Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Trình bày nguồn vốn nợ tích lũy và tín dụng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.23 KB, 17 trang )

Đề tài: Trình bày Nguồn vốn Nợ tích
lũy và Tín dụng thương mại
Nhóm 2


Thành viên nhóm:


A.Nguồn vốn Nợ tích lũy
I.Nguồn vốn
1.Khái niệm nguồn vốn:
Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể khai
thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản cho đơn vị.
Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có những
trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản đó.
2. Phân loại nguồn vốn:
2.1.Căn cứ vào quyền sở hữu: gồm có vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
2.1.1.Nguồn vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn do doanh nghiệp sở hữu, bao gồm số
vốn góp của chủ sở hữu, phần vốn từ lợi nhuận để lại, các quỹ được hình thành từ
lợi nhuận và nguồn kinh phí.
* Ưu điểm:
- Đây là nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp có quyền
sử dụng lâu dài.
- Các doanh nghiệp có thể bắt đầu kinh doanh mà không phải chịu gánh nặng nợ
nần. Hầu hết các chủ doanh nghiệp mới thành lập thì họ thích việc sử dụng tiền của
mình và các chủ đầu tư để hoạt động kinh doanh thay vì phải vay 1 khoản tiền lớn
từ ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác,…
-Đây là nguồn vốn doanh nghiệp không phải trả lãi như các khoản vay khác, vì là
nguồn vốn doanh nghiệp tự bỏ ra và họ sẽ tự có quyền trong việc quản lý công ty.
-Vì là nguồn vốn chủ sở hữu nên chủ doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn tùy
theo mục đích của mình mà không phải chịu sự ràng buộc từ bất kì ai. Điều này


giúp họ chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn cũng như các hoạt động đầu
tư của mình
* Nhược điểm:
-Vốn chủ sở hữu do các chủ doanh nghiệp bỏ ra và đó là những người đồng sở hữu
doanh nghiệp và họ sẽ có quyền quản lý công ty. Do đó nếu huy động càng nhiều
vốn chủ sở hữu thì quyền quản lý hay quyền kiểm soát công ty sẽ bị chia sẻ cho
nhiều người khác.


-Đối với vốn chủ sở hữu thì khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hay gặp rủi ro thì
chính các chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm và sẽ có khả năng mất vốn. Bên
cạnh đó nếu làm ăn có lãi thì phải chia lợi nhuận cho các cổ đông của doanh
nghiệp theo phần vốn góp mà họ sở hữu.
-Vì vốn của các chủ doanh nghiệp bỏ ra có giới hạn nên nguồn vốn chủ sở hữu
chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số vốn của doanh nghiệp vì thế doanh nghiệp khó có
quyết định trong việc đầu tư các dự án có nhu cầu vốn lớn.
2.1.2.Nợ phải trả: là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh
mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ bao gồm các khoản nợ
vay, khoản phải trả người bán, cho nhà nước, cho công nhân viên và các khoản
khác.
* Ưu điểm:
-Chia sẻ rủi ro với bên cho vay: Khi doanh nghiệp vay vốn của các chủ thể khác,
nếu doanh nghiệp gặp khó khăn và làm ăn thua lỗ thì các chủ thể cho vay đó cũng
gặp rủi ro trên chính đồng vốn mình bỏ ra.
- Đáp ứng nhu cầu về vốn đối với doanh nghiệp: Đây là nguồn vốn chủ yếu doanh
nghiệp sử dụng để kinh doanh, đầu tư vào các dự án lớn. Ngoài ra đây là nguồn
vốn giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả vì khi kinh doanh bằng vốn vay thì
áp lực về việc chi trả chi phí sử dụng vốn sẽ là điều mà chủ doanh nghiệp quan
tâm, khi đó họ sẽ có những biện pháp để sử dụng vốn tiết kiệm, đem lại hiệu quả
cao và lợi nhuận nhiều nhất có thể.

- Tỷ lệ nợ phải trả càng cao thì chi phí trả lãi của doanh nghiệp ngày càng nhiều và
chi phí này được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do đó sẽ
giúp doanh nghiệp giảm được phần thuế thu nhập phải nộp.
* Nhược điểm:
-Phải hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi: Có nghĩa là khi doanh nghiệp làm ăn có lãi
thì chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải trả lãi cho các khoản vay đúng hạn cũng như
là phân chia lợi nhuận thu được cho các chủ thể cùng góp vốn khác. Do đó khi
nguồn vốn này càng chiếm tỷ lệ cao thì lợi nhuận của chủ doanh nghiệp bị giảm
xuống vì thế đây là điều mà chủ doanh nghiệp không mong muốn
-Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là việc khó khăn,….
-Tuy nhiên khi sử dụng nguồn vốn này chủ doanh nghiệp phải hết sức chú trọng vì
đây là nguồn vốn vay do đó phải kinh doanh sinh lợi để đảm bảo trả lãi và gốc


đúng hạn cho chủ nợ. Vì thế doanh nghiệp phải luôn quan tâm thời gian đến hạn
của vốn vay. Nếu thời gian trả nợ đến gần thì doanh nghiệp không nên đầu tư vào
dự án quá dài bằng nguồn vốn đó nếu không sẽ không có vốn để trả cho họ đồng
thời cũng không được sử dụng vốn vay vào mục đích không hợp pháp hay quá rủi
ro làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho họ. Vì thế khi sử dụng nguồn vốn vay
thì doanh nghiệp không có sức chủ động như khi sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.
-Vay ngân hàng thường phải có tài sản thế chấp. Đây là vấn đề mà các doanh
nghiệp cũng rất quan tâm và là trở ngại của doanh nghiệp khi huy động vốn.
Doanh nghiệp có thể có phương án sản xuất kinh doanh tốt nhưng nếu không có tài
sản đảm bảo thì doanh nghiệp cũng khó có thể huy động được vốn từ ngân hàng
hay các tổ chức tài chính khác.
2.2.Căn cứ vào thời gian huy động vốn: gồm có vốn dài hạn và vốn ngắn hạn
 Nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn thường xuyên): là các nguồn vốn có tính
chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng dài hạn (trên 1 năm) vào hoạt
động kinh doanh.
-Nguồn vốn này thường sử dụng để hình thành tài sản dài hạn và một bộ phận

tài sản ngắn hạn thường xuyên của doanh nghiệp.
Nguồn vốn dài hạn = VCSH + Nợ dài hạn
* Ưu điểm:
-Giảm rủi ro trong kinh doanh, đem lại sự an toàn cao khi sử dụng.
-Khả năng thanh khoản cao, các nhà quản trị không phải quan tâm về công nợ
* Nhược điểm: Chi phí nguồn tài trợ dài hạn cao hơn nguồn tài trợ ngắn hạn.
 VCSH
* Ưu điểm:chi phí vốn thấp, không bị thúc ép về thời gian và lãi suất, chủ động về
thời gian huy động, số lượng vốn huy động.
* Nhược điểm: số lượng huy động vốn không lớn; chỉ những doanh nghiệp làm ăn
có hiệu quả, có thương hiệu lớn mới dễ dàng huy động theo hình thức này
 Nợ dài hạn
*Ưu điểm:chi phí tài trợ thấp; chi phí cho các thủ tục tài trợ nhỏ; hình thức vay
mượn linh hoạt; lãi suất thấp; giúp DN có khả năng thanh khoản cao và giảm thiểu


rủi
ro
trong kinh
* Nhược điểm: chi phí nợ dài hạn cao hơn nợ ngắn hạn.

doanh.

 Nguồn vốn ngắn hạn (nguồn vốn tạm thời): là nguồn vốn có thời hạn
trong vòng 1 năm, bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng và các tổ
chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác phát sinh trong quá trình kinh
doanh như nợ người cung cấp, nợ tiền lương người lao động trong doanh
nghiệp…
* Ưu điểm:
-Việc sử dụng tín dụng ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng,

thuận lợi hơn so với việc sử dụng tín dụng dài hạn. Bởi vì, thông thường các điều
kiện cho vay ngắn hạn mà ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác đưa
ra đối với doanh nghiệp thường ít khắt khe hơn so với tín dụng dài hạn.
-Chi phí sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn thường thấp hơn so với nguồn tài trợ dài
hạn.
- Sử dụng tín dụng ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng, linh hoạt điều
chỉnh hơn cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
*
Nhược
điểm:
-Doanh nghiệp phải chịu rủi ro về lãi suất cao hơn, bởi lẽ, lãi suất tín dụng ngắn
hạn biến
động
nhiều
hơn
so
với
lãi
suất
dài
hạn.
-Rủi ro vỡ nợ ở mức cao hơn: Sử dụng tín dụng ngắn hạn đòi hỏi doanh nghiệp
phải có nghĩa vụ thanh toán lãi vay và hoàn trả vốn gốc trong một thời gian ngắn,
nếu tình hình kinh doanh gặp khó khăn, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả
năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Việc sử dụng quá nhiều tín dụng ngắn hạn
dễ dẫn đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp luôn căng thẳng, nhất là đối với
một số doanh nghiệp trong tình trạng sử dụng cả nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho
tài sản dài hạn.
2.2Căn cứ vào phạm vi huy động vốn: gồm có nguồn vốn bên trong và nguồn vốn
bên ngoài

 Vốn bên trong doanh nghiệp: Được hình thành từ nguồn vốn góp ban
đầu của doanh nghiệp, lợi nhuận không chia, tăng vốn bằng cách phát hành
cổ phiếu (đối với doanh nghiệp cổ phần).
* Ưu điểm:
-Là tiền đề cho nền tảng ban đầu vững mạnh, một khi doanh nghiệp có


được nguồn vốn vững chắc, thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được suôn
sẻ, có năng lực đầu tư vào ngành nghề mà doanh nghiệp lựa chọn.
-Nâng cao năng lực cạnh tranh: khi doanh nghiệp có được nguồn tài chính ổn định,
doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều lĩnh vực, đa dạng hoá được danh mục đầu
tư, nhằm hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Và đây cũng là
cơ sở để tạo niềm tin cho khách hàng cũng như các đối tác của doanh nghiệp, nâng
cao uy tín của doanh nghiệp.
-Giảm chi phí sử dụng vốn và hạn chế lệ thuộc vốn bên ngoài: đây là ưu thế
lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giảm gánh nặng về vốn vay
cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp có thể “ dễ thở” hơn khi sử dụng vốn.
-Dễ dàng tiếp cận công nghệ khoa học kỹ thuật khi nguồn vốn này mạnh
*
Nhược
điểm:
-Nguồn vốn nhỏ hẹp, hạn chế việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh
nghiệp
-Khó khăn trong việc thu hút vốn: đối với các doanh nghiệp cổ phần thì việc
phát hành cổ phiếu sẽ khó khăn khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp
trở ngại
-Khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả  giảm đi một nguồn thu bổ
sung vào nguồn vốn của doanh nghiệp.
 Vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy

động được từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm: nguồn vốn liên doanh, vốn vay của các
ngân hang và tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu và các khoản nợ khác,…
*
Ưu
điểm:
-Nguồn vốn lớn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi doanh
nghiệp hạn chế về vốn, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ bên ngoài.
-Khai thác ảnh hưởng tích cực của đòn bẩy tài chính để từ đó khuyếch đại
doanh lợi
vốn
chủ
sở
hữu.
*
Nhược
điểm:
-Chi phí sử dụng vốn lớn, tạo áp lực cho doanh nghiệp: trong quá trình hoạt động,
nếu doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp, bắt buộc
doanh nghiệp phải căn nhắc nên đầu tư vào lĩnh vực nào? Ngành nghề gì? tính toán
kỹ lưỡng các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu


quả, nhằm bù đắp được chi phí sử dụng vốn và tìm kiếm lợi nhuận cho doanh
nghiệp
II.Nợ tích lũy
1. Khái niệm nợ tích lũy
Trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do nhiều
nguyên nhân, luôn nảy sinh những khoản nợ phải trả có tính chất chu kỳ. Những
khoản nợ này còn gọi là nợ tích luỹ, chúng phát sinh thường xuyên trong hoạt động

kinh doanh. Khi các khoản nợ này chưa đến kỳ hạn thanh toán thì các doanh
nghiệp có thể sử dụng tạm thời vào các hoạt động kinh doanh của mình.
2. Đặc điểm nợ tích lũy
- Tương đối ổn định, do vậy nợ tích lũy là nguồn tài trợ thường xuyên của doanh
nghiệp. Tính tương đối ổn định của nợ tích lũy có nguồn gốc từ việc thanh toán nợ
được thực hiện theo các định kỳ cố định và quy mô ổn định của nó.
- Thay đổi theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Không phải trả lãi cho những khoản nợ chưa đến kỳ hạn thanh toán, do vậy nợ
tích lũy là nguồn tài trợ hoàn toàn miễn phí.
3. Phân loại nợ tích lũy
- Tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động, nhưng chưa đến kỳ trả. Thông
thường, tiền lương hoặc tiền công của người lao động trong các doanh nghiệp chi
trả hàng tháng thành hai kỳ: kỳ tạm ứng thường diễn ra vào giữa tháng, và kỳ thanh
toán vào đầu tháng sau. Giữa hai kỳ trả lương sẽ phát sinh những khoản nợ lương
trong kỳ.
- Các khoản thuế, BHXH phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp. Các khoản thuế phải
nộp hàng tháng như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp năm trước
nộp vào đầu năm sau, khi mà quyết toán được duyệt,…
- Ngoài những khoản nợ có tính chất thường xuyên trên đây, còn có những khoản
phát sinh cũng mang tính chất như một nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tận dụng
trước nhưng không phải trả chi phí, là những khoản tiền tạm ứng trước của khách
hàng, số tiền này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của sản phẩm
hàng hoá đó, tình hình cung cầu trên thị trường, khả năng mở rộng hay thu hẹp quy
mô sản xuất, yêu cầu và điều kiện thanh toán của đôi bên.
4. Ưu điểm nhược điểm của nợ tích lũy


Ưu điểm

Nhược điểm


- Việc sử dụng nguồn vốn này khá dễ - Thời gian sử dụng thường ngắn.
dàng( nguồn vốn tự động phát sinh)
- Quy mô nguồn vốn chiếm dụng
- Không phải trả tiền lãi như sử dụng nợ thường không lớn.
vay.
- Nếu doanh nghiệp xác định chính xác
được quy mô chiếm dùng thường xuyên
thì doanh nghiệp có thể giảm bớt nhu
cầu huy động của các nguồn vốn dài hạn
từ bên ngoài.
- Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn của
doanh nghiệp.

III.LIÊN HỆ THỰC TIỄN NGUỒN VỐN NỢ TÍCH LŨY
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (gọi tắt là Vinamilk) có tên giao dịch Quốc tế là
VietNam Dairy Products Join Stock Company là một công ty sản xuất, kinh doanh
sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam.
Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, đây là công ty lớn thứ
15 tại Việt Nam vào năm 2007. Vinamilk thành lập từ năm 1976, cổ phần hóa
1/10/2003, niêm yết vào 9/1/2006 và trở thành một trong các công ty có giá trị vốn
hóa lơn nhất trên sàn hiện nay. Theo doanh số và sản lượng Vinamilk là nhà sản
xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam, chiếm lĩnh hơn 50% thị phần sữa tại Việt Nam.
Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần
94000 điểm bán hàng phủ khắp đất nước, sản phẩm Vinamilk còn được sản xuất


sang nhiều nước như Mỹ, Pháp, Canada, Balan, Đức và khu vực Trung đông, Đông
Nam Á.
Theo định hướng doanh thu lợi nhuận giai đoạn 2012-2016, đến năm 2013

Vinamilk đã đạt tổng doanh thu là 31.568 tỷ đồng (tăng 16,6% so với 2012), tổng
lợi nhuận là 6.534 tỷ đồng (tăng 12,3% so với năm 2012). Năm 2013, giá trị vốn
hóa của Vinamilk là 112.518 tỷ đồng (tương đương 5,35 tỷ USD và tăng 53,4% so
với cuối năm 2012). Tổng nguồn vốn của Vinamilk tăng gần 3200 tỷ đồng với tỷ lệ
tăng là 16,13%. Trong đó, nợ ngắn hạn là 4.956.397.594.108 chiếm 21,67% tổng
nguồn vốn của doanh nghiệp. Một trong các nguồn tài trợ ngắn hạn không thể
không kể đến đó là các khoản nợ tích lũy. Đây là nguồn tài trợ “miễn phí” do
không phải trả lãi, do vậy nợ tích lũy là một nguồn lực rất quan trọng đối với công
ty. Nợ tích lũy của Vinamilk đạt 615.194.416.800 tỷ đồng, chiếm 2,69% tổng
lượng vốn của công ty, tuy nhiên nợ tích lũy tăng 33,25% so với năm trước. Trong
đó, tiền người mua trả trước chiếm 3,4% , thuế nộp ngân sách nhà nước chiếm
74,24% , tiền lương công nhân viên chiếm 22,36%, như vậy nguồn thuế nộp ngân
sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn tài trợ này, nó là một nguồn
vốn kinh doanh rất hữu ích cho doanh nghiệp sư dụng vào các khoản mục đầu tư.
Vì vậy mà nhiều doanh nghiệp luôn hoãn nộp thuế tới mức tối đa, tận dụng tối đa
nguồn thuế hoãn lại này để tối thiểu tối đa chi phí cơ hội của vốn doanh nghiệp. Do
nguồn tài trợ coi như “miễn phí” này phạm vi sử dụng có giới hạn, mặt khác,
doanh nghiệp chỉ có thể trì hoãn nộp thuế trong điều kiện cực kì khó khăn về tài
chính và phải chịu phạt, hay nếu doanh nghiệp trả lương chậm cho nhân viên sẽ
dẫn đến tinh thần làm việc giảm sút từ đó làm giảm hiệu quả làm việc.

B.Tín
dụng
thương
mại
1.Khái
niệm
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện
dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời
hạn đã thoả thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh

nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ.
Tín dụng thương mại bao gồm rất nhiều dữ liệu miêu tả về việc kinh doanh của
bạn, ví dụ như ngày bắt đầu, các kỹ năng và kinh nghiệm của ban lãnh đạo, số


nhân viên và doanh số bán hàng hàng năm. Loại thông tin này được liệt kê trong
hồ sơ tín dụng thương mại của bạn, cùng với điểm số và tỷ lệ mà bắt nguồn từ
những hành vi trong công việc kinh doanh trước đây của bạn để tiên đoán việc
kinh doanh trong tương lai. Ví dụ, khả năng và sự sẵn sàng thanh toán hoá đơn
đúng thời hạn của bạn trong quá khứ được nhìn nhận là khả năng và việc bạn thanh
toán đúng thời hạn là rất có thể xảy ra trong tương lai.

Hồ sơ ghi chép tín dụng thương mại của bạn là cách chủ yếu mà các công ty đánh
giá xem liệu có nên hợp tác làm ăn với bạn không, và theo phương thức nào. Các
công ty dựa vào mức độ giá trị tín dụng thương mại của công ty bạn để đưa ra
những quyết định chắc chắn, bao gồm việc:








có nên bán cho bạn không
có nên cho bạn vay không
bạn có đủ vững chắc để làm đối tác không
có nên cho bạn thuê những thiết bị cần thiết để phát triển kinh doanh không
có nên tăng những khoản nợ tín dụng của bạn không
có nên giúp bạn tiêu thụ hàng tồn kho với giá cả cạnh tranh

có nên giúp bạn tiêu thụ hàng tồn kho với giá cả cạnh tranh


bạn có chiếm ưu thế so với những công ty có sức cạnh tranh trong thị trường
của bạn không
Một tín dụng tốt là hành trang cho con đường kinh doanh của bạn. Nó giúp bạn
có khả năng đạt được sự tài trợ, quyên góp cho những việc như mở rộng, chi
phí xây dựng, nghiên cứu và phát triển, và việc cung cấp cán bộ công nhân
viên. Nó là nhân tố đóng góp có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh
doanh của bạn trong tương lai, không tính đến quỹ tiền mặt cần thiết để sinh
tồn. Tín dụng thương mại tốt cũng cho phép bạn giữ được tiền mặt để trang trải
những chi phí kinh doanh của bạn, khả năng thanh toán tiền mặt cho phép bạn
phản hồi lại những yêu cầu mang tính chất khắt khe về thời gian, mà không phải
lưỡng lự hay thương lượng gì. Đó là lý do tại sao bạn lại cần đến những chuyên
gia tại WVB FIS Co,... để giúp đỡ bạn thành lập, điểu khiển, cải thiện và bảo
vệ sự
tín
dụng
kinh
doanh
của
bạn.
Không chỉ là dùng để tiếp cận tài chính, tín dụng thương mại nhanh chóng trở
thành phương tiện quan trọng để thiết lập những phương thức cho vay, quyết
định phí bảo hiểm và thậm chí cả thiết lập phương thức thanh toán cho thuê. Tín
dụng thương mại tốt có thể giúp kiếm được tỉ lệ thấp, làm vững bền dòng tiền
của
bạn.




2.Phân
loại
tín
dụng
thương
Tín dụng thương mại có thể được phân chia thành 2 loại:

mại

- Tín dụng thương mại tự do: Là tín dụng được chấp nhận trong khoảng thời gian
được hưởng chiết khấu.
- Tín dụng thương mại có chi phí: Lsà tín dụng ngoài tín dụng thương mại tự do
với chi phí bằng đúng % chiết khấu cho phép.
Thông thường các nhà quản trị tài chính thường sử dụng lại tín dụng thương mại tự
do, họ sẽ chỉ sử dụng tín dụng thương mại có chi phí khi phân tích chi phí vốn và
chắc chắn rằng nó nhỏ hơn chi phí vốn có từ các nguồn khác.
3.Đặc
điểm
Tín
dụng
thương
mại
- Tín dụng thương mại vốn cho vay dưới dạng hàng hóa hay một bộ phận của vốn
sản xuất chuẩn bị chuyển hóa thành tiền, chưa phải là tiền nhàn rỗi.
- Người cho vay (chủ nợ) và người đi vay (con nợ) đều là những doanh nghiệp trực
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Khối lượng tín dụng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổng giá trị của khối lượng hàng
hóa
được

đưa
ra
mua
bán
chịu.
4.Công
cụ
lưu
thông
của
Tín
dụng
thương
mại
- Thương phiếu
Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần của tín dụng thương mại là giấy nhận nợ,
được gọi là kỳ phiếu thương mại hay gọi tắt là thương phiếu. Thương phiếu là
chứng chỉ có giá ghi nhận yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều
kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định.
- Đặc điểm của thương phiếu
Thương phiếu mang tính trừu tượng
Thương phiếu mang tính bắt buộc
Thương phiếu mang tính lưu thông.
- Phân loại thương phiếu
+ Dựa trên cơ sở người lập:
Thương phiếu do người mua chịu lập ra gọi là lệnh phiếu;
Thương phiếu do người bán chịu lập ra gọi là hối phiếu.


+ Dựa trên phương thức ký chuyển nhượng:

Thương phiếu vô danh
Thương phiếu đích danh
Thương phiếu ký danh.
II.Ưu nhược điểm của tín dụng thương mại
1.Ưu điểm của tín dụng thương mại
-Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng thừa thiếu vốn của các nhà doanh nghiệp
thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đã đáp
ứng được nhu cầu vốn của nhà doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp
cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình.
-Sự tồn tại của hình thức tín dụng này sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp chỉ đọng
khai thác được nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
-Tín dụng thương mại được cấp giữa các doanh nghiệp quen biết, uy tín nên có lợi
thế là thủ tục nhanh, gọn, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và góp phần đẩy nhanh
tốc độ tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.
-Tạo điều kiện mở rộng hoạt động của tín dụng ngân hàng thông qua nghiệp vụ
chiết khấu thương phiếu.
-Tín dụng thương mại góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất và lưu thông hàng
hóa, làm cho chu kỳ sản xuất rút ngắn lại. Tín dụng thương mại áp dụng cho mô
hình kinh doanh business-to-business (B2B) và là một cách thiết yếu để các doanh
nghiệp tài trợ cho tăng trưởng ngắn hạn. Nhà cung cấp thường không cung cấp hay
mở rộng tín dụng thương mại cho các doanh nghiệp chưa thiết lập được lịch sử tín
dụng tốt hoặc chưa chứng minh rằng họ có thể thanh toán đúng hạn. Tuy nhiên, tín
dụng thương mại là một lựa chọn hữu ích cho các doanh nghiệp để nhận được
nguồn cung cấp quan trọng để tăng trưởng mà không phải trả tiền ngay lập tức.
Bằng cách này, họ có thể bán sản phẩm của mình trước khi thanh toán đến hạn
hoặc sử dụng dòng tiền nhàn rỗi cho các mục đích kinh doanh khác.
-Tín dụng thương mại tham gia vào quá trình điều tiết vốn giữa các doanh nghiệp
một cách trực tiếp mà không thông qua bất kỳ cơ quan trung gian nào.
-Tín dụng thương mại góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, làm

giảm chi phí lưu thông xã hội.
-Tín dụng thương mại là phương thức được đưa ra để khuyến khích bán hàng. Bởi
số mà tín dụng được áp dụng được xác định bởi công ty cung cấp tín dụng và được
thỏa thuận bởi cả hai công ty cung cấp tín dụng và công ty nhận được tín dụng. Với
việc gia hạn ngày thanh toán, công ty nhận được tín dụng có thể bán hàng hóa và


sử dụng số tiền ròng thu được để trả nợ. Đôi khi, một nhà cung cấp có thể giảm giá
nếu khách hàng thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định
2.Nhược điểm của tín dụng thương mại
-Tín dụng thương mại được cấp bằng hàng hóa nên doanh nghiệp cho vay chỉ có
thể cung cấp được cho một số doanh nghiệp nhất định những doanh nghiệp cần
đúng thứ hàng hóa đó để phục vụ sản xuất hoặc bán ra.
-Phạm vi hẹp, chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp, hơn nữa là chỉ thực hiện được
giữa các doanh nghiệp quen biết, tín nhiệm lẫn nhau.
-Tín dụng thương mại do các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh cung cấp
vì vậy qui mô tín dụng chỉ được giới hạn trong khả năng vốn hàng hóa mà họ có.
Nếu doanh nghiệp vay vốn có nhu cầu cao hơn thì doanh nghiệp không thể đáp
ứng được.
-Điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp có thể không phù hợp
nhau, do vậy khi thời gian mà doanh nghiệp cho vay muốn cung cấp không phù
hợp với nhau, do vậy khi thời gian mà doanh nghiệp cho vay muốn cung cấp
không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cần đi vay thì tín dụng thương mại
không thể xảy ra.
-Tín dụng thương mại là loại tín dụng không có đảm bảo nên rủi ro dễ phát sinh.


III.Thực trạng
1.Khó khăn
-Các nhà kinh doanh và các doanh nghiệp hiểu biết còn rất ít hoặc mơ hồ về công

cụ chuyển nhượng
-Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ thương phiếu (Người bán chịu hàng
hóa,người được chuyển nhượng thương phiếu,ngân hàng bảo lãnh..)chưa thật sự
có lòng tin với thương phiếu và khả năng chuyển hóa ra tiền của thương phiếu khi
hết hạn
-Ngân hàng nhà nước vẫn chưa có thông tư cụ thể về thực hiện các nghiệp vụ liên
quan đến thương phiếu,chưa ban hành mẫu biểu cụ thể cho thương phiếu để nó có
thể trở thành công cụ lưu thông tín dụng pháp định có thể thay thế tiền mặt trong
lưu thông
-Pháp lệnh thương phiếu vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên tính khả thi vẫn còn
kém. Chính vì những khó khăn trên mà trong thời gian qua thương phiếu và các
nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu vẫn chưa đi vào đời sống kinh tế ở Việt
Nam.
2.Thuận lợi
-Do đặc điểm tình hình kinh tế,số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam tăng,mở rộng
qui mô
-Gia nhập ASIAN,AFTA,APEC,WTO… mở rộng quan hệ giao lưu thương mại
-Đòi hỏi các doanh nghiệp tìm hiểu,sử dụng các phương tiện,phương thức thanh
toán phổ biến trong quan hệ quốc tế,tín dụng thương mại quốc tế như séc,hối phiếu
đòi nợ….
-Việc ban hành luật mới về công cụ chuyển nhượng ở Việt Nam tạo cơ sở pháp lý
cho hoạt động tín dụng thương mại.Thúc đẩy giao lưu thương mại thông qua công
cụ thanh toán,tín dụng mới cho nền kinh tế tăng khả năng lưu thông của các công
cụ chuyển nhượng.


3.Các giải pháp khắc phục khó khăn
-Nhanh chóng tạo dựng hành lang pháp lý cho sự tồn tại và cho việc thực hiện các
nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu được an toàn và thuận lợi.Mặc dù Quốc hội
đã thông qua pháp lệnh thương phiếu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2000 và

Chính Phủ đã ban hành nghị định 32/2001 NĐ-CP ngày 05/7/2001 hướng dẫn thi
hành phap lệnh trên nhưng vẫn còn nhiều bất cập chưa rõ ràng,thiếu cụ thể,chưa
phù hợp với thông lệ quốc tế,…
-Tổ chức tuyên truyền,phổ biến,thảo luận về thương phiếu và lợi ích của thương
phiếu đến các doanh nghiệp,là những chủ thể chủ yếu trong quan hệ thương phiếu.
-Nâng cao hiệu lực hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để có thể
cung cấp chính xác và kịp thời chi trả,uy tín của các doanh nghiệp có nghĩa vụ
thanh toán thương phiếu,đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng.
-Trong thời gian đầu nhà nước cần có các ưu đãi hợp lý cho các doanh nghiệp như
các Tổ chức tín dụng có thể tham gia vào quan hệ thương phiếu.
Cuối cùng Ngân hàng Nhà nước cần gấp rút ban hành các thông tư hướng dẫn để
các ngân hàng có thể mạnh dạn thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thương
phiếu bảo lãnh,chiết khấu và cầm cố thương hiệu, ngân hàng Nhà nước cũng phải
ban hành các mẫu biểu cho thương phiếu,ban hành Luật về các công cụ chuyển
nhượng…



×