Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Giáo Dục Kiến Thức Về Chủ Quyền Lãnh Thổ, Biên Giới Quốc Gia Trong Dạy Học Địa Lí Lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 162 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN BÁ ĐOÀN

GIÁO DỤC KIẾN THỨC VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ,
BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––

NGUYỄN BÁ ĐOÀN

GIÁO DỤC KIẾN THỨC VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ,
BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ mơn Địa lí
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của
tác giả. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kì cơng trình nào khác. Các thơng tin, số liệu trích
dẫn trong q trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Đoàn

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả luận văn xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc đến PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường, người đã tận tình chỉ bảo và hướng
dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn này.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa
Địa lí, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; phòng Đào tạo, thư
viện Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành luận
văn này.
Tác giả xin chuyển lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo
các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Trường THPT Thuận Thành số
3, trường THPT Hàn Thuyên và trường THPT Quế Võ số 1 đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tác giả thực nghiệm sư phạm và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã chia sẻ những khó khăn, cổ vũ, động viên và tạo những điều kiện
thuận lợi nhất cho tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Đoàn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv
Danh mục các bảng.............................................................................................. v
Danh mục các hình ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu .............................. 3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 4
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................. 15
5. Dự kiến kết quả nghiên cứu .................................................................... 20
6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 20
NỘI DUNG ....................................................................................................... 21
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
KIẾN THỨC VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA .........21
1.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................... 21
1.1.1. Các khái niệm và nội dung cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên
giới quốc gia ................................................................................................ 21
1.1.2. Các khái niệm và nội dung liên quan đến dạy học tích hợp ............. 36
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 39
1.2.1. Sự cần thiết phải giáo dục cho thế hệ trẻ những kiến thức về chủ

quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia .............................................................. 39
1.2.2. Mục tiêu, nội dung và cấu trúc chương trình Địa lí lớp 12 - Trung
học phổ thông .............................................................................................. 42

iii


1.2.3. Sự phù hợp của việc lựa chọn Địa lí lớp 12 để giáo dục kiến thức
về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia................................................... 44
1.2.4. Khảo sát thực tế dạy học nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia trong dạy học Địa lí ở trường trung học phổ thông ............ 45
1.2.5. Đặc điểm tâm, sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12 Trung học phổ thông và định hướng lựa chọn mức độ tích hợp ................. 50
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 52
Chương 2: TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP NỘI DUNG KIẾN THỨC VỀ CHỦ
QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG DẠY HỌC ĐỊA
LÍ LỚP 12 - TRUNG HỌC PHỔ THƠNG ................................................... 53
2.1. Nguyên tắc của việc đề ra phương pháp và biện pháp thực hiện tích
hợp, lồng ghép kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
trong dạy học Địa lí lớp 12 - Trung học phổ thơng .................................... 53
2.1.1. Xác định đúng những kiến thức cơ bản cần giáo dục ....................... 53
2.1.2. Đảm bảo tính khoa học, chính xác và tính sư phạm.......................... 53
2.1.3. Phát huy tính tích cực của học sinh ................................................... 55
2.2. Xác định bài học và nội dung có thể tích hợp kiến thức về chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong chương trình Địa lí lớp 12 Trung học phổ thơng ................................................................................... 55
2.2.1. Các nguyên tắc tích hợp .................................................................... 55
2.2.2. Các phương thức tích hợp ................................................................. 56
2.2.3. Những nội dung có thể tích hợp giáo dục kiến thức về chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia trong chương trình Địa lí lớp12 - Trung học
phổ thông...................................................................................................... 57
2.3. Một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục kiến thức về chủ

quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia .............................................................. 64

iii


2.3.1. Phương pháp đàm thoại gợi mở ........................................................ 64
2.3.2. Phương pháp thảo luận ...................................................................... 65
2.3.3. Phương pháp nêu vấn đề ................................................................... 67
2.3.4. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ......... 68
2.3.5. Phương pháp đóng vai ....................................................................... 69
2.3.6. Phương pháp động não ...................................................................... 69
2.4. Các hình thức dạy học tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia ......................................................................... 70
2.4.1. Dạy học nội khóa............................................................................... 70
2.4.2. Dạy học ngoại khóa ........................................................................... 71
2.5. Một số giáo án tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia trong dạy học Địa lí lớp 12 - Trung học phổ
thơng............ ................................................................................................ 77
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 77
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 78
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm ........................................................ 78
3.1.1. Mục đích thực nghiệm....................................................................... 78
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ...................................................................... 78
3.2. Nguyên tắc thực nghiệm ...................................................................... 79
3.3. Quy trình thực nghiệm ......................................................................... 79
3.3.1. Nội dung thực nghiệm ....................................................................... 79
3.3.2. Chọn trường thực nghiệm ................................................................. 80
3.3.3. Chọn lớp thực nghiệm ....................................................................... 80
3.3.4. Chọn giáo viên thực nghiệm ............................................................. 81
3.3.5. Phương pháp thực nghiệm ................................................................ 82

3.3.6. Tổ chức thực nghiệm......................................................................... 82
3.4. Kết quả thực nghiệm ............................................................................ 82
3.4.1. Bài thực nghiệm số 1 ......................................................................... 82

iii


3.4.2. Bài thực nghiệm số 2 ......................................................................... 84
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................. 86
3.5.1. Đánh giá về mặt định lượng .............................................................. 86
3.5.2. Đánh giá về mặt định tính ................................................................. 86
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 90
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Stt

Cụm từ đầy đủ

1

ĐC


Đối chứng

2

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

3

GV

Giáo viên

4

HS

Học sinh

5

KT - XH

Kinh tế - xã hội

6

NXB


Nhà xuất bản

7

PPDH

Phương pháp dạy học

8

SGK

Sách giáo khoa

9

SL

Số lượng

10

TN

Thực nghiệm

11

TB


Trung bình

12

THPT

Trung học phổ thơng

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Danh mục các bài thực nghiệm ......................................................... 80
Bảng 3.2. Danh sách các lớp tham gia thực nghiệm ......................................... 81
Bảng 3.3. Danh sách giáo viên Địa lí dạy thực nghiệm .................................... 81
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1 ............................................. 83
Bảng 3.5. Tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1 ........................ 83
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2 ............................................. 85
Bảng 3.7. Tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2 ........................ 85

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1 của
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng..................................................... 84
Hình 3.2. Biểu đồ tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2 của
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng..................................................... 85


vi


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Lãnh thổ quốc gia Việt Nam là nơi sinh ra và lưu giữ, phát triển con
người và những giá trị của dân tộc Việt Nam. Trải qua mấy ngàn năm dựng
nước và giữ nước, các thế hệ cha ông đã phải đổ biết bao mồ hơi và xương máu
để xây dựng, giữ gìn và bảo vệ được lãnh thổ quốc gia toàn vẹn, thống nhất và
tươi đẹp như ngày nay. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là kết quả đấu
tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn
năm lịch sử. Từ thưở Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh, đứng
trước những kẻ thù to lớn và hung bạo, dân tộc Việt Nam ln có ý thức và
quyết tâm bảo vệ nền độc lập và thống nhất của tổ quốc, luôn nêu cao hào khí
anh hùng, lịng tự hào và tự tơn dân tộc.
Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam là quyền thiêng liêng,
bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. Luật biên giới quốc gia của Việt Nam
đã khẳng định: “Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc
gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường
quốc phòng và an ninh của đất nước” [27]. Bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân
Việt Nam đối với lịch sử và dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc
ta phát triển bền vững. Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm khơng gì lay chuyển được
của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thời gian qua, sự biến động của tình hình thế giới, khu vực và trên biển
Đơng khiến nhiệm vụ phịng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên biển trở
thành nhiệm vụ khó khăn, thách thức. Để hồn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ

quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra là phải không ngừng củng cố,
tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân. Trong

1


đó, xây dựng thế trận lịng dân, đảm bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ
và biên giới quốc gia thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược mang tính
cấp bách, then chốt. Hoạt động tuyên truyền các kiến thức về chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia trong các tầng lớp nhân dân diễn ra sâu rộng, trong đó
có mơi trường học đường cho học sinh (HS), sinh viên trên cả nước. Bộ Giáo
dục và đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo các trường, đơn vị chức năng tổ chức triển
khai Đề án 373 với đối tượng tuyên truyền khá đa dạng, từ HS trong các bậc
học đến sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng và đại học, đưa giáo dục chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nói chung và chủ quyền biển, đảo nói riêng
vào trong chương trình dạy học, trong đó nhấn mạnh tích hợp, lồng ghép nội
dung kiến thức chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia vào trong các môn học.
Dạy học tích hợp là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung
và dạy học Địa lí nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại,
nhằm phát huy tính tích cực của HS, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Dạy học tích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và phát
triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa cho
người học. Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo
dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động,
sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Đối với mơn Địa
lí là môn học nghiên cứu các kiến thức liên quan đến cả tự nhiên và kinh tế - xã
hội (KT-XH) nên trong q trình học tập địi hỏi HS phải vận dụng kiến thức
tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học.
Mơn Địa lí nói chung và Địa lí lớp12 nói riêng có nhiều điều kiện thuận

lợi để giảng dạy nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
Chương trình Địa lí 12 đề cập đến nội dung về địa lí tự nhiên, địa lí KT - XH
Việt Nam, là sự nâng cao, mở rộng của Địa lí lớp 9. Với cấu trúc chặt chẽ, nội
dung chương trình Địa lí Việt Nam rất phù hợp với việc dạy học tích hợp nội
dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia vào trong bài giảng.

2


Xuất phát từ những lí do trên mà tác giả đã chọn đề tài: “Giáo dục kiến
thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong dạy học Địa lí lớp 12 Trung học phổ thơng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lí luận và thực tiễn về chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia, luận văn tập trung vào việc xác định những bài học
có thể tích hợp kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; đề xuất
phương án dạy học tích hợp và thiết kế một số giáo án cụ thể trong dạy học Địa
lí lớp 12.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề về lí luận dạy học, dạy học tích hợp.
- Nghiên cứu lí luận chung về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
- Nghiên cứu thực trạng việc tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia trong dạy học Địa lí lớp 12.
- Biên soạn tài liệu về nội dung chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
- Nghiên cứu đặc điểm chương trình sách giáo khoa (SGK) Địa lí lớp 12
và khả năng tích hợp nội dung kiến thức chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
- Xác định những yêu cầu phải thực hiện và đề xuất một số biện pháp sư
phạm trong việc tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới
quốc gia trong dạy học Địa lí lớp 12.
- Thiết kế giáo án cụ thể.

- Thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát, thực nghiệm (TN) sư phạm.
2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Các khái niệm và nội dung cơ bản về chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia, về dạy học tích hợp; tích hợp nội dung nói trên trong dạy
học Địa lí lớp 12 ở trường trung học phổ thơng (THPT); lựa chọn một số bài
thích hợp trong chương trình Địa lí lớp 12 để dạy học tích hợp.
3


- Về địa bàn thực nghiệm: Một số trường THPT được chọn TN nằm trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Các trường này đều có đủ các điều kiện cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy và học.
- Về thời gian thực nghiệm: Tác giả tiến hành TN sư phạm trong học kì
II của năm học 2017 - 2018.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Trên thế giới
Khái niệm “chủ quyền” (sovereignty) gắn liền với các quốc gia - dân tộc
được coi là có nguồn gốc từ “Hịa ước Westphalia” năm 1648, khi các chính
phủ lúc bấy giờ ngừng hỗ trợ những nhóm cùng tơn giáo chống lại các Nhà
nước của họ, đồng thời thừa nhận quyền tài phán dựa trên lãnh thổ của các
vương triều, gắn liền với việc tuân thủ chính sách khơng can thiệp vào biên giới
lãnh thổ đã được xác định của các vương triều đó. Cùng với sự phát triển của
luật pháp quốc tế, chủ quyền dần được coi là một thuộc tính chính trị, pháp lý
chủ yếu của một quốc gia, thể hiện quyền lực tối cao của Nhà nước mà khơng
gì có thể so sánh được trên bình diện quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, ở mỗi
thời kỳ lịch sử khác nhau với những mục đích khác nhau khái niệm chủ quyền
quốc gia được hiểu theo những khía cạnh khác nhau.
Vào thế kỷ 15 - 16 xuất hiện khái niệm chủ quyền tuyệt đối của quốc gia
(trong cuốn sách “The Prince” của Machiavelli, xuất bản năm 1532) với chủ
trương chủ quyền quốc gia phải tuyệt đối, phải được đặt lên trên tất cả mọi

quyền lợi khác. Sau đó một số học giả như Jean Bodin và Hugo Grotius (thế kỷ
16 - 17) cũng chủ trương chủ quyền quốc gia phải tuyệt đối. Theo Jean Bodin
“chủ quyền quốc gia là quyền được lãnh đạo và cưỡng chế, mà không phải chịu
sự lãnh đạo hay cưỡng chế nào”.
Gần đây, chủ quyền được coi là đặc trưng cho một quyền lực chính trị
mà xét về mặt pháp lý, quyền lực đó khơng cần tn theo bất kỳ một quyền lực
nào khác để có thể đưa ra các quyết định hay các mệnh lệnh của mình. Paul
4


Renter cho rằng “Chủ quyền chỉ có một và duy nhất một đặc điểm: không phải
tuân theo bất kỳ một quyền lực nào khác có cùng bản chất. Nói một cách đơn
giản, chủ quyền có nghĩa là quốc gia phải nằm trên đỉnh trật tự hình tháp của
các nhóm người”. Điều này một lần nữa được khẳng định tại Điều 2 khoản 1
của “Hiến chương Liên hợp quốc”: “Tổ chức được thành lập dựa trên nguyên
tắc bình đẳng về chủ quyền của tất cả các nước thành viên” [24]. Quyết định
Trọng tài năm 1928 trong vụ tranh chấp đảo Palme cũng chỉ rõ “Chủ quyền của
quốc gia trong quan hệ với nhau đồng nghĩa với sự độc lập của quốc gia đó”.
Nói cách khác, chủ quyền là một đảm bảo chắc chắn cho độc lập của quốc gia,
nó khơng cho phép xây dựng một quyền lực cao hơn quốc gia. Do đó, các nước
dù lớn hay nhỏ đều được hưởng nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và bất khả
xâm phạm, được ghi nhận trong “Nghị quyết 2625” (1970) của Đại hội đồng
Liên hợp quốc “Mọi quốc gia đều có quyền lựa chọn cho mình một hệ thống
chính trị, một mơ hình kinh tế, văn hóa, xã hội riêng mà khơng một quốc gia
nào có quyền can thiệp vào”. [14]
Trong quá trình phát triển lâu dài của nhân loại, cùng với sự xuất hiện
của các quốc gia, luật pháp quốc tế đã dần dần hình thành và phát triển. Luật
pháp quốc tế là hệ thống những nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh
các mối quan hệ giữa các chủ thể của luật pháp quốc tế (trước hết và chủ yếu là
giữa các quốc gia). Quốc gia là một thực thể được cấu thành bởi 3 yếu tố: dân

cư, lãnh thổ và chính quyền có chủ quyền. Nói đến quốc gia là nói đến chủ
quyền quốc gia tức là nói đến quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh
thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Về vấn đề thụ đắc lãnh thổ (“Thụ đắc lãnh thổ” là việc thiết lập ranh
giới địa lí chủ quyền của một quốc gia đối với một vùng lãnh thổ mới theo
những phương thức phù hợp với nguyên tắc của pháp luật quốc tế), “Nghị
quyết số 2625” (1970) của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế đã quy định rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không
5


thể là đối tượng của việc thụ đắc bởi một quốc gia khác bằng việc đe dọa hoặc
sử dụng vũ lực. Việc thụ đắc lãnh thổ bằng việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực
không được thừa nhận là hợp pháp” [14]. Cùng với sự phát triển của các mối
quan hệ quan hệ quốc tế, việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong
các quan hệ quốc tế đã bị coi là bất hợp pháp thì nguyên tắc này được hiểu với
nội hàm rộng hơn, đó là việc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực
trong các quan hệ phi vũ trang.
Ra đời trong thời kỳ cách mạng tư sản, nguyên tắc dân tộc tự quyết đã
được thể hiện trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như: “Hiến chương
Liên hợp quốc”, “Nghị định 1514 (XV)” của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày
14/12/1960; “Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc điều
chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia năm 1970”.
Ngày 10/12/1982, “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”
(gọi tắt là Công ước Luật biển 1982), tên tiếng Anh là United Nations
Convention on the Law of the Sea, hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982,
được 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Montego Bay, Jamaica (tính
đến nay, số quốc gia ký là 157), đánh dấu thành công của Hội nghị Liên hợp
quốc về Luật biển lần thứ 3, với sự tham gia của trên 150 quốc gia và nhiều tổ
chức quốc tế, kể cả các tổ chức quốc tế phi chính phủ, cùng xây dựng nên một

Công ước mới về Luật biển, được nhiều quốc gia, kể cả những quốc gia khơng
có biển, cùng chấp nhận. Công ước Luật biển 1982 đã trù định toàn bộ các quy
định liên quan đến các vùng biển mà một quốc gia ven biển có quyền được
hưởng, cũng như những quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và
đại dương.
Nói đến chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia thì khơng thể khơng nói
đến chủ quyền biển, đảo - phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trên thế
giới, đã có rất nhiều luật gia, nhà nghiên cứu lâu năm, chuyên gia về biển viết
về các quần đảo và những tranh chấp chủ quyền trên biển cũng như các tranh

6


chấp đối với các quần đảo. Cuốn sách “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa
và Trường Sa” do nhà cuất bản L’Harmattan Paris ấn hành năm 1996, của bà
Monique Chemiller - Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị trường
Đại học Paris VII, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch
Hội luật gia châu Âu. Cuốn sách dày gần 300 trang của bà là một cơng trình
nghiên cứu cơng phu, độc lập và kéo dài nhiều năm, trong đó bà đã nói đến
những chứng cứ lịch sử và đánh giá lập luận của các bên, chủ yếu là Trung
Quốc và Việt Nam, liên quan đến hai quần đảo, rồi dựa trên việc áp dụng luật
pháp và thực tiễn quốc tế để đưa ra những phân tích sâu sắc về vấn đề chủ
quyền đối với hai quần đảo.
Một người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài, tiến sĩ luật Đại học
Sorbonne (Pháp) Từ Đặng Minh Thu cũng bỏ ra một thời gian dài thu thập tài
liệu, nghiên cứu về “Vấn đề tranh chấp Biển Đơng” được đăng trên số 11,
tháng 7/2007 của tạp chí nghiên cứu và tạp chí nghiên cứu và thảo luận “THỜI
ĐẠI MỚI”, trong đó ơng đã phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc để
đưa ra những kết luận về cơ sở và thời gian thực hiện chủ quyền trên hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

3.2. Ở Việt Nam
3.2.1. Về nội dung chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
Nội dung về chủ quyền lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới
quốc gia, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia cũng đã có một số tổ chức, nhà
nghiên cứu, chuyên gia trên thế giới nghiên cứu và đề cập tới trong các tài liệu,
cuốn sách.
- Các cơng trình nghiên cứu về cơng pháp quốc tế (luật quốc tế) của TS.
Nguyễn Thị Thuận (Giáo trình Luật quốc tế, nhà xuất bản (NXB) Cơng an
nhân dân, 2011) và một số cơng trình tác giả khác có đề cập đến các nội dung:
khái niệm quốc gia, lãnh thổ và lãnh thổ quốc gia, chủ quyền quốc gia đối với
lãnh thổ, xác lập chủ quyền quốc gia với lãnh thổ, biên giới quốc gia. Những

7


nội dung này được cụ thể hóa trong việc giáo dục an ninh quốc phịng ở Việt
Nam (“Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh” cho sinh viên các trường đại
học, cao đẳng do NXB Giáo dục phát hành năm 2008; “Sách giáo khoa Giáo
dục quốc phòng - an ninh” cho học sinh phổ thông lớp 11, NXB Giáo dục phát
hành hàng năm) với các nội dung kiến thức được đề cập gắn với lãnh thổ, biên
giới quốc gia Việt Nam: khái niệm lãnh thổ quốc gia, các bộ phận lãnh thổ
quốc gia, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia;
biên giới quốc gia, sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam, các bộ phận cấu
thành biên giới quốc gia, nguyên tắc xác định biên giới quốc gia, các cách xác
định biên giới quốc gia; bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt
Nam; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia; trách nhiệm công dân trong xây dựng và bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
- “Luật biển Việt Nam năm 2012”, trước đó là “Luật biên giới quốc gia
năm 2003”, “Luật an ninh quốc gia năm 2014” được Quốc hội nước Cộng hịa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua, trong đó có nhiều khái niệm và nội dung
liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
- Riêng với biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc có nhiều hiệp
định biên giới giữa các nước. Biên giới đất liền với Trung Quốc đã có các văn
bản sau:
(1) Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” (ký ngày 30/12/1999).
(2) Hiệp ước về xác định giao điểm đường biên giới giữa nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ký ngày 10/10/2006).
(3) Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa (ký ngày 18/11/2009).

8


(4) Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ký ngày 18/11/2009).
(5) Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất
liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Chính phủ nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa (ký ngày 18/11/ 2009).
- Biên giới trên biển với Trung Quốc đã có các văn bản sau:
(1) Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ (ký ngày 25/12/2000).
(2) Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hịa nhân dân Trung
Hoa (ký ngày 25/12/2000).
(3) Nghị định thư bổ sung Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa
Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng

hịa nhân dân Trung Hoa (ký ngày 29/4/2004).
- Với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Việt Nam đã ký các văn bản
về biên giới:
(1) Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (ký
kết ngày 18/7/1977).
(2) Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
(ký ngày 24/01/1986).
(3) Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (ký ngày 01/3/1990).
(4) Hiệp định Thương mại Biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào
(ký kết ngày 27/06/2015).
9


(5) Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (ký
ngày 16/3/2016).
(6) Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất
liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào.
- Với Vương quốc Cămpuchia, Việt Nam đã ký các văn bản về biên giới:
(1) Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Cămpuchia (ký ngày 7/7/1982).
(2) Hiệp định về quy chế biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Cămpuchia (ký ngày 20/7/1983).
(3) Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Cămpuchia (ký ngày

27/12/1985).
(4) Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương
quốc Cămpuchia bổ sung hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 (ký
ngày 10/10/2005).
- Các tài liệu viết về công tác phân giới cắm mốc:
(1) Ủy ban biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao (2010), “Biên giới trên
đất liền Việt Nam - Cămpuchia”, Tài liệu Dự án hợp tác “Giáo dục nhận thức
phát luật tại các vùng biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
giai đoạn III (LASRAI III), Hà Nội.
(2) Ủy ban biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao (2010), “Biên giới trên
đất liền Việt Nam - Trung Quốc”, Tài liệu Dự án hợp tác “Giáo dục nhận thức
phát luật tại các vùng biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
giai đoạn III (LASRAI III), Hà Nội.
3.2.2. Về nội dung giáo dục chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia và tích hợp
kiến thức trên trong dạy học bộ môn ở trường trung học phổ thơng
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều đề tài, cơng trình nghiên cứu về chủ quyền
lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia và bảo vệ an ninh

10


biên giới quốc gia, đặc biệt là chủ quền biển, đảo. Mỗi cơng trình, đề tài tiếp
cận từ nhiều nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu nhưng đều khẳng định
“chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm”.
Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành trung ương
Đảng (khóa X), được sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Quân
chủng Hải quân, Trung tâm thông tin công tác tư tưởng phối hợp với Cục
chính trị Quân chủng Hải quân biên soạn cuốn “Biển và hải đảo Việt Nam”
xuất bản tại Hà Nội, năm 2007. Tài liệu đã cung cấp những nội dung cơ bản về
quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các tư liệu, tài liệu

về biển, đảo Việt Nam và quốc tế. Tài liệu đã nhấn mạnh: “Biển có vai trị rất
quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói riêng và
của thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã lợi dụng thế mạnh về
biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất cao. Do tầm quan trọng của biển, từ lâu
cuộc chạy đua trong sự phát triển kinh tế biển cũng như triển khai lực lượng
quân sự trên biển và sự tranh chấp trên biển diễn ra rất gay gắt” [34]. Vì vậy,
“việc xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ quyền lợi biển là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược đối với việc gìn giữ tồn vẹn chủ quyền quốc gia, giữ vững
ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mở
rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế” [34].
Các tác giả biên soạn “Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán giáo dục
quốc phòng - an ninh” do Vụ giáo dục quốc phịng và chương trình phát triển
Giáo dục phổ thông ban hành cho rằng để thực hiện thắng lợi mục tiêu của
chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 theo Nghị quyết số 09-NQ/TƯ ngày
09/02/2007 tại Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
X), “Chúng ta phải tiến hành xây dựng và phát triển đồng bộ trên tất cả các
lĩnh vực của đất nước, củng cố tiềm lực quốc phòng - an ninh, nhằm bảo vệ
vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, trong đó có vùng biển, đảo của Tổ
quốc. Thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức
11


quốc phòng - an ninh, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo Việt Nam cho toàn dân,
nhất là học sinh, sinh viên là rất quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện
nay” [38].
Tác giả Trần Công Trục (2011) trong “Dấu Ấn Việt Nam trên biển
Đơng” đã nhấn mạnh về vị trí vai trị của biển Đơng trong lịch sử dân tộc,
đồng thời tác giả đã giới thiệu rõ những định nghĩa mang tính chuyên ngành về
nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục
địa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Theo đó, một

quốc gia ven biển như Việt Nam khơng chỉ có chủ quyền trên đất liền mà còn
giữ chủ quyền trên “lãnh hải” hay còn gọi là “vùng nước lãnh thổ” - một dải
biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ đất liền hoặc nội thủy của quốc
gia ven biển, có một chiều rộng nhất định (khơng q 12 hải lý) được tính từ
đường cơ sở của quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia ven biển.
Chủ quyền này được mở rộng và áp dụng đối với cả vùng trời trên lãnh hải,
cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy của lãnh hải.
Tiếp tục khẳng định về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, “Người Việt với
biển” của tác giả Nguyễn Văn Kim (2011) đã tập trung khai thác và lý giải mối
quan hệ giữa đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam với thế giới bên ngoài qua
con đường biển. “Thế hệ nối tiếp thế hệ, các cộng đồng dân cư sinh sống trên
lãnh thổ Việt Nam đã khai phá đất đai, chinh phục biển cả, xác lập chủ quyền,
mở rộng giao thương, viết tiếp những trang sử hào hùng của cha ơng để lại.
Cùng với q trình “mở nước” về phương Nam, là những hành trình giương
buồm ra khơi làm chủ nhiều quần đảo, nhiều vùng biển” [21]. Từ đó, tài liệu
nhấn mạnh “chủ quyền và an ninh biển là chủ đề được quan tâm xuyên suốt
theo dòng chảy của lịch sử đất nước…việc bảo vệ chủ quyền giữ gìn an ninh
phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài” [21].
Trong “Những điều cần biết về Đất - Biển - Trời Việt Nam” của tác giả
Lưu Văn Lợi (2010) đã khẳng định rằng: “Trên chặng đường bốn mươi thế kỉ,
12


dân tộc ta đã kiên trì và từng bước mở rộng ra biển Đông, từ ven bờ tiến ra
biển gần, rồi biển xa, từ đất liền tiến vào các đảo ven bờ rồi các đảo xa hơn.
Biển có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta về cả hai mặt an ninh và phát
triển” [22]. Theo tác giả, “đối với tất cả các quốc gia dù là Nhà nước - dân tộc
có lịch sử lâu đời hay Nhà nước mới giành được được độc lập và đang phải
xây dựng dân tộc, lãnh thổ và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng, trong
đó có cả vấn đề về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc” [22]. Cuốn sách nêu các

quyền của nước ta về lãnh thổ, vùng biển, vùng trời, biên giới đất liền với các
nước láng giềng, tình hình cập nhật giải quyết các biên giới đất liền và biên
giới biển nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản cho người đọc.
Bộ GD&ĐT đã ban hành cuốn “Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung
giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh Trung học phổ
thông” nhằm bổ sung thêm thông tin và giáo dục cho HS những hiểu biết về
tiềm năng, mức độ khai thác và sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường biển, đảo; bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ
quốc. Tài liệu cũng đưa ra những cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa theo
nhiều chủ đề khác nhau để giáo dục cho HS ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ
quốc trong nhà trường phổ thông.
Trong cuốn “Việt Nam: Quốc hiệu & Cương vực: Hồng Sa - Trường
Sa” của tác giả Nguyễn Đình Đầu cũng đã đề cập khá rõ nét về vấn đề chủ
quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia qua các thời kì. Đây là cơng trình vừa
mang tính khoa học, vừa phổ thông; khái quát suốt chiều dài lịch sử hơn 4000
năm của dân tộc Việt Nam, từ thuở Vua Hùng dựng nước đến nay. Đặc biệt, để
cập nhật vấn đề thời sự, tác giả bổ sung phần về lãnh hải Việt Nam gồm nhiều
tư liệu và bản đồ cổ của thế giới ghi nhận Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ
quyền của Việt Nam suốt gần 500 năm qua.

13


Đề cập đến về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia cịn có rất
nhiều tài liệu do Ủy ban biên giới quốc gia - Bộ ngoại giao biên soạn như:
“Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, biên giới trên đất liền Việt
Nam - Lào, biên giới trên đất liền Việt Nam - Cămpuchia, Những vấn đề liên
quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên biển Đông”. Ban tuyên giáo
Trung ương cũng đã cho xuất bản cuốn sách “Một trăm câu hỏi - đáp về biển
dành cho tuổi trẻ Việt Nam” và cuốn “Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung

Quốc: Biên giới hịa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển”. Từ năm
2009 - 2012, Viện nghiên cứu Hán Nôm triển khai đề tài “Thư mục hán Nôm
về biển, đảo Việt Nam”, tiến hành khảo sát toàn bộ kho sách Hán Nôm của
Viện và tuyển chọn những đoạn ghi chép hoặc vẽ về biển, đảo thuộc chủ
quyền của Việt Nam trong lịch sử.
Về nội dung về giáo dục và dạy học tích hợp chủ quyền lãnh thổ, an ninh
biên giới quốc gia cũng đã có một số luận văn đề cập tới một khía cạnh của vấn
đề. Trong luận văn thạc sĩ “Lồng ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo
vào dạy học Địa lí lớp 9” của tác giả Quan Thị Dưỡng cũng đã đề cập được
một phần việc tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới
quốc gia trong dạy học Địa lí nhưng với đối tượng là HS lớp 9 và chỉ mới
nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo.
Bên cạnh đó, trong luận văn thạc sĩ “Giáo dục ý thức về chủ quyền biển,
đảo của tổ quốc cho học sinh sinh trong dạy học Lịch sử 10, trung học phổ
thông (chương trình chuẩn)” của tác giả Đậu Thị Hải Vân cũng đã thể hiện
được một phần việc tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên
giới quốc gia trong dạy học nhưng môn học ở đây là môn Lịch sử với đối tượng
là học sinh lớp 10 và cũng chỉ nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo.
Tất cả những cơng trình nghiên cứu, những tài liệu trên là nguồn tư liệu
có giá trị giúp cho tác giả có cái nhìn tổng qt về cơ sở lí luận của vấn đề
nghiên cứu.

14


×