Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mối liên quan nồng độ NT-pro BNP với thang điểm CHA2DS2VASc ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.03 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Mối liên quan nồng độ NT-pro BNP với thang điểm
CHA2DS2VASc ở bệnh nhân rung nhĩ không do
bệnh van tim
Phạm Văn Tùng*, Phạm Như Hùng**, Nguyễn Quang Tuấn**
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình*
Bệnh viện Tim Hà Nội**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan nồng độ NTpro BNP ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van
tim với các thang điểm CHA2DS2VASc.
Phương pháp và kết quả: 232 bệnh nhân rung
nhĩ không do bệnh van tim, tuổi trung bình 67,56
± 12,76 năm với nam chiếm 59,9% được đo nồng
độ NT-pro BNP. Nồng độ NT- pro BNP trung bình
2729,21 ± 4647,96 ng/L ở nhóm bệnh nhân này.
Có mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết
thanh với điểm CHA2DS2-VASc (R = 0,25; p < 0,05).
Phương trình tương quan: Nồng độ NT - proBNP =
864,44 + 678,10 x điểm CHA2DS2-VASc.
Kết luận: Nồng độ NT-pro BNP ở bệnh nhân
rung nhĩ không do bệnh van tim có mối tương quan
với thang điểm CHA2DS2-VASc.
Từ khóa: Nồng độ NT- ProBNP; thang điểm
CHA2DS2-VASc; rung nhĩ không do bệnh van tim.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rung nhĩ ngày càng trở thành một vấn đề phổ
biến trên lâm sàng. Theo những nghiên cứu dịch tễ
học từ Hoa Kỳ, khoảng hơn 8 triệu người bị rung nhĩ


chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ và con số này sẽ tăng lên gấp
đôi vào năm 2050 [1]. Rung nhĩ cũng để lại gánh
nặng cho người bệnh và cho xã hội. Rung nhĩ được

cho là nguyên nhân của tai biến mạch não, suy tim,
huyết khối mạch ngoại vi. Nó là một trong những
nguyên nhân chính làm bệnh nhân đến khám bệnh
ở các bệnh viện. Tại nước ta, tỷ lệ rung nhĩ chiếm
1,1% ở người trên 60 tuổi tại miền Bắc và chiếm
28,7% các rối loạn nhịp tim nhập viện [2]. Trước
đây, tỷ lệ rung nhĩ đa phần gặp trên những bệnh
nhân co bệnh van tim ở nước ta. Tuy nhiên, những
năm gần đây các bệnh lý van tim có xu hướng giảm
ở nước ta. Trong khi đó các bệnh lý không viêm lại
tăng nhanh ở nước ta [3].
Peptide lợi niệu typ B còn được gọi là peptide
lợi niệu não (BNP: Brain natriuretic peptide), được
phát hiện năm 1988 sau khi phân lập não heo. Tuy
nhiên, BNP được phát hiện sớm có nguồn gốc từ
tim, đại diện cho hormon của tim. Nguồn gốc
chính tổng hợp và tiết ra BNP là cơ tâm thất. Tiền
hormon (proBNP) bao gồm 108 acid amin. Khi
tiết vào tuần hoàn nó được phân tách thành BNP
hoạt hóa với 32 acid amin, tại đoạn C-tận cùng, và
NT-proBNP không hoạt hóa với 75 acid amin [4].
Từ năm 2009, một loạt các nghiên cứu lớn đã
chứng minh NT-proBNP có vai trò tiên lượng nguy
cơ ở bệnh nhân rung nhĩ. Nghiên cứu ARISTOTLE
trên 18.201 bệnh nhân và nghiên cứu RELY trên
18.113 bệnh nhân cho thấy NT-proBNP tăng có ý

nghĩa trong RN, bệnh nhân có NT-proBNP tăng có

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017

27


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

nguy cơ đột quỵ và tử vong cao hơn [5],[6]. Thang
điểm CHA2DS2-VASc được sử dụng để đánh giá
các yếu tố nguy cơ cho bệnh nhân rung nhĩ [7].
Tuy nhiên, rất ít các nghiên cứu đánh giá mối tương
quan giữa nồng độ NT-pro BNP với thang điểm
CHA2DS2-VASc. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm trả lời cho câu hỏi này.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân
232 bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim
được chọn vào nghiên cứu. Rung nhĩ được chẩn
đoán theo tiêu chuẩn của Hội Tim mạch học Hoa
Kỳ [8] bằng điện tâm đồ và holter điện tâm đồ.
Rung nhĩ không do bệnh van tim được xác định
là không có bệnh van tim do thấp, không có van
tim nhân tạo cơ học hoặc sinh hoặc, không có sửa
van tim.
Siêu âm tim cũng được làm để loại trừ các
bệnh lý van tim. Tất cả các bệnh nhân được định
lượng NT- pro BNP. Tiền sử bệnh nhân suy tim,

tăng huyết áp, đái tháo đường, tai biến mạch não,
các bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh lý gan thận,
bệnh phổi, cường giáp cũng được ghi nhận lại
trong nghiên cứu.
Các tiêu chí đánh giá
Chúng tôi đánh giá nồng độ NT-pro BNP với
các thang điểm CHA2DS2VASc.
Thời gian nghiên cứu
Tháng 10/2015 đến tháng 9/2016.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, cắt ngang với cỡ
mẫu thuận tiện.
Xử lý số liệu
Các số liệu của nghiên cứu đều được nhập và
xử lý theo các thuật toán thống kê trên máy tính
với sự trợ giúp của phần mềm SPSS for Windows
version 17.0. (SPSS. Inc South Wacker Drive,
Chicago, IL).
28

Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc
đạo đức trong một nghiên cứu y sinh học. Các
bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều đồng ý tham
gia nghiên cứu. Các thông tin liên quan đến người
tham gia nghiên cứu được bảo mật.

KẾT QUẢ
232 bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim
được chúng tôi tiến hành định lượng NT-pro BNP

được phân tích.
Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên
cứu được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu
Trung bình ± độ lệch
chuẩn, % bệnh nhân
Tuổi (năm)

67,56 ± 12,76

Giới (nam)

59,9 %

BMI

21,65 ±1,93

Tăng huyết áp

52,6%

Đái tháo đường

13,8%

Suy tim

16,4


Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ

21,5%

Bệnh mạch máu

17,2%

Đường kính nhĩ trái (mm)

39,01 ± 7,14

Đường kính tâm chương thất
trái (mm)

48,18 ± 8,58

Phân số tống máu thất trái (%)

56,62 ± 13,64

Điểm CHA2DS2-VASc (điểm)

2,75 ± 1,71

Phân bố điểm CHA2DS2-VASc theo nhóm
nguy cơ thấp, trung bình và cao được trình bày ở
bảng 2.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017



NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Bảng 2. Phân bố điểm CHA2DS2-VASc theo nhóm nguy cơ
CHA2DS2-VASc
(n = 232)

Thang điểm
PTNC

Điểm

n

Tỷ lệ(%)

Thấp

0

28

12,1

Trung bình

1

32


13,8

Cao

≥2

172

74,1

Nồng độ NT-pro BNP theo thang điểm CHA2DS2-VASc được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Nồng độ NT-proBNP theo thang điểm CHA2DS2-VASc
CHA2DS2-VASC

Trung bình ± độ lệch chuẩn

Nhỏ nhất

Lớn nhất

0

432,23 ± 931,83

16,95

4712,10

1


1067,85 ± 2010,64

42,38

7008,83

2

894,11 ± 1858,07

16,95

8619,07

3

1050,90 ± 4469,83

25,42

20890,88

4

1783,99 ± 6450,02

211,88

35069,55


5

2313,68 ± 7010,67

177,98

35061,07

6

2406,90 ± 6507,58

245,77

21568,88

7

1169,55 ± 647,21

711,90

1627,20

p

< 0,05

Nồng độ NT-pro BNP theo phân tầng nguy cơ dựa trên thang điểm CHA2DS2-VASc được trình bày

ở bảng 4.
Bảng 4. Nồng độ NT-proBNP theo phân tầng nguy cơ thang điểm CHA2DS2-VASc
Thang điểm CHA2DS2-VASc

NT-proBNP

Nhóm1
(0 điểm)

Nhóm 2
(1 điểm)

Nhóm 3
(≥ 2 điểm)

432,23± 931,83

1067,85±2010,64

1487,36± 223,13

p

< 0,05

Mối tương quan giữa nồng độ NT-pro BNP với thang điểm CHA2DS2-VASc được trình bày ở hình 1.
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017

29



NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

BNP2

Observed
Linear

40000.00

30000.00

20000.00

10000.00

0.00

0

2

4

CHA2DS2VASc

6

Hình 1. Tương quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết thanh với thang điểm CHA2DS2-VASc
Có mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP

huyết thanh với điểm CHA2DS2-VASc (p < 0,05). R
= 0,25 > 0 cho thấy nồng độ NT-proBNP huyết thanh
và điểm CHA2DS2-VASc có mối tương quan thuận.
Phương trình tương quan: Nồng độ NT-proBNP
= 864,44 + 678,10 x điểm CHA2DS2-VASc.

BÀN LUẬN
Trong 232 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi,
điểm CHA2DS2-VASc trung bình là 2,75 ± 1,7,
thấp hơn khi so với nghiên cứu ARISTOTLE [9].
Nồng độ NT-proBNP trung bình nhóm 0 điểm
là 432,23 ± 931,83 ng/L, thấp hơn nhóm 7 điểm
là 1169,55 ± 647,21 ng/L. Theo nhóm nguy cơ,
nồng độ NT-proBNP trung bình nhóm 1 là 432,23
± 931,83 ng/L, thấp hơn nhóm 3 với NT-proBNP
trung bình 1487,36 ± 5223,13 ng/L. Tỷ lệ bệnh
nhân có mức NT-proBNP cao ≥ 3207ng/L tăng
lên theo điểm CHA2DS2-VASc: nhóm 0-1 điểm
là 1,7% tăng lên 12,1% ở nhóm 2 điểm và 86,2%
30

ở nhóm ≥ 2 điểm. Trong khi đó nghiên cứu của
Roldan V [10] có điểm CHA2DS2-VASc trên 2
chiếm đến 94%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ
NT-proBNP tăng theo điểm CHA2DS2-VASc, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng
3). Có mối tương quan thuận giữa nồng độ NTproBNP với thang điểm CHA2DS2-VASc (R =
0,25, p < 0,05). Trong bảng 4, nghiên cứu của
chúng tôi cũng cho thấy với những bệnh nhân có

nguy cơ tai biến mạch não thấp (điểm CHA2DS2VASc từ 0-1 điểm) có nồng độ NT-proBNP thấp
hơn hẳn so với những bệnh nhân có nguy cơ cao
tai biến mạch não với thang điểm CHA2DS2VASc trên 2 điểm.
Nghiên cứu ARISTOTLE [9] trên 18201 bệnh
nhân rung nhĩ cũng chỉ ra nồng độ NT-proBNP
tăng tỷ lệ thuận với thang điểm CHA2DS2-VASc.
Nhóm có nồng độ NT-proBNP cao > 1250 ng/L,
tỷ lệ bệnh nhân tăng theo điểm CHA2DS2-VASc:

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

nhóm ≤ 1 điểm là 4,8%, nhóm 2 điểm là 13,8%,
nhóm 3 điểm là 25,0%, nhóm 4 điểm là 25,8%,
nhóm 5 điểm là 30,7%.
Nghiên cứu của tác giả Roldan V và cộng
sự [10] tìm hiểu giá trị tiên lượng của các mức
NT-proBNP ở 1172 bệnh nhân RN. Kết quả cho
thấy NT-proBNP của các bệnh nhân này là 610
pg/ml (318-1037). Theo dõi trung bình 1007 ngày
(806-1279 ngày), kết quả phân tích đa biến cho
thấy NT-proBNP có liên quan với đột qụy (HR =
2,7, p = 0,001), cũng như tử vong tim mạch (HR =
1,66, p = 0,006). Kết hợp nồng độ NT-proBNP với
điểm CHA2DS2-VASc làm cải thiện khả năng tiên
lượng biến cố tắc mạch 2,8% (nguy cơ IDI). Nghiên
cứu rút ra NT-proBNP góp phần tiên lượng bên
cạnh thang điểm CHA2DS2-VASc[11]. Việc cộng

thêm NT-proBNP với thang điểm CHA2DS2-

VASc có thể góp phần gia tăng tiên lượng cho những
bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim. Thậm
trí, một số tác giả còn cho thấy NT-ProBNP cũng
góp phần tiên lượng cho những bệnh nhân rung nhĩ
có nguy cơ rất thấp [12]. Việc kết hợp thang điểm
CHA2DS2-VASc với các dấu chỉ sinh học trong đó
có Pro-BNP có thể tăng dự báo cho bệnh nhân chỉ
có rung nhĩ cơn [13].
Trong khi đó, một số dấu chỉ sinh học khác như
troponin I, fibrinogen hay CRP khi kết hợp với
thang điểm CHA2DS2-VASc lại không làm tăng
thêm khả năng dự báo [14].

KẾT LUẬN
Nồng độ NT-pro BNP ở bệnh nhân rung nhĩ
không do bệnh van tim có mối tương quan với
thang điểm CHA2DS2-VASc.

SUMMARY
NT-pro BNP levels and CHA2DS2VASc scores in patients with non- valvular atrial fibrillation.
Objective: We investigated the relationship between NT-pro BNP levels and CHA2DS2VASc scores
in patients with non- valvular atrial fibrillation
Method and Results: We prospectively enrolled 232 patients with non- valvular atrial fibrillation,
aged 67.56 ± 12.76 years (59,9% male) were measured a blood sample for NT- proBNP levels. Mean
levels of NT-proBNP is 2729.21 ± 4647.96 ng/L. NT-pro BNP levels in atrial fibrillation was related
with CHA2DS2-VASc (R=0.25, p<0.05); The relation fomula: NT-proBNP levels = 864.44 + 678.10 x
CHA2DS2-VASc score.
Conclusion: NT-pro BNP levels in patients with non-valvular atrial fibrillation had related with

CHA2DS2-VASc.
Keywords: NT-pro BNP levels; CHA2DS2-VASc scores; non-valvular atrial fibrillation.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Colilla S, Crow A, Petkun W, et al (2013). Estimates of current and future incidence and prevalence of
atrial fibrillation in the U.S. adult population. Am J Cardiol; 112:1142–1147.
2. Huỳnh Văn Minh(2002). Nghiên cứu tỉ lệ rối loạn nhịp tim cuả người trên 15 tuổi tại Thành phố Huế.
Phụ san Tạp chí Tim mạch học, 29, 355-360.
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017

31


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

3. Nguyễn Lân Việt, Phạm Việt Tuân, Phạm Mạnh Hùng (2010). Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh
nhân điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam trong thời gian 2003-2007. Tạp chí Tim mạch học Việt
Nam. Số 52:11-19.
4. Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Thị Dụ (2004). Khảo sát sự thay đổi nồng độ BNP huyết tương ở bệnh
nhân suy tim do tăng huyết áp. Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Hijazi. Z; Wallentin. L; Siegbahn. A; Andersson U et al (2013). N-Terminal Pro–B-Type Natriuretic
Peptide for Risk Assessment in Patients With Atrial Fibrillation. J Am Coll Cardiol.; 61(22):2274-2284.
6. Connolly S.J, Ezekowitz M.D, Yusuf S, et al (2009). RE-LY Steering Committee and Investigators.
Dabigatran versus warfarin in patients with atrial fibrillation.N Engl J Med, 36(12), 1139-1151.
7. Camm A.J., Kirchhof P., Lip G.Y et al (2010), Guidelines for the management of atrial fibrillation:
the Task Force for the Management of Atrial Fibrillation of the European Society of Cardiology (ESC). Eur
Heart J ; 31:2369-2429.
8. January CT, Wann LS, Alpert JS et al (2014). 2014 AHA/ACC/HRS Guideline for the management
of Patients with atrial fibrillation. JACC; 64: 2246-2280.
9. Granger. CB, Alexander. JH, McMurray. JJ, et al (2011). Apixaban versus Warfarin in Patients with

Atrial Fibrillation. N Engl J Med; 365:981-992
10. Roldán V, Vílchez J.A, Manzano-Fernández S et al (2014). Usefulness of N-Terminal Pro–B-Type
Natriuretic Peptide Levels for Stroke Risk Prediction in Anticoagulated Patients With Atrial Fibrillation,
Stroke,; 45, 696-701.
11. SeegersJ, Zabel1 M, Grüter1 T, Ammermann A (2015). Natriuretic peptides for the detection of
paroxysmal atrial fibrillation. BMJ; 2: 2014- 2021.
12. Kornej J, Lobe S, Efimova E et al (2015). NT-pro BNP in “low risk” patients with atrial fibrillation.
Inter Journal of Cardiology 2015; 181: 188-192
13. Wakula P, Neumann B, Kienemund J et al (2016). CHA2DS2-VASc scores and blood biomakers
to indentify patients with atrial high rate episodes and paroxysmal atrial fibrillation. Europace 2016; 18
(11):215-223
14. Potpara TS, Polovina MM, Djikic D et al (2014).The association of CHA2DS2-VASc score and
blood Biomakers with Ischmic Stroke Outcome. PlosOne 9(9): 439-452.

32

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 78.2017



×