Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề cương PP NCKH theo mo hinh VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.1 KB, 16 trang )

1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực
như: tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ, vốn con người, vốn tài chính… Tuy
nhiên, trong các nguồn lực đó thì vốn con người là quan trọng nhất, có vai trò quyết
định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia. Một nước, dù có nguồn
tài nguyên thiên nhiên dồi dào đến đâu, máy móc thiết bị hiện đại đến nước nào,
nhưng nếu không có người đủ khả năng, trình độ để vận hành thì tất cả cũng khó có
khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Mặt khác, muốn có một
nguồn vốn con người dồi dào, ắt hệ thống giáo dục của quốc gia đó phải “mạnh”.
Theo Bắc Sơn (2013), nguồn kinh phí chính cho giáo dục và đào tạo vẫn là ngân
sách nhà nước. Nhà nước đã có sự ưu tiên đầu tư cao cho giáo dục và đào tạo trong
suốt 10 năm qua, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đến sự nghiệp phát
triển giáo dục. Tỷ trọng ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo năm 2001 bằng
15,5% tổng chi ngân sách nhà nước (tương ứng 4,1% GDP), năm 2006 là 18,4%
(tương ứng 5,6% GDP). Ở giai đoạn tiếp theo 2007 – 2008, chính phủ đã giành 20%
chi ngân sách cho giáo dục đào tạo, đạt tỷ lệ như Quốc hội phê duyệt cho năm 2010.
Nhiều đề án, chương trình quy mô lớn được huy động đa dạng và tối đa nguồn lực cho
phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Ngân sách nhà nước cũng đã bước
đầu tập trung cho các cấp học phổ cập, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn
và phát triển đội ngũ nhà giáo.
Nước ta là một trong những nước có truyền thống hiếu học. Tất cả mọi người
hơn ai hết cũng đều biết rằng khi học vấn càng cao, cơ hội kiếm việc làm càng dễ, thu
nhập cũng sẽ cao hơn so với những người học vấn thấp. Tuy nhiên, không phải vì vậy
mà ai cũng sẵn sàng đầu tư cho việc học, vẫn có những người bỏ học ngang chừng,
hay chỉ cần tấm bằng phổ thông để làm công nhân, không phải ai cũng sẵn sàng học
lên đại học. Vậy nguyên nhân do đâu?
Có thể có nhiều lý do được đưa ra, nhưng phổ biến nhất vẫn là vấn đề về chi phí.
Giáo dục cần một chi phí khá lớn so với ngân quỹ có hạn của các cá nhân, hộ gia đình.
Như vậy, họ chỉ sẵn sàng đầu tư cho giáo dục lớn khi họ nhận thấy lợi ích thu được từ
việc học (lợi ích mà phần lớn mọi người theo đuổi chính là thu nhập của họ sau khi
1




hoàn thành các khóa đào tạo). Hiện nay cũng đã có một số đề tài nghiên cứu vấn đề
khi gia tăng thêm một năm đi học thì thu nhập sẽ tăng thêm bao nhiêu phần trăm, một
trong những mục đích là để làm bằng chứng khuyến khích người dân đi học. Tuy
nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra xu hướng của lợi ích đầu tư cho giáo dục
theo thời gian. Chính vì vậy, tác giả đã chọn lựa chọn đề tài “Đo lường và so sánh
suất sinh lợi giáo dục của Việt Nam qua hai năm 2008 và 2010” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Thu nhập của người lao động sẽ tăng thêm bao nhiêu phần trăm khi tăng thêm một
năm đi học?
- Có sự khác biệt hay không suất sinh lợi giáo dục Việt Nam qua các năm? Nếu có thì
khác biệt như thế nào?
- Các đặc điểm về nhân khẩu học (giới tính, trình độ giáo dục, chức nghiệp, dân tộc,
khu vực), miền, loại hình kinh tế và ngành kinh tế tác động như thế nào đến suất sinh
lợi giáo dục Việt Nam?
- Những gợi ý chính sách nào về giáo dục để làm tăng thu nhập cho người lao động?
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đo lường suất sinh lợi giáo dục Việt Nam 2 năm 2008 và 2010.
- So sánh suất sinh lợi giáo dục Việt Nam giữa 2 năm 2008 và 2010.
- Đánh giá sự tác động của các yếu tố thuộc về nhân khẩu học (giới tính, trình độ giáo
dục, chức nghiệp, dân tộc, khu vực), miền, loại hình kinh tế và ngành kinh tế tới suất
sinh lợi của giáo dục.
- Đưa ra các gợi ý chính sách về giáo dục cho Việt Nam.

2


4. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

4.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết
4.1.1 Lý thuyết về vốn con người
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vốn con người, theo Nguyễn Văn
Ngọc (2006) vốn con người là khái niệm để chỉ toàn bộ hiểu biết của con người về
phương thức tiến hành các hoạt động kinh tế xã hội. Còn theo Mincer (1974) thì vốn
con người cũng giống như vốn hữu hình, để có được nguồn vốn này thì con người phải
đầu tư và tích lũy thông qua giáo dục, rèn luyện trong công việc, và nó thuộc riêng về
mỗi người, nó đem lại khoản thu nhập cho người sở hữu nó. Như vậy, tóm lại theo tác
giả thì vốn con người có thể được hiểu đó là những hiểu biết và kinh nghiệp được tích
lũy trong giáo dục và quá trình lao động mà có.
Vốn con người có được thông qua ba yếu tố chính: Thứ nhất là năng lực ban đầu;
thứ hai những năng lực và kiến thức chuyên môn được hình thành và tích lũy thông
qua quá trình đào tạo chính quy; và thứ ba các kỹ năng, khả năng chuyên môn, những
kinh nghiệm được tích lũy trong lao động.
Lý thuyết vốn con người là nền tảng, là cơ sở để có thể phát triển nhiều lý thuyết
kinh tế. Vốn con người được Mincer (1989) chứng minh về sự đóng góp thông qua
những nội dung “Vốn con người đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế: 1) nó là các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người là yếu
tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động “thô” (không có kỹ
năng) để tạo ra sản phẩm; 2) nó là kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản
của phát triển kinh tế”.
4.1.2 Giáo dục và thu nhập – Mô hình đi học
Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh
thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có phẩm chất
và năng lực như yêu cầu đề ra (Hoàng Phê và ctg., 1988, trang 415).
Giáo dục mang lại lợi ích cho cả người đi học và toàn thể xã hội. Người đi học
thì có khả năng được trả thù lao cao hơn để xứng đáng với chi phí giáo dục, xã hội sẽ
phát triển hơn nếu trình độ giáo dục tăng cao. Tuy nhiên, ta thấy số năm đi học lại khác
3



nhau ở mỗi cá nhân khác nhau. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng có cá nhân
quyết định theo học lên các bậc cao hơn, có cá nhân quyết định dừng lại ở một mức
nào đó? Trong nghiên cứu của mình Borjas (2005) ông đã trình bày về “Đường tiền
lương học vấn” như hình 1.1
Hình 1.1 Thu nhập và số năm đi học

cho thấy tiền lương các doanh nghiệp sẵn sàng trả tương ứng với mức trình độ học vấn
của người lao động, thông qua đó thể hiện mối quan hệ giữa số năm đi học và tiền
lương. Đường này có ba đặc điểm: Thứ nhất dốc lên do “lương đền bù” cho học vấn;
thứ hai Độ dốc thể hiện mức tăng thu nhập khi người lao động có thêm một năm học
vấn; thứ ba đường cong lồi cho thấy mức gia tăng biên của tiền lương giảm dần khi
tăng thêm số năm đi học.
Như vậy, người lao động sẽ quyết định chọn trình độ học vấn tối ưu khi “Đường
tiền lương học vấn” đạt cực đại.
4.1.3 Hàm thu nhập Mincer
* Sự hiệu quả của đầu tư trong mô hình đi học

4


Mincer (1974) đã đưa ra mô hình chứng minh mối quan hệ giữa thu nhập và số
năm đi học như sau:
LnYs = lnY0 + r.S (1)
Trong đó:
Ys: Thu nhập hàng năm của người có S năm đi học
Y0: Thu nhập hàng năm của người không đi học
r: tỷ suất chiết khấu
S: số năm đi học
Phương trình (1) đã chỉ ra cho ta thấy, logarithm của thu nhập là hàm tỷ lệ thuận

với số năm đi học S, và hệ số của S biểu thị mức độ gia tăng thu nhập là suất chiết
khấu r cũng chính là tỷ suất thu hồi nội bộ.
* Hàm ước lượng logarithm thu nhập
Cũng trong cùng nghiên cứu Mincer (1974) đã xây dựng hàm ước lượng
logarithm thu nhập của người lao động có dạng:
LnYt = a0 + a1.S + a2.t +a3.t2 + biến khác (2)
Trong đó:
Yt: Thu nhập ròng trong năm t.
S: Số năm đi học của cá nhân quan sát có thu nhập Yt
t: Số năm biểu thị kinh nghiệm tiềm năng, với giả định kinh nghiệm là liên tục và bắt
đầu ngay khi không còn đi học, được tính bằng tuổi hiện tại quan sát trừ đi tuổi lúc
không còn đi học: t = A – S – b. Với A là tuổi hiện tại và b là tuổi bắt đầu đi học.
a1: Cho ta ước lượng suất sinh lợi của việc đi học (giải thích phần trăm tăng thêm của
thu nhập khi tăng thêm một năm đi học).

5


a2: giải thích phần trăm tăng thêm của thu nhập khi kinh nghiệm tiềm năng tăng thêm
một năm.
a3: là âm, biểu thị mức độ suy giảm của thu nhập biên theo thời gian làm việc.
Các biến khác có thể bao gồm các yếu tố của cá nhân, việc làm, địa bàn làm việc, khu
vực kinh tế, ngành nghề lao động…
4.2 Các nghiên cứu trước
Trong quá trình tìm hiểu các nghiên cứu trước về suất sinh lợi giáo dục, tác giả
nhận thấy hầu hết các nghiên cứu (trên thế giới và ở Việt Nam) đều dùng hàm thu nhập
của Mincer để ước lượng. Đây là phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu, trong đó
sử dụn hàm Logarithm tự nhiên của thu nhập làm biến phụ thuộc, biến độc lập bao
gồm số năm đi học, kinh nghiệm và kinh nghiệm bình phương.
4.2.1 Trên thế giới

Theo nghiên cứu về suất sinh lợi giáo dục của các nước trên thế giới của
Psacharopoulos (1994) cho kết quả như bảng sau:
Bảng 1.1 Suất sinh lợi giáo dục của các nước trên thế giới năm 1994

Khu vực

Số năm đi học

Hệ số (phần trăm)

Châu Phi cận saharan

5,9

3,4

Châu Á*

8,4

9,6

Châu Âu/Trung Đông/Bắc Phi*

8,5

8,2

Châu Mỹ Latin/Vùng Caribbe


7,9

12,4

OECD

10,9

6,8

Thế giới

8,4

10,1

* Những nước không thuộc OECD
Nguồn: George Psacharopoulos, “Returns to Investment in Education: Global
Update”. World Development, 22(9), 1994.
thông qua bảng trên ta thấy thu nhập của người lao động thế giới sẽ tăng 10,1% nếu
tăng thêm một năm đi học, và suất sinh lợi giáo dục cũng khác nhau theo các khu vực.
6


Khu vực có suất sinh lợi cao nhất thuộc về khu vực Châu Mỹ Latin/Vùng Caribbe, khu
vực có suất sinh lợi thấp nhất thuộc về Châu Phi cận saharan, các chỉ số lần lượt là
12,4% và 3,4%. Khu vực Châu Á (gồm những nước không thuộc khối OECD) hệ số
này là 9,6%...
Thời gian gần đây hơn, trong nghiên cứu của Bojas (2005) dựa trên hàm thu nhập
của Mincer, tác giả đã ước lượng suất sinh lợi giáo dục của Hòa Kỳ là khoảng 9% vào

những năm 90.
4.2.2 Ở Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành (2006), dựa trên bộ dữ liệu khảo sát mức
sống dân cư Việt Nam 2002 và phương phương pháp khác biệt trong khác biệt, cho
thấy suất sinh lợi giáo dục của Việt Nam sau khi có sự thống nhất 12 năm đi học phổ
thông đối với cả nước là 11,43%.
Tới năm 2008, tác giả Vũ Trọng Anh cũng thực hiện một nghiên cứu về Suất sinh
lợi giáo dục của Việt Nam. Vũ Trọng Anh đã dựa vào hàm thu nhập Mincer và bộ số
liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2004 để thực hiện ước lượng này. Kết
quả hồi quy mô hình cho thấy khi tăng thêm một năm đi học thì đem lại mức gia tăng
thu nhập của người Việt Nam là 7,4%. Đồng thời, Vũ Trọng Anh cũng chỉ ra rằng
ngoài số năm đi học thì những yếu tố khác như: giới tính, bậc học, nghề nghiệp…cũng
có ảnh hưởng tới sự gia tăng thu nhập của người lao động.
Tăng Thị Bích Hiền (2011) khi nghiên cứu về “Giáo dục và nền tảng gia đình,
những yếu tố ảnh hưởng lương Việt Nam” cho biết khi cha hoặc mẹ có nhiều hơn một
năm tới trường thì tiền lương của con cái sẽ tăng 2,91%. Đối với cá nhân người lao
động khi tăng thêm một cấp độ trong năm cấp độ học vấn thì thu nhập sẽ tăng 7,74%
lên 18,4%.
Gần đây nhất, Lê Hoàng Nam (2012) đã tiến hành nghiên cứu “Ước lượng suất
sinh lợi của giáo dục ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long” dựa trên hàm thu nhập của
Mincer và bộ số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2010 cho thấy: Khi
người lao động có số năm đi học tăng lên một năm thì thu nhập của họ tăng lên 1,25%.
Ngoài số năm đi học, tác giả cũng chỉ ra những yếu tố khác như: khu vực thành thị hay
7


nông thôn; khu vực kinh tế; giới tính; bằng cấp cũng có ảnh hưởng tới thu nhập của
người lao động.
5. Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau trong quá trình nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích thống kê: Nhằm đánh giá, phân tích sơ bộ về thực trạng
đi học, việc làm, bằng cấp… ở Việt Nam năm 2008 và năm 2010.
- Phương pháp định lượng. Nghiên cứu sử dụng phần mềm kinh tế lượng SPSS
20 để phân tích mô hình hồi quy. Dựa vào hàm thu nhập của Mincer để ước lượng suất
sinh lợi giáo dục ở Việt Nam năm 2008 và năm 2010 (Hồi quy hàm thu nhập Mincer).
- Dữ liệu được lưu giữ trong phần mềm Stata sẽ được trích xuất và chuyển thành
định dạng của phần mềm Excel để tính toán.
6. Mô hình nghiên cứu
Xuất phát từ mô hình nghiên cứu gốc của Becker và Mincer (1974):
LnYs = LnY0 + r.S + ui (3)
Mô hình Mincer mở rộng với biến kinh nghiệm làm việc (t) như sau:
LnYt = a0 + a1.S + a2.kn +a3.kn2 + ui (4)
Nhưng do thu nhập không tăng tuyến tính với kinh nghiệm mà nó sẽ đạt cực đại
ở một điểm nào đó của đường thu nhập, vì vậy đường thu nhập sẽ lõm theo biến kinh
nghiệm, a2 > 0 và a3 < 0 (Mincer, 1974).
Như vậy, để ước lượng được suất sinh lợi giáo dục thì mô hình được kiến nghị sử
dụng hồi quy như sau:
Y = f(Số năm đi học; kinh nghiệm làm việc; khu vực; giới tính; loại hình kinh tế; cá
nhân là cán bộ, công chức, viên chức; dân tộc kinh; trình độ học vấn)
Mô hình được cụ thể hóa như sau:
Mô hình 1 (Mô hình hồi quy giới hạn):
8


Ln(Y2008, 2010) = β0 + β1 S + β2 kn + β3 kn2 + ui (5)
Mô hình 2 ( Mô hình hồi quy mở rộng)
Ln(Y2008,

2010


) = β0 + β1 S + β2 kn + β3 kn2 + β4 TrinhdoGD + β5 Gioitinh + β6

Loaihinhkt + β7 Khuvuc + β8 Chucnghiep + β9 Dantoc + β10 Mien + β11 Nganhkt (6)
Các biến được giải thích và kỳ vọng dấu như sau:
Các biến
Thu nhập hàng
tháng
Số năm đi học
Kinh nghiệm
làm việc

Ký hiệu
Y

S

kn

Kinh nghiệm
làm việc bình

Giải thích

Dấu kỳ vọng

Thu nhập trung

1000đ/tháng

bình một tháng

Số năm đi học
đã hoàn thành
Tuổi – (số năm
đi học + 6)

+

Năm

+

Năm

Kinh nghiệm
kn2

phương

làm việc bình

Đơn vị

-

phương

Năm bình
phương
Không có bằng


i=0

cấp = 1; Các
cấp còn lại = 0
Bao gồm 7 cấp

i = 1 Cap1

Cấp 1 = 1; các

học: Không có

cấp còn lại = 0

bằng cấp, Cấp
1, Cấp 2, Cấp
i = 2 Cap2

Cấp 2 = 1; các

3, Sơ cấp –

cấp còn lại = 0

Trung cấp, Cao
i = 3 Cap3

đẳng – Đại

Cấp 3 = 1; các

+

cấp còn lại = 0

9


Sơ cấp – Trung

i=4

cấp = 1; các

Sotrungcap

cấp còn lại = 0
Cao đẳng – Đại

Trình độ giáo

i = 5 CDDH

dục

học = 1; các

học, Sau đại

cấp còn lại = 0


học

Sau đại học =

i = 6 SDH

1; các cấp còn
lại = 0
Nam = 0

Sử dụng biến
giả trong hồi
Giới tính

Gioitinh

quy để đánh
giá sự khác biệt

Nữ = 1
+

trong thu nhập
theo giới tính

Nhanuoc

Vondautunn

Biến giả, dùng


Nhanuoc = 1;

để chỉ các khu

các khu vực

vực làm việc.

còn lại = 0.

Bao gồm: Khu

Vondautunn =

vực nhà nước,

1; các khu vực

Khu vực vốn

còn lại = 0

đầu tư nước
Loại hình

Tapthe

ngoài, khu vực
tập thể, khu


kinh tế
(Loaihinhkt)

Tunhan

vực tư nhân,
khu vực kinh
doanh theo hộ

+

Tapthe = 1; các
khu vực còn lại
=0
Tunhan = 1;
các khu vực
còn lại = 0

10


KDtheoho = 1;
Kdtheoho

Các khu vực
còn lại = 0
Biến giả để

Khu vực


Khuvuc

biểu thị nơi
người dân đang

+

Thành thị = 1;
Nông thôn = 0

sống
Biến giả để

Cán bộ, công

biểu thị người
Chức nghiệp

Chucnghiep

lao động làm

+

trong khu vực

Dantoc

= 1; Trường

hợp khác = 0

nhà nước

Dân tộc

chức, viên chức

Biến giả cho

Kinh và Hoa =

dân tộc kinh và

1;

các dân tộc

+/Các dân tộc

khác

khác = 0
- Miền Bắc = 1;
Các miền khác
=0

Miền

Mien


Biến giả cho

- Miền Trung =

miền Bắc,

1; Các miền

Trung và Nam

khác = 0
- Miền Nam =
1; Các miền
khác = 0

Ngành kinh tế

Nganhkt

Biến giả cho

+

- Nông – Lâm

ngành kinh tế

nghiệp = 1; các


bao gồm Nông

ngành còn lại =

– Lâm nghiệp;

0.
11


- Công nghiệp
– Xây dựng =
Công nghiệp –

1; Các ngành

Xây dựng và

còn lại = 0

Dịch vụ

- Dịch vụ = 1;
Các ngành còn
lại = 0

7. Phạm vi nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
7.1 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu suất sinh lợi giáo dục Việt Nam trong giai đoạn: năm 2008 và
năm 2010.

7.2 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ bộ số liệu Khảo sát mức sống
hộ gia đình Việt Nam năm 2008 và năm 2010 của Tổng cục Thống kê.
8. Ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu
8.1 Ý nghĩa của nghiên cứu
- Đề tài “Đo lường và so sánh suất sinh lợi giáo dục của Việt Nam qua hai năm 2008
và 2010” sẽ khắc phục được hạn chế mà nghiên cứu của Nguyễn Trọng Anh (2008)
mắc phải (không có sự so sánh suất sinh lợi giáo dục Việt Nam giữa các năm). Mặt
khác, khi ước lượng tác giả sử dụng thu nhập theo tháng thay vì theo năm như các
nghiên cứu trước.
- Việc nghiên cứu sẽ giúp chúng ta thấy khi tăng thêm một năm đi học thì thu nhập của
người lao động sẽ tăng bao nhiều phần trăm.
- Nghiên cứu sẽ cho thấy sự tác động của bối cảnh kinh tế tới suất sinh lợi của giáo
dục Việt Nam.
- Là một trong những bằng chứng để khuyến khích tinh thần hiếu học của người dân.
12


- Các nhà hoạch định chính sách có cơ sở, đề xuất để tham khảo, từ đó đưa ra những
chương trình hiệu quả hơn cho ngành Giáo dục.
- Có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các tác giả khác thực hiện các nghiên cứu
tiếp theo.
8.2 Hạn chế của nghiên cứu
Do năng lực bản thân và thời gian có hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu suất sinh lợi
giáo dục của Việt Nam được trong hai năm 2008 và 2010. Nên những kết quả hồi quy
có thể chưa thể hiện rõ nét về xu hướng của suất sinh lợi giáo dục Việt Nam. Bên cạnh
đó, nghiên cứu cũng chưa so sánh được suất sinh lợi giáo dục Việt Nam theo các vùng
địa lý.
9. Kết cấu dự kiến của luận văn
Ngoài phần lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi

nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết luận và phụ lục. Cấu trúc luận văn bao gồm
những phần chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan. Trình bày các lý
thuyết tổng quan liên quan đến thu nhập, giáo dục và vốn con người, hàm thu nhập
Mincer.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu
và các bước thực hiện hồi quy sẽ được trình bày chi tiết tại chương này.
Chương 3: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu. Trong chương này, tác giả sẽ mô
tả tổng quan về thực trạng đi học, việc làm, thu nhập…của người lao động nước ta.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Các hệ số sẽ được trình bày sau khi sử dụng
hàm hồi quy Mincer để ước lượng suất sinh lợi của giáo dục Việt Nam năm 2008 và
2010.
Chương 5: Kết luận và Gợi ý chính sách. Từ thực trạng và kết quả hồi quy, tác
giả sẽ đề xuất các gợi ý chính sách, đưa ra kết luận và kiến nghị cũng như những hạn
chế để các nghiên cứu tiếp theo được hoàn thiện hơn.
13


10. Tiến độ thực hiện
- Tháng 12/2013 – 10/1/2014: Đăng ký tên đề tài.
- Tháng 01/2014: Nộp đề cương
- Tháng 02/2014: Bảo vệ đề cương
- Tháng 03/2014: Viết chương 1. Cơ sở lý thuyết và gửi GVHD chỉnh sửa.
- Tháng 04/2014: Viết chương 2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và gửi GVHD
chỉnh sửa.
- Tháng 05/2014 – tháng 6/2014: Viết chương 3. Kết quả nghiên cứu và gửi GVHD
chỉnh sửa.
- Tháng 7/2014: Viết chương 4. Kết luận và gợi ý chính sách và gửi GVHD chỉnh sửa.
- Tháng 8/2014: Hoàn thiện bản dự thảo, gửi GVHD chỉnh sửa hình thức.
- Tháng 9/2014 – tháng 10/2014: Bảo vệ luận văn.

11. Tài liệu tham khảo
11.1 Tài liệu tiếng việt
1. Vũ Trọng Anh (2008), Ước lượng suất sinh lợi của giáo dục Việt Nam, Luận văn
thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
2. Lê Hoàng Nam (2012), Ước lượng suất sinh lợi của giáo dục ở khu vực Đồng bằng
Sông Cửu Long, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Văn Ngọc. (2006). Từ điển kinh tế học. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Hoàng Phê và ctg. (1988). Từ điển tiếng việt. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Nguyễn Xuân Thành (2006), Ước lượng suất sinh lợi của việc đi học ở Việt Nam:
Phương pháp khác biệt trong khác biệt, Học liệu mở FETP, Đại học Kinh tế Tp.
Hồ Chí Minh.
11.2 Tài liệu tiếng anh
Borjas, George J., 2005. Labor Economics. McGraw-Hill, Third Edition.
14


Mincer, Jacob (1974), Schooling Experience and Earnings. Columbia University
Press.
Psacharopoulos, George, 1994. “Returns to Investment in Education: Global Update.
World Development, 22(9), 1994.

15


MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu........................................................................................................................ 1
2. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................................................ 2
4. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước.......................................................................................... 3
4.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết........................................................................................................................ 3

4.1.1 Lý thuyết về vốn con người.............................................................................................................. 3
4.1.2 Giáo dục và thu nhập – Mô hình đi học............................................................................................ 3
4.1.3 Hàm thu nhập Mincer...................................................................................................................... 4
4.2 Các nghiên cứu trước............................................................................................................................... 6
4.2.1 Trên thế giới..................................................................................................................................... 6
4.2.2 Ở Việt Nam...................................................................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu.................................................................................................. 8
6. Mô hình nghiên cứu......................................................................................................................................... 8
7. Phạm vi nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu..................................................................................................... 12
7.1 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................................ 12
7.2 Dữ liệu nghiên cứu................................................................................................................................. 12
8. Ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu................................................................................................................ 12
8.1 Ý nghĩa của nghiên cứu.......................................................................................................................... 12
8.2 Hạn chế của nghiên cứu.......................................................................................................................... 13
9. Kết cấu dự kiến của luận văn......................................................................................................................... 13
10. Tiến độ thực hiện......................................................................................................................................... 14
11. Tài liệu tham khảo....................................................................................................................................... 14
11.1 Tài liệu tiếng việt.................................................................................................................................. 14
11.2 Tài liệu tiếng anh.................................................................................................................................. 15

16



×