Tải bản đầy đủ (.docx) (146 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH cấp cứu NGỪNG TUẦN HOÀN NGOẠI VIỆN tại một số KHOA cấp cứu ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 146 trang )

B@ GIÁO D߼C VÀ ĐÀO T ߼߼

BỘ Y T

TRƯT ĐÀO T ߼߼RƯT ĐĐÀO T ߼ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ ĐÌNH HÙNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP CỨU
NGỪNG TUẦN HOÀN NGOẠI VIỆN
TẠI MỘT SỐ KHOA CẤP CỨUBỆNH VIỆN
Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI - 20182019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
B019NG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘII019NG ĐẠI
TRƯ9NG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ ĐÌNH HÙNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP CỨU
NGỪNG TUẦN HOÀN NGOẠI VIỆN



TẠI
MỘT SỐ KHOA CẤP CỨUBỆNH VIỆN Ở HÀ
NỘI
Chuyên ngành : Hồi sức cấp cứu
Mã số
: 60720122
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1.TS. Đỗ Ngọc Sơn
2. TS. Đỗ Thị Thanh Toàn

HÀ NỘI - 20182019


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được thể hiện lòng biết ơn trân trọng nhất tới TS. Đỗ
Ngọc Sơn, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, người thầy tận
tâm, đã truyền đạt cho tôi kiến thức và kinh nghiệm trong những bước đi đầu
tiên đến với nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Đỗ Thị Thanh Toàn đã hướng dẫn cho tôi
những góp ý cần thiết trong quá trình hoàn thành đề tài
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Hồi sức Cấp cứu
Trường đại học Y Hà Nội, đứng đầu là thầy chủ nhiệm bộ môn PGS. TS
Nguyễn Đạt Anh, đã dạy cho tôi kiến thức cần thiết cùng đam mê đối với
công việc của người bác sỹ hồi sức cấp cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các anh chị bác sỹ, điều dưỡng tại Khoa Cấp
cứu A9 đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được học tập cũng như
làm nghiên cứu trong thời gian qua.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các bác sỹ tại các bệnh viện tham gia nghiên
cứu đã tích cực hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, tạo
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành đề tài!

Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2019
Tác giả


Vũ Đình Hùng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Vũ Đình Hùng, học viên cao học khóa 26, chuyên ngành Hồi sức
cấp cứu, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của thầy TS.BS. Đỗ Ngọc Sơn và TS Đỗ Thị Thanh Toàn
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan được xác nhận bởi cơ sở nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2019
Tác giả

Vũ Đình Hùng




MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
1.1. Định nghĩa...............................................................................................3
1.2. Dịch tễ và kết cục của bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện..............7
1.3. Quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoại viện....................................13
1.3.1. Nhận biết bệnh nhân ngừng tuần hoàn và kích hoạt hệ thống ứng
cứu khẩn cấp...................................................................................14
1.3.2. Hồi sinh tim phổi cơ bản ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn................14
1.3.3. Quy trình hồi sinh tim phổi nâng cao ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn...16
1.4. Chương trình cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ngừng tuần hoàn
ngoại viện ở cộng đồng ........................................................................17
1.4.1. Thiết lập hệ thống dữ liệu liên tục về ngừng tuần hoàn ngoại viện
tại cộng đồng...................................................................................19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................24
2.2. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................24
2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................24
2.4. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................25
2.5. Mẫu nghiên cứu....................................................................................25
2.6. Kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu và các biến số nghiên cứu..............25
2.7. Phân tích số liệu....................................................................................30
2.8. Sai số và khống chế sai số....................................................................30
2.9. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................30
2.9.1. Đạt được sự đồng thuận..................................................................30
2.9.2. Thông tin đã giải thích cho người tham gia....................................31
2.9.3. Lưu trữ, xử lý và loại bỏ mẫu vật lấy từ cơ thể người....................31
2.9.4. Nguy cơ các phản ứng phụ hoặc sự bất tiện...................................31



2.9.5. Lợi ích của người tham gia.............................................................31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................32
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................32
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới:...................................................................32
3.1.2. Tiền sử bệnh tật:.............................................................................34
3.2. Đặc điểm ngừng tuần hoàn ngoại viện của bệnh nhân trong nghiên cứu...35
3.2.1. Địa điểm xảy ra ngừng tuần hoàn...................................................35
3.2.2. Tình trạng trước ngừng tuần hoàn..................................................36
3.2.3. Người chứng kiến:..........................................................................36
3.2.4. Những dấu hiệu khi phát hiện bệnh nhân ngừng tuần hoàn...........37
3.2.5. Nguyên nhân ngừng tuần hoàn.......................................................37
3.2.6. Điện tim đầu tiên khi vào khoa cấp cứu.........................................38
3.3. Thực trạng cấp cứu ngoại viện đối với bệnh nhân trong nghiên cứu....38
3.3.1. Phản ứng của người chứng kiến.....................................................38
3.3.2. Vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện............................................41
3.3.3. Cấp cứu ngừng tuần hoàn bởi đơn vị cấp cứu ngoại viện 115.......43
3.4. Kết cục của bệnh nhân và những yếu tố liên quan đến kết cục............44
3.4.1. Kết cục của bệnh nhân trong nghiên cứu.......................................44
3.4.2. Các yếu tố liên quan đến kết cục của bệnh nhân trong nghiên cứu48
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................50
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................50
4.2. Đặc điểm ngừng tuần hoàn ngoại viện của bệnh nhân trong nghiên cứu...51
4.3. Thực trạng cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoại viện của bệnh nhân trong
nghiên cứu.............................................................................................54
4.4. Kết cục của bệnh nhân trong nghiên cứu và các yếu tố liên quan đến
kết cục...................................................................................................61
4.5. Những hạn chế của nghiên cứu.............................................................67
KẾT LUẬN.....................................................................................................69

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3
1.1. Định nghĩa...............................................................................................3
1.2. Dịch tễ và kết cục của bệnh nhân ngừng tuần hoàn.............................7
1.3. Quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn....................................................13
1.3.1. Nhận biết bệnh nhân ngừng tuần hoàn và kích hoạt hệ thống ứng
cứu khẩn cấp..................................................................................14
1.3.2. Hồi sinh tim phổi cơ bản ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn............14
1.3.3. Quy trình hồi sinh tim phổi nâng cao ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn.16
1.4. Chương trình cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ngừng tuần hoàn
ngoại viện ở cộng đồng.......................................................................17
1.4.1. Thiết lập hệ thống dữ liệu liên tục về ngừng tuần hoàn ngoại
viện tại cộng đồng.........................................................................19
1.4.2. Thực hiện CPR do người điều phối hỗ trợ qua điện thoại.........25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................24
2.2. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................24
2.3. Thời gian nghiên cứu...........................................................................24
2.4. Địa điểm nghiên cứu............................................................................24
2.5. Mẫu nghiên cứu...................................................................................25
2.6. Kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu và các biến số nghiên cứu...........25
2.7. Phân tích số liệu...................................................................................30
2.8. Sai số và khống chế sai số...................................................................30
2.9. Đạo đức nghiên cứu............................................................................30
2.9.1. Đạt được sự đồng thuận..............................................................30
2.9.2. Thông tin đã giải thích cho người tham gia.................................31

2.9.3. Lưu trữ, xử lý và loại bỏ mẫu vật lấy từ cơ thể người..............31
2.9.4. Nguy cơ các phản ứng phụ hoặc sự bất tiện...............................31
2.9.5. Lợi ích của người tham gia...........................................................31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................32
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................32
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới..................................................................32


3.1.2. Tiền sử bệnh tật.............................................................................34
3.2. Đặc điểm tình trạng ngừng tuần hoàn ngoại viện của bệnh nhân.....35
3.2.1. Địa điểm xảy ra ngừng tuần hoàn.................................................35
3.2.2. Tình trạng trước ngừng tuần hoàn................................................36
3.2.3. Người chứng kiến.........................................................................36
3.2.4. Những dấu hiệu khi phát hiện bệnh nhân ngừng tuần hoàn........37
3.2.5. Nguyên nhân ngừng tuần hoàn......................................................37
3.2.6. Điện tim đầu tiên khi vào khoa cấp cứu.......................................38
3.3. Thực trạng cấp cứu ngoại viện đối với bệnh nhân trong nghiên cứu
...............................................................................................................38
3.3.1. Phản ứng của người chứng kiến..................................................38
3.3.2. Vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.........................................41
3.3.3. Cấp cứu ngừng tuần hoàn bởi đơn vị cấp cứu ngoại viện 115. .43
3.4. Kết cục của bệnh nhân và những yếu tố liên quan đến kết cục........44
3.4.1. Kết cục của bệnh nhân trong nghiên cứu ......................................44
3.4.2. Các yếu tố liên quan đến kết cục của bệnh nhân trong nghiên cứu. .48
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................50
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................50
4.2. Đặc điểm tình trạng ngừng tuần hoàn ngoại viện của bệnh nhân.....51
4.3. Thực trạng cấp cứu ngoại viện đối với bệnh nhân trong nghiên cứu
...............................................................................................................54
4.4. Kết cục của bệnh nhân trong nghiên cứu và các yếu tố liên quan đến

kết cục...................................................................................................61
4.5. Những hạn chế của nghiên cứu...........................................................67
KẾT LUẬN.....................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3


1.1. Định nghĩa...............................................................................................3
1.2. Dịch tễ và kết cục của bệnh nhân ngừng tuần hoàn................................7
1.3. Quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn......................................................14
1.3.1. Nhận biết bệnh nhân ngừng tuần hoàn và kích hoạt hệ thống ứng
cứu khẩn cấp...................................................................................15
1.3.2. Hồi sinh tim phổi cơ bản ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn................15
1.3.3. Quy trình hồi sinh tim phổi nâng cao ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn.....17
1.3.4. Những khuyến cáo về chăm sóc sau ngừng tuần hoàn ..................18
1.4. Chương trình cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ngừng tuần hoàn
ngoại viện ở cộng đồng.........................................................................19
1.4.1. Thiết lập hệ thống dữ liệu liên tục về ngừng tuần hoàn ngoại viện
tại cộng đồng...................................................................................21
1.4.2. Thực hiện CPR do người điều phối hỗ trợ qua điện thoại..............25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................26
2.2. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................26
2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................26
2.4. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................27
2.5. Mẫu nghiên cứu....................................................................................27
2.6. Kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu và các biến số nghiên cứu..............27

2.7. Phân tích số liệu....................................................................................32
2.8. Sai số và khống chế sai số....................................................................32
2.9. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................32
2.9.1. Đạt được sự đồng thuận..................................................................32
2.9.2. Thông tin đã giải thích cho người tham gia....................................33
2.9.3. Lưu trữ, xử lý và loại bỏ mẫu vật lấy từ cơ thể người....................33
2.9.4. Nguy cơ các phản ứng phụ hoặc sự bất tiện...................................33
2.9.5. Lợi ích của người tham gia.............................................................33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................34
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.........................................34
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới....................................................................34


3.1.2. Tiền sử bệnh tật..............................................................................36
3.2. Đặc điểm tình trạng ngừng tuần hoàn ngoại viện của bệnh nhân.........37
3.2.1. Địa điểm xảy ra ngừng tuần hoàn...................................................37
3.2.2. Tình trạng trước ngừng tuần hoàn..................................................38
3.2.3. Người chứng kiến...........................................................................38
3.2.4. Những dấu hiệu khi phát hiện bệnh nhân ngừng tuần hoàn...........39
3.2.5. Nguyên nhân ngừng tuần hoàn.......................................................39
3.2.6. Điện tim đầu tiên khi vào khoa cấp cứu.........................................40
3.3. Thực trạng cấp cứu ngoại viện đối với bệnh nhân trong nghiên cứu....40
3.3.1. Phản ứng của người chứng kiến.....................................................40
3.3.2. Vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện............................................43
3.3.3. Cấp cứu ngừng tuần hoàn bởi đơn vị cấp cứu ngoại viện 115.......45
3.4. Kết cục của bệnh nhân và những yếu tố liên quan đến kết cục............46
3.4.1. Kết cục của bệnh nhân trong nghiên cứu ......................................46
3.4.2. Các yếu tố liên quan đến kết cục của bệnh nhân trong nghiên cứu.......50
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................52
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................52

4.2. Đặc điểm tình trạng ngừng tuần hoàn ngoại viện của bệnh nhân.........53
4.3. Thực trạng cấp cứu ngoại viện đối với bệnh nhân trong nghiên cứu....56
4.4. Kết cục của bệnh nhân trong nghiên cứu và các yếu tố liên quan đến
kết cục...................................................................................................63
4.5. Những hạn chế của nghiên cứu.............................................................69
KẾT LUẬN.....................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

AED

: (Automated External Defibrillator): máy khử rung tự động

AHA

: American Heart Association

CDC

: (the Centers for Disease Control and Prevention) Trung tâm
kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh

CPC score

: (cerebral performance category score): thang điểm hiệu suất
thần kinh


CPR

: (Cardiopulmonary resuscitation): hồi sinh tim phổi

ECLS

: (Extracorporeal life support): hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể

EMS

: (Emergency medical service): hệ thống cấp cứu trước viện

IBAP

: (intra-aortic balloon pump): bóng đối xung động mạch chủ

ILCOR

: (International Liaison Committee on Resuscitation): Uỷ ban
liên lạc quốc tế về hồi sinh tim phổi

m-RS

: thang điểm modified Rankin

OHCA

: Out of hospital cardiac arrest

Pulseless VT


: (Pulseless Vetricular tarchycardia): nhịp nhanh thất vô mạch

ROSC

: (Return of spontaneous circulation): tái lập lại tuần hoàn tự nhiên

STEMI

: (ST-elevation myocardial infarction): nhồi máu cơ tim ST
chênh lên

TTM

: (Targetted temperature management): Kiểm soát nhiệt độ
theo mục tiêu

VAD

: (Ventrical assist device): dụng cụ hỗ trợ tâm thất

VF

: (Ventricular Fibrillation): rung thất

VT

: (Ventricalar tarchycardia): nhịp nhanh thất



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các nguyên nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện ..............................6
Bảng 2.1. Bảng các biến số, phương pháp và công cụ thu thập số liệu.........28
Bảng 3.1. Đặc điểm chung về tuổi và giới của bệnh nhân............................32
Bảng 3.2. Địa điểm xảy ra ngừng tuần hoàn.................................................35
Bảng 3.3. Tình trạng trước ngừng tuần hoàn của bệnh nhân........................36
Bảng 3.4. Những dấu hiệu khi phát hiện bệnh nhân ngừng tuần hoàn..........37
Bảng 3.5. Các mốc thời gian.........................................................................42
Bảng 3.6. Cấp cứu ngừng tuần hoàn bởi đơn vị 115.....................................43
Bảng 3.7. Kết cục chung của bệnh nhân trong nghiên cứu...........................44


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Phân bố tuổi theo giới tính......................................................33

Biểu đồ 3.2.

Tiền sử bệnh tật.......................................................................34


Biểu đồ 3.3.

NTH có người chứng kiến......................................................36

Biểu đồ 3.4.

Nguyên nhân ngừng tuần hoàn...............................................37


Biểu đồ 3.5.

Điện tim đầu tiên tại khoa cấp cứu.........................................38

Biểu đồ 3.6.

Lý do người chứng kiến không gọi cho đơn vị 115................39

Biểu đồ 3.7.

Lý do người chứng kiến không hồi sinh tim phổi cho nạn nhân...40

Biểu đồ 3.8.

Tỷ lệ sử dụng xe cấp cứu 115.................................................41

Biểu đồ 3.9.

Phân bố kết cục theo nguyên nhân..........................................45

Biểu đồ 3.10. Kết cục của bệnh nhân liên quan đến thời gian từ lúc ngừng
tuần hoàn đến khi được hồi sinh tim phổi cơ bản...................46
Biểu đồ 3.11. Báo cáo kết cục của theo mẫu UTSTEIN đơn giản................47
Biểu đồ 3.12. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tái lập tuần hoàn tự nhiên tại
khoa cấp cứu...........................................................................48
Biểu đồ 3.13. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ sống sót khi xuất viện.............49


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ


Hình 1.1. Hình ảnh điện tâm đồ của rung thất theo thời gian, tiến triển thành
vô tâm thu .......................................................................................4
Hình 1.2. Những nguyên nhân tử vong hàng đầu tại các cộng đồng..............7
Hình 1.3. Dây chuy 1 cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoại viện ........................14


Hình 1.4. Quy trình hồi sinh tim phổi cơ bản...............................................16
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu...........................................................................27


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngừng tuần hoàn ngoại viện (OHCA) là vấn đề sức khoẻ toàn cầu.
Hàng năm, có khoảng 300.000 trường hợp ngừng tuần hoàn ngoại viện tại
Mỹ với tỷ lệ tử vong luôn rất cao mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực để cấp cứu
bệnh nhân [1].
Từ năm 2005, Hiệp hội tim mạch Mỹ đã đưa ra hướng dẫn cấp cứu
ngừng tuần hoàn, và mỗi 5 năm hướng dẫn này lại được cập nhật một lần.
Hướng dẫn cấp cứu ngừng tuần hoàn năm 2015 của hiệp hội tim mạch Mỹ đã
khuyến cáo dây chuyền xử trí cấp cứu tách biệt đối với bệnh nhân ngừng tuần
hoàn trong viện so với bối cảnh ngừng tuần hoàn ngoài bệnh viện. Dây
chuyền cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoại viện bao gồm: phát hiện và khởi động
hệ thống cấp cứu; hồi sinh tim phổi cơ bản nhanh chóng và có chất lượng;
khử rung sớm; hồi sinh tim phổi cơ bản và nâng cao bởi đơn vị cấp cứu ngoại
viện EMS; nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế; duy trì sự sống
và chăm sóc sau ngừng tuần hoàn [2]. Bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn ngoại
viện phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của cộng đồng trước khi nhân viên y tế
được đào tạo có thể tiếp cận được bệnh nhân. Những người chứng kiến cần

nhận biết được tình trạng ngừng tim, kêu gọi giúp đỡ và bắt đầu hồi sinh tim
phổi cơ bản ngay. Cứ mỗi phút trôi qua nếu không được hồi sinh tim phổi cơ
bản, cơ hội sống sót của bệnh nhân ngừng tuần hoàn giảm đi 10%, ngay cả
được hồi sinh tim phổi cơ bản đúng cách thì tỉ lệ này vẫn là 4%. Vì vậy hồi
sinh tim phổi cơ bản là bước đầu rất quan trọng nhất trong dây chuyền cấp
cứu bệnh nhân ngừng tuần hoàn.
Thống kê về thực trạng cấp cứuDữ liệu về ngừng tuần hoàn ngoại viện
tại cộng đồng là cơ sở đểnhững cơ sở để có những can thiệp phù hợp nhằm
cải thiện chất lượng cấp cứu và nâng cao cơ hội sống còn cho bệnh nhân. Trên
thế giới, ở các nước phát triển đã có những nghiên cứuhệ thống dữ liệu lớn về


2
ngừng tuần hoàn ngoại viện. Tuy nhiên các mô hình hệ thống cấp cứu ngoại
viện mà đã được áp dụng ở các quốc gia có thu nhập cao không hoàn toàn phù
hợp trực tiếp với những bối cảnh hạn chế nguồn lực ở các quốc gia có thu
nhập thấp và trung bình ở Châu Á. Nghiên cứu “Pan Asian Resuscitation
Outcomes Study- PAROS” là nghiên cứu về cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoại
viện ở một số quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cũng
chỉ ra tỷ lệ bệnh nhân được hồi sinh tim phổi bởi những người chứng kiến còn
thấp [4]. Tại Hà Nội, nghiên cứu thực trạng cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoại
viện từ 8/2011 đến 8/2012 của Đặng Thành Khẩn chỉ đánh giá nhóm bệnh
nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện có người chứng kiến và gọi tới trung tâm
cấp cứu 115, nghiên cứu cũng không đánh giá kết cục cuối cùng của bệnh
nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện khi xuất viện[5]. Trong khi đó, hầu hết bệnh
nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện được người chứng kiến đưa thẳng đến bệnh
viện bằng các phương tiện tư nhân mà không gọi tới trung tâm cấp cứu 115
hay không được hồi sinh tim phổi cơ bản. Chưa có nghiên cứu đa trung tâm
nào tại Hà Nội đánh giá về thực trạng cấp cứu trước viện và kết cục của bệnh
nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện. Vì vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến

hành thu thập dữ liệu về bệnh nhân ngừng tuần hoàn tại một số bệnh viện trên
địa bàn Hà Nội. Qua đó có thể bước đầu có đánh giá về tình hình cấp cứu
ngừng tuần hoàn ngoại viện tại Hà Nội.
Nghiên cứu này gồm 2 mục tiêu:
Mục tiêu thứ nhất: Mô tả đặc điểm bệnh nhân ngừng tuần hoàn
ngoại viện được nhập viện tại một số khoa cấp cứubệnh viện ở Hà Nội.
Mục tiêu thứ hai: Đánh giá tình hình cấp cứu ngừng tuần hoàn
ngoại viện tại một số khoa cấp cứubệnh viện ở Hà Nội và các yếu tố ảnh
hưởng đến kết cụcquả của bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa
Ngừng tuần hoàn là sự ngừng đột ngột hoạt động của tim xảy ra do rối
loạn hoạt động điện của quả tim, dẫn đến nạn nhân mất ý thức, không thở
bình thường và không có dấu hiệu tuần hoàn. Nếu các biện pháp cấp cứu
không được thực hiện nhanh chóng, tình trạng này tiến triển đến tử vong.
Các rối loạn điện tim ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn có thể là phân ly điện
cơ, vô tâm thu, rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch.
Vô tâm thu và phân ly điện cơ là nhóm rối loạn nhịp không thể sốc điện.
Nhịp nhanh thất vô mạch và rung thất là nhóm rối loạn nhịp trong ngừng
tuần hoàn có thể sốc điện. Biểu hiện trên điện tâm đồ của nhịp nhanh thất là
nhịp nhanh đều với phức bộ QRS giãn rộng (> 0,12 giây). Nhịp nhanh thất
bền bỉ là cơn nhịp nhanh kéo dài lớn hơn 30 giây. Nhịp nhanh thất gây giảm
cung lượng tim đáng kể. Nhịp nhanh thất có rối loạn huyết động hoặc ngừng
tuần hoàn cần phải được sốc điện nhanh chóng để chuyển nhịp. Nếu nhịp
nhanh thất kéo dài gây ra thiếu máu cơ tim và có thể chuyển thành rung thất.

Rung thất là tình trạng tâm thất không bóp nữa mà các thớ cơ tâm thất rung
lên do những xung động loạn xạ, vô tổ chức phát ra ở nhiều vùng trên cơ thất.
Rung thất kéo dài sau vài phút nếu không được khử rung sẽ dẫn đến thiếu oxy
mô, thiếu oxy cơ tim, toan chuyển hoá và cuối cùng là mất hết hoạt động điện
của cơ tim, điện tim chuyển thành vô tâm thu. Hình ảnh điện tâm đồ của rung
thất là những dao động với tần số cao trên 300 lần mỗi phút, không đều,


4
không còn thấy dấu vết của sóng PQRST. Tại mới bắt đầu, sóng rung thô với
biên độ cao và có thể có tổ chức trong thời gian ngắn. Khi thời gian rung thất
tăng lên, thiếu máu cơ tim tiến triển kèm theo tình trạng nhiễm toan, dẫn đến
suy giảm điện sinh lý, biểu hiện bởi sự gia tăng chu kỳ rung. Lúc này các
sóng rung thất vô tổ chức, biên độ không đều. Sau một thời gian dài hơn, các
sóng rung thất trở nên nhỏ dần và cuối cùng tiến triển thành vô tâm thu [7]. Vì
vậy bên cạnh hồi sinh tim phổi chất lượng thì khử rung sớm là yếu tố vô cùng
quan trọng trong cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trường hợp nhịp nhanh thất vô
mạch hoặc rung thất.
Hình 1.1. Hình ảnh điện tâm đồ của rung thất theo thời gian, tiến triển
thành vô tâm thu [7]
Khởi phát

2 phút

8 phút

12 phút

Hình 1.1. Hình ảnh điện tâm đồ của rung thất theo thời gian, tiến triển
thành vô tâm thu [7]



5
Vô tâm thu và phân ly điện cơ là nhóm rối loạn nhịp không thể sốc
điện.
Cơ chế của ngừng tuần hoàn ngoại viện ở mỗi bệnh nhân cụ thể thường
khó để đánh giá chính xác. Bởi vì điện tim tại thời điểm bắt đầu ngừng tuần
hoàn hầu hết không được ghi lại. Khi đó, cơ chế ngừng tuần hoàn chỉ có thể
suy ra dựa trên thông tin thu được sau khi quá trình ngừng tuần hoàn đã xảy
ra. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, hình ảnh điện tim ngay khi khởi phát
ngừng tuần hoàn được ghi lại. Điều này thường xảy ra ở những bệnh nhân
được cấy máy tạo nhịp (ICD), hoặc những bệnh nhân được mắc monitor theo
dõi điện tim cấp cứu. Trong nhóm này, rối loạn nhịp khởi phát chủ yếu là rung
thất hoặc nhịp nhanh thất chiếm 83.34hơn 80 phần trăm. Vô tâm thu thường
là rối loạn nhịp đầu tiên quan sát được ở nhóm bệnh nhân ngừng tuần hoàn
ngoại viện mà không xác định chính xác thời gian khởi phát hoặc hình ảnh
điện tim tại thời điểm khởi phát ngừng tuần hoàn không được ghi lại. Vô tâm
thu có thể tương quan với thời gian ngừng tuần hoàn kéo dài và là kết quả
cuối cùng của rung thất đã xuất hiện vài phút trước đó.
Nguyên nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện
Đối với nhóm bệnh nhân ngừng tuần hoàn trong bệnh viện, nguyên nhân
hàng đầu là do thiếu oxy máu hoặc hạ huyết áp. Hình ảnh điện tim ban đầu
thường là phân ly điện cơ hoặc vô tâm thu, chỉ có khoảng 15 dến 23 phần
trăm rung thất hoặc nhịp nhanh thất. Trong khi đó đối với nhóm bệnh nhân
ngừng tuần hoàn ngoại viện, nguyên nhân chủ yếu là bệnh mạch vành chiếm
65 đến 70 phần trăm, với 4545 phần trăm rối loạn điện tim ban đầu là rung
thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch [6],[7].
Sau đây là các các nguyên nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện[7]:Các
hệ thống dữ liệu về ngừng tuần hoàn ngoại viện thường chia ngừng tuần hoàn
ngoại viện thành 3 nhóm nguyên nhân chính bao gồm nguyên nhân tim mạch,

nguyên nhân nội khoa không do tim và nguyên nhân chấn thương


6
Nguyên nhân tim mạch: Sáu mươi lăm đến bảy mươi 65 đến 70 phần
trăm bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện do nguyên nhân bệnh mạch
vành. Tuy nhiên, tần số của bệnh mạch vành thấp hơn nhiều ở các bệnh
nhân xảy ra dưới 30 tuổi (chỉ 24 phần trăm ở Hoa Kỳ năm 1999).
Mười10 phần trăm là do các loại bệnh tim cấu trúc khác (ví dụ, dị dạng
động mạch vành bẩm sinh, viêm cơ tim, bệnh cơ tim phì đại, rối loạn cơ tim
tâm thất phải); t. Tần suất cao hơn nhiều ở các đối tượng dưới 30 tuổi (hơn
35% ở Hoa Kỳ vào năm 1999).
Năm5 đến mười10 phần trăm do các rối loạn nhịp xảy ra ở bệnh nhân
không có bệnh tim cấu trúc.
Mười lăm 15 đến hai lăm25 phần trăm trường hợp ngừng tuần hoàn ngoại
viện không do nguồn gốc tim mạch. Các nguyên nhân bao gồm chấn thương,
chảy máu, ngộ độc thuốc, xuất huyết nội sọ, thuyên tắc phổi, đuối nước, điện giật
và tắc nghẽn đường thởngạt.
Ngừng tuần hoàn ngoại viện do chấn thương thường liên quan đến chấn
thương nặng hoặc đa chấn thương. Kết cục của bệnh nhân ngừng tuần hoàn do
chấn thương thường tồi hơn so với nguyên nhân nội khoa.
Bảng 1.1. Các nguyên nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện [7]
Bệnh tim thiếu máu cục bộ
Nhồi máu cơ tim hoặc cơn đau thắt ngực không ổn định
Bệnh động mạch vành không do xơ vữa (viêm động mạch, lóc tách, dị tật
động mạch vành bẩm sinh
Co thắt động mạch vành
Bệnh tim mạch có tổn thương cấu trúc
Bệnh cơ tim phì đại
Bênh cơ tim giãn

Hở van tim
Bệnh tim bẩm sinh
Viêm cơ tim


×