam
Giáo dục ATGT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh trong các nhà trường là vấn đề bức thiết, được các cấp, ngành quan tâm. Trong
những năm gần đây đã có Nghị định của chính phủ; văn bản của Bộ GD&ĐT, UBND
tỉnh và Sở GD&ĐT các tỉnh cũng như nhiều công trình khoa học nghiên cứu về việc
nâng cao ý thức tham gia giao thông cho lứa tuổi thanh thiếu niên, cho học sinh phổ
thông, như là các công trình nghiên cứu của các tác giả:
- Nguyễn Thị Thanh Vân, “Biện pháp quản lý giáo dục an toàn giao thông của
Hiệu trưởng các trường Tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc
sỹ ngành Quản lý giáo dục, năm 2008. Tác giả đưa ra kết luận “… các bậc cha mẹ học
sinh thường chưa nhận thức đầy đủ vai trò của giáo dục an toàn giao thông đối với sự
phát triển nhân cách học sinh. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đa số đều nhận thức
đúng, song sự quan tâm và đầu tư cho hoạt động này chưa cao” [47].
- Nguyễn Thị Ngọc Lan, “Tổ chức giáo dục an toàn giao thông theo tiếp cận
các kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên
Giang”, Luận văn Thạc sỹ ngành Giáo dục học, năm 2010. Tác giả có nhận xét

“…học sinh chưa có thói quen và chưa có kỹ năng thực hiện tốt ATGT. Trong những
nguyên nhân nhiều học sinh vi phạm Luật giao thông đường bộ có thể kể đến là hình
thức tổ chức giáo dục ATGT cho học sinh THPT chỉ tập trung vào việc tuyên truyền
9


các điều luật được quy định trong Luật GTĐB và việc kêu gọi ý thức thực hiện tốt
ATGT từ học sinh” [32].
- Cao Thanh Nga, “Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở các
trường trung học phổ thông nội thành Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ ngành Quản lý
giáo dục, năm 2012. Qua khảo sát thực trạng, tác giả nhận xét “…trong công tác quản
lý cho dù nhà trường đã cố gắng phối hợp với các lực lượng chức năng nhằm giáo
dục và ngăn chặn tình trạng học sinh đi xe máy đến trường và vi phạm Luật ATGT.
Trên thực tế, việc phối hợp này không thường xuyên, liên tục lại thiếu tính đồng bộ,
sự quan tâm đầu tư kinh phí cho hoạt động này chưa cao” [33].
- Hoàng Kỳ, Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đặc thù nhằm nâng cao
hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Đề tài nghiên cứu đã đúc kết được các bài học kinh nghiệm
nhằm giúp cho cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
phối hợp thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Đồng thời nắm được tình
hình, kết quả thực hiện nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công
tác phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến GDATGT nói riêng cho đồng
bào dân tộc thiểu số [30].
Như vậy, vấn đề giáo dục an toàn giao thông và quản lý hoạt động giáo dục an
toàn giao thông đã có những Luận văn Thạc sỹ nghiên cứu dưới góc độ quản lý dành
cho đối tượng học sinh từ Tiểu học đến trung học phổ thông. Các công trình nghiên
cứu trên đều khẳng định được công tác quản lý hoạt động giáo dục ATGT cho học
sinh là rất cần thiết. Các giải pháp đưa ra đã khẳng định được sự cần thiết và khả thi
khi áp dụng trên địa bàn nghiên cứu cụ thể, có thể vận dụng phần nào khi đưa sang
địa phương khác.

Tuy nhiên, một số biện pháp đưa ra chưa thực sự phát huy hiệu quả khi áp
dụng thực tế tại các huyện xa trung tâm, đặc biệt các huyện với điều kiện kinh tế còn
nhiều khó khăn, hệ thống giao thông và cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Dưới góc
nhìn tại địa phương, nơi tác giả sinh sống và công tác, do trình độ dân trí còn tương
đối thấp và không đồng đều, kinh tế toàn huyện đánh giá ở mức trung bình trong toàn
tỉnh, học sinh chăm ngoan nhưng chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với phương pháp
giáo dục hiện đại, công tác quản lý hoạt động giáo dục ATGT chưa được quan tâm

10


đúng mức. Do vậy, cần thiết phải có những giải pháp hiệu quả, khoa học, phù hợp với
điều kiện phát trỉnh kinh tế - xã hội của địa phương để nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật ATGT cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đồng thời
nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Thuật ngữ "Quản lý" lột tả bản chất hoạt động điều khiển các hoạt động của
một tổ chức nhằm đạt tới mục tiêu. Theo Từ điển tiếng Việt: “Quản lý là trông coi,
giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” hoặc “Quản lý là tổ chức và điều khiển các
hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [45].
Trong thực tiễn, đã có nhiều cách hiểu và biểu đạt về khái niệm quản lý, tuỳ
theo mục đích tiếp cận khác nhau của mỗi tác giả.
Theo sự phân tích của C.Mác thì "Bất cứ nơi nào có lao động, nơi đó có quản
lý" [57]. Trong tác phẩm: "Những vấn đề cốt yếu của quản lý" tác giả Harold Kontz
viết "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân
nhằm đạt được các mục đích của nhóm về thời gian, tiền bạc và sự bất mãn cá nhân
ít nhất" [57].
Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con
người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định". Paul Hersey và Ken Blanc

Hard: “Quản lý là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng
như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích tổ chức” [62].
Khái quát hơn các tác giả ở khoa Sư phạm - ĐHQGHN là Đặng Quốc Bảo,
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc đưa ra quan niệm: "Quản lý là sự tác động
có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ
chức" [4].
Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý
trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực
(nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu
nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất" [29].
Tóm lại, các định nghĩa trên tuy khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ, tiếp
cận nhưng đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản của khái niệm quản lý tác giả nhận

11


thấy: Quản lý là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực
hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Đó là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích
của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý
nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục
tiêu đặt ra. Theo những quan điểm phổ biến hiện nay, quản lí là một quá trình với các
chức năng sau:
- Kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích của tổ
chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Đây
là chức năng đầu tiên của hoạt động quản lí.
- Tổ chức: Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các
thành viên, giữa các bộ phận trong tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các
kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.
- Lãnh đạo (chỉ đạo): Lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác
và động viên họ hoàn thành nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Đây là chức năng kết nối hai chức năng trên.
- Kiểm tra: Kiểm tra là hoạt động theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động
và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết của cá nhân, nhóm
hoặc một tổ chức.
Như vậy, quản lý bao giờ cũng có tính định hướng, có mục tiêu, có tổ chức, có
tác động tương ứng phù hợp nhằm hướng dẫn điều khiển đối tượng quản lý để đạt
được những mục tiêu đề ra một cách tối ưu nhất.
Từ đó có thể khái quát: “Quản lí là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh
hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác
trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, định
hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích
của công việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia”.
1.1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lí giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những
mục đích của mình. Về thuật ngữ “quản lý giáo dục” cũng có nhiều quan niệm khác
nhau. Sự thực, thuật ngữ này có 2 cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô. Quản lý
cấp vĩ mô tương ứng với việc quản lý một hoặc một loạt đối tượng có quy mô lớn,
bao quát toàn bộ hệ thống. Nhưng trong hệ thống này lại có nhiều hệ thống con, và
12


tương ứng với hệ thống con này có hoạt động quản lý, đó là quản lý vi mô. Tuy việc
phân chia quản lý vĩ mô và quản lý vi mô chỉ là tương đối nhưng giới nghiên cứu
khoa học quản lý giáo dục thống nhất quy ước: quản lý giáo dục cấp vĩ mô là quản lý
một nền/ hệ thống giáo dục; còn quản lý giáo dục cấp vi mô xem như quản lý trường
học hay tổ chức giáo dục cơ sở.
* Đối với cấp vĩ mô:
M.L.Kônzacôv cho rằng: “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý
thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích
của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên

cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như những qui
luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em” [64].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục)
nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện
được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là
quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên
trạng thái mới về chất” [36]
Theo tác giả Trần Kiểm, khái niệm quản lý giáo dục đối với cấp vĩ mô là:
"QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích,
có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ quản lý đến tập thể giáo viên, công
nhân viên, tập thể học sinh, CMHS và các lực lượng XH trong và ngoài nhà trường
nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD của nhà trường". [28]
Từ đây ta có thể khái quát QLGD là sự tác động chủ đích, có căn cứ khoa học,
hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan… của chủ thể quản lý tới đối
tượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh các nguồn giáo dục, từ đó đảm bảo các hoạt
động của tổ chức hệ thống giáo dục đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề ra với chất
lượng, hiệu quả cao nhất.
Đối với cấp vi mô, trong phạm vi nhà trường, hoạt động quản lý bao gồm
nhiều loại, như quản lý các hoạt động giáo dục: hoạt động dạy học, hoạt động giáo
dục (theo nghĩa hẹp), hoạt động xã hội, hoạt động văn thể, hoạt động ngoại khóa,…;
quản lý các đối tượng khác nhau: quản lý giáo viên, học sinh, quản lý tài chính, quản

13


×