Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

trình bày nghiên cứu về văn hóa quốc gia của hofstede

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.51 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN: HÀNH VI TỔ CHỨC
Giảng viên: Lê Thu Hạnh

TOPIC 3:
TRÌNH BÀY NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA QUỐC GIA
CỦA HOFSTEDE

HÀ NỘI, 2019


I.

Lịch sử ra đời lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede:

1. Giới thiệu về Hofstede
Hofstede (2/10/1928) là một nhà tâm lý học xã hội người Hà Lan, cựu nhân
viên IBMvà Giáo sư danh dự về Nhân chủng học tổ chức và Quản lý quốc tế
tại Đại học Maastricht ở Hà Lan, nổi tiếng với nghiên cứu tiên phong về các
nhóm đa văn hóa và tổ chức.

2. Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede
Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede, đề ra bởi nhà nhân chủng học người Hà
Lan- Geert Hofstede, được coi là khuôn khổ cho sự giao tiếp đa quốc gia. Bằng việc
phân tích nhân tố, mô hình Hofstede miêu tả sự ảnh hưởng của văn hóa xã hội lên
các thành viên trong xã hội và làm thế nào mà các giá trị này liên quan đến hành vi
của họ.
Hofstede đã tiếp cận mô hình đầu tiên của mình như một kết quả phân tích nhân tố
của bảng khảo sát nhân lực trên toàn thế giới cho IBM vào khoảng giữa năm 1967


và 1973. Sau đó, kết quả này đã được phân tích và chắt lọc kỹ càng. Những lý thuyết
ban đầu đã đưa ra 5 khía cạnh cần phân tích của các giá trị văn hóa:
- Chủ nghĩa cá nhân – chủ nghĩa tập thể (IDV);
- Khoảng cách quyền lực (PDI);
- Mức độ e ngại rủi ro (UAI);
- Nam tính/nữ tính (MAS);
- Định hướng ngắn hạn và dài hạn (LTO).

II.
1.

Năm chiều văn hóa quốc gia của Hofstede:

Chủ nghĩa cá nhân - chủ nghĩa tập thể (IDV):

Tính cá nhân và tính tập thể có nghĩa là văn hóa đó đánh giá một cá thể theo cá nhân
người đó hay theo việc anh ta thuộc nhóm người nào (VD: thành phần gia đình,
nghề nghiệp…).

2


- Trong các xã hội theo chủ nghĩa cá nhân, mối quan hệ giữa con người tương
đối lỏng lẻo, mỗi người có xu hướng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân
mình. Những xã hội này ưa thích tính cá nhân hơn sự đoàn kết tập thể. Cạnh
tranh là tiêu chuẩn và ai cạnh tranh tốt nhất sẽ giành được phần thưởng.
Ví dụ: Australia, Canada, Anh và Hoa Kỳ là những đất nước theo chủ nghĩa cá nhân
-

Trong các xã hội theo chủ nghĩa tập thể, mối quan hệ giữa các cá nhân đóng

vai trò quan trọng hơn trong ý muốn cá nhân. Hoạt động kinh doanh được tiến
hành dựa trên cơ sở làm việc nhóm trong đó ý kiến tập thể luôn được coi
trọng. Tập thể là quan trọng hơn tất cả, vì cơ bản, cuộc sống là một mối quan
hệ hợp tác. Sự đoàn kết và đồng tình giúp giữ vững mối quan hệ hoà hợp
trong tập thể

Ví dụ: Trung Quốc, và Hàn Quốc là những ví dụ tiêu biểu cho một xã hội theo chủ
nghĩa tập thể.

2. Khoảng Cách Quyền Lực (PDI)
Khoảng cách quyền lực là từ để miêu tả cách một xã hội ứng xử với sự bất bình
đẳng về quyền lực giữa con người trong xã hội.
- Một xã hội có sự chênh lệch về quyền lực lớn có nghĩa là mức độ bất bình
đẳng tương đối cao và luôn tăng lên theo thời gian. Tại các quốc gia này, có
khoảng cách rất lớn giữa những người có quyền lực và những người thấp cổ
bé họng.
Ví dụ: Malaysia, Philippin và một vài nước Trung Đông …là các quốc gia điển hình
về khoảng cách quyền lực lớn.
- Ngược lại, trong các xã hội với khoảng cách quyền lực thấp, sự chênh lệch
giữa kẻ mạnh và kẻ yếu về vị trí xã hội, về quyền lực hay của cải rất nhỏ.
Ví dụ: Ở các nước như Đan Mạch và Thuỵ Điển, các chính phủ xây dựng hệ thống
thuế và phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo đất nước của họ giữ được sự bình đẳng tương
đối trong thu nhập và quyền lực. Hoa Kỳ là đất nước có khoảng cách về quyền lực
tương đối thấp.

3


- Sự phân cấp xã hội (social stratification) là yếu tố có ảnh hưởng đến khoảng
cách quyền lực.

Ví dụ:
Ở Nhật, hầu hết tất cả mọi người thuộc tầng lớp trung lưu, trong khi đó ở Ấn Độ,
đẳng cấp trên nắm hầu hết quyền kiểm soát đối với việc ra quyết định và sức mua.
Trong các công ty, mức độ phân tầng quản lý và chuyên quyền trong lãnh đạo sẽ
quyết định khoảng cách quyền lực:
+ Trong các doanh nghiệp, sự chênh lệch lớn về quyền lực cùng cách quản lý
chuyên quyền làm cho quyền lực tâp trung vào các nhà lãnh đạo cấp cao và nhân
viên không có quyền tự quyết.
+ Còn trong các công ty có chênh lệch về quyền lực thấp, những nhà quản lý và
nhân viên của họ thường bình đẳng hơn, hợp tác với nhau nhiều hơn để đạt được
mục tiêu của công ty.

3. Mức độ e ngại rủi ro (UAI)
Được định nghĩa như “mức độ chấp nhận của xã hội với sự mơ hồ”, khi mà con
người chấp nhận hoặc ngăn cản một thứ gì đó không kỳ vọng, không rõ ràng và khác
so với hiện trạng thông thường.
- Chỉ số UAI cao cho thấy mức độ gắn kết của thành viên trong cộng động đó
với các quy chuẩn hành vi, luật lệ, văn bản hướng dẫn và thường tin tưởng sự
4


thật tuyệt đối hay một sự “đúng đắn” chung trong mọi khía cạnh mà tất cả mọi
người đều nhận thức được.

- Chỉ số UAI thấp cho thất sự cởi mở và chấp nhân những ý kiến trái chiều và
gây tranh cãi. Xã hội có UAI thấp thường mang tính ít quy định, quy chế mà
họ có xu hướng để mọi thứ được tự do phát triển và chấp nhận rủi ro.
Ví dụ: Bỉ, Pháp và Nhật Bản là những nước có mức độ e ngại rủi ro tương đối cao.
Ấn Độ, Jamaica và Hoa Kỳ là những ví dụ tiêu biểu nhất cho các quốc gia có mức
độ e ngại rủi ro thấp.


4. Nam tính/nữ tính (MAS)
Chiều văn hóa này nói lên mức độ xã hội chấp nhận hay không chấp nhận quyền lực
truyền thống của người đàn ông trong xã hội.
- Điểm Nam Tính cao chỉ ra quốc gia đó phân biệt giới tính. Trong các xã hội
như thế, đàn ông có xu hướng thống trị trong phần lớn cấu trúc quyền lực gia
đình và xã hội.
- Điểm Nam Tính thấp chỉ ra xã hội chấp nhận nam nữ bình quyền. Trong xã
hội như thế, phụ nữ được đối xử bình đẳng với nam giới trong mọi khía cạnh.
“Nam quyền” được định nghĩa là “sự ưu tiên của xã hội cho thành quả, phần thưởng
vật chất và định nghĩa thành công dựa trên những thành quả vật chất mà cá nhân đạt
được”.
Ngược lại, nữ quyền ám chỉ sự coi trọng tính cộng tác, khiêm tốn, quan tâm đến
những cá nhân khó khăn cũng như chất lượng cuộc sống. Phụ nữ trong xã hội được
tôn trọng và thể hiện những giá trị khác nhau.
Trong xã hội ấy, họ chia sẻ sự khiêm tốn và quan tâm đến sự bình đẳng giới. Trong
khi đó, xã hội trọng nam quyền, phụ nữ dù có được chú trọng và cạnh trah nhưng
thường vẫn bị kém coi trọng hơn so với nam giới. Nói theo cách khác, họ cũng nhận
ra khoảng cách giữa những giá trị về nam giới và nữ giới. Khía cạnh này chính là sự
cấm kỵ trong những xã hội trọng nam quyền.

5


Ví dụ: Nam quyền ít được coi trọng tại các nước Bắc Âu: Na Uy và Thụy Điển.
Ngược lại, nam quyền lại rất quan trong tại Nhật Bản và các nước châu Âu như
Hungary, Áo và Thụy Sĩ, những nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Đức

5. Định hướng ngắn hạn và dài hạn (LTO).
Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn (LTO): khía cạnh này miêu tả sự kết

nối giữa quá khứ với hiện tại và các hành động/ khó khắn trong tương lai.
Khi chỉ số LTO thấp, nó biểu thị định hướng ngắn hạn của một xã hội khi mà những
truyền thống được trân trọng gìn giữ và sự kiên định được đánh giá cao.
Trong khi đó, xã hội có chỉ số LTO cao thường chú trọng vào quá trình dài hạn, quan
tâm đến sự thích ứng và thực dụng khi giải quyết vấn đề. Một nước nghèo, nếu giữ
định hướng ngắn hạn sẽ khó trong việc phát triển kinh tế. Trong khi đó nước có định
hướng dài hạn thường thuận lợi hơn trong việc phát triển.
Ví dụ:
Nhật bản là một trong những quốc gia có định hướng dài hạn nhất. Người Nhật
muốn duy trì các giá trị truyền thống, chuẩn mực theo thời gian trong khi xem xét sự
thây đổi của xã hội với sự nghi ngờ. Họ khuyến khích tiết kiệm và nỗ lực trong giáo
dục hiện đại như là một cách chuẩn bị cho tương lai. Trong kinh doanh, người Nhật
có định hướng dài hạn về tỷ lệ đầu tư R&D lien tục trong thời điểm khó khăn về
kinh tế, tỷ lệ vốn đầu tư chứ không phải lợi nhuận hàng quý, mục tiêu trước mắt…
Tất cả chủ nhằm đáp ứng độ bền vững của công ty.
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy định hướng dài hạn vô cùng quan trọng đối
với các quốc gia. Định hướng ngắn hạn được thể hiện rõ nhất trong các chiến lược
phát triển của các công ty, điển hình như vinamilk, năm 2019 vinamilk tập trung
phát triển các dòng sản phẩm lien quan đếndòng sản phẩm organic, óc chó ….
Hướng tới kế hoạch doanh thu đạt 55,500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 10,752 tỷ.

6


III. Tầm quan trọng và áp dụng lý thuyết vào thực tế
1. Tầm quan trọng của sự nhận thức khác biệt văn hóa
“Văn hóa luôn là nguyên nhân của phần lớn các cuộc tranh cãi. Những khác biệt về
văn hóa thường tiềm tàng rắc rối hoặc thậm chí chúng có thể trở thành thảm họa’’ ..
Thực tế, chúng ta thường không nhận thức được các nền văn hóa của các nước khác
nhau và có xu hướng tối giản sự khác biệt này. Điều này dẫn đến các hiểu nhầm

cũng như diễn giải sai lệch giữa văn hóa và con người đến từ các quốc gia khác
nhau.Thay cho các dấu hiệu hội nhập mà chúng ta kỳ vọng với sự trợ giúp của công
nghê thông tin tiên tiến, những khác biệt văn hóa dường như vẫn là một vấn đề nhức
nhối của thế giới và sự khác biệt thậm chí còn diễn ra ngày càng phong phú.
Vì vậy, nhằm hình thành tính tôn trọng sự đa dạng các nền văn hóa, chúng ta cần có
nhận thức một cách đầy đủ về sự khác biệt của chúng.Với mô hình này, Hofstede đã
làm sáng tỏ những khác biệt này. Công cụ này được sử dụng nhằm hình thành cái
nhìn tổng quan và đúng đắn về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, cũng như
xác định cái chúng ta kỳ vọng và làm cách nào để hành xử tương ứng với những sự
đa dạng văn hóa này.

2. Áp dụng lý thuyết vào thực tế:
Mô hình chiều văn hóa các quốc gia của Hofstede được sử dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực của đời sống và con người, cũng như trong những mô hình kinh doanh quốc
tế. Các ứng dụng thực tế của lý thuyết này gần như được phát triền ngay lập tức sau
khi được công bố. Trên thực tế, trong kinh doanh, văn hóa là một khía cạnh nhạy
cảm, nhưng hiệu quả trong việc giúp con người giao tiếp và hòa nhập từ những nền
văn hóa khác nhau. Điều này cực kỳ hữu ích trong việc bảo đảm sự thành công của
các giao dịch kinh tế.

Giao tiếp quốc tế
Trong kinh doanh, giao tiếp được coi là một trong những quan tâm hàng đầu. Vì vậy,
dành cho những chuyên gia làm việc trong môi trường quốc tế và hàng ngày phải
giao tiếp với những người từ các nền văn hóa khác nhau, mô hình của Hofstede đã
thực sự giúp ích cho họ rất nhiều. Trên thực tế, giao tiếp đa văn hóa yêu cầu sự nhận
thức rõ ràng các khía cạnh văn hóa qua: ngôn ngữ (lời nói), phi ngôn ngữ (cử chỉ,
biểu cảm) và nhận thức của những việc nên hoặc không nên (quần áo, tặng quà, ăn
tối, tập quán và cách thức). Và những lý thuyết này cũng áp dụng được cho sự giao
7



tiếp bằng văn bản, hoặc nói như William Wardrobe’s trong bài luận của ông: “Dựa
và Hofstede: những ứng dụng của văn hóa trong giao tiếp với các doanh nghiệp Mỹ
Latin”

Thỏa thuận quốc tế
Trong thỏa thuận quốc tế, phong cách giao tiếp, sự kỳ vọng, mức độ vấn đề được ưu
tiên cũng như mục tiêu có thể thay đổi dựa theo những thỏa thuận của quốc gia sản
xuất. Nếu được áp dụng chính xác, sự nhận thức về các khía cạnh văn hóa sẽ giúp
các cuộc đàm phán đi đến thành công cũng như giảm thiếu những mâu thuẫn và thất
vọng. Ví dụ, trong một cuộc đám phán giữa người Trung Quốc và người Canada,
những nhà đám phán người Canada thường muốn nhanh chóng đi đến đồng thuận và
ký kết hợp đồng, trong khi đó, những đối tác người Trung Quốc lại muốn dành nhiều
thời gian cho những hoạt động phi công việc như tán gẫu, nghỉ ngơi và hưởng thụ
các ưu đãi của cuộc đàm phán để tạo lajao mỗi quan hệ với đối tác.
“Khi đàm phán với các quốc gia châu Âu, mục tiêu là đạt được sự hiểu biết và đồng
thuận chung giữa các bên liên quan và cuối cùng là “bắt tay” khi đã đạt được sự nhất
trí cuối cùng. Đó cũng là dấu hiệu kết thúc một cuộc đám phán và bắt đầu sự hợp
tác.” Tại các quốc gia Trung Đông, cần rất nhiều cuộc đàm phán để dẫn đến sự đồng
thuận, khi mà các đối tác bắt tay nhau. Tuy nhiên, đó chưa phải là kết thúc. Tại các
quốc gia này, bắt tay là dấu hiệu của sự đàm phán nghiêm túc sẽ được bắt đầu."

Quản lý quốc tế
Những cân nhắc này cũng chính xác trong việc quản lý quốc tế và điều hàng liên
quốc gia. Trong môi trường quốc tế, mọi quyết định được đưa ra phải thỏa mãn
những giá trị và tập quán của đất nước. Khi làm việc với các đối tác nước ngoài,
người quản lý phải huấn luyện cho nhân viên của mình và khiến họ hiểu được sự
nhạy cảm của đa dạng văn hóa, phát triển kinh doanh đa sắc thái và dân tộc. Những
khía cạnh văn hóa của Hofstede giúp hướng dẫn định nghĩa các cách tiếp cận văn
hóa đa sắc thái một cách phù hợp trong việc hợp tác giữa các tổ chức đa quốc gia.

Như một phần của nghiên cứu, Geerf Hofstede đã được sử dụng bởi hàng ngàn tư
vấn viên trên toàn thế giới.

Marketing quốc tế
Mô hình đa chiều của Hofstede rất hữu ích trong lĩnh vực marketing quốc tế bới
chúng giúp xác định các giá trị quốc gia, không chỉ ở phạm trù kinh doanh mà còn
sâu rộng trong một xã hội. Marieke de Mooji đã nghiên cứu các ứng dụng của
Hofstede trong hoạt động phát triển thương hiệu, hình thành chiến lược quảng cáo
và phán đoán hành vi tiêu dùng. Để có thể đưa sản phẩm và dịch vụ của mình đáp
8


ứng sở thích và thói quen tiêu dùng của người dân địa phuong, các công ty cần phải
nhận thức được tính riêng biệt của đối tượng khách hàng tại thị trường của họ
Ví dụ:
Nếu bạn muốn phân phối ô tô tại một quốc gia có xu hướng né tránh rủi ro cao, bạn
cần phải chú trọng vào tính an toàn. Trong khi ở các quốc gia khác, bạn lại cần tạo
dựng một hình ảnh đẳng cấp mà chiếc xe mang lại cho người dùng để đánh vào thị
hiếu của người mua sắm. Marketing điện thoại cũng là một ví dụ thú vị cho việc ứng
dụng mô hình Hofstede vào các nền văn hóa khác nhau. Nếu bạn muốn bán điện
thoại tại Trung Quốc, bạn cần tạo một hiệu ứng đám đông. Trong khi đó, tại Mỹ, bạn
cần chú trọng vòa hình ảnh cá nhân và các tiện ích thông minh của sản phẩm, giúp
người dùng tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Hàng ngàn ứng dụng khác nhau dựa trên
lý thuyết của Hofstede được phát triển theo thời gian, thậm chí kể cả trong lĩnh vực
thiết kế khi mà bạn muốn trang web bạn đang thiết kế phải phù hợp với các giá trị
văn hóa tại quốc gia đó.

IV. Giới hạn của mô hình Hofstede
Tuy vậy, nghiên cứu của Hofstede vẫn có một số hạn chế. Thứ nhất, công trình
nghiên cứu này dựa trên các dữ liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ năm

1968 đến năm 1972. Từ đó đến nay nhiều thứ đã thay đổi, bao gồm tiến trình toàn
cầu hoá liên tiếp, sự phát triển của các phương tiện truyền thông xuyên quốc gia,
tiến bộ công nghệ và vai trò của phụ nữ trong lực lượng lao động. Công trình này đã
không thể lý giải được sự hội tụ các giá trị văn hóa đã xuất hiện trong suốt vài thập
kỉ qua. Thứ hai, những phát hiện của Hofstede đều dựa trên ý kiến của những nhân
viên của một công ty đơn lẻ – công ty IBM – trong một ngành công nghiệp đơn lẻ,
do đó rất khó để khái quát hoá vấn đề. Thứ ba, ông đã sử dụng bảng câu hỏi để thu
thập dữ liệu, phương pháp này không hiệu quả khi điều tra một số vấn đề sâu xa
xung quanh phương diện văn hoá. Cuối cùng, Hofstede vẫn không nắm bắt được tất
cả các khía cạnh tiềm ẩn của văn hoá.

Lựa chọn vấn đề cấp quốc gia
Ngoài năm chiều văn hóa của mô hình Hofstede, có những yếu tố văn hóa khác cần
được phân tích. Cũng có những cấp độ khác nhau để đánh giá một nền văn hóa.
Những cấp độ này thường được bỏ qua bởi cấu trúc và bản chất của chính chúng.
Hơn nữa, những mẫu thử của mô hình Hofstede cho thấy sự chênh lệch về các đối
9


tượng xã hội. Đối tượng phỏng vẫn chính là những người có quyền hành trong tổ
chức, xã hội và quốc gia, chỉ có số lượng ít những cá nhân làm công tác kỹ thuật và
bán hàng và chỉ một lượng rất nhỏ phụ nữ và những đối tượng từ vùng dẫn tộc thiểu
số. Thậm chí, nếu quốc gia dùng những nghiên cứu này để quản lý sự giàu có, các
vấn đề vĩ mô, quy mô dân số, mật độ và tốc độ tang trưởng thì những cá nhân nam
giới làm công việc kỹ sư hoặc bán hàng tại các tổ chức lớn trên thế giới, đại diện cho
những chiến dịch đầu tiên của con người, lại chẳng thể coi là đại diện cho chính
quốc gia của họ.

Mức độ cá nhân
Hofstede nhận thức được rằng, các khía cạnh văn hóa mà ông đã xác định được, bao

gồm văn hóa và các giá trị, đều là các nghiên cứu xây dựng dựa trên lý thuyết.
Chúng là công cụ để áp dụng vào thực tế. Những đánh giá tổng quát về nền văn hóa
của một quốc gia sẽ thực sự hữu ích khi chúng được coi là kim chỉ nam trong việc
tìm hiểu về quốc gia đó. Đó là những khía cạnh theo nhóm, mô tả những đặc tính
chung nhất của cả dân tộc. Các khía cạnh văn hóa của Hofstede cho phép người sử
dụng phân biệt các quốc gia với nhau chứ không nói đến sự khác biệt của các cá
nhân trong xã hội. Việc xác định tính cách cá nhân là không cần thiết khi bàn đến
văn hóa quốc gia, bởi điểm đánh giá 1 quốc gia không bao giờ đồng nghĩa với việc
nhận định, đánh giá cá nhân. Ví dụ, 1 người Nhật có thể rất thoải mái thích nghi với
việc thay đổi môi trường trong khi thực tế nói chung, người Nhât hạn chế tối đa
những thay đổi không chắc chắn. Tất nhiên, luôn có ngoại lệ. Học thuyết của
Hofstede có thể so sánh với học thuyết tương tự ở mức độ cá nhân: học thuyết cá
nhân về tích cách con người.

Mức độ tổ chức
+ Bên trong và giữa các quốc gia, các cá nhân cũng là một phần của các tổ chức như
các công ty. Hofstede thừa nhận rằng "kích cạnh của nền văn hóa các quốc gia
không liên quan đến việc so sánh các tổ chức trong cùng một quốc gia". Ngược lại
với các nền văn hóa quốc gia được thể hiện qua các giá trị, văn hóa tổ chức được thể
hiện qua thực tiễn.
+ Từ năm 1985 đến năm 1987, Viện IRIC của Hofstede (Viện Nghiên cứu về Hợp
tác giữa các nền văn hóa) đã tiến hành một dự án nghiên cứu riêng biệt để nghiên
cứu văn hóa tổ chức. Trong đó có 20 đơn vị tổ chức ở hai nước (Đan Mạch và Hà
Lan), sáu chiều kích khác nhau của thực tiễn, hoặc các cộng đồng thực hành đã được
xác định:
Định hướng theo quy trình và Định hướng theo kết quả
10


Thiên hướng làm nhân viên và Thiên hướng làm chủ công việc

Giáo xứ và Nhân viên chuyên nghiệp
Hệ thống mở và Hệ thống đóng
Quản lý lỏng lẻo và Quản lý chặt chẽ
Thực dụng và Quy chuẩn
Quản lý các tổ chức quốc tế liên quan đến sự hiểu biết các nền văn hóa quốc gia và
tổ chức. Cộng đồng thực hành đến từ nhiều nước là điều tuyệt vời cho công ty đa
quốc để duy trì hoạt động ổn định.

Mức độ nghề nghiệp
Trong phạm vi mức độ nghề nghiệp, có một mức độ nhất định của các giá trị và
niềm tin mà mọi người giữ đối với các nền văn hóa quốc gia và tổ chức họ là một
phần của chúng. Quản lý văn hóa là một nghề nghiệp có các thành phần từ các nền
văn hóa quốc gia và tổ chức. Đây là một khác biệt quan trọng từ cấp độ tổ chức.

Mức độ giới tính
Khi mô tả các nền văn hóa, sự khác biệt giới tính phần lớn không được xem xét. Tuy
nhiên, trong các cuộc thảo luận về giao tiếp giữa các nền văn hóa có một số yếu tố
có ích để phân tích. Trong mỗi xã hội, văn hóa của người đàn ông khác nhau rất
nhiều nền văn hóa của phụ nữ. Mặc dù nam giới và phụ nữ thường có thể thực hiện
các nhiệm vụ tương tự theo quan điểm về mặt kỹ thuật, thường có các biểu tượng
mà mỗi giới có một phản ứng khác nhau. Trong tình huống mà một giới phản ứng
theo chiều hướng khác với vai trò của họ theo quy định, giới còn lại có thể thậm chí
không chấp nhận vai trò giới tính lệch lạc của họ. Mức độ phản ứng của những
người đã tiếp xúc với nền văn hóa nước ngoài có thể được so sánh tương tự như
phản ứng của các hành vi giới tính của người khác phái. Các mức độ khác biệt về
giới trong một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào các nền văn hóa trong đó dân tộc và
lịch sử của nó.
Mô hình lưỡng cực được hình thành sau sự phân biệt điển hình giữa triết lý chính trị
tự do hay chủ nghĩa xã hội. Mặc dù nền kinh tế tự do coi trọng sự quyết đoán, tự
chủ, chủ nghĩa vật chất, gây hấn, tiền bạc, sự cạnh tranh và chủ nghĩa duy lý, phúc

lợi xã hội lại tìm cách bảo vệ và cung cấp cho những người yếu đuối, tham gia nhiều
hơn với môi trường, nhấn mạnh vào tính chất và phúc lợi, và một sự tôn trọng mạnh
11


mẽ cho chất lượng cuộc sống và trách nhiệm tập thể. Xã hội nam giới làm chủ có
những thành công nhất về mặt kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu Hofstede của (Mỹ,
Nhật Bản, Đức) với các xã hội phụ nữ thành công có một trong hai quần thể dân số
nhỏ hơn, quy mô kinh tế nhỏ và / hoặc triết lý tập thể và phúc lợi mạnh
(Scandinavia, Costa Rica, Pháp, Nước Thái Lan). Sự phân đôi nam-nữ tính chia tổ
chức thành những loại hình thể hiện sự đồng cảm, tình đoàn kết, tập thể và phổ quát,
hoặc cạnh tranh, tự chủ, công đức, kết quả và trách nhiệm. Khía cạnh này là chỉ tập
trung nghiên cứu ở châu Âu và phân biệt giới tính (Gilligan, 1982)..

VI. Nền văn hóa Việt Nam sẽ được phân tích qua chiều văn
hóa Hofstede:
Việt Nam có một nền văn hóa nông nghiệp lâu đời cả ngàn năm nay. Người Việt nói
chung thân thiện và siêng năng, cần cù, chịu thương chịu khó. Người ở miền Bắc
được coi là nhạy cảm về chính trị, chăm chỉ và luôn tìm cách tránh rủi ro. Người
miền Bắc ảnh hưởng rất lớn bởi văn hóa Trung Quốc, do hơn 1000 năm dưới sự đô
hộ của phong kiến Trung Quốc. Thêm vào đó, Việt Nam và Trung Quốc đã đi chung
con đường XHCN trong nhiều thập niên. Quá trình lịch sử và sự gần gũi về mặt địa
lý khiến người Việt chia sẻ nhiều đặc tính văn hóa và kinh doanh của hàng xóm
Trung Quốc. Theo như đánh giá của giáo sư Hofsted (vào năm 1980), văn hóa Việt
Nam thuộc loại khoảng cách quyền lực cao, có xu hướng theo chủ nghĩa tập thể, chỉ
số tránh thay đổi ở mức trung bình .

12



Bảng 2: Điểm cho 5 chiều văn hóa của một số quốc gia tiêu biểu, trong đó có Việt
Nam (nguồn: />
Đặc tính Khoảng cách quyền lực lớn thể hiện trong đời sống thường ngày của người
Việt, cũng như trong công việc. Trong gia đình, con trai và con gái phải tuân lời của
cha mẹ. Trong tổ chức, có thể thấy rõ mối quan hệ kiểu sếp - nhân viên có sự phân

13


biệt đẳng cấp. Giữa những nhà lãnh đạo và quần chúng cũng có một khoảng cách
biệt rất xa.
Chủ nghĩa tập thể cũng đã tồn tại từ lâu đời ở Việt Nam. Nó được đặc trưng bởi hệ
thống lề lối xã hội chặt chẽ và các cộng đồng tự vận hành. Những người trong nhóm
trông cậy vào việc cả nhóm bảo vệ và che chở cho mình, và đảm bảo cuộc sống
không rủi ro cho họ, và trả lại là họ sẽ trung thành tuyệt đối. Người Việt đặt nặng
vấn đề sống hòa hợp và tránh làm mất mặt người khác. Trong xung đột, họ muốn
giải pháp hai bên cùng có đạt kết quả. Một đặc tính quan trọng của xã hội Việt là
không dám nói thẳng, bởi họ coi đó là việc làm mất mặt người khác. Bù lại, người
Việt có khiếu hài hước, và thường sử dụng những chuyện tếu táo để nói ra lòng
mình.
Văn hóa Việt Nam thể hiện sự tránh thay đổi ở mức độ trung bình. Mọi người trong
xã hội có cảm giác bị đe dọa bởi các tình huống không rõ ràng (hay không biết trước
kết quả), và cố gắn tránh những tình huống như thế bằng cách tìm công việc ổn định,
thiết lập các luật lệ chặt chẽ và tránh những ý tưởng và hành vi mang tính đột biến.
Người Việt, đặc biệt là miền Bắc, tương đối ngại thay đổi môi trường sống. Đây
cũng là một trở ngại cho việc xâm nhập của các tư tưởng mới, khác lạ so với tư
tưởng cũ vốn thống trị. Thay đổi thể chế chính trị cũng gặp khó khăn, trừ khi có
những biến động kinh tế - xã hội rất lớn khiến thể chế cũ không thể tồn tại.
Thời kì phong kiến của Việt Nam có tư tưởng trọng nam khinh nữ,con trai được tôn
trọng hơn con gái, người nam được học hành, được nắm mọi quyền lực, người nữ thì

không, họ bị coi thường, chỉ được làm việc nhà, phải giữ được trinh tiết,… Thời kì
hiện nay nam nữ đã được bình đẳng, người nữ được hưởng mọi quyền như người
nam.

14


15



×