Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đánh giá đặc điểm nông sinh học giống nho nhập nội tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ DỊU

“ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC GIỐNG NHO NHẬP NỘI
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Trồng trọt
: Nông học
: 2015 - 2019

Thái Nguyên, 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ DỊU

“ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC GIỐNG NHO NHẬP NỘI
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Trồng trọt
: K47 – TT- N01
: Nông học
: 2015 - 2019
: GS.TS.Trần Ngọc Ngoạn

Thái Nguyên, 2019


i

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Đánh giá đặc điểm nông sinh học
giống nho nhập nội tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”. tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ từ quý thầy cô, nhà trường, bạn bè,...
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, khoa Nông
Học, các thầy cô trong khoa, thư viện nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
thực hiện đề tài này.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS. TS. Trần Ngọc

Ngoạn đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành đề tài
của mình.
Tôi xin cảm ơn đến gia đình anh Tú (xã Quyết Thắng - TP Thái
Nguyên) đã ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được thực hiện đề tài tại đó.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành tới những người bạn, anh chị em đã
cùng tham gia, giúp sức cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, sự giúp
đỡ của họ là nguồn động lực cho tôi.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả

Lê Thị Dịu

năm 2019


ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs

Cộng sự

ĐV

Đơn vị


FAO

Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc

Nxb

Nhà xuất bản

TP

Thành phố


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sản xuất nho của một số châu lục năm 2017 ............................20
Bảng 3.2. Tình hình sản xuất nho trên thế giới giai đoạn 2013- 2017 ......................21
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất nho ở một số nước tiêu biểu trên thế giới năm 2017......21
Bảng 3.4. Tình hình sản xuất nho của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017 ..................22
Bảng 4.1: Động thái tăng trưởng của giống nho Cự Phong tính đến khi cây chạm giàn....30
Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái lá giống nho Cự Phong...............................................32
Bảng 4.3. Thời gian ra lộc của cây nho Cự Phong năm 2018. ..................................34
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc nho năm 2018 ..................................36
Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng đường kính lộc nho năm 2018..............................37
Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng số lá trên lộc nho năm 2018 ..................................39
Bảng 4.7: Đặc điểm kích thước cành lộc giống nho Cự Phong ................................42
Bảng 4.8: Tình hình sâu bệnh hại giống nho Cự Phong ............................................43



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Rễ cây nho ....................................................................................................13
Hình 2.2. Cành quả cấp 1 .............................................................................................14
Hình 2.3. Tua cuốn cây nho .........................................................................................15
Hình 2.4. Lá nho ...........................................................................................................15
Hình 2.5. Hoa và chùm hoa nho ..................................................................................16
Hình 2.6. Chùm quả và quả nho ..................................................................................17
Hình 4.1: Động thái tăng trưởng của giống nho Cự Phong tính đến khi cây chạm giàn ....31
Hình 4.2. Hình ảnh đặc điểm lá nho Cự Phong ..........................................................32
Hình 4.3. Hình ảnh vườn nho trong thời kỳ rụng lá ...................................................33
Hình 4.4. Hình ảnh vườn nho trong giai đoạn phát sinh các đợt lộc .........................35
Hình 4.5: Động thái tăng trưởng đường kính lộc nho năm 2018 ..............................38
Hình 4.6: Động thái tăng trưởng số lá trên lộc nho năm 2018 ..................................40
Hình 4.7. Sâu xanh bướm phượng hại nho .................................................................44
Hình 4.8. Sâu róm hại nho ...........................................................................................44
Hình 4.9. Bệnh sương mai (mốc sương) hại lá nho ...................................................45


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 7

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 7
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 8
1.3. Yêu cầu của đề tài.................................................................................................... 8
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 9
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................. 9
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................. 9
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................10
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .....................................................................................10
2.2. Nguồn gốc và phân bố của cây nho .....................................................................10
2.3. Đặc điểm thực vật học của cây nho......................................................................13
2.3.1. Đặc điểm của rễ nho..........................................................................................13
2.3.2. Đặc điểm của thân, cành nho.............................................................................14
2.3.3. Đặc điểm tua cuốn của cây nho........................................................................14
2.3.4. Đặc điểm của lá nho ...........................................................................................15
2.3.5. Đặc điểm của hoa nho ........................................................................................16
2.3.6. Đặc điểm của quả nho .......................................................................................17
2.4. Yêu cầu sinh thái của cây nho ..............................................................................17
2.4.1. Ánh sáng .............................................................................................................17
2.4.2. Nhiệt độ ...............................................................................................................18
2.4.3. Ẩm độ và lượng mưa .........................................................................................18
2.4.4. Đất trồng .............................................................................................................19


vi

2.5. Tình hình sản xuất nho trong nước và trên thế giới ............................................20
2.5.1. Tình hình sản xuất nho trên thế giới..................................................................20
2.5.2. Tình hình sản xuất nho ở Việt Nam ..................................................................22
2.6. Tình hình nghiên cứu về cây nho trong nước và trên thế giới............................24
2.6.1. Tình hình nghiên cứu về cây nho trên thế giới .................................................24

2.6.2. Tình hình nghiên cứu về cây nho ở Việt Nam .................................................25
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .27
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................27
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................27
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................27
3.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................27
3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ...........................................................................27
3.4.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: .....................................................................28
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................29
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................30
4.1. Đặc điểm hình thái của cây nho Cự Phong..........................................................30
4.2. Đặc điểm hình thái lá nho .....................................................................................32
4.3. Thời gian ra lộc nho...............................................................................................33
4.4. Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc nho...........................................................35
4.4.1. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc giống nho Cự Phong ..............................35
4.4.2. Động thái tăng trưởng đường kính lộc giống nho Cự Phong ..........................37
4.4.3. Động thái tăng trưởng số lá trên lộc nho Cự Phong.........................................39
4.5. Đặc điểm hình thái cành lộc giống nho Cự Phong..............................................41
4.6. Tình hình sâu bệnh hại cây nho ............................................................................43
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................46
5.1. Kết luận ..................................................................................................................46
5.2. Đề Nghị ..................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................47
PHỤ LỤC.....................................................................................................................50


7

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây nho (Vitis vinifera L.) thuộc chi Vitis, họ Ampelidaceae [3]. Nho là loại
cây lâu năm, có nguồn gốc ở các miền ôn đới khô Âu Á (Acmeni - Iran).
Nho là một trong những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao của nhiều nước trên
thế giới. Theo thống kê của FAO (2019) [22], tổng diện tích trồng nho trên thế giới
hiện có khoảng 6,93 triệu ha với tổng sản lượng đạt 74,28 triệu tấn. Cho đến nay,
cây nho đã được trồng trên cả 5 châu lục, ở những vùng có điều kiện khí hậu phù
hợp. Đối với vùng có khí hậu ôn đới, cây nho chỉ cho thu hoạch mỗi năm một vụ,
trong khi ở những nước có khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới cây nho có khả năng
sinh trưởng liên tục và cho thu hoạch 2,5 - 3 vụ trên năm, mỗi vụ có năng suất bình
quân từ 12 - 15 tấn/ha. Vì vậy, cây nho được đánh giá là loại cây trồng mang lại
hiệu quả kinh tế rất cao.
Quả nho có giá trị thành phần dinh dưỡng khá cao, trong 100g phần ăn được
có khoảng 0,5 g protein; 9 mg canxi; 0,6 mg sắt; 50 đơn vị quốc tế vitamin A; 0,10
mg vitamin B1; 4 mg vitamin C (Vũ Công Hậu, 2001) [6]. Ngoài ra, quả nho còn
chứa một hàm lượng lớn chất polyphenol, là chất có tác dụng làm giảm bệnh nhồi
máu cơ tim, tăng cường miễn dịch, chữa cao huyết áp, chống lão hóa…
Ở nước ta hiện nay, cây nho trồng được từ Bắc tới Nam. Vùng trồng nho chủ
yếu ở Ninh Thuận (tập chung khoảng 90%), đây là vùng có đặc điểm khí hậu, điều
kiện thổ nhưỡng rất đặc thù, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loài cây
này (Nguyễn Trần Hà My, 2016) [9]. Ở Việt Nam, nghề trồng nho đem lại hiệu quả
kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập đáng kể, cải thiện đời sống cho người sản
xuất. Ninh Thuận là tỉnh có diện tích trồng nho chiếm 90% tổng diện tích trồng nho
của Việt Nam, mỗi năm thu 2 vụ và năng suất trung bình 15 – 20 tấn/năm, lợi


8

nhuận thu được khoảng trên 100 triệu đồng/ha/năm, trong khi đó cây lúa với 3
vụ/năm chỉ thu được khoảng 17 - 19 triệu đồng/ha/năm, giải quyết việc làm tại chỗ

và có thu nhập ổn định cho hàng trăm ngàn lao động nông thôn chủ yếu ở tỉnh Ninh
Thuận, Bắc Bình Thuận và một số ít ở phía Nam tỉnh Khánh Hòa [23]. Ở các tỉnh
phía Bắc, cây nho được trồng rải rác trong các vườn gia đình, vừa với mục đích làm
cây che bóng vừa sử dụng sản phẩm quả. Một số tỉnh có diện tích nho được trồng
nhiều hơn với các giống trồng đa dạng hơn là Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn
La, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Nội.
Bên cạnh đó, nghề trồng nho ở nước ta còn tồn tại một số vấn đề khó khăn
nhất định trong sản xuất, liên quan đến các yếu tố về giống, điều kiện sinh thái từng
vùng, trình độ kỹ thuật canh tác; một số giống nho hiện nay cho chất lượng quả
chưa cao, nhiều hạt, quả nhỏ, chùm bé, giá trị thực phẩm thấp. Trong những năm
qua, công tác nghiên cứu tuyển chọn các giống nho phù hợp với điều kiện sinh thái
vùng trồng, cho năng suất, chất lượng cao được đẩy mạnh. Do vậy nhập nội và
thuần hóa giống là một trong các hướng đi nhằm nhanh chóng tuyển chọn được một
số giống nho phù hợp cho điều kiện sinh thái vùng trồng (Vũ Mạnh Hải, 1988) [5].
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài: “Đánh giá đặc điểm nông sinh học giống nho nhập nội tại trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá khả năng sinh trưởng của giống nho nhập nội Cự Phong trong
điều kiện được trồng tại Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Nghiên cứu đặc điểm hình thái giống nho Cự Phong.
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng các đợt lộc của giống nho Cự Phong.
Nghiên cứu, đánh giá tình hình sâu và bệnh hại trên giống nho Cự Phong.


9

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở cho việc thực hiện các đề tài
nghiên cứu tiếp theo về cây nho tại Thái Nguyên, là tư liệu, nguồn tài liệu
tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, đào tạo trong và ngoài nhà
trường.
Rèn luyện và nâng cao khả năng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
cho sinh viên, là một cơ sở và tiêu chí cho việc đánh giá chất lượng sinh viên
của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Bước đầu đưa ra được các đánh giá về khả năng sinh trưởng và phát
triển của giống nho nghiên cứu khi trồng tại Thái Nguyên.
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật
đến sinh trưởng phát triển năng suất và chất lượng giống nho nhập nội.


10

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Tất cả các loại cây trồng nói chung và cây nho nói riêng đều chịu tác
động và ảnh hưởng bởi các nhân tố sinh thái. Khả năng sinh trưởng và phát
triển của cây trồng phản ánh mức độ biểu hiện của cây trồng đó với các yếu tố
tác động và ảnh hưởng tới nó thông qua năng suất và chất lượng sản phẩm cây
tạo ra. Tùy vào từng môi trường cụ thể, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là
nhiều hay ít mà cây trồng sẽ có sự thích nghi tương ứng. Do đó, việc theo dõi
khả năng sinh trưởng và phát triển của giống nho thí nghiệm là rất cần thiết.
Qua đó đánh giá được khả năng thích nghi của giống nho nhập nội.
2.2. Nguồn gốc và phân bố của cây nho
* Nguồn gốc
Cây nho ( Vitis vinfera L.) có nguồn gốc ở vùng tiểu Á, nằm giữa và phía

Nam vùng giữa biển Đen và biển Caspin, từ loài này tất cả các giống nho được
trồng trọt tạo ra trước khi có sự khám phá ra vùng Bắc Mỹ. Vào khoảng những năm
600 trước công nguyên, cây nho được di thực tới Hi Lạp, Italia và vùng phía Nam
của của nước Pháp. Vào khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên, người Hi Lạp đã
mang nho tới trồng tại Đức, cây nho đã được đưa tới vùng tân thế giới cùng với
những đoàn thám hiểm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Cây nho được đưa đến trồng ở
Ấn Độ vào khoảng thời gian năm 1.300 sau công nguyên; vào năm 1958, cây nho
được đưa đến trồng ở Philippine (Cornel,1998) [14]. Theo Shanmugavelu (1989) [20],
cây nho đã có mặt ở Ấn Độ từ thế kỷ XI trước công nguyên, nhưng rất lâu không được
biết đến, cho đến khi có những người theo đạo hồi từ Afganistan đến xâm lược.
Cây nho được du nhập vào Việt Nam năm 1960 và được trồng tại Trung tâm
Nha Hố, nguồn nhập từ các nước Thái Lan, Nam Triều Tiên, Mỹ và Trung Quốc. Ở


11

Việt Nam, cây nho có nguồn gốc ở các Miền ôn đới khô Âu Á (Acmeni - Iran) (Vũ
Công Hậu, 2011) [6].
*Phân bố
- Về các vùng phân bố:
1. Vùng Trung Á và Địa Trung Hải: chỉ có 1 loài Vitis vinifera.
2. Vùng Bắc Mỹ: có 29 loài khác nhau.
3. Vùng Caribe: chỉ có một loài Vitis indica.
- Về các loài khác:
1. Các loài vùng châu Á: có 11 loài khác nhau.
2. Chi phụ Muscadinia: có 3 loài là M.rotundifolia, M.munsoniana,
M.popenoei.
Hơn 90% tổng sản lượng nho trên thế giới là thuộc loài Vitis vinifera
hoặc từ các loài nho Mỹ. Một số loài nho Mỹ được trồng thu quả là
V.labrusca, V.aestiralis, V.riparia, V.rotundifolia, V.lincecumi, V.champini,

V.longii, V.doaniana, V.rupestris, V.canidicans, V.monticola và V.berlandieri
(Chadha và Shikhamany, 1999) [15]; (Ray, 2002) [19]. Toàn bộ vùng nho châu Âu
và các vùng trồng nho quan trọng khác được sản xuất hoặc từ các giống nho thuần
của loài Vitis vinifera hoặc là giống lai từ một giống của loài Vitis vinifera và một
loài nho địa phương của Mỹ, đặc biệt là loài V.labrusca .
Theo Coronel (1998) [14], chi Vitis có khoảng 50 loài được ghi nhận ở những
vùng nhiệt đới và ôn đới. Ba loài có giá trị quan trọng là V.labrusca Linne, V.rotundifolia
Michx và V.vinifera Linne, trong đó loài V.vinifera có ý nghĩa kinh tế nhất.
Theo Chadha và Shikhamany (1999) [15], chi Vitis có khoảng 60 loài khác
nhau. Hầu hết các loài này có nguồn gốc từ phía Bắc bán cầu. Có một số loài có
nguồn gốc từ châu Á. Một số giống thuộc 2 loài Vitis cognetias và Vitis thumbergi
có nguồn gốc từ châu Á được trồng ở một số vùng của Nhật Bản. Trong chi phụ
Euvitis, loài có giá trị quan trọng nhất là Vitis vinifera Linne; hơn 90 % các giống


12

nho trổng đều thuộc loài này. Loài quan trọng tiếp theo là Vitis labrasca Linne.
Ngoài ra, một số ít các giống nho trong thuộc các loài như Vitis aestivalis Michaux,
Vitis berlandieri Planchon, Vitis california Bentham hay một số loài nhọ khác.
Như vậy, có thể thấy rằng phần lớn các giống nho trồng trên thế giới ngày nay là
thuộc loài Vitis vinifera, chi phụ Euvitis hoặc là một giống lai giữa loài Vitis vinifera
với một loài nho địa phương của Mỹ mà chủ yếu là loài V.labrusca.
*Phân loại
Cây nho có tên khoa học là: Vitis vinifera L.
Thuộc nhóm: Spermtophyta
Ngành: Tracheophyta
Ngành phụ: Pteropsida
Lớp: Angiosperm
Lớp phụ: Dicotyledonease

Bộ: Ramnales
Họ: Ampelidaceae (hay còn gọi là Vitaceae)
Chi: Vitis
Cây nho bao gồm 12 chi và khoảng 600 loài được phân bố rộng rãi ở
các nước ôn đới. Trong đó, chi có giá trị kinh tế quan trọng và là chi duy nhất
có các giống nho trồng là Vitis.
Chi Vitis được chia thành 2 chi phụ là Muscadinia và Euvitis. Các loài
trong chi phụ Muscadinia có 40 nhiễm sắc thể, trong khi đó, các loài trong chi
phụ Euvitis chỉ có 28 nhiễm sắc thể. Các loài trong chi phụ Muscadinia rất dễ
được nhận biết thông qua một số đặc điểm như vỏ cây liên kết rất chặt, không
tróc vỏ, tua cuốn không phân nhánh, các đốt thân liên tục, chùm quả nhỏ và
quả bị rụng khi chín. Ngược lại, các loài thuộc chi Euvitis thì có đặc điểm tróc
vỏ thân, tua cuốn phân nhánh, các đốt trên thân được phân biệt rõ, chùm quả


13

lớn và quả trên chùm không tự rụng khi chín (Chadha và Shikhamany 1999)
[15].
2.3. Đặc điểm thực vật học của cây nho.
2.3.1. Đặc điểm của rễ nho
Rễ nho thuộc loại rễ chùm, trải rộng trên diện tích quanh gốc vùng tán
cây. Rễ tập trung chủ yếu ở tầng 0 - 30 cm, phần rất ít ở tầng dưới 60cm. Rễ
nho gồm hai loại là rễ thường xuyên (rễ già) và rễ non mới ra. Rễ thường
xuyên được tạo thành với vai trò là bộ phận nâng đỡ và từ đó cho ra hệ thống
rễ non. Nhiệm vụ chính của rễ non mới ra là cung cấp nước và dinh dưỡng
cho cây.
Nho là cây có tốc độ ra rễ rất nhanh, chỉ trong một năm sau khi tạo
xong giàn cành thì bộ rễ cũng phát triển ra tới ngoại vi tán lá. Trong mỗi vụ,
rễ phát triển mạnh và đạt tối đa vào giai đoạn nở hoa và ngưng dần đến khi

thu hoạch. Từ những hom cắt nho có thể ra rễ trong thời gian khoảng 20 - 40
ngày tùy giống và điều kiện thời tiết (Phạm Hữu Nhượng và cs, 2004) [10].

Hình 2.1. Rễ cây nho [2]


14

2.3.2. Đặc điểm của thân, cành nho
Thân cây nho thuộc dạng thân thảo và thân gỗ. Cây nho được mọc từ hom
cắt ra ttừ thân, cành hoặc mọc từ gốc ghép. Cây nho cũng có thể mọc từ hạt.
Cành nho mọc ra từ cành trên đốt của thân và cành. Cành nho gồm hai loại là
cành quả và cành vượt. Cành quả bao gồm cành cấp 1 mọc ra từ thân chính, cành
cấp 2 mọc ra từ cành cấp 1, cành cấp 3 mọc ra từ cành cấp 2... thường cho quả tốt
nhất từ cành cấp 1 đến cành cấp 3. Cành vượt chủ yếu mọc ra từ thân chính hoặc
cành, trong sản xuất phải vặt bỏ thường xuyên, chỉ để lại sau khi bị đốn đau hoặc
sâu tiện cành phá hoại (Phạm Hữu Nhượng và cs, 2004) [10].

Hình 2.2. Cành quả cấp 1 [2]
2.3.3. Đặc điểm tua cuốn của cây nho
Tua cuốn mọc ra từ thân và cành khi còn non ở những vị trí đối diện với lá.
Tua cuốn thường phân nhánh và cuốn chặt và cọc giàn để giữ ngọn cố định. Trong
sản xuất, người trồng nho thường nhặt hết tua cuốn không cần thiết để tập chung
chất dinh dưỡng nuôi cây (Phạm Hữu Nhượng và cs, 2004) [10].


15

Hình 2.3. Tua cuốn cây nho [2]
2.3.4. Đặc điểm của lá nho

Lá nho có hình tim, xung quanh có nhiều răng cưa, thường mọc cách trên
thân, cành và xẻ thùy (xẻ thùy nông hay sâu và mật độ lông trên lá ít hay nhiều tùy
thuộc vào từng giống). Lá nho chia làm ba phần cuống lá, phiến lá và một cặp lá
kèm. Cuống lá gắn vào đốt của thân hoặc cành, dài từ 5- 10 cm tùy thuộc vào từng
giống. Phiến lá gồm gân lá (chứa bó mạch dẫn nối liền giữa lá và cành) và thịt lá
(chức năng quang hợp, thoát hơi nước và trao đổi khí). Cặp lá kèm bao lấy một
phần đốt và rất mau tàn. Lá được coi là thành thục khi đạt kích thước tối đa (Phạm
Hữu Nhượng và cs, 2004) [10].

Hình 2.4. Lá nho


16

2.3.5. Đặc điểm của hoa nho
Hoa nho có kích thước nhỏ, hơi xanh, cân đối và lưỡng tính. Đài hoa có 5 lá
đài màu xanh bao bọc các bộ phận khác bên trong khi còn đang phát triển. Tràng
hoa (cánh hoa) gồm 5 cánh có màu hơi xanh được liên kết với nhau tai đỉnh. Vì
vậy, hoa nho không tự mở đỉnh mà rời ra từ gốc cánh hoa như một cái mũ khi nở
hoa. Nhị gồm 5 cái với các bao phấn, nhị chia làm hai phần là chỉ nhị và bao phấn.
Nhụy gồm 2 phần là bầu nhụy và vòi nhụy, bầu nhụy thường có hai bầu với hai
noãn trong mỗi thùy và mỗi noãn sẽ phát triển thành một hạt.
Thời gian từ nụ đến khi nở hoa khoảng từ 10 - 14 ngày tùy giống, quá trình
nở hoa thường diễn ra từ 4h sáng đến 6h chiều và cao điểm là lúc 8h sáng. Số hoa nở
trên chùm kéo dài từ 3 - 4 ngày và nở tối đa vào ngày thứ hai. Sau khi thụ tinh các giao
tử bắt đầu phân chia và hạt được hình thành. Điều kiện thời tiết quá nóng hoặc mưa
nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự tiếp nhận hạt phấn cũng như sự nảy mầm của hạt phấn.
Việc nghiên cứu sinh lý hoa nho có ý nghĩa lớn trong kỹ thuật canh lá nho nhằm
tang năng suất. Cụ thể, khi nắm được thời điểm phân hóa mầm hoa của mỗi giốn nho sẽ
cung cấp kịp thời dinh dưỡng cần thiết giúp cây có nhiều hoa và những chùm hoa lớn

hoặc việc nắm được thời gian nở hoa giúp người trồng nho có giải pháp bảo vệ, tránh
những tác động xấu đến quá trình thụ phấn (Nguyễn Văn Chiến và cs, 2012) [2].

Hình 2.5. Hoa và chùm hoa nho [2]


17

2.3.6. Đặc điểm của quả nho
Quả nho kích thước và hình dạng tùy thuộc từng giống nho, thông thường có
dạng hình cầu và mọng nước. Quả nho thường mọc thành chùm có kích cỡ, độ chắc
và màu sắc thay đổi tùy thuộc vào từng giống. Quả nho bao gồm 4 thành phần
chính: Cuống quả, mỗi quả có một cuống đính trên chùm quả; Vỏ quả có màu xanh
khi còn non và chuyển màu tím, đỏ, xanh tùy thuộc từng giống; Thịt quả, thường
chứa nhiều nước, độ đường (độ brix) và là thành phần chủ yếu quyết định chất
lượng trái nho; Các hạt, mỗi quả thường có 4 hạt.
Thời gian sinh từ khi đậu quả đến khi chín khoảng 30 - 40 ngày, sau đó quả
cần thêm 20 - 30 ngày để tiếp tục chín hoàn toàn. Quá trình sinh trưởng của quả nho
chia làm 3 thời kì chính: Thời kì quả lớn nhanh cho tới khi quả đạt kích thước tối đa,
thời kì lớn chậm cho tới khi quả chuyển màu. thời kì lớn nhanh về cuối và kết thúc quả
quả chín, được thể hiện bằng màu sắc (Nguyễn Văn Chiến và cs, 2012) [2].

Hình 2.6. Chùm quả và quả nho [2]
2.4. Yêu cầu sinh thái của cây nho
2.4.1. Ánh sáng
Theo Vũ Công Hậu (1996) [7], nho là cây ưa ánh sáng, ưa nắng. Khi nho
được trồng ở những vùng thiếu ánh sáng trong một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện


18


tượng nho bị rụng quả, năng suất thấp và phẩm chất giảm. Bởi vậy, những vùng sa
mạc và nửa sa mạc như Tân Cương của Trung Quốc, Trung Á của Liên Xô cũ,
California của Mỹ được coi là những vùng trồng nho lý tưởng nhất.
2.4.2. Nhiệt độ
Nhiêt độ là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển
của cây nho. Các giống nho khác nhau cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ở các mức
độ khác nhau. Nhiệt độ cao vừa phải giúp cho việc xúc tiến quá trình ra hoa, đậu
quả, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các bộ phận của hoa nho, ảnh
hưởng đến sự nảy mầm của hạt phấn. Nho là một trong số ít cây trồng cỏ thể chịu
đựng nhiệt độ trong khoảng biến động rất lớn. Cây nho có thể chịu đựng được nhiệt
độ từ - 20°C trong các tháng mùa đông và tới +45°c trong các tháng mùa hè. Tuy
nhiên, nhiệt độ tối thích cho cây nho phát triển khoảng 18 - 20°C.
Nhiệt độ có ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển, năng suất
và phẩm chất quả của nho. Các giống nho thuộc loài Vitis vinifera thường yêu cầu
có khoảng 60 ngày ngủ nghỉ trong mùa Đông với nhiệt độ trung bình ngày dưới
10°C nhưng không thấp hơn 12°C. Vào mùa Xuân, khi nhiệt độ tăng lên đến 10°C
là nho bắt đầu bật chồi cho một mùa sinh trưởng mới (Nguyễn Hữu Bình và vũ
Xuân Long, 1996) [1].
Nhiệt độ quá cao trong những ngày cây nho nở hoa (tối đa 40°C) sẽ làm khô
hoa. Nho chín vào các tháng có nhiệt độ cao dẫn đến hiện tượng quả chín không có
màu, còn gọi “nho cầm màu”. Đối với những chùm quả chín được thì vỏ dai, quả
nhỏ, chất lượng kém, cụ thề là hàm lượng đường và axít thấp hơn các tháng có nhiệt
độ thấp.
2.4.3. Ẩm độ và lượng mưa
Ẩm độ là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới sinh
trưởng phát triển của cây nho. Theo Vũ Công Hậu (1996) [8], nho chịu được
nhiệt độ cao nhưng không thích hợp với khí hậu âm u, nhiều mưa, độ ẩm



19

không khí cao. Để sinh trưởng phát triển tốt, các giống nho thuộc loài Vitis
vinifera yêu cầu những vùng có mùa hè dài, ấm áp, khô và có mùa đông lạnh.
Cây nho không phù hợp ở những nơi có mùa hè ẩm ướt, rất dễ bị các đối
tượng sâu bệnh hại tấn công.
Cùng với ẩm độ, lượng mưa cũng là một trong các yếu tố quan trọng có
ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của nho. Ở những vùng có lượng mưa
lớn hoặc mùa mưa đến sớm trong mùa hè đều không thuận lợi cho nho phát
triển. Mưa lớn, trời nhiều mây trong thời gian hoa nở gây ảnh hưởng tới tỷ lệ
đậu quả, lượng mưa tập chung vào thời kỳ quả chín gây thối, nứt quả. Lượng
mưa lớn là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công và gây hại
(Coronel, 1998) [14].
Ở nước ta, vùng trồng nho tập trung Ninh Thuận và Bình Thuận có điều
kiện ẩm độ và lượng mưa rất phù hợp cho cây nho sinh trưởng phát triển, ra
hoa và đậu quả. Ngoài ra, một số vùng khác như Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri
Tôn (An Giang) và vùng Cam Ranh (Khánh Hoà) cũng có điều kiện thời tiết
khí hậu khá phù hợp cho việc trồng nho. Ở phía Bắc, một số tỉnh có ẩm độ
không khí và tổng lượng mưa thấp như vùng Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Dũng
của Bắc Giang; vùng Hữu Lũng, Chi Lăng của Lạng Sơn; vùng Yên Châu,
Mai Sơn của Sơn La cũng tương đối thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây
nho (Nguyễn Quốc Hùng, 2004) [8].
2.4.4. Đất trồng
Cây nho có bộ rễ rất khỏe, có khả năng sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại
đất khác nhau: từ đất có thành phần cơ giới nhẹ đến đất sét, từ đất có độ phì thấp
đến đất có độ phì cao và cả trên đất có lẫn đá sỏi. Tuy nhiên, cây nho sinh trưởng,
phát triển tốt và cho năng suất cao trên đất nhiều mùn, thoát nước tốt, mực nước
ngầm không quá cao (khoảng 2 m kể từ mặt đất). Không nên trồng nho trên các loại
đất sét nặng, tầng canh tác nông, tiêu nước kém. Nho thích hợp trên loại đất có độ



20

pH từ 6,5 - 7,0; đất chua hơn hoặc kiềm hơn đều ít thích hợp đối với cây nho (Phạm
Hữu Nhượng và cs, 2004) [10].
2.5. Tình hình sản xuất nho trong nước và trên thế giới
2.5.1. Tình hình sản xuất nho trên thế giới
Theo FAO (2019) [22], diện tích nho toàn thế giới năm 2017 khoảng
6,93 triệu ha. Châu Âu là khu vực có diện tích trồng nho lớn nhất thế giới, tuy
nhiên sản lượng không phải là lớn nhất thế giới. Hiện nay, sản lượng nho sản xuất
lớn nhất thế giới thuộc về Châu Á là Trung Quốc .
Trong những năm qua, năng suất, diện tích và sản lượng nho trên thế
giới có nhiều biến động. Tuy nhiên, nho vẫn giữ được vai trò và vị thế của nó
so với các cây trồng khác. Theo FAO (2019), Châu Âu dẫn đầu về diện tích tồng
nho, đạt 3,44 triệu ha, tuy nhiên năng suất và sản lượng lại không phải là lớn nhất,
năng suất chỉ đạt 75,46 tạ/ha và sản lượng đạt 25,96 triệu tấn. Trong khi châu Á có
diện tích trồng nho đứng thứ 2 (sau châu Âu) nhưng diện tích và sản lượng dẫn đầu
với năng suất đạt 139,02 tạ/ha và sản lượng đạt 27,26 triệu tấn, được thể hiện qua
bảng 3.1
Bảng 3.1. Tình hình sản xuất nho của một số châu lục năm 2017
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)


(triệu tấn)

Châu Âu

3,44

75,46

25,96

Châu Á

1,96

139,02

27,26

Châu Mỹ

1,01

138,26

13,92

Châu Đại Dương

0,17


129,92

2,22

Khu vực

(Nguồn: FAOSTAT, 2019)[22]
Diện tích, năng suất và sản lượng nho trên thế giới một số năm gần đây
được thể hiện qua bảng 3.2


21

Bảng 3.2. Tình hình sản xuất nho trên thế giới giai đoạn 2013- 2017
Năm
2013
2014
2015
2016
2017

Diện tích
(triệu ha)
7,09
7,02
7,09
6,99
6,93

Năng suất

Sản lượng
(tạ/ha)
(triệu tấn)
108,54
77,00
106,51
74,78
107,62
76,33
107,28
74,99
107,16
74,28
(Nguồn: FAOSTAT, 2019) [22]

Qua bảng số liệu thống kê của FAO (2019) cho thấy diện tích, năng suất và
sản lượng nho giảm nhẹ từ năm 2013 đến năm 2017. Tổng diện tích trồng nho năm
2013 là 7,09 triệu ha giảm xuống 6,93 triệu ha (2017), năng suất nho năm 2013 là
108,54 tạ/ha giảm còn 107,16 tạ/ha (2017) và sản lượng nho năm 2013 là 77,00
triệu tấn giảm còn 74,28 triệu tấn (2017).
Tây Ban Nha, Trung Quốc, Pháp, Italia, là những nước sản xuất nho
hàng đầu thế giới. Diện tích, năng suất và sản lượng nho của một số nước trên
thế giới được thể hiện qua bảng 3.3
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất nho ở một số nước tiêu biểu trên thế giới năm 2017
STT Vùng, lãnh thổ
1
2
3
4
5


Tây Ban Nha
Trung Quốc
Pháp
Italy
Thổ Nhĩ Kỳ

Diện tích
(ha)
939.283
775.975
743.924
670.085
416.907

Năng suất
Sản lượng
(tạ/ha)
(triệu tấn)
57,35
5,39
168,60
13,08
79,52
5,91
106,99
7,17
100,74
4,20
(Nguồn: FAOSTAS, 2019) [22])


Sản lượng nho chủ yếu để dùng chế biến rượu (chiếm 71%), dùng để ăn
tươi (chiếm 27%) và 2% dùng để sấy khô.
Đối với sản xuất nho ăn tươi: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil là
những nước sản xuất hàng đầu thế giới.


22

Theo P.G. Adsule (National Research Center For Grapes, 2013), nho là một
trong những loại cây ăn quả quan trọng nhất ở Ấn Độ. Diện tích trồng nho ở Ấn
Độ năm 2013 là 110.000 ha, sản lượng khoảng 1.235.000 tấn; chủ yếu để tiêu thụ
ở thị trường trong nước (dùng ăn tươi), khoảng 2% là dành cho xuất khẩu. Các
giống nho ăn tươi ở Ấn Độ rất phong phú, trong đó có nhiểu giống nổi tiếng như
Thompson Seedless, Manjri Naveen, Red Globe, Fantasy Seedless, Flame
Seedless, Sharad Seedless, Crimson Seedless, Autumn Royal, Autumn Seedless,
Blush Seedless [18] .
2.5.2. Tình hình sản xuất nho ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây nho được xác định là cây chủ lực nên tập chung phát triển
ở những khu vực không bị ngập úng nước, có điều kiện khí hậu và thời tiết đất đai
khá phù hợp cho cây nho phát triển. Khu vực trồng nho chủ yếu ở Việt Nam bao
gồm tỉnh Ninh Thuận (chiếm 90% tổng diện tích) và tỉnh Bình Thuận (chiếm 9%
tổng diện tích trồng nho trong cả nước) (Nguyễn Văn Chiến và cs, 2012) [2] .
Bảng 3.4. Tình hình sản xuất nho của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017
Năm
2007
2008
2009
2010
2011

2012
2013
2014
2015
2016
2017

Diện tích
(ha)
1.300
1.200
1.000
800
662
740
752
842
1.142
1.267
1.218

Năng suất
Sản lượng
(tạ/ha)
(tấn)
216,92
28.200
219,17
26.300
240,00

24.000
208,75
16.700
222,94
14.751
206,84
15.308
255,16
19.196
283,54
23.874
271,74
31.030
211,25
26.774
215,49
26.255
(Nguồn: FAOSTAT, 2019)[22]


23

Cây nho thích hợp với vùng đất Ninh Thuận và cho chất lượng quả ngon
nhất vì vùng này có điều kiện khí hậu phù hợp cho cây nho như nắng nóng, độ ẩm
không khí thấp (trung bình từ 70 - 75%), lượng mưa thấp (từ 750 - 850 mm/năm) .
Vì vậy cây nho đã trở thành cây ăn quả đặc sản của vùng từ giữa thập niên 80 của
thế kỷ trước. Hiệu quả kinh tế từ cây nho mang lại rất cao, nếu canh tác đúng kỹ
thuật, lợi nhuận thu được có thể đạt từ 100 - 150 triệu đồng/ha/năm (Viện nghiên
cứu và phát triển nông nghiệp Nha Hố, 2013) [12].
Tình hình sản xuất nho tại Việt Nam có nhiều biến động, năm 2007, diện tích

trồng nho của nước ta là 1300 ha, do sâu bệnh mà diện tích giảm dần đến năm 2011
chỉ còn lại 662 ha. Giai đoạn 2005 - 2010, diện tích và năng suất nho bị suy giảm
nghiệm trọng.
Theo Lê Trọng Tình (2010), nguyên nhân khiến cho diện tích cũng như
năng suất nho ở giai đoạn 2005 - 2010 giảm có nhiều lý do. Trong đó, những
nguyên nhân chủ yếu là:
(i) Diễn biến của khí hậu thời tiết thất thường theo hướng bất lợi cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây nho.
(ii) Cơ cấu giống phục vụ sản xuất còn nghèo nàn chủ yếu là giống nho
Cardinal và gần đây là giống NH01-48.
(iii) Phát triển, mở rộng diện tích nho một cách tự phát cho nên nhiều diện
tích nho trồng trên chân đất không phù hợp,...
(iv) Chủ trương quy hoạch phát triển vùng trồng nho chưa được quan tâm
đúng mức.
(v) Mạng lưới công tác khuyến nông cơ sở còn nhiều hạn chế.
(vi) Kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật trên cây nho chưa được nghiên cứu
chuyên sâu, đa số dựa vào kinh nghiệm của nông dân [11].


×