Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp vệ sinh môi trường nhằm hạn chế sự phát triển của ruồi nhặng, bệnh tiêu chảy và nhiễm giun đường ruột tại 3 xã tỉnh thái bình lương xuân hiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 107 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y
========*=========

LƢƠNG XUÂN HIẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
VỆ SINH MÔI TRƢỜNG NHẰM HẠN CHẾ SỰ
PHÁT TRIỀN CỦA RUỒI NHẶNG, BỆNH TIÊU
CHẢY VÀ NHIỄM GIUN ĐƢỜNG RUỘT TẠI 3
XÃ TỈNH THÁI BÌNH

CHUYÊN NGÀNH : VỆ SINH HỌC XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC Y TẾ

MÃ HIỆU: 03.01.12.

LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SỸ KHOA HỌC Y DƢỢC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS. TS Nguyễn Mạnh Liên
PTS Tạ Huy Thịnh

-

-

J

Hà Nội – 1994




MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình quản lý và sử dụng phân

3

1.2. Tình hình ô nhiễm môi trƣờng và mắc bệnh đƣờng ruột

5

và giun sán do phân
1.3. Các nghiên cứu vê sinh thái, tập tính ruồi nhặng

6

1.4. Vai trò dịch tễ của ruồi nhặng

9

1.5. Các biện pháp phòng chống ruồi nhặng

12


CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

2.1. Phƣơng pháp điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
vệ sinh môi trƣờng tạỉ các xã phòng chống ruồi nhặng

20

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái và

22

ý nghĩa dịch tễ của ruồi nhặng
2.2.1. Phƣơng pháp điều tra hiện trạng vệ sinh hố xí và chuồng lợn

22

2.2.2. Phƣơng pháp điều tra ổ phát sinh ruồi nhặng

22

2.2.3. Phƣơng pháp điều tra số lƣợng ruồi nhặng trong và ngoài nhà

23

2.2.4. Phƣơng pháp xét nghiệm Feacal coliform

24


2.2.5. Phƣơng pháp dịch học môi trƣờng nghiên cứu

25

mối quan hệ giữa số lƣợng ruồi nhặng và bệnh tiêu chảy
2.2.6. Phƣơng pháp xét nghiệm trứng giun trên cơ thể ruồi nhặng

2.3. Phƣơng pháp triển khai phòng chống ruồi nhặng

26
26

2.4. Phƣơng pháp đánh giá kết quả phòng chống ruồi nhặng
2.4.1. Phƣơng pháp đánh giá sự thay đổi nhận thức, thái độ,

29
29

thực hành của nhân dân
2.4.2. Phƣơng pháp đánh giá kết quả hạn chế sự phát triển của ruồi nhặng

31

2.4.3. Phƣơng pháp giám sát bệnh tiêu chảy và nhiễm giun

32

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

34


3.1. Một số nét về đặc điểm tỉnh Thái Bình
3.1.1. Đặc điểm địa lý, khí hậu

34
34

3.1.2. Tình hình dân số - thu nhập

35

3.1.3 Tình hình sử dụng nƣớc, phân và bệnh đƣờng tiêu hóa

37


3.2. Tình hình kinh tế, xã hội và vệ sinh môi trƣờng

41

tại các xã phòng chống ruồi nhặng
3.3. Một số đặc điểm sinh thái và ý nghĩa dịch tễ của ruồi nhặng

47

3.3.1. Ổ phát sinh ruồi nhặng

47

3.3.2. Số lƣợng ruồi nhặng ở trong và ngoài nhà


49

3.3.3.Tình hình mang Feacal coliform trên cơ thể ruồi nhặng

54

3.3.4. Mối quan hệ giữa số lƣợng ruồi nhặng và diễn biến bệnh tiêu chảy 54
3.3.5 Khả năng mang trứng giun trên cơ thể ruồi nhặng
3.4. Các biện pháp phòng chống ruồi nhặng đã đƣợc thực hiện

55
56

3.4.1 Các biện pháp giáo dục cộng đồng

56

3.4.2 Những kỹ thuật xử lý phân

61

3.4.3 Các biện pháp bổ trợ
65
3.5. Kết quả các biện pháp phòng chống và duy trì kết quả đã đạt đƣợc 66
3.5.1. Thay đổi nhận thức, thái độ và thực hành (KAP)

66

của nhân dân truớc và sau tác động

3.5.2. Kết quả khống chế ruồi nhặng

67

3.5.3 Kết quả khống chế bệnh tiêu chảy và nhiễm giun

76

CHƢƠNG IV. BÀN LUẬN

82

4.1. Điều kiện tự nhỉên, kinh tế, xã hội, vệ sinh môi trƣờng tỉnh Thái Bình 82
4.2. Điều kiện kinh tế xã hội và vệ sinh môi trƣờng tại các điểm nghiên cứu
4.3. Một số đặc điểm sinh thái, dịch tễ của 3 loại ruồi nhặng

83
85

4.4. Các biện pháp phòng chống ruồi nhặng
4.5. Kết quả của các biện pháp phòng chống

91
95

CHƢƠNG V. KẾT LUẬN

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO


102

Tiếng Việt
Tiếng nƣớc ngoài

102
115

PHẦN PHỤ LỤC

124

1 Phiếu phỏng vấn hộ gia đình thực hiện vệ sinh môi trƣờng
2 Phiếu điều tra hộ gia đình vệ sinh môi trƣờng cấp xã
3 Phiếu điều tra tiêu chảy


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CDD:

Chƣơng trình phòng chống bệnh tiêu chảy (Control of
Diarrhoea Diseases Programme).

CS:

Cộng sự.

CTV:


Cộng tác viên.

ĐC:

Đối chứng.

HXTDN:

Hố xí thấm dội nƣớc.

KHKT:

Khoa học kỹ thuật.

KAP:

Hiểu biết, thái độ, thực hành (Knowlcge. Attitude, Pactice).

MF:

Màng lọc.

BM:

Xã Bình Minh.

VH:

Xã Vũ Hòa.


HB:

Xã Hòa Bình.

SL:

Số lƣợng

TS :

Tổng số

UNICEF:

Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (United Nations
children’s Fund).

YHDP:

Y học dự phòng.

WHO:

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization).


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông báo của tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1992) cho biết hàng năm có
khoảng 4 triệu trẻ nhỏ và sơ sinh chết vì bệnh tiêu chảy, hàng trăm triệu ngƣời bị

nhiễm giun đƣờng ruột. Một nguyên nhân quan trọng của sự lây lan hai loại bệnh
trên tại các nƣớc đang phát triển là tập quán dùng phân tƣơi trong nông nghiệp. Sự
lây lan các mầm bệnh từ ngƣời bệnh sang ngƣời bình thƣờng thông qua nƣớc sinh
hoạt, thức ăn bị ô nhiễm và đặc biệt là ruồi nhặng - Vector truyền bệnh quan trọng
đối với các nƣớc có khí hậu nhiệt đới. Trong số các loài gặp ở khu dân cƣ nƣớc ta
có 3 loài : Ruồi nhà (Musca domestica L), nhặng xanh (Chrysomyia me gacephala
Fabr.) và ruồi chợ (Musca sorbens Wd) là phổ biến nhất.
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp ở vùng đồng bằng ven biển, có mật
độ dân số cao và đa số nhân dân sống ở nông thôn trồng lúa. Tại các địa phƣơng
trong tỉnh, tập quán dùng phân tƣơi và phân chƣa ủ kỹ trong nông nghiệp vẫn
còn phổ biến, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trƣờng của nông dân còn thấp. Phân và
rác sinh hoạt trong khu vực dân cƣ tạo điều kiện thuận lợi cho các loài ruồi
nhặng sinh sống và phát triển, làm cho tỷ lệ những ngƣời mắc bệnh tiêu chảy và
nhiễm giun đƣờng ruột tại các khu vực đó khá cao.
Để dự phòng hai loại bệnh trên có hiệu quả, một biện pháp quan trọng
cần phải tiến hành là hạn chế sự sinh sản của ruồi nhặng. Muốn phòng chống
ruồi nhặng có kết quả chúng ta phải nghiên cứu đặc điểm phát triển của chúng
trong hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nƣớc ở vùng nông thôn Thái
Bình nhằm làm cơ sở khoa học cho việc đề ra các biện pháp thích hợp. Biện
pháp sử dụng hóa chất diệt côn trùng thƣờng có tác dụng nhanh nhƣng gây độc
cho ngƣời cũng nhƣ ô nhiễm môi trƣờng và hiệu quả không bền vững. Vì vậy,
việc triển khai các biện pháp vệ sinh môi trƣòng vào mục đích này là vấn đề
thực sự cần thiết.
Phòng chống ruồi nhặng là công việc đòi hỏi sự tham gia của đông đảo
nhân dân, trong đó công tác giáo dục môi trƣờng, tuyên truyền vận động, tổ chức


cộng đồng nhằm thay đổi tập quán không hợp vệ sinh, chấp nhận và áp dụng các
biện pháp vệ sinh môi trƣờng là rất quan trọng.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu một số biện pháp vệ sinh môi trƣờng nhằm hạn chế sự
phát triển của ruồi nhặng, bệnh tiêu chảy và nhiễm giun đƣờng ruột tại 3 xã
tinh Thái Bình”.
Luận án của chúng tôi có những mục tiêu sau đây :
1- Đánh giá hiện trạng vệ sinh việc sử lý phân người và chuồng lợn của
nhân dân tại vùng nông thôn Thái Bình .
2- Nghiên cứu đặc điểm của các chủng loại ruồi nhặng chính trong hệ
sinh thái lúa nước tại vùng nông thôn Thái Bình.
3- Áp dụng một số biện pháp vệ sinh môi trường và đánh giá hiệu quả
của chúng tới sự phát triển của ruồi nhặng, góp phần dự phòng bệnh tiêu chảy
và nhiễm giun đường ruột của nhân dân tại vùng nông thôn Thái Bình.
Trong luận án, chúng tôi đã áp dụng các biện pháp vệ sinh môi trƣờng
tại xã Bình Minh, xã Vũ Hòa và xã An Vinh, lấy xã Hòa Bình không áp dụng
các biện pháp trên làm xã đối chứng
Chúng tôi đã nghiên cứu tình hình bệnh tiêu chảy và nhiễm giun đƣờng
ruột bằng phƣơng pháp dịch học môi trƣờng. Việc xác định các chủng loại ruồi
nhặng đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh
vật thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia.
Các xét nghiệm về khả năng mang trứng giun, Feacal coliform trên cơ
thể ruồi nhặng và sự ô nhiễm đất đƣợc tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu ứng
dụng cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng Trƣờng Đại học Y Thái Bình.
Chúng tôi hy vọng những kết quả đạt đƣợc trong luận án có thể đƣợc
vận dụng rộng rãi tại Thái Bình và các vùng nông thôn trong cả nƣớc.


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÂN.


Theo tài liệu của tổ chúc y tế thế giới (WHO, 1992), đƣờng lan truyền
các mầm bệnh trong phân ngƣời sang ngƣời có thể qua tay bẩn, ruồi, nƣớc bề
mặt và nƣớc thải, chất thải rắn và đất. Vì thế, việc quản lý phân ngƣời và sử
dụng phân đảm bảo vệ sinh sẽ cắt các đƣờng lan truyền trên tới ngƣời, tránh
cho con ngƣời bị mắc các bệnh liên quan tới phân nhƣ các bệnh giun sán và
tiêu chảy.
Nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp, trên 80% nhân dân sống ở nông thôn,
việc sử dụng phân bắc phục vụ cho nuôi trồng đã là một tập quán từ lâu đời.
Trong quá trình sử dụng đó, đã có nhiều cách quản lý phân khác nhau và hiệu
quả cũng khác nhau.
Hoàng Tích Mịnh (1960) cho rằng việc quản lý chặt chẽ nguồn phân
nguời là rất quan trọng vì đó là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.
Nguyễn Thiện Hòa (1964) đƣa ra ý kiến hố xí hợp vệ sinh đảm bảo đƣợc
những tiêu chuẩn về mặt vệ sinh, không làm ô nhiễm đất, nƣớc và không khí
xung quanh.
Từ những năm của thập kỷ 60, hố xí 2 ngăn đã đƣợc áp dụng rộng rãi
và có hiệu quả tốt. Hoàng Tích Mịnh (1960) cho biết ủ phân với tro bếp sau
một tháng hủy đƣợc 80 - 100% trứng giun đũa và kén amíp. Khi ủ phân với
tro bếp vào mùa hè sau 1 tháng tỷ lệ trứng giun đũa bị hủy diệt là 79% ở giai
đoạn I và 100% trứng ở giai đoạn IV, trong khi đó nếu không có tro bếp, tỷ
lệ bị hủy diệt tƣơng ứng chỉ còn 10% và 20% (51). Hố xí 2 ngăn trong nhiều
thập kỷ qua là một trong số ít giải pháp kỹ thuật vệ sinh đƣợc nghiên cứu kỹ
và áp dụng rộng rãi, góp phần bảo vệ tốt sức khỏe con ngƣời (6). Bên cạnh
đó, hố xí 2 ngăn có nhiều thuận lợi cho việc khai thác phân tuơi hoặc ủ


không kỹ phục vụ nuôi trồng trong nông nghiệp, gây nên sự ô nhiễm (13).
Nghiên cứu của Lê Cƣơng (1971) tại Nam Ninh thấy 98% hố xí 2 ngăn hở, ít
chất độn, 100% hố xí không ủ phân, có rất nhiều dòi ruồi nhặng (15). Xét
nghiệm 332 mẫu đất quét ở 39 hố xí 2 ngăn với 1064 mẫu xét nghiệm thấy số

mẫu ở bậc lên xuống của hố xí có 39% có trứng giun, ở cửa lấy phân phía sau là
43,8%, còn mặt bệ xí là 40,79% (25).
Trong một số năm gần đây, một số loại hố xí đã đƣợc sử dụng. Loại hố xí
thấm dội nƣớc kiểu SULABH theo mẫu của Ấn độ đƣợc Unicef khuyến cáo, tính
đến hết năm 1991 đã triển khai tại 23 tỉnh thành phố gồm 474 xã ở 130 huyện với
40.766 hố xí Sulabh đƣợc xây dựng (36). Loại này có ƣu điểm bể chứa phân kín
nên không có mùi hôi, ruồi nhặng không phát triển đƣợc, có mức thấm tốt và
không gây ô nhiễm tới nguồn nƣớc ở khoảng cách ngoài 8 m (3). Nghiên cứu khả
năng ô nhiễm của mầm bệnh từ phân ngƣời, từ hố xí thấm dội nƣớc ra môi trƣờng
đất xung quanh, Nguyễn Mạnh Liên và Hoàng Đình Hồi (1991) đã khảo sát gián
tiếp bằng K40 , NaCl và xanh Metylane trong các thí nghiệm ngắn hạn ở đất pha
5% (hạt >0,1 ram) với lƣợng thủy phần là 18%, kết quả cho thấy sự khuyếch tán
tối đa theo bề mặt cắt ngang từ miệng hố là 40 - 50 cm (43).
Loại hố xí bán tự hoại cải tiến VS - 77, hố xí thấm dội nƣớc cải
tiến, xử lý cả phân chuồng nƣớc tiểu và nƣớc tắm rửa dẫn vào hệ thống
AMATS để trồng cây và nuôi cá (Nguyễn Mạnh Liên, 1991). Loại hố xí tự
hoại cũng đã đƣợc nhiều nơi xây dựng và sử dụng, trong đó có cả vùng
nông thôn (35).
Tuy nhiên, việc quản lý phân còn chƣa tốt biểu hiện ở tỷ lệ số hộ có hố
xí: theo thống kê 1990 của Bộ Y tế, mới chỉ có 50% số gia đình nông thôn
(tƣơng đƣơng 40 triệu dân) có hố xí (36). Theo Hoàng Đình Hồi và cộng sự
(1990) điều tra 2437 hộ tại 7 xã tỉnh Thái Bình thấy hố xí 2 ngăn hợp vệ sinh
chỉ có 4%, còn hố xí cầu 82%. Còn ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 1/2 số
gia đình có cầu tiêu, 65% cầu tiêu ao cá thông với kênh rạch, 3% đặt trực tiếp
trên kênh rạch (89).


Ở miền núi, theo điều tra của Vũ Đức Vọng (1985) tại 2087 gia đình
đồng bào dân tộc ít ngƣời chỉ có 35% có hố xí chìm, còn lại đại tiện trong
rừng.

1.2. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG VÀ MẮC BỆNH ĐƢỜNG RUỘT,
GIUN SÁN DO PHÂN.

Tình trạng quản lý và sử dụng phân ở nƣớc ta nhƣ trên đã dẫn tới sự ô
nhiễm nguồn nƣớc, đất, ruồi nhặng phát triển ... gây ra hậu quả số ngƣời mắc
bệnh giun sán và tiêu chảy tăng cao.
Ở Philippin có tới 50,4% số mẫu nƣớc giếng khơi có lƣợng Feacal
coliform cao hơn 101/100 ml nƣớc, chỉ có 6,9% số mẫu nƣớc dƣới 10 Feacal
coliform/100 ml nƣớc (133).
Theo Hoàng Đình Hồi (1993) thì ở nông thôn nƣớc ta cần phải chú ý 2
vấn đề lớn là:
Cung cấp nƣớc sạch để ăn uống và sinh hoạt cho các hộ gia đình.
Xử lý phân và các chất thải sinh hoạt (36).
Qua xét nghiệm cho thấy nhiều nguồn nuớc bị ô nhiễm nặng. Nƣớc sông
Hồng và nƣớc giếng nông ở đồng bằng Bắc Bộ, nƣớc bề mặt ở đồng bằng sông
Cửu Long bị ô nhiễm nặng do phân ngƣời (12). Nƣớc sông Mê Công, các nhánh
sông, ao đều bị nhiễm vi sinh vật có nguồn gốc từ phân ở 100% số mẫu xét
nghiệm (21). Cầu tiêu ao cá ở đồng bằng sông Cửu Long gây ô nhiễm nặng nề
cho tất cả các nguồn nƣớc bề mặt với mật độ từ hàng chục ngàn đến hàng triệu
Feacal coliform trong một lít nƣớc, đó là nguồn gốc các bệnh dịch lƣu hành
thƣờng xuyên ở đồng bằng sông Cửu Long (12). Ở Tây nguyên các xét nghiệm
cho biết nƣớc bị nhiễm bẩn đạt tới 60%. Ảnh hƣởng của việc quản lý và sử
dụng phân không hợp vệ sinh tới sức khỏe con ngƣời rất lớn. Các đƣờng lây
truyền trung gian nhƣ nƣớc, đất, ruồi nhặng ... đƣa mầm bệnh từ phân ngƣời
vào con ngƣời đã sẵn có, con ngƣời hàng ngày phải tiếp xúc, sử dụng chúng, hậu


quả con ngƣời sẽ mắc bệnh. Tại các nƣớc đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ
em dƣới 5 tuổi bị chết, hơn 3 triệu trẻ em tàn tật nặng là hậu quả của nhiễm bẩn
nƣớc, vệ sinh kém và ô nhiễm môi trƣờng (134).

Theo thống kê của Hòa Kỳ từ 1981 - 1990 xảy ra 291 vụ dịch do
đƣờng nuớc uống, xử lý nƣớc ngầm không đầy đủ chiếm 43% và nƣớc bề mặt
bị nhiễm bẩn chiếm 24% (102). Vụ dịch tả ở Peru đầu từ 1991 nhanh chóng
lan ra các nƣớc khác ở châu Mỹ La tinh làm 250.000 nguời mắc và 2500
ngƣời chết, ở nƣớc các nƣớc đang phát triển (kể cả Trung Quốc) có khoảng
340 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi có số lƣợt tiêu chảy là một tỷ lƣợt/năm, trung
bình 3 lƣợt/trẻ/năm (139).
Ở Việt Nam, tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ dƣới 5 tuổi chung cho cả nƣớc là 2,2
lƣợt/trẻ/năm (14).
Trên thế giới có khoảng 1000 triệu ngƣời nhiễm giun đũa, 900 triệu
ngƣời nhiễm giun móc và giun tóc là 500 triệu ngƣời. Tỷ lệ mắc tùy theo từng
nƣớc: Brazil nhiễm giun đũa từ 26,7% - 97,6%, Malaysia trẻ 6-12 tuổi tỷ lệ
nhiễm giun đƣờng ruột là 89% (139). Ở Việt Nam theo nhiều nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa chiếm khoảng 80% dân số, giun tóc từ 28,5 - 87%,
giun móc từ 6 - 70%, trung bình khoảng 30 - 40% (67, 68, 69).
1.3. CÁC NGHIÊNCỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, TẬP TÍNH CỦA RUỒI
NHẶNG

Về những đặc điểm sinh thái tập tính của ruồi nhặng, ngƣời ta thấy
chúng là những côn trùng gần ngƣời đã quen biết từ thời cổ xƣa. Vào giữa thế
kỷ 18, trên thế giới, từ những kết quả nghiên cứu về hình thái, phân loại học,
tất cả các loài động vật trong đó có nhóm ruồi đƣợc hệ thống hóa và đặt danh
pháp khoa học. Cho tới hết thế kỷ 19, phần lớn các loài ruồi phổ biến nhất đã
đƣợc định loại và đặt tên khoa học.


Cùng thời kỳ đó, những nghiên cứu về sinh học, sinh thái của các loài
ruồi phổ biến đã đƣợc tiến hành. Đầu tiên Reaumur (1740), tiếp đến De Geer
(1776) đã công bố các dẫn liệu về đời sống ấu trùng của một số loại ruồi sống
ở phân. Những nghiên cứu về phƣơng thức sống của các loại ruồi liên quan

tới phân ngƣời, phân gia súc đƣợc tiếp tục bởi Bouche (1834), Taschenberg
(1880).
Howard (1900, 1901) lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ ruồi gần ngƣời với
nghĩa “ruồi có liên quan với con ngƣời và khu dân cƣ”. Khái niệm “gần ngƣời”
ngày càng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm tìm hiểu và làm sáng tỏ bởi vì đó là một
đặc tính quan trọng làm cho loại ruồi nào đó có ý nghĩa dịch tễ (Graham - Smith,
1916; Merrier, 1929; Thomson et Hamer, 1936; Townsend, 1935) (Theo Tạ Huy
Thịnh, 1989). Những nghiên cứu về ruồi gần nguời trong suốt nửa thế kỷ vừa
qua cho thấy: ở các vùng khác nhau trên thế giới có các tổ hợp ruồi gần ngƣời
khác nhau, nghĩa là các loại ruồi có ý nghĩa dịch tễ ở các địa phƣơng khác nhau
không hoàn toàn nhƣ nhau. Trừ trƣờng hợp ruồi nhà Musca domestica có phân
bố toàn thế giới, còn ở mỗi địa phƣơng còn tồn tại một số loài nữa có ý nghĩa
dịch tễ. Ruồi gần ngƣời sinh trƣởng và phát triển đƣợc là nhờ chủ yếu vào các
sản phẩm từ sinh hoạt của con ngƣời, bởi vậy công việc đấu tranh với chúng
trƣớc hết là nhằm hạn chế và thủ tiêu những ổ phát sinh đó. (75, 107, 120, 145,
158, 159, 160, 161).
Giữa những nghiên cứu về sinh học, tập tính thì tìm hiểu những ổ
phát sinh đặc trƣng của ấu trùng ruồi nhặng là có ý nghĩa thực tiễn lớn
nhất, vấn đề này thƣờng đƣợc xem xét từ 2 phía : Một là tính thích nghi
của ruồi nhặng với loài giá thể ƣa thích để ăn và đẻ trứng, hai là sự tồn tại
của các ổ phát sinh này trong khu dân cƣ nhƣ hậu quả của việc giữ gìn vệ
sinh môi trƣờng không tốt. Những ổ phát sinh này có 4 dạng chính: Phân
ngƣời, phân gia súc, rác thải hữu cơ và xác súc vật chết. Tùy theo điều
kiện sinh hoạt, tập quán thói quen và mức độ giữ gìn vệ sinh môi trƣờng ở
các địa phƣơng khác nhau mà ổ phát sinh này hoặc ổ phát sinh kia nổi lên


chủ yếu, đặc trƣng cho các loại ruồi gần ngƣời ở đó. Thƣờng thƣờng ổ phát sinh
ruồi nhặng ở các vùng nông thôn là phân ngƣời và phân gia súc, còn ở thành phố
là rác thải hữu cơ và phân ngƣời. Ở các nƣớc phát triển, khi phân nguời đƣợc sử

lý bằng hệ thống hố xí tự hoại thì ổ phát sinh ruồi nhặng tại các vùng nông thôn
là phân gia súc. Còn ở các nƣớc đang phát triển, khi các hố xí chƣa đƣợc cải tạo
thành hố xí hợp vệ sinh thì phân ngƣời là ổ phát sinh quan trọng nhất để các loài
ruồi nhặng phát triển (107,141,150,157,158).
Nhiều nghiên cứu đã đi đến kết luận: Giữa vệ sinh môi trƣờng và
số lƣợng ruồi nhặng có mối liên quan chặt chẽ. Vệ sinh môi trƣờng không
đảm bảo sẽ là nguyên nhân làm gia tăng số lƣợng ruồi nhặng trong một
khu dân cƣ. Số lƣợng cực lớn của ấu trùng ruồi nhặng trong phân ngƣời,
đồng thời chính phân ngƣời là nguồn lây lan các bệnh truyền nhiễm, ký
sinh trùng cho ngƣời.
Do đó phân ngƣời là ổ phát sinh đáng quan tâm hàng đầu trong các
nghiên cứu và là đối tƣợng cần giải quyết trƣớc hết (136, 137, 138, 150).
Ở nƣớc ta, ngƣời Việt Nam đầu tiên nghiên cứu các loài ruồi
nhặng nhƣ những côn trùng y học là GS Đặng Văn Ngữ. Theo Đỗ Dƣơng
Thái (1972), trong cuộc đời hoạt động khoa học của mình. GS. Đặng Văn
Ngữ đã xác định 16 loài ruồi nhặng ở Việt Nam. GS. Trịnh Văn Thịnh
(1963, 1964, 1966) cũng mô tả một số loài ruồi có ý nghĩa y học và thú y.
Trong những năm 1961 - 1962, đoàn nghiên cứu của Nhật Bản điều tra tại
Đông Nam Á, trong đó có miền Nam Việt Nam đã công bố các loại ruồi
nhặng có ý nghĩa y học của vùng này bao gồm ruồi nhà. Musca domestica
ruồi chợ musca sorlens, nhặng xanh chrysomyoa megacephala và một vài
loài phổ biến khác (103). Mẫu vật của một số loài ruồi nhặng Việt Nam đã
đƣợc chuyển ra nƣớc ngoài định loại từ trƣớc đó (122). Sau này, theo
nhiều điều tra cơ bản tại các vùng khác nhau của các cơ quan khác nhau ở
Việt nam đã ghi tên khoa học một số loài ruồi nhặng chủ yếu. Trong các


tài liệu phổ biến kiến thức hoặc tuyên truyền vệ sinh ở nƣớc ta trong vài
chục năm qua thƣờng xuyên nhắc tới thuật ngữ ruồi nhặng hoặc ruồi nhà.
Ruồi nhà ở nƣớc ta đã đƣợc sử dụng với danh pháp khoa học là Musca

domestica hoặc M. vicina (16, 54, 58, 69, 73).
Theo nghiên cứu của các tác giả thì 3 loài ruồi nhà M. domestica, nhặng
xanh Ch.megacephala và ruồi chợ M.sorbens là phổ biến nhất và có ý nghĩa dịch
tễ lớn nhất. Các đặc điểm sinh học, sinh thái và tập quán của ruồi gần ngƣời, đặc
biệt 3 loài chủ yếu nói trên đã đƣợc đề cập tới trong nhiều công trình nghiên cứu
khoa học (15, 74, 77, 79, 80, 87).
1.4. VAI TRÒ DỊCH TỄ CỦA RUỒl NHẶNG.

Việc tìm hiểu vai trò dịch tễ của ruồi nhặng nhƣ yếu tố trung gian
truyền các bệnh truyền nhiễm và ký sinh cũng đƣợc song song nghiên cứu
với thành phần loài và sinh thái của chúng. Đầu tiên Mercuriadse (1577), sau
đó Sandenhem (1666) và Pringle (1768) nêu vai trò của ruồi nhặng trong
việc lan truyền các bệnh đƣờng ruột. Năm 1892 Ca ko phân lập phẩy khuẩn
tả từ phân của ruồi nhà, năm 1902 Gali Valerio tìm thấy trực khuẩn lỵ trong
cơ thể ruồi nhà và 2 loài nhặng khác (theo Tạ Huy Thịnh, 1989). Tiếp theo,
trong tƣ liệu khoa học thế giới xuất hiện nhiều dẫn liệu về vai trò truyền
bệnh của ruồi nhặng (Howard, 1901; Mercier, 1925; Graham - Smith, 1914;
u u u Tetepobcka, 1943 - theo Tạ Huy thịnh, 1989). Ngƣời ta cho rằng có tới
90% các trƣờng hợp bệnh đƣờng ruột ruồi có thể tham gia đóng góp vào việc
lan truyền. Nguồn nƣớc không đảm bảo vệ sinh cũng nhƣ việc quản lý vệ
sinh môi trƣờng và khống chế ruồi nhặng không tốt đã dẫn tới số lƣợng trẻ
em mắc ỉa chảy trên thế giới tăng cao. Theo WHO hàng năm ở các nƣớc
Châu Á, Phi, Mỹ La Tinh có khoảng 5 triệu trẻ em bị chết vì bệnh ỉa chảy
(tính trung bình cứ mỗi phút có 10 trẻ em bị chết) và trong số 338 triệu trẻ
em thuộc nhóm tuổi này bị mắc hàng nghìn triệu lƣợt ỉa chảy (tính trung
bình mỗi trẻ bị mắc ỉa chảy 3 lần trong một năm) (97).


Ruồi nhặng có khả năng bay, đậu trên mọi vật khác nhau, chúng thích
đậu và thức ăn nƣớc uống của ngƣời và súc vật, đồng thời cũng đậu trên nơi

nhiễm bẩn phân ngƣời và súc vật, bãi rác, đờm rãi, máu mủ, vết thƣơng, xác chết
... Sau khi đậu vào chỗ bẩn đó, ngƣời ta thấy trên thân, chân, cánh, ống tiêu hóa
của ruồi nhặng có mang nhiều mầm bệnh. Vì thế, ruồi nhặng đóng vai trò trung
gian truyền bệnh nguy hiểm cho ngƣời và súc vật. Chúng có khả năng làm lây
truyền các bệnh đƣờng tiêu hóa, nhất là về mùa hè nhƣ các bệnh nhiễm vi khuẩn
(lỵ trực trùng, thƣơng hàn, tả), các bệnh ký sinh trùng (amíp, giun kim, giun tóc,
giun đũa, sán dây), các bệnh vi rút (bại liệt, viêm gan, các bào nang nấm
Penicillium, Aspergillus, Mucor, Chaccharomyces ...). Ngoài ra ruồi nhặng còn
có thể lây truyền các nhiễm khuẩn khác nhƣ lao, bạch hầu, các nhiễm khuẩn ở
mắt, da … (89, 101, 115, 116, 119, 133, 135, 149, 157).
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả thấy rằng ruồi nhặng có khả
năng mang các loại mầm bệnh một thời gian tƣơng đối dài so với tuổi thọ và
đời sống hoạt động của chúng. Nguồn cung cấp mầm bệnh là phân, đờm, của
ngƣời bệnh hoặc ngƣời đã khỏi bệnh, ngƣời lành mang trùng và ngƣời bệnh
mãn tính đào thải vi khuẩn. Theo V.U.Vaskop (1962) trên cơ thể ruồi nhà có
thể tồn tại vi khuẩn thƣơng hàn 7 ngày ở chân, đầu, 8 ngày ở họng, 7 ngày ở
ruột, vi khuẩn lao 3 ngày ở họng, 16 ngày ở ruột, 13 ngày ở phân; vi khuẩn
bạch hầu 5 ngày ở chân, cánh và đầu, 7 ngày ở họng, 5 ngày ở ruột, 2 ngày ở
phân ... (100, 111).
Nói chung, các tác giả đều cho rằng ruồi nhặng là vector truyền một
cách cơ học các mầm bệnh, đồng thời ruồi nhặng chỉ là một trong các khâu lan
truyền các bệnh đó. Vai trò trung gian truyền bệnh của ruồi nhặng thƣờng đƣợc
giải thích bởi những lý do sau :
- Mối quan hệ chặt chẽ của ruồi nhặng với con ngƣời, chúng hầu nhƣ chỉ
sống trong khu dân cƣ, đặc biệt là một vài loài thƣờng xuyên ra vào nhà ở.


- Ruồi nhặng đồng thời tiếp xúc với vật nhiễm bẩn, thức ăn, vật dụng
của ngƣời và bản thân con ngƣời.
- Ruồi nhặng hoạt động rất tích cực, di chuyển liên tục, rất phàm ăn, ăn

đầy diều lại nôn ra và bài tiết rất thƣờng xuyên.
- Ruồi nhặng có thể mang một số lƣợng lớn các mầm bệnh trên cơ thể
chúng và trong bộ máy tiêu hóa.
- Ruồi nhặng có tính thích ứng rất cao và có thể đạt số lƣợng rất lớn
trong khu dân cƣ.
Tuy nhiên, khả năng lan truyền mầm bệnh do ruồi nhặng còn phụ
thuộc vào:
- Số lƣợng mầm bệnh thực tế do ruồi nhặng mang và lƣợng mầm bệnh
cần thiết đủ để gây bệnh cho ngƣời.
- Khả năng phát triển của mầm bệnh trong thực phẩm bị ruồi nhặng gây
nhiễm (132, 136, 137, 138).
Ruồi nhặng đƣợc coi là vật chỉ thị ô nhiễm vệ sinh môi trƣờng bởi lẽ:
- Thể hiện sự hiện diện của chất thải, đặc biệt là phân ngƣời chƣa đƣợc xử lý.
- Bản thân ruồi nhặng là vật trung gian truyền các bệnh truyền nhiễm và
ký sinh phổ biến (161).
Để đánh giá vai trò truyền bệnh của ruồi nhặng ngƣời ta thƣờng kết hợp
các phƣơng pháp: vi sinh vật học, ký sinh trùng học, dịch tễ học và côn trùng
học. Riêng trong côn trùng học, một số tác giả đã xây dựng các chỉ số để đánh
giá nhƣ chỉ số nguy hiểm (denger index) của Michalyi (1967), chỉ số gần ngƣời
(N-Index) của Nuorteva (1963), chỉ số tiềm năng nguy hiểm dịch tễ (IPED)
(116, 120, 161).
Ở Việt Nam, nhiều tác giả nghiên cứu đã thừa nhận vai trò của ruồi
nhặng trong việc lan truyền các bệnh lỵ amíp, lỵ trực trùng, tả, viêm gan vi rút,
đau mắt hột và giun (15, 22, 59, 60, 62, 63). Một số tác giả đã xét nghiệm ruồi


nhặng (bên ngoài cơ thể và đƣờng ruột) để xác định vai trò mang, vận chuyển
mầm bệnh của chúng.
Bào nang E.hystolitica xét nghiệm thấy nhiều lần trên cơ thể hoặc trong
bộ máy tiêu hóa của ruồi nhặng (57). Nguyễn Văn Hiếu và cộng sự (1983) phân

lập đƣợc Vibrio eltor từ ruồi trong dịch tả ở Hải Phòng. Đoàn Trí Thông và các
tác giả (1978) phân lập đƣợc 14 loài vi khuẩn gây bệnh đƣờng ruột từ 5 loài ruồi
nhặng, trong đó có Vibrio parahaemolyticus. Trần Thảnh (1972) xét nghiệm thấy
trung bình có 3 trứng giun đũa/13 ruồi, còn theo Đỗ Dƣơng Thái và các tác giả
(1976) có 2, 3 trứng giun đũa/100 ruồi và tỷ lệ ruồi mang trứng giun tóc là 1/100
- 1/380. Theo Đỗ Thị Đáng, Lƣơng Xuân Hiến và các tác giả (1993) cả ruồi nhà,
ruồi chợ và nhặng xanh đều mang trứng giun đũa và giun tóc.
Các bệnh do ruồi nhặng lan truyền đều là những bệnh truyền nhiễm và
ký sinh chủ yếu hoặc phổ biến ở nƣớc ta. Theo thông báo của Bộ Y tế, trong
năm 1989 tỷ lệ ngƣời mắc các bệnh (trên 100.000 dân) nhƣ sau: tả: 0,16; thƣơng
hàn và phó thƣơng hàn: 7,6; các bệnh salmonellos khác: 306; lỵ amíp: 187; viêm
gan vi rút: 23 (10). Tình hình nhiễm các loại giun truyền qua đất rất nặng nề.
Riêng ở đồng bằng Bắc Bộ, tỷ lệ nhiễm giun đũa ở vào khoảng 90 - 95%, giun
tóc 58,1 - 81% (92). Do điều kiện vệ sinh môi trƣờng thấp kém, 12 triệu ngƣời
bị mắt hột cần điều trị trong 2 năm sẽ tốn đến 72 tỷ đồng/năm, để tẩy giun đũa
cho 40 triệu ngƣời bị nhiễm giun đũa từ phân ngƣời, nếu tẩy một năm 2 lần
trong 3 - 5 năm, cũng tiêu tốn số tiền đến 400 tỷ đồng (31). Cũng theo thống kê
Bộ Y tế năm 1990, trong số 10 bệnh thƣờng gặp nhất trong các bệnh viện thì mắt
hột và các bệnh tiêu chảy đứng hàng thứ hai và ba chỉ sau bệnh sốt rét với số
ngƣời mắc mắt hột là 99.639, tỷ lệ mắc 24,11/100.000 dân, các bệnh tiêu chảy
75.877 với tỷ lệ mắc là 18,36/100.000 dân (45).
1.5. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RUỒl NHẶNG.

Ý nghĩa dịch tễ rõ rệt của ruồi nhặng buộc con ngƣòi phải triển khai các
biện pháp nhằm làm giảm số lƣợng của chúng.


Đấu tranh phòng chống ruồi nhặng đƣợc tiến hành theo hai hƣớng:
phòng ngừa và diệt.
Cốt lõi của các biện pháp phòng ngừa là biện pháp quản lý và vệ sinh

môi trƣờng. Đây là phƣơng pháp tích cực, chủ động nhằm thủ tiêu tận gốc các ổ
phát sinh ruồi nhặng và ngăn chặn khả năng lan truyền mầm bệnh của chúng.
Những biện pháp phòng ngừa chủ chốt đều xoay quanh công việc quản lý, xử lý
phân, rác, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, cải tạo chuồng gia súc và ủ phân, thu gom,
xử lý chất thải. Hiệu quả kiềm chế số lƣợng ruồi nhặng trong khu dân cƣ hoặc
trang trại của các biện pháp trên đã đƣợc thực tiễn chứng minh rõ ràng (142,
146, 152, 163).
Gắn liền với việc xử lý phân và việc sử dụng hố xí. Việc phát triển các
loại hố xí ngày càng vệ sinh và thuận tiện thể hiện một khía cạnh của lịch sử văn
minh nhân loại. Ở các nƣớc tiên tiến và ở các thành phố của các quốc gia, hiện
nay phổ cập hố xí máy - hệ thống hố xí dội nƣớc, tự hoại. Tuy nhiên ở các vùng
nông thôn của phần lớn các quốc gia, mà ở đó dân số chiếm phần lớn dân số thế
giới vẫn ở tình trạng sử dụng các loại hố xí chƣa vệ sinh hoặc thiếu hố xí. Chính
vì vậy, hiện nay nhiều quốc gia khác nhau vẫn đang tiến hành những nghiên cứu
thiết kế mẫu hố xí vệ sinh, thích hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng
và nghiên cứu triển khai xây dựng, sử dụng chúng. Các loại hố xí kiểu một ngăn,
2 ngăn, xây chìm hay nổi, có xây lát hay không xây lát đƣợc xem xét phân tích
mọi khía cạnh (114). Hố xí đơn giản hợp vệ sinh đã đƣợc phổ biến cho nhân dân
tự xây dựng ở một số vùng của Ethiopi (110). Hố xí 2 ngăn của Việt Nam cũng
đƣợc giới thiệu ra thế giới nhƣ là một giải pháp xử lý phân (104). Ở Botswana
và Tanzania còn nghiên cứu thiết kế loại bẫy ruồi bán kiên cố đặt trên lỗ xí của
hố xí khô. Malaixia giới thiệu 5 phƣơng án hố xí rẻ tiền cho nông dân với
phƣơng châm tự dân làm lấy đƣợc. Họ cho biết hố xí không lát đáy có lẽ là kinh


tế nhất và vẫn hợp vệ sinh. Còn ở Nigeria, ngƣời ta lại dựa theo tập quán sinh
hoạt của ngƣời dân để giới thiệu 2 loại hố xí: hố xí 2 ngăn không thích hợp cho
các hộ dùng giấy hoặc vật dụng khác để lau chùi và hố xí dội nƣớc thuận tiện
cho những ngƣời theo đạo Hồi vì họ dùng nƣớc để rửa. Ấn Độ đặt ra quốc sách
là thanh toán các hố xí thùng, thay vào đó là hố xí dội nƣớc 2 bể chứa. Loại hố

xí này đã đƣợc giới thiệu ở 29 nƣớc Á, Phi và Mỹ Latinh. Các hố xí truyền
thống ở Tonga đang đƣợc cải tiến thành hố xí dội nƣớc (100). Cũng hƣớng tới
phát triển hố xí dội nƣớc, ở Thái Lan nghiên cứu hạ giá thành xây dựng. Còn ở
Mỹ, ngƣời ta nghiên cứu sự phát tán của vi khuẩn và cả chất dinh dƣỡng qua lớp
vữa trát trên thành bể và tính chất của lớp đất xung quanh (118).
Trong hệ thống các biện pháp phòng ngừa, ngƣời ta còn tính cả việc
ngăn cản ruồi tiếp xúc với thức ăn, vật dụng của ngƣời thông qua việc sử dụng
các dụng cụ chứa đựng, bảo quản thức ăn và che chắn ruồi (tủ lạnh, tủ thức ăn,
trạn bát, lồng bàn, rèm mành lƣới che của) (136, 137, 138).
Ở các nƣớc đang phát triển thì biện pháp vệ sinh môi trƣờng mang tính
chất quyết định trong đấu tranh phòng chống ruồi nhặng. Tại Quảng Đông
(Trung Quốc) trong 5 năm 1987 - 1991 đã tiến hành đấu tranh tổng hợp chống
ruồi gần ngƣời, trong đó sử dụng chủ yếu là các biện pháp vệ sinh môi trƣờng
(cải tạo hố xí, xử lý phân rác, sửa sang, làm vệ sinh nhà hàng, chợ) còn thuốc
hóa học chỉ sử dụng khi cần thiết. Kết quả cho thấy ổ phát sinh ruồi và số lƣợng
ruồi giảm đi rõ rệt (140).
Diệt ruồi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các biện pháp phòng
chống ruồi. Trong số 4 biện pháp phòng chống ruồi (cơ học, vật lý, hóa học và
sinh học) thì biện pháp hóa học đƣợc sử dụng rộng rãi hơn cả.
Trong những năm 40 và 50 của thế kỷ này, các hợp chất Clo hữu cơ
(DDT, Hexachloran, Lindan) đã đƣợc sử dụng diệt ruồi có hiệu quả. Sau đó, do
sự phát triển của tính kháng thuốc của ruồi đối vối các hợp chất Clo hữu cơ,
chúng đƣợc thay thế bằng hóa chất lân hữu cơ hoặc carbamat. Đầu tiên, các


thuốc này đã thể hiện hiệu quả diệt ruồi rất tốt, nhƣng dần dần nhiều quần thể
ruồi nhặng cũng tỏ ra kháng với chúng (99, 113, 153, 154).
Thuốc diệt ruồi có nguồn gốc thảo mộc cũng đã đƣợc sử dụng khá
sớm. Sau này, thuốc thảo mộc thƣờng đƣợc dùng là Pyrethrin, ngoài ra nhiều
dịch chiết từ các loại cây khác nhau cũng đƣợc thử nghiệm chống ruồi (98,

106).
Ngƣời ta cũng sử dụng các Pyrethroit tổng hợp (Permethrin, Allethrin,
Del- tamethrin) có hoạt lực diệt ruồi rất cao (111, 123, 131, 143).
Các phƣơng thức diệt ruồi bằng hóa chất thƣờng dùng là: xông
hơi, thăng hoa, phun sƣơng, bả độc (lỏng, sơn, khô), bả dính, bả dây treo
(138).
Biện pháp hóa học diệt ruồi trƣởng thành chiếm vị trí quan trọng trong
phòng chống nhƣng chỉ đƣợc đánh giá nhƣ biện pháp hỗ trợ nhằm kiềm chế số
lƣợng ruồi nhặng phát sinh từ các ổ mà biện pháp vệ sinh môi trƣờng chƣa khắc
phục đƣợc. Ý nghĩa của việc diệt ruồi trƣởng thành không cao vì phần lớn ruồi
nhặng trƣớc khi bị tiêu diệt đã tham gia vào quá trình dịch tễ và đã đẻ trứng để
duy trì, bảo tồn số lƣợng quần thể.
Diệt ấu trùng ruồi nhặng ngay từ ổ phát sinh là cách thức tốt hơn cả
do đạt hiệu quả cao và ít sử dụng thuốc hóa học tránh ô nhiễm môi trƣờng
(156). Từ lâu ngƣời ta đã dùng các chất vô cơ hoặc hữu cơ cổ điển (vôi bột,
dầu hỏa, dầu ma dút, Creolin) để diệt ấu trùng ruồi nhặng. Cho tới nay trong
nhiều trƣờng hợp, vôi bột vẫn đuợc sử dụng có hiệu quả (155, 161). Phổ
biến hơn, ngƣời ta sử dụng Clo hữu cơ,hoặc lân hữu cơ để xử lý ổ phát sinh
ruồi nhặng (136, 137, 138, 144, 147, 148, 151). Một biện pháp diệt ấu trùng
khá đặc biệt là cho vật nuôi ăn hóa chất diệt côn trùng có hoạt lực cao nhƣng
ít độc đối với súc vật (156).
Bên cạnh hiệu quả còn có những hạn chế, tiêu cực trong các biện pháp
diệt ruồi (trƣởng thành và ấu trùng). Đó là sự ô nhiễm thuốc trừ sâu hóa học tới


môi trƣờng xung quanh đã tác động trực tiếp tới sức khỏe con ngƣời. Mặt khác
sự phân hủy chậm các thuốc trừ sâu, đặc biệt Clo hữu cơ trong môi trƣờng và
các sản phẩm phân hủy của chúng cũng rất độc là một nguyên nhân phá vỡ cân
bằng sinh thái trong tự nhiên.
Ngoài biện pháp hóa học, ngƣời ta còn dùng các biện pháp cơ học, vật lý

và sinh học để diệt ruồi nhặng. Các biện pháp diệt ruồi đơn giản bằng vỉ ruồi,
các dạng bẫy hom, bẫy dính đã đƣợcc phổ biến nhiều nơi (136, 137, 138). Gần
đây, bẫy đèn với nguồn sáng thích hợp đã đƣợc chế tạo và áp dụng (124).
Trong những năm gần đây, các biện pháp sinh học đƣợc nghiên cứu và
áp dụng theo các hƣớng sau đây: sử dụng các chế phẩm từ Bacillus
thuringiensis, sử dụng các vật ký sinh và ăn thịt, sử dụng các hoạt chất sinh học
nhƣ chất gây bất thụ, pheromon, chất điều tiết sinh trƣởng và juvenoid (108,
109, 125, 126, 128, 129, 162).
Nhìn lại toàn bộ quá trình phòng chống ruồi nhặng trên phạm vi
toàn thế giới chúng ta thấy rằng biện pháp phòng ngừa, trong đó công tác
vệ sinh môi trƣờng luôn luôn là biện pháp tích cực, chủ động, cơ bản và
triệt để nhất.
Dƣới chế độ ta, công tác diệt ruồi phòng bệnh đƣợc nhà nƣớc hết sức
quan tâm và đƣợc triển khai mạnh mẽ. Các phong trào “3 diệt”, “3 thanh”, “3
công trình vệ sinh” diễn ra trong suốt mấy chục năm qua đã làm thay đổi đáng
kể tình hình vệ sinh môi trƣờng và nâng cao sức khỏe toàn dân. Cần nói rằng
ruồi là một yếu tố trung gian truyền bệnh có liên quan chặt chẽ với vệ sinh môi
trƣờng, do vậy các phong trào trên đã tác động trực tiếp đến chúng. Trong
chƣơng trình 5 dứt điểm của ngành y tế Việt Nam cho thấy hết thế kỷ này thì
mục tiêu cải tạo vệ sinh môi trƣờng trong đó có các hạng mục “3 công trình vệ
sinh” và “3 diệt” đƣợc xếp vào dứt điểm thứ nhất (51, 69).


Gần đây, trong nội dung của phong trào vệ sinh môi trƣờng (Chƣơng
trình hợp tác UNICEF - Bộ Y tế) đã có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn nhiệm vụ
xây dựng hố xí dội nƣớc và nhiệm vụ phòng chống ruồi nhặng. Lần đầu tiên ở
Việt Nam, mật độ ruồi đƣợc xác định là một chỉ tiêu để đánh giá điều kiện vệ
sinh môi trƣờng ở địa phƣơng và sự có mặt của ruồi nhặng đƣợc coi là một chỉ
số đánh giá chất lƣợng công trình vệ sinh (33).
Trên thực tế, công tác diệt ruồi phòng bệnh đã đƣợc tuyên truyền vận

động thƣờng xuyên liên tục trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (đài,
báo, truyền hình, tranh tuyên truyền v.v...). Diệt ruồi cũng đã đƣợc đƣa vào
chƣơng trình giảng dạy ở trƣờng phổ thông, có mặt trong sách giáo khoa cho
học sinh (1). Trong chƣơng trình vệ sinh môi trƣờng, công tác giáo dục tuyên
truyền đƣợc coi là một trong những hoạt động quan trọng nhất, có tác dụng
đòn bẩy nhằm tiến tới thay đổi thói quen tập quán của nhân dân (32, 34, 36).
Nghiên cứu riêng về việc tổ chức cộng đồng tham gia phòng chống ruồi
nhặng cho thấy đây là công tác cực kỳ quan trọng trong hệ thống các biện
pháp phòng chống (29).
Song song với việc giới thiệu các biện pháp phòng chống ruồi thông
dụng nhất trên các tài liệu tuyên truyền và sách giáo khoa, những nghiên cứu tìm
hiểu các biện pháp diệt ruồi có hiệu quả đã đƣợc thực hiện.
Trong tập sách “những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” Đỗ Tất Lợi
(1965) đã giới thiệu một số cây có độc tính đối với côn trùng và đã từng
đƣợc sử dụng diệt ruồi theo kinh nghiệm dân gian. Trong số các cây này, cây
cổ giải đã đƣợc thử nghiệm làm bả diệt ruồi (54, 93). Biện pháp cổ điển xử
lý phân với vôi cục vẫn đƣợc áp dụng và cho hiệu quả diệt dòi rất tốt (13).
Tuy nhiên, các thuốc hóa học diệt côn trùng nhƣ lân hữu cơ, carbamat là
phƣơng tiện diệt ruồi đƣợc sử dụng nhiều nhất với các phƣơng tiện mồi bả
hoặc phun (15, 66, 84, 85, 86).


Hóa chất tuyệt sinh và chất điều tiết sinh trƣởng cũng đƣợc thử nghiệm
phòng chống ruồi nhà (76, 78, 83, 85). Tính hấp dẫn của một số hóa chất và mồi
tự nhiên đối với ruồi nhặng đã đƣợc thử nghiệm (58). Các biện pháp diệt ruồi cơ
học dễ áp dụng nhƣ bẫy lồng, bẫy thủy tinh đƣợc khôi phục và mở rộng áp dụng
trên diện rộng (32, 77).
Các nghiên cứu diệt ruồi nêu trên đã đóng góp công lao nhất định vào công
tác phòng chống ruồi ở nuớc ta. Một số phƣơng tiện (thí dụ: bả ruồi của Viện Vệ
sinh phòng dịch Hà Nội) có chất lƣợng khá tốt và đƣợc sử dụng khá rộng rãi. Tuy

nhiên, chúng ta cũng thấy rằng chỉ riêng biện pháp diệt ruồi không thể kiềm chế
đƣợc số lƣợng ruồi nhặng trong khi các ổ phát sinh của chúng vẫn tồn tại.
Đấu tranh phòng chống ruồi nhặng gắn liền với công tác vệ sinh phân
ngƣời. Ở nƣớc ta, phân ngƣời là nguồn gốc của sự ô nhiễm môi trƣờng, là nguyên
nhân cụ thể của nhiều vụ dịch có tỷ lệ mắc và tử vong cao (5, 6). Vì vậy, xử lý phân
trƣớc hết là nhằm vào xử lý các mầm bệnh có trong phân, ngăn chặn mầm bệnh ô
nhiễm đất, nƣớc, thực phẩm và giải pháp xử lý phân ngƣời là hố xí (70).
Trong mấy thập kỷ vừa qua giải pháp hố xí 2 ngăn đã đƣợc áp dụng rộng
rãi trong cả nƣớc và đƣa lại các kết quả lớn lao về vệ sinh môi trƣờng góp phần
bảo vệ sức khỏe ngƣời dân. Đây là giải pháp xử lý phân khô đƣợc nghiên cứu kỹ
lƣỡng trong suốt thời gian dài từ công thức ủ phân, quy cách xây dựng và bảo
quản, cải tiến kỹ thuật tới hiệu quả tiêu diệt các mầm bệnh (9, 15 ,23, 24, 46, 47,
53, 64, 65, 69, 94, 104). Nếu xây dựng đúng kỹ thuật, sử dụng đúng quy cách,
loại hố xí này ngăn cản đƣợc ruồi sinh trƣởng. Tuy nhiên, trong quá trình sử
dụng, nhiều hố xí 2 ngăn đã bị hƣ hại hoặc ngƣời dân không thực hiện đúng quy
cách sử dụng bảo quản, thiếu nắp đậy lỗ đại tiện, cửa moi hở, thiếu chất độn làm
cho hố xí trở thành ổ phát sinh ruồi nhặng (32). Một số biến dạng của hố xí 2
ngăn cũng xuất hiện (5, 6).
Theo thống kê của Bộ Y tế năm 1990, 50% số gia đình nông thôn đã có
hố xí, tuy nhiên qua điều tra cho thấy tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh chỉ đạt 5 - 10%


(31). Khảo nghiệm lại của chƣơng trình VSMT (1985 - 1987) cho thấy hố xí 2
ngăn không đạt yêu cầu giữ sạch môi trƣờng vì có mùi hôi, thu hút ruồi nhặng
(31, 36). Cũng qua khảo nghiệm này, hố xí thấm dội nƣớc, một mô hình xử lý
phân xuất xứ từ Ấn Độ, đƣợc tổ chức UNICEF khuyến cáo, đƣợc chọn làm giải
pháp kỹ thuật chính của chƣơng trình. Loại hố xí này đƣợc đánh giá là: bƣớc đầu
đạt đƣợc một số yêu cầu quan trọng: không có ruồi, gián, có thể xây dựng gần
nhà và trong nhà, giá thành hạ, hợp vệ sinh, kỹ thuật xây dựng đơn giản, đƣợc
nhân dân chấp nhận và có triển vọng phát triển (3, 4, 18, 29, 31, 33, 34, 36, 38,

43, 44, 61, 71, 95).
Trong chƣơng trình VSMT cũng thử nghiệm hố xí bán tự hoại (31). Mặc
nhiên, trong nông thôn ta đã tồn tại các loại hố xí tự hoại hoặc bán tự hoại tuy tỷ
lệ còn thấp (45, 102, 103). Trong các trƣờng phổ thông, mô hình hố xí tự hoại
đƣợc đƣa vào áp dụng (1, 28, 33, 96). Cần lƣu ý rằng, hố xí xử lý nƣớc đã đƣợc
quan tâm cùng thời với phong trào xây dựng hố xí 2 ngăn (20, 55).
Song song với những giải pháp kỹ thuật nói trên, trong suốt những năm
vừa qua có nhiều nghiên cứu về quản lý, sử dụng phân bắc, phân chuồng (3, 13,
19, 50, 52 53). Nói chung, các tác giả đều nhìn nhận rằng quản lý phân là một
dây chuyền thu gom - xử lý - tái sử dụng chứ không thể là công tác xử lý thanh
trừng và loại bỏ phân và công việc này có liên quan trực tiếp với tập quán sản
xuất nông nghiệp của nhân dân ta.
Nhƣ đã nói ở trên, mặc dù các giải pháp kỹ thuật xử lý phân đã đƣợc
triển khai trong nhiều năm ở nƣớc ta nhƣng thực sự trong vài năm gần đây trong
chƣơng trình vệ sinh môi trƣờng các giải pháp này mới đồng thời trở thành giải
pháp cơ bản của đấu tranh phòng chống ruồi nhặng bằng biện pháp vệ sinh môi
trƣờng đã đƣợc thực hiện ở cấp xóm và cấp xã (27, 30, 32, 82).


CHƢƠNG II
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.PHƢƠNG PHÁP ĐIẾU TRA TÌNH HÌNH VĂN HÓA, KINH TẾ, XÃ HỘI
VÀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC XÃ PHÒNG CHỐNG RUỒl NHẶNG

Các điểm nghiên cứu phòng chống ruồi nhặng là xóm 7 - xã Bình Minh
(huyện Kiến Xƣơng), xã Vũ Hòa (huyện Vũ Thƣ) và xã An Vinh (huyện Quỳnh
Phụ), điểm đối chứng là xã Hòa Bình (huyện Kiến Xƣơng) tỉnh Thái Bình.
Tại các điểm trên đã điều tra toàn bộ các hộ theo mẫu phiếu điều tra của Bộ
Y tế (phần phụ lục). Số liệu về dân số đƣợc thu thập từ các báo cáo


của

Uỷ

ban nhân dân xã. Một số chỉ tiêu về điều kiện sống và tình hình vệ sinh môi trƣờng
đƣợc điều tra trực tiếp tới từng hộ gia đình vào thời điểm trƣớc khi tiến hành các
biện pháp phòng chống ruồi nhặng. Cụ thể là: xóm 7 xã Bình Minh và xã Hòa
Bình: tháng 10/1990, xã Vũ Hòa tháng 12/1991, xã An Vinh tháng 10/1992.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình bệnh tiêu chảy tại Bình Minh,
Hòa Bình tháng (12/1990) (tỷ lệ mắc tiêu chảy chung, tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ
em dƣơi 5 tuổi trong 2 tuần trƣớc khi điều tra) thông qua mẫu phiếu điều tra của
chƣơng trình CDD, 1986 (Mẫu phiếu ở phần phụ lục) (97).
Phƣơng pháp điều tra nhƣ sau:
- Đối tƣợng điều tra: toàn bộ số ngƣời trong hộ gia đình.
- Quy mô mẫu nghiên cứu: theo công thức:
P.Q
2
N=Z .
E2
Trong đó:
+ N: Quy mô mẫu
+ Z: yếu tố giới hạn để tin cậy, nếu 95%, z = l,96
90%, z = l,65
+ P: Xác suất sự kiện xảy ra đƣợc tính toán
+ Q: xác suất sự kiện xảy ra không đƣợc tính toán
+ e: Giới hạn độ chính xác mong muốn


Thời gian nghiên cứu: điều tra tỷ lệ ỉa chảy trong 2 tuần vừa qua.
Chọn mẫu: theo phƣơng pháp ngẫu nhiên đơn. Khung mẫu là danh

sách các hộ gia đình. Dùng bảng số ngẫu nhiên xác định hộ đầu tiên. Bằng
phƣơng pháp cổng liền cổng (door to door) điều tra các hộ tiếp theo. Nếu
không gặp gia đình phải quay lại ít nhất 2 lần nữa, nếu không gặp mới đƣợc
thay thế bằng hộ khác.
Các điều tra viên là các bác sĩ đƣợc tập huấn và thống nhất kế hoạch, kỹ
thuật điều tra.
Số liệu đƣợc xử lý để tính tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi và tỷ lệ mắc tiêu chảy
chung trong 2 tuần qua.
Số mẫu điều tra tại Bình Minh là 318 ngƣời, xã Hòa Bình là 417 ngƣời.
Trong tháng 12 năm 1990 đã xét nghiệm 158 mẫu phân ở Bình Minh và
160 mẫu phân ở Hòa Bình theo phƣơng pháp Kato để xác định tỷ lệ nhiễm (%)
và cƣờng độ nhiễm giun truyền qua đất (giun đũa, tóc, móc) trong nhân dân (số
trứng/gam phân).
Kỹ thuật Kato
a - Chuẩn bị: dùng giấy bóng loại thấm nƣớc, cắt thành từng miếng có
kích thƣớc 20x30 mm, nhúng 24 giờ trong dung dịch gồm có:
- Glyxerin: 100 phần
- Nƣớc cất: 100 phần
- Dung dịch xanh malachit 3%: 1 phân
b - Tiến hành:
- Lấy 40 - 60 mg phân, đặt trên lam kính và phủ giấy bóng kính đã đƣợc
chuẩn bị nhƣ trên.
- Dùng nút cao su để dàn phân, hoặc úp lam kính trên tờ giấy để phân
dàn đều trên mặt kính.


×