Tải bản đầy đủ (.doc) (208 trang)

Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 208 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ ĐÀO TRANG

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LÀNG NGHỀ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI – 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ ĐÀO TRANG

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LÀNG NGHỀ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

Ngành: Chính sách công
Mã số: 934.04.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM

HÀ NỘI – 2020



LỜI CẢM ƠN
Luận án tiến sĩ là minh chứng sống động cho những cố gắng, nỗ lực của tác
giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội.
Nghiên cứu sinh xin gửi lời tri ân sâu sắc và chân thành đến Ban Giám đốc Học
viện, Phòng Quản lý đào tạo và Khoa Chính sách công đã tạo điều kiện thuận lợi
trong suốt quá trình học tập.
Để hoàn thành luận án này, nghiên cứu sinh đặc biệt dành lời cảm ơn sâu sắc
nhất đến PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm - bằng sự tận tụy, tinh thần trách
nhiệm và lòng nhiệt tâm, Cô đã hướng dẫn, gợi ý và chỉnh sửa luận án ngay từ khi
bắt đầu. Sự động viên, chỉ dẫn tận tình của Cô đã giúp nghiên cứu sinh vững tin hơn
đối với đề tài nghiên cứu đã chọn.
Chân thành cảm ơn các Anh/Chị, bạn bè đang công tác tại các Sở, phòng
chuyên môn tại tỉnh Quảng Nam đã giúp đỡ trong việc thu thập thông tin, tài liệu và
chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện các nội dung nghiên
cứu của luận án.
Chân thành cảm ơn các Anh/Chị đồng nghiệp, gia đình và người thân đã tạo
điều kiện thuận lợi về thời gian và là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu tại Học viện.
Một lần nữa, tôi xin gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc.
Dù đã rất cố gắng song với trình độ, kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn
hạn chế, chắc chắn luận án không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được
sự đóng góp ý kiến từ Quý thầy cô và Anh/Chị đồng khóa để luận án được hoàn
thiện.
Trân trọng cảm ơn.
Nghiên cứu sinh

Đặng Thị Đào Trang

i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm. Mọi số liệu, thông tin
được thể hiện trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng và được trích nguồn theo
đúng quy định. Nếu phát hiện nội dung nào liên quan đến sự sao chép, tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Nghiên cứu sinh

Đặng Thị Đào Trang

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT............................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài........................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.....................................................5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.................................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án................................................................7
7. Cấu trúc của luận án..............................................................................................8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN.......................................................................................................9
1.1. Nhận xét và đánh giá về những vấn đề liên quan đến luận án trong các
công trình nghiên cứu đã công bố..........................................................................9
1.1.1. Các công trình liên quan đến làng nghề và phát triển bền vững làng nghề 9
1.1.2. Các công trình liên quan đến chính sách công.......................................... 17
1.1.3. Các công trình liên quan đến chính sách phát triển bền vững làng nghề .. 20
1.2. Các nội dung được kế thừa và vấn đề cần tiếp tục giải quyết của luận án. 23
1.2.1. Các nội dung được kế thừa....................................................................... 23
1.2.2. Các vấn đề cần được tiếp tục giải quyết.................................................... 24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................ 25
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ......................................................... 26
2.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................ 26
2.1.1. Phát triển bền vững................................................................................... 26
2.1.2. Làng nghề................................................................................................. 27
2.1.3. Phát triển bền vững làng nghề.................................................................. 30
2.1.4. Chính sách phát triển bền vững làng nghề................................................ 31
2.2. Các yếu tố cấu thành chính sách phát triển bền vững làng nghề................34
2.2.1. Cấu trúc nội dung chính sách phát triển bền vững làng nghề...................34

iii


2.2.2. Hệ thống chính sách bộ phận cấu thành chính sách PTBV làng nghề......38
2.2.3. Các bên liên quan đến chính sách phát triển bền vững làng nghề............40
2.3. Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển bền vững
làng nghề................................................................................................................ 41
2.3.1. Vai trò của chính sách phát triển bền vững làng nghề..............................41
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển bền vững làng nghề......45

2.4. Chính sách phát triển bền vững làng nghề tại một số địa phương.............52
2.4.1. Chính sách phát triển bền vững làng nghề tại thành phố Hà Nội.............52
2.4.2. Chính sách phát triển bền vững làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh....................54
2.4.3. Chính sách phát triển bền vững làng nghề tại tỉnh Thừa Thiên Huế.........56
2.4.4. Bài học kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện chính sách phát triển
bền vững làng nghề............................................................................................. 58
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LÀNG NGHỀ TẠI TỈNH QUẢNG NAM............................................................ 61
3.1. Tình hình hoạt động làng nghề của tỉnh Quảng Nam.................................. 61
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển làng nghề
của tỉnh Quảng Nam........................................................................................... 61
3.1.2. Số lượng, phân bố và cơ cấu làng nghề tỉnh Quảng Nam.........................63
3.1.3. Đặc thù hoạt động làng nghề tỉnh Quảng Nam......................................... 65
3.2. Chính sách phát triển bền vững làng nghề tại tỉnh Quảng Nam.................69
3.2.1. Thực trạng nội dung các chính sách bộ phận của chính sách phát triển
bền vững làng nghề tỉnh Quảng Nam.................................................................. 69
3.2.2. Thực trạng hoạt động của các bên có liên quan đến chính sách phát
triển bền vững làng nghề tỉnh Quảng Nam......................................................... 88
3.2.3. Kết quả thực hiện chính sách phát triển bền vững làng nghề tại tỉnh
Quảng Nam......................................................................................................... 95
3.3. Nhận xét chung về chính sách phát triển bền vững làng nghề tại tỉnh
Quảng Nam..........................................................................................................100
3.3.1. Ưu điểm của chính sách PTBV làng nghề tại tỉnh Quảng Nam...............100
3.3.2. Hạn chế của chính sách PTBV làng nghề tại tỉnh Quảng Nam...............102
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế.......................................................................109
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3......................................................................................111
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ...........................................113
iv



4.1. Định hướng hoàn thiện chính sách phát triển bền vững làng nghề đến
năm 2030..............................................................................................................113
4.1.1. Bối cảnh tác động đến chính sách phát triển bền vững làng nghề..........113
4.1.2. Một số định hướng cơ bản hoàn thiện chính sách phát triển bền vững
làng nghề..........................................................................................................118
4.2. Các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách PTBV làng nghề
tỉnh Quảng Nam..................................................................................................121
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện về nội dung chính sách PTBV làng nghề..............121
4.2.2. Giải pháp tăng cường sự tham gia, phối hợp của các bên có liên quan
đến chính sách..................................................................................................131
4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho công chức và chính quyền
địa phương các cấp trong tổ chức thực hiện chính sách...................................134
4.2.4. Giải pháp huy động nguồn lực trong dân nhằm hiện thực hóa mục tiêu
chính sách.........................................................................................................136
4.3. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển bền vững
làng nghề..............................................................................................................137
4.3.1. Thu hút sự tham gia của các bên có liên quan vào xây dựng và thực
hiện chính sách phát triển bền vững làng nghề.................................................137
4.3.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức thực hiện chính sách............140
4.3.3. Đảm bảo nguồn lực thực hiện chính sách...............................................141
4.3.4. Nâng cao tính minh bạch, giải trình trong xây dựng và thực hiện chính
sách...................................................................................................................143
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4......................................................................................147
KẾT LUẬN..........................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.........................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................152
PHỤ LỤC.............................................................................................................162

v



DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CSC

Chính sách công

CCN

Cụm công nghiệp

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CP-TPP

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ

xuyên Thái Bình Dương
FTA

Hiệp định thương mại tự do

HĐND


Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KH-ĐT

Kế hoạch – Đầu tư

LĐ-TBXH

Lao động – Thương binh – Xã hội

LHQ

Liên Hiệp Quốc

LNTT

Làng nghề truyền thống

NCS

Nghiên cứu sinh

NN-PTNT

Nông nghiệp – Phát triển nông thôn


NSNN

Ngân sách nhà nước

NTM

Nông thôn mới

TN-MT

Tài nguyên – Môi trường

THT

Tổ hợp tác

PTBV

Phát triển bền vững

UBND

Ủy ban nhân dân

VH-TT-DL

Văn hóa – Thể thao – Du lịch

vi



DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 3.1. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 2011-201575
Bảng 3.2. Kết quả đào tạo nghề nông thôn tỉnh Quảng Nam từ 2011-2018................82
Bảng 3.3. Số người làm nghề được công nhận các danh hiệu của tỉnh Quảng
Nam từ năm 2014 đến năm 2018 84
Bảng 3.4. Các dự án do tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ đầu tư cho các làng nghề......93
Bảng 3.5. Giá trị sản xuất và thu nhập bình quân của người lao động trong các
làng nghề tỉnh Quảng Nam qua các năm từ 2007 đến 2016

98

Hình 3.1. Bản đồ phân bố làng nghề tỉnh Quảng Nam........................................................ 63
Hình 3.2. Cơ cấu nhóm ngành nghề hoạt động của làng nghề Quảng Nam................64
Hình 3.3. Các loại hình tổ chức sản xuất tại các làng nghề Quảng Nam......................65
Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy các cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và thực
hiện chính sách PTBV làng nghề tại tỉnh Quảng Nam 89
Hình 3.5. Số làng nghề của tỉnh Quảng Nam qua các năm từ 2007 đến 2019............96
Hình 3.6. Số lao động tham gia sản xuất trong các làng nghề của tỉnh Quảng
Nam qua các năm từ 2007 đến 2019

97

Hình 3.7. Thu nhập bình quân của người lao động tại các làng nghề được
UBND tỉnh Quảng Nam công nhận

99


Hình 4.1. Vai trò của các bên liên quan trong xây dựng và hoàn thiện chính sách
PTBV làng nghề............................................................................................................ 138

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện nay có hơn 70% số dân sinh sống ở khu vực nông thôn. Vì vậy,
suốt chặng đường lịch sử gần 90 năm qua, Đảng ta luôn xác định nông nghiệp, nông
dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) nhấn mạnh: “Phát triển mạnh công
nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình
xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể,
vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt
đẹp của nông thôn Việt Nam” [22].
Kinh tế làng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông
thôn, nhất là trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông
thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình
hiện đại hóa nông thôn; đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, góp
phần hạn chế di dân tự do và các vấn đề xã hội tiêu cực khác, tạo cơ hội giao lưu
văn hóa thông qua du lịch. Vì vậy nhiệm vụ và giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn
với xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020 đã được chỉ rõ trong Văn
kiện Đại hội XII, là tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển
nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân.
Trong xu hướng chung phát triển nông nghiệp bền vững, làng nghề cần thiết được
định hướng phát triển bền vững, do đó, Đại hội Đảng lần thứ XI đã đặt vấn đề “Phát
triển bền vững các làng nghề” trên cơ sở đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát
triển kinh tế làng nghề, ổn định xã hội làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề.
Quảng Nam hiện có 44 làng nghề (trong đó có 28 làng nghề được UBND tỉnh

công nhận) thu hút hơn 3.005 cơ sở sản xuất tham gia hoạt động và tạo việc làm cho
5.981 lao động tại địa phương [46]. Tuy nhiên thực tế cho thấy hơn 60% số làng
nghề trong tỉnh chưa có nghề tiểu thủ công nghiệp. Một số làng nghề chưa được quy
hoạch, phát triển tự phát, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán. Cơ sở vật chất kỹ

1


thuật phục vụ sản xuất của nhiều làng nghề còn cũ kỹ, lạc hậu, lao động phổ thông
là chủ yếu; chất lượng sản phẩm thấp, thiếu sức cạnh tranh; khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng đầu tư của các hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp... trong các làng
nghề gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng
nghề đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của làng nghề và cộng
đồng xung quanh.
Có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả phát triển làng nghề song rõ ràng, chính
sách hỗ trợ của Nhà nước, từ Trung ương đến địa phương được đánh giá là yếu tố
quyết định để tháo gỡ những rào cản, trở ngại, khó khăn hiện nay của các làng nghề.
Nhìn chung cho đến nay, hệ thống chính sách liên quan đến phát triển bền vững
(PTBV) làng nghề mặc dù đã có nhiều song còn chung chung, nguồn lực thực hiện
hạn chế nên hiệu ứng của chính sách còn mờ nhạt, chất lượng phát triển làng nghề
chưa cao. Ngoài ra, việc tìm ra những điểm chênh, khoảng cách giữa nội dung chính
sách và tình hình hoạt động, phát triển làng nghề tại địa phương là cơ sở quan trọng
để đề xuất hệ giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện chính sách. Vì vậy, việc nghiên
cứu nội dung chính sách về PTBV làng nghề và việc thực hiện chính sách tại tỉnh
Quảng Nam là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Thêm vào đó, về mặt lý
luận, việc nghiên cứu toàn diện về chính sách PTBV làng nghề bao gồm các yếu tố
cấu thành nội dung chính sách (mục tiêu, giải pháp), và các bên có liên quan đến
chính sách vô cùng quan trọng. Các nội dung này là nền tảng cơ sở vững chắc để đề
xuất hệ giải pháp đảm bảo tính khoa học, hợp lý giúp hoàn thiện nội dung chính
sách PTBV làng nghề, qua đó tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách trên thực

tế. Tuy nhiên cho đến nay, nếu như các nghiên cứu lý luận về phát triển làng nghề
theo hướng bền vững vừa đảm bảo ổn định kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
đồng thời bảo vệ môi trường làng nghề tương đối đa dạng và phong phú thì các
nghiên cứu lý luận về chính sách PTBV làng nghề còn khá khiêm tốn.
Chính vì vậy, rõ ràng việc nghiên cứu chính sách PTBV làng nghề có ý nghĩa
cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đây chính là lý do cơ bản thúc đẩy nghiên cứu sinh

2


(NCS) lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh
Quảng Nam” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính sách công.
NCS mong muốn kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp những thông tin
hữu ích góp phần hoàn thiện nội dung chính sách theo hướng gắn liền với tình hình
phát triển của làng nghề đồng thời thu hút sự tham gia của các bên có liên quan đến
chính sách nhằm nâng cao hiệu quả chính sách PTBV làng nghề trên thực tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng chính
sách PTBV làng nghề tại tỉnh Quảng Nam, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện
chính sách phát triển bền vững làng nghề đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các công trình khoa học nghiên cứu về các nội dung có liên
quan như: làng nghề, phát triển bền vững làng nghề, chính sách PTBV làng nghề…
từ đó, làm rõ các nội dung cần kế thừa và chỉ ra các khoảng trống cần tiếp tục
nghiên cứu, giải quyết trong luận án.
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách PTBV làng nghề như:
khái niệm PTBV làng nghề, chính sách PTBV làng nghề; mục tiêu và giải pháp
chính sách PTBV làng nghề; vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách PTBV
làng nghề.

- Phân tích, đánh giá thực trạng nội dung và kết quả thực hiện chính sách phát
triển làng nghề bền vững ở tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2006 đến nay; chỉ ra khoảng
cách giữa nội dung chính sách và thực tế hoạt động sản xuất và phát triển làng nghề
tại tỉnh Quảng Nam; qua đó phân tích nguyên nhân của hạn chế về nội dung chính
sách PTB làng nghề tỉnh Quảng Nam.
- Làm rõ xu hướng phát triển làng nghề; đề xuất phương hướng và hệ thống
giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách PTBV làng nghề trong thời gian tới tại

3


tỉnh Quảng Nam; đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách,
góp phần nâng cao hiệu quả chính sách PTBV làng nghề trên thực tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống chính sách liên quan đến PTBV
làng nghề do tỉnh Quảng Nam ban hành.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài không đi vào nghiên cứu chu trình chính sách cũng như
chi tiết các bước của chu trình, đề tài nghiên cứu theo hướng từ dưới lên tức là từ
việc nghiên cứu nội dung chính sách trên thực tiễn tại tỉnh Quảng Nam, phát hiện
điểm chênh giữa nội dung và thực tế nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách.
Như vậy, đề tài tập trung nghiên cứu nội dung chính sách (gồm mục tiêu, giải pháp)
và các bên liên quan đến chính sách.
Thêm vào đó, chính sách PTBV làng nghề là chính sách tổng hợp gồm nhiều
chính sách bộ phận cấu thành trên ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường, vì
thế trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu một số chính sách bộ
phận gồm: chính sách quy hoạch làng nghề, chính sách đầu tư làng nghề, chính sách
vốn, tín dụng, chính sách xúc tiến thương mại và quảng bá tiêu thụ sản phẩm (chính
sách PTBV làng nghề về kinh tế); chính sách đào tạo nhân lực làng nghề, chính sách

công nhận và tôn vinh nghệ nhân (chính sách PTBV làng nghề về xã hội) và chính
sách bảo vệ môi trường làng nghề.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu chính sách PTBV làng nghề trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam (các chính sách áp dụng cho các làng nghề được UBND tỉnh
Quảng Nam công nhận).
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng chính sách
PTBV làng nghề tại tỉnh Quảng Nam từ năm 2006 đến nay và đề xuất giải pháp
hoàn thiện chính sách PTBV làng nghề đến năm 2030.

4


4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên cơ sở thống nhất
giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, phương pháp luận mác
xít mang tính khoa học sâu sắc bởi vì đây là phương pháp đúng đắn nhất giúp nhận
thức đúng những vấn đề chính sách đang đặt ra trong yêu cầu phát triển bền vững
làng nghề hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: sử dụng xuyên suốt trong quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng khi phân tích, đánh giá,
bình luận các báo cáo tổng kết, số liệu thực tế liên quan đến phát triển làng nghề tại
tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, phân tích hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên
quan chứa đựng hệ thống chính sách PTBV làng nghề tại địa phương.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
+ Đối với người dân tại các làng nghề: NCS phỏng vấn người dân tại các làng
nghề của huyện Duy Xuyên, thị xã Điện Bàn và thành phố Hội An, huyện Núi
Thành trong các khoảng thời gian không liên tục từ năm 2017 đến 2018 (phụ lục

10,11,12) nhằm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như mong muốn, đề xuất của họ
đến cơ quan quản lý trong việc hoàn thiện nội dung chính sách. Việc lựa chọn người
dân tại các địa phương này để tiến hành phỏng vấn xuất phát từ lý do đây là các địa
phương tập trung nhiều làng nghề của tỉnh Quảng Nam. Do vậy, những ý kiến, tâm
tư của người dân trong các làng nghề sẽ là nguồn tham khảo quý báu cho NCS trong
quá trình nghiên cứu.
+ Đối với các nhà quản lý: phỏng vấn các công chức quản lý tại Chi cục Phát
triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Duy Xuyên, phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duy Xuyên, phòng Kinh tế thành phố
Hội An và một số công chức tại địa phương về các nội dung liên quan

5


đến quản lý các mặt hoạt động của làng nghề nhằm tìm hiểu những khó khăn, trở
ngại trong việc triển khai nội dung chính sách cũng như hiệu quả thực hiện chính
sách trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (phụ lục 9,11,12). Các phòng ban, cơ quan làm
việc của các nhà quản lý được NCS cân nhắc lựa chọn nhằm đảm bảo sự am hiểu và
nắm vững nội dung quản lý, các chính sách đã và đang áp dụng đối với làng nghề.
Nói cách khác, đối tượng nhà quản lý được lựa chọn chính là những người trực tiếp
phụ trách quản lý làng nghề tại các địa phương nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói
chung. Chính vì thế, các ý kiến nhận xét, đánh giá và góp ý của nhóm đối tượng này
chứa đựng những gợi mở quan trọng giúp NCS nắm rõ hơn về nội dung chính sách
cũng như hiệu quả thực sự của chính sách trên thực tế; từ đó, NCS tiếp tục nghiên
cứu và hoàn thiện chính sách.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp được NCS sử dụng
thường xuyên trong luận án nhằm đưa ra các nhận định, đánh giá chung về các công
trình nghiên cứu tại chương 1; các vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách PTBV
làng nghề tại chương 2; thực trạng tình hình chính sách PTBV làng nghề tại tỉnh
Quảng Nam trong chương 3 và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện chính

sách PTBV làng nghề tại chương 4.
- Phương pháp so sánh: phương pháp này được NCS sử dụng tại chương 1
nhằm đưa ra các nhận định về kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài, so sánh các công trình để tìm kiếm những khoảng trống luận án cần tiếp tục
giải quyết. Thêm vào đó, tại chương 2, NCS đánh giá, so sánh chính sách PTBV
làng nghề tại một số địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng để đưa ra bài học
kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện chính sách.
- Phương pháp phân tích SWOT: phương pháp này chỉ ra điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức của chính sách PTBV làng nghề tỉnh Quảng Nam, kết quả
của việc vận dụng phương pháp này được NCS sử dụng để đưa ra nhận định về ưu
điểm và hạn chế của chính sách PTBV làng nghề tỉnh Quảng Nam tại chương 3 của
luận án.

6


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là kết quả nghiên cứu khoa học nghiêm túc và độc lập của NCS trên
cơ sở kế thừa các quan điểm, tư tưởng của các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh
vực nghiên cứu phát triển làng nghề và chính sách phát triển làng nghề nói riêng và
chính sách nông nghiệp, nông thôn nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh việc kế thừa các
nội dung lý luận cơ bản, luận án đã có những đóng góp mới về khoa học như sau:
- Luận án đã củng cố, bổ sung về mặt học thuật các nội dung liên quan đến
chính sách PTBV làng nghề như: khái niệm, các bên liên quan, mục tiêu và giải
pháp chính sách PTBV làng nghề. Thêm vào đó, luận án phân tích nhằm làm rõ các
yếu tố ảnh hưởng đến chính sách, đây sẽ là nền tảng lý luận cơ bản để tiếp tục
nghiên cứu các nội dung có liên quan đến hoàn thiện nội dung chính sách PTBV.
- Thông qua nghiên cứu, NCS đã làm rõ xu hướng phát triển làng nghề trong
thời gian tới đồng thời đưa ra quan điểm hoàn thiện chính sách PTBV làng nghề.
Đây là cơ sở quan trọng giúp NCS đề xuất hệ thống giải pháp toàn diện trên cả hai

phương diện hoàn thiện nội dung chính sách và đảm bảo điều kiện thực hiện chính
sách.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án có những ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sau:
- Luận án đã xây dựng những luận cứ khoa học về chính sách PTBV làng nghề
như khái niệm, đặc trưng, cấu trúc nội dung chính sách (mục tiêu, giải pháp chính
sách), các bên liên quan đến chính sách; vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến chính
sách PTBV làng nghề.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng
dạy và những người quan tâm về chính sách công, đặc biệt là chính sách nông
nghiệp, nông thôn và phát triển làng nghề.
- Luận án có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý cấp địa phương trong việc
xây dựng và hoàn thiện nội dung chính sách PTBV làng nghề cũng như đảm bảo

7


các điều kiện nguồn lực cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trên
thực tế.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương, gồm:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển bền vững làng
nghề
Chương 3. Thực trạng chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn
tỉnh Quảng Nam
Chương 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển bền vững
làng nghề


8


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Nhận xét và đánh giá về những vấn đề liên quan đến luận án trong các
công trình nghiên cứu đã công bố
1.1.1. Các công trình liên quan đến làng nghề và phát triển bền vững làng nghề
1.1.1.1.

Các công trình liên quan đến làng nghề

Làng nghề là thiết chế kinh tế - xã hội nông thôn mang đậm nét văn hóa truyền
thống của các quốc gia phương Đông, trong đó có Trung Quốc. Chính vì thế, đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc về làng nghề, vai
trò của làng nghề trong bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Có thể kể đến nhà
nghiên cứu Liu Peilin, trong bài “To establish a protection system for China’s
famous villages of historic and cultural interest” (1988) Liu Peilin cho rằng làng
nghề truyền thống được ví như ngọc trai của văn hóa truyền thống và bảo vật quốc
gia của bộ sưu tập dân gian. Tiếp đó, bài nghiên cứu “Persistence and
transformation of Chinese traditional villages – Rethinking the planning of
traditional settlement” của Ma Hang (2006) tiếp tục chỉ ra khía cạnh giá trị của các
làng nghề truyền thống của Trung Quốc cần được gìn giữ và bảo tồn, hướng tới khôi
phục và phát triển làng nghề truyền thống ở Trung Quốc.
Làng nghề và phát triển làng nghề là một yếu tố cấu thành quan trọng trong
phát triển kinh tế nông thôn. Vai trò của kinh tế làng nghề trong phát triển kinh tế
nông thôn được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Robert Chapman
và Robert Tripp (2003) trong bài viết “Changing incentives for agricultural
extension – A review of privatized extension in practice” đã chỉ ra rằng kinh tế nông

thôn không chỉ phụ thuộc vào nông nghiệp mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt
động kinh tế khác ở nông thôn. Mặc dù nghề nông vẫn có một vai trò quan trọng
nhưng các hộ gia đình vẫn đang tìm kiếm cơ hội khác ngoài nông nghiệp đề làm
tăng và ổn định thu nhập. Hơn nữa, việc theo đuổi các ngành nghề phi nông nghiệp
giúp cho hộ gia đình tránh được rủi ro từ nông nghiệp.

9


Nghiên cứu “The rural non-farm economy and poverty alleviation in Armenia,
Georgia and Romania” của J.R David và D. Bezemer (2004) đã quan tâm đến khu
vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại các nước đang phát triển và có nền kinh tế
chuyển đổi cho rằng: các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp là một phần của
hoạt động sinh kế bên cạnh nghề nông và cũng là các hoạt động đa dạng sinh kế.
Nghiên cứu này cho thấy vai trò quan trọng của phát triển làng nghề trong phát triển
kinh tế, phát triển nông thôn. Phát triển làng nghề, công nghiệp nông thôn là giải
pháp quan trọng tạo ra công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư vùng nông
thôn. Trong khi đó, Lanjouw Peter và Lanjouw Jean (1995) trong bài nghiên cứu
“Rural Nonfarm employment: a survey” chỉ ra rằng các nước đang phát triển thực
hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế thì phải đối mặt với thực trạng ít đất nông nghiệp, dư
thừa lao động, năng suất lao động thấp, do vậy phát triển nông thôn phải tập trung
vào phát triển ngành nghề, công nghiệp hóa nhằm thu hút giải quyết lao động dôi dư
đó, làm tăng giá trị gia tăng nhờ vậy cải thiện được thu nhập.
Từ thực tế của Indonexia, G. Michon và F. Mary (1994) trong bài “Research
on Tourism development of traditional village and the change of form” cho rằng
phát triển các làng nghề gắn liền với hình thái du lịch sinh thái kết hợp với khu
vườn làng nghề truyền thống, góp phần cải thiện thu nhập và tình hình kinh tế - xã
hội ở khu vực nông thôn Indonêxia. Trong khi đó, từ kinh nghiệm của Nhật Bản
trong Chương trình phát triển phong trào mỗi làng một sản phẩm, N.Suzuki (2006)
trong bài viết “Effective tourism development through traditional craft promotion –

Japanese Experiences” cho rằng Chương trình này được phát động nhằm mục đích
thúc đẩy phát triển mạnh các sản phẩm đặc trưng của mỗi vùng. Chính phủ Nhật
Bản tập trung nghiên cứu hỗ trợ để mỗi làng phát triển mạnh tạo ra sản phẩm tiêu
biểu mang tính đặc trưng của mỗi vùng có chất lượng cao, chủ yếu hỗ trợ vào khâu
tiếp thị xúc tiến bán hàng, tập huấn chuyển giao công nghệ cho nông dân.
Ở Việt Nam, làng nghề và phát triển làng nghề cũng đã nhận được nhiều sự
quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học.

10


Tác giả Trần Minh Yến trong công trình “Làng nghề truyền thống trong quá
trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa” (2004) cho rằng: làng nghề được cấu thành
bởi hai yếu tố làng và nghề bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ
công là chính. Còn trong công trình “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”
(1998), nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng nhấn mạnh "Làng nghề truyền thống là làng
nghề cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản
xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cùng đồng thời làm nghề
nông. Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản
xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình" [83]. Mai Thế Hởn trong “Phát
triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2003)
cho rằng làng nghề là những thôn làng có một hoặc hai nghề thủ công truyền thống
tách ra khỏi nông nghiệp và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu. Như vậy, các nhà
nghiên cứu về làng nghề đều cơ bản thống nhất các nội dung cơ bản của khái niệm
làng nghề như: gồm hai yếu tố “làng” và “nghề” (Trần Minh Yến, 2004), nổi trội
một nghề thủ công với tầng lớp thợ chuyên nghiệp, (Bùi Văn Vượng, 1998) và sống
được bằng chính nghề đó (Mai Thế Hởn, 2003).
Như vậy, có thể thấy các nhà nghiên cứu đưa ra các quan niệm khác nhau về
làng nghề nhưng tựu trung các ý kiến đều thống nhất cho rằng làng nghề được kết
hợp bởi hai yếu tố “làng” và “nghề”. “Làng” để chỉ không gian của hoạt động

diễn ra chủ yếu ở khu vực nông thôn; “nghề” để khẳng định hoạt động chính của
làng phải liên quan đến các ngành nghề thủ công. Đây là những cách hiểu cơ bản
và có ý nghĩa lý luận nền tảng về làng nghề, là tiền đề để tiếp tục nghiên cứu vấn đề
lý luận về làng nghề trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn và nhu cầu gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc.
Nghiên cứu về vai trò của làng nghề, nhà nghiên cứu Trương Minh Hằng trong
bài “Làng nghề truyền thống với việc bảo tồn các giá trị văn hóa nghề” (2006) cho
rằng làng nghề đem lại một sắc thái riêng, độc đáo trong bức khảm văn hóa Châu Á
và sản phẩm của làng nghề sẽ trở thành cầu nối giữa Việt Nam và các quốc gia trong
khu vực. Nhà nghiên cứu Mai Thế Hởn (2003) và Trần Minh Yến (2004)

11


đánh giá cao vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Một cách khái quát, làng nghề không chỉ thể hiện vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế nông thôn, đảm bảo mục tiêu ổn định xã hội mà còn góp phần bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Chính vì vậy, quan điểm chung
trong phát triển làng nghề là phát triển làng nghề gắn liền với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn (Mai Thế Hởn, 2003), theo phương châm “ly nông
bất ly hương” (Dương Bá Phượng trong công trình “Bảo tồn và phát triển các làng
nghề trong quá trình công nghiệp hóa”, 2001), (Trần Minh Yến, 2004) và kết hợp
phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển toàn diện nông
thôn (Dương Bá Phượng, 2001) – quan điểm khá thời sự và có giá trị trong giai
đoạn hiện nay, đặc biệt đặt trong mối quan hệ với PTBV và xây dựng nông thôn
mới. Thêm vào đó, Trần Văn Kính nhấn mạnh trong bài viết “Bảo tồn và phát triển
làng nghề thủ công truyền thống – Một sự lựa chọn xác đáng” (1996) rằng, hướng
về làng nghề là hướng về cội nguồn dân tộc và cũng là cách để thực hiện công
nghiệp hóa nông thôn đồng thời bảo tồn và phát triển làng nghề là một sự lựa chọn

xác đáng, có tương lai.
Như vậy, các nhà nghiên cứu đều nhận định làng nghề có vai trò quan trọng
trong việc góp phần phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội đồng thời gìn
giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Xuất phát từ vai trò to lớn của làng nghề trên các mặt
kinh tế, văn hóa, xã hội nên việc nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp nhằm đảm bảo
làng nghề phát triển là vô cùng cần thiết.
Về thực trạng phát triển làng nghề, có rất nhiều công trình nghiên cứu và các
hội thảo được tổ chức để phân tích các mặt tích cực và hạn chế của phát triển làng
nghề trên quy mô toàn quốc và từng địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp phù
hợp phát triển làng nghề.
Dương Bá Phượng (2001), Trần Minh Yến (2004) và Vũ Quốc Tuấn (trong
công trình “Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước”, 2011) cho rằng sự
phát triển làng nghề gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất do

12


nguyên liệu tại chỗ còn hạn chế, kết cấu hạ tầng, kỹ năng quản lý còn yếu kém.
Thêm vào đó, Dương Bá Phượng (2001), Vũ Quốc Tuấn (2011) chỉ ra những hạn
chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề, khó khăn trong tiếp cận các nguồn
vốn ngân hàng, thiếu các trung tâm đào tạo nghề, chưa có chính sách phù hợp đối
với đội ngũ nghệ nhân. Tô Ngọc Thanh trong bài “Làng nghề truyền thống và
những vấn đề cấp bách đặt ra” (1996) nêu lên những khó khăn trong phát triển làng
nghề, trong đó nhấn mạnh đến thực trạng thiếu các chính sách đồng bộ đối với việc
giữ gìn và phát triển làng nghề như chính sách giá cả, thuế, cơ chế xuất khẩu...
Đồng quan điểm này, Dương Bá Phượng (2001) cho rằng môi trường thể chế đang
là khâu yếu kém trong phát triển làng nghề, thể hiện ở việc chưa có hệ thống chính
sách cần thiết, hoàn thiện và đồng bộ dành riêng cho phát triển làng nghề trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Thêm vào đó, tài liệu “Định hướng
đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong các làng nghề truyền thống” của Viện

Nghiên cứu Khoa học dạy nghề (2010) tập trung nghiên cứu yếu tố nguồn lao động
tác động đến sự phát triển làng nghề, đặc biệt là việc đào tạo nghề cho người lao
động. Hệ thống các giải pháp được đề cập trong đề tài gồm giải pháp về cơ chế
chính sách; giải pháp về tổ chức đào tạo nghề; giải pháp về thị trường lao động
trong làng nghề…
Các nhà nghiên cứu Dương Bá Phượng (2001), Trần Minh Yến (2004), Vũ
Quốc Tuấn (2011) đều cho rằng tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề rất
nghiêm trọng. “Báo cáo môi trường quốc gia 2008: Môi trường làng nghề Việt
Nam” của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra những yếu kém, hạn chế trong
công tác quản lý môi trường, trong đó nhấn mạnh chính sách, pháp luật về môi
trường chưa đầy đủ, chưa cụ thể đồng thời nguồn nhân lực và tài chính cho bảo vệ
môi trường làng nghề còn thiếu. Thông qua đó, báo cáo đề xuất hệ giải pháp khá
toàn diện nhằm bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó nhấn mạnh đến việc hoàn
thiện thể chế, chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề nhằm hướng tới PTBV
làng nghề.

13


Trần Minh Yến (2004) trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển làng nghề đã
chỉ ra các mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết (1) mâu thuẫn giữa năng lực sản xuất
còn bị hạn chế với sự phát triển tăng lên của nhu cầu thị trường (2) mâu thuẫn giữa
nhu cầu và khả năng phát triển sản xuất với sự hạn chế của các nguồn lực cung ứng
cho nó (3) mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển sản xuất với sự hạn chế của trình độ
kỹ thuật công nghệ (4) mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển sản xuất với sự yếu kém
của cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng (5) mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển sản xuất,
sự vận động của cơ chế thị trường với sự hạn chế về năng lực quản lý sản xuất kinh
doanh (6) mâu thuẫn giữa sự phát triển sản xuất với vấn đề ô nhiễm môi trường.
Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động làng nghề còn tồn tại nhiều khó khăn, yếu
kém xuất phát từ bản thân làng nghề và người làm nghề, tuy nhiên các nhà nghiên

cứu đều chỉ ra nguyên nhân căn bản là do thiếu một hệ thống chính sách, thể chế hỗ
trợ phát triển làng nghề. Đây chính là cơ sở để NCS tiếp tục nghiên cứu, đề xuất
giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung chính sách PTBV làng nghề.
Tác giả Nguyễn Xuân Dũng trong“Hiện đại hóa làng nghề theo chiến lược
tăng trưởng xanh: Trường hợp vùng đồng bằng sông Hồng” đã nhấn mạnh vai trò
của hiện đại hóa làng nghề theo chiến lược tăng trường xanh đồng thời đưa ra các
tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiện đại hóa làng nghề theo chiến
lược tăng trường xanh. Thêm vào đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đảm
bảo phát triển làng nghề theo hướng tăng trưởng xanh, chú trọng bảo vệ môi trường
làng nghề như nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường nguồn lực cho hiện đại
hóa làng nghề, đổi mới hệ thống máy móc.
Đặc biệt, công trình “Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam –
Tập 1: Tổng quan về nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam” do Viện Nghiên
cứu văn hóa tổng hợp là một công trình tập hợp gần như hầu hết các nghiên cứu của
các nhà khoa học hàng đầu về làng nghề và phát triển làng nghề từ trước đến nay.
Công trình này là tư liệu tổng hợp quý báu giúp NCS có cơ hội tiếp cận với nhiều
góc độ nghiên cứu về làng nghề: góc độ kinh tế, văn hóa, lịch sử.

14


1.1.1.2.

Các công trình liên quan đến phát triển bền vững làng nghề

Nghiên cứu về PTBV làng nghề là một hướng nghiên cứu mới, đặt trong bối
cảnh hầu hết các nghiên cứu về làng nghề đều khai thác nội dung trọng tâm liên
quan đến phát triển kinh tế, xã hội làng nghề mà chưa có sự quan tâm đúng mức đến
môi trường làng nghề. Nhà nghiên cứu Đặng Kim Chi (2005) là người đề cập sớm
nhất thuật ngữ “PTBV làng nghề” trong công trình nghiên cứu “Làng nghề Việt

Nam và môi trường”, tác giả và cộng sự đã đưa ra quan điểm PTBV làng nghề trong
việc xây dựng chính sách bảo vệ môi trường đối với làng nghề. Tiếp theo đó, tác giả
Hoàng Văn Châu trong công trình “Làng nghề du lịch Việt Nam” (2007) khẳng định
sự cần thiết của PTBV làng nghề do xu hướng thương mại hóa, chỉ hướng tới mục
tiêu lợi nhuận làm cho bản sắc của làng nghề bị phai mờ, dẫn đến nguy cơ mai một.
Theo tác giả, định hướng PTBV làng nghề cần chú ý đến việc liên kết để phát triển
du lịch làng nghề và phát triển du lịch làng nghề được xem là hướng đi quan trọng
nhằm vừa góp phần phát triển làng nghề, vừa giúp tôn vinh nét văn hóa dân tộc. Báo
cáo Môi trường quốc gia năm 2008 tiếp tục khẳng định “Các làng nghề cần được
định hướng PTBV, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế, tạo ra công ăn
việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần bảo vệ và
cải thiện môi trường nông thôn” [7, tr.71].
Bạch Thị Lan Anh trong công trình “Phát triển bền vững làng nghề truyền
thống vùng trọng điểm Bắc Bộ” (2010) cho rằng vấn đề ô nhiễm môi trường trong
làng nghề khá nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống trong
các làng nghề; nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh trong các làng nghề đang tạo
sức ép không nhỏ đến môi trường sống của làng nghề và cộng đồng xung quanh.
Đinh Xuân Nghiêm chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2010
“Một số chính sách chủ yếu PTBV làng nghề ở Việt Nam” của Viện nghiên cứu
Quản lý kinh tế Trung ương nhận định rằng thách thức lớn đang hiện diện là việc
duy trì bản sắc làng nghề không được quan tâm, xu hướng phát triển thuần về kinh
tế, coi nhẹ quan hệ xã hội và bảo vệ môi trường đang đưa các làng nghề tới chỗ tổn

15


thương, không đảm bảo cho phát triển lâu dài và ổn định của mỗi làng nghề. Do
vậy, các làng nghề cần được định hướng PTBV.
Như vậy có thể thấy các nhà nghiên cứu đều khẳng định PTBV làng nghề là xu
hướng tất yếu trong bối cảnh phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Đồng

thời đây là nhu cầu khách quan nhằm đảm bảo phát triển làng nghề hài hòa trên cả
ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường làng nghề; tránh tình trạng phát triển
làng nghề thiên về kinh tế, bỏ qua yếu tố bảo vệ môi trường.
Về tiêu chí PTBV làng nghề, Trần Ngọc Ngoạn trong công trình “Phát triển
nông thôn bền vững – Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới” (2008) cho
rằng “PTBV làng nghề là một nội dung của phát triển nông thôn bền vững thể hiện
trên ba trụ cột chính là PTBV kinh tế nông thôn; PTBV xã hội nông thôn và tăng
cường bảo vệ, quản lý môi trường thiên nhiên” [40, tr.113]. Dựa trên 3 trụ cột chính
của PTBV, Bạch Thị Lan Anh (2010) đã cụ thể các tiêu chí PTBV làng nghề truyền
thống trên các mặt: tăng trưởng kinh tế ổn định, tiến bộ và công bằng xã hội, khai
thác tối đa các nguồn lực, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên, hạn chế bệnh nghề
nghiệp, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. Liên quan đến PTBV
làng nghề, Đinh Xuân Nghiêm đã đưa ra các tiêu chí PTBV làng nghề theo đó tiêu
chí về PTBV làng nghề là sự kết hợp các tiêu chí về: phát triển kinh tế, ổn định xã
hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Theo Đinh Xuân Nghiêm, PTBV làng nghề
về kinh tế là sự phát triển ổn định, nâng cao hàm lượng tinh xảo trong giá trị sản
phẩm đồng thời có sự gắn kết cộng đồng giữa các đơn vị kinh tế trong làng nghề để
sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực cho phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị
độc đáo của sản phẩm làng nghề. PTBV làng nghề về xã hội nghĩa là hướng tới xã
hội làng nghề văn minh, nề nếp và lành mạnh; tôn vinh các giá trị sản phẩm đặc
trưng của làng và tạo cơ hội bình đẳng để người dân được tiếp cận việc làm, xóa đói
giảm nghèo, được hưởng lợi từ các dịch vụ công. Đối với tiêu chí bảo vệ tài nguyên
môi trường làng nghề, tập trung sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên liệu đầu vào; khai
thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên đất, nước, khoáng sản đồng thời có hệ
thống xử lý chất thải khí và rắn cho các hoạt động sản xuất của làng nghề [4].

16



×