Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vai trò của công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.03 KB, 4 trang )

VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG 
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng  là một nội dung quan trọng trong hệ 
thống đảm bảo chất lượng công trình. Trong quá trình triển khai thi công xây dựng một 
dự  án, việc quản lý chất lượng công trình xây dựng được quy định tại Thông tư  số 
26/2016/TT­BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng thuộc trách nhiệm của Chủ  đầu tư. 
Công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng được tổ  chức thực hiện bởi hai chủ 
thể: Chủ đầu tư và Nhà thầu xây lắp.
Đối với Chủ đầu tư: Việc quản lý chất lượng xây dựng công trình được quy định tại mục 
e Khoản 2 điều 112, Luật Xây dựng số  50/2014/QH13 quy định Quyền và nghĩa vụ  của  
Chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình: “Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực  
hoạt động xây dựng để  kiểm định chất lượng xây dựng khi cần thiết” mặt khác   việc 
quản lý chất lượng xây dựng công trình được quy định tại Quy định cụ  thể  tại Điều 29 
Nghị định số 46/2015/NĐ­CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ trong đó cho phép Chủ đầu tư 
được quy định trong hợp đồng xây dựng kiểm chứng chất lượng thi công của nhà thầu 
(đột xuất khi nghi ngờ), hoặc thuê một tổ  chức kiểm định độc lập tiến hành trong suốt 
quá trình thi công (thực hiện liên tục­định kỳ).  
Đối với chủ đầu tư, khi nghiệm thu công trình cần phải kiểm định. Công việc   kiểm định 
này thường dùng phương pháp không phá huỷ  và khi cần thiết thì tổ  chức lấy mẫu xác 
xuất để thử nghiệm phá huỷ. 


Kiểm định không phá hủy đối với sàn bê tông
Đối với Nhà thầu:
Việc kiểm định chất lượng là nội dung công việc thuộc hệ  thống nhằm đảm bảo chất 
lượng thi công của nhà thầu với Chủ  đầu tư  và với Pháp luật. Đây là yêu cầu bắt buộc  
đối với nhà thầu được quy định rất rõ trong các văn bản quản lý của nhà nước, với việc 
nhà thầu tự chịu trách nhiệm về chất lượng thi công của mình.
Việc kiểm tra chất lượng là trách nhiệm của nhà thầu và là nội dung hoạt động của nhà 
thầu chính, các thầu phụ và nhà cung ứng vật tư trang thiết bị nhằm cung cấp cho Chủ 
đầu tư một sản phẩm thoả mãn các yêu cầu đặt ra mà đầu tiên phải là chất lượng. Yêu  


cầu đối với chương trình kiểm tra chất lượng phải được nêu cụ  thể  trong các tài liệu  
của hợp đồng. Để  có hiệu quả, công việc kiểm tra chất lượng phải thường xuyên và  
chủ động, không gián đoạn và bị động.
Các đơn vị thi công công trình phải thiết lập chế độ trách nhiệm thể hiện trong hệ thống 
quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng không chỉ nhằm kiểm soát chất lượng  
nguyên vật liệu đầu vào, kiểm soát dây chuyền sản xuất, kiểm soát thao tác, kiểm tra  
các bước công việc, ngoài ra còn phải lấy mẫu kiểm nghiệm theo quy định của Pháp luật 


về  Xây dựng. Công việc kiểm nghiệm các loại vật liệu chủ  yếu, các bán thành phẩm, 
thành phẩm, cấu kiện xây dựng, dụng cụ  và thiết bị  lắp đặt vào công trình, việc nhận  
xét về  sự  phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ  thuật để  thực hiện công việc tiếp theo là nội 
dung hoạt động kiểm định chất lượng do nhà thầu thực hiện.
Kiểm định, kiểm soát bảo đảm chất lượng công trình và cấu kiện, vật liệu xây 
dựng là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công 
trình hoặc công trình xây dựng; cấu kiện, vật liệu xây dựng so với yêu cầu của thiết kế 
và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ  thuật, chỉ dẫn kỹ thuật thông qua việc thí nghiệm kết hợp  
với việc xem xét, đánh giá hiện trạng bằng trực quan.
Nội dung bao gồm:
a. Tổ  chức kiểm định lập đề  cương kiểm định, kiểm soát bảo đảm chất lượng trình tổ 
chức, cá nhân có yêu cầu kiểm định xem xét chấp thuận. Nội dung của đề  cương bao 
gồm các công việc chủ yếu sau:
Mục đích, yêu cầu, nội dung thực hiện, quy trình và phương pháp kiểm định, kiểm  
soát bảo đảm chất lượng;
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng trong việc thực hiện kiểm định, 
kiểm soát bảo đảm chất lượng;
Danh sách nhân sự  và người được phân công chủ  trì thực hiện kiểm định, kiểm  
soát bảo đảm chất lượng các thông tin về năng lực của các cá nhân tham gia thực  
hiện;
Các thiết bị chính, phòng thí nghiệm được sử dụng để thực hiện kiểm định, kiểm  

soát bảo đảm chất lượng;


Chi phí thực hiện, thời gian dự  kiến hoàn thành việc kiểm định, kiểm soát bảo  
đảm chất lượng;
Các điều kiện khác để thực hiện kiểm định, kiểm soát bảo đảm chất lượng.
b. Tổ  chức kiểm định, kiểm soát bảo đảm chất lượng thực hiện kiểm định, kiểm soát 
bảo đảm chất lượng theo đúng đề cương được chấp thuận;
c. Tổ chức kiểm định, kiểm soát bảo đảm chất lượng lập báo cáo đánh giá, kết luận theo  
nội dung yêu cầu kiểm định, kiểm soát bảo đảm chất lượng của hợp đồng và gửi cho tổ 
chức, cá nhân có yêu cầu kiểm định, kiểm soát bảo đảm chất lượng.



×