BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
TRẦN THỊ HƯƠNG QUỲNH
THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS Ở HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ HUY TẬP, THÀNH
PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN NĂM HỌC 2019-2020
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
HÀ NỘI – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
TRẦN THỊ HƯƠNG QUỲNH
THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS Ở HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ HUY TẬP, THÀNH
PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN NĂM HỌC 2019-2020
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành
: Y học dự phòng
Mã số
: 8720163
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quỳnh Anh
HÀ NỘI – 2020
DANH MỤC VIẾT TẮT
DASS:
Depression Anxiety Stress Scales
Thang đo Trầm cảm – Lo âu - Stress
CLB:
Câu lạc bộ
ĐTV:
Điều tra viên
GD&ĐT:
Giáo dục & đào tạo
HKI:
Học kì I
HS:
Học sinh
NIMH:
National Institute of Mental Health
Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia của Mỹ
TB:
Trung bình
THCS:
Trung học cơ sở
THPT:
Trung học phổ thông
TP:
Thành phố
WHO:
World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu...................................................................3
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT.........................................................8
1.3. Các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trẻ em và trầm cảm, lo âu, stress và các
yếu tố liên quan ở học sinh THPT trên thế giới và Việt Nam...............................10
1.4. Thang đo trầm cảm, lo âu và stress DASS-21.................................................15
1.5. Khung lý thuyết...............................................................................................17
1.6. Vài nét về địa bàn nghiên cứu.........................................................................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................20
2.1. Địa điểm và thời gian tham gia nghiên cứu.....................................................20
2.2. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................20
2.3. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................20
2.4. Chọn mẫu và cỡ mẫu.......................................................................................20
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu...........................................................................22
2.6. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin............................................................27
2.7. Xử lý và phân tích số liệu...............................................................................28
2.8. Sai số và cách khắc phục................................................................................28
2.9. Đạo đức nghiên cứu........................................................................................29
2.10. Hạn chế của nghiên cứu................................................................................30
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................31
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................31
3.2. Mô tả thực trạng trầm cảm, lo âu, stress ở đối tượng nghiên cứu....................36
3.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở đối tượng nghiên cứu.......39
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...................................................................54
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.....................................................54
4.2. Tỷ lệ học sinh THPT có biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress của học sinh ở THPT
Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An năm học 2019-2020..............................54
4.3. Mối liên quan giữa trầm cảm, lo âu và stress của học sinh và một số yếu tố..........54
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..........................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1
Các câu hỏi đánh giá trầm cảm, lo âu, stress theo DASS-21.................16
Bảng 1.2. Thang điểm mức độ trầm cảm, lo âu, stress theo DASS-21..................16
Bảng 2.1. Số lượng học sinh các khối của trường năm học 2019-2020.................21
Bảng 2.2. Biến số và chỉ số nghiên cứu................................................................22
Bảng 3.1
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................31
Bảng 3.2
Đặc điểm chung về yếu tố học tập của đổi tượng nghiên cứu...............32
Bảng 3.3
Đặc điểm về yếu tố thuộc về gia đình...................................................33
Bảng 3.4
Đặc điểm thuộc về yếu tố cá nhân của bố mẹ học sinh.........................34
Bảng 3.5
Đặc điểm về yếu tố bạn bè, nhà trường, xã hội.....................................35
Bảng 3.6
Đặc điểm một số câu hỏi trong thang đo DASS 21...............................38
Bảng 3.7
Mối liên quan giữa học sinh mắc 1 rối loạn (trầm cảm hoặc lo âu hoặc
stress) với một số đặc điểm của học sinh..............................................39
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa học sinh mắc 2 rối loạn (trầm cảm, lo âu hoặc
trầm cảm, stress hoặc lo âu, stress) với một số đặc điểm của học sinh
..............................................................................................................44
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa học sinh mắc đồng thời cả 3 rối loạn (trầm cảm, lo
âu và stress) với một số đặc điểm của học sinh.....................................49
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm, lo âu và stress........................36
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ học sinh có 2 hoặc cả 3 biểu hiện trầm cảm, lo âu và stress......36
Biểu đồ 3.3 Mức độ trầm cảm, lo âu và stress của đối tượng nghiên cứu..............37
Biểu đồ 3.4 Phân loại Trầm cảm, lo âu, stress theo giới........................................37
Biểu đồ 3.5 Phân loại Trầm cảm, lo âu, stress theo khối.......................................38
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khoẻ là vốn quý của con người và toàn xã hội, trong đó sức khỏe tâm thần
đươc coi là một bộ phận không thể tách rời trong định nghĩa sức khỏe của Tổ chức
y tế thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần không chỉ là không bị mắc rối loạn tâm
thần, mà còn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin ở năng lực bản thân, tính tự
chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân [1]. Vì vậy, bảo
vệ sức khỏe tâm thần, chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho vị thành niên là thiết yếu trong
thời đại này. Để có sức khoẻ tốt về mặt thể chất và tinh thần cho lứa tuổi này cần
quan tâm đến nhiều yếu tố trong đó chăm sóc sức khỏe tâm thần cần được chú trọng
đặc biệt.
Trầm cảm, lo âu, stress là những rối loạn tâm lý dễ gặp phải, đặc biệt đối với
lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông (THPT). Đây là giai đoạn trẻ vị thành niên có
nhiều thay đổi về tâm sinh lý như nhân cách, tình cảm, và trí tuệ. Đặc biệt ở lứa tuổi
này, rất dễ bị tổn thương do phải chịu rất nhiều tác động tâm lý từ chính bản thân mình
do sự phát triển của cơ thể, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng tâm lý từ tác động
môi trường bên ngoài (do áp lực học tập, kỳ vọng quá nhiều ở các bậc phụ huynh, mẫu
thuẫn trong quan hệ bạn bè, thói quen không lành mạnh như sử dụng mạng xã hội quá
nhiều, thức quá khuya, ngủ dậy muộn...) [2]; kết hợp với đặc điểm tâm lý bồng bột,
thiếu kinh nghiệm thì nguy cơ bị trầm cảm, lo âu, stress ở đối tượng này lại càng cao
hơn. Các vấn đề này có thể ảnh hưởng xấu đến các chức năng về mặt xã hội của các em
như công việc học tập, giao tiếp, tuy nhiên có nhiều nguy cơ và bệnh lí có thể phòng
ngừa và điều trị được. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cả về thể chất và tinh thần cho
trẻ vị thành niên là hết sức cần thiết.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Samuels và cộng sự (2016) cho thấy có
khoảng 8% đến 21% trẻ em và vị thành niên mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần nói
chung và khác nhau theo khu vực sống, giới tính, lứa tuổi và phương pháp nghiên
cứu [3]. Một khảo sát dịch tễ học về sức khỏe tâm thần ở trẻ em chọn 10/63
tỉnh/thành cho thấy tỷ lệ trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em là khoảng
12%, có nghĩa là sẽ có hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm
2
thần, các vấn đề phổ biến là hướng nội (lo âu, trầm cảm, đơn độc) và vấn đề hướng
ngoại (tăng động, giảm chú ý) [4].
Số lượng trẻ vị thành niên chiếm 16,5% tổng dân số cả nước [5], các nghiên
cứu gần đây cho thấy có khoảng từ 10-20% học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm
thần trong đó tỉ lệ trầm cảm, lo âu, stress trong lứa tuổi học sinh có xu hướng gia
tăng [6] [7],[8],[9],[10]. Theo nghiên cứu 6 trường THPT tại Hà Nội và Ninh Bình
(2018) tỷ lệ rối loạn trầm cảm chiếm khoảng 20% một tỷ lệ đáng báo động [11]. Tại
THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội (2018) stress lên đến 62,7%, trong đó stress nặng
và rất nặng chiếm 18% [12]; Tại các trường THPT thuộc thành phố Huế (2015) cho
thấy học sinh có biểu hiện trầm cảm, lo âu và stress lần lượt là 51,4%; 59,7%;
40,8% [9]; kết quả khảo sát tại 3 trường THPT tại TP Hồ Chí Minh (2018) với
1114 học sinh có kết quả trầm cảm 38,7%, lo âu chiếm 59%, stress chiếm 35,1%
[13]. Do vậy việc chăm sóc sức khoẻ lứa tuổi học đường đặc biệt đối với học sinh
THPT rất cần có sự quan tâm phối hợp giữa nhà trường, gia đình và ngành y tế mới
đem lại hiệu quả cao nhất cho sự hình thành, phát triển trí tuệ, nhân cách và thể lực.
Mặc dù đã có một số nghiên cứu đồng thời cả ba yếu tố trầm cảm, lo âu, stress
ở Việt Nam hiện nay; tuy nhiên mục tiêu nghiên cứu về đối tượng là học sinh THPT
hiện nay còn rất ít, đặc biệt ở TP Vinh, tỉnh Nghệ An hiện nay chưa thực hiện
nghiên cứu nào. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu
“Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trường trung học phổ thông Hà
Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An năm học 2019-2020 và một số yếu tố
liên quan” nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng thể hơn về vấn đề sức khỏe
tâm thần, tâm lý xã hội ở học sinh THPT tại TP Vinh nói chung, và tại trường THPT
Hà Huy Tập nói riêng. Đó cũng là tiền đề và là cơ sở cho việc đưa ra kế hoạch cụ
thể cho việc chăm sóc sức khỏe lứa tuổi học đường đặc biệt ở lứa tuổi học sinh
THPT. Nghiên cứu được tiến hành với hai mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mô tả tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress ở học sinh trường trung học phổ
thông Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An năm học 2019-2020.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress của học
sinh trường trung học phổ thông Hà Huy Tập, tại thành phố Vinh,
Nghệ An năm 2019-2020.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm chung
Năm 2013, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm sức khỏe tâm
thần: “…là trạng thái khỏe mạnh của mỗi cá nhân để họ nhận biết được các khả
năng của bản thân, có thể đương đầu với những căng thẳng thông thường trong cuộc
sống, có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả và có thể tham gia góp phần vào
các hoạt động của cộng đồng” [1].
1.1.2. Trầm cảm
1.1.2.1. Khái niệm trầm cảm
Trầm cảm là một vấn đề sức khoẻ tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi buồn
chán, mất hứng thú hoặc niềm vui, cảm giác tội lỗi hay đánh giá thấp giá trị bản
thân, rối loạn giấc ngủ hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung [14].
1.1.2.2. Nguyên nhân và yếu tố liên quan của trầm cảm ở lứa tuổi THPT.
- Nguyên nhân của trầm cảm: có thể do các yếu tố di truyền, sinh học, môi
trường và các sang chấn về mặt tâm lý
+ Yếu tố di truyền: 46% các cặp sinh đôi cùng trứng cùng bị trầm cảm, trong
khi ở các cặp sinh đôi khác trứng, tỉ lệ này là 20%.
+ Sinh học: Rampello và cộng sự. (2000) đã giải thích rằng khí sắc là kết quả
của sự không cân bằng giữa một số chất dẫn truyền thần kinh, bao gồm serotonin và
norepinephrine, dopamine và acetylcholine. Có thể là serotonin đóng vai trò quá lớn
trong việc kiểm soát các cơ quan khác nhau của não và sự giảm chất này đã phá vỡ
hoạt động trong các cơ quan này, dẫn đến trầm cảm.
+ Môi trường sống: môi trường sống, văn hóa, kinh tế, xã hội, áp lực làm việc,
học tập… ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của một con người. Có thể thấy tỷ lệ mắc
trầm cảm cao hơn ở những học sinh nghèo, dân tộc thiểu số, có bố mẹ thất nghiệp…
4
vì các em thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn, tiêu cực khó giải quyết
hoặc khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng.
+ Sang chấn về mặt tâm lý: những trạng thái cảm xúc tiêu cực tác động lớn tới
tâm lý con người như phải nghỉ học giữa chừng, mâu thuẫn gia đình, gia đình phá
sản hoặc người thân mất đột ngột… là những sang chấn tâm lý nghiêm trọng, để lại
ám ảnh trong một thời gian dài và dễ dẫn đến trầm cảm.
- Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm như: giới tính, các hoạt động ngoài
giờ, tiền sử gia đình…Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, gây những hậu quả
khôn lường đối với cá nhân, gia đình và xã hội [15]:
+ Yếu tố cá nhân: không ăn ngủ được bình thường, bị gầy ốm, giảm thể lực và
sự minh mẫn, không tập trung suy nghĩ được do đó học hành kém, kết quả học tập
kém, không lên được lớp, không ứng phó được với khó khăn trong cuộc sống hằng
ngày. Nghiêm trọng nhất là trầm cảm có thể dẫn tới ý tưởng và hành vi tự sát.
+ Yếu tố quan hệ gia đình: không vui vẻ, mất hạnh phúc, không yên tâm học
tập, bố mẹ không quan tâm dạy dỗ tốt, giảm ý chí cầu tiến.
+ Yếu tố liên quan đến học tập: tiếp thu chậm, kém hiệu quả, thiếu tư duy sáng
tạo, không hòa hợp với bạn bè thầy cô, cãi cọ, gây sự, đánh nhau, giận dỗi.
Khi mức độ trầm cảm nhẹ có thể điều trị mà không cần dùng tới thuốc nhưng
khi mức độ trầm cảm vừa hoặc nặng thì cần phải kết hợp giữa điều trị thuốc và
phương pháp tâm lý trị liệu [14].
1.1.3. Lo âu
1.1.3.1. Khái niệm lo âu
Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có
thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có
thể trở thành quá mức gây ra các biểu hiện run, khó thở, tim đập nhanh, vã mồ hôi,
cảm giác không thực… Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo âu quá
mức cần thiết cho phép, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu và
điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt của họ [16] [17].
5
1.1.3.2. Nguyên nhân và yếu tố liên quan của lo âu ở lứa tuổi THPT.
- Nhóm nguyên nhân liên quan đến yếu tố cá nhân: học tập thiếu phương
pháp và kế hoạch chưa hợp lý, cảm giác sợ thua kém bạn bè, cảm giác sợ thất bại;
kết quả học tập không tốt, tăng áp lực học tập, thi cử, khối lượng bài tập nhiều [9]…
- Nhóm nguyên nhân liên quan đến yếu tố gia đình: lo lắng về kinh tế gia
đình, bố mẹ bất hoà hay có xung đột, gia đình có người thân đau ốm…
- Nhóm nguyên nhân liên quan đến yếu tố mối quan hệ bạn bè, nhà trường,
xã hội: mâu thuẫn với thầy cô, bạn bè, người yêu, người lạ trên mạng xã hội
- Một số yếu tố liên quan khác: giới tính, trầm cảm, di truyền [18] [19] [20],
stress [21]…
Rối loạn lo âu khác với cảm giác của sự căng thẳng, nếu như không được điều
trị kịp thời rối loạn lo âu có thể dẫn đến các tình huống nghiêm trọng hơn về triệu
chứng. Rối loạn lo âu sẽ có thể là nguy cơ cao mắc trầm cảm và các bệnh lý như
tăng huyết áp, tim mạch, mất ngủ…Người bệnh dễ lạm dụng các loại thức uống có
cồn và các chất kích thích gây nghiện khác để làm giảm nhẹ các triệu chứng mà họ
mắc phải. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, chất lượng cuộc sống và
khả năng học tập, làm việc, hoạt động xã hội của chủ thể [17].
1.1.4. Stress
1.1.4.1. Khái niệm stress
Stress là một thuật ngữ bắt nguồn từ chữ La-tinh “Stringi”, có nghĩa là: “bị
kéo căng ra”. Lúc đầu, thuật ngữ stress được dùng trong vật lý học để chỉ một sức
nén mà vật liệu phải chịu đựng. Đến thế kỷ XVII stress từ nghĩa sức ép trên vật liệu
được chuyển sang dùng cho người với nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó
tác động vào con người gây ra một phản ứng căng thẳng. Hiện nay stress là một
thuật ngữ được dùng rộng rãi. Tuy nhiên nhiều tác giả sử dụng với những sắc thái
khác nhau.
Là nhà Tâm lý học Richard S.Lazarus (1984) đã định nghĩa stress như một quá
trình tương giao giữa con người và môi trường, trong đó đương sự nhận định sự
kiện từ môi trường là có tính chất đe doạ và có hại, đòi hỏi đương sự phải cố gắng
sử dụng các tiềm năng thích ứng của mình [18].
6
Stress là sự tương tác đặc biệt giữa chủ thể và môi trường sống trong đó chủ
thể nhận thức, đánh giá sự kiện (kích thích) môi trường (có hại, nặng nhẹ, nguy
hiểm, hụt hẫng…) nhằm huy động các nguồn lực ứng phó đảm bảo sự cân bằng,
thích nghi với môi trường luôn thay đổi.
1.1.4.2. Nguyên nhân và các yếu tố liên của stress ở lứa tuổi THPT
- Nguyên nhân stress ở lứa tuổi vị thành niên được chia thành nhóm nguyên
nhân bên trong và bên ngoài [9] [22].
Nguyên nhân bên trong:
+ Đặc điểm cá nhân: độ tuổi, giới tính, những vấn đề về cơ thể, sức khỏe như
ốm đau, bệnh tật, cơ thể mệt mỏi, gầy yếu không đủ chất dinh dưỡng…
+ Đặc điểm tâm lý: cách lứa tuổi tự nhìn nhận, đánh giá chính con người
mình, cách suy nghĩ về những điều đã và sẽ xảy đến trong tương lai theo một cách
tiêu cực như tương lai sau này sẽ rất mù mịt, bế tắc…
+ Khả năng ứng phó: khi gặp các trường hợp không được thuận lợi, khả năng
ứng phó và giải quyết sự việc tốt hay không, nhanh hay chậm cũng là nguyên nhân
gây ra stress cho học sinh.
Nguyên nhân bên ngoài [23] [3]:
+ Môi trường xã hội: mâu thuẫn, thiếu sự quan tâm từ bạn bè, mẫu thuẫn từ
mạng xã hội; vấn đề tình cảm, tình yêu của trẻ vị thành niên; không tham gia các
hoạt động thể thao, vui chơi lành mạnh mà thường xuyên sử dụng mạng xã hội;
nhìn nhận sai các vấn đề các thông tin từ mạng xã hội, cũng thường gây ra stress,
ngoài ra môi trường sống như bụi, ô nhiễm tiếng ồn, thời tiết, giao thông, dịch
bệnh... cũng tác động không nhỏ tới học sinh.
+ Môi trường gia đình: có thể do tình trạng hôn nhân của bố mẹ không thuận
lợi, bố mẹ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, điều kiện kinh tế gia đình, không sống
cùng bố mẹ, bố mẹ không quan tâm, bố mẹ thường xuyên trách mắng, việc mất mát
người thân, sống trong sự kỳ vọng quá lớn từ gia đình…
7
+ Môi trường học tập: áp lực học tập, kiểm tra, cảm thấy quá tải về kiến thức ở
trường, đi học thêm quá nhiều, sự cạnh tranh giữa các thành viên trong lớp, thầy cô
khiển trách, không quan tâm …
Ở một mức độ nào đó stress là cần thiết cho cuộc sống, nó tạo ra động cơ,
thách thức đòi hỏi chúng ta phải huy động các nguồn lực để vượt qua và tiếp tục tồn
tại, hoàn thiện bản thân hơn. Tuy nhiên nếu tình trạng stress diễn ra quá mức sẽ ảnh
hưởng chức năng về mặt xã hội như công việc, học tập, giao tiếp; gây giảm khả
năng chống đỡ bệnh tật và tăng nguy cơ mắc bệnh lý tâm thần và thể chất [24].
Ngoài ra theo một số nghiên cứu, stress nhẹ không ảnh hưởng đến học tập của học
sinh nên không phải là bệnh lý [20] [25] [26].
- Các yếu tố liên quan đến stress bao gồm yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ như sau:
- Các yếu tố nguy cơ bao gồm [27]
+ Yếu tố học tập: thành tích học tập, các kì thi, sự cạnh tranh giữa các học sinh...
+ Các yếu tố vật lý: nơi ở chật chội, đông đúc, môi trường sống ô nhiễm, tiếng
ồn thường xuyên gây khó chịu…
+ Yếu tố cảm xúc: quan hệ với bạn bè, thầy cô ở trường lớp và ngoài xã hội,
chuyện tình cảm…
+ Yếu tố xã hội: kinh tế gia đình, sự hỗ trợ của xã hội, định kiến xã hội…
- Các yếu tố bảo vệ bao gồm [27]
+ Yếu tố bạn bè: tâm sự, chia sẻ, hòa đồng bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau…
+ Các hoạt động thể dục, chơi môn thể thao ưa thích, các cách giải trí lành
mạnh, phù hợp với lứa tuổi…
+ Yếu tố vật lý: nơi ở gọn gàng sạch sẽ, môi trường sống trong lành…
+ Phương pháp giảng dạy: đơn giản, dễ hiểu, sinh động, thu hút học sinh…
+ Sở thích cá nhân: thời gian hợp lý, lành mạnh...
+ Sự hỗ trợ của giảng viên: cần quan tâm, khuyến khích, khen thưởng các em…
8
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT
1.2.1. Khái niệm học sinh THPT
“Học sinh trung học phổ thông” là thuật ngữ để chỉ nhóm học sinh từ 15, 16
tuổi đến 17, 18 tuổi. Theo tâm lý học lứa tuổi, tuổi thanh niên là “giai đoạn phát
triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn”. Tuổi thanh
niên được chia làm 2 giai đoạn (đầu tuổi thanh niên từ 15-18 tuổi; tuổi thanh niên
17,18-25 tuổi). Như vậy định nghĩa này đã giới hạn ở hai mặt sinh lý và xã hội. Tuổi
thanh niên với đặc trưng là hoàn thiện cơ thể và giải phẫu sinh lý, đa số thanh niên
là từ thời kỳ 15,16 tuổi đến 25 tuổi.
Lứa tuổi từ 15-18 tuổi phần lớn là đang học THPT từ lớp 10 đến lớp 12 còn
gọi là đầu tuổi thanh niên (thanh niên mới lớn, thanh niên học sinh, vị thành niên).
Do vậy, xét dưới góc độ tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi có thể gọi là học
sinh THPT [28] [29].
1.2.2. Đặc điểm phát triển thể chất của học sinh THPT
Đặc điểm cơ bản của học sinh THPT về thể chất là cơ thể đã trải
qua giai đoạn phát triển nhiều biến động như chức năng các tuyến sinh dục,
tuyến nội tiết hoạt động mạnh, phát triển về chiều cao, kích cỡ, thể lực. Chức
năng vận động phát triển, các em có thêm sức lực, thêm khả năng phối hợp, khả
năng chịu đựng. Và phần lớn sự biến đổi đều mang nét đặc thù cho từng giới.
Mất cân đối đồng thời bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển bình thường. Cơ
thể các em có thể đạt tới mức phát triển của người trưởng thành.
Với sự tăng trưởng nhanh nên nhu cầu năng lượng hàng ngày cao
hơn các giai đoạn khác. Các em cần được cung cấp dinh dưỡng và các chất
khoáng đầy đủ đối để chống đỡ với bệnh tật và stress…Chế độ ăn không hợp lý
có thể sẽ ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển cơ thể, tâm thần và hành vi ứng
xử, ở những học sinh gặp tình trạng suy dinh dưỡng hay béo phì.
Thời kỳ trưởng thành về giới tính, đánh dấu sự chấm dứt của thời
kỳ khủng hoảng về biến đổi sinh lý để chuyển sang thời kỳ ổn định, cân bằng
hơn. Ở trên cả các mặt hoạt động hưng phấn, ức chế của hệ thần kinh cũng như
các mặt phát triển của thể chất [29] [30] [31].
9
1.2.3. Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh THPT
- Sự phát triển của tự ý thức ở lứa tuổi này đã phát triển mức độ cao, có liên
quan đến nhu cầu tìm hiều và đánh giá những thuộc tính tâm lý theo quan điểm,
mục đích sống, hoài bão. Chính điều này, làm cho các em quan tâm sâu sắc tới đời
sống tâm lý, phẩm chất, nhân cách và năng lực của mình.
Nếu như học sinh trung học cơ sở thường đặt bản thân mình vào hiện tại thì
ngược lại học sinh THPT lại đặt bản thân mình vào tương lai. Vì vậy, các em quan
tâm nhiều đến cuộc sống sau này, tình yêu, gia đình, nghề nghiệp và lựa chọn bạn
đời tương lai [28],[29].
- Sự phát triển thế giới quan học sinh THPT đã có một quá trình tích lũy hệ thống
kiến thức, kỹ năng, hành vi, lối sống …trong nhiều năm, nên đã có khả năng đúc kết
những suy nghĩ của mình trong việc nhìn nhận thế giới khách quan. Các em tự xây dựng
được một hệ thống quan điểm riêng dựa trên những điều kiện về mặt trí tuệ và xã hội
hiện có. Tuy nhiên, thế giới quan chưa thể đạt đến mức sâu sắc và bền vững.
- Sự phát triển hoạt động nhận thức: Các giác quan phát triển mạnh tri giác có
mục đích đạt tới mức rất cao, quan sát có chủ định, có hệ thống và toàn diện hơn.
Khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng diễn ra một cách độc lập sáng tạo, đồng
thời tư duy của các em cũng chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn, tính phê
phán cũng phát triển. Nhìn chung lứa tuổi THPT có những đặc điểm của người
trưởng thành về mặt trí tuệ thông thường đã được hình thành và vẫn còn tiếp tục
phát triển.
- Đặc điểm hoạt động giao tiếp: ở lứa tuổi này mang tính chất tập thể, điều
quan trọng đối với các em là được sinh hoạt với những bạn bè cùng trang lứa, cảm
thấy mình cần thiết, có uy tín và vị trí nhất định trong nhóm bạn. Mối quan hệ giao
tiếp được mở rộng cả về phạm vi lẫn chất lượng, đồng thời các em ngày càng được
thể hiện sự bình đẳng, độc lập trong giao tiếp với người lớn và bạn bè.
- Đặc điểm đời sống tình cảm: Tình cảm được nảy sinh trên cơ sở nhận thức
về thế giới quan. Các loại tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẫm mỹ đều phát triển mạnh.
Các em có khả năng chủ định phân tích tình cảm của chính mình, có khả năng kiềm
10
chế cảm xúc. Tình bạn sâu sắc, bền chặt, thẳng thắn giúp nhau cùng tiến bộ, được
xây dựng trên cơ sở của sự hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau phấn đấu mục đích chung,
cùng hứng thú, sở thích, lí tưởng. Một loại tình cảm rất đặc trưng của lứa tuổi này là
tình bạn khác giới. Tình cảm yêu đương nam nữ là tình cảm đep đẽ, trong sáng có
ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của các em. Tình yêu của lứa tuổi này có
thể do sự say mê hoặc sự rung cảm nhưng nó có thể được xuất phát từ tình bạn, sự
đồng cảm với hoàn cảnh của nhau và sự hòa hợp trong tâm hồn, sự quý mến, cảm
phục đối với nhau… Những biểu hiện của loại tình cảm này, nhìn chung rất phức
tạp, không đồng đều [29] [30] [32].
Trong thời kỳ này thường xảy ra sự mất ổn định trong các chức năng
của hệ giao cảm – nội tiết, nên thường thấy những rối loạn chức năng của nhiều cơ
quan như hay hồi hộp, tăng huyết áp, những rối loạn về thần kinh: tính tình thay đổi,
dễ lạc quan nhưng cũng dễ bi quan hay có những suy nghĩ bồng bột…Giai đoạn này
trẻ thường ít bệnh tật hơn cả, tuy nhiên ý định tự tử, hành vi tự tử và các bệnh tâm thần
lại xuất hiện nhiều [32].
1.3. Các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trẻ em và trầm cảm, lo âu, stress và
các yếu tố liên quan ở học sinh THPT trên thế giới và Việt Nam.
1.3.1. Nghiên cứu về trầm cảm và các yếu tố liên quan.
Theo một nghiên cứu khảo sát ở Mỹ với những người dân nhập cư của 6 quốc
gia Châu Á, tỷ lệ biểu hiện trầm cảm ở các mức độ nhẹ (30,9%), vừa và nặng
(9,6%). Trong đó tỷ lệ người Việt Nam sống tại Mỹ có trầm cảm nhẹ lên đến 60%
gấp đôi trung bình của cả 6 nước, tuy nhiên trầm cảm vừa và nặng thấp hơn chiếm
4% [33].
Tại Đức, nghiên cứu của tác giả Strydom và cộng sự về trầm cảm và lo âu ở
học sinh lớp 11 và 12 tại các trường trung tâm thành phố Bloemfontein năm 2012
đã đưa ra kết quả có 23,8% học sinh 12 mắc trầm cảm (theo thang đo HADS) [34].
Ở Australia thì tỷ lệ trầm cảm cao hơn một số nước khác trên thế giới (20-30% dân
số), trong đó có 3-4% là trầm cảm vừa và nặng. Ở một số nước Châu Á như Trung
Quốc, theo tác giả ChenR., tỷ lệ trầm cảm ở người già trên 60 tuổi ở khu vực nông
thôn là 6%, ở khu vực thủ đô là 3,6% [35].
11
Một nghiên cứu của Anita Thapar & cộng sự chỉ ra rằng trầm cảm đơn cực ở
trẻ vị thành niên là phổ biến trên toàn thế giới. Trầm cảm ở tuổi vị thành niên có
liên quan với tỷ lệ mắc bệnh trong tương lai, và làm tăng nguy cơ tự tử [36].
Ở Việt Nam, trong hơn một thập kỷ gần đây vấn đề sức khỏe tâm thần nói
chung và trầm cảm nói riêng được đề cập đến nhiều hơn, các nhà nghiên cứu quan
tâm hơn, và cũng đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về dịch tễ học trầm cảm trong
cộng đồng.
Theo Nguyễn Văn Siêm (2010) nghiên cứu tại xã Quất Động, Thường Tín, Hà
Nội cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm ở nhóm từ 15 tuổi trở lên là 8,35%. Tỷ lệ bệnh nhân
nữ/nam là 5/1. Tỷ lệ mới mắc là 0,48%; đa số bệnh nhân (94,24%) mắc bệnh trên 1
năm, (70,3%) mắc trên 4 năm. Tính chất tiến triễn mạn tính rõ rệt (93.6% là trầm cảm
tái diễn). Các yếu tố tâm lý – xã hội theo thứ tự tăng dần: sống độc thân, ly thân, góa
bụa, stress cường độ mạnh, đông con, stress trung bình, bệnh cơ thể [37].
Theo nghiên cứu của tác giả Trần Quỳnh Anh trên 450 sinh viên hệ Y học dự
phòng trường Đại học Y Hà Nội bằng thang CES-D điểm cắt là 16 cho thấy tỷ lệ trầm
cảm là 38,9% [38]. Nghiên cứu của Lê Thành Trung về thực trạng stress, trầm cảm, lo
âu và các yếu tố liên quan của sinh viên cử nhân trường Đại học Y tế công cộng năm
2017 cho thấy tỷ lệ có biểu hiện trầm cảm là 35% (thang đo DASS-21) [39].
Tác giả Thái Thanh Trúc & cộng sự (2018) tiến hành nghiên cứu trên 1114 học
sinh 03 THPT tại thành phố Hồ Chí Minh sử dụng thang đo DASS-21 cho thấy có
38,7% học sinh có các biểu hiện trầm cảm [13]. Một nghiên năm 2019 trên 341 học
sinh THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội theo thang đo PHQ-9 cho thấy có 33,7%
biểu hiện trầm cảm (mức độ nhẹ 60%; mức độ vừa 32,2%; mức độ nặng 7,8%) [40].
Hơn một nửa bệnh nhân trầm cảm nhập viện bị tái diễn ít nhất 1-2 lần mỗi
năm; nếu không được điều trị, số lần xuất hiện của bệnh cũng như độ nặng của các
triệu chứng có khuynh hướng tăng dần theo thời gian. Tỉ lệ tự sát nghiêm trọng:
trầm cảm chiếm 2/3 số trường hợp chết do tự sát. Chi phí chăm sóc trầm cảm rất lớn
và ngày càng tăng. Về gánh nặng bệnh, trầm cảm xếp hàng thứ 5 ở nữ và 7 ở nam
(World Bank, 1990); lo âu và trầm cảm xếp thứ nhất ở cả nam và nữ trưởng thành
12
trên thế giới từ 15 - 34 tuổi (WHO, 2012). Trầm cảm sẽ trở thành nguyên nhân gây
mất sức lao động đứng hàng thứ 2 trên thế giới vào năm 2020.
Theo nghiên cứu N.V. Hùng và H.T.T. Ngân (2017) về mối tương quan giữa
lạm dụng internet với trầm cảm, lo âu, stress ở 634 học sinh THPT tại Huế kết quả
cho thấy có 71,8% học sinh nghiện internet mức độ nhẹ; 13,5% mức độ vừa và
nặng. Nghiên cứu đã xác định có mối liên quan giữa mức độ nghiện Internet với
mức độ trầm cảm (B=2,914; 95%CI: 1,829-3,999; p<0,001); lo âu (B=3,021;
95%CI: 1,963-4,078; p<0,001); stress (B=3,363; 95% CI: 1,963-4,078; p<0,001).
Tác giả kết luận rằng những học sinh nghiện Internet ở mức độ càng cao thì có nguy
cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần càng lớn.
1.3.2. Nghiên cứu về lo âu và các yếu tố liên quan.
Nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện và đưa ra những số liệu cảnh báo
cho chính phủ cũng như người dân, đặc biệt là những nghiên cứu về rối loạn lo âu
cho trẻ dưới 18 tuổi [41] [42] [16]. Theo thống kê của Viện sức khỏe tâm thần Quốc
gia (NIMH) có 31,9% dân số Mỹ từ 13-18 tuổi trở lên mắc các rối loạn lo âu cao
hơn so với người lớn từ 18 tuổi (19,1%) và trong đó có 8,3% ở mức độ nghiêm
trọng theo tiêu chí DMS-IV; rối loạn lo âu ở nữ (38,0%) cao hơn nam (26,1%) [41].
Trong một điều tra phúc lợi trẻ em ở Canada, Lil Tonmyr và các cộng sự cho biết,
trong số 4.381 trẻ em từ 10 đến 15 tuổi thì có 25% các em có vấn đề về lo âu, trầm
cảm, trong đó nguyên nhân tiếp xúc với bạo lực gia đình là nguyên nhân ảnh hưởng
đến biểu hiện lo âu nhiều nhất (11%), sau đó mới đến các nguyên nhân khác [42].
Một nghiên cứu của Toscos, T. & cộng sự trên 2.789 thanh thiếu niên Mỹ (2019)
cho thấy 30,58% và 22,91% có các triệu chứng lo âu và trầm cảm từ vừa đến
nặng trong 2 tuần qua; 16,24% có ý định tự tử trong năm qua [43].
Vấn đề lo âu ở học sinh THPT là do: học tập, bạn bè, hình ảnh bản thân hiện
tại và tương lai, tình yêu đôi lứa và gia đình. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu tại các
trường THPT thuộc thành phố Huế (2014) Nguyễn Văn Thanh rối loạn lo âu chiếm
37,2%; theo N.T.N.Hòa (2015) cho thấy học sinh lo âu 59,7% [9]; TP Hồ Chí Minh
(2018) lo âu chiếm 59% [13].
13
Tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương (2009) nghiên cứu trên 600 học sinh THPT
ở Quảng Bình cho biết có 130 học sinh có biểu hiện lo âu. Và một trong bốn nhóm
nguyên nhân ảnh hưởng tới rối loạn lo âu của các em là nguyên nhân gia đình: bạo
lực gia đình là yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn lo âu nhiều thứ hai, chỉ xếp sau yếu tố
lo lắng về kinh tế gia đình.
1.3.3. Nghiên cứu về stress và các yếu tố liên quan.
Trên thế giới, các nghiên cứu về stress học đường rất đa dạng, tập trung vào
nhiều khía cạnh và lĩnh vực từ thống kê mô tả các biểu hiện của stress, tìm hiểu
nguyên nhân, tìm hiểu phong cách ứng phó, cho đến những liên quan của stress học
đường với các sự kiện cuộc sống hay sức khỏe tâm thần. Tại Ấn Độ, nghiên cứu
830 học sinh THPT Impal (2017) cho thấy tỷ lệ học sinh biểu hiện trầm cảm, lo âu,
stress chiếm tỷ lệ 19,5%, 24,4% và 21,1% và có tới 34,7% mắc cả ba rối loạn [22].
Nghiên cứu của Saikia, A. M. & cộng sự (2019) cho thấy có mối liên quan giữa
nghiên mạng Internet (chủ yếu là mạng xã hội) và lo âu (OR=3,3), trầm cảm
(OR=14) và stress (OR=12) [44]. Nghiên cứu của tác giả Najarian, L. R. và cộng sự
(2014) tại Mỹ cho thấy không có mối liên quan giữa giới tính của học sinh và tỷ lệ
mắc stress (p>0,05) [22]. Tuy nhiên tác giả Leonard, N. R & cộng sự (2015) chỉ ra
có sự liên quan giữa giới tính và stress [45].
Sức khỏe tâm thần là một phần quan trọng trong sức khỏe tổng thể của thế hệ
trẻ. Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu về sức khỏe tâm thần chỉ ra rằng stress là một
trong những biểu hiện thường gặp của các vấn đề sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi học
sinh THPT [3] [19]. Tại Hà Nội, theo nghiên cứu của T.T.H. Vân (2014) tại một
trường THPT ở thành phố đưa ra tỷ lệ học sinh có biểu hiện stress là 46,1%, trong
đó stress mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất 20,1%; mức độ nhẹ 18,9%; thấp nhất
mức độ rất nặng 2,5% [3]. Tại THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội (2018) học sinh
mắc stress lên đến 62,7%, trong đó stress nặng và rất nặng chiếm 18%; theo giới
tính tỷ lệ học sinh nữ stress rất nặng là 6,4%, gấp gần 2 lần học sinh nam; theo khối
học thì khối 12 mắc stress rất nặng cao nhất; yếu tố liên quan học sinh cho rằng
nguyên nhân cơ bản dẫn đến stress do kết quả học tập không như mong muốn với tỷ
lệ cao nhất 49,7%; ngoài ra để ứng phó với stress học sinh lựa chọn nhiều nhất “làm
14
những công việc theo sở thích để giải tỏa căng thẳng”, và có tới 41,8% học sinh
“không làm gì, tự chịu đựng” [12]. Tại TP Hồ Chí Minh (2018) theo nghiên cứu
Thái Thanh Trúc & cộng sự stress chiếm 35,1% [13].
Tại TP Huế, nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh (2014) cho kết quả 39,8% học
sinh có stress [19]; nghiên cứu của N.T.Nhật Hòa (2015) ở học sinh lớp 12 biểu
hiện stress 40,8% trong đó mức độ vừa chiếm 14%, mức độ nhẹ chiếm 8,9%, thấp
nhất là rất nặng chiếm 4,2% [9]. Theo nghiên cứu của Đ.V.D. Khánh (2018) trên
420 học sinh THPT theo thang đo DASS-42 biểu hiện stress chiếm 57,2%, stress
theo các mức độ nhẹ, vừa, nặng, rất nặng lần lượt là 17,9%; 29,5%; 7,6%; 2,2%.
Các yếu tố liên quan đến tình trạng stress của học sinh bao gồm tình trạng hôn nhân
của bố mẹ không thuận lợi, cảm nhận về thời gian tự học quá nhiều, mức độ áp lực
học tập, mức độ khiển trách của giáo viên, mức độ bị bạn bè trêu chọc, sỉ nhục
(p<0,05) [46].
Tại Đà Nẵng, theo kết quả thống kê sơ bộ của dự án nghiên cứu stress thanh
thiếu niên được khảo sát qua mạng và phỏng vấn gián tiếp do Bệnh viện Tâm thần
Đà Nẵng (2014) ở 03 trường THPT trên địa bàn thành phố, có 20% học sinh nam bị
rối loạn tâm lý, 10% ở nữ giới. Nguyên nhân khiến học sinh mắc chứng bệnh này
chủ yếu là áp lực học tập. Gần 58% học sinh được khảo sát cho biết bị bố mẹ la
mắng, khiển trách vì không học tốt tại trường, hơn 59% học sinh nói kết quả học tập
không như ý muốn [7].
Theo nghiên cứu của Ngô Thị Trang khi phân tích một số yếu tố liên quan đến
stress tâm lý ở học sinh THPT ở Thái Nguyên cho thấy các yếu tố như tình trạng hôn
nhân của bố mẹ không thuận lợi, bố mẹ mâu thuẫn thường xuyên, bị bố mẹ trách mắng
thường xuyên là những yếu tố liên quan đến stress ở học sinh (p<0,05). Ngoài ra các
yếu tố liên quan đến học tập và trường học như học thêm ở ngoài, cảm thấy quá tải với
lượng kiến thức ở trường, quá nhiều bải tập, áp lực thi cử và thiếu sự quan tâm của bạn
bè là có liên quan đến stress ở học sinh (p<0,05). Các yếu tố về giới tính, dân tiich và
khối học không liên quan đến stress (p>0,05) [23].
15
1.4. Thang đo trầm cảm, lo âu và stress DASS-21
Thang đo tự đánh giá về trầm cảm, lo âu, stress trên đối tượng vị thành niên và
người trưởng thành được phát triển bởi Livibond S.H and Livibond P.E (1995) Depression Anxiety Stress Scales (DASS) [47] [48]. Ngày nay, DASS được sử dụng
ngày càng nhiều trong chẩn đoán sàng lọc các vấn đề về sức khỏe tâm thần tại cộng
đồng, đặc biệt là có thể dành cho đối tượng thanh thiếu niên (học sinh, sinh viên…)
[49].
Hiện nay thang đo DASS có 2 phiên bản: phiên bản gốc gồm 42 câu hỏi
(DASS-42) và phiên bản rút ngắn 21 câu hỏi (DASS-21). Chúng tôi sử dụng thang
đo 21 câu DASS-21 trong nghiên cứu này, vì thang đo DASS-21 ngắn hơn DASS42, trong khi độ tin cậy và giá trị của 2 phiên bản là như nhau. Giá trị và độ tin cậy
của thang đo DASS-21 cũng đã được chứng minh trong các nghiên cứu gần đây của
tác giả Nguyễn Văn Hùng [50] [51].
Ngoài ra có nhiều thang đo khác để đánh giá về sức khỏe tâm thần như thang
đo đánh giá stress PSS (Perceived Stress Scales), thang đánh giá trầm cảm CES-D
(The Centre for Epidemiological studies- Depression Scale), thang đo lo âu ZUNG,
thang tự đánh giá trầm cảm của Beck (Beck Depression Inventory). Việc sử dụng
thang đo DASS sẽ rất hữu ích khi đo lường tình trạng hiện tại cũng như biến đổi
theo thời gian của cả 3 tình trạng trầm cảm, lo âu và stress. Việc phân biệt được 3
tình trạng liên quan này giúp các nhà nghiên cứu nhận định được tính chất, nguyên
nhân và cơ chế của các rối loạn SKTT. Bên cạnh đó, thang đo DASS thích hợp để
sàng lọc ở người bình thường và có thể được sử dụng bởi các bác sĩ không thuộc
chuyên khoa tâm thần.
Thang đo DASS-21 (Depression Anxiety Stress Scales) là công cụ được các
nhà nghiên cứu tâm lý sử dụng phổ biến trên thế giới [31] [32] và các nghiên cứu ở
Việt Nam [25] [26] để đo lường sự tự nhận thức về trầm cảm, lo âu và stress.
Thang đo này gồm có 21 câu, nhằm đo lường mức độ trầm cảm, lo âu và
stress mà chủ thể nhận thấy về cuộc sống của họ trong 2 tuần vừa qua. Thang đo
được chia làm 3 phần mỗi phần 7 câu để hỏi tương ứng với các khía cạnh trầm
16
cảm, lo âu, stress. Mỗi câu sử dụng thang điểm Likert 4 mức độ từ 0-3 với thang
đo được mã hóa “Điều này tôi hoàn toàn không gặp phải” (0), “Đúng với tôi một
phần nào đó hay đôi khi gặp phải” (1), “Tôi thường xuyên hoặc nhiều lần gặp
phải” (2), “Rất thường xảy ra với tôi hay hầu hết lúc nào cũng gặp” (3).
Bảng 1.1 Các câu hỏi đánh giá trầm cảm, lo âu, stress theo DASS-21
Đánh giá
STT câu hỏi
Tổng số
Trầm cảm
3, 5, 10, 13, 16, 17, 21
7
Lo âu
2, 4, 7, 9, 15, 19, 20
7
Stress
1, 6, 8, 11, 12, 14, 18
7
Điểm trầm cảm, lo âu, stress được tính bằng cách tổng điểm của các
câu thành phần, nhân hệ số 2 và tính theo mức trung bình. Tổng điểm của mỗi
phần sẽ được so sánh vào bảng thang điểm DASS-21 để đưa ra mức độ trầm cảm,
lo âu, stress của đối tượng nghiên cứu [47] [48]:
Bảng 1.2. Thang điểm mức độ trầm cảm, lo âu, stress theo DASS-21
Đặc điểm
Bình thường
Nhẹ
Vừa
Nặng
Rất nặng
Trầm cảm
0-9
10-13
14-20
21-27
28+
Lo âu
0-7
8-9
10-14
15-19
20+
Stress
0-14
15-18
19-25
26-33
34+
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo DASS-21
Thang đo DASS 21 có hệ số Cronbach’s alpha của Trầm cảm, Lo âu và
Stress lần lượt là 0.81, 0.75 và 0.78. Điều này đảm bảo tính nhất quán của thang
đo khi hệ số Cronbach’s alpha > 0.7. Phân tích đường cong ROC (Receiver
Operating Characteristic) cho thấy độ nhạy (Se) và độ đặc hiệu (Sp) của trầm cảm
lần lượt là 0.68 và 0.68, độ nhạy và độ đặc hiệu của lo âu lần lượt là 1.0 và 0.69
[50] [51].
1.5. Khung lý thuyết
17
Khung lý thuyết của vấn đề đã được xây dựng dựa trên đặc điểm lứa tuổi vị
thành niên đặc biệt lứa tuổi THPT và các nguyên nhân ảnh hưởng gây ra trầm cảm,
lo âu, stress. Dựa vào khung lý thuyết ta có thể thấy rõ hơn ảnh hưởng các yếu tố cá
nhân, yếu tố gia đình, yếu tố bạn bè, nhà trường và xã hội có liên quan đến tình
trạng tâm lý của đối tượng nghiên cứu (tương tự kết quả nghiên cứu của một số tác
giả nghiên cứu về trầm cảm, lo âu, stress trong tổng quan tài liệu) [9] [14] [15] [9]
[22] [23] [3].
18
Yếu tố thuộc về đối tượng
nghiên cứu:n
- Độ tuổi
- Giới tính
- Vấn đề về thay đổi tâm lý, tình
cảm, tình yêu lứa tuổi vị thành
niên
- Những vấn đề về cơ thể, sức
khỏe (béo phì, thừa cân…)
- Sở thích cá nhân thiếu lành mạnhYẾU TỐ CÁ NHÂN
KHUNG LÝ THUYẾT
TRẦM CẢM,
LO ÂU,
STRESS Ở HS THPT
YẾU TỐ GIA
Yếu tố thuộc về gia đình:
- Điều kiện kinh tế gia đình, gia
đình đông con, ít con, con thứ
mấy
- Không sống cùng bố mẹ
- Bố mẹ không quan tâm, bố mẹ
thường xuyên trách mắng, đánh
mắng
- Sống trong sự kỳ vọng quá lớn
từ gia đình
- Mẫu thuẫn trong gia đình
- Việc mất mát người thân
Yếu tố cá nhân của bố mẹ
- Trình độ học vấn, nghề nghiệp,
tình trạng hôn nhân.
ĐÌNH
Yếu tố học tập
- Học tập thiếu phương pháp
- Học không hiểu bài, kết quả học
YẾU TỐ BẠN BÈ, NHÀ
tập không tốt
- Kết quả học tập không như mong
TRƯỜNG, XÃ HỘI
muốn
- Áp lực học tập, thi cử, khối
lượng bài tập nhiều.
Yếu tố nhà trường, xã hội
Yếu tố bạn bè
- Thầy cô khiển trách, không quan tâm
- Học thêm quá nhiều
- Không có bạn thân để tâm sự, chia sẻ, giúp đỡ nhau
- Kế hoạch học tập, thi cử chưa hợp lý gây áp lực học tập cho học sinh
- Cảm giác sợ thua kém bạn bè, cảm giác sợ thất bại
- Các hoạt động thể thao, ngoại khóa không thu hút được học sinh
- Mâu thuẩn qua giao tiếp, thu nhận thông tin, bạo lực từ mạng xã hội và các mối
- Mâu thuẫn bạn bè, bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt, đánh mắng
quan hệ ngoài xã hội
- Chứng kiến bạn bè bị trêu chọc, bắt nạt, đánh mắng
Môi trường sống bụi, ô nhiễm, dịch bệnh, giao thông, tai nạn…
- Đánh nhau với bạn bè.
- Thiếu sự hỗ trợ từ xã hội, định kiến của xã hội.
19
1.6. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Nghệ
An. Cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.424
km về phía Nam. Toàn thành phố có 16 phường, dân số đến năm 2018 là 545.180
người. Tổng diện tích đất tự nhiên: 104.5 km2. Trên địa bàn thành phố Vinh hiện có
05 trường THPT công lập bao gồm: 02 trường chuyên THPT Phan Bội Châu và
khối chuyên Đại học Vinh, 03 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Vinh 1), THPT Hà
Huy Tập (Vinh 2), THPT Lê Viết Thuật (Vinh 3).
Trường THPT Hà Huy Tập được thành lập từ những năm 1975 và có truyền
thống hiếu học. Đầu năm học 2013-2014, tập thể giáo viên và học sinh trường
THPT Hà Huy Tập vui mừng và vinh dự là một trong 3 đơn vị đầu tiên được đón
nhận giấy chứng nhận chất lượng giáo dục cấp độ 3 của Giám đốc Sở GD&ĐT
Nghệ An. Là trường công lập với điểm xét tuyển đầu vào lớp 10 đứng thứ 2 thành
phố Vinh. Vào năm học 2019-2020 nhà trường có tổng số học sinh là 1.667 em,
toàn trường có 39 lớp trong đó mỗi khối 10, 11, 12 gồm có 13 lớp.
Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhà trường và gia đình luôn đòi hỏi hơn
nữa sự tiến bộ của thể hệ trẻ trong học tập và phát triển bản thân. Việc chăm sóc sức
khỏe nói chung và sức khỏe tâm thần nói riêng đang được quan tâm gần đây. Hiện
tại nhà trường đã và đang thực hiện theo chăm sóc y tế học đường theo Thông tư
liên tịch số 13 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục trong đó có cả vấn đề chăm sóc sức khỏe
tâm thần, tư vấn tâm lý cho các em học sinh [52]. Tuy nhiên, hiện nay chưa có
nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần được thực hiện ở trường
THPT Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An. Nghiên cứu và tìm hiểu mối liên quan của
trầm cảm, lo âu, stress có thể giúp tư vấn cho học sinh, phụ huynh, nhà trường tổ
chức hoạt động, lập kế hoạch giáo dục cho con em mình một cách phù hợp để giúp
các em phát triển tốt và toàn diện hơn.
20
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian tham gia nghiên cứu
- Địa điểm: Trường THPT Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 10 năm 2020
- Thời gian thu thập số liệu: dự kiến tháng 5-6/2020.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu:
+ Học sinh đang học ở tại trường THPT Hà Huy Tập bao gồm: lớp 10, 11, 12.
+ Học sinh có giấy xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu từ phụ huynh hoặc
người giám hộ.
- Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu:
+ Học sinh từ chối tham gia nghiên cứu.
+ Học sinh đã được xác định có mắc bệnh tâm thần hoặc thiểu năng trí tuệ.
+ Học sinh không có mặt trong khoảng thời gian thu thập số liệu nghiên cứu
như: nghỉ học, nghỉ ốm, …
+ Học sinh tự nguyện tham gia nhưng không hợp tác trong quá trình nghiên cứu.
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4. Chọn mẫu và cỡ mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ:
Trong đó:
+ Z1-α/2: hệ số giới hạn tin cậy (với α = 0,05, Z1-α/2 = 1,96)
+ n: cỡ mẫu nghiên cứu.
+ d: sai số mong muốn, chọn d = 0,045