Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Nông nghiệp đối với sự phát triển của nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.88 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN : KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đề tài: Nông nghiệp đối với sự phát triển của nền kinh tế
Việt Nam.

Người hướng dẫn: TH.S Phạm Ngọc Tuấn
NHÓM 06

Hà Nội,năm 2019


ĐỀ TÀI : NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.
NỘI DUNG CHÍNH:
- Phần 1: Vai trò của nông nghiệp với phát triển kinh tế Việt Nam.
- Phần 2: Thực trạng vai trò của nông nghiệp với phát triển kinh tế ở Việt
Nam.
- Phần 3: Giải pháp và định hướng phát triển Nông nghiệp Việt Nam.


PHẦN 1:
1. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu
xã hội.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn
trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang
phát triển. Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề
nông. Tuy nhiên ở những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù
tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các


nước này khá lớn và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời
sống cho con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực
phẩm. Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định
sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất
nước.
Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao
thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng
cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các
nhân tố: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.
Thực tiễn lịch sử các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát
triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh
lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định
chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ
đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài
hạn.

2. Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô
thị.

Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự
trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.
Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn
cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua
công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng
lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng
hoá, mở rộng thị trường…


Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự
phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu

của công nghiệp hóa, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về
lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có
thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu
tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại
tệ thu được do xuất khẩu nông sản… trong đó thuế có vị trí rất
quan trọng.
3. Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ.
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công
nghiệp. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công
nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất. Sự thay
đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động
trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp.
Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư
nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho
cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát
triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của nông nghiệp
và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.
4. Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu.
Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ
lớn. Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường
quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp. Vì thế, ở các nước
đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào
các loại nông, lâm, thủy sản.
Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả
trên thị trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó
giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá kéo khoảng cách
giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghệ ngày càng mở rộng
làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp
và đô thị.Gần đây một số nước đa dạng hoá sản xuất và xuất
khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ

đáng kể cho đất nước.


5. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi
trường.
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự
phát triển bền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn
liền trực tiếp với môi trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết,
thủy văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón
hoá học, thuốc trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất và nguồn nước.
Quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp dễ gây ra xói mòn ở
các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện
tích đất rừng. Vì thế cần tìm những giải pháp thích hợp để duy
trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.

PHẦN 2:
1.Thuận lợi.
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của
Việt Nam. Hiện nay, phát triển kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông
nghiệp. Giá trị sản lượng nông nghiệp năm 2009 đạt hơn 71.000
tỷ đồng , tăng 1,32% so với cùng kỳ năm 2008 và chiếm 13,85%
tổng sản phẩm quốc nội
Tỷ trọng của nông nghiệp trong những năm gần đây giảm dần
khi các ngành kinh tế khác như công nghiệp, dịch vụ tăng lên.
Đóng góp của ngành nông nghiệp trong việc tạo công ăn việc
làm lớn hơn đóng góp của nó trong GDP Việt Nam.
Năm 2018, GDP của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 3,76%, mức cao nhất kể từ năm 2012. Kết quả này
khẳng định sự chuyển đổi cơ cấu của ngành nông nghiệp đã có
hiệu quả.

Theo công bố dữ liệu kinh tế xã hội năm 2018 của Tổng cục
Thống kê, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam mở
rộng với tỷ lệ 7,08% hàng năm, mức cao nhất kể từ năm 2008
đến nay. Trong sự tăng trưởng kinh tế chung của nền kinh tế,


ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng
góp 8,7% vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Đây cũng là tốc độ tăng trưởng cao nhất của ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản trong giai đoạn 2012-2018. Kết quả này
khẳng định xu hướng chuyển đổi cơ cấu của ngành nông nghiệp
đã có hiệu quả đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản.
- Trong lĩnh vực lâm nghiệp và ngư nghiệp, ngành nông nghiệp
tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ ràng khi đạt mức tăng
trưởng 2,89%, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong giai
đoạn 2012-2018, đóng góp 0,36 điểm phần trăm vào tốc độ tăng
trưởng của tổng giá trị gia tăng của toàn bộ nền kinh tế.
- Cơ cấu nhà máy đã được thay đổi theo hướng tích cực với các
giống lúa mới, chất lượng cao đang dần thay thế các giống lúa
truyền thống, mô hình VietGAP có giá trị kinh tế cao được phát
triển. Cùng với lúa, nhiều loại cây lương thực truyền thống với
giá thị trường thấp cũng có xu hướng giảm mạnh về diện tích.
Trong khi đó, diện tích và sản xuất các loại cây trồng có giá trị
cao gắn liền với tiềm năng xuất khẩu như rau, cây ăn quả và cây
công nghiệp tiếp tục tăng trong diện tích trồng.
- Sản lượng trái cây năm 2018 khá tốt vì nhiều loại cây trồng tăng
diện tích và có thị trường tiêu thụ ổn định. Sản lượng cam, quýt
và bưởi đạt 1.697,9 nghìn tấn, tăng 10,9% so với năm trước;
xoài đạt 788,5 nghìn tấn, tăng 5,8%; thanh long đạt 1074,2

nghìn tấn, tăng 12,8%; Dứa đạt 674 nghìn tấn, tăng 9,1%. Đặc
biệt sản lượng của nhãn và vải cao do điều kiện thời tiết thuận
lợi.
- Cùng với nông nghiệp, ngành chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp
tiếp tục duy trì sự ổn định. Sản lượng thủy sản ước tính là
7,756,5 nghìn tấn, tăng 6,1% so với năm trước. Trong đó, nuôi
trồng thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng tốt với sản lượng ước tính
hàng năm là 4,2 triệu tấn, tăng 6,7% trong đó sản lượng cá đạt
2902,5 nghìn tấn, tăng 6,9%; tôm đạt 804,3 nghìn tấn, tăng
8,1%.Đối với cá tra, mặc dù xuất khẩu rất tốt trong năm 2018,


nhưng diện tích nuôi năm 2018 vẫn được kiểm soát theo hướng
phát triển bền vững, ước tính đạt 22,4 nghìn ha, giảm 0,9% so
với năm trước.Trong khi đó, sản lượng tôm sú ước tính đạt
274,3 nghìn tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái; tôm trắng
đạt 492,3 nghìn tấn, tăng 10%, v.v … Cùng với nuôi trồng thủy
sản, hoạt động đánh bắt năm 2018 cũng tăng khá tốt với sản
lượng ước tính hàng năm là 3.602,7 nghìn tấn, tăng 5,3% so với
năm 2017.

2. Khó Khăn.
- Quỹ rừng, quỹ đất, quỹ nước, quỹ gien của nông nghiệp Việt
Nam đang bị thu hẹp đến thời hạn thấp, ảnh hưởng đến phát
triển nông nghiệp.
- Rừng nhiệt đới đang suy giảm nhanh về số lượng và chất lượng.
Diện tích rừng chỉ còn chiếm 27,7% diện tích tự nhiên, thấp xa
so với độ an toàn của môi trường sinh thái.
- Đất nông nghiệp và đất canh tác bình quân đầu người ngày càng
giảm, do dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh, dẫn đến sự thiếu hụt tư

liệu cơ bản để phát triển sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất đai
bị xói mòn, thoái hoá do việc phá rừng gây ra cũng đang ngày
càng tăng lên.
- Quỹ nước dư thừa ở nhiều vào mùa mưa nhưng lại thiếu hụt vào
mùa khô (nhất là vùng đồi núi).
- Quỹ gien thực vật và động vật nước ta cũng đang bị đe doạ giảm
tính đa dạng sinh học, do khai thác có tính huỷ diệt nguồn tài


nguyên (đốt phá rừng, săn bắt động vật, khai thác thuỷ sản bằng
chất nổ, bằng điện, chất độc).
 Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở một số
địa phương do chất thải công nghiệp, do sử dụng bừa bãi phân
hoá học, hoá chất trừ sâu, diệt cỏ, gây ô nhiễm đất canh tác,
nguồn nước mặt, nước ngầm và để dư lượng chất độc hại trong
nông sản thực phẩm.
 Đói nghèo đang còn tồn tại ở nhiều vùng miền núi cũng như
vùng nông thôn đồng bằng. Khi người dân chưa có đủ việc làm,
không có thu nhập để mua lương thực, rơi vào tình trạng nghèo
đói thì dễ dẫn đến kết cục là họ sẽ phá rừng, khai thác lâm sản
bừa bãi.

PHẦN 3:

1.Giải pháp
- Thực hiện hiệu quả hơn nữa chương trình tái cơ cấu nông
nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Đối với khối doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng, đồng hành
chặt chẽ để thực hiện bằng được phát triển nông nghiệp, nông



thôn. Coi doanh nghiệp là hạt nhân liên kết để thực hiện được
nghị quyết sắp tới ban hành của chính phủ.
- Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để
tăng nguồn đầu tư, thu hút nguồn lực đầu tư vào khu vực nông
nghiệp và nông thôn.
- Tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm
nâng cao ý thức người dân, có các giải pháp về kiểm tra, kiểm
soát môi trường chặt chẽ, hoàn thành hệ thống pháp luật về bảo
vệ môi trường (trong đó có những chế tài xử phạt: cưỡng chế
hành chính và xử lí hình sự).

2.Định hướng.

- Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra mục tiêu chiến lược về CNHHĐH đất nước là: từ nay (1996) đến năm 2020 phấn đấu đưa
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất
tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất…
Trong cơ cấu kinh tế, tuy nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh,
song công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong
GNP và trong lao động xã hội. Đặc biệt coi trọng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện
nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm,
thuỷ sản… Hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ
cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều
về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực
cho xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và
của thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện
khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá…
- Những nghành sản xuất hàng hóa quan trọng của Nông nghiệp

trong 19 năm tới:


+ Về sản xuất lương thực: lúa gạo là ngành sản xuất có thế
mạnh. Mức sản lúa ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm, trong đó
lúa gạo để ăn và dự trữ khoảng 25 triệu tấn/năm. Giữ ổn định
khoảng 4 triệu ha đất có điều kiện tưới tiêu chủ động để sản xuất
lúa. Cây màu lương thực chủ yếu là ngô, cần phát triển đạt mức
5-6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu để làm thức ăn chăn nuôi.
+ Về cây công nghiệp ngắn ngày : Không xây dựng thêm các
nhà máy đường mới, phát triển mạnh các loại cây có dầu như lạc
(đậu phụng), đậu tương (đậu nành), vừng (mè), hướng dương…
để cung cấp dầu ăn, các loại cây có sợi như bông, dâu tằm gắn
với ngành ươm tơ, dệt lụa phát triển thuốc lá nguyên liệu để
giảm lượng thuốc lá nhập khẩu.Những cây công nghiệp lâu năm
truyền thống có giá trị kinh tế cao là: cà phê với mức 400.000 ha
cà phê với hiện có, tập trung phát triển cà phê chè, sản lượng cà
phê trong tương lai giữ mức khoảng 600.000 tấn/năm. Phát triển
mạnh cây điều ở miền Trung, tăng diện tích lên 500.000 ha, sản
lượng khoảng 100.000 tấn nhân điều/năm. Hồ tiêu là cây lâu
năm có hiệu quả kinh tế cao, cần nâng diện tích lên 50.000 ha,
sản lượng 100.000 tấn/năm. Tập trung thâm canh 400.000 ha
cao su hiện có, mở rộng vườn cây cao su để đạt 600.000 tấn cao
su mủ khô/năm. Bên cạnh đó phát triển công nghiệp chế biến
các sản phẩm từ mủ cao su, gỗ cao su. Chè là cây dài ngày chủ
lực ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cần mở rộng 100.000 ha với
công nghệ thâm canh để đạt sản lượng 100.000 tấn chè các
loại/năm.
+ Về rau, hoa quả và cây cảnh, ngoài các loại rau truyền thống,
phát triển các loại rau cao cấp mới như: các loại đậu rau, ngô

rau, măng, nấm ăn, nấm dược liệu…là những loại rau có giá trị
dinh dưỡng cao, có thị trường tiêu thụ, tiếp tục phát triển các
loại cây ăn quả có khả năng xuất khẩu: vải, nhãn, dứa, thanh
long…
+ Về lâm nghiệp: ngoài việc bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh, trồng
rừng phòng hộ, cần phát triển rừng sản xuất. Cụ thể: phát triển
các loại tre, trúc, keo, thông, các loại bạch đàn…làm nguyên
liệu phát triển ngành giấy. Tiếp tục phát triển các ngành sản xuất


ván gỗ nhân tạo gồm ván ghép thành, ván dăm, ván sợi, công
nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ…Phát
triển các loại quế, hồi…,các loại cây gỗ quý hiếm như giáng
hương, sao, lim, lát, pơmu, tếch…các loại cây đặc sản, cây lấy
gỗ làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công, mỹ nghệ.
+Về chăn nuôi: phát triển đàn lợn phù hợp nhu cầu thị trường
tiêu dùng trong nước, một số vùng nuôi lợn chất lượng cao để
xuất khẩu, phát triển đàn bò thịt theo hướng bò Zêbu có năng
suất cao, phấn đấu trong 10 năm tới có 200.000 con bò sữa,
trong đó có 100.000 con bò cái vắt sữa với sản lượng 300.000
tấn sữa tươi/năm. Phát triển đàn gia cầm chủ yếu là gà vịt.
+Về thuỷ sản: Cùng với việc phát triển đánh bắt xa bờ, tập trung
đầu tư phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản. Tôm là
ngành chủ lực trong ngành nuôi trồng thuỷ sản gồm tôm nước lợ
(tôm sú, tôm he) và
tôm nước ngọt (tôm càng xanh). Diện tích nuôi thâm canh và
bán thâm canh là 100.000 ha, sản lượng 300.000 tấn/năm. Đồng
thời phát triển mạnh nuôi trồng các loại cá nước ngọt, nước lợ,
nước mặn và các loại đặc sản khác.
 Qua đúc kết kinh nghiệm trong nửa sau của thế kỷ 20 và

tham khảo kinh nghiệm một số nước trong khu vực và thế
giới, chúng ta có thể khẳng định con đường phát triển nông
nghiệp Việt Nam từ thế kỷ 20 bước vào thế kỷ 21 là: nông
nghiệp sản xuất hàng hoá trên cơ sở CNH-HĐH với mức độ
phù hợp yêu cầu của nông nghiệp bền vững.



×