Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Lợi thế cạnh tranh, nỗi ám ảnh nguy hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.95 KB, 13 trang )

Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright
Niên khoá 2004-2005

Ngoại thương
Bài đọc

Lợi thế cạnh tranh: nỗi ám ảnh
nguy hiểm

LỢI THẾ CẠNH TRANH:
NỖI ÁM ẢNH NGUY HIỂM
BÀI VIẾT CỦA PAUL KRUGMAN

Nguồn: Foreign Affairs
Số báo: Tháng 3/Tháng 4 năm 1994 (tập 73, số 2)
Paul Krugman là Giáo sư môn Kinh tế học tại Viện Công nghệ
Massachusetts. Cuốn sách mới nhất của ông nhan đề là
“Peddling Prosperity: Economic Sense and Nonsense in the Age of
Diminished Expectations” (w.w. Norton)
GIẢ THUYẾT SAI
Vào tháng 6 năm 1993, Jacques Delors thực hiện một buổi trình
bày đặc biệt trước các nhà lãnh đạo của các quốc gia
trong Cộng đồng Châu Âu, đang họp ở Copenhagen, về vấn
đề thất nghiệp ở Châu Âu ngày càng tăng. Các nhà kinh
tế học nghiên cứu về tình hình Châu Âu đã hiếu kỳ muốn
biết Jacques Delors, vò Chủ tòch của Ủy ban Cộng đồng Châu
Âu, sẽ nói gì. Hầu hết các nhà kinh tế học này ít nhiều có
chung một cách chẩn đoán giống nhau về vấn đề của Châu
Âu: các sắc thuế và các qui đònh do các nhà nước phúc lợi
phức tạp của Châu Âu áp đặt làm cho những người chủ


tuyển dụng miễn cưỡng trong việc tạo ra việc làm mới. Trong
khi đó, mức trợ cấp thất nghiệp tương đối hào phóng đã
làm cho công nhân không muốn chấp nhận các loại việc
làm lương thấp, mà chính các loại việc làm này giúp giữ
được mức thất nghiệp tương đối thấp ở Hoa Kỳ. Những khó
khăn về tiền tệ gắn với việc duy trì Hệ thống Tiền tệ
Châu Âu bất chấp các chi phí của việc tái thống nhất
nước Đức đã làm cho vấn đề khó khăn về cơ cấu này
trầm trọng thêm.
Đó là một sự chẩn đoán có tính thuyết phục, nhưng là
chẩn đoán mang tính bùng nổ về chính trò, và mọi người
muốn biết Delors sẽ xử lý nó như thế nào. Ông có dám
nói với các nhà lãnh đạo Châu Âu rằng các nỗ lực của
họ nhằm theo đuổi sự công bằng về kinh tế đã tạo ra thất
nghiệp như một sản phẩm phụ không dự kiến trước? Hay
Ông sẽ thừa nhận rằng người ta chỉ có thể duy trì được Hệ
thống Tiền tệ Châu Âu với các giá phải trả là một đợt
suy thoái và sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng của sự
thú nhận đó đối với liên minh tiền tệ Châu Âu?

Paul Krugman

1

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright
Niên khoá 2004-2005


Ngoại thương
Bài đọc

Lợi thế cạnh tranh: nỗi ám ảnh
nguy hiểm

Hãy đoán xem? Delor đã không đương đầu với các vấn
đề về nhà nước phúc lợi hoặc Hệ thống Tiền tệ Châu Âu.
Ông đã giải thích căn nguyên của vấn đề thất nghiệp ở
Châu Âu là thiếu khả năng cạnh tranh với Hoa Kỳ và Nhật
Bản và giải pháp cho vấn đề này là một chương trình đầu
tư vào hạ tầng cơ sở và công nghệ cao.
Đó là một sự tránh né thật đáng thất vọng, nhưng
điều đó không làm mọi người ngạc nhiên. Rốt cuộc thì
thuật hùng biện về khả ăng cạnh tranh – tức là quan điểm
cho rằng, theo lời của Tổng thống Mỹ Clinton, mỗi quốc gia
“giống như một công ty lớn cạnh tranh trên thò trường toàn
cầu” – đã trở nên phổ biến trong số các nhà lãnh đạo dư
luận trên khắp thế giới. Những người tin rằng mình có hiểu
biết sắc bén về chủ đề này xem như đương nhiên rằng vấn
đề kinh tế mà các quốc gia hiện đại phải đối mặt thực
chất là vấn đề cạnh tranh trên thò trường thế giới – nghóa
là Hoa Kỳ và Nhật Bản là các đối thủ cạnh tranh theo nghóa
giống như Coca-Cola cạnh tranh với Pepsi – và họ không biết
rằng người nào cũng có thể đặt nghi vấn nghiêm túc về
lời khẳng đònh đó. Cứ vài tháng lại có một cuốn sách
mới bán chạy nhất cảnh báo công chúng Hoa Kỳ về những
hậu quả nặng nề của việc thua cuộc trong cuộc “chạy đua”
vào thế kỷ 21. Toàn bộ một ngành nghiên cứu gồm các

hội đồng về khả năng cạnh tranh, “các nhà đòa kinh tế học”
và các nhà lý thuyết về ngoại thương có quản lý đã xuất
hiện ở Washington. Nhiều trong số những người này đã
chẩn đoán các vấn đề kinh tế của Hoa Kỳ bằng những lời
lẽ rất giống với Delors đã chẩn đoán cho Châu Âu. Hiện
nay (năm 1994) họ đang giữ những vò trí cao nhất trong chính
quyền Clinton, hình thành chính sách kinh tế và thương mại cho
Hoa Kỳ.
Thật đáng tiếc là sự chẩn đoán của Jacques Delors là
một hướng dẫn gây lầm lẫn hết sức về những yếu tố
làm suy yếu Châu Âu. Những sự chẩn đoán tương tự ở Hoa
Kỳ cũng gây lầm lẫn như thế. Ý tưởng cho rằng vận may
về kinh tế của một quốc gia phần lớn được quyết đònh bởi
thành công của quốc gia này trên các thò trường thế giới
chỉ là một giả thuyết, chứ không phải là một sự thật tất
yếu; trong thực nghiệm và thực tiễn, giả thuyết này dứt
khoát sai. Nghóa là, đơn giản là không đúng rằng các quốc
gia dẫn đầu trên thế giới đang cạnh tranh về kinh tế với nhau
với mức độ đáng kể hay bất kỳ vấn đề khó khăn kinh tế
quan trọng nào của họ cũng có thể qui cho là do sự thất bại
của họ trong cạnh tranh trên các thò trường thế giới. Nỗi

Paul Krugman

2

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình Giảng dạy Kinh tế

Fulbright
Niên khoá 2004-2005

Ngoại thương
Bài đọc

Lợi thế cạnh tranh: nỗi ám ảnh
nguy hiểm

ám ảnh với khả năng cạnh tranh ngày càng tăng tại hầu
hết các quốc gia tiên tiến phải được xem không phải như là
một mối quan ngại có cơ sở đúng đắn mà như là một quan
điểm mà người ta chấp nhận, bất chấp bằng chứng hết
sức trái ngược. Và nó lại rõ ràng là quan điểm mà người
ta rất muốn có – mong muốn tin vào quan điểm đó được thể
hiện trong một khuynh hướng đáng chú ý của những người
đề cao học thuyết về khả năng cạnh tranh, khuynh hướng đó
là những người này ủng hộ lý lẽ của họ với phép tính số
học bất cẩn, sai lầm.
Bài viết này đưa ra ba luận điểm. Thứ nhất, bài viết
này lập luận rằng những mối quan tâm về khả năng cạnh
tranh, như một vấn đề thực nghiệm, hầu như hoàn toàn
không có cơ sở. Thứ hai, bài viết này cố gắng giải thích tại
sao việc xác đònh vấn đề khó khăn về kinh tế như một vấn
đề khó khăn về cạnh tranh quốc tế lại hấp dẫn đến thế
đối với nhiều người. Cuối cùng, nó lập luận rằng nỗi ám
ảnh với khả năng cạnh tranh không những sai lầm mà còn
nguy hiểm, làm thiên lệch các chính sách nội đòa và đe dọa
hệ thống kinh tế quốc tế. Dó nhiên nhìn trên quan điểm
chính sách công thì vấn đề cuối cùng này quan trọng nhất.

Tư duy bò chi phối bởi khả năng cạnh tranh sẽ trực tiếp hay
gián tiếp dẫn đến các chính sách kinh tế tồi về một loạt
nhiều vấn đề, trong nước và ngoài nước, dù là trong lónh
vực chăm sóc sức khỏe hay thương mại.
Cạnh tranh không suy nghó
Hầu hết những người sử dụng thuật ngữ “khả năng cạnh
tranh” đều sử dụng mà không hề suy đi nghó lại. Đối với họ,
dường như hiển nhiên rằng sự tương đồng giữa một quốc gia
và một công ty là hợp lý, và đặt câu hỏi liệu Hoa Kỳ có
sức cạnh tranh trên thò trường thế giới hay không trên
nguyên tắc cũng không khác gì đặt câu hỏi liệu công ty
General Motors có sức cạnh tranh trên thò trường xe tải nhỏ ở
Bắc Mỹ hay không.
Tuy nhiên, trên thực tế việc cố gắng đònh nghóa khả
năng cạnh tranh của một quốc gia rắc rối hơn nhiều so với
việc đònh nghóa khả năng cạnh tranh của một công ty. Kết
quả cuối cùng (dòng cuối cùng trong các bảng kết toán cho
biết tổng số lợi nhuận hay tổng số lỗ) của một công ty
chính là kết quả cuối cùng của nó đúng theo nghóa đen: nếu
một công ty không đủ tiền trả tiền công cho người lao
động, trả cho các nhà cung cấp, và các trái chủ thì công ty
này sẽ bò loại khỏi hoạt động kinh doanh. Vì thế, khi chúng ta

Paul Krugman

3

Biên dòch: Xinh Xinh



Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright
Niên khoá 2004-2005

Ngoại thương
Bài đọc

Lợi thế cạnh tranh: nỗi ám ảnh
nguy hiểm

nói một công ty không có khả năng cạnh tranh, chúng ta
muốn nói rằng vò thế thò trường của nó không thể duy trì
được – rằng nó sẽ không còn tồn tại trừ khi nó cải thiện
hoạt động. Mặt khác, các quốc gia không bao giờ bò loại
khỏi hoạt động của mình. Các quốc gia có thể hài lòng hay
không hài lòng với thành quả kinh tế của mình, nhưng các
quốc gia không có kết quả cuối cùng (bottom line) được xác
đònh rõ ràng. Kết quả là khái niệm khả năng cạnh tranh
của quốc gia là một khái niệm khó lónh hội.
Người ta có thể ngây ngô cho rằng kết quả cuối cùng
(bottom line) của nền kinh tế của một đất nước đơn giản là
cán cân thương mại của nó, rằng khả năng cạnh tranh có
thể được đo lường bằng khả năng quốc gia bán ra nước
ngoài nhiều hơn mua vào. Nhưng trong cả lý thuyết lẫn thực
tiễn, thặng dư trong cán cân thương mại có thể là một dấu
hiệu về yếu kém của quốc gia, thâm hụt trong cán cân
thương mại có thể là một dấu hiệu về sức mạnh của quốc
gia. Thí dụ, Mêhico bắt buộc phải có các khoản thặng dư
thương mại khổng lồ trong thập niên 1980 để trả lãi của nợ
nước ngoài bởi vì các nhà đầu tư quốc tế từ chối không

cho Mêhico vay thêm tiền, sau năm 1990, quốc gia này bắt
đầu có những khoản thâm hụt thương mại lớn khi các nhà
đầu tư đã phục hồi lòng tin và bắt đầu đổ vào các khoản
tiền mới. Có ai muốn mô tả Mêhico như là một quốc gia
có sức cạnh tranh cao trong suốt kỷ nguyên khủng hoảng nợ
hoặc mô tả tình hình đã xảy ra kể từ năm 1990 như là việc
mất khả năng cạnh tranh?
Hầu hết các tác giả có lo lắng một tí nào đó về vấn
đề này vì thế đã cố gắng đònh nghóa khả năng cạnh tranh
như một kết hợp của thành quả về thương mại và một điều
gì khác. Đặc biệt, đònh nghóa thông dụng nhất về khả năng
cạnh tranh ngày nay đi theo hướng của đònh nghóa được đưa ra
trong <Ai đánh bại ai?> của Chủ tòch Hội đồng Các Nhà Cố
vấn Kinh tế, Laura D’Andrea Tyson: khả năng cạnh tranh là
“khả năng của chúng ta sản xuất ra hàng hóa và dòch vụ
đáp ứng được kiểm đònh của cạnh tranh quốc tế trong khi
công dân của chúng ta hưởng được một mức sống vừa
tăng lên vừa có thể duy trì bền vững”. Đònh nghóa này nghe
có vẻ hợp lý. Tuy nhiên nếu bạn suy nghó về nó, và kiểm
tra những ý nghó của bạn so với sự thực, thì bạn sẽ nhận
thấy rằng đònh nghóa này còn ít hợp lý hơn nhiều so với mình
tưởng lúc ban đầu.
Hãy suy nghó một lát xem đònh nghóa này sẽ có nghóa gì
đối với một nền kinh tế tiến hành thương mại quốc tế rất

Paul Krugman

4

Biên dòch: Xinh Xinh



Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright
Niên khoá 2004-2005

Ngoại thương
Bài đọc

Lợi thế cạnh tranh: nỗi ám ảnh
nguy hiểm

ít, như Hoa Kỳ trong thập niên 1950. Đối với một quốc gia như
thế, khả năng cân bằng thương mại hầu như là vấn đề có
được tỷ giá hối đoái đúng. Nhưng do thương mại quốc tế chỉ
là một yếu tố nhỏ bé như thế trong nền kinh tế, nên mức
tỷ giá hối đoái chỉ là một yếu tố ảnh hưởng thứ yếu
đến mức sống. Như thế, trong một nền kinh tế tiến hành
thương mại quốc tế rất ít, thì việc nâng cao mức sống – và
như thế là nâng cao “khả năng cạnh tranh” theo đònh nghóa
của Tyson – sẽ được quyết đònh hầu như hoàn toàn bởi các
yếu tố trong nước, chủ yếu là tốc độ tăng trưởng năng
suất. Đó chính là tăng trưởng năng suất trong nước – không
phải là tăng trưởng năng suất so với các quốc gia khác.
Nói cách khác, đối với một nền kinh tế tiến hành rất ít
thương mại quốc tế thì “khả năng cạnh tranh” hóa ra là một
cách ngộ nghónh để nói “năng suất” và không liên quan gì
đến cạnh tranh quốc tế.
Nhưng chắc chắn điều nói trên sẽ thay đổi khi thương
mại quốc tế trở nên quan trọng hơn, như quả thật nó đã trở

nên quan trọng hơn đối với hầu hết các nền kinh tế lớn?
Chắc chắn là có thể thay đổi. Giả sử một quốc gia nhận
thấy rằng mặc dù năng suất tăng lên đều đặn, nhưng
quốc gia này chỉ có thể thành công trong xuất khẩu nếu
nó phá giá đồng tiền của nó nhiều lần, bán hàng xuất
khẩu luôn luôn rẻ hơn trên các thò trường thế giới. Như
thế, mức sống ở quốc gia này, vốn phụ thuộc vào sức mua
của nó đối với hàng nhập khẩu cũng như hàng sản xuất
nội đòa, có thể thực sự giảm sút. Nói theo thuật ngữ
chuyên môn của các nhà kinh tế học, tăng trưởng nội đòa
có thể bò áp đảo bởi tỷ giá ngoại thương (tỷ giá trao đổi
mậu dòch) xấu đi. Vì thế, “khả năng cạnh tranh” hóa ra có
thể chung cuộc thực sự là về cạnh tranh quốc tế.
Tuy nhiên, chẳng có lý do gì để chúng ta để vấn đề
này lại như một sự suy đoán thuần túy; nó có thể được
kiểm tra dễ dàng dựa trên dữ liệu. Có phải tỷ giá ngoại
thương xấu đi đã quả thực là một trở ngại chính đối với
mức sống ở Hoa Kỳ? Hay phải chăng tốc độ tăng trưởng
thu nhập thực ở Hoa Kỳ đã cơ bản tiếp tục bằng với tốc độ
tăng trưởng năng suất nội đòa, mặc dù thương mại chiếm tỷ
trọng lớn hơn trong thu nhập so với trước đây?
Để trả lời câu hỏi này, người ta chỉ cần xem số liệu
về hạch toán thu nhập quốc dân mà Bộ Thương mại (Hoa Kỳ)
công bố đònh kỳ trong Điều tra Hoạt động Kinh doanh Hiện
hành. Thước đo thông thường về tăng trưởng kinh tế ở Hoa
Kỳ tất nhiên là GNP thực – một thước đo đem chia giá trò

Paul Krugman

5


Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright
Niên khoá 2004-2005

Ngoại thương
Bài đọc

Lợi thế cạnh tranh: nỗi ám ảnh
nguy hiểm

hàng hóa và dòch vụ được sản xuất ra ở Hoa Kỳ cho các chỉ
số giá thích hợp để cho ra một giá trò ước lượng sản lượng
quốc gia thực. Tuy nhiên, Bộ Thương mại cũng công bố một
số liệu được gọi là “GNP chỉ huy” (“Command GNP”). Nó tương
tự như GNP thực ngoại trừ việc nó chia xuất khẩu không phải
cho chỉ số giá xuất khẩu mà cho chỉ số giá của nhập
khẩu của Hoa Kỳ. Nghóa là, xuất khẩu được đònh giá bởi
những gì mà người Mỹ có thể mua với số tiền mà xuất
khẩu mang lại. Vì thế cho nên GNP chỉ huy đo lường khối
lượng hàng hóa và dòch vụ mà nền kinh tế Hoa Kỳ có thể
“chỉ huy” – tức là sức mua của quốc gia – chứ không phải
khối lượng mà nền kinh tế này sản xuất ra. Và như chúng
ta vừa thấy, “khả năng cạnh tranh” có nghóa là một thứ gì
đó khác với “năng suất” chỉ và chỉ khi sức mua tăng
trưởng chậm hơn một cách đáng kể so với sản lượng.
Sau đây là những con số. Trong giai đoạn 1959-1973, giai

đoạn tăng trưởng mạnh mẽ trong mức sống ở Hoa Kỳ và
hầu như chẳng có mối quan ngại nào về cạnh tranh quốc tế,
GNP thực trên mỗi giờ lao động của công nhân tăng trưởng
1,85 phần trăm hàng năm, trong khi GNP chỉ huy trên mỗi giờ
tăng trưởng hơi nhanh hơn, đó là 1,87 phần trăm. Từ năm
1973 đến năm 1990, giai đoạn mức sống đình trệ, tăng trưởng
GNP chỉ huy trên mỗi giờ giảm xuống còn 0,65 phần trăm.
Tuy nhiên hầu như tất cả (91 phần trăm) sự đình trệ đó được
giải thích bởi sự sụt giảm trong tăng trưởng năng suất nội
đòa: GNP thực trên mỗi giờ chỉ tăng 0,73 phần trăm.
Những phép tính toán tương tự đối với Cộng đồng Châu
Âu và Nhật Bản cho chúng ta các kết quả tương tự. Trong
mỗi trường hợp, tỷ lệ tăng trưởng mức sống về cơ bản
bằng với tỷ lệ tăng trưởng năng suất nội đòa – không phải
năng suất so với các đối thủ cạnh tranh, mà chỉ là năng
suất nội đòa. Mặc dù thương mại thế giới lớn đến mức chưa
từng thấy trước đây, nhưng mức sống của quốc gia được
quyết đònh một cách áp đảo bởi các yếu tố nội đòa chứ
không phải bởi sự cạnh tranh giành các thò trường thế giới.
Làm sao điều này lại có thể xảy ra trong thế giới phụ
thuộc lẫn nhau của chúng ta ngày nay? Một phần của câu
trả lời là thế giới không phụ thuộc lẫn nhau như mức độ
mà bạn có thể nghó: các quốc gia hoàn toàn không giống
như các công ty. Ngay cả ngày nay, giá trò xuất khẩu của
Hoa Kỳ cũng chỉ bằng 10 phần trăm giá trò gia tăng trong
nền kinh tế Hoa Kỳ (mà giá trò gia tăng này bằng GNP).
Nghóa là Hoa Kỳ vẫn là một nền kinh tế mà hầu như 90%
nền kinh tế ấy sản xuất hàng hóa và dòch vụ cho chính nó

Paul Krugman


6

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright
Niên khoá 2004-2005

Ngoại thương
Bài đọc

Lợi thế cạnh tranh: nỗi ám ảnh
nguy hiểm

sử dụng. Ngược lại, ngay cả công ty lớn nhất cũng hầu như
không bán được phần sản lượng nào của mình cho chính các
công nhân của mình; “xuất khẩu” của General Motors – nghóa
là doanh số bán cho những người không làm việc ở đó –
hầu như là tất cả doanh số bán của nó, mà doanh số bán
này lớn hơn 2,5 lần giá trò gia tăng của công ty.
Hơn nữa, các quốc gia không cạnh tranh với nhau theo
cách mà các công ty cạnh tranh. Coke và Pepsi hầu như là
các đối thủ cạnh tranh thuần túy: chỉ một phần không
đáng kể doanh thu của Coca-Cola đến tay các công nhân của
Pepsi, chỉ một phần không đáng kể hàng hóa mà các
công nhân của Coca-Cola mua là sản phẩm của Pepsi. Vì thế,
nếu Pepsi thành công, thì thành công này có khuynh hướng
là xảy ra với tổn thất do Coke gánh chòu. Nhưng các quốc

gia công nghiệp lớn, mặc dù họ bán sản phẩm cạnh tranh
với nhau, nhưng họ cũng là các thò trường xuất khẩu chính
của nhau và cũng là các nhà cung cấp chính của nhau đối
với hàng nhập khẩu hữu ích. Nếu nền kinh tế Châu Âu
hoạt động tốt thì không nhất thiết là với phí tổn do Hoa Kỳ
gánh chòu; quả thật, nếu có điều gì đó quan trọng thì đó
chính là một nền kinh tế Châu Âu thành công rất có thể
sẽ giúp nền kinh tế Hoa Kỳ bằng cách cung cấp cho nó các
thò trường rộng lớn hơn và bán cho nó hàng hóa có chất
lượng cao hơn với giá hạ hơn.
Như thế, thương mại quốc tế không phải là một trò chơi
có tổng bằng zero. Khi năng suất gia tăng ở Nhật Bản, thì
kết quả chính là gia tăng mức tiền công thực của người
Nhật; các mức tiền công ở Hoa Kỳ và Châu Âu trên
nguyên tắc ít nhất cũng có khả năng tăng lên ngang bằng
khả năng giảm xuống, và trong thực tiễn có vẻ gần như
không bò ảnh hưởng.
Người ta có thể công kích luận điểm nói trên, nhưng
bài học thật rõ ràng: mặc dù các vấn đề cạnh tranh có
thể nảy sinh trên nguyên tắc, nhưng như một vấn đề thực
nghiệm trong thực tiễn thì các quốc gia lớn trên thế giới
không cạnh tranh với nhau ở mức độ đáng kể nào. Dó
nhiên, luôn luôn có sự cạnh tranh để giành đòa vò và quyền
lực – các quốc gia tăng trưởng nhanh hơn sẽ thấy thứ hạng
về chính trò của mình tăng lên. Vì thế việc so sánh các quốc
gia luôn luôn là điều thú vò. Nhưng khẳng đònh rằng tăng
trưởng của Nhật Bản làm yếu đi đòa vò của Hoa Kỳ khác xa
việc nói rằng nó làm giảm mức sống của Mỹ – và chính
thuật hùng biện về khả năng cạnh tranh khẳng đònh điều
thứ hai.


Paul Krugman

7

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright
Niên khoá 2004-2005

Ngoại thương
Bài đọc

Lợi thế cạnh tranh: nỗi ám ảnh
nguy hiểm

Dó nhiên, người ta có thể có quan điểm rằng chúng ta
muốn các từ ngữ có nghóa gì thì chúng có nghóa ấy, rằng
mọi người đều được tự do, nếu họ mong muốn, sử dụng thất
ngữ “khả năng cạnh tranh” như một cách thi vò để nói đến
năng suất, mà không thật sự hàm ý rằng cạnh tranh quốc
tế có liên quan gì với nó. Nhưng hầu như chẳng có tác giả
nào viết về khả năng cạnh tranh chấp nhận quan điểm này.
Họ tin rằng sự thực nói lên một câu chuyện hoàn toàn
khác. Họ tin rằng chúng ta đang sống, như Lester Thurow đã
viết trong cuốn sách bán chạy nhất của ông, Đầu đối Đầu,
trong một thế giới cạnh tranh “thắng-thua” giữa các nền kinh
tế hàng đầu. Làm sao niềm tin này có thể tồn tại?


Paul Krugman

8

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright
Niên khoá 2004-2005

Ngoại thương
Bài đọc

Lợi thế cạnh tranh: nỗi ám ảnh
nguy hiểm

Phép tính số học bất cẩn
Một trong những đặc điểm gây sửng sốt, đáng chú ý của
nhiều tài liệu về khả năng cạnh tranh là xu hướng lặp đi
lặp lại của các tác giả rất thông minh dính dự vào việc có
thể được mô tả một cách tế nhò nhất là “phép tính số học
bất cẩn”. Những lời khẳng đònh được đưa ra nghe như những
lời tuyên bố về các tầm mức (magnitudies) có thể tính
được, nhưng các tác giả không thực sự trình bày bất kỳ số
liệu nào về các tầm mức này và như thế không chú ý
rằng các số liệu thực tế mâu thuẩn với những lời khẳng
đònh của họ. Hoặc số liệu trình bày được cho là ủng hộ lời
khẳng đònh của tác giả, nhưng tác giả lại không chú ý

rằng các con số của chính mình đưa ra cho thấy rằng điều
mình đang nói không thể đúng sự thực. Rất nhiều lần người
ta tìm thấy các cuốn sách và các bài viết về khả năng
cạnh tranh mà dường như đối với người đọc khinh suất là
đầy đủ bằng chứng có tính thuyết phục; nhưng chúng làm
cho những người quen thuộc với số liệu đó cảm thấy thật
xa lạ, hầu như vụng về một cách đáng sợ trong việc họ xử
lý các con số. Một số thí dụ có thể minh họa tốt nhất cho
luận điểm này. Sau đây là ba trường hợp về phép tính số
học bất cẩn, mỗi trường hợp đều đáng quan tâm.
Trong một bài viết gần đây được công bố ở Nhật Bản,
Lester Thurow giải thích cho cử tọa của ông về tầm quan trọng
của việc cắt giảm thặng dư thương mại của Nhật với Hoa
Kỳ. Ông đã chỉ ra rằng mức tiền công thực ở Hoa Kỳ đã
giảm sáu phần trăm trong suốt những năm dưới thời Reagan
và Bush, và lý do là các khoản thâm hụt thương mại về
hàng công nghiệp chế tạo đã đẩy công nhân ra khỏi các
việc làm trong công nghiệp chế tạo với tiền công cao sang
các việc làm về dòch vụ với tiền công thấp.
Đây không phải là một quan điểm mới mẻ, nó đã
được nhiều người đưa ra. Nhưng Thurow trình bày cụ thể hơn
hầu hết những người khác, ông đưa ra các con số thực tế
về công việc và mất mát tiền công. Ông khẳng đònh một
triệu việc làm trong công nghiệp chế tạo đã mất đi bởi vì
thâm hụt nói trên và việc làm trong công nghiệp chế tạo
trả công nhiều hơn các công việc dòch vụ 30 phần trăm.
Cả hai con số này đều đáng hoài nghi. Con số một
triệu việc làm là quá cao, và chênh lệch tiền công 30
phần trăm giữa công nghiệp chế tạo và dòch vụ chủ yếu
là do chênh lệch trong độ dài của tuần làm việc, chứ

không phải chênh lệch trong mức tiền công hàng giờ.

Paul Krugman

9

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright
Niên khoá 2004-2005

Ngoại thương
Bài đọc

Lợi thế cạnh tranh: nỗi ám ảnh
nguy hiểm

Nhưng chúng ta hãy xem như các con số của Thurow là đúng.
Chúng có nói lên câu chuyện ông đề xuất hay không?
Điểm chính yếu là tổng số việc làm ở Hoa Kỳ hơn hẳn
100 triệu công nhân. Giả sử rằng một triệu công nhân đã
bò buộc chuyển từ công nghiệp chế tạo sang dòch vụ, và kết
quả là mất đi 30% chênh lệch tiền công trong công nghiệp
chế tạo. Bởi vì số công nhân này ít hơn 1% lực lượng lao
động Hoa Kỳ nên điều này sẽ làm giảm mức tiền công
trung bình ở Hoa Kỳ ít hơn 1/100 của 30% - nghóa là ít hơn 0,3%.
Con số này quá nhỏ nên không thể giải thích được
mức sụt giảm tiền công thực 6 phần trăm, nó nhỏ hơn đến

20 lần (6% = 20 x 0,3%). Hay chúng ta có thể xem xét nó theo
cách thức khác, mất mát tiền công hàng năm do việc
giảm công nghiệp hóa được kích thích bởi thâm hụt, mà
Thurow ngụ ý một cách rõ rệt là ở trung tâm của những
khó khăn kinh tế ở Hoa Kỳ, trên cơ sở các số liệu riêng
của ông, là gần bằng với mức Hoa Kỳ chi tiêu vào chăm
sóc sức khỏe hàng tuần.
Một điều gì đó thật khó hiểu đang diễn ra ở đây. Làm
sao một người thông minh như Thurow, khi viết một bài được
coi như là để cung cấp bằng chứng có tính đònh lượng vững
chắc về tầm quan trọng của cạnh tranh quốc tế đối với nền
kinh tế Hoa Kỳ, lại không nhận ra rằng bằng chứng ông đưa
ra cho thấy một cách rõ ràng kênh gây tổn thất mà ông
xác đònh không phải là thủ phạm?
Các khu vực kinh tế có giá trò gia tăng cao
Ira Magaziner và Robert Reich, cả hai hiện là những nhân vật
có ảnh hưởng trong chính quyền Clinton, lần đầu tiên đến
với khán giả rộng rãi với cuốn sách xuất bản năm 1982
của họ nhan đề “Lưu tâm đến Hoạt động Kinh doanh của Mỹ”.
Cuốn sách này ủng hộ chính sách công nghiệp của Hoa Kỳ,
và trong phần dẫn nhập, các tác giả này đã đưa ra một cơ
sở đònh lượng dường như cụ thể cho một chính sách như thế:
“Mức sống của chúng ta chỉ có thể tăng lên nếu (i) vốn
và lao động chảy ngày càng nhiều hơn vào các ngành có
giá trò gia tăng cao trên mỗi công nhân và (ii) chúng ta duy
trì được một vò thế cao hơn trong các ngành đó so với các
đối thủ cạnh tranh của chúng ta.”
Các nhà kinh tế học hoài nghi về ý tưởng này trên
nguyên tắc. Nếu việc nhắm mục tiêu vào các ngành phù
hợp chỉ đơn giản là vấn đề chuyển sang các khu vực kinh tế


Paul Krugman

10

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright
Niên khoá 2004-2005

Ngoại thương
Bài đọc

Lợi thế cạnh tranh: nỗi ám ảnh
nguy hiểm

có giá trò gia tăng cao, thì tại sao các thò trường tư nhân
không làm việc đó rồi? Nhưng người ta có thể bác bỏ luận
điểm vừa nêu, vì lý do nó đơn thuần là niềm tin vô hạn của
các nhà kinh tế học vào thò trường. Tuy thế, phải chăng
Magaziner và Reich đã hỗ trợ cho lý lẽ của mình bằng nhiều
bằng chứng trong thế giới thực?
Cuốn sách “Lưu tâm đến Hoạt động Kinh doanh của Hoa
Kỳ” chứa đựng nhiều sự thực. Tuy nhiên một điều cuốn sách
này không bao giờ làm là thực sự lý giải những tiêu chí
được đưa ra trong phần dẫn nhập. Việc chọn lựa các ngành
để hoạt động cho thấy một cách rõ ràng các tác giả tin
tưởng rằng giá trò gia tăng cao ít nhiều đồng nghóa với công

nghệ cao, nhưng trong cuốn sách này chẳng có chỗ nào đưa
ra các con số để so sánh giá trò gia tăng thực sự trên mỗi
công nhân trong các ngành khác nhau. Các con số như thế
không phải khó tìm. Thực ra, mọi thư viện công cộng ở Hoa
Kỳ đều có bản sao Trích yếu Thống kê của Hoa Kỳ, mà mỗi
năm có một bảng trình bày giá trò gia tăng và số việc làm
theo ngành trong công nghiệp chế tạo của Hoa Kỳ. Thế thì
tất cả những gì người ta cần làm là bỏ ra ít phút trong thư
viện cùng với chiếc máy tính để tính toán ra một bảng xếp
hạng các ngành ở Hoa Kỳ theo giá trò gia tăng trên mỗi
công nhân.
Bảng trên trang này cho thấy các mục chọn lựa từ các
trang 740-744 của Trích yếu Thống kê 1991 của Hoa Kỳ. Hóa
ra là các ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ có giá trò gia tăng
thật sự cao trên mỗi công nhân là trong các khu vực có tỉ
số vốn trên lao động rất cao, như thuốc lá và lọc dầu.
(Điều này có thể tiên đoán được: bởi vì các ngành công
nghiệp thâm dụng vốn phải thu được suất sinh lợi bình thường
trên các đầu tư lớn, nên họ phải tính giá có mức bù giá
(mark up) lớn hơn trên chi phí lao động so với các ngành thâm
dụng lao động, điều này có nghóa là họ có giá trò gia tăng
trên mỗi công nhân cao). Trong số các ngành công nghiệp
lớn, giá trò gia tăng trên mỗi công nhân có khuynh hướng
cao ở các khu vực chế tạo công nghiệp nặng truyền thống
như thép và xe hơi. Các ngành công nghệ cao như phi thuyền
không gian hay điện tử trên thực tế chỉ có giá trò gia tăng
trung bình.
Kết quả này không làm cho các nhà kinh tế học
truyền thống ngạc nhiên. Giá trò gia tăng cao trên mỗi công
nhân xảy ra trong các khu vực rất thâm dụng vốn, nghóa là

các khu vực trong đó một đô la vốn tăng thêm hầu như

Paul Krugman

11

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright
Niên khoá 2004-2005

Ngoại thương
Bài đọc

Lợi thế cạnh tranh: nỗi ám ảnh
nguy hiểm

chẳng đem lại giá trò gia tăng phụ trội nào. Nói cách khác,
chẳng có mối lợi nào không phải trả giá cả.
Nhưng chúng ta hãy để qua một bên những gì bảng này
thể hiện về cách thức nền kinh tế hoạt động, và chỉ lưu ý
đến sự lầm lẫn lạ lùng của Magaziner và Reich. Chắc chắn
là họ không kêu gọi ủng hộ một chính sách công nghiệp
sẽ ưu tiên chuyển vốn và lao động vào trong các ngành
thép hay xe hơi so với ngành công nghệ cao. Thế thì làm sao
họ lại có thể viết cả một cuốn sách dành để biện hộ cho
lời khẳng đònh rằng chúng ta cần phải nhắm mục tiêu vào
các ngành có giá trò gia tăng cao mà không hề kiểm tra

xem họ muốn nói đến những ngành nào?
Chi phí lao động
Trong phần trình bày riêng của ông tại hội nghò thượng đỉnh
Copenhagen, Thủ tướng Anh John Major trình bày một biểu đồ
chỉ ra rằng chi phí lao động đơn vò ở Châu Âu đã tăng nhanh
hơn chi phí này ở Hoa Kỳ và ở Nhật. Theo đó, ông cho rằng
công nhân Châu Âu đã làm cho mình mất sức cạnh tranh
trên các thò trường thế giới vì đã đònh giá cho mình quá cao.
Nhưng vài tuần sau đó, Sam Brittan của tờ “Thời báo Tài
chính” chỉ ra một điều lạ về những tính toán của Thủ tướng
Major: các chi phí lao động đã không được điều chỉnh đối với
tỷ giá hối đoái. Tất nhiên trong cạnh tranh quốc tế, yếu tố
quan trọng đối với một doanh nghiệp Hoa Kỳ là các chi phí
của các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài của doanh nghiệp
này được tính bằng đô la, chứ không phải đồng Mác Đức
hay đồng yen của Nhật. Vì thế các so sánh quốc tế về chi
phí lao động, giống như các bảng mà Ngân hàng Trung ương
Anh công bố đònh kỳ, luôn luôn chuyển đổi chúng sang một
đồng tiền chung. Tuy nhiên, các số liệu do Major trình bày đã
không có sự điều chỉnh thông thường này. Và việc không
điều chỉnh như thế cũng là điều tốt cho bài trình bày của
ông. Như Brittan đã chỉ ra, các chi phí lao động ở Châu Âu
không tăng lên xét theo giá trò tương đối khi có điều chỉnh
đối với tỷ giá hối đoái.
Có thể nói rằng sự lầm lẫn này còn kỳ cục hơn sự
lầm lẫn của Thurow hay Magaziner và Reich. Với những nguồn
lực về thống kê của Bộ Tài chính Anh Quốc đứng đằng sau,
làm sao Thủ tướng John Major lại có thể trình bày một phân
tích mà không thực hiện những điều chỉnh thông thường
nhất.


Paul Krugman

12

Biên dòch: Xinh Xinh


Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright
Niên khoá 2004-2005

Ngoại thương
Bài đọc

Lợi thế cạnh tranh: nỗi ám ảnh
nguy hiểm

Những thí dụ này về phép tính số học bất cẩn một
cách lạ lùng, được chọn từ hàng chục trường hợp tương tự,
của những người chắc chắn có đủ cả trí thông minh lẫn
nguồn lực để tính đúng, đòi hỏi phải có lời giải thích. Giả
thuyết thỏa đáng nhất là trong mỗi trường hợp, tác giả hay
người trình bày muốn tin vào giả thuyết về cạnh tranh đến
mức độ mà người đó cảm thấy không có gì thôi thúc đặt
nghi vấn về nó; nếu như có sử dụng một ít số liệu, thì cũng
chỉ để làm cho niềm tin đã có từ trước tăng thêm độ tin
cậy, chứ không phải để kiểm đònh nó. Nhưng tại sao người
ta lại rõ ràng là quá mong muốn xác đònh các vấn đề khó
khăn về kinh tế như vấn đề về cạnh tranh quốc tế đến

thế?

Paul Krugman

13

Biên dòch: Xinh Xinh



×