Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tiểu Luận_BaoTonTrungTu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.26 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA KIẾN TRÚC
--------

Môn
BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC

GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

141805013


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC

MỤC LỤC
 CHƯƠNG I:
MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ CỦA DỰ ÁN THIẾT KẾ BẢO
QUẢN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH KIẾN TRÚC
 CHƯƠNG II:
QUI TRÌNH THIẾT KẾ KỸ THUẬT BẢO QUẢN VÀ TRÙNG TU DI
TÍCH KIẾN TRÚC
 CHƯƠNG III:
MỘT VÀI VÍ DỤ CỤ THỂ MÀ BẠN BIẾT VỀ SỰ HỦY HOẠI DI
TÍCH KIẾN TRÚC DO CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN GÂY RA.
 CHƯƠNG IV:
KẾT LUẬN


GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
MSSV: 141805013

Trang 2


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC

CHƯƠNG I:
MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ CỦA DỰ ÁN THIẾT KẾ BẢO QUẢN VÀ
TRÙNG TU DI TÍCH KIẾN TRÚC

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

DỰ ÁN BẢO QUẢN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH

Sáng tạo ra công trình mới xuất phát từ
nhu cầu ý tưởng chủ quan

Can thiệp vào công trình có sẵn (xuất phát từ
những dữ liệu lịch sử, văn hóa đã tồn tại.)

Công trình phụ thuộc vào ý tưởng của
người sáng tạo.
Kết thúc giai đoạn lập dự án và thiết kế
trước khi thi công.

Người trùng tu phụ thuộc vào đặc tính công trình.


Kỹ thuật công nghệ hướng tới tương lai
(có vận dụng truyền thống)

Bám sát kỹ thuật công nghệ truyền thống (có vận
dụng hạn chế kỹ thuật hiện đại)

Là một lần hoàn chỉnh có kết thúc

Là giai đoạn của quá trình liên tục.

Việc lập dự án thiết kế tiếp tục kéo dài (điều
chỉnh, bổ sung) trong quá trình thi công.

GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
MSSV: 141805013

Trang 3


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC
CHƯƠNG II:
QUI TRÌNH THIẾT KẾ KỸ THUẬT BẢO QUẢN VÀ TRÙNG TU DI
TÍCH KIẾN TRÚC
I.
Khái quát quy trình của dự án bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc
1. Quy trình của dự án bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc
Theo Hiến chương Burra (1979, sửa đổi 1981, 1988, 1999), thực hiện dự án
bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc như sau:
2. Những điểm khác biệt giữa “Dự án bảo quản và trùng tu di tích” với “Dự

án đầu tư xây dựng thông thường”
a. Phân chia giai đoạn trong quá trình đầu tư
Giai
đoạn
Loại
dự án
Dự án đầu tư
xây dựng
Dự án bảo
quản và trùng
tu di tích

Chuẩn bị đầu


Thực hiện đầu tư
Chuẩn bị thực
hiện dự án

Thực hiện dự
án

Lập dự án

Khảo sát thiết
kế

Thi công xây
dựng


Nghiên cứu
khảo sát

Lập dự án

Thiết kế

Kết thúc đầu


Hồ sơ hoàn
công

Thi công hồ
sơ hoàn công

b. Một số tính chất đặc thù của dự án thiết kế bảo quản và trùng tu di tích
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

DỰ ÁN BẢO QUẢN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH

Sáng tạo ra công trình mới xuất phát từ
nhu cầu ý tưởng chủ quan

Can thiệp vào công trình có sẵn (xuất phát từ
những dữ liệu lịch sử, văn hóa đã tồn tại.)

Công trình phụ thuộc vào ý tưởng của
người sáng tạo.
Kết thúc giai đoạn lập dự án và thiết kế

trước khi thi công.

Người trùng tu phụ thuộc vào đặc tính công trình.

Kỹ thuật công nghệ hướng tới tương lai
(có vận dụng truyền thống)

Bám sát kỹ thuật công nghệ truyền thống (có vận
dụng hạn chế kỹ thuật hiện đại)

Là một lần hoàn chỉnh có kết thúc

Là giai đoạn của quá trình liên tục.

GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
MSSV: 141805013

Việc lập dự án thiết kế tiếp tục kéo dài (điều
chỉnh, bổ sung) trong quá trình thi công.

Trang 4


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC
CHƯƠNG II
QUI TRÌNH THIẾT KẾ KỸ THUẬT BẢO QUẢN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH KIẾN
TRÚC
II.
Khảo sát, nghiên cứu hiện trạng di tích kiến trúc cần bảo quản và trùng tu

1. Nghiên cứu nguồn tư liệu lịch sử - thư mục và lưu trữ liên quan
a. Nguồn tư liệu viết và đồ họa (tư liệu chính thống)
Những tư liệu viết về chính di tích trong những thời kỳ tồn tại khác nhau
và các lần trùng tu của nó được ghi trong các tư liệu đã công bố (biên niên
sử, hồi ký, các công trình khoa học chuyên đề, sách hướng dẫn, sổ tra
cứu…) và chưa được công bố, hiện còn giữ trong các phòng lưu trữ, các
kho bảo quản của các cơ quan khoa học, thư viện, bảo tàng…
Các tư liệu đồ họa đã được và chưa được công bố (đồ án, bản khắc, phác
họa, tranh vẽ, ảnh chụp…).
Những tư liệu về các di tích khác gần gũi với di tích cần trùng tu về địa
điểm, thời gian xuất hiện (tư liệu gián tiếp).
Các hình ảnh, bản vẽ , chữ viết… trong chính di tích cần trùng tu.
b. Nguồn tư liệu truyền miệng (tư liệu dân gian)
Nguồn tư liệu này cũng đóng một vai trò nhất định. Tuy nhiên cũng nên
tiếp thu nguồn tư liệu này có phê phán và chọn lọc; chỉ dùng nó trong
trường hợp nếu nó phục vụ những tư liệu khác, chứng minh thêm cho tư
liệu chính thống có độ tin cậy hơn.
2. Nghiên cứu bản chất, tính chất
Nghiên cứu bản chất các di tích kiến trúc bắt đầu từ việc quan sát bên ngoài di
tích tại thực địa, nắm được bản chất cấu trúc, các trang trí, so sánh diện mạo
hiện tại với những hình ảnh trong quá khứ…
Mô tả trạng thái bảo quản di tích và phát hiện những bộ phận sửa chữa, khôi
phục hoặc làm lại; ghi lại những tư liệu về tình hình kỹ thuật của từng bộ phận
một và có chỉ dẫn thứ tự từng chi tiết trong quá trình sửa chữa hoặc trùng tu.
Trên cơ sở của sự mô tả này, người làm công tác trùng tu sẽ nêu lên dự kiến
về các công tác trùng tu làm tư liệu cơ bản bước đầu cho dự án kỹ thuật trùng
tu.

GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1

MSSV: 141805013

Trang 5


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC
3. Nghiên cứu khảo cổ học
Công việc nghiên cứu khảo cổ các di tích gồm có: thăm dò, khai quật khảo
cổ học bên trong và bên cạnh công trình.
Thăm dò là một trong những loại phát hiện, có phạm vi hạn địnhvà mang
tính chất điều tra, xem xét bộ phận. Những kết quả thăm dò phải được ghi
lại một cách cẩn thận. Trên cơ sở các kết quả này, người làm công tác
trùng tu đôi khi có khả năng khôi phục lại các chi tiết và các bộ phận của
công trình ngay lập tức, đôi khi phải bằng cách khai thác thêm những vết
tích tìm thấy trên cơ sở logic xây dựng của chính bộ phận đó.
Khai quật khảo cổ học cho phép tìm hiểu phát hiện được kết cấu và tình
trạng nền móng, tầng hầm, phát hiện được bố cục mặt bằng đầu tiên của di
tích, tạo điều kiện phục hồi môi trường gần đúng của di tích, nghiên cứu
các công trình xây dựng bị phá hủy, nhưng trước hết cũng là bộ phận cấu
thành nên phức hợp hoàn chỉnh của di tích.
4. Nghiên cứu các di tích kiến trúc khác tương đồng
Bên cạnh các tư liệu và tài liệu khảo sát của chính di tích cần trùng tu, việc
nghiên cứu các di tích kiến trúc khác tương đồng cũng là một nguồn tài
liệu bổ sung, làm cơ sở vững chắc hơn cho việc trùng tu.
Các di tích kiến trúc khác cần nghiên cứu có thể tương đồng trên các
phương diện tính chất sử dụng, niên đại xây dựng, phong cách xây dựng
(quyết định bởi khu vực xây dựng và người xây dựng)…
5. Cách ghi lại các thông tin
a. Mô tả và vẽ minh họa
Mô tả bằng văn viết những điều đã được phát hiện trong quá trình

khảo cổ cũng như nhật ký khảo sát.
Hình vẽ minh họa cho ta khái niệm tương đối về di tích được mô tả.
Hình vẽ có thể được sử dụng trong trường hợp nếu vì một lý do nào đó
không sử dụng được những tư liệu hoàn thiện hơn nữa. Sử dụng hội
họa để ghi lại màu sắc và tương quan màu sắc của các bộ phận riêng
trong đối tượng trùng tu và các trang trí trong đó.
b. Chụp ảnh và quay phim
ảnh chụp không những có thể cung cấp cho ta tư liệu mô tả công trình
trong thời gian ngắn nhất mà còn chính xác và đầy đủ nhất. Khi chụp
ảnh nên đặt bên cạnh vật cần chụp một cây thước kẻ hoặc giải băng
chia khoảng cách để định kích thước, tỷ lệ.
Quay phim cung cấp thêm những hình ảnh động mà ảnh chụp không
thể chuyển tải hết, đảm bảo tính liên tục về các góc độ khác nhau của
công trình cũng như giữa các công trình trong một quần thể. Quay
phim còn có ưu điểm khi phải mô tả sự vận hành động của công trình.
GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
MSSV: 141805013

Trang 6


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC

c. Đo đạc và vẽ ghi (Vẽ kỹ thuật)
Về việc ghi lại các di tích kiến trúc bằng cách đo và vẽ đạc họa, rồi
trên cơ sở đó vẽ ghi lại công trình là phương pháp đúng đắn và chính
xác nhấ, cung cấp nhiều tư liệu để nghiên cứu các đặc điểm công trình
ở trạng thái của nó.
Căn cứ vào mục đích đã đặt ra và tùy theo mức độ chính xác cần thiết

mà đo vẽ đạc họa được chia làm 3 loại: đo vẽ có tính chất sơ đồ, đo vẽ
kiến trúc và đo vẽ kiến trúc khảo cổ.
Đo vẽ cũng làm cơ sở cho việc lưu trữ hình ảnh di tích và trên cơ sở đo
vẽ có đề xuất các phương án trùng tu.
d. Làm mô hình
Đo đạc và ảnh chỉ tái hiện di tích trên phương diện 2D. Để giới thiệu
di tích trong không gian 3D cần phải nhờ đến việc làm mô hình và bản
dập.
Các mô hình cho phép bổ sung các thành phần còn thiếu và quyết định
về phương pháp cải tạo. Các mô hình giúp thực hiện những tính toán
và kiểm tra sức bền của những cấu trúc hiện hành và cấu trúc dự án.
Bản dập cho phép hình dung chính xác các chi tiết, cấu kiện công trình
có kích thước không lớn lắm.
III.
Thiết kế bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc
1. Lập dự án Bảo quản và trùng tu di tích kiến trúc
Ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tiên, bản dự án trùng tu phải mang tính
chất cụ thể, đầy đủ (với mức độ chi tiết hóa các chủ đề tương ứng ở từng
giai đoạn khác nhau)
Dự án trùng tu phải sử dụng những ý kiến đóng góp rõ ràng và có sức
thuyết phục của các chuyên gia, vận dụng các cơ sở khảo sát và nghiên
cứu bước đầu ở di tích mà đề xuất phương pháp đảm bảo sự ổn định và
trang thái bảo quản kỹ thuật của đối tượng đó, và trình bày những kiến giải
của mình về khả năng thích ứng của ngôi nhà đối với những biện pháp sử
dụng trong tương lai.
Các nội dung đề cập trong dự án bảo quản và trùng tu di tích (theo quy chế
bao quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa , danh lam thắng cảnh
do Bộ trưởng bộ Văn hóa – thông tin ban hành kèm theo Quyết định số
05/2003/QĐ-BVHTT Ngày 06/02/2003):
(1) Liệt kê, đánh giá, phân tích về lịch sử, khảo cổ, kỹ thuật, mỹ thuật, vật

liệu và các tài liệu liên quan khác của di tích
a. Báo cáo về nội dung lịch sử di tích: lịch sử nhân vật, sự kiện liên
quan đến di tích, lịch sử quá trình bảo quản tu bổ và phục hồi di
tích.
GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
Trang 7
MSSV: 141805013


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC

(2)

(3)
(4)
(5)

(6)

(7)

(8)

b. Báo cáo về khảo cổ học của di tích: Trích dẫn tài liệu khảo cổ
trước đây của di tích (nếu có); đánh giá dự báo mức độ nghiên cứu
khảo cổ học đối với di tích; kiến nghị về công tác khảo cổ.
c. Báo cáo về kết cấu và nền móng của công trình di tích
d. Báo cáo về mỹ thuật của di tích: tài liệu viết, ảnh mô tả về giá trị
lịch sử mỹ thuật của di tích; đánh giá các trang trí mỹ thuật; đánh

giá giá trị các thành phần được trang trí (màu sắc , thể loại, trang
trí, chất liệu, niên đại); báo cáo tình trạng, các chất lượng trang trí
mỹ thuật.
e. Báo cáo về mỹ thuật của di tích: số liệu các loại vật liệu (chủng
loại, chất liệu, kích thước, màu sắc, thành phần, niên đại…); đánh
giá tình trạng kỹ thuật và nguyên nhân gây hư hỏng và các cấu
kiện, thành phần kiến trúc của di tích qua các thời kì, giai đoạn xây
dựng.
Lập hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng kiến trúc của di tích
a. Tài liệu viết về di tích: mô tả hiện trạng tổng thể từng công trình;
đánh giá nguyên nhân hư hại từng công trình; số liệu cơ bản về
hiện trạng của di tích.
b. Hồ sơ bản vẽ khảo sát hiện trạng di tích: mặt bằng vị trí; mặt bằng
tổng thể; mặt bằng các hạng mục di tích; mặt đứng các hạng mục
di tích; mặt cắt các hạng mục di tích; hiện trạng các bộ phận của
hạng mục di tích; thuyết minh hồ sơ bản vẽ.
c. Đánh giá tổng thể kiến trúc của di tích
Ảnh chụp và ghi hình hiện trạng của di tích (thời điểm lập dự án)
Bản dập các chi tiết quan trọng
Phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
a. Thuyết minh các phương án
b. Bản vẽ kiến trúc phương án
Phân tích, xác định hạng mục đầu tư
a. Lựa chọn hạng mục ưu tiên đầu tư
b. Lựa chọn phương án phù hợp
Kết luận và kiến nghị
a. Kiến nghị về mức độ thực hiện công tác khảo cổ
b. Kiến nghị về phương án
c. Kiến nghị chung
Tư liệu tham khảo

Toàn bộ các tư liệu viết, vẽ, ảnh, lời kể, bản dậ và các tư liệu khác có
liên quan đến di tích đã được nêu trong dự án sẽ được gọi là tư liệu
dẫn chứng có giá trị.

GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
MSSV: 141805013

Trang 8


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC

2. Đây là tài liệu cần thiết để xác minh chính xác phương pháp trùng tu dựa
trên cơ sở khảo sát tỉ mỉ lại thực địa trên các giàn giáo và các đợt nghiên
cứu bổ sung sau này (tư liệu đạc họa, tư liệu lưu trữ, tư liệu thư mục). Bản
thiết kế kỹ thuật thi công phản ánh đầy đủ quá trình trùng tu cần được tiến
hành.
Nội dung hồ sơ thiết kế phải tuân thủ nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật xây
dựng công trình được quy định trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
của chính phủ và hướng dẫn của bộ xây dựng, ngoài ra còn phải thực hiện
các nội dung sau đây:
(1) Ảnh chụp và ghi hình hiện trạng di tích
a. Ảnh và ghi hình tổng thể
b. Ảnh và ghi hình mặt đứng công trình
c. Ảnh và ghi hình nội thất và ngoại thất các công trình
d. Ảnh và ghi hình chi tiết các cấu kiện bộ phận công trình
(2) Thuyết minh giải pháp
(3) Bản vẽ kỹ thuật hiện trạng di tích
(4) Dự toán, tổng dự toán

Áp dụng định mức dự toán trùng tu, tôn đạo di tích do Bộ Văn hóa –
Thông tin (nay là Bộ Văn hóa –Thể thao – Du lịch) ban hành và các
quy định khác của Nhà nước có liên quan tại thời điểm trình bày dự
toán và tổng dự toán.
3. Trùng tu quần thể các di tích kiến trúc
Quần thể di tích kiến trúc được quan niệm là một nhóm gồm nhiều công
trình, đôi khi xây dựng ở những thời gian khác nhau và theo những phong
cách cũng hoàn toàn khác nhau nhưng về mặt bố cục thì gắn bó với nhau
thành một chỉnh thể nghệ thuật hoàn chỉnh.
Trước khi xây dựng bản thiết kế trùng tu quần thể các di tích kiến trúc, ta
phải thực hiện:
Phân tích về mặt khoa học lịch sử- kiến trúc hình thành quần thể trúc và
phát hiện được nguyên tắc bố cục chính của nó trong quá trình lịch sừ.
Phát triển những thời kì hoặc giai đoạn chính, xét về mặt nghệ thuật kiến
trúc trong suốt quá trình lịch sử của quần thể kiến trúc và cơ sở khoa học
của việc lựa chọn đó.
Khảo sát nghiên cứu tỉ mỉ, chi tiết từng di tích có trong quần thể- xây dựng
lại hình dáng ban đầu của nó, phân tích những biến đổi về hình dáng diễn
ra sau đó- và trên cơ sỡ đó mới đưa ra những dự án trùng tu căn cứ vào vị
trí các vai trò của di tích trong quần thể.
GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
MSSV: 141805013

Trang 9


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC
Xác định giá trị về mặt xây dựng đô thị của từng di tích riêng biệt ở trong
quần thể cũng như ở trong hệ thống thành phố hiện đại có lưu ý tới hướng

phát triển trong tương lai; nghiên cứu xác định những khả năng sử dụng
các di tích vào mục đích thực tiễn
Phân tích những đường nét chính trong mối liên hệ giữa quần thể kiến trúc
với môi trường xung quanh xét về mặt lịch sử
Xác định ranh giới khu vực bảo vệ của quần thể kiến trúc cũng như khu
vực điều chỉnh xây dựng; xác định các điểm quan sát chính
Khi xây dựng bản thiết kế trùng tu một quần thể kiến trúc, điều quan trọng
là phải phát hiện và bảo vệ cơ cấu có sức biểu hiện thẩm mỹ của quần thể
đó.
Trong thành phần bản thiết kế nhất thiết phải có: mặt bằng tổng thể, các
bản vẽ mặt đứng và các mặt cắt toàn bộ quần thể kiến trúc, phối cảnh hoặc
mô hình toàn bộ quần thể kiến trúc.

GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
MSSV: 141805013

Trang 10


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC
4. Thiết kế quy hoạch khu vực di tích kiến trúc
Hệ thống tài liệu phục vụ cho thiết kế quy hoạch khu vực di tích kiến trúc
cần phải có:
Sơ đồ tổng mặt bằng kiến trúc – lịch sử chính có ghi ranh giới khu vực di
tích và phản ánh trạng thái mặt bằng hiện tại, có ghi chép chụp ảnh những
yếu tố mang giá trị về các mặt lịch sử - nghệ thuật, lịch sử - kiến trúc,
phong cách thiên nhiên và giá trị kinh tế.
Họa đồ vị trí khu vực phân bố di tích.
Sơ đồ những con đường ngầm dưới đất (sẵn có hoặc thiết kế mới).

Danh sách các công trình xây dựng được phát hiện và đang được bảo vệ
trong di tích
Sơ đồ khoanh vùng khu vực di tích trong đó chỉ rõ những khu đất có giá
trị đặc biệt về mặt lịch sử - kiến trúc, khu đất cần nghiên cứu khai quật
khảo cổ, khu đất phân bố các công trình phụ cần thiết để tiến hành trùng tu
và bảo quản di tích…
Bản thuyết minh gồm có tư liệu tham khảo về mặt lịch sử, nhận xét đặc
điểm di tích và đánh giá ý nghĩa, tư liệu về trạng thái kỹ thuật và địa chất
thủy văn, những nơi các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường không khí
và các nguồn nước…
Bản thiết kế quy hoạch khu vực di tích kiến trúc bao gồm:
- Mặt bằng tổng thể của khu vực có ghi và giới hạn khu đất của di tích,
dự kiến ranh giới khu vực bảo vệ và khu vực điều chỉnh xây dựng.
- Bản thiết kế mặt bằng theo chiều thẳng đứng ở khu vực cho thích hợp
với điểm cao của các đường phố và lối đi lại gần chung quanh.
- Bản thiết kế phục hồi hệ thống mặt nước có giá trị.
- Bản thiết kế cây xanh.
- Sơ đồ mạng lưới giao thông và thiết kế xây dựng mặt đường.
- Bản thiết kế hệ thống cung cấp nước, hệ thống kênh thoát nước.
- Bản thiết kế mạng lưới điện thắp sáng và mạng lưới thông tin
- Sơ đồ thống kê hệ thống đường ngầm
- Sơ đồ đường tham quan du lịch và hệ thống phục vụ du lịch.
- Bản thiết kế phục hồi và cải tạo
- Bản thuyết minh.

GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
MSSV: 141805013

Trang 11



BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC
CHƯƠNG III
MỘT VÀI VÍ DỤ CỤ THỂ MÀ BẠN BIẾT VỀ SỰ HỦY HOẠI DI TÍCH
KIẾN TRÚC DO CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN GÂY RA.
Các tác động của tự nhiên gây biến đổi, hủy hoại di tích kiến trúc
a. Vị trí địa lý và khí hậu
Vị trí địa lý quyết định điều kiện khi hậu tác động đến di tích và những
các thức thích ứng và bảo vệ nó.
Các yếu tố:
- Gió và ánh nắng mặt trời tác động thường xuyên gây nên những biến
đổi một cách chậm chạp và khó nhận thấy. Gió mạnh có thể nhanh
chóng và trực tiếp làm cho di tích hư hại, sụp đổ
- Bụi bẩn và độ ẩm tác động đến các vật liệu bao che của công trình
- Nước mưa và nước ngầm ngấm vào đất gây bất lợi cho nền móng công
trình.
b. Điệu kiện thủy chất, thủy văn
- Cấu tạo của các nền địa chất (mức và hướng dòng chảy nước ngầm,
cấu trúc, sự phân bố và độ nghiêng của các lớp đá tảng, tính chất lớp
đất phủ...) Ảnh hưởng tới độ ổn định nền móng công trình
- Sự thay đổi địa chất, thủy văn ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn của bản
thân công trình và công trình với khung cảnh nguyên gốc xung quanh.
c. Tác động của động. thực vật
- Một số côn trùng và động vật có khả năng phá hủy các cấu kiện của
công trình
- Các loiaj nấm mốc cây cối và các loài thực vật bám và phát triển vào
công trình phá hoại kết cấu của vật liệu di tích.
d. Thiên tai
- Bão, lũ lụt, động đất… làm thay đổi và hủy hoại di tích.

- Hỏa hoạn do sét đánh ảnh hưởng đến di tích bằng gỗ.

GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
MSSV: 141805013

Trang 12


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC

Nước ta ít phải chịu động đất, núi lửa phun trào, sóng thần nhưng, hàng năm lại phải đối mặt
với hàng chục cơn bão ngày càng diễn biến phức tạp, đê vỡ, nhiều vùng bị lụt lội, ngoài những
thiệt hại về người, về của, thì di sản cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các di sản thế giới như
Quần thể di tích kiến trúc Huế (Thừa Thiên - Huế), Khu phố cổ Hội An (Quảng Nam) năm nào
cũng bị mưa bão ghé qua. Năm nay, chỉ trong vòng một tháng đã có tới năm lần ngập nước.
Những bức tường thành cổ rêu phong của kinh thành Huế bị lốc cuốn nghiêng, chân thành bị
ngâm nước gây lún sụt. Các lăng ven sông Hương bị ngập nước và bùn đất. Những công trình
kiến trúc tráng lệ bằng gỗ sơn son, thếp vàng có tuổi cả trăm năm luôn bị thử thách bởi mưa bão
thường niên. Nhà vườn Huế nổi tiếng luôn mong manh trước bão tố lũ lụt. Khu phố cổ Hội An
bên bờ sông An Hội thơ mộng không tránh khỏi cảnh ngập lụt hàng năm, đã có lúc hàng chục
ngôi nhà cổ cùng lúc kêu cứu trong mưa lũ. Nhiều năm, cán bộ Trung tâm quản lý bảo tồn khu
phố cổ Hội An phải cho dỡ ván sàn chùa Cầu (cầu Nhật Bản) để cầu không bị nước cuốn trôi.
Động Phong Nha trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cũng không tránh
khỏi những cơn ngập lụt vào mùa mưa thường niên. Nước lũ không chỉ ngăn bước chân của các
đoàn du khách tham quan mà còn tác động làm giảm thiểu độ bền của hang, nước xoáy, va đập
gây xói lở lòng hang động và đục khoét lòng sông dẫn vào hang. Kèm với lũ lụt là nóng ẩm tạo
điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, mối mọt, cây cối mọc ký sinh trên các công trình, dẫn đến sự
phá hủy di tích. Bên cạnh lũ lụt, nóng ẩm là hạn hán, hơi muối biển và nhiều tác nhân gây hại
khác do sự biến đổi khí hậu đưa lại. Di sản văn hóa ở nước ta nằm rải ra trên khắp đất nước,

nhiều di sản được làm bằng các vật liệu hữu cơ nên càng chịu nhiều tổn thất, nhất là những di
sản nằm trong vùng phân lũ. Ngay cả hệ thống đền - tháp Chăm ở khu vực miền Trung, tuy làm
bằng gạch đá nhưng cũng chịu tác động thường xuyên của khí hậu nóng ẩm gió biển, mưa lũ và
hơi nước biển gây mủn bề mặt của các di sản.
Tuy các di sản chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của sự biến đổi khí hậu như vậy nhưng, các hoạt
động mang tính phòng ngừa tác động của sự biến đổi khí hậu đối với di sản ở Việt Nam những
năm qua vẫn chưa rõ ràng. Sở dĩ có tình trạng đó, một phần do nhận thức chung về hiểm họa của
thay đổi khí hậu còn rất hời hợt. Một phần do nền kinh tế đất nước còn nghèo, các nỗ lực chung
trong phòng chống thiên tai vẫn còn bị hạn chế, chủ yếu tập trung giải quyết các hiểm họa trực
tiếp, đột xuất, ít có sự chuẩn bị mang tính phòng ngừa. Mặt khác do quan niệm: “nước lụt thì lút
cả làng” cho nên cái lo lớn về đời sống của con người vùng lũ lấn át những cái lo nhỏ, nếu có thể
gọi như thế đối với di sản trong lúc này. Có thể nói, mối quan tâm của chính quyền và cộng đồng
hiện nay đối với thiên tai vẫn là mối quan tâm chung chung, chứ chưa chuyên tâm vào một lĩnh
vực cụ thể nào.

GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
MSSV: 141805013

Trang 13


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC
MỘT VÀI VÍ DỤ CỤ THỂ MÀ BẠN BIẾT VỀ SỰ HỦY HOẠI DI TÍCH KIẾN TRÚC DO
CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN GÂY RA.

Phố cổ Hội An ngập lụt, “run rẩy” trong mưa lũ.

Mùa nước lụt năm 2009 ở Hội An. Ảnh: Nguyễn Lượng
GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN

SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
MSSV: 141805013

Trang 14


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC

Cố đô Huế trong mùa mưa lũ. Nguồn: tourconduongdisan.com

Huế trong trân lụt lịch sử năm 1999. Nguồn: ditichhue

GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
MSSV: 141805013

Trang 15


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC

Nước lũ tràn vào thành phố Huế.
GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
MSSV: 141805013

Trang 16


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC


Hình ảnh về trận lụt tháng 11/1999 ở Huế Ảnh: Internet

Trận lũ lịch sử năm 1999 đã tàn phá nghiêm trọng nhiều công trình kiến trúc cung đình Huế.
Trong ảnh: Cổng Ngọ Môn của kinh thành Huế chìm trong nước lũ. Ảnh: Quốc Việt
GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
Trang 17
MSSV: 141805013


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC

Nhiều di vật đá ở Phú Yên đã bị mai một, nhất là những bi ký khắc trên tảng đá tự nhiên như bia
Chợ Dinh.(Ảnh: Bia chợ Dinh- Bia Chăm, ở phường I, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên)- Ảnh:
Hoài Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn là di sản bị hư hại nhiều do tác động của thời gian, biến đổi khí hậu.
Nguồn: www.vietnamheritage.com.vn

GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
MSSV: 141805013

Trang 18


BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI SẢN KIẾN TRÚC
IV.


KẾT LUẬN

Đã đến lúc chúng ta cần nâng cao nhận thức về hiểm họa của thay đổi khí hậu,
tránh thái độ chủ quan, thờ ơ, đồng thời chủ động tổ chức nghiên cứu các tác động của thay đổi
khí hậu tại từng di sản và từng cụm di sản, từng vùng, miền, cả nước. Các cơ quan quản lý di sản
trong cả nước từ trung ương đến địa phương, từ quản lý di sản thế giới đến các di tích cấp quốc
gia và cấp tỉnh cần nghiên cứu kỹ hướng dẫn của ủy ban Di sản thế giới, tìm ra những kinh
nghiệm tốt trong việc phòng ngừa và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra (cả những kinh
nghiệm dân gian truyền thống và kỹ thuật tiên tiến). Chủ động tuyên truyền, phổ biến các kinh
nghiệm đó trong mạng lưới các di sản và trong cộng đồng. Kết nối hoạt động của các cơ quan
liên quan ở trung ương và địa phương nhằm bảo tồn sự toàn vẹn và tính nguyên gốc của giá trị di
sản như quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ rừng .v.v.
Chúng ta đã có nhiều bài học về sự chủ quan đối với tác hại của thiên tai, nhất là lũ lụt, khô hạn,
hỏa hoạn (năm 2007 đã cháy hai di tích là đình Ngọa Long (Hà Nội) và chùa Dơi (An Giang),
dịch bệnh, động đất (thường xảy ra ở khu vực Điện Biên). Những sự chủ quan đó đã phải trả giá
bằng nhiều sinh mệnh, tài sản, việc khắc phục hậu quả kéo dài nhiều năm. Trong những thiệt hại
chung đó, di sản văn hóa và thiên nhiên cũng bị ảnh hưởng một phần đáng kể. Vì vậy, đã đến lúc
chúng ta cần có những hành động tích cực, cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị di sản, nếu
không muốn có những tiếc nuối sau này.

GVHD: Thầy TRẦN ANH TUẤN
SVTH: LÊ ANH ĐÀO LỚP KC14DH-DT1
MSSV: 141805013

Trang 19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×